1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phạm thị xuân quỳnh nghiên cứu phát triển sản phẩm dầu xoa bóp từ tinh dầu chùa dù tại xã tả phìn sa pa lào cai

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu phát triển sản phẩm dầu xoa bóp chứa tinh dầu Chùa dù tại xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai
Tác giả Phạm Thị Xuân Quỳnh
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Văn Ơn, ThS. Lê Thiên Kim
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược sĩ
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 3,4 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (0)
    • 1.1. Tổng quan về tinh dầu Chùa dù (10)
      • 1.1.1. Nguồn gốc nguyên liệu (10)
      • 1.1.2. Thành phần tinh dầu Chùa dù (10)
      • 1.1.3. Công dụng tinh dầu Chùa dù (11)
      • 1.1.4. Sản xuất tinh dầu Chùa dù (12)
      • 1.1.5. Một số sản phẩm từ cây Chùa dù (13)
    • 1.2. Tổng quan về viêm (13)
      • 1.2.1. Khái niệm (13)
      • 1.2.2. Nguyên nhân gây viêm (14)
      • 1.2.3. Phân loại viêm (14)
      • 1.2.4. Các chất trung gian hóa học gây viêm (14)
    • 1.3. Tổng quan về các sản phẩm dầu xoa bóp và nguyên liệu (15)
      • 1.3.1. Khái niệm (15)
      • 1.3.2. Thành phần trong dầu xoa bóp (15)
      • 1.3.3. Kỹ thuật bào chế (18)
      • 1.3.4. Một số sản phẩm dầu xoa bóp trên thị trường (18)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. Đối tượng, nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu (21)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (21)
      • 2.1.2. Nguyên liệu nghiên cứu (21)
      • 2.1.3. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất (21)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (0)
      • 2.2.1. Xây dựng công thức và bào chế thử nghiệm sản phẩm dầu xoa bóp chứa (0)
      • 2.2.2. Đánh giá một số yếu tố thị trường của sản phẩm dầu xoa bóp chứa tinh dầu Chùa dù ............................................................................................................ 18 2.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm dầu xoa bóp chứa tinh dầu Chùa dù 19 (0)
  • CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN (0)
    • 3.1. Xây dựng công thức và bào chế thử nghiệm sản phẩm giảm đau chứa tinh dầu Chùa dù tại xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai (29)
      • 3.1.1. Lựa chọn thành phần công thức (29)
      • 3.1.2. Lập công thức và bào chế thử nghiệm (29)
      • 3.1.3. Đánh giá tác dụng chống viêm thông qua định lượng giải phóng nitric (32)
    • 3.2. Kết quả đánh giá một số yếu tố thị trường của sản phẩm giảm đau chứa (33)
      • 3.2.1. Thông tin cơ bản của người cung cấp tin (33)
      • 3.2.2. Thông tin về sức khỏe (34)
      • 3.2.3. Thông tin về các biện pháp chăm sóc sức khỏe (35)
      • 3.2.4. Thông tin phản hồi về sản phẩm nghiên cứu (37)
    • 3.3. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm giảm đau chứa tinh dầu Chùa dù (38)
      • 3.3.1. Chỉ tiêu cảm quan (38)
      • 3.3.2. Chỉ tiêu vật lý (38)
      • 3.3.3. Chỉ tiêu hóa học (40)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (0)
    • 4.1. Bàn luận về dạng bào chế sản phẩm (43)
      • 4.1.1. Về nguyên liệu đầu vào (43)
      • 4.1.2. Về thể chất sản phẩm (44)
      • 4.1.3. Về độ ổn định của sản phẩm (45)
    • 4.2. Bàn luận về các vấn đề thị trường của sản phẩm (46)
      • 4.2.1. Bàn luận về giá của sản phẩm (46)
      • 4.2.2. Bàn luận về tính khả thi của sản phẩm (47)
    • 4.3. Mô hình CANVAS của sản phẩm thử nghiệm (51)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (53)
  • PHỤ LỤC (42)

Nội dung

TỔNG QUAN

Tổng quan về tinh dầu Chùa dù

Tinh dầu Chùa dù được chiết xuất từ loài Elsholtzia penduliflora W W Smith

(đồng nghĩa: Aphanochilus penduliflorus (w W Smith), thường được gọi là Chùa dù hay Kinh giới rủ, thuộc chi Elsholtzia Willd, họ Bạc hà Lamiaceae[10]

Chùa dù là cây cỏ mọc đứng, cao 100 - 200 cm Mùa hoa từ tháng 9 - 11 và mùa quả từ tháng 11 - 12 [10] Cây ưa sáng và ẩm, ở độ cao từ 1000 m trở lên, phân bố ở một số nước châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam Ở Việt Nam, loài này có ở Lai Châu (Sìn Hồ, Tả Sử Chồ), Lào Cai (Sapa, Bát Xát), Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ), Nghệ An (Kỳ Sơn) [10], [52],[57]

1.1.2 Thành phần tinh dầu Chùa dù

Cho đến nay, các nghiên cứu về thành phần hoá học của Chùa dù còn khiêm tốn, chủ yếu là nghiên cứu về tinh dầu Các công bố về thành phần hóa học cho thấy, Chùa dù có chứa tinh dầu, flavonoid, phenolic, sterol, triterpenoid và một số hợp chất khác [3]

Theo các nghiên cứu của tác giả trên thế giới cho thấy, trong tinh dầu Chùa dù ở Trung Quốc có khoảng hơn 40 hợp chất được xác định, trong đó chủ yếu là các hợp chất: 1,8-cineol (71,71%), P-pinen (7,3%), a-pinen (3,9%), sabinen (2,8%), limonen (2,4%), linalol, thymol, camphen, y-terpinen, 4-phenylbuten-1, myrcen, naphthalen, elemen, trans-caryophyllen, humulen, B-cubeben, B-dehydro elsholizion, a-terpineol, carvacrol, 1-octen-3-ol, benzaldehyd [51], [56]

Tại Việt Nam, công ty CP SapaNapro đã công bố tinh dầu dầu Chùa dù thu hái tại xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai có 23 hợp chất khác nhau trong tinh dầu Chùa dù, trong đó các thành phần chính bao gồm 1,8-cineol với hàm lượng 63,80%, Cymene 5,49%, Terpinene(g-) 3,98%, Sabinene 2,76%, Thujene 2,66%, Myrcene 1,73%, Terpinene (a- ) 1,53% và nhiều thành phần có hàm lượng dưới 1% (trong phụ lục 1 đính kèm)

Trong tinh dầu Chùa dù, 1,8-cineol là thành phần chính và có hàm lượng cao nhất [51], [56]

1,8-Cineol, còn được gọi là Eucalyptol, là một hợp chất hữu cơ tự nhiên thường được tìm thấy trong nhiều loại tinh dầu, bao gồm[28], [37], [53]:

+ Tinh dầu tràm gió (Melaleuca cajuputi)

+ Tinh dầu bạch đàn (Eucalyptus globulus)

+ Tinh dầu sả chanh (Cymbopogon citratus)

+ Tinh dầu hương thảo (Rosmarinus officinalis)

+ Tinh dầu húng quế (Ocimum basilicum)

Với nhiều đặc tính: kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, long đờm,…Nổi trội nhất là đặc tính chống viêm theo những cơ chế [28], [37], [53]:

+ Ức chế các chất trung gian gây viêm: Cineol có thể ức chế sự sản xuất và hoạt động của các chất trung gian gây viêm như prostaglandin và leukotriene

+ Giảm hoạt động của các tế bào miễn dịch: Cineol có thể ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch gây viêm như đại thực bào và tế bào mast

+ Tăng cường sản xuất các chất chống viêm: Cineol có thể kích thích sản xuất các chất chống viêm như interleukin-10

1.1.3 Công dụng tinh dầu Chùa dù

- Tính vị và công năng:

Chùa dù có vị cay đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng như phong tán hàn, giải nhiệt, chỉ thống

- Công dụng trong y học cổ truyền:

Theo tài liệu thu thập được, Chùa dù được tìm thấy ở một vài nước châu Á là Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam [10], [51], [52] Loài này được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau, tuy nhiên chủ yếu được dùng để chữa cảm cúm và các chứng viêm

Toàn bộ cây thường được sử dụng để tán phong, tán hàn, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau, giảm ho Chùa dù kết hợp với các loại thuốc thảo mộc khác có tác dụng chống viêm đặc biệt tốt [56] Ngoài ra, Chùa dù còn được dùng làm thuốc điều trị bệnh đường hô hấp, chống vi khuẩn, virus, bệnh than, nhiễm trùng vết thương, viêm họng, viêm amidan, viêm màng não chứa dịch, sốt rét và dùng trong các trường hợp dự phòng và điều trị cúm, viêm nhiễm, viêm phổi, viêm vú, viêm phế quản [55]

Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng loài Chùa dù trong các bài thuốc chữa cúm, cảm mạo, trị các vết thương bị nhiễm trùng, chữa các bệnh viêm màng não, viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản, sốt rét Ngoài ra, Chùa dù ở Trung Quốc còn dùng trị bệnh nhiệt thán và ngoại thương cảm nhiễm Liều dùng 12-15g, dạng thuốc sắc, dùng ngoài giã cây tươi đắp, bôi [18], [2], [47], [3] Ở Việt Nam, dược liệu Chùa dù được dùng để chữa cảm cúm, sốt, ho, tiểu tiện khó do bị viêm, tiểu tiện ra máu Ngày dùng 10 - 15 g cây khô, dùng dưới dạng thuốc sắc hay hãm Cây tươi để xông chữa cảm cúm, hoặc dùng cây tươi giã nát, đắp hay xoa bóp chỗ đau khi trẻ em họ hay sốt Tinh dầu của loài này dùng uống hay xoa bóp, có thể được dùng thay thế tinh dầu khuynh diệp và tinh dầu tràm trong một số công thức dầu xoa, cao xoa Tinh dầu Chùa dù còn có tác dụng điều trị các chứng đau và tiêu chảy, hoặc dùng pha loãng rồi xoa bóp chữa tê thấp, đau mình mẩy Rễ Chùa dù được dùng để trị sốt rét, mỗi ngày dùng 8 - 10 g dưới dạng thuốc sắc [2], [3] Ngoài ra, Chùa dù còn được người Dao đỏ ở Sapa, Lào Cai sử dụng làm một trong các thành phần của bài thuốc tắm, có tác dụng phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh, người mới ốm dậy, cơ thể và sức đề kháng còn yếu, người lao động vất vả trong thời gian dài [5]

