BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN PHƯƠNG THẢO TỔNG HỢP VÀ THỬ TÁC DỤNG KHÁNG TẾ BÀO UNG THƯ CỦA MỘT SỐ DẪN CHẤT 2-METHOXYBENZAMID CÓ CHỨA VÒNG THƠM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC S
TỔNG QUAN
Tác dụng kháng tế bào ung thư của các dẫn chất có chứa khung 2-
Các dẫn chất 2-methoxybenzamid hay ortho-anisamid là hợp chất chứa nhóm amid đã được báo cáo là có các tác dụng sinh học đa dạng: chống nôn, an thần và chống loạn thần, chống khó tiêu, chống trầm cảm [5] và chống tăng sinh tế bào ung thư [15] Mặc dù cơ chế chính xác về hoạt động chống ung thư của nó có thể chưa được tìm hiểu đầy đủ, nhưng đã có các nghiên cứu cho thấy rằng 2-methoxybenzamid có thể chống tăng sinh tế bào ung thư
Năm 2021, Chinyu Sun và các cộng sự đã xây dựng và tổng hợp một nhóm các dẫn chất có chứa khung 2-methoxybenzamid (dãy chất Ia, Ib) làm chất ức chế đường dẫn truyền Hedgehog (Hh) - con đường liên quan đến sự phát triển của nhiều loại ung thư Sự kích hoạt bất thường của đường dẫn Hh có thể tăng cường sự hình thành và lan rộng của các khối u ác tính như ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC), u tủy sọ (MB), ung thư tụy, ung thư đại trực tràng và ung thư bạch cầu Trong xét nghiệm báo cáo Gli-luc, nhóm chất ức chế này thể hiện phạm vi giá trị IC50 dưới micromol, biểu thị rằng bộ khung 2- methoxybenzamid làm chất kết nối có lợi cho việc ức chế con đường Hh Trong đó, đáng chú ý nhất là hợp chất (Ic) có khả năng ức chế con đường Hh mạnh mẽ nhất với giá trị
IC50 = 0,03 μM và khả năng ức chế con đường Hh của hợp chất (Ic) tương đương với khả năng ức chế của hợp chất vismodegib được sử dụng làm chất đối chứng dương Cơ sở của sự ức chế này được cho là do sự ức chế Smo (Protein Smoothened) - thành phần chính của đường truyền tín hiệu Hh Đặc biệt, hợp chất Ic vẫn giữ được hiệu lực ức chế đối với Smo đột biến, hơn nữa, nó còn thể hiện hoạt tính chống tăng sinh tốt hơn đối với các tế bào Daoy kháng vismodegib [37]
Carmine Stolfi và các cộng sự đã phát triển một số dẫn chất của mesalamin - một chất đã được nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có thể ức chế con đường duy trì sự phát triển của tế bào CRC (ung thư đại trực tràng) và bước đầu đánh giá tác dụng của các dẫn chất này Trong đó, hợp chất 2-methoxy-5-amino-N-hydroxybenzamid (II) cho thấy tác dụng ức chế sự tăng sinh và sống sót của tế bào CRC mạnh hơn gấp 10 lần so với mesalamin và cản trở sự phát triển của CRC in vivo mà không làm thay đổi sự tăng sinh của tế bào ruột bình thường nên có thể giúp thiết kế các chương trình phòng ngừa ung thư đại trực tràng mới
Cơ chế chống tăng sinh được đưa ra là hợp chất (II) kích thích ERS (căng thẳng lưới nội chất) và điều chỉnh các protein liên quan đến ERS Cảm ứng ERS là một trong những cơ chế chính mà qua đó các tác nhân khác nhau phát huy hoạt động chống ung thư ERS xảy ra khi chức năng của lưới nội chất bị rối loạn, dẫn đến sự tích tụ các protein không gấp nếp hoặc gấp nếp sai trong lưới nội chất Để khôi phục lại sự cân bằng, các tế bào kích hoạt phản ứng mở xoắn protein (UPR) tác động theo vai trò kép: vừa có tính thích nghi vừa có tính gây chết các tế bào khối u [44], [43] Do đó, sơ bộ thấy rằng khả năng (II) có tác dụng ở liều thấp hơn mesalamin có thể liên quan đến việc kích hoạt con đường ERS trong tế bào CRC [35], [36]
Trong đó hợp chất (IIIa) có tác dụng chống tăng sinh với IC50 = 0,54±0,28 μM trên HCT-
116 có thể so sánh với hợp chất của chất ức chế kép PI3K và mTOR là BEZ235 Kết quả xét nghiệm hoạt tính enzyme PI3K và mTOR và kết quả xét nghiệm Western blot của hợp chất (IIIa) cho thấy rằng (IIIa) có thể ức chế con đường PI3K/AKT/mTOR Hơn nữa, hợp chất (IIIa) cũng thể hiện tác dụng ức chế sự phát triển của khối u ở mô hình xenograft U-
87 MG trên chuột đã được thiết lập khi theo dõi về sự thay đổi thể tích khối u Trên nhóm chuột được thử nghiệm bằng hợp chất (IIIa) ở mức liều 20 mg/kg và 50 mg/kg cho thấy khả năng ức chế sự phát triển của khối u lần lượt là 30,05% và 57,20% so với nhóm chứng [32]
R 1 = NH 2 ; NHMe; N 2 Me; OMe IC 50 = 4,32 ± 1,52 μM (A549)
R 2 = 4-FPh; 4-ClPh; 4-MePh; 2,4-diFPh 0,54 ± 0,28 μM (HCT-116)
Năm 2022, Jian-Fei Bai và các cộng sự đã tổng hợp hơn 50 dẫn chất tương tự FK866
- một chất ức chế NAMPT nổi tiếng với hoạt tính chống ung thư, tuy nhiên đã thất bại trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II Hoạt tính in vitro được thử nghiệm đầu tiên ở tế bào Jurkat (bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính tế bào T) và đối với các hợp chất có hoạt tính cao nhất (IC50 < 10 nM) được thử trên các dòng tế bào ung thư tuyến tụy: MIA PaCa-2, BxPC-3 và PANC-1 Trong đó, dẫn chất ortho-methoxybenzamid (IVa) cho thấy khả năng ức chế được cải thiện đối với cả tế bào MIA PaCa-2 và PANC-1 so với FK866 - chất đối chứng dương Hợp chất (IVa) đặc biệt vì các dẫn chất para- và meta-methoxy tương tự cho kết quả hoạt tính kém hơn nhiều Hợp chất (IVa) là chất ức chế tăng trưởng tế bào PANC-
1 tốt nhất trong các chất tổng hợp được của nhóm nghiên cứu (IC50 = 0,08 nM) Dẫn chất
2,6-dimethoxybenzamid (IVb) có tác dụng ức chế tăng trưởng tốt hơn nhiều đối với các dòng tế bào ung thư tuyến tụy MIA PaCa-2 (IC50 = 0,5 nM) và BxPC-3 (IC50 = 0,004 nM) so với FK866 2,4,6-trimethoxybenzamid (IVc) là chất ức chế tăng trưởng tế bào MIA PaCa-2 tốt nhất tổng hợp được (IC50 = 0,16 nM) [7]
(IVa) R = 2-(MeO)C 6 H 4 IC 50 = 0,08 nM (PANC-1)
(IVb) R = 2,6-(MeO) 2 C 6 H 3 IC 50 = 0,5 nM (MIA PaCa-2); 0,004 nM (BxPC-3) (IVc) R = 2,4,6-(MeO) 3 C 6 H 2 IC 50 = 0,16 nM (MIA PaCa-2)
Năm 2002, Kazuo Umezawaa và các cộng sự đã nghiên cứu tổng hợp các dẫn chất dehydroxymethylepoxyquinomicin (DHMEQ) (V) và thử khả năng ức chế của chúng với yếu tố nhân kappa B (NF-κB) Kết quả cho thấy sự methyl hóa nhóm hydroxyl ở vị trí số 2 (OMe-DHMEQ) (Vb) không làm giảm hoạt động ức chế trong khi sự có mặt của nhóm hexyl hay phenyl ở vị trí này làm giảm hoạt tính khi so sánh với chất đối chứng dương là DHMEQ (Va) - một chất ức chế NF-κB đã được chứng minh trước đó NF-κB là một yếu tố phiên mã cảm ứng, kích thích sự biểu hiện của các cytokin gây viêm như IL-1, IL-6, IL-
8, TNF-α và các protein ức chế hiện tượng chết tế bào theo chương trình Do đó ức chế NF- κB có thể ngăn chặn sự sống sót và tăng trưởng của các tế bào ung thư [10]
Dựa trên nghiên cứu của Umezawaa, Riko Nakagawa và các cộng sự đã tổng hợp hợp chất N-(7,8-dioxo-7,8-dihydronaphthalen-1-yl)-2-methoxybenzamid (MBNQ) (VI) trong đó 1,2-naphthoquinon (2-NQ) thay thế cho phần epoxy-quinon của OMe-DHMEQ Kết quả đánh giá sinh học cho thấy (VI) có hoạt động ức chế yếu NF-κB và không được tăng cường so với 2-NQ Tuy nhiên việc đưa thêm nhóm 2-methoxybenzamid vào 2-NQ giúp gây độc tính tế bào mạnh hơn ở tế bào A549 bằng cách gây ra hiện tượng chết tế bào theo chương trỡnh chống lại cỏc tế bào ung thư phổi Bằng chứng là 10 àM (VI) làm giảm đỏng kể khả năng tồn tại của các tế bào A549 trong khi 2-NQ không biểu hiện độc tính gây độc tế bào ở nồng độ này Nhóm methoxy salicylat cũng được chứng minh đã làm giảm độc tính thành công đối với các tế bào bình thường và tăng cường hoạt động chống ung thư phổi Ngoài ra, hoạt động chống ung thư của (VI) chống lại nhóm 60 dòng tế bào ung thư ở người đã được Chương trình Trị liệu Phát triển tại Viện Ung thư Quốc gia (NCI, Hoa Kỳ) kiểm tra Những phát hiện thu được cho thấy (VI) có hoạt tính cao chống lại một số tế bào bạch cầu cũng như tế bào ung thư buồng trứng/thận [28]
Năm 2021, nhóm nghiên cứu của Alaaeldin M F Galal và Khaled Mahmoud đã công bố nghiên cứu tổng hợp 20 dẫn chất mang khung 2-methoxybenzamid kết hợp với các dẫn chất sulfonyl-α-L-amino acid (dãy chất VII) Các dẫn chất này được thử nghiệm in vitro về hoạt tính chống tăng sinh trên 4 dòng tế bào: ung thư vú (MCF-7), ung thư biểu mô tế bào gan (HepG2), ung thư ruột kết (HCT-116), dòng tế bào tuyến tụy (PaCa2) và so sánh với dòng tế bào thường, trong đó doxorubicin được sử dụng làm chất đối chứng dương Kết quả cho thấy các hợp chất (VIIa), (VIIb), (VIIc) lần lượt là các dẫn chất có hoạt tính mạnh nhất chống lại các dòng tế bào HepG2, MCF-7 và PaCa2 với IC50 = 51,9; 54,2 và 59,7 àg/mL tương ứng Cơ chế gõy độc tế bào được đề xuất là thụng qua liờn kết với vị trớ gắn colchicin của tubulin bằng cách ngăn chặn sự phân chia tế bào ở pha G2/M [15].
