1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàng đức cường điều tra tài nguyên cây thuốc và thực vật dân tộc học của người dao tại khu vực y hản xã tả phìn sa pa lào cai

115 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

So sánh số loài cây thuốc được người Dao ở khu vực Y Hản sử dụng so với số loài cây thuốc ở các cộng đồng khác ở Việt Nam xếp theo nhóm dân tộc .... Từ những lý do trên, đề tài “Điều tra

Trang 2

Nơi thực hiện:

1 Bộ môn Thực vật 2 Khu vực Y Hản, xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả lòng biết ơn và kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến

ThS Nghiêm Đức Trọng và ThS Lê Thiên Kim, những người đã trực tiếp đồng

hành, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận Sự tận tâm, nhiệt tình và kiến thức sâu rộng của hai thầy luôn là động lực và là niềm cảm hứng giúp tôi có thể hoàn thành công trình nghiên cứu này

Tôi xin cảm ơn PGS.TS Trần Văn Ơn đã hướng dẫn chỉ bảo tôi rất nhiều kinh

nghiệm trong những buổi đầu tiếp xúc với quá trình điều tra tại thực địa

Xin cảm ơn TS Hoàng Quỳnh Hoa, ThS Phạm Thị Linh Giang đã luôn hỗ trợ, tạo điều kiện trong quá trình tôi thực hiện nghiên cứu tại bộ môn Xin cảm ơn DS

Chu Thị Thoa đã luôn chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, không gian thí nghiệm đầy đủ

và kịp thời cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài

Xin cảm ơn bà Vàng Chiếu Mẩy, cùng các cô, các chú, các bác người dân khu

vực Y Hản, xã Tả Phìn đã luôn cởi mở đón tiếp, cho phép tôi phỏng vấn thu thập dữ liệu một cách chân thực

Xin cảm ơn anh Lý Láo Lở - Giám đốc Công ty TNHH Sapanapro, cùng các anh chị Lý Láo Sử, Lý Láo Ú, Lý Láo Tả, Lý Mắn Mẩy, Phàn Mẩy Líu đã hỗ trợ

tôi nhiệt tình về nơi ăn chốn ở, phương tiện đi lại và kết nối với người dân trong khu vực Ngoài hỗ trợ trong hoạt động điều tra, xin cảm ơn đến toàn thể mọi người đã cho tôi những trải nghiệm chân thực nhất về lối sống, văn hóa, ẩm thực bản địa cùng chén rượu thóc thắm nồng tình cảm của người Dao nơi đây

Xin cảm ơn anh Nguyễn Mạnh Trường - Cán bộ UBND xã Tả Phìn đã hỗ trợ

về giấy tờ, thông tin cần thiết để tôi có thể thuận lợi trong quá trình làm điều tra

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn Đào Việt Quốc, người đã động viên và luôn

đồng hành cùng tôi trong mọi nẻo đường điều tra từ những ngày đầu thực hiện đề tài Sự nhiệt tình, chân thành của bạn luôn là điều tôi ngưỡng mộ và quý trọng

Xin cảm ơn đến các bạn, các em trong Câu lạc bộ Chung Tay Phát Triển Dược

Liệu Việt Nam đã hỗ trợ tôi trong chuyến đi đầu tiên

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu, các thầy, cô giáo của trường Đại học Dược Hà Nội, những người đã chỉ dạy, dìu dắt tôi trong suốt 5 năm học tại trường

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tới bố mẹ, anh chị đã luôn ở bên, động viên, hỗ trợ tôi mỗi khi gặp khó khăn trên con đường nghiên cứu khoa học của mình

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2024

Sinh viên Hoàng Đức Cường

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC MỘT SỐ PHIÊN ÂM TIẾNG DAO ĐỎ DANH MỤC BẢNG, BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 2

1.1 Tài nguyên cây thuốc 2

1.1.1 Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam 2

1.1.2 Tài nguyên cây thuốc ở xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai 3

1.2 Thực vật dân tộc học 4

1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai 5

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 5

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 6

1.3.2.1 Dân cư, dân tộc 6

Trang 5

1.4.4 Dân tộc Dao ở khu vực Y Hản 13

1.5 Tri thức sử dụng cây thuốc của người Dao 13

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 Đối tượng nghiên cứu 14

2.2 Nội dung nghiên cứu 14

2.2.1 Điều tra đa dạng tài nguyên cây thuốc của người Dao ở khu vực Y Hản 14

2.2.2 Điều tra thực vật dân tộc học của người Dao ở khu vực Y Hản 14

2.3 Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu 14

2.4 Phương pháp nghiên cứu 15

2.4.1 Điều tra tính đa dạng sinh học của cây thuốc ở khu vực Y Hản, Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai 15

2.4.1.1 Điều tra theo tuyến 15

2.4.1.2 Điều tra cây thuốc trong vườn gia đình 15

2.4.2 Điều tra tri thức thực vật dân tộc học của cộng đồng người Dao 15

2.4.3 Tư liệu hóa tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc và trong đời sống hằng ngày 16

2.4.4 Thu mẫu và làm tiêu bản thực vật 16

2.4.5 Giám định tên khoa học cây cỏ làm thuốc và trong đời sống hàng ngày 16

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17

3.1 Tài nguyên cây thuốc của người Dao ở khu vực Y Hản 17

3.1.1 Tính đa dạng sinh học cây thuốc của người Dao ở khu vực Y Hản 17

3.1.1.1 Đa dạng theo bậc phân loại 17

3.1.1.2 Đa dạng theo dạng sống 20

3.1.1.3 Đa dạng theo thảm thực vật 20

3.1.1.4 Mức độ thiết yếu, nguy cấp, quý hiếm 22

3.2 Tri thức sử dụng cây thuốc của người Dao ở khu vực Y Hản 25

3.2.1 Danh mục các bệnh, chứng bệnh có thể chữa trị bằng cây thuốc của người Dao ở khu vực Y Hản 25

3.2.2 Bộ phận sử dụng của cây thuốc 26

3.2.3 Cách sử dụng cây thuốc 27

3.2.4 Các cây thuốc trồng tại vườn nhà của người Dao ở khu vực Y Hản 28

3.3 Thực vật dân tộc học của người Dao ở khu vực Y Hản 29

3.3.1 Đường cong loài cây cỏ được người Dao ở khu vực Y Hản sử dụng trong đời sống hằng ngày 29

Trang 6

3.3.2 Đa dạng theo bậc phân loại cây cỏ 30

3.3.3 Tri thức thực vật dân tộc học của người Dao khu vực Y Hản 31

3.3.3.1 Cây cỏ dùng trong thực phẩm 31

3.3.3.2 Cây cỏ dùng trong tinh dầu, hương liệu 31

3.3.3.3 Cây cỏ dùng trong việc nhuộm 32

3.3.3.4 Cây cỏ dùng trong mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe 32

3.3.3.5 Cây cỏ dùng trong nhóm khác 32

3.3.3.6 Bộ phận sử dụng cây cỏ 32

3.3.3.7 Cách sử dụng cây cỏ 33

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 34

4.1 Tài nguyên cây thuốc của người Dao ở khu vực Y Hản 34

4.1.1 Phương pháp nghiên cứu 34

4.1.2 Sự đa dạng cây thuốc 34

4.1.3 Phân bố của thảm thực vật cây thuốc 37

4.1.4 Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của người Dao ở khu vực Y Hản 37

4.2 Thực vật dân tộc học của người Dao ở khu vực Y Hản 38

4.2.1 Phương pháp nghiên cứu 38

4.2.2 Tri thức và ứng dụng cây cỏ trong cuộc sống cộng đồng 38

4.3 Giá trị tiềm năng từ thực vật ở khu vực Y Hản 40

4.3.1 Phát triển sản phẩm từ dược liệu 40

4.3.2 Phát triển du lịch trải nghiệm kết hợp 41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

KẾT LUẬN 42

KIẾN NGHỊ 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt

DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu KB Tên khoa học của cây thuốc chưa được xác định NCCT Người cung cấp thông tin trong quá trình điều tra NXB Nhà xuất bản

UBND Ủy ban Nhân dân VQG Vườn Quốc gia

Tiếng Anh

WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) GPS Global Positioning System – Hệ thống Định vị Toàn cầu KIP Key Information Person (người cung cấp tin quan trọng) USD United States Dollar (đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ) EN Endangered (nguy cấp)

VU Vulnerable (sẽ nguy cấp)