Hiện nay, có rất ít công trình nghiên cứu về tác dụng sinh học của loài Chùa dù đã được công bố

Năm 2010, Zhang và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu khả năng ức chế virus gây bệnh Newcastle của tinh dầu Chùa dù trên phôi gà nuôi cấy SPF Kết quả cho thấy, tinh dầu của loài này không gây tác dụng phụ đối với phôi gà SPF và có tác dụng ức chế hoàn toàn sự sinh sản của virus gây bệnh Newcastle trong phôi gà SPF [50]

Năm 2022, Tiến sĩ Hoàng Thị Diệu Hương công bố về tác dụng chông viêm của tinh dầu Chùa dù trong Tài luận Tiến sĩ tại Viện Dược Liệu[8]

1.1.4 Sản xuất tinh dầu Chùa dù

Chùa dù được trồng chủ yếu ở các xã Tả Phìn và Ngũ Chỉ Sơn của thị xã Sa Pa với tổng diện tích trồng khoảng 50 ha Cây có đặc tính dễ trồng, không cần nhiều công chăm sóc, có thể trồng trên đất dốc, khả năng chịu lạnh tốt, sau 10 đến 12 tháng trồng cho thu hoạch, sau đó chặt sát gốc, cây sẽ mọc lại Đất đai ở đây cũng phù hợp, cây trồng 1 lần nhưng có thể thu hoạch từ 7 đến 8 năm nên chi phí đầu tư không nhiều 1 ha trồng cây chùa dù thu được trên 13 tấn nguyên liệu, giá bán trung bình 4.000-5.000 đồng/cây tươi thu về khoảng 52 triệu/ha Trong đó, một lượng nhỏ chùa dù (10-15%) được đưa vào nấu thuốc tắm lá tươi, phục vụ khách du lịch tại chỗ của các đơn vị Lượng dược liệu tươi còn lại được đem đi chiết xuất tinh dầu Tinh dầu Chùa dù sau khi chiết xuất và tinh chế sẽ được sử dụng để pha chế một số sản phẩm chứa tinh dầu (cao tắm, tinh dầu treo xe,…) hoặc đóng chai/can Các sản phẩm sau đó được phân phối theo nhiều kênh thị trường khác nhau, bao gồm cả xuất khẩu (tuy nhiên kênh thị trường này chưa bền vững) Giá bán tinh dầu hiện tại do công ty SapaNapro cung cấp: 150.000VNĐ/lọ 10ml, 2,5 triệuVNĐ/1L Dưới đây là chuỗi giá trị Chùa dù trong hình 1.1

Hình 1 1 Chuỗi giá trị của Chùa dù tại Lào Cai

Chuỗi giá trị của Chùa dù tại Lào Cai được hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các nhóm tác nhân: người trồng, các cơ sở chế biến, sản xuất, và các đại lý phân phối, bán hàng Tất cả các hoạt động sản xuất sơ cấp và thứ cấp diễn ra trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tuy nhiên có ít sản phẩm đầu ra và giá trị gia tăng chưa cao Giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị có mối quy tắc ràng buộc khá bền vững thông qua hợp đồng hoặc có ghi chép tài chính minh bạch, trong đó hai đơn vị là HTX Dao và Công ty CP SapaNapro có vai trò trung tâm trong chuỗi giá trị Ngoài ra, còn có sự hiện diện của các tác nhân có chức năng hỗ trợ, cung cấp các hàng hóa đầu vào, dịch vụ khoa học công nghệ, thông tin thị trường và tổ chức sản xuất như: các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, hệ thống chương trình OCOP, hệ thống ngân hàng thương mại, hệ thống cơ quan quản lý và dịch vụ nông nghiệp, các tổ chức khoa học công nghệ và tổ chức phi chính phủ

1.1.5 Một số sản phẩm từ cây Chùa dù

Cây Chùa dù được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, sốt, ho, tiểu tiện khó do bị viêm, tiểu tiện ra máu thường được bán ra dưới dạng cây khô, sử dụng cho việc sắc hoặc hãm Với sản phẩm là cây tươi để xông chữa cảm cúm, hoặc dùng cây tươi giã nát đắp hay xoa bóp chỗ đau khi trẻ em ho hay sốt Còn rễ được bán ra để sử dụng trong việc chữa sốt rét Phổ biến nhất hiện nay là dạng tinh dầu sau khi đã được chưng cất, sử dụng trong việc đốt, xông để làm căng thẳng, lo âu hoặc dùng massage /tắm trị viêm khớp, thấp khớp, chữa buồn nôn, cảm lạnh và cảm cúm, hết đau nhức cơ bắp, hỗ trợ máu lưu thông và tiêu hóa kém

Ngoài ra, Chùa dù cũng là thành phần chính trong bài thuốc lá tắm người Dao.

Tổng quan về viêm

Viêm là một quá trình quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, nhằm loại bỏ hoặc sửa chữa các mô bị tổn thương và vô hiệu hóa tác nhân có hại, sau đó khôi phục lại cân bằng nội môi Viêm không phải là một bệnh cụ thể mà là một quá trình bệnh lý chung, rất phổ biến và gặp ở nhiều bệnh khác nhau Viêm vừa là một phản ứng bảo vệ cơ thể chống lại yếu tố gây bệnh, vừa là phản ứng bệnh lý, khi đáp ứng viêm không phù hợp hoặc có sự gia tăng quá mức, viêm sẽ trở thành có hại cho cơ thể như đau đớn, tổn thương mô lành, rối loạn các chức năng cơ quan ở mức độ rất nặng nề, nguy hiểm [21], [50] Trong phản ứng viêm, các hợp chất trung gian hóa học gây viêm được giải phóng và gây ra các triệu chứng lâm sàng điển hình như sưng, nóng, đỏ và đau [46]

Viêm do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể phân chia các nguyên nhân gây viêm thành 2 nhóm chính [9]: a) Nguyên nhân bên ngoài

- Nhiễm khuẩn: vi khuẩn, virus, nấm mốc, các kí sinh trùng tác động thông qua yếu tố hoại tử khối u alpha các độc tố, các sản phẩm chuyển hóa

- Tác nhân vật lí như: cơ học (chấn thương do va đập, vết thương kể cả vết thương vô khuẩn), nhiệt học (bỏng nóng hoặc bỏng lạnh), tia xạ, dị vật

- Tác nhân hóa học: chất hòa tan gây hoại tử tế bào và tổn thương chất gian bào (dung dịch acid, kiềm, muối, ), chất gây thực bào của bạch cầu đa nhân b) Nguyên nhân bên trong

Các nguyên nhân bên trong như hoại tử tổ chức, nghẽn mạch, xuất huyết, rối loạn thần kinh dinh dưỡng (như viêm tắc động mạch), thay đổi nội sinh của các chất gian bào (như hình thành các phức hợp miễn dịch kháng nguyên - kháng thể), phản ứng miễn dịch (quá mẫn, tự miễn)

Viêm có thể chia làm 2 dạng chính là viêm cấp tính và viêm mạn tính

- Viêm cấp tính là đáp ứng tức thì của hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh và tổn thương mô Các triệu chứng của viêm cấp tính là sưng, nóng, đỏ, đau và mất chức năng hoạt động [46], [19] Viêm cấp tính diễn ra trong thời gian ngắn, và thường được coi như một biện pháp tự điều trị của cơ thể [32]

- Trong viêm mạn tính, nhiều loại cytokin và yếu tố kích thích tăng trưởng được giải phóng, dẫn đến việc tăng sinh các tế bào miễn dịch như bạch cầu lympho và nguyên bào sợi Viêm mạn tính có thể dẫn đến tổn thương mô liên tục bởi các tế bào này [13], [32].Ngoài ra, viêm mạn tính cũng có thể dẫn đến một số bệnh như viêm khớp dạng thấp, tim mạch, tiểu đường, béo phì và ung thư [12]

1.2.4 Các chất trung gian hóa học gây viêm

Có nhiều chất trung gian hoá học khác nhau cùng gây ra những đáp ứng giống nhau trong viêm cấp, được gọi là các chất khơi mào phản ứng Những chất khơi mào này sẽ gián tiếp tác dụng thông qua tác động trực tiếp của rất nhiều chất trung gian hoá học, từ đó gây ra các biểu hiện của đáp ứng viêm Một yếu tố khởi phát viêm có thể hoạt hoả một hoặc nhiều chất trung gian gây viêm

Mặc dù hệ thống chất trung gian gây viêm rất nhiều và phức tạp nhưng có thể chia thành các nhóm như sau: (1) Các chất chuyển hoá của acid arachidonic; (2) nitric oxyd (NO); (3) các acid amin hoạt mạch (histamin, serotonin); (4) các cytokin; (5) các protease huyết tương, hệ kinin, hệ bổ thể, hệ đông máu và tiêu tơ huyết; (6) các globulin miễn dịch; (7) các yếu tố hoạt hoá tiểu cầu; (8) các thành phần của lysosom (protease); (9) các gốc dẫn xuất oxy tự do và các yếu tố sinh trưởng [6], [7], [23]

Trong quá trình tiền viêm, một lượng lớn các chất trung gian tiền viêm như NO và prostaglandin được tạo ra thông qua sự điều chỉnh lên các gen gây viêm cảm ứng của iNOS và COX-2, tạo ra liên tục trong chứng viêm mạn Hiện nay, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã dùng các đích phân tử này để sàng lọc tác dụng chống viêm in vitro, như: ức chế sản xuất NO ở tế bào RAW 264.7 gây viêm bằng LPS, ức chế peroxid lipid, ức chế TNF- α, ức chế COX-2 trong quá trình tổng hợp prostaglandin, ức chế iNOS, Trong số các phương pháp chứng minh hiệu quả, việc kiểm tra NO là một trong những phương pháp thông dụng nhất.