Tác dụng kháng tế bào ung thư của các dẫn chất có chứa khung 2-aminobenzamid
Khung 2-aminobenzamid hay anthranilamid được lý luận rằng có liên kết nội phân tử mạnh giữa nhóm chức amin và nhóm chức carbonyl của amid để tạo thành một vòng giả sáu cạnh có thể bắt chước vòng phthalazin [14] 2-aminobenzamid đã được sử dụng rộng rãi như một khung đặc quyền để tạo ra các phân tử thuốc khác nhau [18], [9], [6] Hơn nữa, nhiều dẫn chất có chứa 2-aminobenzamid trước đây đã được báo cáo là chất chống ung thư [18], [17], [9]
Hợp chất AAL993 (2-((4-pyridyl)methyl)amino-N-(3-(trifluoromethyl)phenyl) benzamid) là một chất ức chế chọn lọc và mạnh mẽ các VEGFR, có đặc tính chống khối u mạnh, đặc tính dược lý tốt và sinh khả dụng qua đường uống tốt [24], [25] CI-1040 (2-((2- cloro-4-iodophenyl)amino)-N-(cyclopropylmethoxy)-3,4-difluorobenzamid) chất ức chế protein kinase kinase 1/2 (MEK1/2) hoạt hóa mitogen đầu tiên trong quá trình phát triển lâm sàng, đã cho thấy hoạt động chống ung thư ở nhiều mô hình khối u in vitro và in vivo [4], [31] Các gốc 2-aminobenzamid có trong các cấu trúc này được coi là nguyên nhân tạo nên đặc tính chống ung thư mạnh
Năm 2013, Jianzhen Liu và các cộng sự đã tổng hợp 17 dẫn chất 2-aminobenzamid được thử hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào ung thư ruột kết ở người (HCT-116) và dòng tế bào ung thư biểu mô tuyến vú ở người (MDA-MB-231) Trong đó, hợp chất (VIII) có hoạt tính gây độc tế bào tốt nhất trên cả hai dòng tế bào HCT-116 và MDA-MB-231 với giá trị IC50 lần lượt là 14,60±3,54 và 13,86±1,44 μmol/L và cho thấy hoạt động chống tăng sinh được cải thiện trên các tế bào MDA-MB-231 và HCT-116 so với chất đối chiếu
AAL993 (19,11±0,86 μmol/L trên HCT-116 và >80 μmol/L trên MDA-MB-231) Hợp chất
(VIII) có thể đóng vai trò là ứng cử viên hàng đầu trong việc phát triển các tác nhân chống ung thư mới, tuy nhiên vẫn chưa biết chính xác liệu hợp chất này có đích tác dụng cụ thể hay chỉ là một tác nhân gây độc tế bào [21]
Năm 2009, Kenneth Huang và các cộng sự đã nghiên cứu các dẫn chất 2- aminobenzamid ức chế HSP 90 Nghiên cứu đã cho thấy khung 2-aminobenzamid có ái lực liên kết mạnh mẽ với HSP 90 Các hợp chất (IXa), (IXb), (IXc) cho thấy hoạt động chống tăng sinh mạnh mẽ trên nhiều loại tế bào ung thư với giá trị IC50 ở nanomol Trong đó, hợp chất (IXa) cho kết quả sinh khả dụng và hiệu quả qua đường uống tốt và được chọn để đánh giá trong nhiều thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I Cơ chế được đề xuất là ức chế HSP 90 thông qua cảm ứng HSP 70 và phân hủy các protein client cụ thể [17]
Sau nghiên cứu của Huang, các chất ức chế HSP 90 mang cấu trúc 2-aminobenzamid tương tự đã được tổng hợp và nghiên cứu Hợp chất BJ-B11, cho thấy tác dụng chống tăng sinh mạnh hơn trên các tế bào ung thư bạch cầu (K562) và u nguyên bào thần kinh (SK-N- SH) với giá trị IC50 lần lượt là 1,1±0,2 μM và 1,0±0,2 μM BJ-B11 làm suy giảm chức năng của ty thể, dẫn đến hiện tượng chết tế bào theo chương trình của các tế bào K562 với cơ chế có thể liên quan đến việc bất hoạt đường truyền tín hiệu Akt [19] Hợp chất mới AT-
533, được xác định ức chế hoạt động của HSP 90, có thể ngăn chặn đáng kể bệnh ung thư vú bằng cách ức chế sự hình thành mạch và có thể được sử dụng như một tác nhân chống hình thành mạch tiềm năng nhắm vào con đường truyền tín hiệu HIF-1α/VEGF/VEGFR-2 [41] Cả BJ-B11 và AT-533 đều cho thấy tác dụng ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư tốt hơn so với 17-AAG - một chất ức chế HSP 90 đã được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III [41], [19]
Với những nghiên cứu về hoạt tính kháng tế bào ung thư đáng quan tâm nêu trên của các dẫn chất mang khung 2-methoxybenzamid và 2-aminobenzamid, đề tài “Tổng hợp và thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư của một số dẫn chất 2-methoxybenzamid thơm” được thực hiện nhằm tìm kiếm, sàng lọc các hợp chất có hoạt tính kháng tế bào ung thư, trong đó, các dẫn chất được thiết kế đều là các amid được tổng hợp từ các acid 2- methoxybenzoic và amin 2-aminobenzamid để tạo thành khung 2-methoxybenzamid.