Trang 8

DANH MỤC MỘT SỐ PHIÊN ÂM TIẾNG DAO ĐỎ

Trang 9

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1 Một số Vườn Quốc gia ở Việt Nam và số lượng cây thuốc được bảo vệ trong đó [14] 2Bảng 2.1 Dụng cụ và thiết bị phục vụ điều tra thực địa 14Bảng 3.1 Sự phân bố cây thuốc ở khu vực Y Hản trong các ngành thực vật 17Bảng 3.2 Danh mục các họ có từ 03 loài cây thuốc trở lên (xếp theo thứ tự giảm dần số loài) 18Bảng 3.3 Danh mục các chi có từ 03 loài cây thuốc trở lên (xếp theo thứ tự giảm dần số loài) 20Bảng 3.4 Danh mục các dạng sống của cây thuốc ở khu vực Y Hản (xếp theo thứ tự tăng dần số loài) 20Bảng 3.5 Danh mục các loài cây thuốc ở khu vực Y Hản được ghi trong Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ VII (xếp theo thứ tự tên khoa học) 22Bảng 3.6 Danh mục các loài cây thuốc ở khu vực Y Hản có trong Nghị định 84 (xếp theo thứ tự tên khoa học) 24Bảng 3.7 Danh mục các loài cây thuốc ở khu vực Y Hản có trong Sách đỏ Việt Nam 2007 (xếp theo thứ tự tên khoa học) 24Bảng 3.8 Danh mục các nhóm bệnh, chứng bệnh, nhóm thuốc sử dụng cây thuốc khu vực Y Hản (xếp theo thứ tự giảm dần số loài) 25Bảng 3.9 Danh mục các bộ phận dùng của cây thuốc ở khu vực Y Hản (xếp theo thứ tự giảm dần số loài) 27Bảng 3.10 Danh mục các cách dùng cây thuốc ở khu vực Y Hản 27Bảng 3.11 Danh mục các cây thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu được trồng trong vườn hộ gia đình khu vực Y Hản (xếp theo thứ tự tên khoa học) 28Bảng 3.12 Danh mục các họ có từ 03 loài cây cỏ sử dụng trở lên (xếp theo thứ tự giảm dần số loài) 30Bảng 3.13 Danh mục các chi có từ 03 loài cây cỏ sử dụng trở lên (xếp theo thứ tự giảm dần số loài) 30Bảng 3.14 Danh mục các nhóm cây cỏ dùng làm đồ ăn ở khu vực Y Hản 31Bảng 3.15 Danh mục các nhóm cây cỏ dùng làm đồ uống ở khu vực Y Hản 31Bảng 3.16 Danh mục cây cỏ sử dụng làm tinh dầu, hương liệu (xếp theo thứ tự tên khoa học) 31Bảng 3.17 Danh mục cây cỏ sử dụng để nhuộm (xếp theo thứ tự tên khoa học) 32Bảng 3.18 Danh mục cây cỏ sử dụng làm mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe (xếp theo thứ tự tên khoa học) 32Bảng 3.19 Danh mục các bộ phận dùng của cây cỏ ở khu vực Y Hản (xếp theo thứ tự giảm dần số loài) 32

Trang 10

Bảng 3.20 Danh mục các cách dùng cây cỏ ở khu vực Y Hản 33Bảng 4.1 So sánh hệ cây thuốc ở khu vực Y Hản và hệ cây thuốc ở Việt Nam 35Bảng 4.2 So sánh số loài cây thuốc được người Dao ở khu vực Y Hản sử dụng so với số loài cây thuốc ở các cộng đồng khác ở Việt Nam (xếp theo nhóm dân tộc) 35Bảng 4.3 So sánh hệ cây thuốc khu vực Y Hản với hệ cây thuốc thôn Sả Séng 36

Trang 11

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Bản đồ khu vực Y Hản, xã Tả Phìn 9

Hình 1.2 Phụ nữ người Dao Đỏ tại khu vực Y Hản, xã Tả Phìn 10

Hình 1.3 Lễ Cấp sắc của người Dao Đỏ 12

Hình 3.1 Phân bố số lượng họ cây thuốc ở khu vực Y Hản theo số loài 18

Hình 3.2 Phân bố số lượng chi cây thuốc ở khu vực Y Hản theo số loài 19

Hình 3.3 Mức độ đa dạng cây thuốc ở khu vực Y Hản theo thảm thực vật 21

Hình 3.4 Phân bố của cây thuốc ở khu vực Y Hản theo thảm thực vật 21

Hình 3.5 Tần số xuất hiện trong vườn của các loài cây thuốc 28

Hình 3.6 Biểu đồ đường cong loài cây cỏ được người Dao ở khu vực Y Hản sử dụng 29

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Với điều kiện tự nhiên và văn hóa đa dạng, Việt Nam là một trong những quốc gia được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú Theo thống kê năm 2016 của Viện Dược liệu, Việt Nam ước tính có khoảng 5.117 loài cây thuốc [35] Trong những năm gần đây, tài nguyên cây thuốc đang khẳng định vị thế quan trọng của mình với nhiều vai trò đa dạng, không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền mà còn góp phần vào sự phát triển của y học hiện đại, đặc biệt trong sàng lọc và nghiên cứu thuốc mới Bên cạnh đó, nghiên cứu về thực vật dân tộc học, bao gồm các khía cạnh y học, thực phẩm, văn hóa, kinh tế cho đến bảo tồn và quản lý tài nguyên thực vật, cũng đóng một vai trò không thể thiếu trong công cuộc phát triển ngành dược liệu Mặc dù là một lĩnh vực nghiên cứu cổ điển nhưng nghiên cứu thực vật dân tộc học vẫn rất quan trọng, giúp khám phá cách các cộng đồng dân tộc khác nhau khai thác và sử dụng thực vật trong đời sống hàng ngày của họ

Tuy nhiên, nguồn tài nguyên thực vật ở nước ta đang ngày càng bị khai thác quá mức, cùng với sự xói mòn đa dạng nền văn hóa do giới trẻ ở nhiều cộng đồng ít quan tâm đến việc kế thừa tri thức, đang gây ra nhiều thách thức [15] Cho đến nay, theo thống kê sơ bộ mới chỉ có hơn 20/54 dân tộc được nghiên cứu tri thức sử dụng cây thuốc [15] Chính vì thế việc điều tra về tài nguyên cây thuốc và tri thức thực vật dân tộc học trong cộng đồng đang là một vấn đề cấp thiết hiện nay

Xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa không chỉ nổi tiếng với khí hậu mát mẻ, cảnh đẹp hùng vĩ mà còn nổi tiếng với dịch vụ tắm lá thuốc thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước Gần đây, xã Tả Phìn bắt đầu triển khai dự án phát triển “Điểm du lịch cộng đồng Tà Chải”, đặc biệt ở khu vực Y Hản, là khu vực có diện tích rừng lớn nhất xã Tả Phìn, dự kiến sẽ phát triển du lịch trải nghiệm gắn liền với văn hóa sử dụng cây thuốc Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về tài nguyên cây thuốc và thực vật dân tộc học tại Y Hản

Từ những lý do trên, đề tài “Điều tra tài nguyên cây thuốc và thực vật dân tộc học

của người Dao tại khu vực Y Hản, xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai” được thực hiện để xác

định mức độ đa dạng về tài nguyên cây thuốc và thực vật dân tộc học ở khu vực Y Hản, làm căn cứ để xác định các biện pháp bảo vệ, khai thác và phát triển bền vững nguồn tài nguyên

cây thuốc tại khu vực này Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:

1 Xác định đa dạng sinh học cây thuốc và tri thức sử dụng các cây thuốc của cộng đồng người Dao tại khu vực Y Hản, xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai

2 Tư liệu hóa một số tri thức thực vật dân tộc học của người Dao tại khu vực Y Hản, xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Tài nguyên cây thuốc

1.1.1 Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam

Đa dạng tài nguyên: Với điều kiện khí hậu đa dạng, Việt Nam đã phát hiện khoảng

5.117 loài và dưới loài, thuộc 1.823 chi, 360 họ của 08 ngành Thực vật bậc cao có mạch, cùng với một số taxon thuộc nhóm Rêu, Tảo và Nấm lớn [35] Các loài cây thuốc phân bố ở 08 vùng sinh thái trong nước là Đông Bắc - Bắc bộ, Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Đông Trường Sơn và Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu long [15] Sự phát hiện và ghi nhận các loài cây thuốc tại Việt Nam chủ yếu dựa vào tri thức truyền thống và kinh nghiệm thực tiễn của các cộng đồng dân tộc địa phương trên toàn quốc

Khai thác, sử dụng: Ngày nay, dược liệu không chỉ khẳng định vai trò quan trọng

trong y dược cổ truyền, mà còn là nguyên liệu cho ngành hóa dược, thực phẩm, hóa mỹ phẩm tạo ra nhiều loại sản phẩm có giá trị mang lại nhiều nguồn lợi về kinh tế Theo Cục Quản lý Y - Dược cổ truyền - Bộ Y tế, hằng năm, tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành Y tế nước ta ước tính khoảng 100.000 tấn, với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm

Bảo tồn: Theo thống kê đến hết năm 2021, Việt Nam hiện có 181 khu bảo tồn thiên

nhiên, bao gồm cả các khu bảo tồn trên đất liền và khu bảo tồn vùng biển, với tổng diện tích là 2.641.521,55 ha Cụ thể trong số 181 khu bảo tồn này có 34 vườn quốc gia; 60 khu dự trữ thiên nhiên; 22 khu bảo tồn loài và sinh cảnh; 65 khu bảo vệ cảnh quan [43]