Tổng quan về các sản phẩm dầu xoa bóp và nguyên liệu

Các sản phẩm xoa bóp giảm đau có thể ở dạng thuốc dầu, cao xoa, cao dán Trong đó, dạng thuốc dầu (dầu xoa bóp) là dạng bào chế đơn giản nhất, có từ lâu đời, phổ biến trong dân gian [4] Thuốc dầu thường được dùng ngoài để sát trùng, giảm đau, xông hít Rất ít thuốc dầu có thể uống được

1.3.2 Thành phần trong dầu xoa bóp

Thành phần bao gồm tinh dầu (hoạt chất), và dầu thực vật (dung môi hòa tan), có thể phối hợp thêm các thành phần khác

Thành phần hoạt chất trong dầu xoa bóp là các loại tinh dầu (hay phối hợp nhiều loại tinh dầu với nhau), hoặc hoạt chất tan trong dầu, ngoài ra còn phối hợp thêm dịch chiết dược liệu, cao chiết và tá dược nền [4] Các tinh dầu thường được sử dụng có nhiều đặc tính khác nhau, bao gồm khả năng giảm đau, giãn cơ và chống viêm, bao gồm:

- Tinh dầu màng tang: được biết đến với tên khoa học là Litsea cubeba, thường được nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học và mỹ phẩm nhờ vào các đặc tính chống oxy hóa, chống vi khuẩn, chống viêm và chống nấm của nó [24], [33]

- Tinh dầu Quế [43], [44], [54]: có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền và hiện đại, bao gồm việc làm dịu cơ thể, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa, và cải thiện tuần hoàn máu

- Dầu khuynh diệp: Dầu khuynh diệp đã được nghiên cứu rộng rãi về đặc tính giảm đau và chống viêm Nghiên cứu chỉ ra rằng dầu, đặc biệt là thành phần chính 1,8- cineol (eucalyptol), có hiệu quả trong việc giảm đau và viêm Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hít hoặc bôi dầu khuynh diệp tại chỗ có thể làm giảm đáng kể mức độ đau và các dấu hiệu viêm như protein phản ứng C (CRP) và số lượng bạch cầu (WBC) trong các môi trường lâm sàng khác nhau, bao gồm phục hồi sau phẫu thuật và các tình trạng mãn tính [26]

- Dầu oải hương: Tinh dầu oải hương (LEO) đã được nghiên cứu rộng rãi về đặc tính giảm đau và chống viêm Nghiên cứu chỉ ra rằng LEO có thể làm giảm đáng kể cơn đau và chứng viêm thông qua nhiều cơ chế khác nhau.

Tác dụng giảm đau: Dầu oải hương đã chứng minh được đặc tính giảm đau đáng kể trên mô hình động vật Một nghiên cứu sử dụng xét nghiệm formalin trên chuột cho thấy rằng việc điều trị trước bằng dầu oải hương làm giảm các hành vi liên quan đến cơn đau tương tự như tác dụng của tramadol và indomethacin, cả hai đều là thuốc giảm đau nổi tiếng Điều này cho thấy các thành phần của dầu oải hương, chẳng hạn như linalol và linalyl acetat, có thể có tác dụng hiệp đồng trong việc điều trị cơn đau [49]

Tác dụng chống viêm: Đặc tính chống viêm của dầu oải hương đã được nhấn mạnh trong một số nghiên cứu Một nghiên cứu đã điều tra tác động của LEO lên đại thực bào THP-1, một loại tế bào miễn dịch liên quan đến phản ứng viêm Kết quả chỉ ra rằng LEO có thể làm giảm việc sản xuất các cytokine gây viêm, là những phân tử truyền tín hiệu thúc đẩy quá trình viêm Điều này cho thấy rằng dầu oải hương có thể điều chỉnh phản ứng viêm ở cấp độ tế bào [16], [38]

- Dầu gừng: Tinh dầu gừng được chiết xuất từ cây Gừng, có tên khoa học là

Zingiber officinale (Willd.) Roscoe, được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cảm lạnh, sốt, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi khó tiêu, đau bụng, nôn mửa, và tiêu chảy Đặc biệt, tinh dầu gừng đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi dược phẩm với tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm: giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương từ các gốc tự do và quá trình viêm nhiễm [20], [25] Tinh dầu gừng có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học như gingerol, shogaol, và zingiberene có khả năng ức chế các enzyme cyclooxygenase (COX) và lipoxygenase (LOX), là những enzyme tham gia vào quá trình viêm Ngoài ra, làm giảm sản xuất các cytokine gây viêm như interleukin-1 (IL-1), interleukin-6 (IL-6), và (TNF-α) Bên cạnh đó có tác dụng giảm đau bằng cách tác động lên hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi Các thành phần trong tinh dầu có thể ức chế sự truyền tín hiệu đau qua các thụ thể TRPV1 và TRPA1, giúp giảm cảm giác đau [14], [15], [30], [35]

- Tinh dầu Bạc hà [22]: thường được chiết xuất từ cây Bạc hà, có tên khoa học là Mentha piperita được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền và hiện đại, có các công dụng như làm dịu cơ thể, giảm đau, giảm căng thẳng, cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ hệ hô hấp và phối hợp trong dầu massage

- Methyl Salicylate[34]: Methyl salicylate là một hợp chất tổng hợp có công thức hóa học là C8H8O3, còn được gọi là salicylate methyl ester Nó thường được sử dụng trong các sản phẩm dược phẩm và mỹ phẩm nhờ vào tính chất giảm đau và giảm viêm của nó.Thường được sử dụng trong các sản phẩm giảm đau cục bộ như kem, gel, và dầu xoa bóp, cũng như trong các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng và lotion

Trong dược học cổ truyền, dung môi để bào chế dạng thuốc dầu chủ yếu là dầu thực vật, dầu parafin Dầu thực vật có vai trò vừa là dung môi hòa tan các thành phần, vừa bắt dính tốt trên da và làm mềm da Ngoài ra, do có độ nhớt cao, dầu còn làm giảm bay hơi các thành phần dễ bay hơi như tinh dầu Hiện nay, có nhiều ta dược khác có độ tinh khiết cao, khả năng ổn định tốt hơn dầu thực vật (các triglycerid mạch trung bình) [4]

- Dầu dừa chưng cất phân đoạn: là một lựa chọn phổ biến và hiệu quả làm dầu nền trong dầu xoa bóp, nhờ vào các tính chất dưỡng ẩm, làm mềm da và khả năng thẩm thấu tốt [11], [42], [45] do chứa acid béo thiết yếu và các chất dưỡng ẩm tự nhiên, giúp làm mềm và dưỡng ẩm cho da Dầu dừa thường không gây kích ứng da và phù hợp cho cả da nhạy cảm, bên cạnh đó cũng chứa các chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp bảo vệ da khỏi sự tổn thương do tác động của môi trường

- Dầu jojoba: là một lựa chọn phổ biến và hiệu quả làm dầu nền trong dầu xoa bóp nhờ vào các tính chất dưỡng ẩm, làm mềm của acid béo và vitamin E giúp bảo vệ da khỏi tác động của các gốc tự do và tác nhân oxy hóa khác, giữ cho da khỏe mạnh và trẻ trung Dầu jojoba có cấu trúc tương tự như dầu tự nhiên của da, giúp dầu xoa bóp dễ dàng thẩm thấu và không gây tắc nghẽn lỗ chân lông, phù hợp ngay cả với da nhạy cảm [11], [41]

- Dầu Hạnh nhân: Dầu hạnh nhân là một lựa chọn phổ biến làm dầu nền trong dầu xoa bóp nhờ vào các tính chất dưỡng ẩm, giàu vitamin E và acid béo thiết yếu [31], [39] giúp da mềm mại trong thời gian dài và giảm kích ứng trên da Tương tự dầu jojoba, dầu hạnh nhân cũng cấu trúc tương tự như dầu tự nhiên của da, giúp dầu xoa bóp dễ dàng thẩm thấu và không gây tắc nghẽn lỗ chân lông

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu

Sản phẩm dầu xoa bóp chứa tinh dầu Chùa dù , được sản xuất bởi Công ty CP kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa (SapaNapro)

+ Tinh dầu Chùa dù: Lô 012023 (ngày sản xuất 26/1/2023) (, Lô 012024 (ngày sản xuất 26/1/2024), sản xuất bởi Công ty CP kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa (SapaNapro)

+ Tinh dầu Màng tang: Lô 012023 (ngày sản xuất 26/1/2023), Lô 012024 (ngày 26/1/2024), sản xuất bởi Công ty CP kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa (SapaNapro)

+ Tinh dầu Quế, Tinh dầu Bạc Hà, Tinh dầu Gừng

- Các dầu nền: Dầu Dừa, Dầu Ớt, Dầu Mù u, Dầu Hạnh nhân, Dầu Jojoba

Các nguyên liệu nghiên cứu đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất

2.1.3 Thiết bị, dụng cụ, hoá chất

- Máy đo khúc xạ A.KRUSS Optronic GmbN DR6100

- Máy đo góc quang cực A.KRUSS Optronic GmbH

- Máy Raman của Viện Kiểm nghiệm

- Các dụng cụ thí nghiệm thường quy: bình định mức (50ml), cốc có mỏ (50ml, 100ml), buret, bình nón, ống nghiệm, pipet (1ml, 2ml, 5ml), quả bóp, ống đong, đũa thủy tinh, phễu lọc, giấy lọc

- Bao bì: Chai thủy tinh 10ml; Nhãn mác

2.1.3.3 Hóa chất a) Hóa chất trong test NO

- LPS và L-NAME được mua từ Sigma Aldrich (St Louis, MO, USA)

- Thuốc thử Griess được mua từ Promega (Madison, WI, USA)

- Môi trường nuôi cấy DMEM và các yếu tố bổ sung bao gồm huyết thanh thai bò (FBS) và kháng sinh Penicillin/Streptomycin được mua từ Pan-Biotech (Aidenbach, Germany)

- Thuốc thử MTT được mua từ AK Scientific Inc (Union City, CA, USA)

- DMSO được mua từ Merck (Rahway, NJ, USA) b) Hóa chất được sử dụng trong xây dựng tiêu chuẩn

Ethanol 95%; Kali hydroxyd 0,1 mol/l; Phenolphtalein; Hồ tinh bột; Acid acetic khan nước; Cloroform; Natri thiolsulfat 0,01 N; Kali iodid bão hòa

- Xây dựng công thức và bào chế thử nghiệm sản phẩm dầu xoa bóp chứa tinh dầu Chùa dù tại xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai

- Đánh giá một số yếu tố thị trường của sản phẩm dầu xoa bóp chứa tinh dầu Chùa dù

- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm dầu xoa bóp chứa tinh dầu Chùa dù

2.3.1 Xây dựng công thức và bào chế thử nghiệm sản phẩm dầu xoa bóp chứa tinh dầu Chùa dù

2.3.1.1 Lựa chọn thành phần công thức a) Pha hoạt chất

Dựa trên khảo sát và đánh giá 6 sản phẩm dầu xoa bóp từ tinh dầu trên thị trường (Bảng 1.2), lựa chọn một số thành phần chính về pha hoạt chất được sử dụng phổ biến, bên cạnh đó là nguồn tinh dầu sẵn có ở địa phương để xây dựng nên pha hoạt chất bên cạnh thành phần chính là tinh dầu Chùa dù b) Các dầu nền