Các phương pháp tổng hợp amid
Amid là một nhóm chức quan trọng và là một phần không thể thiếu trong nhiều dược phẩm, sản phẩm tự nhiên, hóa chất nông nghiệp và polyme Do đó, nhiều quy trình đã được phát triển để tổng hợp amid từ acid carboxylic, alcol, aldehyd, nitril, v.v [16] Dưới đây là một số phương pháp tổng hợp amid từ acid carboxylic và amin:
1.3.1 Phương pháp amid hóa trực tiếp không sử dụng xúc tác
Phương pháp amid hóa trực tiếp từ acid carboxylic và amin được báo cáo sớm nhất và năm 1902 [1] Trong số các phương pháp tổng hợp amid đã biết, đây là phương pháp lý tưởng, xanh và kinh tế hơn cả [16] do sản phẩm phụ duy nhất là nước Tuy nhiên phương pháp này phần lớn chưa được tối ưu hóa do cần nhiệt độ cao để cản trở sự hình thành của các muối amoni carboxylat William và cộng sự đã nghiên cứu ngưng tụ amin và acid carboxylic sử dụng dung môi không phân cực toluen (hoặc xylen) với điều kiện tối thiểu trong khoảng 110-150 o C theo sơ đồ 1.1 [3]:
Sơ đồ 1.1: Phản ứng tổng hợp amid trực tiếp từ acid carboxylic và amin
Theo thử nghiệm cho thấy điều kiện phản ứng này khá hạn chế với các aryl acid và anilin [3]
1.3.2 Phương pháp tổng hợp amid sử dụng xúc tác kim loại
Việc sử dụng chất xúc tác gốc kim loại để amid hóa trực tiếp acid carboxylic và amin chủ yếu nhận được sự chú ý trong vài năm gần đây [22] Năm 2012, William và các cộng sự lần đầu tiên báo cáo về việc sàng lọc sử dụng chất xúc tác kim loại nhóm IV cho quá trình amid hóa Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp 17 amid khác nhau, hiệu suất đạt từ 56-94% Điều kiện phản ứng được tiến hành theo sơ đồ 1.2 [3]:
Sơ đồ 1.2: Phản ứng tổng hợp amid sử dụng xúc tác kim loại Ưu điểm của phương pháp giúp đẩy nhanh quá trình hình thành liên kết amid, lượng chất xúc tác sử dụng ít và hiệu suất cao (có thể lên đến 90%) [29] Mặc dù mang lại tính đột phá mới nhưng phương pháp này vẫn bị hạn chế do yêu cầu về nhiệt độ thực hiện phản ứng cao [40]
1.3.3 Phương pháp sử dụng dẫn chất boron làm chất xúc tác
Năm 1996, Yamamoto và các cộng sự lần đầu tiên báo cáo sử dụng acid arylboronic như một chất xúc tác hữu cơ để tổng hợp amid bằng cách ngưng tụ acid carboxylic và amin
Kể từ đó, đã có sự tiến bộ đáng kể trong quá trình amid hóa sử dụng xúc tác và nhiều dẫn chất của acid arylboronic đã được báo cáo là chất xúc tác mới Năm 2018, Sekar và các cộng sự đã giới thiệu triphenyl borat, một chất xúc tác boron mới trong quá trình amid hóa Thử nghiệm tổng hợp trên 18 chất, hiệu suất đạt từ 16-92% Phản ứng được tiến hành theo sơ đồ 1.3:
Sơ đồ 1.3: Phản ứng tổng hợp amid sử dụng xúc tác triphenyl borat
Phương pháp đã phát triển này yêu cầu lượng chất xúc tác thấp, thời gian phản ứng ngắn, lượng dung môi ít hơn và đặc biệt là không cần hồi lưu đẳng phí bằng thiết bị Dean Stark để loại nước như các xúc tác Boron trước đó [16], [29] Tuy nhiên phương pháp này yêu cầu nhiệt độ phản ứng cao, điều này có thể dẫn đến sự racemic hóa và làm hạn chế lượng cơ chất có thể thực hiện phản ứng [22]
1.3.4 Phương pháp tổng hợp amid thông qua Carbodiimid/ N-Hydroxybenzotriazol
Phương pháp carbodiimid (RN=C=NR’) được Sheehan và Hess đưa vào sử dụng tổng hợp peptid từ năm 1955 [33] Đến nay, phương pháp này vẫn tiếp tục là một trong những quy trình tổng hợp amid phổ biến nhất [42], [11] Một số tác nhân ghép cặp carbodiimid thường được sử dụng: dicyclohexylcabodiimid (DCC) [33], diisopropylcarbodiimid (DIC) và 3-ethyl-1(N,N-dimethyl)aminopropylcarbodiimid (EDCI) [34] Để hạn chế sự racemic hóa và hình thành N-acylure không phản ứng, các chất ái nhân như N-hydroxybenzotriazol (HOBt) được thêm vào để tạo ra các este hoạt hóa có khả năng acyl hóa hiệu quả các nhóm amin [11], [26]
Năm 2011, nhóm nghiên cứu của Caldarelli và các cộng sự đã tổng hợp 11 dẫn chất 4,5-Dihydro-pyrazolo[4,3-h]quinazolin-3-carboxamid với sự có mặt của EDC, HOBt và N,N-Diisopropylethylamin trong DMF theo sơ đồ 1.4, hiệu suất cao từ 60-93% [8]
Sơ đồ 1.4: Phản ứng tổng hợp amid sử dụng EDC, HOBt
NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hóa chất, thiết bị
Để thực hiện khóa luận này, chúng tôi đã sử dụng một số dụng cụ, thiết bị, dung môi và hóa chất của Phòng thí nghiệm của Bộ môn Hóa Hữu Cơ, trường Đại học Dược Hà Nội
2.1.1 Nguyên vật liệu, hóa chất, dung môi
Hóa chất sử dụng trong quá trình thực nghiệm có xuất xứ từ các công ty hóa chất như Merck, Việt Nam, Trung Quốc, … Các hóa chất này được sử dụng trực tiếp không qua tinh chế thêm và được trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Nguyên vật liệu, hóa chất, dung môi dùng trong nghiên cứu
STT Nguyên liệu Xuất xứ STT Nguyên liệu Xuất xứ
6 ACN Merck 20 Na2SO4 Việt Nam
7 Amoniac Trung Quốc 21 NaCl Việt Nam
8 Bản mỏng silicagel Merck 22 NaOH Trung Quốc
9 Dimethylamin Merck 23 NaH2PO4 Trung Quốc
10 Dicloromethan Trung Quốc 24 NaClO2 Trung Quốc
11 DMSO-d 6 Merck 25 n-hexan Trung Quốc
12 EDC.HCl Merck 26 SOCl2 Trung Quốc
13 Ethylacetat Trung Quốc 27 SnCl2 Trung Quốc
14 HCl Trung Quốc 28 TEA Trung Quốc
- Dụng cụ thủy tinh: bình cầu 500mL, 250mL, 100mL, 50mL, sinh hàn, phễu, cốc thủy tinh các lại, bình lọc hút, phễu Buchner, bình nón, bình chiết, pipet Pasteur,…
- Bơm hút chân không KNF (Đức)
- Máy cất quay EYELA (Nhật Bản)
- Máy khuấy từ gia nhiệt IKA – RTC (Pháp)
- Cân kĩ thuật (Trung Quốc)
- Cân phân tích (Trung Quốc)
- Buồng soi UV bước sóng 254 nm Spectroline (Mỹ)
- Sắc kí lớp mỏng: được tiến hành trên bản mỏng silicagel 60 F254 (Merck)
- Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 1 H-NMR và 13 C-NMR) Bruke Avance 500 MHz của hãng Bruker BioSpin (Thụy Sĩ) tại Khoa Hóa học – Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 1 H-NMR và 13 C-NMR) Bruke Avance III HD
600 MHz và 126 MHz của hãng Bruker BioSpin (Thụy Sĩ) tại Viện Hóa Học – Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam
- Máy đo phổ hồng ngoại FT-IR Affinity-IS-Shimadzu (Nhật Bản) tại Viện Hóa Học – Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam
- Máy đo khối phổ 1100 Series LC – MSD – Trap – SL của hãng Agilent tại Viện Hóa Học – Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam
- Máy đo nhiệt độ nóng chảy EZ – Melt, tại bộ môn Hóa Hữu Cơ - Trường Đại học Dược Hà Nội
• N-(2-carbamoyl-4-(dimethylamino)phenyl)-4-((3-fluorobenzyl)oxy)-2- methoxybenzamid (9b)
• 4-((3-bromobenzyl)oxy)-N-(2-carbamoyl-4-(dimethylamino)phenyl)-2- methoxybenzamid (9c)
- Khẳng định cấu trúc của các chất tổng hợp được qua dữ liệu phổ hồng ngoại IR, phổ khối lượng MS, phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR ( 1 H, 13 C)
2.2.2 Thử độc tính tế bào của các dẫn chất tổng hợp được
Tiến hành thử độc tính tế bào của 3 chất tổng hợp được trên trên 2 dòng tế bào ung thư người: A549 – tế bào ung thư phổi; MCF-7 – tế bào ung thư vú
2.3.1 Phương pháp tổng hợp các dẫn chất 2-methoxybenzamid thơm
- Sử dụng các phương pháp tổng hợp hữu cơ kinh điển và hiện đại để tổng hợp các dẫn chất dự kiến
- Theo dõi tiến trình phản ứng và sơ bộ đánh giá độ tinh khiết các chất bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM)
2.3.2 Phương pháp tinh chế và xác định cấu trúc
- Sử dụng phương pháp sắc ký như: sắc ký cột, sắc ký lớp mỏng và phương pháp kết tinh lại để tinh chế các chất tổng hợp được
- Sử dụng các phương pháp phổ hiện đại để xác định cấu trúc hóa học của các chất tổng hợp được như: phổ hồng ngoại (IR), phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 1 H-NMR và 13 C- NMR), phổ khối lượng (MS)
2.3.3 Phương pháp xác định hoạt tính gây độc tế bào
Thử hoạt tính kháng tế bào ung thư của các dẫn chất tổng hợp được (9a-c) tại Phòng Hóa sinh ứng dụng – Viện Hóa học – Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam theo phương pháp MTT trên 2 dòng tế bào ung thư người A549 và MCF-7 với nguyên tắc, chuẩn bị thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệm [23], [30], [27] như sau:
Thử nghiệm hoạt tính kháng tế bào ung thư người được tiến hành theo phương pháp in vitro để đánh giá khả năng sống sót của tế bào ung thư
Hoạt tính gây độc tế bào được thực hiện dựa trên phương pháp MTT (3-(4,5- dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium) được mô tả lần đầu tiên bởi tác giả Tim Mosma, 1983 Đây là phương pháp đánh giá khả năng sống sót của tế bào qua khả năng khử MTT (màu vàng) thành một phức hợp formazan (màu tím) bởi hoạt động của enzym dehydrogenase trong ty thể Như vậy sự thay đổi liên quan trực tiếp đến số lượng tế bào sống sót Sản phẩm formazan được hòa tan bằng DMSO và đo mật độ quang (OD) ở bước sóng λ = 540 nm Giá trị thể hiện hoạt tính là IC50 (nồng độ chất thử ức chế 50% sự phát triển của tế bào)
- Các dòng tế bào thử nghiệm là các dòng tế bào có nguồn gốc từ Bảo tàng giống chuẩn Hoa kỳ (ATCC) gồm:
• Dòng tế bào ung thư phổi A549
• Dòng tế bào ung thư vú MCF-7
Các dòng tế bào này được lưu giữ trong nitơ lỏng, hoạt hóa và duy trì trong các môi trường dinh dưỡng như DMEM (Dulbeccos Modified Eagle Medium) hoặc MEME (Minimum Esental Medium with Eagle salt) có bổ sung 7-10% FBS (Fetal Bovine Serum) và một số thành phần thiết yếu khác Tế bào được nuôi trong các điều kiện tiêu chuẩn với độ ẩm 98%, nhiệt độ 37 o C và 5% CO2 Tế bào phát triển ở pha log sẽ được sử dụng để thử độc tính
- Mẫu thử được hòa tan bằng dung môi DMSO với nồng độ ban đầu là 20 mg/mL
- Tiến hành pha loãng 2 bước trong đĩa 96 giếng thành 5 dãy nồng độ từ cao xuống thấp lần lượt là 2564, 640, 160, 40 và 10 àg/mL Nồng độ chất thử trong đĩa thử nghiệm tương ứng lần lượt là 128, 32, 8, 2 và 0,5 àg/mL
- Chất chuẩn dương tính: Chất tham chiếu Ellipticin hòa tan trong dung môi DMSO với nồng độ 0,01mM
- Lấy vào mỗi giếng 10 àL chất thử đó chuẩn bị ở trờn và 190 àL dung dịch tế bào
- Đối chứng dương của thí nghiệm là môi trường có chứa tế bào, đối chứng âm chỉ có môi trường nuôi cấy
- Đĩa thí nghiệm được ủ ở điều kiện tiêu chuẩn Sau 72 giờ mỗi giếng thí nghiệm được tiếp tục ủ với 10 àL MTT (5 mg/mL) trong 4h Sau khi loại bỏ mụi trường, tinh thể formaran được hũa tan bằng 100 àL DMSO 100%
- Kết quả thí nghiệm được xác định bằng giá trị OD đo ở bước sóng 540 nm trên máy quang phổ Biotek Thí nghiệm được lặp lại 3 lần
2.3.3.4 Xử lý kết quả thực nghiệm
Giá trị IC50 được xác định thông qua giá trị % ức chế tế bào phát triển và phần mềm máy tính Rawdata
% ức chế tế bào = (ODchứng (+) – ODmẫu thử)/(ODchứng (+) – ODchứng (-)) x 100%
(Trong đó, HighConc/LowConc: chất thử ở nồng độ cao/chất thử thấp ở nồng độ thấp; HighInh%/LowInh%: % ức chế ở nồng độ cao/% ức chế ở nồng độ thấp).
THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ
Tổng hợp hóa học
Quá trình tổng hợp các dẫn chất 2-methoxybenzamid thơm được tiến hành theo sơ đồ 3.1:
Chất Công thức cấu tạo
Quá trình tổng hợp các dẫn chất 2-methoxybenzamid thơm bao gồm:
▪ Giai đoạn 1: Tổng hợp các dẫn chất trung gian acid 4-((3-halogenobenzyl)oxy)-2- methoxybenzoic
▪ Giai đoạn 2: Tổng hợp chất trung gian 2-amino-5-(dimethylamino)benzamid
▪ Giai đoạn 3: Tổng hợp các dẫn chất 2-methoxybenzamid thơm
3.1.1 Tổng hợp các dẫn chất acid 4-((3-halogenobenzyl)oxy)-2-methoxybenzoic
3.1.1.1 Tổng hợp các dẫn chất 4-((3-halogenobenzyl)oxy)-2-methoxybenzaldehyd (3a-c)
Các dẫn chất 4-((3-halogenobenzyl)oxy)-2-methoxybenzaldehyd (3a-c) được tổng hợp bằng cách alkyl hóa từ hợp chất 4-hydroxy-2-methoxybenzaldehyd (1) với các tác nhân alkyl clorid theo sơ đồ 3.2:
Sơ đồ 3.2: Quy trình tổng hợp các dẫn chất (3a-c) a) Tổng hợp chất 4-((3-fluorobenzyl)oxy)-2-methoxybenzaldehyd (3a)
- Hòa tan 4-hydroxy-2-methoxybenzaldehyd (1) (800 mg; 5,26 mmol; 1 eq) trong DMF trong bình cầu sạch đáy tròn dung tích 100 mL
- Thêm lần lượt 1-(cloromethyl)-3-fluorobenzen (2a) (760 mg; 5,26 mmol; 1 eq) và
K2CO3 (2,18 g; 15,78 mmol; 3 eq) vào bình phản ứng
- Khuấy hỗn hợp phản ứng ở nhiệt độ thường trong vòng 12h
- Theo dõi phản ứng bằng SKLM với dung môi pha động là EA:n-hexan = 2:8, phát hiện vết bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm
- Sau khi phản ứng kết thúc, làm lạnh bình phản ứng bằng nước đá và thêm nước cất lạnh thấy xuất hiện tủa bông xốp
- Lọc lấy tủa trên phễu lọc Buchner và rửa tủa bằng nước cất lạnh (3 lần x 5 mL)
- Sấy khô tủa trong tủ sấy chân không
- Cảm quan: chất rắn màu trắng
- R f = 0,56 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi EA:n-hexan = 2:8)
- R f = 0,54 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi EA:n-hexan = 2:8) c) Tổng hợp chất 4-((3-bromobenzyl)oxy)-2-methoxybenzaldehyd (3c)
- Tiến hành tương tự như tổng hợp chất trung gian (3a) sử dụng chất đầu 1-bromo-3- (cloromethyl)benzen (2c) (1,08 g; 5,26 mmol; 1 eq)
- Cảm quan: chất rắn màu trắng
- R f = 0,54 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi EA:n-hexan = 2:8)
3.1.1.2 Tổng hợp các dẫn chất trung gian acid 4-((3-halogenobenzyl)oxy)-2- methoxybenzoic (4a-c)
Các dẫn chất acid 4-((3-halogenobenzyl)oxy)-2-methoxybenzoic (4a-c) được tổng hợp bằng cách oxy hóa từ các dẫn chất 4-((3-halogenobenzyl)oxy)-2-methoxybenzaldehyd
Sơ đồ 3.3: Quy trình tổng hợp các dẫn chất (4a-c) a) Tổng hợp chất acid 4-((3-fluorobenzyl)oxy)-2-methoxybenzoic (4a)
- Hòa tan 4-((3-fluorobenzyl)oxy)-2-methoxybenzaldehyd (3a) (1,10 g; 4,23 mmol; 5 eq) với ACN trong bình cầu đáy tròn dung tích 250 mL
- Thêm lần lượt NaH2PO4.2H2O (0,13 g; 0,85 mmol; 1 eq), NaClO2 (0,58 g; 6,46 mmol; 7.6 eq) và H2O2 30% (1,6 mL; 4,23 mmol; 5 eq) vào bình phản ứng
- Khuấy hỗn hợp phản ứng ở nhiệt độ phòng trong 3h
- Theo dõi phản ứng bằng SKLM với dung môi pha động là EA:n-hexan = 1:9, phát hiện vết bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm
- Sau khi phản ứng kết thúc, làm lạnh bình phản ứng bằng nước đá và thêm nước cất lạnh thấy xuất hiện tủa bông xốp
- Lọc thu tủa trên phễu lọc Buchner và rửa tủa bằng nước cất lạnh (3 lần x 5 mL)
- Chiết phần dịch lọc với EA (3 lần x 25 mL), gộp dịch chiết các lần, làm khan dịch chiết EA bằng Na2SO4 sau đó cất quay ở áp suất giảm tại 45 o C để loại dung môi
- Sấy khô sản phẩm trong tủ sấy chân không
- Cảm quan: Chất rắn màu trắng
- R f = 0,35 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi EA:n-hexan = 1:9)
- 1 H-NMR: (600 MHz, DMSO - d 6 ) δ 12,15 (s; 1H); 7,70 (d; J = 9,00 Hz; 1H); 7,47 – 7,43 (m; 1H); 7,31 – 7,29 (m; 2H); 7,19 (m; 1H); 6,72 (d; J = 1,80 Hz; 1H); 6,66 (dd; J 1 9,00 Hz; J 2 = 1,80 Hz; 1H); 5,21 (s; 2H); 3,80 (s; 3H) b) Tổng hợp chất acid 4-((3-clorobenzyl)oxy)-2-methoxybenzoic (4b)
- Tiến hành tương tự như tổng hợp chất (4a), sử dụng chất đầu (3b) (1,14 g; 4,12 mmol; 5 eq)
- Cảm quan: chất rắn màu trắng
- R f = 0,36 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi EA:n-hexan = 1:9)
- 1 H-NMR (600 MHz, DMSO - d 6 ) δ 12,15 (s; 1H); 7,70 (d; J = 8,40 Hz; 1H); 7,54 (s; 1H); 7,46 – 7,43 (m; 3H); 6.73 (d; J = 2,40 Hz; 1H); 6,65 (dd; J 1 = 8,40 Hz; J 2 = 2,40 Hz; 1H); 5,20 (s; 2H); 3,81 (s; 3H) c) Tổng hợp chất acid 4-((3-bromobenzyl)oxy)-2-methoxybenzoic (4c)
- Tiến hành tương tự như tổng hợp chất (4a), sử dụng chất đầu (3c) (1,44 g; 4,48
(s; 1H); 7,55 (m; 1H); 7,48 (m; 1H), 7,37 (t; J = 7,80 Hz; 1H); 6,72 (d; J = 2,40 Hz; 1H); 6,65 (dd; J 1 = 8,40 Hz; J 2 = 2,40 Hz; 1H); 5,19 (s; 2H); 3,81 (s; 3H)
3.1.2 Tổng hợp chất trung gian 2-amino-5-(dimethylamino)benzamid (8)
3.1.2.1 Tổng hợp chất 5-cloro-2-nitrobenzamid (6)
Hợp chất 5-cloro-2-nitrobenzoylclorid (6) được tổng hợp từ hợp chất acid 5-cloro- 2- nitrobenzoic (5) theo sơ đồ 3.4 như sau:
Sơ đồ 3.4: Quy trình tổng hợp 5-cloro-2-nitrobenzamid (6)
- Hòa tan hợp chất (5) (5 g; 25 mmol) trong thionyl clorid (10 mL) trong bình cầu đáy tròn dung tích 250 mL
- Đun hồi lưu hỗn hợp phản ứng trên trong khoảng 5 giờ ở nhiệt độ 50 o C
- Sau đó, thionyl clorid dư được loại bỏ bằng cất quay dưới áp suất giảm
- Làm lạnh bình phản ứng bằng nước đá, cho nhanh dung dịch NH4OH 30% cho đến khi nào không còn khí thoát ra từ trong bình phản ứng thì dừng
- Phản ứng được tiếp tục khuấy ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ
- Theo dõi phản ứng bằng bằng SKLM với dung môi pha động là MeOH:DCM = 5:95, phát hiện vết bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm
- Sau khi phản ứng kết thúc, lọc thu kết tủa tạo thành trên phễu lọc Buchner và rửa tủa bằng nước cất (3 lần x 5 mL), sấy khô để thu được 5-cloro-2-nitrobenzamid (6)