Bảng 1.1 Một số Vườn Quốc gia ở Việt Nam và số lượng cây thuốc được bảo vệ

Trang 14

và đang bảo tồn 1.531 nguồn gen thuộc 884 loài cây thuốc, trong đó có nhiều loài quý hiếm thuộc diện có nguy cơ bị tuyệt chủng, loài đặc hữu và loài có giá trị kinh tế [51] Cụ thể các nguồn gen này được lưu giữ và bảo tồn tại 07 vườn cây thuốc trải dài từ vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội), vùng trung du phía Bắc (Tam Đảo), vùng núi cao phía Bắc (Lào Cai), vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa), vùng Tây Nguyên (Đà Lạt), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Phú Yên) và vùng Đông Nam Bộ (Hồ Chí Minh) [51]

Phát triển: Hiện nay Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích

đầu tư phát triển dược liệu: (1) Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 [24] Một trong những mục tiêu của chương trình là tạo ra một hệ thống chuỗi giá trị phát triển cho dược liệu quý trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi, với mục đích tăng thu nhập ổn định cho cộng đồng người dân Giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, nội dung đầu tư hỗ trợ việc phát triển vùng trồng dược liệu quý được triển khai thí điểm tại 21 tỉnh trên toàn quốc, với tổng cộng 22 điểm huyện được chọn làm địa điểm thử nghiệm, 18 dự án tập trung vào việc phát triển vùng trồng dược liệu quý và 04 dự án tập trung vào việc xây dựng trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao [24]

(2) Nghị quyết số 81/2023/NQ-QH15, về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 [19] Nghị quyết xác định mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, phát triển dược liệu gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn vùng Tây Nguyên, vùng trung du và miền núi phía Bắc là một trong những định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành quan trọng

(3) Quyết định số 376/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [23] Chương trình có mục tiêu xây dựng 08 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên Xây dựng được 2-5 vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn, mỗi vùng khai thác hoặc vùng trồng có 1-2 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến sản xuất dược liệu tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP - WHO)

1.1.2 Tài nguyên cây thuốc ở xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai

Hiện nay, ở xã Tả Phìn đã có một số đề tài nghiên cứu như Điều tra cây cỏ dùng làm thuốc hương liệu, mỹ phẩm của người Dao Đỏ tại xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai [30]; Điều tra tài nguyên cây thuốc ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai [26]; vv

Trong đó, đề tài Điều tra tài nguyên cây thuốc ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai [26] được thực hiện năm 2005 đã xác định được 208 cây thuốc thuộc 75 họ và 115

chi khác nhau Các tuyến điều tra nằm trong khu vực thôn Sả Séng, xã Tả Phìn

Trang 15

Nhận thấy tri thức luôn thay đổi theo thời gian, trong 10 năm trở lại đây chưa có tài liệu nghiên cứu nào được thực hiện tại khu vực Y Hản, thôn Tà Chải, xã Tả Phìn Cùng với dự án phát triển “Điểm du lịch cộng đồng Tà Chải” của xã thì việc tiến hành một cuộc điều tra cụ thể về tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và tri thức sử dụng của người dân cộng đồng là điều cần thiết

Việc điều tra và tư liệu hóa không chỉ giúp bảo tồn tri thức truyền thống mà còn góp phần vào việc phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, nâng cao nhận thức và khả năng quản lý tài nguyên của cộng đồng địa phương, mang lại lợi ích kép về bảo tồn và phát triển kinh tế

1.2 Thực vật dân tộc học

Thực vật dân tộc học là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành kết hợp giữa khoa học thực vật và nhân học, nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thực vật Đây là một lĩnh vực nghiên cứu cổ điển nhưng vẫn rất quan trọng, giúp khám phá cách các cộng đồng dân tộc khác nhau khai thác và sử dụng thực vật trong đời sống hàng ngày của họ Các khía cạnh chính của thực vật dân tộc học bao gồm: Y học, thực phẩm, văn hóa, kinh tế, bảo tồn và quản lý tài nguyên thực vật

Ngoài khía cạnh y học được quan tâm và nghiên cứu trong nhiều đề tài, ứng dụng của thực vật dân tộc học trong ngành dược cũng rất tiềm năng và quan trọng Các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, các cây cỏ dùng cho mỹ phẩm, hương liệu, tinh dầu và các ứng dụng khác đang ngày càng được chú ý

Một nghiên cứu về điều tra thành phần loài và kinh nghiệm sử dụng thực vật làm gia vị của đồng bào dân tộc Thái tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã ghi nhận 30 loài

thuộc 16 họ, 24 chi được sử dụng làm gia vị Trong đó có hai loài Giổi (Magnolia hypolampra (Dandy) Figlar) và Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC.) được đánh

giá là loài thực vật cho gia vị đặc trưng, gắn liền với nhiều hoạt động văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái [8]

Một nghiên cứu khác tại huyện Mường La, Sơn La đã xác định 81 loài cây cỏ thuộc 43 họ, 66 chi được dân tộc La Ha sử dụng làm men rượu Trong đó có 18/43 họ chứa tinh dầu để lên men và bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá với 50 loài chiếm 61,73% [16]

Việc khám phá và phát triển các ứng dụng này không chỉ góp phần vào việc bảo tồn tri thức truyền thống dân tộc mà còn mở ra những cơ hội mới trong xã hội hiện đại và phát triển bền vững

Vì lý do đó, việc kết hợp đồng thời điều tra tài nguyên cây thuốc và thực vật dân tộc ở khu vực Y Hản, xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai sẽ cho một cái nhìn tổng quan về ứng dụng của cây cỏ trong sinh hoạt và đời sống hằng ngày của cộng đồng dân tộc người Dao nơi đây

Trang 16

1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 1.3.1.1 Vị trí địa lí

Tả Phìn là một xã thuộc Thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai Xã có diện tích tự nhiên là 2.540,88 ha, nằm ở phía Bắc của Thị xã Sa Pa và cách trung tâm Thị xã 12 km [32]

Ranh giới xác định cụ thể như sau: Phía Bắc giáp xã Phìn Ngan – huyện Bát Xát; Phía Nam giáp phường Hàm Rồng, phường Ô Quý Hồ, phường Phan Xi Păng; Phía Đông giáp xã Trung Chải; Phía Tây giáp xã Ngũ Chỉ Sơn [39]

1.3.1.2 Địa hình

Địa hình xã Tả Phìn tương đối phức tạp với dạng địa hình đồi núi đá lòng chảo, sườn núi dốc, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi và các khe suối nhỏ Các dãy núi cao, độ dốc lớn bao quanh khu vực trung tâm Khu vực trung tâm có dạng địa hình gò đồi tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ [39]

Cao độ trung bình khu vực trung tâm xã dao động trong khoảng +1.277 m đến +1.293 m (tính từ mực nước biển) Trong đó, cao độ cao nhất của xã nằm tại khu vực phía Tây Bắc là +1.778 m [39]

1.3.1.3 Khí hậu

Nhìn chung, xã Tả Phìn có điều kiện khí hậu, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi Tuy nhiên mùa mưa thường có lũ lụt cục bộ, mùa khô nắng hạn kéo dài gây hạn hán từ đó ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt

Ở đây phân chia rõ ràng thành hai mùa chính: Mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm) [39]

Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình cả năm dao động trong khoảng 12-140C Trong đó nhiệt độ cao tuyệt đối là 29,80C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là -3,50C Số giờ nắng trung bình năm là khoảng 1.453 giờ [39]

Lượng mưa trung bình năm tại địa phương ước tính khoảng 1.518 mm Trong năm, lượng mưa phân bố không đều, chủ yếu tập trung từ tháng 6 đến tháng 10 [39]

Độ ẩm không khí bình quân hằng năm ở mức từ 81-87%, với lượng bốc hơi bình quân năm là 943 mm Trong đó lượng bốc hơi trung bình vào các tháng nóng là 140 mm (tháng 4 đến tháng 9) và vào các tháng mưa là 61 mm (tháng 9 đến tháng 11) [39]

Trang 17

chúng được phân thành hai loại: chế độ dòng chảy kiệt và dòng chảy mùa lũ Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau [39]

Ngoài 04 con suối lớn, trong xã còn có rất nhiều các con suối và khe nhỏ Tất cả các dòng suối đều đổ về hệ thống của bốn suối chính Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng dân cư trong khu vực

1.3.1.5 Tài nguyên

a Tài nguyên đất

Tại Tả Phìn, sự tác động tương hỗ của các yếu tố tự nhiên và con người trong quá trình khai thác, sử dụng lãnh thổ đã tạo ra sự đa dạng lớp phủ thổ nhưỡng, bao gồm 04 nhóm đất chính: Đất đồng bằng và thung lũng; Đất mùn - vàng đỏ; Đất mùn alit; Đất mùn thô trên núi [9]

b Tài nguyên rừng

Rừng tự nhiên Tả Phìn ở độ cao 700-1600 m, thuộc loại rừng lá rộng nhiệt đới núi cao nhiều tầng Rừng tự nhiên ở đây đều đã qua khai thác vào nhiều thời kỳ khác nhau [29]