Khi lựa chọn pha dầu nền cho việc điều chế dầu xoa bóp, xem xét các yếu tố như tính chất của dầu nền, mục đích sử dụng sản phẩm Dưới đây là nguyên tắc lựa chọn pha dầu nền:

- Tính chất dưỡng ẩm: Chọn dầu nền có khả năng dưỡng ẩm tốt để giữ da mềm mại và không bị khô sau khi sử dụng

- Độ nhẹ nhàng và dễ hấp thụ: Lựa chọn dầu nền có độ nhẹ nhàng và dễ hấp thụ vào da mà không gây cảm giác nhờn dính

- Khả năng làm mềm và dịu da: Chọn dầu nền có khả năng làm mềm và dịu da, giúp giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng da

- Tương thích với tinh dầu và thành phần khác: Dầu nền nên tương thích tốt với tinh dầu và các thành phần khác trong công thức, không gây phản ứng hoá học không mong muốn

- Phù hợp với mục đích sản phẩm: có thể thêm vào để bổ trợ một số cảm giác trên da (nóng, …)

- Khả năng bảo quản: Chọn dầu nền có khả năng bảo quản tốt để sản phẩm có thể sử dụng được trong thời gian dài mà không bị ô nhiễm hay hỏng hóc

- Phù hợp với loại da: Lựa chọn dầu nền phù hợp với loại da của người sử dụng, có thể là dầu phù hợp với da khô, da dầu, hoặc da nhạy cảm

- Thành phần tự nhiên và hữu cơ: không chứa hóa chất độc hại hay chất bảo quản có hại cho da c) Chất chống oxy hóa

Lựa chọn chất chống oxy hóa dựa trên các tiêu chuẩn dưới đây

- Tính chất chống oxy hóa: giúp bảo vệ dầu và các thành phần khác trong sản phẩm khỏi quá trình oxy hóa, giảm thiểu việc sản phẩm biến chất hoặc mất điệu

- Bảo vệ chất béo không no: Trong các sản phẩm dầu xoa bóp, chất bảo quản có thể giúp bảo vệ chất béo không no khỏi việc bị oxy hóa, giúp sản phẩm giữ được độ ổn định và hiệu quả hơn

- Tính thẩm mỹ: giúp cải thiện tính thẩm mỹ của sản phẩm bằng cách giữ cho dầu không bị oxy hóa và mùi hương không bị biến đổi

- An toàn và tự nhiên: là một chất bảo quản tự nhiên, không gây hại cho da và không gây ra các vấn đề sức khỏe khi sử dụng trong sản phẩm chăm sóc da

- Tính ổn định: có khả năng giúp sản phẩm giữ được độ ổn định và tuổi thọ lâu dài hơn, giúp sản phẩm có thể sử dụng trong thời gian dài mà không cần lo lắng về việc sản phẩm bị hỏng

2.3.1.2 Xây dựng công thức và bào chế thử nghiệm a) Xây dựng công thức:

Xây dựng hệ công thức giữa các pha bao gồm: Pha tinh dầu (trên 40%), dầu nền (dưới 50%), chất chống oxy hóa (dưới 10%) dự kiến có 5 công thức bào chế với các tỉ lệ tinh dầu và dầu nền khác nhau, thu được các dạng bào chế thử nghiệm. b) Bào chế thử nghiệm

Bào chế ít nhất 5 mẫu cho mỗi công thức Quy trình bào chế gồm các bước chính (Hình 2.1):

- Chuẩn bị nguyên vật liệu: Cân, đong các nguyên liệu theo tỉ lệ công thức đã lập trước đó Các nguyên liệu được cân riêng vào các cốc có mỏ khác nhau, đánh số và ghi khối lượng trên nhãn cốc Bao bì đựng được rửa sạch với nước RO, sấy ở nhiệt độ

100 độ C đối với thân lọ thủy tinh, nắp nhựa và nút nhựa được sấy ở nhiệt độ 50 độ C

- Phối trộn các nguyên liệu: Các nguyên liệu được phối trộn đồng nhất bằng đũa thủy tinh hoặc khuấy từ trong các cốc có mỏ 200ml Các tinh dầu được phối trộn với nhau tạo thành Pha tinh dầu Dầu nền và chất chống oxy hóa được phối trộn với nhau tạo thành Pha dầu nền

- Phối trộn Pha tinh dầu và Pha dầu nền với nhau: thêm từ từ Pha tinh dầu vào Pha dầu nền trong khi đang khuấy đều Pha dầu nền bằng đũa thủy tinh tại nhiệt độ phòng Sau khi thêm hết Pha tinh dầu, tiếp tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh ít nhất 5 phút, thu được Hỗn hợp dầu Đánh giá nhanh bằng cảm quan: màu sắc, mùi hương, thể chất

- Đậy kín và để ổn định Hỗn hợp dầu trong thời gian 24 tiếng ở điều kiện phòng (dưới 30 độ C)

- Lọc nhanh Hỗn hợp dầu qua bông, thu được Bán thành phầm Đánh giá nhanh bằng cảm quan: màu sắc, mùi hương, thể chất

THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN

Xây dựng công thức và bào chế thử nghiệm sản phẩm giảm đau chứa tinh dầu Chùa dù tại xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai

3.1.1 Lựa chọn thành phần công thức

Dựa trên khảo sát và đánh giá 6 sản phẩm dầu xoa bóp từ tinh dầu trên thị trường (Bảng 1.2), đồng thời dựa trên nguồn tinh dầu sẵn có ở địa phương và tri thức bản địa của người Dao đỏ tại xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai, đề tài đã lựa chọn các thành phần sau đây để tiến hành xây dựng công thức sản phẩm ở các bước nghiên cứu tiếp theo:

- Các tinh dầu: Tinh dầu Bạc Hà, Tinh dầu Quế, Tinh dầu Gừng Đây đều là các tinh dầu có sẵn tại Sa Pa, và sử dụng rất phổ biến trong các sản phẩm giảm đau xương khớp

- Các tinh dầu: Tinh dầu Chùa dù, Tinh dầu Màng tang Đây là các tinh dầu sử dụng để giảm đau theo tri thức bản địa của người dân tộc tại Sa Pa, Lào Cai, đặc biệt là tinh dầu Chùa dù có hiệu quả minh chứng giảm đau tốt

- Hoạt chất: Methyl salicylat Hoạt chất này được sử dụng nhiều trong các sản phẩm giảm đau, hỗ tác dụng làm nóng, massage và giảm đau tại chỗ

- Các dầu nền: Dựa trên các tiêu chí lựa chọn dầu nền (mục 2.2.1.1), đề tài đã lựa chọn được các loại dầu nền sau đây: Dầu dừa chưng cất phân đoạn, Dầu hạnh nhân, Dầu mù u, Dầu jojoba và Dầu ớt

- Chất chống oxy hóa: đề tài lựa chọn Vitamin E để đưa vào công thức, đạt các tiêu chí theo mục 2.2.1.1

3.1.2 Lập công thức và bào chế thử nghiệm a) Xây dựng hệ công thức giữa các pha: hệ công thức giữa các pha được trình bày ở Bảng 3.1

Bảng 3.1 Hệ công thức giữa các pha

Thành phần CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Chất chống oxy hóa 2% 2% 10% 10% 10% b) Bào chế thử nghiệm Đề tài đã pha 75 mẫu theo nguyên tắc tỉ lệ từ bảng 3.1 (mỗi công thức pha 15 mẫu), và pha thêm 03 mẫu theo tỉ lệ của CT5 với sự điều chỉnh riêng về tỉ lệ dầu ớt (nhằm xem xét màu sắc và độ nóng), tổng cộng thu được 78 mẫu thành phẩm

Hình 3.1 Một số hình ảnh sản phẩm bào chế thử nghiệm c) Kết quả đánh giá các công thức thử nghiệm

Sau khi tiến hành tự đánh giá về độ ổn định, mùi hương, độ thấm, tính nóng, và không bết dính của các công thức nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn được 03 công thức CT1, CT2 và CT3 có nhiều ưu điểm hơn so với 2 công thức còn lại

Tiến hành khảo sát 8 tiêu chí (theo bảng 2.1) đối với 3 sản phẩm bào chế theo 3 công thức đã lựa chọn, trên 3 đối tượng tình nguyện sử dụng sản phẩm mẫu trong thời gian 1 tháng, thu được kết quả phản hồi cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa điểm số chấm điểm hài lòng của người tình nguyện Trong đó công thức CT2 được đánh giá điểm số trung bình hài lòng cao nhất (tổng điểm 7,3) (Bảng 3.2)

Bảng 3.2 Kết quả điểm số trung bình hài lòng của 5 người tình nguyện đối với 3 công thức thử nghiệm

STT Tiêu chí đánh giá Điểm mức độ hài lòng

(Từ 1 – 10, trong đó 10 là hài lòng nhất) Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3

2 Có gây bết dính trên da 4 7,6 3

3 Cảm giác gây bí da 4,2 7,4 3,6

5 Cảm giác nóng lúc sử dụng 6,4 7,6 6,2

7 Giảm cảm giác đau ở vị trí bôi 3,6 7,2 5

8 Cảm giác kích ứng ở trên da

6,2 8,6 5,6 Điểm tổng số Trung bình 4,78 7,3 4,7

Nhận xét: Như vậy, lựa chọn công thức CT2 để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo Công thức 2 có 3 pha chính gồm: Pha hoạt chất (63% gồm 6 thành phần); Pha dầu nền (27% gồm 5 thành phần); Pha chất chống oxy hóa (10% gồm 1 thành phần) (Bảng 3.3)

Bảng 3.3 Thành phần công thức sản phẩm đã lựa chọn

100ML Thành phần Số lượng Đơn vị

Tinh dầu Chùa dù 30 ml

Tinh dầu Màng tang 5 ml

Tinh dầu Bạc Hà ml

Dầu dừa Vừa đủ 15* ml

* Các tỉ lệ không được công khai

3.1.3 Đánh giá tác dụng chống viêm thông qua định lượng giải phóng nitric oxyde (NO)