- Chiết phần dịch lọc với EA (3 lần x 25 mL), gộp dịch chiết các lần, làm khan dịch chiết EA bằng Na2SO4 sau đó cất quay ở áp suất giảm tại 45 o C để loại dung môi
- Sấy khô sản phẩm trong tủ sấy chân không
- Cảm quan: Chất rắn, màu trắng
- R f = 0,44 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi MeOH:DCM = 5:95)
- 1 H-NMR (500 MHz, DMSO - d 6 ) δ 8,21 (s; 1H); 8,05 (d; J = 8,50 Hz; 1H); 7,82 (s; 1H); 7,76 (dd; J 1 = 8,50 Hz; J 2 = 2,00 Hz); 7,74 (d; J = 2,00 Hz)
3.1.2.2 Tổng hợp chất 5-(dimethylamino)-2-nitrobenzamid (7)
Hợp chất 5-(dimethylamino)-2-nitrobenzamid (7) được tổng hợp từ chất 5-cloro-2- nitrobenzamid 6) bằng phản ứng thế ái nhân với tác nhân là dimethylamin trong dung môi DMF theo sơ đồ 3.5:
Sơ đồ 3.5: Quy trình tổng hợp 5-(dimethylamino)-2-nitrobenzamid (7)
- Hòa tan hợp chất (6) (1 g; 5 mmol; 1 eq) trong dung môi DMF (5 mL) trong bình cầu đáy tròn dung tích 100 mL, thêm dimethylamin (1 ml; 15 mmol; 3 eq), hỗn hợp được khuấy và gia nhiệt ở 110 o C
- Theo dõi phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi pha động MeOH:DCM = 5:95, phát hiện vết bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm
- Sau khi phản ứng kết thúc, làm lạnh bình phản ứng bằng nước đá, thêm nước cất lạnh tạo tủa
- Lọc thu tủa bằng phễu lọc Buchner và rửa tủa bằng nước cất lạnh (3 lần x 5 mL)
- Chiết phần dịch lọc với EA (3 lần x 25 mL), gộp dịch chiết các lần
- Lắc dịch chiết EA với dung dịch NaCl bão hòa
- R f = 0,63 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi MeOH:DCM = 5:95)
3.1.2.3 Tổng hợp chất 2-amino-5-(dimethylamino)benzamid (8)
Hợp chất 2-amino-5-(dimethylamino)benzamid (8) được tổng hợp từ 5- (dimethylamino)-2-nitrobenzamid (7) bằng phản ứng khử theo sơ đồ 3.6:
Sơ đồ 3.6: Quy trình tổng hợp 2-amino-5-(dimethylamino)benzamid (8)
- Hòa tan hợp chất (7) (0,65 g; 3,1 mmol; 1 eq) bằng EtOH (10 mL) trong bình cầu đáy tròn dung tích 100 mL, thêm SnCl2.2H2O (2,10 g; 9,3 mmol; 3 eq) và 3 giọt HCl đặc vào bình phản ứng
- Đun hồi lưu và khuấy hỗn hợp phản ứng ở 70 o C
- Theo dõi phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi pha động MeOH:DCM = 5:95, phát hiện vết bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm
- Sau khi phản ứng kết thúc, cất quay hỗn hợp phản ứng ở áp suất giảm thu hồi EtOH trong bình phản ứng
- Thêm Na2CO3 bão hòa đến pH= 9-10, sau đó chiết bằng DCM (3 lần x 25 mL), gộp dịch chiết các lần và làm khan bằng Na2SO4
- Tinh chế sản phẩm bằng sắc kí cột silicagel với hệ pha động là MeOH:DCM, chất
(8) thu được ở hệ MeOH:DCM = 3:97
- Cất quay ở áp suất giảm dịch chiết DCM để loại dung môi ở 45 o C
- Sấy khô trong tủ sấy chân không để thu sản phẩm
- Cảm quan: Chất rắn màu xanh lá
- R f = 0,31 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi MeOH:DCM = 5:95)
3.1.3 Tổng hợp các dẫn chất 2-methoxybenzamid thơm
Tổng hợp các dẫn chất 2-methoxybenzamid thơm bằng phản ứng amid hóa giữa 2- amino-5-(dimethylamino)benzamid với các acid 4-((3-halogenobenzyl)oxy)-2- methoxybenzoic theo sơ đồ 3.7: ơ đồ 3.7: Quy trình tổng hợp các dẫn chất 2-methoxybenzamid thơm (9a-c)
3.1.3.1 Tổng hợp N-(2-carbamoyl-4-(dimethylamino)phenyl)-4-((3-fluorobenzyl)oxy)-2- methoxybenzamid (9a)
- Hòa tan 2-amino-5-(dimethylamino)benzamid (8) (50 mg; 0,27 mmol; 1 eq) vào DMF trong bình cầu đáy tròn dung tích 50 mL, thêm lần lượt EDC.HCl (80 mg; 0,40 mmol; 1,5 eq), HOBt (57 mg; 0,40 mmol; 1,5 eq), TEA (0,05 mL) và acid 4-((3-fluorobenzyl)oxy)- 2-methoxybenzoic (4a) (92 mg; 0,33 mmol; 1,2 eq) vào bình phản ứng
- Khuấy hỗn hợp phản ứng trong hệ kín ở nhiệt độ 50 o C
- Theo dõi phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi pha động MeOH:DCM = 5:95, phát hiện vết bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm
- Sau khi phản ứng kết thúc, chiết hỗn hợp phản ứng với DCM (3 lần x 15 mL), gộp dịch chiết DCM thu được
- Lắc dịch chiết DCM với dung dịch NaCl bão hòa
- Làm khan dịch chiết bằng Na2SO4
- R f = 0,44 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi MeOH:DCM = 5:95)
- Khẳng định cấu trúc của các dẫn chất (9a-c) bằng phổ IR, MS, 1 H-NMR, 13 C-NMR Kết quả được trình bày cụ thể ở phần phụ lục
3.1.3.2 Tổng hợp N-(2-carbamoyl-4-(dimethylamino)phenyl)-4-((3-clorobenzyl)oxy)-2- methoxybenzamid (9b)
- Quy trình tương tự như chất (9a), sử dụng acid 4-((3-clorobenzyl)oxy)-2- methoxybenzoic (4b) (98 mg; 0,33 mmol; 1,2 eq)
- Tương tự như đối với chất (9a)
- Cảm quan: chất rắn màu xanh lơ
- R f = 0,45 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi MeOH:DCM = 5:95)
- Khẳng định cấu trúc của các dẫn chất (9a-c) bằng phổ IR, MS, 1 H-NMR, 13 C-NMR Kết quả được trình bày cụ thể ở phần phụ lục
3.1.3.3 Tổng hợp 4-((3-bromobenzyl)oxy)-N-(2-carbamoyl-4-(dimethylamino)phenyl)- 2-methoxybenzamid (9c)
- Quy trình tương tự như chất (9a), sử dụng acid 4-((3-bromobenzyl)oxy)-2- methoxybenzoic (4c) (112 mg; 0,33 mmol; 1,2 eq)
- Tương tự như đối với chất (9a)
- Cảm quan: chất rắn màu trắng
- R f = 0,45 (SKLM, silicagel 60 F254, hệ dung môi MeOH:DCM = 5:95)
- Khẳng định cấu trúc của các dẫn chất (9a-c) bằng phổ IR, MS, 1 H-NMR, 13 C-NMR Kết quả được trình bày cụ thể ở phần phụ lục
Hiệu suất tổng hợp và chỉ số hóa lý của các dẫn chất (9a-c) được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Kết quả tổng hợp các dẫn chất 2-methoxybenzamid
Ký hiệu Công thức cấu tạo M (đvC) Hiệu suất Cảm quan
437.47 75 % chất rắn, màu cam nhạt
(9c) 498.38 72 % chất rắn, màu xanh lơ
Kiểm tra độ tinh khiết, khẳng định cấu trúc
3.2.1 Kiểm tra độ tinh khiết
Sau khi tổng hợp các dẫn chất 2-methoxybenzamid (9a-c) đã được kiểm tra độ tinh khiết bằng sắc ký lớp mỏng và đo nhiệt độ nóng chảy (t o nc)