Theo thống kê 2023, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 1.479,07 ha, trong đó: Rừng tự nhiên là 1.404,72 ha, rừng phòng hộ là 1.117,35 ha, rừng sản xuất là 361,72 ha, rừng ngoài lâm nghiệp là 41,09 ha và đất trống là 33,26 ha Độ che phủ rừng đạt 52.10% Diện tích rừng được khoán bảo vệ là 751,83 ha, diện tích rừng được khoán nuôi tái sinh là 52,10 ha [39]

c Tài nguyên nước

Theo bảng thống kê sử dụng đất ở xã Tả Phìn, diện tích mặt nước, khe suối của xã Tả Phìn là 29,74 ha, chiếm 1,17% diện tích toàn xã [39]

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.2.1 Dân cư, dân tộc

Xã Tả Phìn có 06 thôn bản bao gồm: Sả Séng; Tà Chải; Suối Thầu; Lủ Khấu; Cam Ngài và Giàng Tra [39] Hiện tại là nơi sinh sống chủ yếu của 05 dân tộc anh em bao gồm: Dao, Mông, Tày, Dáy và Kinh [39]

Với 708 hộ và 3.885 khẩu, dân cư phân bố trên địa bàn cả 06 thôn bản [32] Trong đó số hộ dân tộc Mông là 377 hộ 2.169 khẩu (chiếm 55,83%), dân tộc Dao là 246 hộ 1.457 khẩu (chiếm 37,50%), dân tộc Kinh với 83 hộ 251 khẩu (chiếm 6,46%), còn lại là dân tộc Dáy 01 hộ 03 khẩu và dân tộc Tày là 02 hộ với 05 khẩu [32]

Số người trong độ tuổi lao động có khoảng 2.203 người, trong đó 1.681 người chủ yếu là lao động nông nghiệp, 522 người là lao động phi nông nghiệp [32]

Hộ nghèo có 70 hộ với 343 khẩu chiếm 9,89%, hộ cận nghèo 200 hộ với 1.092 khẩu chiếm 28,25% [32]

Trang 18

1.3.2.2 Cơ sở hạ tầng

a Điện, nước, thủy lợi

- Điện: Nguồn cung cấp điện cho khu vực Tả Phìn được lấy từ hệ thống điện quốc gia thông qua đường dây nổi 35kV lộ 371E20.54 nhánh rẽ Tả Phìn [39]

- Nước sinh hoạt: Nguồn nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư trên toàn địa bàn xã chủ yếu được đảm bảo từ 08 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, cùng với các nguồn nước nhỏ lẻ hợp vệ sinh Tỷ lệ cung cấp nước sinh hoạt hiện đạt mức 92,30% [31]

- Thủy lợi: Theo thống kê đến năm 2023, trên địa bàn xã hiện nay có 27 công trình thủy lợi với tổng chiều dài là 39,74 km [39]

Các hệ thống mương, thủy lợi được xây dựng chạy quanh các khu vực sản xuất nhằm đảm bảo công tác cung cấp tưới tiêu phục vụ sản xuất cũng như công tác thoát nước [39] Diện tích ruộng được tưới tiêu đạt 248 ha [31]

b Giao thông

- Giao thông đối ngoại: Gồm 02 tuyến đường liên xã kết nối giao thông từ đường tránh quốc lộ 4D đi qua xã Tả Phìn và sang xã Ngũ Chỉ Sơn Tuyến thứ nhất có quy mô mặt cắt ngang là 5,5 m, tuyến thứ hai có quy mô mặt cắt ngang là 4,5 m [39]

- Giao thông đối nội: Đường ô tô đã đến các trung tâm thôn Sả Séng, Suối Thầu, Cam Ngài, Giàng Tra, Lủ Khấu, chỉ còn một số hộ ở thôn Tà Chải ô tô chưa vào đến

Phần lớn các con đường nông thôn trên địa bàn xã được xây dựng với quy mô mặt cắt ngang là 3,5 m và kết cấu mặt đường chủ yếu là bê tông xi măng cấp phối [39]

1.3.2.3 Cơ cấu kinh tế

a Sản xuất nông nghiệp

- Trồng trọt: Xã Tả Phìn chủ yếu trồng các loại cây có năng suất, chất lượng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương như cây hoa lan, hoa mai, hoa đào, cây dược liệu, rau, hoa công nghệ cao [31]

Theo báo cáo năm 2023: Diện tích gieo trồng đạt 300 ha, sản lượng cây lương thực đạt 1.436,8 tấn; Diện tích trồng cây dược liệu là 55 ha, trong đó diện tích trồng cây atisô thực hiện đạt 2 ha; Sản lượng chậu phong lan toàn xã khoảng 45.000 chậu [31]

- Chăn nuôi: Tổng số gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn xã năm 2023 gồm có đàn trâu là 370 con, đàn bò là 80 con, đàn lợn là 1.120 con và gia cầm là 12.140 con [31]

- Thủy sản: Tính đến năm 2023, trên địa bàn xã hiện nay có: 13 hộ nuôi cá nước lạnh với tổng diện tích là 0,35 ha, sản lượng năm 2023 đạt 15 tấn; 32 hộ nuôi cá trắm, cá chép với tổng diện tích là 0,94 ha, sản lượng năm 2023 đạt 0,18 tấn [31]

- Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 1.479,07 ha Trong đó rừng tự nhiên chiếm 1.404,72 ha, rừng phòng hộ chiếm 1.117,35 ha, rừng sản xuất chiếm 361,72 ha Độ phủ rừng trên toàn khu vực đạt 52,10% [39]

Trang 19

b Sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại

- Hoạt động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Hiện trên địa bàn toàn xã đã có những công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa Đồng thời có các câu lạc bộ cộng đồng hỗ trợ sản xuất và giới thiệu các sản phẩm thổ cẩm dân tộc Mông, Dao [39]

- Hoạt động thương mại: Theo báo cáo 2023, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu được đảm bảo lưu thông thông suốt, cung cầu cân đối, giá cả hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch [31]

- Hoạt động du lịch: Hiện nay, điểm du lịch cộng đồng xã Tả Phìn đã được UBND tỉnh công nhận là một trong 08 điểm du lịch của Sa Pa [39] Tính đến 2023 trên địa bàn xã đã có 22 nhà nghỉ Homestay (hình thức lưu trú tại nhà dân) với tổng số giường là 141 giường [31] Tổng số khách du lịch năm 2023 là 62.000 người, doanh thu ngành du lịch, dịch vụ trên địa bàn xã đạt 91 tỷ đồng [31]

1.3.2.4 Tình hình xã hội

a Văn hóa

Đẩy mạnh công tác tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa trên địa bàn xã: Tổ chức thành công Lễ hội Pút Tồng năm 2023 cụm xã, phường: Tả Phìn - Trung Chải - Sa Pả - Hàm Rồng với tổng lượng khách và người dân tham gia là 15.000 lượt người; Phối hợp tổ chức Ngày hội khám phá các di sản văn hóa dân tộc Dao năm 2023 [31]

Công tác thu, phát sóng truyền thanh - truyền hình của địa phương được duy trì đều đặn Trong năm 2023 xây dựng 392 tin bài tuyên truyền, 720 lượt phát thanh tuyên truyền, tổng số lượt nghe đài là 45.489 lượt Chương trình phát thanh nội dung chủ yếu phản ánh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [31]

b Giáo dục

Theo báo cáo cuối năm 2023, toàn xã có 03 trường chuẩn quốc gia Bao gồm: 01 trường mầm non với 14 lớp, 335 học sinh; 01 trường tiểu học với 20 lớp, 459 học sinh; 01 trường trung học cơ sở với 8 lớp, 274 học sinh [31]

Tuy nhiên, việc thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn Tình trạng tái mù chữ vẫn còn xảy ra Phần lớn là do các hộ gia đình ở xa khu dân cư và điểm trường các thôn bản chưa quan tâm đến việc học hành của con em mình

c Y tế

Xã Tả Phìn thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng khám bệnh, điều trị, chăm sóc phục vụ người bệnh Thực hiện hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 05 tuổi, người già trên 60 tuổi trên địa bàn xã [39]

Kết quả công tác khám chữa bệnh trong năm 2023 với tổng số lượt khám bệnh là 5.511 lượt Trong đó khám tại trạm là 1.674 lượt, khám ngoại trạm là 3.837 lượt [31]

Trang 20

1.3.3 Khu vực Y Hản, xã Tả Phìn

Khu vực Y Hản nằm ở phía Bắc của xã Tả Phìn, thuộc thôn Tà Chải Phía Đông Y Hản tiếp giáp xã Trung Chải; Phía Tây giáp xã Ngũ Chỉ Sơn; Phía Bắc giáp xã Phìn Ngang; Phía Nam tiếp giáp với thôn Sả Séng