3.1.3.1 Tác dụng ức chế giải phóng NO của sản phẩm dầu xoa bóp Đề tài đã đánh giá tác dụng ức chế giải phóng NO của mẫu sản phẩm được bào chế theo công thức CT2 (Bảng 3.3), kết quả cho thấy mẫu thử thể hiện tác dụng ức chế giải phóng NO từ đại thực bào Raw 264.7 hoạt hóa với giá trị ức chế 50% (IC50) đạt được tại mức pha loãng 1:9569 (v/v), khoảng tin cậy 95% từ 1:21164 đến 1:4627 (Bảng 3.4)

Bảng 3.4 Giá trị ức chế 50% (IC 50 ) của các dược liệu trên giải phóng NO từ đại thực bào phúc mạc

Tỉ lệ pha loãng mẫu 1:30000 1:10000 1:3000 1:1000 1:300

Ghi chỳ: Nồng độ NO của tế bào chứng khụng kớch thớch là 0,86 ± 0,43 àM; của tế bào chứng kích thích với LPS là 5,67 ± 0,18

Nhận xét: Như vậy, mẫu thử có tác dụng ức chế giải phóng NO từ đại thực bào

Raw 264.7, đối với mẫu trắng (L-NAME), tác dụng % ức chế của mẫu thử luôn cao hơn Tác dụng ức chế giải phóng NO này có liên quan đến khả năng chống viêm của sản phẩm

3.1.3.2 Đánh giá độc tính tế bào

Kết quả đánh giá độc tính tế bào của mẫu nghiên cứu cho thấy mẫu thử thể hiện độc tính tế bào đại thực bào Raw 264.7 mạnh tại tỉ lệ pha loãng 1:300 nhưng không ảnh hưởng đến sự sống của tế bào tại các nồng độ ≤ 1:1000 (Bảng 3.5)

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của cao chiết dược liệu đến tỷ lệ sống của đại thực bào

Nhận xét: Mẫu thử có độc tính nhất định với tế bào đại thực bào Raw 264.7 liên quan đến nồng độ pha loãng Tuy nhiên với nồng độ ≤ 1:1000 không ảnh hưởng đến sự sống của tế bào, trong khi IC50 đạt được tại mức pha loãng 1:9569 (v/v) cho thấy tiềm năng sử dụng của sản phẩm.

Kết quả đánh giá một số yếu tố thị trường của sản phẩm giảm đau chứa

3.2.1 Thông tin cơ bản của người cung cấp tin

Tổng số 50 người tình nguyện đã tham gia nghiên cứu, đồng ý sử dụng thử sản phẩm và chia sẻ thông tin Đặc điểm chung được mô tả trong bảng 3.6

Bảng 3.6 Đặc điểm chung của người tình nguyện

STT Đặc điểm Giá trị

Sinh viên Nhân viên văn phòng

Nhận xét: Phần lớn người tình nguyện tham gia nghiên cứu trong độ tuổi dưới

30 tuổi (tổng 98%), nữ (74%) và là sinh viên (84%)

3.2.2 Thông tin về sức khỏe

Từ kết quả phản hồi của 50 người tình nguyện, có thể thấy tần suất vận động, tập thể dục (trung bình mỗi tuần) đa số đối tượng chỉ dưới 2 buổi/tuần Kết quả tổng hợp và trình bày trên Hình 3.2

Hình 3.2 Kết quả tần suất vận động, tập thê dục của nhóm người tình nguyện

Tình trạng thường xuyên đau nhức xương khớp hoặc đau do căng cơ/vận động (trung bình trên tháng) của các đối tượng khá ít, chủ yếu từ 1-2 lần/tháng (70%), chỉ có

3 người thường xuyên đau (tần suất > 10 lần/tháng) (Hình 3.3)

Hình 3.3 Kết quả tần suất đau nhức xương khớp hoặc đau do căng cơ, vận động,….của người tình nguyện Đối với những vị trí đau nhức thường gặp, có 4 vị trí đau được người tình nguyện ghi lại: Cổ, vài gáy; các khớp gối, thắt lưng; bắp tay, bắp chân Trong đó, đau cổ, vái gáy chiếm tỉ lệ lớn với 32 phản hồi (64%), thứ 2 là thắt lưng với 22 phản hồi (44%) (Hình 3.4) (% được tính toán là lấy số phản hồi vị trí đau chia cho 50 kết quả trả lời, tổng số > 100% do một người có thể đau tại nhiều vị trí)

Hình 3.4 Vị trí đau nhức thường gặp trên người tình nguyện Đối với tình trạng cơn đau kèm theo viêm, đa số các đối tượng không gặp tình trạng này (Hình 3.5)

Hình 3.5 Tình trạng cơn đau đi kèm viêm trên người tình nguyện

3.2.3 Thông tin về các biện pháp chăm sóc sức khỏe Đối với 8 biện pháp giảm đau được liệt kê trong kết quả phỏng vấn, việc sử dụng các loại dầu xoa bóp (46%) và sử dụng các miếng dán giảm đau (36%) là phổ biến nhất, các biện pháp như tập các bài tập giảm đau và tự massage ít được sử dụng (Hình 3.6)

Hình 3.6 Khảo sát các biện pháp giảm đau

Thông tin về thị hiếu của khách hàng đối với thành phần của một sản phẩm dầu xoa bóp (Hình 3.7) cho thấy, có đến 48/50 người tình nguyện mong muốn sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiêu, trong đó 35/50 người đều kỳ vọng thành phần phải có tác dụng giảm đau nhanh, hiệu quả

Hình 3.7 Khảo sát mong muốn về thành phần dầu xoa bóp Đối với giá thành sản phẩm, thông qua 50 phản hồi, khách hàng có thể chi trả dưới từ 20.000 VNĐ đến 50.000 VNĐ (52%) cho 1 sản phẩm dầu xoa bóp 10ml có thành phần từ tinh dầu tự nhiên với khả năng làm giảm tình trạng đau, viêm từ lần 3 sử dụng (hình 3.8) 26% người tình nguyện có thể chi trả từ 50.000VNĐ đến 100.000VNĐ

Hình 3.8 Khảo sát mức độ chi trả sản phẩm

3.2.4 Thông tin phản hồi về sản phẩm nghiên cứu

Kết quả phản hồi về sản phẩm nghiên cứu cho thấy, chỉ có các chỉ tiêu giảm viêm, cảm giác nóng, mùi hương, độ thấm đều đạt >4 trên thang điểm 5 Các chỉ tiêu thấp điểm nhất là cảm giác kích ứng, bí da và gây bết dinh và những chỉ tiêu này cũng nhận về nhiều đánh giá 0, 1, 2 điểm (Bảng 3.7.)

Bảng 3.7 Kết quả đánh giá khảo sát sản phẩm

STT Chỉ tiêu Số lượng cho điểm đánh giá TB

2 Gây bết dính trên da 3 4 8 17 18 3,86

5 Cảm giác nóng trên da 5 6 23 16 4,16

7 Khả năng giảm đau ở vị trí bôi 2 3 8 16 21 3,98

8 Cảm giác không kích ứng (rát, đỏ, ) 5 1 3 5 15 21 3,74

Nghiên cứu viên đã tiến hành gọi điện để phỏng vấn sâu hơn, cho thấy một số nguyên nhân của việc đánh giá điểm thấp như sau:

+ Một số người tình nguyện chưa hiểu rõ về thang điểm 0 điểm về các phần là tốt nhất, ví dụ 0 điểm về cảm giác gây kích ứng là không bị kích ứng trên da, tương tự với điểm 1 và 2

+ Một số có bôi chạm vết thương hở, và bôi quá nhiều lớp sản phẩm trong 1 lần bôi, dẫn đến bị kích ứng

+ Khả năng giảm viêm, 1 số không gặp tình trạng viêm ở vết thương nên đánh 3 để trung lập ý kiến

Như vậy, cần hướng dẫn sử dụng kỹ hơn và tăng cỡ mẫu nghiên cứu để kết quả thu được toàn diện hơn

Trong khảo sát một số yếu tố thị trường sản phẩm, do đặc thù công việc của bản thân, đề tài chủ yếu khảo sát các đối tượng sinh viên và nữ giới, tuy nhiên khách hàng mục tiêu về sau của sản phẩm này là các khách du lịch và người lớn tuổi, có nhu cầu sử dụng các sản phẩm massage giúp giảm đau xương khớp Trong các giai đoạn tiếp theo của quy trình Nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chúng tôi sẽ sản xuất thử nghiệm sản phẩm này ở quy mô pilot và thử nghiệm trên đối tượng khách du lịch tại

Sa Pa, Lào Cai (phối hợp cùng Công ty SapaNapro), để tiếp tục cải thiện sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.

Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm giảm đau chứa tinh dầu Chùa dù

Sản phẩm có màu đỏ cam, mùi hương thơm nhẹ đặc trưng, thể chất lỏng, sánh mịn

Như vậy, đề xuất chỉ tiêu cảm quan sử dụng để kiểm nghiệm mẫu thử là: sản phẩm có màu đỏ cam, mùi hương nhẹ đặc trưng, thể chất lỏng, sánh mịn

Kết quả đo tỉ trọng tương đối được ghi lại ở Bảng 3.8

Bảng 3.8 Kết quả đo khối lượng của sản phẩm (10ml)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình m(g) 9,5378 9,5381 9,5381 9,53380

Như vậy, đề xuất chỉ tiêu tỉ trọng tương đối sử dụng để kiểm nghiệm mẫu thử là: 0,9530 ± 2% [0,9339; 0,9721] ở nhiệt độ 20 o C

Thời gian chảy của nước cất dao động từ 4,34 đến 4,80 (s) (Bảng 3.9)

Bảng 3.9 Thời gian chảy của nước cất trong ống Ostwald

Nước Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Trung bình

Thời gian chảy của mẫu thử dao động từ 23,61 đến 24,53 (s) (Bảng 3.10)

Bảng 3.10 Thời gian chảy của mẫu thử trong ống Ostwald

Mẫu thử Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 Lần 7 Lần 8 Lần 9 Lần 10 TB Thời gian (s) 24,53 24,20 24,00 24,01 23,75 23,61 23,67 23,72 23,62 23,68 23,88

3.3.2.2 Từ hai thông số này, tính toán được giá trị độ nhớt của mẫu thử là:

0,99823 4,61 = 4,951 (cP) Như vậy, đề xuất chỉ tiêu độ nhớt sử dụng để kiểm nghiệm mẫu thử là: 4,950 cP ± 2% [4,851; 5,049]

Giá trị chỉ số khúc xạ đo tại nhiệt độ 28 độ C của mẫu nghiên cứu được máy đo xác định có giá trị: 1,4756

Như vậy, đề xuất chỉ tiêu tỉ trọng tương đối sử dụng để kiểm nghiệm mẫu thử là: 1,4756 ± 2% [1,4461; 1,5051], tại nhiệt độ 28 độ C