Sắc ký lớp mỏng được tiến hành trên bản nhôm tráng sẵn Silicagel 60 F254 Các chất (9a-c) được hòa tan trong dung môi DCM, chạy sắc ký lớp mỏng với hệ dung môi MeOH:DCM = 5:95 Sau khi chạy sắc ký, đem soi bản mỏng dưới đèn tử ngoại có bước đều có điểm chảy rõ ràng, khoảng chênh lệch hẹp từ 1-2 o C Kết quả cụ thể được tóm tắt ở bảng 3.2:
Bảng 3.2: Giá trị R f và t o nc của các dẫn chất (9a-c)
Thông qua việc kiểm tra sắc ký lớp mỏng và nhiệt độ nóng chảy của các dẫn chất (9a- c) có thể thấy sơ bộ cho thấy các chất này là tinh khiết, đủ điều kiện để đo phổ và thử hoạt tính sinh học
Phổ khối lượng được ghi trên các máy Máy đo phổ khối LC-MSD-Trap-SL tại Viện Hóa Học – Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam Phổ đồ phổ khối lượng của
4 chất (9a-c) được trình bày ở các phụ lục 3, 7, 11 Số liệu phổ được ghi tại bảng 3.3 dưới đây:
Bảng 3.3: Số liệu phổ MS của các dẫn chất (9a-c)
Ký hiệu R CTPT KLPT (đvC) m/z [M+H] +
Dựa vào bảng 3.3 và phân tích phổ đồ (phụ lục 3, 7, 11), có thể nhận thấy trên phổ đồ xuất hiện các pic ion với cường độ mạnh tương ứng khối lượng phân tử dự kiến Từ đó, có thể khẳng định kết quả phổ khối lượng phù hợp với công thức dự kiến của các dẫn chất (9a- c)
Phổ hồng ngoại của các dẫn chất (9a-c) được ghi nhận trên máy FT-IR Affinity-IS- Shimadzu (Nhật Bản) tại Khoa Hóa Học – Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội với kỹ thuật làm viên nén KBr ghi trong vùng 4000 – 500 cm -1 phổ đồ được trình bày ở các phụ lục 2, 6, 10 Kết quả phân tích số liệu phổ hồng ngoại được ghi ở bảng 3.4
Qua dữ liệu phân tích phổ ở bảng 3.4 và phổ đồ, có thể thấy các dẫn chất (9a-c) có các tín hiệu phổ hồng ngoại đặc trưng phù hợp với các nhóm chức trong công thức cấu tạo dự kiến Tuy nhiên các phổ IR này chưa thể cung cấp đầy đủ cơ sở để khẳng định cấu trúc dẫn chất (9a-c)
Bảng 3.4: Số liệu phổ IR của các dẫn chất (9a-c)
3.2.2.3 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton ( 1 H-NMR)
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 1 H-NMR, 13 C-NMR) của các dẫn chất (9a-c) được đo trên máy Bruker Acance 600MHz với chất chuẩn nội tetramethylsilan (TMS) của hãng Bruker BioSpin (Thụy Sĩ) tại Viện Hóa Học – Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam với dung môi sử dụng là DMSO-d 6 Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 H của 3 chất được ghi ở bảng 3.5 và các phụ lục 1, 5, 9
Bảng 3.5: Số liệu phổ 1 H-NMR của các dẫn chất (9a-c)
Ký hiệu R 1 H-NMR (600 MHz, DMSO-d 6 ), 𝛅 (ppm), J (Hz)
(9a) -F 1 H-NMR (600 MHz, DMSO-d 6 ) δ 11,58 (s; 1H; CO-NH); 8,32 (d;
J = 9,00 Hz; 1H; H6); 8,01 (s; 1H; CO-NH2); 7,90 (d; J = 9,00 Hz; 1H; H6’); 7,46 (s; 1H; CO-NH2); 7,42-7,38 (m; 1H; H5”); 7,27 – 7,25 (m; 2H; H2”; H4”); 7,16 – 7,09 (m; 1H; H6”); 6,89 (d; J 3,00 Hz; 1H; H3); 6,81 (dd; J 1 = 9,00 Hz; J 2 = 3,00 Hz; 1H; H5); 6,72 (d; J = 1,80 Hz; 1H; H3’); 6,69 (dd; J 1 = 9,00 Hz; J 2 = 1,80 Hz; 1H; H5’); 5,17 (s; 2H; OCH2); 3,93 (s; 3H; OCH3); 2,85 (s; 6H; N(CH3)2)
(9b) -Cl 1 H-NMR (600 MHz, DMSO-d 6 ) δ 11,64 (s; 1H; CO-NH); 8,38 (d;
J = 9,00 Hz; 1H; H6); 8,07 (s; 1H; CO-NH2); 7,96 (d; J = 8,40 Hz; 1H; H6’); 7,58 – 7,54 (m; 1H; H2”); 7,53 (s; 1H; CO-NH2); 7,47– 7,40 (m; 3H; H4”;H5”; H6”); 6,95 (d; J = 3,00 Hz; 1H; H3); 6,87 (dd; J 1 = 9,00 Hz; J 2 = 3,00 Hz; 1H; H5); 6,79 (d; J = 2,40 Hz; 1H; H3’); 6,75 (dd; J 1 = 8,40 Hz; J 2 = 2,40 Hz; 1H; H5’); 5,22 (s; 2H;OCH2); 3,99 (s; 3H; OCH3); 2,91 (s; 6H; N(CH3)2)
(9c) -Br 1 H-NMR (600 MHz, DMSO-d 6 ) δ 11,70 (s; 1H; CO-NH); 8,45 (d;
J = 9,00 Hz; 1H; H6); 8,14 (s; 1H; CO-NH2); 8,02 (d; J = 8,40 Hz; 1H; H6’); 7,77-7,76 (m; 1H; H2”); 7,62-7,61 (m; 1H; H4”); 7,59 (s; 1H; CO-NH2); 7,56-7,54 (m; 1H; H6”); 7,45 (t; 1H; J = 7,80 Hz; H5”); 7,01 (d; J = 3,00 Hz; 1H; H3); 6,93 (dd; J 1 = 9,00 Hz;
= 8,40 Hz; J 2 = 2,40 Hz; 1H; H5’); 5,28 (s; 2H; OCH2); 4,05 (s; 3H; OCH3); 2,97 (s; 6H; N(CH3)2)
Dựa vào kết quả phân tích dữ liệu phổ ở bảng 3.5 cho thấy số lượng proton, độ bội của tín hiệu, độ dịch chuyển hóa học phù hợp với công thức cấu tạo dự kiến
3.2.2.4 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 13 C-NMR)
Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13 C của 3 chất (9a-c) được ghi ở bảng 3.6 và các phụ lục 4, 8, 12
Bảng 3.6: Số liệu phổ 13 C-NMR của các dẫn chất (9a-c)
Ký hiệu R 13 C-NMR (126 MHz, DMSO-d 6 ), δ (ppm), J (Hz)
Dựa vào kết quả phân tích dữ liệu phổ ở bảng 3.6 cho thấy số lượng carbon, độ dịch chuyển hóa học của các nguyên tử carbon phù hợp với công thức cấu tạo dự kiến Như vậy, từ kết quả các dữ liệu phổ, có thể khẳng định rằng: đã tổng hợp được ba dẫn chất (9a-c) theo dự kiến ban đầu.
Thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư
Thử hoạt tính gây độc tế bào trên 2 dòng tế bào ung thư được tiến hành tại Phòng Hóa sinh ứng dụng – Viện hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tại phòng Hóa sinh ứng dụng (Viện Hóa Học), 3 dẫn chất (9a-c) đã được thử hoạt tính gây độc tế bào trên 2 dòng tế bào ung thư người theo phương pháp MTT Hai dòng tế bào ung thư được sử dụng là: A549- ung thư phổi; MCF-7 – ung thư vú, chất đối chứng dương được sử dụng là Ellipticin Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào của 3 dẫn chất tổng hợp được trình bày ở bảng 3.7
Bảng 3.7: Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào của các dẫn chất 2-methoxybenzamid thơm (9a-c) trên hai dòng tế bào ung thư A549 và MCF-7
Tờn mẫu Ký hiệu R IC50 àg/mL (àM)
Kết quả cho thấy 3 dẫn chất 2-methoxybenzamid thơm (9a-c) chỉ có dẫn chất (9c) có hoạt tớnh khỏng tế bào ung thư phổi A549 với IC50 = 114,2±4,43 (àg/mL) và hoạt tớnh khỏng tế bào ung thư vỳ MCF-7 với IC50 = 117,86±0,75 (àg/mL) in vitro.