Diện tích khu vực phần lớn là rừng, khoảng 850 ha, chiếm 1/3 diện tích toàn xã

Hình 1.1 Bản đồ khu vực Y Hản, xã Tả Phìn

Đường màu đỏ: Ranh giới xã Khu vực màu hồng: Y Hản, thôn Tà Chải

Địa hình Y Hản chủ yếu là đồi núi, có độ dốc lớn Cao độ tại Y Hản dao động từ +1500 m đến +1600 m

Giao thông tại khu vực tương đối thuận lợi, nhiều nơi đã có thể di chuyển bằng ô tô, chỉ còn một số hộ dân ở ven rừng vẫn phải đi tới bằng xe máy hoặc đi bộ

Dân cư phân bố rải rác, dọc theo các con đường liên thôn đi qua khu vực Người dân ở đây làm làm nương rẫy là chính, ngoài ra một số hộ còn trồng các cây kinh tế như lan, đào hoặc mai

1.4 Dân tộc Dao ở xã Tả Phìn

1.4.1 Nguồn gốc

Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX [55] Theo số liệu thống kê năm 2019 của Tổng cục Thống kê, tộc người Dao ở nước ta có 891.151 người [27] Họ phân bố cư trú ở hầu hết những tỉnh trung du và miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, vv [20] Dựa vào đặc điểm trang phục và lịch sử di cư, có thể chia thành 07 nhóm: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang, Dao Quần Trắng, Dao Áo Dài, Dao Thanh Y [20]

Dân tộc Dao ở xã Tả Phìn thuộc nhóm Dao Đỏ, với 246 hộ và 1.457 nhân khẩu chiếm 37,50% dân số toàn xã [32] Ở đây người Dao có nhiều họ, phổ biến là các họ Chảo, Lý, Lò, Phàn, Tẩn Các dòng họ và chi họ thường có một hệ thống tên đệm đặc biệt để phân biệt giữa các thế hệ khác nhau trong dòng dõi [29]

Trang 21

1.4.2 Đời sống vật thể 1.4.2.1 Nhà ở, trang phục, ẩm thực

- Nhà ở: Người Dao Tả Phìn thường sống ở vùng lưng chừng núi hoặc trên các vùng núi cao Nhà của người Dao có thể là nhà sàn hoặc nhà trệt (nhà đất) [29] Điểm nổi bật là xung quanh nhà của người Dao thường có cây rừng hoặc cây gỗ lớn, phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa cộng đồng và môi trường tự nhiên xung quanh

- Trang phục: Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ có màu sắc rực rỡ Trong đó, đàn ông Dao Đỏ khá đơn giản, áo có hai loại (áo ngắn và áo dài), quần thì được may bằng vải chàm, cắt kiểu “chân què”, cạp “lá tọa” [25] Trang phục của phụ nữ người Dao Đỏ thì đa dạng hơn bởi quan niệm một bộ trang phục đẹp phải bao gồm 05 màu sắc với màu đỏ là màu chủ đạo [49] Bộ trang phục đầy đủ bao gồm quần áo, mũ, khăn, thắt lưng, giày dép và xà cạp quấn chân được gọi là “huy lâu” [56]

Hình 1.2 Phụ nữ người Dao Đỏ tại khu vực Y Hản, xã Tả Phìn

- Ẩm thực: Người Dao thường sử dụng gạo nương làm lương thực chính cho bữa ăn hằng ngày, gồm hai bữa chính là bữa trưa và bữa tối Thực phẩm hằng ngày chủ yếu là các loại rau hái trong rừng, măng và các loại thảo mộc khác Ngày nay, người Dao ở xã đã trồng nhiều loại rau khác nhau ngay tại vườn nhà để phục vụ nhu cầu hàng ngày

Một số đặc sản của người Dao Đỏ ở Tả Phìn có thể kể đến như: Canh gà thảo dược gồm 30 vị thuốc, đìa nhặn, thịt lợn ướp chua, thịt lợn cắp nách, cá suối nướng, vv

Người Dao ở đây dùng phổ biến là rượu thóc hay còn gọi là rượu San Lùng, có nguồn gốc từ xã Bản Xèo, huyện Bát Xát [29] Nguyên liệu được tuyển chọn kỹ từ thóc nương vào sữa cùng với men rượu đặc biệt làm từ lá rừng [42]

Trang 22

1.4.2.2 Kinh tế - xã hội

Người Dao Đỏ ở Tả Phìn sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó canh tác trên ruộng bậc thang là hệ canh tác truyền thống [29] Ngoài sản xuất nông nghiệp họ còn có các nghề dệt, thêu hàng thổ cẩm, làm rèn, trạm bạc và làm trống

- Nghề thêu thổ cẩm: Tả Phìn là điểm đến nổi tiếng với các sản phẩm thổ cẩm độc đáo, đa dạng với màu sắc rực rỡ Người dân thường thêu tay các sản phẩm như ví, túi, khăn tay, khăn trang trí tường với những họa tiết thiên nhiên gắn liền với đời sống cộng đồng Ngoài nhiều nơi trong cả nước đặt hàng, thổ cẩm Dao Đỏ Tả Phìn còn được xuất khẩu sang một số thị trường như Mỹ, Pháp và Ðan Mạch [49]

- Nghề chạm khắc bạc: Trong văn hóa của người Dao, trang sức được chế tác từ bạc đóng vai trò quan trọng trong cả mặt vật chất và tinh thần Sự xuất hiện của bạc không chỉ là biểu tượng của sự giàu có và ấm no mà còn được coi là biện pháp trừ tà ma, mang lại sự may mắn và tài lộc cho người sử dụng Qua bàn tay của người thợ bạc, những chiếc xà tích, nhẫn, vòng bạc hay khuy áo, chuông bạc đã góp phần tạo nên vẻ đẹp truyền thống của đồng bào Dao Đỏ [52]

- Nghề làm trống: Một trong những di sản văn hóa được công nhận của xã chính là Di sản văn hóa phi vật thể Nghề làm trống của người Dao Đỏ [31] Nghề làm trống là nét văn hóa lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác trong các gia đình, dòng họ của người Dao Đỏ ở Tả Phìn Theo phong tục, mỗi gia đình người Dao Đỏ đều phải có bộ trống và khèn để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa vào những ngày lễ tết, cưới hỏi, ma chay [50]

- Nghề thu hái cây thuốc làm dược liệu, thuốc tắm: Với vị trí xung quanh là núi rừng, việc khai thác và sử dụng các sản vật từ núi rừng là một trong những hoạt động thường xuyên của đồng bào dân tộc Dao Đỏ Đặc biệt là thu hái cây thuốc về làm dược liệu Hầu hết mỗi gia đình người Dao Đỏ đều có người biết sử dụng cây thuốc để chăm sóc sức khỏe như: Cảm cúm, đau bụng, bong gân Các thầy lang hay bà mế thì biết sử dụng cây thuốc chữa các bệnh phức tạp hơn như: Viêm gan, gãy xương, vv [10]

Nổi bật trong tri thức sử dụng cây thuốc là bài thuốc tắm của người Dao Đỏ Những bài thuốc tắm khác nhau thường có công thức khác nhau, được trộn lẫn từ nhiều loại dược liệu Theo PGS.TS Trần Văn Ơn, một công thức pha chế thuốc tắm của người Dao Đỏ có thể lên đến khoảng 100 loại dược liệu

1.4.3 Đời sống tinh thần 1.4.3.1 Ngôn ngữ, chữ viết

Tiếng Dao thuộc nhánh Miền, ngữ hệ Mông – Dao Về mặt loại hình, tiếng Dao là ngôn ngữ đơn lập, thuộc tiểu loại hình “trung”, âm tiết tính [34] Ở Việt Nam, người Dao được ghi nhận có một bộ chữ truyền thống, sử dụng tự dạng Hán để ghi lại tiếng nói của mình (chữ Nôm Dao) [13]

Trang 23

Tại xã Tả Phìn, người Dao Đỏ thường sử dụng cả tiếng Dao và tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp hằng ngày Tuy nhiên về chữ viết, hệ thống chữ Nôm Dao truyền thống không còn được sử dụng phổ biến trong cộng đồng Hiện nay, chỉ một số nhỏ người biết và sử dụng chữ Nôm Dao, thường là các thầy cúng hoặc các cá nhân đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa truyền thống của họ

1.4.3.2 Phong tục, lễ nghi

Hiện nay, người Dao ở xã Tả Phìn vẫn gìn giữ và duy trì được nhiều nghi lễ như nghi lễ Cấp sắc, Cúng Bàn Vương, Tết nhảy, Mở cửa rừng, Cúng miếu làng Đối với tộc người Dao, mỗi nghi lễ có giá trị không chỉ về tâm linh mà còn mang tính di sản văn hóa [20]

Trên địa bàn xã Tả Phìn, một trong bốn di sản văn hóa phi vật thể được công nhận chính là Di sản văn hóa phi vật thể Nghi lễ Cấp sắc của người Dao Đỏ [31]

Hình 1.3 Lễ Cấp sắc của người Dao Đỏ

Theo tín ngưỡng người Dao, lễ cấp sắc là một phong tục bắt buộc đối với người đàn ông Chỉ những người được cấp sắc mới được coi là người đàn ông trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, nếu chưa được cấp sắc thì dù sống tới già vẫn bị coi là chưa trưởng thành Người Dao quan niệm, chỉ người đã thụ lễ mới có đủ tâm, đức để phân biệt lẽ phải trái ở đời, mới có thể trở thành thầy hữu ích cho cộng đồng, người dân và được công nhận là con cháu của Bàn Vương - tổ tiên của người Dao [47]

Các nghi lễ của người Dao đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của họ Những yếu tố vật thể như chữ Nôm, sách Nôm, nhạc cụ, lễ phục, tranh thờ và đàn cúng không chỉ là phương tiện ghi chép và thực hiện nghi lễ mà còn là cách để phát triển các nét văn hóa độc đáo của tộc người Dao

Trang 24

1.4.4 Dân tộc Dao ở khu vực Y Hản

Người Dao Đỏ ở khu vực Y Hản, xã Tả Phìn cũng có các đặc điểm về nguồn gốc, đời sống vật thể, đời sống tinh thần tương tự người Dao Đỏ ở xã Tả Phìn nói chung Tuy nhiên, do 100% dân cư là người Dao Đỏ, không có thành phần dân tộc khác, nên về mặt đời sống tinh thần và quan hệ dòng họ tại khu vực Y Hản có những nét đặc trưng khác biệt, và không bị pha tạp văn hóa khác Ngoài ra, do vị trí tách biệt với các khu vực còn lại của xã Tả Phìn, lại có diện tích rừng khá lớn (lớn hơn 80%) và không có hệ thống chăm sóc cấp cơ sở, người dân tại địa phương chủ yếu chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình phụ thuộc vào nguồn tài nguyên cây thuốc

1.5 Tri thức sử dụng cây thuốc của người Dao

Người Dao có một kho tàng tri thức phong phú về việc sử dụng cây thuốc, được truyền qua nhiều thế hệ Các loại cây thuốc của người Dao thường được thu hái từ rừng tự nhiên và được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau

Một nghiên cứu điều tra về y học dân tộc của người Dao được thực hiện ở cả Thái Lan và Việt Nam gần đây đã ghi nhận 199 loài cây thuốc được sử dụng Kết quả phân tích cho thấy 41 loài cây được sử dụng cho các mục đích sức khỏe khác nhau ở cả hai quốc gia, đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan đến hệ sinh sản (45 loài), tăng cường sức khỏe cơ thể (29 loài) và hệ tiêu hóa (21 loài) [40]

Một nghiên cứu khác về tri thức sử dụng cây thuốc của người Dao ở xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã xác định được 112 loài cây thuốc thuộc 48 họ, 74 chi chữa cho 19 nhóm bệnh khác nhau Trong đó nhóm sử dụng nhiều nhất là hồi phục sức khỏe với 45 loài, chiếm tỷ lệ 40,20% Sau đó là nhóm cây thuốc sử dụng cho phụ nữ sau sinh (26 loài, 23,20%) Cách sử dụng chủ yếu là làm thuốc tắm (78 loài, 69,60%) [7]

Tại Sa Pa, nghiên cứu về cây thuốc của người Dao đã xác định 84 loài cây thuốc thuộc 67 chi, 94 họ được sử dụng làm thuốc tắm với 06 nhóm mục đích sử dụng: Phụ nữ sau khi sinh; Tăng cường thể lực; Đau cơ xương khớp; Cảm cúm nhức đầu; Mụn nhọt mẩn ngứa; Một số bệnh ở trẻ nhỏ [10]

Bên cạnh nghiên cứu điều tra, một số nghiên cứu phục vụ phát triển sản phẩm dựa

trên tri thức thuốc tắm cổ truyền của người Dao cũng được thực hiện như: Khảo sát quy trình sử dụng chế phẩm tắm của người Dao Đỏ ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai [12]; Khảo sát quy trình sử dụng chế phẩm ngâm chân phát triển từ bài thuốc tắm cổ truyền của người Dao Đỏ tại xã Tả phìn, huyện Sa pa, tỉnh Lào Cai [22]

Nhìn chung, người Dao thường sử dụng cây thuốc để chữa các bệnh liên quan đến tăng sức khỏe và sinh sản Việc sử dụng cây thuốc chủ yếu là dưới dạng thuốc tắm, một phương pháp truyền thống và phổ biến trong cộng đồng người Dao Cách sử dụng này không chỉ giúp chữa bệnh mà còn giúp tăng cường sức khỏe, thư giãn cơ thể và phòng ngừa bệnh tật

Trang 25

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc của cộng đồng người Dao tại khu vực Y Hản, xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai

- Một số tri thức thực vật dân tộc học của cộng đồng người Dao tại khu vực Y Hản, xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Điều tra đa dạng tài nguyên cây thuốc của người Dao ở khu vực Y Hản

- Điều tra theo tuyến và vườn gia đình kết hợp phỏng vấn tại chỗ với người cung cấp tin cốt yếu (KIP)

- Xác định đa dạng sinh học cây thuốc: Theo các bậc phân loại; Theo các thảm thực vật phân bố; Theo dạng sống; Theo mức độ thiết yếu, nguy cấp, quý hiếm

- Tư liệu hóa tri thức sử dụng cây thuốc: Các công dụng, chứng bệnh, nhóm bệnh sử dụng cây thuốc; Các bộ phận dùng của cây thuốc; Các cách sử dụng cây thuốc; Các cây thuốc trồng tại vườn nhà

2.2.2 Điều tra thực vật dân tộc học của người Dao ở khu vực Y Hản

- Phỏng vấn theo phương pháp liệt kê tự do kết hợp điều tra theo tuyến thu mẫu - Xác định đa dạng sinh học cây cỏ dùng trong đời sống hằng ngày: Theo bậc phân loại

- Tư liệu hóa một số tri thức sử dụng cây cỏ trong đời sống hằng ngày: Các nhóm mục đích sử dụng cây cỏ; Các bộ phận dùng; Các cách sử dụng

2.3 Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu

Bảng 2.1 Dụng cụ và thiết bị phục vụ điều tra thực địa

Trang 26

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Điều tra tính đa dạng sinh học của cây thuốc ở khu vực Y Hản, Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai

2.4.1.1 Điều tra theo tuyến

Điều tra tính đa dạng sinh học của của cây thuốc được tiến hành theo phương pháp điều tra theo tuyến với người cung cấp tin cốt yếu (KIP) [1] [18] KIP là những người Dao am hiểu cây thuốc ở khu vực Y Hản, Tả Phìn (Trạm Y tế xã Tả Phìn giới thiệu) Thông qua các chuyến điều tra thực địa để quan sát, phỏng vấn và thu thập mẫu tiêu bản Mục tiêu điều tra là xác định tên cây địa phương, thành phần loài, công dụng, bộ phận dùng và cách sử dụng cây thuốc trong khu vực Các bước thực hiện bao gồm:

(i) Xác định tuyến điều tra: Xác định dựa trên thực trạng thảm thực vật, địa hình hoặc phân bố cây thuốc trong khu vực Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra được thiết kế đi theo các địa hình và thảm thực vật khác nhau (tuyến núi cao, rừng thứ sinh, ven suối, ven đường, vv.) Tổng cộng có 04 tuyến điều tra đã được thực hiện cùng với 02 KIP (Phụ lục 1.1) (Phụ lục 3.1)

(ii) Thu thập thông tin tại thực địa: Phỏng vấn bất kỳ cây nào gặp trên đường hoặc dừng lại tại mỗi địa điểm có sự thay đổi về thảm thực vật và tiến hành phỏng vấn Thông tin cần thu thập bao gồm: Tên cây tiếng địa phương, công dụng, bộ phận dùng, cách dùng Thu mẫu tiêu bản và chụp ảnh cây thuốc

(iii) Xử lý thông tin: Thông tin mang tính chất định tính, lập danh mục loài, bao gồm: Tên địa phương, tên thường dùng, tên khoa học, công dụng, bộ phận dùng, cách dùng Sử dụng phần mềm Microsoft excel 2021 để tính toán

2.4.1.2 Điều tra cây thuốc trong vườn gia đình

(i) Chọn mẫu: Các hộ gia đình được chọn là các hộ gia đình tại cộng đồng người

Dao khu vực Y Hản có trồng cây thuốc tại vườn gia đình

(ii) Thu mẫu thông tin: Các hộ gia đình được phỏng vấn thông tin về những cây thuốc có tại vườn, bao gồm: Tên địa phương, công dụng, bộ phận dùng, cách dùng, lý do trồng trong vườn Các mẫu tiêu bản được thu thập, chụp ảnh và mã hóa phù hợp với

thông tin cây thuốc đã phỏng vấn

(iii) Xử lý thông tin: Lập danh mục loài, bao gồm: Tên địa phương, tên thường dùng, tên khoa học, công dụng, bộ phận dùng, cách dùng Sử dụng phần mềm Microsoft

excel 2021 để tính toán

Tổng số 05 vườn hộ gia đình đã được điều tra trong quá trình nghiên cứu (Phụ lục

1.2)

2.4.2 Điều tra tri thức thực vật dân tộc học của cộng đồng người Dao

Hoạt động điều tra được thực hiện bằng phương pháp liệt kê tự do:

Trang 27

(i) Liệt kê tự do: Mẫu nghiên cứu được chọn là đàn ông và phụ nữ trong khoảng 20-65 tuổi thuộc dân tộc Dao sống ở khu vực Y Hản, thôn Tà Chải Mỗi cá nhân được yêu cầu liệt kê tên tất cả các cây cỏ sử dụng trong đời sống hằng ngày theo biểu mẫu chung (Phụ lục 1.5) bằng tiếng Dao mà họ biết Sau đó, tiến hành điều tra tri thức sử dụng bằng cách đặt câu hỏi cho mỗi cây cỏ đã được liệt kê: “Cây được sử dụng để làm gì?”, “Dùng bộ phận nào của cây?” và “Cách dùng như thế nào?” Số lượng mẫu phỏng vấn được quyết định khi đường cong loài tăng không đáng kể khi tăng người phỏng vấn

Tổng cộng có 16 người được phỏng vấn (Phụ lục 1.3)

(ii) Xử lý dữ liệu: Lập danh sách tên tất cả các cây cỏ đã liệt kê ở bước 01 Loại bỏ tên tiếng Dao đồng nghĩa bằng cách kiểm tra danh mục tên đã được lập với 01 nhóm

02 người phụ nữ trung niên am hiểu về cây cỏ và thông thạo tiếng Kinh (Phụ lục 1.1)

(iii) Thu thập mẫu cây: Cây thuốc được thu mẫu dựa trên danh mục đã lập ở bước

02 bằng phương pháp khảo sát theo tuyến tại thực địa với người Dao am hiểu về cây cỏ Tổng cộng có 02 tuyến đã được khảo sát cùng với 01 KIP để thu mẫu (Phụ lục 1.1)

2.4.3 Tư liệu hóa tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc và trong đời sống hằng ngày

Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc và trong đời sống hằng ngày được thu thập thông qua phỏng vấn theo tuyến tại thực địa, sau đó đối chiếu và chuẩn hóa thuật ngữ theo các tài liệu khoa học như: Từ điển cây thuốc Việt Nam [5]; Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam [36]; Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam [17]; Danh lục các loài thực vật Việt Nam [28]; Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam [4]; vv

2.4.4 Thu mẫu và làm tiêu bản thực vật

Mẫu tiêu bản thu tại thực địa được xử lý bằng phương pháp ướt: Mẫu cây được xông hơi cồn trong túi nilon kín, sau đó được ép và sấy khô theo các kỹ thuật tiêu bản thông thường và lưu trữ tại Phòng tiêu bản của Trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP)

2.4.5 Giám định tên khoa học cây cỏ làm thuốc và trong đời sống hàng ngày

Tên khoa học của cây cỏ được giám định theo phương pháp so sánh hình thái dựa trên các mẫu tiêu bản, mẫu tiêu bản chuẩn (type) tại các phòng tiêu bản trong nước: Phòng tiêu bản - Trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP); Các phòng tiêu bản online quốc tế: Herbier Muséum Paris - Muséum National d’Histoire Naturelle (P) [48]; Royal Botanic Gardens, Kew (K) [53]; Chinese Virtual Herbarium (CVH) [45]; New York Botanical Gardens (NY) [44]; vv Ngoài ra, tên khoa học được xác định và chỉnh lý theo các tài liệu Thực vật chí Việt Nam [38]; Cây cỏ Việt Nam [11]; Từ điển Thực vật thông dụng [3]; Từ điển Cây thuốc Việt Nam [5]; Thực vật chí Trung Quốc (Flora of China) [46]; Danh lục các loài thực vật Việt Nam [28]; Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam [4]; Medicinal Plants Used By The Mien People In Thailand And Vietnam [41]; The International Plant Names Index (IPNI) [54]

Trang 28

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Tài nguyên cây thuốc của người Dao ở khu vực Y Hản

3.1.1 Tính đa dạng sinh học cây thuốc của người Dao ở khu vực Y Hản 3.1.1.1 Đa dạng theo bậc phân loại

Nghiên cứu đã xác định được 203 loài cây được người Dao ở khu vực Y Hản sử dụng làm thuốc (Phụ lục 2.1) Trong số đó có 182 loài đã giám định tên khoa học đến

loài, 18 loài chỉ giám định được đến chi, 03 loài chỉ giám định được đến họ

a Đa dạng theo bậc ngành

Các cây thuốc được xác định thuộc 85 họ, 151 chi khác nhau của 05 ngành thực vật là Lycopodiophyta (Thông đất), Pinophyta (Thông), Equisetophyta (Cỏ tháp bút),

Polypodiophyta (Dương xỉ) và Magnoliophyta (Ngọc lan)

Trong các ngành thực vật, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số họ, chi, loài lớn nhất, lần lượt là 79 họ, 143 chi và 195 loài, chiếm 96,06% tổng số loài Trong đó lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có nhiều cây thuốc nhất (64 họ, 122 chi, 164 loài, chiếm 80,79% tổng số loài)

Số loài của các ngành thực vật còn lại chỉ chiếm 3,94% (Bảng 3.1)

Bảng 3.1 Sự phân bố cây thuốc ở khu vực Y Hản trong các ngành thực vật

Trang 29

Hình 3.1 Phân bố số lượng họ cây thuốc ở khu vực Y Hản theo số loài

Trong đó, họ Cúc (Asteraceae) được sử dụng nhiều nhất với số loài chiếm 12,32% Một số họ khác cũng có số lượng loài cây thuốc được sử dụng nhiều như: Họ Đậu (Fabaceae) có 09 loài (4,43%), họ Hoa hồng (Rosaceae) có 09 loài (4,43%) và họ Cà phê (Rubiaceae) có 09 loài (4,43%) (Bảng 3.2)

Bảng 3.2 Danh mục các họ có từ 03 loài cây thuốc trở lên

(xếp theo thứ tự giảm dần số loài) STT

Số loài của họ

Trang 30

STT

c Đa dạng theo bậc chi

Số loài cây thuốc phân bố theo chi được trình bày ở Hình 3.2

Hình 3.2 Phân bố số lượng chi cây thuốc ở khu vực Y Hản theo số loài

Qua điều tra đã xác định được 151 chi Trong đó có 118 chi (78,15%) chỉ có 01 loài cây thuốc và có 10 chi (6,62%) có số loài từ 03 loài trở lên Tổng số loài của 10 chi

này là 36 loài, chiếm 17,73% số loài cây thuốc đã thu được

Trang 31

Trong 10 chi có số loài từ 03 trở lên, chi Blumea có số loài lớn nhất với 06 loài

(2,96%) (Bảng 3.3)

Bảng 3.3 Danh mục các chi có từ 03 loài cây thuốc trở lên

(xếp theo thứ tự giảm dần số loài)

Bảng 3.4 Danh mục các dạng sống của cây thuốc ở khu vực Y Hản

(xếp theo thứ tự tăng dần số loài)

Trang 32

- Hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm: Rừng, ven rừng (r); Ven suối và thung lũng ẩm (s); Vách đá (d)

- Hệ sinh thái nhân tạo, bao gồm: Bãi hoang, ven đường (g); Vườn nhà (v) Trong đó, các cây thuốc phân bố nhiều nhất ở hệ sinh thái tự nhiên là Rừng, ven rừng (154 loài, 75,86%), tiếp theo là Bãi hoang, ven đường (39 loài, 19,21%) và Vườn nhà (32 loài, 15,76%) (Hình 3.3)

Hình 3.3 Mức độ đa dạng cây thuốc ở khu vực Y Hản theo thảm thực vật

Ghi chú: Tổng tỷ lệ không bằng 100% do một cây thuốc có thể phân bố ở nhiều thảm

thực vật

Theo thống kê có 164 cây thuốc (80,79%) chỉ xuất hiện ở 01 thảm thực vật duy nhất, 37 cây thuốc (18,23%) xuất hiện ở 02 thảm thực vật và 02 cây thuốc xuất hiện ở 03 thảm thực vật (0,99%) (Hình 3.4)

Hình 3.4 Phân bố của cây thuốc ở khu vực Y Hản theo thảm thực vật

Trang 33

3.1.1.4 Mức độ thiết yếu, nguy cấp, quý hiếm

Trong 203 cây thuốc ở khu vực Y Hản, có 30 loài được ghi trong “Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ VII” (DMTTY) [2] (Bảng 3.5)

Bảng 3.5 Danh mục các loài cây thuốc ở khu vực Y Hản được ghi trong Danh mục

thuốc thiết yếu lần thứ VII (xếp theo thứ tự tên khoa học)

1 Thủy xương bồ Acorus calamus L Acoraceae

2 Thạch xương bồ Acorus gramineus Aiton Acoraceae

3 Long nha thảo Agrimonia pilosa Ledeb Rosaceae

4 Thảo quả Amomum aromaticum Roxb Zingiberaceae

5 Sa nhân Amomum coriandriodorum S.Q.Tong

6 Chè dây Ampelopsis cantoniensis (Hook &

7 Ngải cứu Artemisia vulgaris L Asteraceae

8 Đại bi Blumea balsamifera (L.) DC Asteraceae

9 Mật mông hoa Buddleja officinalis Maxim Scrophulariaceae

10 Rau má Centella asiatica (L.) Urb Apiaceae

11 Đảng sâm Codonopsis javanica (Blume)

Hook.f & Thomson Campanulaceae 12 Ý dĩ nhọn Coix lacryma-jobi var stenocarpa

13 Hoa lan ba màu Dendrobium sp Orchidaceae

15 Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora (Thunb.)

Trang 34

STT Tên thường

16 Dạ cẩm Hedyotis capitellata Wall ex G.Don Rubiaceae

17 Diếp cá Houttuynia cordata Thunb Saururaceae

18 Cỏ lá tre Lophatherum gracile Brongn Poaceae

19 Ba kích Morinda officinalis F.C.How Rubiaceae

20 Hương nhu trắng Ocimum gratissimum L Lamiaceae 21 Tía tô Perilla frutescens (L.) Britton Lamiaceae

23 Kích nhũ trắng Polygala karensium Kurz Polygalaceae

24 Kích nhũ trên đá Polygala saxicola Dunn Polygalaceae 25 Sói láng Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai Chloranthaceae

26 Thổ phục linh Smilax glabra Roxb Smilacaceae

27 Bình vôi núi cao Stephania brachyandra Diels Menispermaceae 28 Câu đằng lá mỏ Uncaria rhynchophylla (Miq.) Miq Rubiaceae

29 Sẻn gai Zanthoxylum acanthopodium DC Rutaceae

30 Gừng Zingiber officinale Roscoe Zingiberaceae

Có 08 loài có trong Nghị định 84 [6] (Bảng 3.6) (Nghị định số 84/2021/NĐ-CP là Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) và 07 loài trong Sách đỏ Việt Nam 2007 [37] (Bảng 3.7)

Trang 35

Bảng 3.6 Danh mục các loài cây thuốc ở khu vực Y Hản có trong Nghị định 84

(xếp theo thứ tự tên khoa học)

Phân hạng

1 Biến hóa Asarum cordifolium C.E.C.Fisch Aristolochiaceae IIA

2 Trầu tiên Asarum glabrum Merr Aristolochiaceae IIA

3 Đảng sâm Codonopsis javanica (Blume)

Hook.f & Thomson Campanulaceae IIA 4 Hoàng lan Cymbidium iridioides D Don Orchidaceae IIA

5 Hoa lan ba

6 Trọng lâu nhiều lá Paris polyphylla Sm Melanthiaceae IIA 7 Thạch tiên

đào Pholidota chinensis Lindl Orchidaceae IIA 8 Bình vôi núi

cao Stephania brachyandra Diels Menispermaceae IIA

Bảng 3.7 Danh mục các loài cây thuốc ở khu vực Y Hản có trong Sách đỏ Việt

Nam 2007 (xếp theo thứ tự tên khoa học)

Phân hạng

1 Trầu tiên Asarum glabrum Merr Aristolochiaceae VU

2 Đảng sâm Codonopsis javanica (Blume)

Hook.f & Thomson Campanulaceae VU 3 Chùa dù Elsholtzia penduliflora W.W.Sm Lamiaceae VU

4 Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora (Thunb.)

5 Trọng lâu nhiều lá Paris polyphylla Sm Melanthiaceae EN 6 Bình vôi núi

cao Stephania brachyandra Diels Menispermaceae EN 7 Cúc bạc Vernonia volkameriifolia DC Asteraceae VU

Trang 36

3.2 Tri thức sử dụng cây thuốc của người Dao ở khu vực Y Hản

3.2.1 Danh mục các bệnh, chứng bệnh có thể chữa trị bằng cây thuốc của người Dao ở khu vực Y Hản

Qua điều tra, người Dao ở khu vực Y Hản sử dụng 203 loài cây thuốc thu được để chữa trị cho 26 nhóm bệnh/chứng bệnh/nhóm thuốc khác nhau (Bảng 3.8) Trong đó 08

nhóm bệnh/chứng bệnh/nhóm thuốc có nhiều cây thuốc nhất là: Bổ dưỡng tăng sức khỏe (52 loài), Bệnh về tiêu hóa (28 loài), Làm mát dịu (19 loài), Bệnh về hô hấp (18 loài), Bệnh về xương khớp (15 loài), Bệnh ngoài da (12 loài), Sốt - cảm cúm (11 loài), Bệnh về gan (08 loài)

Bảng 3.8 Danh mục các nhóm bệnh, chứng bệnh, nhóm thuốc sử dụng cây thuốc

khu vực Y Hản (xếp theo thứ tự giảm dần số loài)

1 Bổ dưỡng, tăng sức khỏe (Suy nhược cơ thể, gầy gò,

2 Bệnh về tiêu hóa (Dạ dày, đại tràng, kiết lị, táo bón,

Trang 38

Bộ phận sử dụng nhiều nhất là Cả cây (102 loài) chiếm 50,25% Hai bộ phận được sử dụng nhiều tiếp theo là Thân lá (41 loài) chiếm 20,20% và Lá (35 loài) chiếm 17,24%

(Bảng 3.9)

Bảng 3.9 Danh mục các bộ phận dùng của cây thuốc ở khu vực Y Hản

(xếp theo thứ tự giảm dần số loài)

nhất là Sắc uống (123 loài, 60,59%), Tắm (56 loài, 27,59%)

Bảng 3.10 Danh mục các cách dùng cây thuốc ở khu vực Y Hản

Dùng ngoài

Dùng trong

Ghi chú: Tổng tỷ lệ không bằng 100% do một loài có thể có nhiều cách dùng

Trang 39

3.2.4 Các cây thuốc trồng tại vườn nhà của người Dao ở khu vực Y Hản

Đã điều tra 05 vườn của hộ gia đình ở khu vực Y Hản Tổng số loài cây thuốc thu được trong vườn của hộ gia đình là 32 loài thuộc 21 họ, 30 chi Trong đó có 14 loài gặp ở 03 vườn trở lên (Hình 3.5)

Hình 3.5 Tần số xuất hiện trong vườn của các loài cây thuốc

Trong 32 cây thuốc được trồng trong các vườn hộ gia đình ở cộng đồng, có 13 loài cây thuốc trong danh mục Thuốc thiết yếu lần VII [2] (Bảng 3.11), chiếm 43,33% số loài cây thuốc trong DMTTY của khu vực Y Hản

Bảng 3.11 Danh mục các cây thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu được trồng trong vườn hộ gia đình khu vực Y Hản (xếp theo thứ tự tên khoa học)

1 Thủy xương bồ Acorus calamus L Acoraceae

2 Thảo quả Amomum aromaticum Roxb Zingiberaceae

3 Sa nhân Amomum coriandriodorum

S.Q.Tong & Y.M.Xia Zingiberaceae

4 Ngải cứu Artemisia vulgaris L Asteraceae

5 Đại bi Blumea balsamifera (L.) DC Asteraceae

6 Mật mông hoa Buddleja officinalis Maxim Scrophulariaceae

7 Rau má Centella asiatica (L.) Urb Apiaceae

Trang 40

STT Tên thường dùng Tên khoa học Họ

8 Hoa lan ba màu Dendrobium sp Orchidaceae

9 Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora (Thunb.)

10 Diếp cá Houttuynia cordata Thunb Saururaceae

11 Tía tô Perilla frutescens (L.) Britton Lamiaceae

13 Gừng Zingiber officinale Roscoe Zingiberaceae

3.3 Thực vật dân tộc học của người Dao ở khu vực Y Hản

3.3.1 Đường cong loài cây cỏ được người Dao ở khu vực Y Hản sử dụng trong đời sống hằng ngày

Qua phỏng vấn 16 người cung cấp thông tin (NCCT) tại khu vực Y Hản, đã ghi nhận được 116 loài cây cỏ khác nhau được sử dụng trong đời sống hằng ngày, bao gồm các mục đích như thực phẩm, đồ uống, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm, nhuộm, độc và

thủ công (đã chỉnh lý các tên đồng nghĩa)

Hình 3.6 Biểu đồ đường cong loài cây cỏ được người Dao ở khu vực Y Hản sử

dụng

Trong số 116 loài được nhắc đến, đã thu được 92 mẫu, có 24 loài không thu được mẫu trong quá trình điều tra

020406080100120140

Ngày đăng: 23/08/2024, 00:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w