- Tiến hành: ngâm bình đựng chất lỏng trong nước đá để về nhiệt độ khoảng 15 độ, tiến hành đo nhanh chất lỏng trong máy tại nhiệt độ khoảng 20-21 độ C

- Kết quả: Góc quay cực của mẫu sản phẩm trong khoảng nhiệt độ 20 – 20,5 0 C dao động từ -2,21 đến – 2,10 0 C (Bảng 3.11)

Bảng 3.11 Kết quả góc quay cực của sản phẩm

Như vậy, đề xuất chỉ tiêu góc quay cực sử dụng để kiểm nghiệm mẫu thử là: - 2,15 ± 5% [-2,258; -2,043] tại 20 độ C

Kết quả đo lần lượt của tinh dầu Chùa dù, Chất chống oxy hóa (Vitamin E); Các dầu nền, Pha dầu nền, Pha tinh dầu (Phụ lục 8); Sản phẩm và kết hợp phổ của Chùa dù và Sản phẩm để so sánh hình dáng sau khi được xử lý bằng excel được trình bày ở Phụ lục 8 và Hình 3.9

Hình 3.9 Kết quả chồng của phổ Chùa dù và Sản phẩm xoa bóp

Với Series 1 là Sản phẩm; Series 2 là Chùa dù

Nhận xét: về hình dáng của Chùa dù và sản phẩm có độ tương đồng nhưng của sản phẩm được đẩy cao hơn, mạnh hơn, tuy nhiên ở bước sóng 652 nm thì cường độ có giảm đi một chút So sánh với các phổ khác nhận thấy được điểm đặc trưng của Chùa dù trong phổ sản phẩm, đặc trưng cho thành phần chính

Như vậy, đề xuất chỉ tiêu quang phổ Raman sử dụng để kiểm nghiệm mẫu thử là: có ít nhất 3 đỉnh đặc trưng của Chùa dù (tại các bước sóng 652 nm; 808 nm; 932 nm; 1448 nm)

- Tiến hành: Cân khoảng 2 g mẫu thử, chính xác đến 0,5 mg

Cho phần mẫu thử vào bình cầu Thêm 5 ml ethanol đã trung hòa và không quá

5 giọt chất chỉ thị hoặc là dung dịch phenolphtalein hoặc là dung dịch đỏ phenol tùy vào từng trường hợp Chuẩn độ dịch lỏng bằng dung dịch kali hydroxyd đựng trong buret Tiếp tục thêm cho đến khi sự đổi màu ổn định trong 30 s.

- Kết quả: khối lượng cân của các lần dao động trong khoảng từ 2,0001 đến 2,0089 thu được chỉ số từ 1,11503 đến 11,11955 (Bảng 3.12)

Bảng 3.12 Kết quả đánh giá chỉ số acid của mẫu sản phẩm

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Trung bình m (g) 2,0008 2,0003 2,0089 2,0001 2,0053 2,00308

Như vậy, đề xuất chỉ tiêu chỉ số acid sử dụng để kiểm nghiệm mẫu thử là: dưới 1,11 ± 2% (0; 1,132]

Cân 5,00 g chế phẩm cho vào bình nón nút mài dung tích 250 ml, thêm 30 ml hỗn hợp gồm 3 thể tích acid axetic băng (TT) và 2 thể tích cloroform (TT), lắc cho tan và thêm 0,5 ml dung dịch kali iodid bão hòa (TT) Lắc đúng 1 phút, thêm 30 ml nước Chuẩn độ chậm bằng dung dịch natri thiosulfat 0,01 N (CD), liên tục lắc mạnh, cho đến khi màu vàng gần như biến mất Thêm 0,5 ml dung dịch hồ tinh bột (TT) và tiếp tục chuẩn độ, lắc mạnh, đến khi dung dịch mất màu Song song tiến hành một mẫu trắng Lượng dung dịch natri thiosulfat 0,01 N (CĐ) đã dùng trong mẫu trẳng không được vượt quá 0,1 ml

- Kết quả thu được cho thầy: đối với mẫu trắng, kết quả thử 5 lần đều cho số ml natri thiosulfate sử dụng = 0 ml, như vậy mẫu trắng đạt yêu cầu Đối với mẫu thử, giá trị chỉ số peroxyd dao động từ 2,3918 đến 2,3995 (Bảng 3.13)

Bảng 3.13 Kết quả đánh giá chỉ số peroxyd của mẫu sản phẩm

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Trung bình m (g) 5,0126 5,0142 5,0172 5,0011 5,0131 5,01164

Như vậy, đề xuất chỉ tiêu chỉ số peroxyd sử dụng để kiểm nghiệm mẫu thử là: dưới 2,39 + 2% (0; 2,438]

3.3.3.3 Kết quả phân tích GC-MS sản phẩm

Kết quả phân tích GC-MS các thành phần bay hơi trong sản phẩm (Phụ lục 2) đã phát hiện 22 hợp chất trong mẫu sản phẩm dầu xoa bóp Chiếm phần lớn trong mẫu là cineol 1,8 với 35,47% tiếp đó là methyl salicylate với 22,38%; menthol là 5,65%; linalool là 4,10%; myrcene là 3,50%; cymene là 3,11%; terpinene với 2,18%; sabinene 1,68%; cinnamaldehyde 1,40%; menthane 1,30%; limonene 1,22% và nhiều thành phầm có hàm lượng dưới 1% khác

Kết hợp với tổng quan, có thể thấy cinenol 1,8 là thành phần cơ bản của tinh dầu Chùa dù, như vậy, đề xuất chỉ tiêu phân tích GC-MS của sản phẩm là: hàm lượng Cineol 1,8 trên 15%

Kết luận: Tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm đề xuất gồm các chỉ tiêu sau đây:

Bảng 3.14 Tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm đề xuất

Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Phương pháp xác định

Có màu đỏ cam, mùi hương nhẹ đặc trưng, thể chất lỏng, sánh mịn

Sử dụng các giác quan để đánh giá sản phẩm

Phương pháp dùng picnomet (Phụ lục 6.5, Dược điển VN V)

Phương pháp đo thời gian chất lỏng chảy trong ống mao quản

Phụ lục 6.1, Dược điển VN V

Phụ lục 6.4, Dược điển VN V

Có ít nhất 3 đỉnh đặc trưng của Chùa dù (tại các bước sóng 652 nm; 808 nm; 932 nm; 1448 nm)

Phụ lục 4.8, Dược điển VN V

7 Chỉ số acid 1,11 ± 2% (0; 1,132] Phụ lục 7.2, Dược điển VN V

8 Chỉ số peroxyd 2,39 ± 2% (0; 2,438] Phụ lục 7.6, Dược điển VN V

Dương tính với: cineol 1,8 ; methyl salicylate; menthol; linalool; myrcene; cymene; terpinene

Phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC/MS)

10 Định lượng Hàm lượng cineol 1,8 lớn hơn 15%

Phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC/MS)

BÀN LUẬN

Bàn luận về dạng bào chế sản phẩm

4.1.1 Về nguyên liệu đầu vào

Các tinh dầu trong đề tài đều có nguồn gốc xuất xứ và có chứng nhận phân tích của nhà sản xuất Các tinh dầu này về cơ bản đã được nhà sản xuất xử lý loại nước, đảm bảo độ ổn định của sản phẩm Tuy nhiên, để chắc chắn về chất lượng sản phẩm cuối cùng, cũng như giảm thiểu các sai sót do dụng cụ lẫn nước trong quá trình thí nghiệm, nhóm nghiên cứu có sử dụng thêm natri sulfat khan để loại nước một lần nữa đối với Pha tinh dầu khi sản xuất Đồng thời, Pha tinh dầu cũng cần để ổn định trong thời gian khoảng 24 tiếng trước khi tiến hành để đảm bảo sản phẩm cuối có mùi hương tốt hơn Đề tài sẽ đưa các lưu ý này vào quy trình hoàn chỉnh trong bào chế sản phẩm xoa bóp trong sản xuất quy mô pilot ở giai đoạn sau

Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ này, đề tài chưa tiến hành xác định tỉ lệ hư hao của các khâu pha chế và đóng gói (vì cỡ lô nhỏ, đánh giá không có giá trị) Cũng cần tính toán được lượng hư hao trong sản xuất sau này để đảm bảo giá thành sản xuất tối ưu, cũng như dự trù nguyên vật liệu chính xác (thường dự trù dư 50%) cũng được chứng minh với nhiều công dụng tốt, trong sản phẩm chiếm hơn 15% Tác dụng chống viêm của chế phẩm thông qua test in vitro ức chế sản sinh NO cũng có liên quan một phần đến thành phần tinh dầu chùa dù này Các tinh dầu khác sử dụng (quế, gừng, bạc hà), chỉ chiếm lượng khá khiêm tốn trong công thức (18%), các tinh dầu đều có ở Lào Cai (ví dụ: Hợp tác xã Mường Vi tại Bát Xát, Lào Cai), tuy nhiên với điều kiện có hạn, đề tài đã sử dụng nguồn cung cấp tại Hà Nội Do mỗi nguồn cung cấp khác nhau sẽ có tiêu chuẩn và thành phần trong tinh dầu khác nhau, nên rong thời gian tới, đề tài sẽ mở rộng với các nguồn cung cấp 03 nguyên liệu tại bản địa (Sa Pa, Lào Cai) và xác định thêm các yếu tố thuộc về tiêu chuẩn cơ sở để kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt hơn

Về các dầu nền và hoạt chất khác, đề tài đã lựa chọn các thành phần phổ biến, thông dụng và an toàn Trong đó đặc biệt có dầu dừa phân đoạn, dầu hạnh nhân và jojoba đều thường dùng trong các chế phẩm massage và chăm sóc da, đảm bảo được độ thấm và lưu biến của sản phẩm Tuy nhiên do nguồn gốc tinh dầu từ tự nhiên, nên rất dễ bị ôi hoặc khét sau một thời gian dài, do đó cần lưu ý về hạn sử dụng của các nguyên liệu khi mua cung ứng, và kiểm tra chứng nhận chất lượng của sản phẩm đảm bảo nguồn đầu vào tốt nhất cho sản xuất Những lưu ý này sẽ được đưa vào quy trình sản xuất sau này khi mở rộng quy mô trong giai đoạn tiếp theo của đề tài

4.1.2 Về thể chất sản phẩm

Dầu xoa bóp chứa tinh dầu Chùa dù có thể chất lỏng, không chứa nền cồn, vậy nên so với một số sạng bào chế chế khác trên thị trường có một số ưu nhược điểm sau:

Bảng 4.1 So sánh ưu nhược điểm sản phẩm nghiên cứu với các sản phẩm khác

Dạng bào chế Sản phẩm Dầu xoa bóp nền cồn

Cao xao bóp Giảm đau từ tinh dầu dạng xịt Ưu điểm

+ Dưỡng ẩm da: Các loại dầu nền như dầu dừa, dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân thường có tác dụng dưỡng ẩm, giúp da mềm mại và mịn màng

+ Ít kích ứng: phù hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm

+Hương thơm dễ chịu: Dầu xoa bóp không cồn thường có mùi hương dễ chịu từ các loại tinh dầu thiên nhiên

+ Thẩm thấu nhanh: Cồn giúp các thành phần hoạt tính thẩm thấu nhanh qua da, mang lại hiệu quả xoa bóp nhanh chóng

+ Kháng khuẩn: Cồn có khả năng kháng khuẩn, giúp làm sạch vùng da được xoa bóp

+ Cảm giác mát: Khi cồn bay hơi, nó mang lại cảm giác mát lạnh, giúp giảm đau và viêm một cách nhanh

+ Hiệu quả lâu dài: Cao xoa bóp thường có độ nhớt cao hơn, tạo một lớp bảo vệ lâu dài trên da, mang lại hiệu quả giảm đau kéo dài

+ Tập trung vào điểm đau:

Dễ dàng kiểm soát và tập trung vào các điểm đau cụ thể, phù hợp cho các vết thương nhỏ hoặc các điểm đau nhất định

+ Thích hợp cho da khô:

+ Dễ sử dụng: Tinh dầu dạng xịt rất dễ sử dụng và không yêu cầu kỹ năng đặc biệt Bạn chỉ cần xịt lên vùng cần điều trị và nhẹ nhàng xoa bóp nếu cần

+ Thẩm thấu nhanh: Dạng xịt thường thẩm thấu nhanh qua da, giúp giảm đau tức thì Điều này rất hữu ích khi bạn cần giảm đau nhanh chóng + Tiện lợi và di động: Chai xịt nhỏ gọn, dễ mang theo bên mình, giúp bạn có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi khi cần thiết

+ Phân phối đồng đều: Xịt giúp tinh dầu được phân phối đồng đều trên bề mặt da, giúp tối đa hóa diện tích tiếp xúc và hiệu quả

+ Giảm nguy cơ nhiễm bẩn: Không cần phải chạm tay vào sản phẩm, giảm nguy cơ chóng

+ Bảo quản tốt: Cồn giúp bảo quản sản phẩm tốt hơn, kéo dài thời gian sử dụng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc cấp độ ẩm tốt hơn cho da khô và không gây cảm giác nhờn dính nhiều như dầu

+ Hiệu quả làm ấm: Cao xoa bóp thường có khả năng làm ấm tốt hơn, giúp giảm căng cơ và đau khớp hiệu quả nhiễm bẩn và giữ vệ sinh tốt hơn

+ Có thể gây nhờn dính trển da, đặc biệt với những người da dầu

+ Khả năng bảo quản kém: dễ bị oxy hóa và biến chất

=> them thành phân chất chống oxy hóa

+ Hiệu quả tức thì không cao:

Không mang lại cảm giác mát lạnh tức thì như cồn, nên hiệu quả giảm đau và viêm có thể không nhanh bằng

Cồn có thể làm khô da, đặc biệt là khi sử dụng thường xuyên

+ Kích ứng da: Một số người có da nhạy cảm có thể bị kích ứng hoặc đỏ da khi sử dụng sản phẩm chứa cồn

Mùi cồn có thể gây khó chịu cho một số người

Do độ nhớt cao, cao xoa bóp có thể khó thoa đều trên diện tích lớn của cơ thể

Cao xoa bóp có thể để lại vết bẩn trên quần áo và các bề mặt khác nếu không cẩn thận

Một số loại cao xoa bóp có thể bị cứng hoặc mất tác dụng nếu không được bảo quản đúng cách, chẳng hạn như ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp

+ Tác dụng ngắn hạn: Mặc dù thẩm thấu nhanh, nhưng tác dụng giảm đau của tinh dầu dạng xịt có thể ngắn hạn và cần xịt lại nhiều lần trong ngày

+ Khó kiểm soát liều lượng: Khó kiểm soát lượng tinh dầu xịt ra, có thể dẫn đến lãng phí hoặc không đủ để đạt hiệu quả mong muốn

+ Kích ứng da: Một số loại tinh dầu có thể gây kích ứng da, đặc biệt là khi sử dụng trực tiếp lên da nhạy cảm hoặc vùng da bị tổn thương + Bay hơi nhanh: Dạng xịt có thể bay hơi nhanh hơn, giảm thời gian tác dụng và cần sử dụng thường xuyên hơn + Không phù hợp cho mọi vùng cơ thể: Có thể khó sử dụng cho một số vùng cơ thể, chẳng hạn như mặt hoặc vùng mắt, do nguy cơ tinh dầu bay vào mắt hoặc gây kích ứng da mặt

4.1.3 Về độ ổn định của sản phẩm

Sau bào chế, sản phẩm thử được theo dõi trong 5 tháng trước khi bào chế sản phẩm thật để đưa vào trong khảo sát người dùng và xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở ở các nhiệt độ từ 2 – 35 0 C Đảm bảo được độ ổn định từ tháng thứ 3 trở đi về các mặt thể chất, mùi hương

- Thể chất đồng nhất , không phân lớp

- Mùi hương ổn định, không bị ôi thiu, biến đổi mùi hương

- Màu sắc ổn định, không bị biến màu

Dựa vào chứng nhận chất lượng của các nguyên liệu, đề tài đề xuất hạn sử dụng của sản phẩm là 24 tháng, để đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bàn luận về các vấn đề thị trường của sản phẩm

4.2.1 Bàn luận về giá của sản phẩm

Theo đánh giá từ những đơn vị kinh doanh tinh dầu, thì Chùa dù nguyên chất không được đánh giá cao do có mùi nặng, khó có thể sử dụng riêng lẻ mà chỉ có thể sử dụng phối kết hợp pha chế với tinh dầu khác với lượng rất nhỏ và chỉ đóng vai trò trong sản phẩm là thành phần phụ Việc nghiên cứu sản phẩm với thành phần chính là Chùa dù giúp gia tăng giá trị sản phẩm lên cao Theo khảo sát thị trường, mức chi trả mọi người đưa ra cho một sản phẩm giảm đau có thành phần từ tinh dầu tự nhiên là 50.000 đồng/10 ml Hiện tại, giá thị trường của 1 lít tinh dầu Chùa dù khoảng 2,5 triệu đồng, trong 10ml sản phẩm cần sử dụng 3ml, tức mất 7.500 đồng Giá sản xuất sản phẩm theo ước tính và tham khảo giá của nhà xưởng thì khoảng 22.450 đồng/hộp 1 lọ 10ml, giá bán lẻ ước tính theo điều tra sơ bộ thị trường sẽ vào khoảng 50.000 đồng Như vậy, giá trị của Chùa dù trong sản phẩm là khoảng 50.000 x 30% = 15.000 đồng/10ml, gia tăng 200% so với giá nguyên liệu ban đầu

Bảng 4.2 Tính toán sơ bộ giá thành sản phẩm (cỡ lô 100 hộp 10ml)

STT Hạng mục Chi phí cho sản xuất

100 hộp 10ml (VNĐ) Ghi chú

1 Tinh dầu Chùa dù 750.000 Giá đơn vị: 2,5 triệu/lít

2 Tinh dầu Màng tang 30.000 Giá đơn vị: 600 nghìn/lít

3 Tinh dầu Quế, tinh dầu

Gừng, tinh dầu Bạc hà 172.500 Tính theo giá bán lẻ tại Hà Nội

4 Methyl salicylat 52.500 Giá đơn vị 350 nghìn/lít

5 Dầu ớt 105.000 Dầu ớt Việt Nam, giá đơn vị 1,5 triệu/lít

6 Dầu mù u 27.500 Giá đơn vị 550 nghìn/lít

7 Dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu jojoba 64.000 Tính theo giá bán lẻ trên thị trường mỹ phẩm

8 Vitamin E 85.000 Giá đơn vị 850 nghìn/lít

9 Vỏ, nút và nắp lọ 230.000 Lọ thủy tinh CC bao gồm nắp và nút nhựa

10 Nhãn dán 30.000 In theo tờ A3, 50 nhãn/tờ (28x75mm), giá in

Giá bao bì cho cỡ lô 2.000 hộp đối với kích thước 30x30x70mm, giấy Ivory 350gsm, in 4 màu, cán mờ, bế dán thành phẩm

12 Chi phí gia công 350.000 Giá gia công 3.500 đồng/lọ

13 Phí vận chuyển 160.000 Di chuyển giữa HN - nhà xưởng tại SapaNapro

14 Chi phí RD (5%) 106.905 Tính theo 5% chi phí sản xuất khác

Tổng chi phí sản xuất 1 lọ 22.450

Giá sản xuất của sản phẩm hiện tại chưa tính hư hao sản xuất nhưng đã mất khoảng 50% so với giá bán dự kiến, như vậy lãi suất thu về cho doanh nghiệp không cao, đồng thời không đủ khoảng biên độ giá để lập chính sách cho cộng tác viên và đại lý bán hàng Có thể giảm chi phí giá sản xuất bằng các phương pháp:

- Thay thế nguồn cung cấp các thành phần nguyên liệu có tác dụng tương tự, nguồn gốc đảm bảo nhưng giá thành cạnh tranh hơn (ví dụ giá in ấn bao bì và giá nguyên liệu của khu vực phía Nam rẻ hơn, tinh dầu tại Việt Nam rẻ hơn tinh dầu nhập, )

- Sản xuất với cỡ lô lớn hơn để giảm giá gia công và in ấn bao bì

- Đơn vị sản xuất Công ty SapaNapro có thể tự sản xuất một số tinh dầu như tinh dầu Ớt, chùa dù, màng tang, quế và gừng Từ đó giảm giá thành sản phẩm chung Đồng thời áp dụng chiến lược đa dạng sản phẩm (tạo nhiều sản phẩm cùng 1 nguồn nguyên liệu) sẽ giúp giảm giá thành bền vững