BÀN LUẬN
Tổng hợp hóa học
4.1.1 Tổng hợp các dẫn chất trung gian acid 4-((3-halogenobenzyl)oxy)-2- methoxybenzoic (4a-c)
4.1.1.1 Phản ứng tổng hợp các dẫn chất 4-((3-halogenobenzyl)oxy)-2- methoxybenzaldehyd (3a-c)
Các dẫn chất (3a-c) được tổng hợp bằng cách alkyl hóa từ hợp chất 4-hydroxy-2- methoxybenzaldehyd (1) với các tác nhân alkyl clorid với xúc tác K2CO3 trong môi trường DMF được diễn ra dễ dàng với hiệu suất tương đối cao (trên 80%)
Sơ đồ 4.1: Cơ chế tổng hợp các chất (3a-c)
OH phenol có tính acid yếu do đó sử dụng K2CO3 là một base yếu để tách proton H + tạo alkoxid làm tăng tính ái nhân, giúp phản ứng xảy ra dễ dàng hơn Khả năng phản ứng bị ảnh hưởng bởi bản chất của halogenid Ở trạng thái chuyển tiếp thì liên kết cacbon – halogen bị đứt ra cho nên nếu liên kết này càng dễ đứt thì phản ứng càng dễ Vậy thứ tự tham gia phản ứng SN2 giảm theo thứ tự: R-I > R-Br > R-Cl > R-F Liên kết C-F thì rất bền nên khó bị bẻ gãy, còn dẫn chất iod thì rất hoạt động nên kém bền và khó bảo quản Chính vì vậy sự lựa chọn tốt nhất là dẫn chất của brom hoặc clor Trong khóa luận này các dẫn chất alkyl clorid được lựa chọn làm tác nhân thực hiện phản ứng
4.1.1.2 Phản ứng tổng hợp các dẫn chất acid 4-((3-halogenobenzyl)oxy)-2- methoxybenzoic (4a-c)
Các dẫn chất acid được tổng hợp thông qua phản ứng oxy hóa Pinnick từ các aldehyd
Sơ đồ 4.2: Cơ chế tổng hợp các dẫn chất acid (4a-c)
Sản phẩm phụ của phản ứng là HClO, chất này có thể gây các phản ứng không mong muốn và gây phá hủy tác nhân NaClO2 Do đó cần thêm H2O2 vào phản ứng để loại bỏ HClO tạo thành mà không tạo ra sản phẩm phụ gây ảnh hưởng đến phản ứng Pinnick giúp làm tăng hiệu suất của phản ứng:
4.1.2 Tổng hợp chất trung gian 2-amino-5-(dimethylamino)benzamid (8)
4.1.2.1: Phản ứng tổng hợp 5-cloro-2-nitrobenzamid (6)
Cơ chế phản ứng amid hóa tổng hợp các chất trung gian (6) được đề xuất theo sơ đồ 4.3 dưới đây:
Sơ đồ 4.3: Cơ chế tổng hợp chất (6)
Phản ứng tổng hợp dẫn chất benzamid (6) được thực hiện dễ dàng khi đi qua giai đoạn tạo hợp chất acyl clorid sử dụng tác nhân điển hình là SOCl2, sau đó NH3 sẽ phản ứng acyl clorid tạo thành dẫn chất benzamid tương ứng với hiệu suất rất cao (khoảng 90%) Việc chuyển acid thành acyl clorid làm phản ứng amid hóa xảy ra dễ dàng hơn SOCl2 là một tác nhân tạo clorid acid từ acid carboxylic khá phổ biến, mạnh, rẻ, tuy nhiên nó là chất lỏng dễ bay hơi, mùi sốc đồng thời phản ứng tạo ra một lượng nhỏ khí HCl và SO2 nên các thao tác tiến hành và xử lý phản ứng cần tiến hành trong tủ hút Sản phẩm được tách chiết thông qua lọc rửa tủa với nước và không cần tinh chế gì thêm ở sản phẩm tạo thành
4.1.2.2 Phản ứng tổng hợp chất 5-(dimethylamino)-2-nitrobenzamid (7)
Phản ứng amin hóa hợp chất (6) theo cơ chế thế ái nhân được tiến hành hiệu suất 62%
Do có nhóm thế nitro trên vòng benzen là nhóm hút điện tử mạnh nên tạo thuận lợi cho phản ứng thế nguyên tử clor ở vị trí para
4.1.2.3 Phản ứng tổng hợp chất 2-amino-5-(dimethylamino)benzamid (8)
Hợp chất 2-amino-5-(dimethylamino)benzamid (8) được tổng hợp từ 5- (dimethylamino)-2-nitrobenzamid (7) bằng phản ứng khử nhóm nitro bằng tác nhân SnCl2.2H2O và xúc tác acid HCl đặc trong ethanol để tạo thành amin cho hiệu suất 63% Ưu điểm của tác nhân này là phản ứng khử diễn ra khử êm dịu, cách tiến hành và điều kiện phản ứng đơn giản tuy nhiên phản ứng xảy ra nhiều giai đoạn và tạo ra nhiều sản phẩm trung gian, do đó cần sử dụng một lượng dư tác nhân SnCl2
Sau khi kết thúc phản ứng cần cô quay thu hồi ethanol để quá trình chiết tách tiến hành dễ dàng hơn và tăng hiệu quả chiết Quá trình xử lý phản ứng có sử dụng dung dịch NaCO3 bão hòa thêm vào hỗn hợp sau phản ứng đến pH khoảng 9-10 để tủa hoàn toàn các muối thiếc còn dư
4.1.3 Phản ứng tổng hợp các dẫn chất 2-methoxybenzamid thơm (9a-c)
Tổng hợp các dẫn chất 2-methoxybenzamid thơm bằng phản ứng amid hóa sử dụng chất ghép nối carbodiimid là EDC.HCl và chất xúc tác HOBt với hiệu suất cao (72-77%) Phản ứng amid hóa trực tiếp giữa amin với acid carboxylic không có sự hiện diện của các tác nhân ghép nối cần thực hiện ở nhiệt độ cao (trên 100 o C) để cản trở sự tạo thành của muối amoni carboxylat Tuy nhiên việc thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao có thể dẫn đến phân hủy các hợp chất kém bền với nhiệt Do đó, các dẫn chất carbodiimid được sử dụng rộng rãi với vai trò là tác nhân ghép cặp giúp phản ứng amid hóa xảy ra dễ dàng hơn Carbodiimid phản ứng với acid carboxylic để tạo thành hỗn hợp anhydrid O- acylisoure Chất trung gian này sau đó có thể phản ứng trực tiếp với amin để tạo ra sản nhanh chậm
Sơ đồ 4.4: Cơ chế tổng hợp các dẫn chất (9a-c) [26] Độ hòa tan của các sản phẩm phụ ure giữa các chất carbodiimid khác nhau là khác nhau Diisopropyl ure của DIC hòa tan tốt trong DCM, dicyclohexyl ure của DCC khó tan trong nước, trong khi đó dimethylaminopropyl-3-ethylure của EDC lại rất dễ tan trong nước và có thể được loại bỏ dễ dàng trong quá trình chiết tách Do đó, khóa luận này lựa chọn EDC làm chất ghép nối.
Khẳng định cấu trúc
Cấu trúc của các dẫn chất tổng hợp được đã được khẳng định thông qua các phương pháp phổ bao gồm phổ hồng ngoại IR, phổ khối lượng MS, phổ cộng hưởng từ hạt nhân
Trên phổ đồ của 3 dẫn chất (9a-c) đều cho thấy xuất hiện các pic ion có cường độ mạnh ứng với giá trị [M+H] + được trình bày trong bảng 3.3 Từ đó có thể khẳng định sơ bộ được cấu trúc của các dẫn chất đã tổng hợp được
Dưới đây là ví dụ phổ khối lượng (MS) của dẫn chất (9a):
Hình 4.1: Phổ MS của chất (9a)
Như vật sơ bộ cho thấy chất (9a) có số khối đúng dự kiến
Dựa vào phổ đồ có thể quan sát được sơ bộ sự tồn tại các nhóm chức và liên kết quan trọng của các chất đã được tổng hợp được Kết quả phổ hồng ngoại đã được trình bày tại bảng 3.4 và cho thấy xuất hiện dải hấp thụ đặc trưng cho các nhóm chức phù hợp với vùng hấp thụ tương ứng trên lý thuyết:
- Vùng từ 3473-3301 cm -1 phù hợp với dao động hóa trị có cường độ trung bình của liên kết N-H trong nhóm chức amid
- Vùng từ 3194-3190 cm -1 thể hiện dao động hóa trị liên kết C-H của vòng thơm Vùng
- Vùng từ 1261-1259 cm -1 và 1045-1038 cm -1 xuất hiện các dao động hóa trị có cường độ mạnh phù hợp với liên kết C-O
- Trên phổ đồ cũng xuất hiện các dao động hóa trị của liên kết C-halogen thơm Dưới đây là hình ảnh minh họa phổ IR của chất (9a):
Hình 4.2: Phổ IR của chất (9a)
Như vậy, qua dữ liệu phổ IR, có thể nhận thấy sự có mặt của các nhóm thế đặc trưng trong cấu trúc phù hợp với công thức dự kiến của các chất tổng hợp được Tuy nhiên dữ liệu phổ IR chưa cung cấp đầy đủ các thông tin để khẳng định cấu trúc của các chất đó nên cần thêm dữ liệu của phổ khối lượng và phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 H-NMR và 13 C-NMR
4.2.3 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton ( 1 H-NMR)
Phổ 1 H-NMR cho thấy các tín hiệu đặc trưng của các proton của 3 dẫn chất (9a-c) tổng hợp được qua số liệu về độ dịch chuyển hóa học 𝛿 (ppm), độ bội, hằng số tương tác J (Hz), và cường độ của các pic được trình bày ở bảng 3.5
- Proton của nhóm CONH2 xuất hiện trên phổ đồ với 2 tín hiệu ở dạng mũi đơn với độ dịch chuyển trong khoảng 8,14-8,01 ppm và 7,59-7,46 ppm
- Proton của nhóm CONH xuất hiện dưới dạng mũi đơn với độ dịch chuyển trong khoảng 11,58-11,70 ppm Nhóm NH này ngoài việc chịu ảnh hưởng của nhóm C=O liền kề là nhóm hút điện tử mạnh và hiệu ứng siêu liên hợp của vòng thơm còn chịu ảnh hưởng của liên kết H nội phân tử của nhóm NH này với carbonyl của nhóm CONH2 gắn trên vòng thơm làm giảm chắn mạnh nên proton này cộng hưởng ở vùng có trường thấp, thấp hơn so với proton trong nhóm CONH2 ở trên
- Các proton trong vòng thơm nằm trong độ dịch chuyển từ 8,45-6,69 ppm
+ Proton H3, H5, H6 xuất hiện trên phổ đồ lần lượt dưới dạng mũi đôi, mũi đôi của đôi, mũi đôi Hằng số tương tác J H5-H6 = J H6-H5 = J ortho = 9,00 Hz > J H3-H5 = J H5-H3 = J meta 3,00 Hz Độ dịch chuyển của proton H3 trong khoảng 7,01-6,89 ppm, H5 trong khoảng 6,93-6,81 ppm, H6 trong khoảng 8,45-8,32 ppm
+ Proton H3’, H5’, H6’ xuất hiện trên phổ đồ lần lượt dưới dạng mũi đôi, mũi đôi của đôi, mũi đôi Hằng số tương tác J H5’-H6’ = J H6’-H5’ = J ortho = 9,00-8,40 Hz > J H3’-H5’ =J H5’-H3’ J meta = 2,40-1,80 Hz Độ dịch chuyển của proton H3’ trong khoảng 6,85-6,72 ppm, H5’ trong khoảng 6,81-6,69 ppm, H6’ trong khoảng 8,02-7,90 ppm
+ Proton H2”, H4”, H5”, H6” xuất hiện dưới dạng các mũi đa
- Proton của các nhóm alkyl xuất hiện trong vùng từ trường cao dưới dạng các mũi đơn từ 5,28-2,85 ppm Dựa trên công thức cấu tạo dự kiến của (9a-c), có 6H của nhóm N(CH3)2 tương đương nhau, 3H của OCH3 cũng tương đương nhau và 2H của OCH2 tương đương nhau Hơn nữa proton H của C liên kết với N nằm ở vùng trường cao hơn so với liên kết với O do O có độ âm điện lớn hơn N Proton của H trong nhóm OCH2 ở vùng trường thấp hơn so với H trong nhóm OCH3 là do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng không đẳng hướng của nhân benzen làm giảm chắn Do đó mũi đơn có độ dịch chuyển trong khoảng từ 2,97-
Hình 4.3: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton ( 1 H-NMR) của chất (9b)
4.2.4 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon ( 13 C-NMR)
Nhận thấy trên phổ 13 C của chất (9b), (9c) xuất hiện đầy đủ các tín hiệu của C trong phân tử các chất tổng hợp được Tuy nhiên trên phổ 13 C của chất (9a) lại có hiện tượng xuất hiện các đỉnh doublet Nguyên nhân là do tương tác spin-spin giữa 13 C và 19 F không thể loại bỏ trong quá trình đo phổ dẫn đến tín hiệu của các carbon từ 19 đến 24 xuất hiện dưới dạng doublet Các hằng số tương tác C-F giảm dần theo thứ tự 1 J > 2 J > 3 J > 4 J tương ứng với vị trí giữa C và F trên vòng thơm
Phổ đồ của cả 3 dẫn chất (9a-c) đều cho thấy độ dịch chuyển hóa học đặc trưng của các carbon phù hợp với cấu trúc dự kiến:
- C2, C1, C17, C18 là các carbon alkyl, bão hòa sp 3 Hai carbon C1, C2 gắn với N tương đương nhau tạo thành 1 tín hiệu có độ dịch chuyển trong khoảng 40,32 ppm C17 và C18 gắn với nguyên tử O có độ âm điện lớn và lớn hơn nguyên tử N nên bị giảm chắn mạnh hơn và xuất hiện ở vùng từ trường thấp hơn so với C1, C2 Độ dịch chuyển của C17 trong khoảng 55,77-55,75 ppm; độ dịch chuyển của C18 trong khoảng 68,66-68,54 ppm
- Hai nguyên tử carbon trong 2 nhóm carbonyl (C9, C10) của các dẫn chất đều nằm ở vùng trường thấp, có độ dịch chuyển hóa học trong khoảng 170,72 ppm và 161,96-161,94 ppm
- Các C vùng nhâm thơm có độ dịch chuyển trong khoảng 162,16-99,16 ppm
Dưới đây là phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon của dẫn chất (9b):
- Trong 3 dẫn chất 2-methoxybenzamid thơm (9a-c) tổng hợp được chỉ có dẫn chất (9c) cú hoạt tớnh khỏng tế bào ung thư phổi A549 (IC50 = 114,2±4,43 (àg/mL)) và tế bào ung thư vỳ MCF-7 (IC50 = 117,86±0,75 (àg/mL)), trong khi 2 hợp chất (9a), (9b) khụng thể hiện hoạt tính trên 2 dòng tế bào này Từ đó có thể thấy nhóm thế brom ở vị trí số 3 của nhóm benzyloxy cho hoạt tính ức chế tế bào ung thư tốt hơn so với nhóm thế fluor và clor ở cùng vị trí trên 2 dòng tế bào thử nghiệm
- Hợp chất (9c) cho tác dụng kháng tế bào ung thư trên dòng tế bào ung thư vú A549 tốt hơn so với dòng tế bào ung thư vú MCF-7
- Khi so sánh với chất đối chứng dương là Ellipticin, có thể thấy kết quả ức chế của các hợp chất (9a-c) trên 2 dòng tế bào ung thư thử nghiệm yếu hơn
Khóa luận đã tổng hợp và nghiên cứu tá dụng kháng tế bào ung thư trên 2 dòng tế bào ung thư người của dãy dẫn chất 2-methoxybenzamid thơm Có thể thấy nhóm thế halogen trên vòng benzyloxy có ảnh hưởng tới hoạt tính kháng tế bào ung thư Tuy nhiên, do sự hạn chế về kinh phí, cơ sở vật chất, thời gian thực hiện khóa luận và số lượng dẫn chất tổng hợp được còn ít, nên trong khóa luận này chưa thể đủ cơ sở chắc chắn để kết luận chiều hướng thay đổi của hoạt tính kháng tế bào ung thư của các dẫn chất tổng hợp được Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thay đổi tối ưu hóa cấu trúc để tìm ra các chất ức chế tế bào ung thư tiềm năng
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Từ kết quả của nghiên cứu đã trình bày, nhóm nghiên cứu đã rút ra được một số kết luận như sau:
1 Tổng hợp và khẳng định cấu trúc
- Đã tổng hợp được 3 dẫn chất 2-methoxybenzamid thơm (9a-c) từ 2-amino-5- (dimethylamino)benzamid với các acid 4-((3-halogenobenzyl)oxy)-2-methoxybenzoic Trong đó cả 3 chất đều là các chất mới, chưa thấy công bố trong các tài liệu tham khảo được
Về hoạt tính kháng tế bào ung thư
1 (1902), "Organic chemistry", Journal of the Chemical Society, Abstracts, 82(0), pp
2 (2020), "The global challenge of cancer", Nature Cancer, 1(1), pp 1-2
3 Allen C Liana, Chhatwal A Rosie, et al (2012), "Direct amide formation from unactivated carboxylic acids and amines", 48(5), pp 666-668
4 Allen Lee F, Sebolt-Leopold Judith, et al (2003), "CI-1040 (PD184352), a targeted signal transduction inhibitor of MEK (MAPKK)", Seminars in oncology,
5 Almeida, A R., Monte, M J., Matos, M A R., & Morais, V M (2014), "The thermodynamic stability of the three isomers of methoxybenzamide: An experimental and computational study", The Journal of Chemical Thermodynamics, 73, 12-22
6 Andersson Asa, Baell Jonathan B, et al (2009), "ω-Conotoxin GVIA mimetics based on an anthranilamide core: Effect of variation in ammonium side chain lengths and incorporation of fluorine", Bioorganic & medicinal chemistry 17(18), pp 6659-
7 Bai Jian-Fei, Majjigapu Somi Reddy, et al (2022), "Identification of new FK866 analogues with potent anticancer activity against pancreatic cancer", European Journal of Medicinal Chemistry 239, pp 114504
8 Caldarelli Marina, Angiolini Mauro, et al (2011), "Synthesis and SAR of new pyrazolo [4, 3-h] quinazoline-3-carboxamide derivatives as potent and selective MPS1 kinase inhibitors", Bioorganic & medicinal chemistry letters 21(15), pp 4507-4511
9 Cee Victor J, Schenkel Laurie B, et al (2010), "Discovery of a potent, selective, and orally bioavailable pyridinyl-pyrimidine phthalazine Aurora kinase inhibitor",
Journal of medicinal chemistry 53(17), pp 6368-6377
10 Chaicharoenpong Chanya, Kato Kuniki, et al (2002), "Synthesis and structure– activity relationship of dehydroxymethylepoxyquinomicin analogues as inhibitors of NF-κB functions", Bioorganic & medicinal chemistry 10(12), pp 3933-3939
11 Chan Lai C, Cox Brian G (2007), "Kinetics of amide formation through carbodiimide/N-hydroxybenzotriazole (HOBt) couplings", The Journal of organic chemistry 72(23), pp 8863-8869
12 Eckhardt Sándor (2002), "Recent progress in the development of anticancer agents",
Current medicinal chemistry-anti-cancer agents 2(3), pp 419-439
13 Farrell Carole (2013), "Bone metastases: assessment, management and treatment options", British journal of nursing 22(Sup7), pp S4-S11.