4.2.2 Bàn luận về tính khả thi của sản phẩm

Sau khi đưa ra những tiêu chuẩn sản phẩm và khảo sát thị trường, đề tài tiến hành phân tích SWOT của sản phẩm dầu xoa bóp chứa tinh dầu Chùa dù (Bảng 4.3), từ đó đưa ra một vài chiến lược hành động (Bảng 4.4) Kết quả phân tích cho thấy, mặc dù có sự cạnh tranh khá lớn nhưng vẫn có nhiều yếu tố khả quan cho việc thương mại hóa sản phẩm này Việc tận dụng thế mạnh và cơ hội cần được chú trọng khi xây dựng phương án kinh doanh của sản phẩm

Bảng 4.3 Phân tích SWOT Điểm mạnh (S)

- Có câu chuyện sản phẩm tốt, sản phẩm xuất phát từ tri thức bản địa của người Dao đỏ tại Sa pa, có nghiên cứu đánh giá tác dụng chống viêm

- Hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm được kiểm chứng thông qua kết quả nghiên cứu tin cậy;

- Cơ sở sản xuất: Đã có đầy đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh, được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại;

- Đảm bảo được nguồn nguyên liệu thông qua liên kết hợp đồng thu hái với các cá nhân/tổ nhóm, kết hợp với các chương trình trồng dược liệu và kế hoạch bảo tồn để gia tăng trữ lượng cây thuốc; Điểm yếu (W)

- Địa điểm vùng núi nên chịu ảnh hưởng xấu của thời tiết (băng giá, sạt lún), là rủi ro khó tránh;

- Đường xá, cơ sở hạ tầng giao thông từ tuyến đường chính lên công ty không tốt, khó đi, sụt lún, đang trong giai đoạn cải tạo

- Phần lớn các nguyên phụ liệu (bao bì, hộp, nhãn,…) đều nhập từ ngoài tỉnh, chi phí cao

- Thành phần tinh dầu theo mùa và theo

- Công ty CP SapaNapro hiện đang triển khai mô hình massage nghỉ dưỡng trong chuỗi du lịch, có được đầu ra sản phẩm năm khác nhau nên cần đảm bảo về độ ổn định và đồng điều chất lượng tinh dầu

- Có vị thế, niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của người Dao đỏ tại Sa Pa;

- Chương trình OCOP đã triển khai, là cơ hội cho các sản phẩm địa phương có đủ tiêu chuẩn chất lượng;

- Du lịch tại chỗ và home stay tại xã Tả Phìn đang phát triển;

- Có sự đầu tư của các dự án NGOs (đặc biệt là GREAT);

- Địa phương chú trọng thu hút nhiều dự án, chương trình có liên quan đến cây thuốc và thương mại hóa sản phẩm từ cây thuốc người Dao

- Xu hướng trở về với thiên nhiên của người tiêu dùng

- Thời kỳ công nghệ 4.0 bùng nổ

- Trữ lượng cây thuốc trong tự nhiên ngày càng giảm, khó thu mua, dễ nhầm loài

- Thị trường ngày càng khó tính, đòi hỏi chất lượng tốt và truy xuất nguồn gốc rõ ràng, bao bì nhãn mác đẹp, giá cả phải chăng;

- Cạnh tranh từ các sản phẩm trên thị trường đã có lịch sử lâu đời và niềm tin tiêu dung từ những thương hiệu lớn

- Người tiêu dùng (nhất là phân khúc cao) chưa tin vào các sản phẩm nguồn gốc tự nhiên, thích sử dụng đồ ngoại (Đức, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan,…) thay vì đồ trong nước;

Bảng 4.4 Các chiến lược đề xuất

- Tận dụng thế mạnh về câu chuyện sản phẩm: sử dụng câu chuyện, hình ảnh, và các thông tin nghiên cứu khoa học về

Chùa dù cũng như sản phẩm dầu xoa bóp chứa tinh dầu Chùa dù trong xây dựng thương hiệu và marketing cho sản phẩm

- Xây dựng câu chuyện sử dụng Chùa dù trong tri thức bản địa để tăng tính tin cậy và thêm hấp dẫn trong câu chuyện sản phẩm;

- Thu hút và kêu gọi chính quyền, các nhà đầu tư cho các dự án liên quan đến bảo tồn, nhân giống và trồng trọt tạo nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất tinh dầu Chùa dù nói chung, sản phẩm dầu xoa bóp chứa tinh dầu Chùa dù nói riêng Tạo sinh kế bền vững, bảo vệ, công bằng với tự nhiên

- Tham gia chương trình OCOP dưới các hình thức phù hợp để nâng cao năng lực sản xuất, năng lực bán hàng và mở rộng thị trường sản phẩm (thông qua chính sách đào tạo và hỗ trợ thương mại của chương trình này) Cải tiến nâng cấp sản phẩm để phù hợp các tiêu chí đánh giá;

- Thông qua cảnh quan, tạo các điểm nhấn du lịch tại công ty

CP SapaNapro và tăng cường tương tác online (khách check in), để thu hút khách đến tham quan, trải nghiệm và mua sản phẩm;

- Chăm sóc các mối quan hệ sẵn có, lập chính sách giá với các đại lý rõ ràng, phù hợp và tạo cơ chế giúp quảng bá, xúc tiến thương mại;

- Tận dụng các công nghệ 4.0 để tăng khả năng bán hàng và truyền thông (bán hàng online, app điện thoại,…)

- Chủ động lập kế hoạch kinh doanh phù hợp để tránh các thời điểm thời tiết, khí hậu xấu trong năm, phù hợp với lịch mùa vụ của người dân địa phương;

- Lập mới hoặc thuê đội ngũ chăm sóc khách hàng (nên thuê khoán hoặc sử dụng thời vụ) để tăng tương tác thị trường và kích thích nhu cầu mua lại sản phẩm (tăng chỉ số mua lại);

- Vận động và tạo cơ chế hỗ trợ cán bộ nhân viên tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về: quản trị, kinh doanh, marketing, sản xuất,… Đặt tiêu chí số chứng chỉ/đầu người, để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự

Mô hình CANVAS của sản phẩm thử nghiệm

Mô hình kinh doanh CANVAS có tên tiếng anh là Business Model Canvas, viết tắt là BMC, được phát triển bởi Alexander Osterwalder Để sản phẩm thử nghiệm có định hướng rõ ràng, toàn diện, xâm nhập được thị trường dễ dàng hơn, đề tài đã xây dựng Mô hình CANVAS cho sản phẩm (Bảng 4.6)

- Người dân bản địa trong việc thu mua Chùa dù,

- Đối tác nhập các tinh dầu, thành phần, bao bì khác trong sản phẩm

- Các chuyên gia và khoa học

- Các nhà phân phối: nhà thuốc, cửa hàng massage,

- Kênh bán hàng online: shopee, facebook ,…

- Phát triển khu sản xuất phù hợp với sản phẩm (máy móc, xử lý nguyên liệu,…)

- Thu mua, tinh chế tinh dầu

- Sản xuất sản phẩm và đóng gói

- Tổ chức các tour trải nghiệm (làm sản phẩm, thăm vùng trồng)

- Kết hợp dịch vụ massage theo kênh du lịch

- Quảng cáo, marketing, bán hàng

- Sản phẩm từ tinh dầu thiên nhiên

- Chất lượng tốt, hỗ trợ trong việc giảm đau, sưng, viêm,

- Dễ dàng, thuận tiện khi sử dụng

- Tư vấn trực tiếp tại điiểm du lịch và điểm massage của khu du lịch

- Tư vấn tại các sự kiện: hội chợ, lễ hội,…

- Tư vấn qua website, điện thoại,

- Đối với các đại lý có sẵn của công ty

- Nhóm khách hàng cá nhân/ gia đình/ nhóm du lịch:

+ Theo lứa tuổi (người từ 18 tuổ trở lên )

+ Theo yêu cầu đặc biệt (người lớn tuổi có các bệnh lý xương khớp đi kèm, người vận động mạnh/nhiều ,…) + Trong nước-xuất khẩu

- Nhóm khách hàng tổ chức, đại lý:

+ Tại các nhà thuốc, siêu thi, + Trong nước – xuất khẩu

- Vùng nguyên liệu (Chùa dù, Màng tang , )

- Công nghệ sản xuất tinh dầu, đóng gói sản phẩm

- Nguồn tài chính và nguồn vốn ổn định

- Tại công ty CP SapaNapro và các trang bán hàng online của công ty: shopee, website, fanpage,

- Các đại lý có sẵn của công ty

- Tại các cửa hàng massage trong địa phương nói riêng và toàn quốc nói chung

2 Chi phí sản xuất tinh dầu

3 Chi phí marketing, quảng cáo sản phẩm

- Kết hợp tổ chức dịch vụ trải nghiệm pha chế sản phẩm

- Kết hợp tổ chức dịch vụ thăm quan trải nghiệm vùng trồng

- Kết hợp trong dịch vụ massage

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN

1 Xây dựng và bào chế sản phẩm giảm đau chứa tinh dầu Chùa dù với thành phần công thức như sau:

- Đã xây dựng được công thức sản phẩm dầu xoa bóp với12 thành phần, trong đó thành phần chính là tinh dầu Chùa dù chiếm 30%

- tác dụng chống viêm của sản phẩm thông qua đánh giá NO ờ giá trị …

2 Các yếu tố thị trường của sản phẩm:

Nhu cầu sử dụng những sản phẩm giảm đau là dầu xoa bóp từ tinh dầu đang chiếm tỉ lệ cao nhất

Thông qua khảo sát và những đánh giá dựa trên thực tế, thấy được tiềm năng của sản phẩm dầu xoa bóp chứa tinh dầu Chùa dù trên thị trường, phù hợp với thị hiếu, cũng như là giá thành sản phẩm

3 Tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm

Sản phẩm nghiên cứu có màu đỏ cảm, thể chất đồng nhất, khi bôi lên da không gây bết dính, khả năng thấm sau khoảng 5 giây kết hợp với massage, không gây kích ứng và cảm giác khó chịu ở trên da Bên cạnh đó là danh sách chỉ tiêu vật lý, hóa học đảm bảo chất lượng sản phẩm ĐỀ XUẤT

- Tăng cỡ mẫu nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm sản phẩm này ở quy mô pilot và thử nghiệm trên đối tượng khách du lịch tại Sa Pa, Lào Cai

- Xây dựng tiêu chuẩn: tăng số lần đo mẫu trong mỗi chỉ tiêu Bổ sung thẩm định phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

- Từ công thức dự kiến, nghiên cứu thêm các công thức có chứa các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên phù hợp hơn với thị hiếu người tiêu dùng.

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN