1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đào việt quốc điều tra tài nguyên cây thuốc ở xã húc động bình liêu quảng ninh

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐÀO VIỆT QUỐC

ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở XÃ HÚC ĐỘNG, BÌNH LIÊU, QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐÀO VIỆT QUỐC MSV: 1901581

ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở XÃ HÚC ĐỘNG, BÌNH LIÊU, QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:

1 ThS Nghiêm Đức Trọng

Nơi thực hiện:

1 Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội 2 Xã Húc Động, huyện Bình Liêu,

tỉnh Quảng Ninh

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành

tới ThS Nghiêm Đức Trọng, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá

trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

PGS TS Trần Văn Ơn, ThS, Lê Thiên Kim đã hỗ trợ tôi phương pháp, kinh

nghiệm quý báu từ những ngày đầu tiên nghiên cứu và xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài

Các thầy cô và anh chị Kỹ thuật viên Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược

Hà Nội đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

UBND xã Húc Động đã cho phép và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình

nghiên cứu tại xã Húc Động, huyện Bình Liêu

Xin chân thành cảm ơn đến gia đình anh La A Nồng đã không ngại khó khăn

giúp đỡ, hỗ trợ tôi xuyên suốt những ngày nghiên cứu tại xã Húc Động, huyện Bình

Liêu Tôi cũng xin cảm ơn đến Bác Đặng Thị Lý và Bác Đặng Thị Phấu đã đồng hành,

truyền đạt những tri thức quý báu cho tôi trong những chuyến điều tra gian nan, vất vả

Xin cảm ơn toàn thể Cán bộ Trung tâm tài nguyên dược liệu – Viện Dược liệu

đã giúp đỡ tôi trong quá trình xử lý số liệu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp

Xin cảm ơn đến DS Trần Văn Đức và những người bạn, người em trong CLB Chung tay Phát triển Dược liệu Việt Nam đã hỗ trợ tôi trong những lúc khó khăn

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu và Phòng Đào tạo –

Trường Đại học Dược Hà Nội, các thầy cô trong trường đã dạy dỗ, giúp đỡ nhiệt tình

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến bố mẹ, anh và bạn thỏ con của tôi đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành chặng đường gian khó này

Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2024

Sinh viên

Đào Việt Quốc

Trang 4

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 2

1.1 Tài nguyên cây thuốc thế giới 2

1.1.1 Số loài cây thuốc thế giới 2

1.1.2 Kinh tế thảo dược thế giới 2

1.1.3 Bảo tồn cây thuốc trên thế giới 2

1.2 Tài nguyên cây thuốc tại Việt Nam 3

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 3

1.2.2 Tài nguyên cây thuốc tại Việt Nam 3

1.3 Tỉnh Quảng Ninh 5

1.4 Xã Húc Động 6

1.4.1 Điều kiện tự nhiên 6

1.4.2 Điều kiện kinh tế 7

1.4.3 Văn hóa – xã hội 8

1.5 Người Sán chỉ 8

1.5.1 Người Sán Chỉ tại Việt Nam 8

1.5.2 Người Sán Chỉ tại Húc Động 11

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị 12

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 12

2.1.2 Nguyên vật liệu, thiết bị 12

2.2 Nội dung nghiên cứu 12

2.3 Phương pháp nghiên cứu 12

2.3.1 Phương pháp điều tra theo tuyến 12

Trang 5

2.3.2 Phương pháp điều tra tại chợ 13

2.3.3 Tư liệu hóa tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc 13

2.3.4 Thu mẫu và làm tiêu bản thực vật 13

2.3.5 Xác định tên khoa học của cây thuốc 13

2.3.6 Xử lý số liệu 14

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15

3.1 Tính đa dạng cây thuốc tại xã Húc Động, Bình Liêu, Quảng Ninh 15

3.1.1 Tính đa dạng theo bậc phân loại 15

3.1.2 Tính đa dạng theo dạng sống 24

3.2 Tri thức sử dụng cây thuốc của dân tộc Sán Chỉ tại xã Húc Động 25

3.2.1 Danh mục các bệnh, chứng có thể chữa trị được bằng cây thuốc ở xã Húc Động 25

3.2.2 Bộ phận sử dụng của cây thuốc 26

3.2.3 Cách sử dụng cây thuốc 27

3.2.4 Hoạt động thu hái và buôn bán cây thuốc của người Sán Chỉ tại Húc Động 28

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 31

4.1 Sự đa dạng của cây thuốc tại xã Húc Động 31

4.2 Phương pháp nghiên cứu 31

4.3 Tri thức sử dụng cây thuốc 32

4.4 Thu hái và buôn bán cây thuốc 32

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt

Viết tắt Giải nghĩa

CXĐ Tên khoa học của cây thuốc chưa được xác định

Tiếng Anh

Viết tắt Viết đầy đủ (Giải nghĩa)

CR Critically Endangered (Loài rất nguy cấp)

GPS Global Positioning System – Hệ thống Định vị Toàn cầu LCVP The Leipzig Catalogue of Vascular Plants

KIP Key information person (Người cung cấp tin quan trọng)

WCVP The World Checklist of Vascular Plants(Danh sách các loài

thực vật bậc cao trên thế giới) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) WWF The World Wide Fund for Nature (Quỹ thiên nhiên thế giới)

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

1 Bảng 1.1 So sánh ba danh sách trực tuyến về thực vật có mạch 2 2 Bảng 1.2 Một số Vườn Quốc gia ở Việt Nam và số lượng cây

3 Bảng 1.3 Số loài cây thuốc tại một số khu vực tỉnh Quảng

Động, chưa được nhắc đến công dụng trong các tài liệu về cây thuốc của Việt Nam

18

10 Bảng 3.5 Danh sách cách cây thuốc ở khu vực xã Húc Động

được ghi trong Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ VII 20

11 Bảng 3.6 Danh mục các loài cây thuốc ở khu vực Húc Động

có trong Sách đỏ Việt Nam 2007 22

12 Bảng 3.7 Danh mục các loài cây thuốc ở xã Húc Động có

13 Bảng 3.8 Danh mục các dạng sống của cây tại xã Húc Động 24 14 Bảng 3.9 Danh mục các chứng bệnh, nhóm bệnh, nhóm thuốc

sử dụng cây thuốc tại xã Húc Động 25

15 Bảng 3.10 Danh mục các bộ phận dùng của cây thuốc tại xã

18 Bảng 4.1 So sánh hệ cây thuốc tại xã Húc Động và hệ cây

thuốc Việt Nam

31

19 Bảng 4.2 So sánh số cây thuốc tại Húc Động với các khu vực

khác của tỉnh Quảng Ninh

31

Trang 9

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đa dạng, Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú Danh lục cây thuốc Việt Nam (2016) của Viện Dược liệu đã thống kê được hơn 5000 loài cây thuốc trên tổng số hơn 12.000 loài

thực vật bậc cao phân bố khắp cả nước Văn hóa sử dụng cây thuốc đã có từ thời cha

ông chúng ta và cho đến ngày nay đây vẫn là nguồn tài nguyên quý báu với vai trò bảo vệ sức khỏe toàn dân [23]

Theo Cục Quản lý Y - Dược cổ truyền (Bộ Y tế), hàng năm, tổng lượng dược liệu được sử dụng trong ngành Y tế nước ta ước tính khoảng 100.000 tấn, với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm [46] Tuy nhiên, tài nguyên cây thuốc tại nước ta hiện đang đối mặt với nguy cơ bị đe dọa về trữ lượng và thậm chí là tuyệt chủng một số loài cây thuốc Chính vì thế, việc điều tra cây thuốc và tư liệu hóa tri thức sử dụng cây thuốc vẫn đang là vấn đề rất cần thiết

Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nguồn dược liệu vô cùng đa dạng và phong phú tại vùng Đông Bắc Việt Nam Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu điều tra cây thuốc và tư liệu hóa tri thức sử dụng cây thuốc được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, như tại xã Thanh Lâm (huyện Ba Chẽ) [20], rừng Đồng Sơn – Kỳ Thượng (thành phố Hạ Long) [7], Rừng Yên Tử (thành phố Uông Bí) [18], Đảo Ba Mùn (VQG Bái Tử Long, huyện Vân Đồn) [13], xã Bằng Cả (huyện Hoành Bồ) [15],

Xã Húc Động nằm ở phía nam của huyện Bình Liêu, là một trong số ít khu vực tại địa phương vẫn giữ được cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và truyền thống sử dụng cây thuốc của người đồng bào dân tộc Sán Chỉ Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có các nghiên cứu về cây thuốc tại huyện Bình Liêu nói chung, xã Húc Động nói riêng Nhằm đánh giá mức độ đa dạng về tài nguyên cây thuốc, qua đó nâng cao nhận thức và thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu triển khai từ nguồn tài nguyên cây thuốc tại địa phương,

đề tài: “Điều tra tài nguyên cây thuốc ở xã Húc Động, Bình Liêu, Quảnh Ninh” được

thực hiện với các mục tiêu:

(i) Xác định tính đa dạng tài nguyên cây thuốc tại xã Húc Động, huyện Bình

Liêu, tỉnh Quảng Ninh (ii) Tư liệu hóa tri thức sử dụng cây thuốc của người dân xã Húc Động, huyện

Bình Liêu, Quảng Ninh

Trang 10

2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Tài nguyên cây thuốc thế giới

1.1.1 Số loài cây thuốc thế giới

Tính đến tháng 4 năm 2021 cơ sở dữ liệu WCVP ghi nhận 1.383.297 danh pháp thực vật, 996.093 ở cấp độ loài đại diện cho 342.953 loài thực vật có mạch được chấp nhận [31] (Bảng 1.1) Tổng số loài thực vật trên thế giới được ước tính từ 400.000 – 450.000 loài [30], [37] Theo thống kê, trên thế giới ước tính có tới hơn 80.000 loài cây thuốc được sử dụng [35] Nếu so sánh số loài cây thuốc với toàn bộ số loài thực vật trên thế giới, tỷ lệ này ước tính khoảng 23%

Bảng 1.1 So sánh ba danh sách trực tuyến về thực vật có mạch [31]

Tổng số tên ghi nhận 1,315,562 1,383,297 Chưa xác định

Số loài được ghi nhận 351,180 342,953 352,048

Số loài đang được kiểm tra 63,072 50,986 Chưa xác định

1.1.2 Kinh tế thảo dược thế giới

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 60% dân số thế giới dựa vào thuốc thảo dược và khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nó cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu [25] Vào năm 2003, WHO đã ước tính thị trường thuốc thảo dược lúc đó có giá trị lên tới 60 tỷ USD [26] Con số đó đã lên tới 216,4 tỷ USD vào năm 2023 theo báo cáo mới nhất của Fortune Business Insights và dự kiến sẽ tăng từ 233,08 tỷ USD năm 2024 lên 437 tỷ USD vào năm 2032

1.1.3 Bảo tồn cây thuốc trên thế giới

Theo liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế và quỹ động vật hoang dã thế giới, khoảng 15.000 loài cây thuốc đang bị đe dọa tuyệt chủng do khai thác quá mức cũng như do môi trường sống bị phá hủy [27] và khoảng 20% lượng cây thuốc trong tự nhiên gần như đã bị cạn kiệt khi tình hình dân số và nhu cầu sử dụng ngày càng tăng [39] Vấn đề khai thác quá mức nguồn cây thuốc đã được chú ý trong thời gian dài nhưng tình trạng này đã không được cải thiện dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài cây thuốc, đặc biệt ở một số quốc gia như Trung Quốc [33], [36], Ấn Độ [32], [33], Kenya [32],

Trang 11

3 Nepal [32], Tanzania [40] và Uganda [40] Vì vậy các khu bảo tồn thiên nhiên đã được ra đời với mục đích bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học [28], [38], ước tính đã có 12.700 khu bảo tồn trên toàn thế giới chiếm diện tích 13,2 triệu 𝑘𝑚2 tương đương 8,81% bề mặt trái đất [34]

1.2 Tài nguyên cây thuốc tại Việt Nam

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền khoảng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km [51]

Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hóa mạnh mẽ Địa hình thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam, được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp Địa hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1% [51]

Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây [51]

Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng (khoảng 14.600 loài thực vật) Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các loại cây ưa ánh sáng, nhiệt độ lớn và độ ẩm cao [51]

1.2.2 Tài nguyên cây thuốc tại Việt Nam

Năm 2016 Viện Dược liệu – Bộ Y tế đã tổng hợp danh lục cây thuốc Việt Nam với 5.084 loài thuộc 325 họ của 8 ngành thực vật bậc cao có mạch bao gồm 4.524 loài cây thuốc trong tự nhiên và 521 loài cây thuốc trồng [23] Như vậy trong tổng số 12.000 loài thực vật bậc cao tại Việt Nam[10], tỷ lệ cây cỏ được sử dụng làm thuốc lên tới 42% Đây là một tỷ lệ đáng kinh ngạc so với tỷ lệ trung bình của thế giới đã được tính toán là 23%, tương đương với tỷ lệ cây cỏ làm thuốc tại Trung Quốc (41%) – quốc gia được đánh giá có đa dạng sinh học cây thuốc đứng đầu thế giới [27]

Trong hơn 5000 loài cây thuốc ở Việt Nam, có khoảng 200 loài đã được đưa vào khai thác thương mại Nhiều loài có giá trị cao được thế giới công nhận như: sâm Ngọc

Trang 12

4 Linh, thông đỏ, hòe hoa, trinh nữ hoàng cung, giảo cổ lam,… Với lịch sử lâu đời về sử dụng cây dược liệu trong thực tiễn y tế và sự phát triển của khoa học công nghệ, cây dược liệu ở Việt Nam là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc chữa bệnh, thực phẩm thực dưỡng, đồ uống, hoá mỹ phẩm… Theo Cục Quản lý Y - Dược cổ truyền (Bộ Y tế), hàng năm, tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành Y tế nước ta ước tính khoảng 100.000 tấn, với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm [46]

Trong các vùng phát triển về trồng dược liệu, Trung du miền núi phía Bắc đạt 50,8 nghìn ha (chiếm 65,6%) diện tích dược liệu cả nước, riêng với cây dược liệu lâu năm đạt 43,8 nghìn ha chiếm 91,6% tổng diện tích cây dược liệu lâu năm trên cả nước Đối với các cây dược liệu lâu năm, diện tích cây hồi lớn nhất đạt 36,6 nghìn ha, chiếm 47,2% diện tích dược liệu cả nước, phân bố chủ yếu tại Lạng Sơn và một số tỉnh ở Trung du miền núi phía Bắc Hiện có 50/92 loài dược liệu được trồng với quy mô trên 10 ha Một số loài có vùng trồng lớn như: hồi, quế, hòe, actiso, thanh hao hoa vàng, đinh lăng, kim tiền thảo, diệp hạ châu, trinh nữ hoàng cung, gấc, nghệ [10]

Mặc dù vậy, nguồn dược liệu chính cung cấp cho thị trường vẫn đến từ rừng (chiếm khoảng 70%) [10], vì vậy công tác bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này là vô cùng quan trọng Theo thống kê của cục bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tính tới năm 2021, đã có 179 KBT ở Việt Nam với tổng diện tích là 2.697.073,51 ha, được rà soát theo quy định của Luật Đa dạng sinh học, gồm 34 vườn quốc gia; 58 khu dự trữ thiên nhiên; 26 khu bảo tồn loài và sinh cảnh; 61 khu bảo vệ cảnh quan Việt Nam nằm trong điểm nóng ĐDSH Ấn-Miến (Indo- Burma) - một trong 30 khu vực có ĐDSH không thể thay thế trên thế giới, 104 vùng ĐDSH quan trọng (KBA) và 6 vùng sinh thái ưu tiên toàn cầu [2] Nước ta hiện đã lưu giữ và bảo tồn 1.531 nguồn gen thuộc 884 loài cây thuốc, có nhiều loài quý hiếm thuộc diện có nguy cơ bị tuyệt chủng, loài đặc hữu, loài có giá trị kinh tế; tại 7 vườn cây thuốc vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội); vùng trung du phía Bắc (Tam Đảo), vùng núi cao phía Bắc (Lào Cai), vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa), vùng Tây Nguyên (Đà Lạt), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Phú Yên) và vùng Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh) [50]

Bảng 1.2 Một số Vườn Quốc gia ở Việt Nam và số lượng cây thuốc được bảo

Trang 13

Theo điều tra của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nguồn dược liệu đa dạng và phong phú Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã xác định có 948 loài cây thuốc thuộc 182 họ, 561 chi khác nhau trong đó có rất nhiều

loài là dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao như ba kích (Morinda officinalis), trà hoa

vàng (Camellia chrysantha), hồi (Illicium verum), quế (cinnamomum cassia) , kim ngân (Lonicera japonica)…[48] Trên địa bàn tỉnh, còn một số khu vực có thảm thực vật

nguyên vẹn, trữ lượng dược liệu lớn như: Vườn quốc gia Bái Tử Long, Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, Rừng quốc gia Yên tử,…

Bảng 1.3 Số loài cây thuốc tại một số khu vực tỉnh Quảng Ninh

Trang 14

6 khai Đề án bảo tồn và phát triển dược liệu giai đoạn 2021-2025, trong đó, phấn đấu trồng mới trên 100ha/năm các loài dược liệu Doanh thu từ sản phẩm hoa khô và lá khô cây trà hoa vàng năm 2017 – 2018 đạt hơn 5,1 tỷ đồng, năm 2018 - 2019 là 13 tỷ đồng Tại huyện Hoành Bồ đã hình thành vùng trồng cây dược liệu với diện tích hơn 150 ha, tập trung ở các xã Quảng La, Bằng Cả, Ðồng Lâm, Ðồng Sơn, Tân Dân [49]

1.4 Xã Húc Động

1.4.1 Điều kiện tự nhiên

Bình Liêu là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc của tỉnh Quảng Ninh Nơi đây đặc trưng với khí hậu ôn hòa, mát mẻ phong cảnh miền núi, biên giới tươi đẹp, những rừng hồi, quế, sở, những thửa ruộng bậc thang, những cao nguyên trùng điệp trải dài tầm mắt, nhất là vẻ đẹp tự nhiên, hùng vĩ của các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử [52] Nằm ở phía đông nam huyện Bình Liêu, xã Húc Động cách trung tâm thị trấn khoảng 12 km, tiếp giáp với 2 xã Lục Hồn và Hoành Mô

Hình 1.1 Bản đồ xã Húc Động

Với diện tích 49,8 𝑘𝑚2 gồm 7 thôn: Khe Vằn, Khe Mó, Lục Ngù, Nà Ếch, Pò Đán, Sú Cáu, Thông Châu Húc Động nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên mộc mạc, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước [53] Đặc biệt phải kể đến danh thắng cấp tỉnh thác Khe Vằn, thác cao khoảng 100m, có không gian rộng Vào mùa mưa, nước chảy nhiều thành 3 tầng thác tạo nên một cảnh quan hùng vĩ cuốn hút các du khách tới đây Lượng khách du lịch tới Húc Động tăng dần qua các năm, từ 9000 lượt khác vào năm 2021 lên 13.000 lượt khách trong năm 2023 tạo ra nhiều đổi thay tích cực cho người dân và kinh tế địa phương [53]

Trang 15

7

Hình 1.2 Thác Khe Vằn – xã Húc Động

1.4.2 Điều kiện kinh tế

Kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp và trồng rừng Xã Húc Động có diện tích trồng trọt đạt 500 ha, chủ yếu trồng các loại cây lương thực như: lúa, ngô, lạc, đậu tương, khoai, sắn, dong riềng đạt sản lượng tốt Vụ ngô hè thu năm 2023 đạt năng suất 32,3 tạ trên một hécta với sản lượng 27,5 tấn Về chăn nuôi, xã có 1.387 con gia súc (bao gồm trâu, bò, dê, lợn, ngựa), đàn gia cầm với tổng lượng 11.985 con Về lâm nghiệp, ước tính diện tích nhân dân tự trồng khoảng 38,5 ha rừng gồm chủ yếu các loại cây đặc sản như quế, hồi,… Chủ yếu là trồng dặm, trồng cây phát tán: 1.200 cây Trong năm 2023, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung khai thác gỗ với diện tích 33 ha và đạt 3.135 𝑚3, chủ yếu là khai thác quy mô hộ gia đình Sản lượng lâm sản ngoài gỗ bao gồm: nhựa thông 62 tấn, hoa hồi (khô): 110 tấn, vỏ quế (khô): 115 tấn Ngoài ra, người dân tại xã cũng tích cực phát triển những ngành nghề kinh tế khác như thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng [16]

Về xây dựng nông thôn mới, năm 2019 xã Húc Động đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới Năm 2022 Húc Động là địa phương được huyện lựa chọn để xây dựng nông thôn mới nâng cao Xã đã tập trung chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí và hoàn thiện hồ sơ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022 Kết quả triển khai thực hiện tiêu chí nông thôn mới đạt 19/19 tiêu chí, 75/75 chỉ tiêu Đã gửi huyện, gửi tỉnh hồ sơ để thẩm định xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2022 Triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP năm 2023,… Để thực hiện nghị quyết 194/NQ-

Trang 16

8 HĐND của HĐND tỉnh UBND xã đã có công văn gửi các HTX, các doanh nghiệp, các hộ gia đình đăng ký thực hiện mô hình 01 mô hình liên kết trồng dong riềng với diện tích là 5 ha/ 24 hộ ( HTX Gia Hưng) [16]

Húc Động còn là xã nổi tiếng với đặc sản miến dong, là sản phẩm OCOP đi đầu của huyện Bình Liêu Mỗi năm, sản phẩm miến dong thương phẩm đạt đến 300 tấn đóng góp lớn vào kinh tế chung của địa phương [16]

1.4.3 Văn hóa – xã hội

Xã Húc Động có hơn 660 hộ với dân số gần 3000 người Dân tộc thiểu số chiếm 97,7%, trong đó dân tộc Sán Chỉ chiếm đại da số với 82,4%

Văn hóa – xã hội có ảnh hưởng to lớn, sâu sắc đối với đời sống tinh thần của người dân tại địa phương Các hoạt động như: văn nghệ cấp xã, thể dục thể thao các dân tộc huyện Bình Liêu; Hội Soóng cọ 16/3 âm lịch tại sân vận động xã Húc Động,… được tổ chức thường kỳ giúp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn [16] Hiện nay, làng văn hóa dân tộc Sán Chỉ cũng đang được đề xuất và xây dựng tại thôn Lục Ngù, xã Húc Động [16]

1.5.1.2 Phong tục

Về tôn giáo và tín ngưỡng, người Sán Chỉ có tập tục thờ cúng Trong nhà người Sán Chỉ có rất nhiều bàn thờ, họ thờ tổ tiên, trời đất, thổ công, bà mụ, thần nông, thần chăn nuôi, Bàn thờ của người Sán Chỉ khá đơn sơ, nhiều khi chỉ là một ống tre để cắm hương Hàng năm, vào dịp tết Nguyên đán, người Sán Chỉ sẽ quét dọn các bàn thờ và dán lên một mảnh giấy đỏ [17]

Trang 17

9 Về nhà ở, nhà ở truyền thống của người Sán Chỉ thường là nhà sàn và nhà nửa sàn nửa đất (loại nhà này hiện còn rất ít) Mặt bằng sinh hoạt trong ngôi nhà sàn được chia thành nhiều khu vực khác nhau Nửa nhà phía trước, từ trái sang phải, đầu tiên là buồng con gái có cầu thang đi xuống gầm sàn, phần giữa đặt bếp đun và nơi người già ngủ vào mùa rét, cuối cùng bên phải là buồng con dâu Nửa nhà phía sau, bên trái nơi cao hơn mặt sàn chung khoảng 30cm đặt bàn thờ tổ tiên, tiếp đến là nơi ngủ của người già khi mùa nóng và nơi tiếp khách nam; ở bên phải, nơi thấp hơn là chỗ tiếp khách, ăn uống và ngủ đêm của các thành viên nam nhỏ tuổi trong nhà Dưới gầm sàn là nơi đặt cối giã gạo và trước đây là nơi nhốt gia súc, gia cầm [17]

Về trang phục, phụ nữ mặc váy chàm và áo dài có trang trí hoa văn ở nách áo và lưng áo Thường ngày, họ chỉ dùng một thắt lưng chàm nhưng trong những ngày hội hè, tế lễ, phụ nữ sẽ mặc những bộ đồ chàm nhưng đã được trang trí đẹp hơn, phía trước ngực có những mảng vải màu trắng xen lẫn những mảng vải màu chàm, phía sau có thêu hoa văn màu đỏ và trắng, thắt lưng hai màu đỏ và xanh lơ Trên đầu đội khăn vuông màu chàm đen Nam giới mặc áo chàm dài hoặc ngắn, quần màu nâu hoặc trắng [17]

Về ẩm thực, nguồn thức ăn của đồng bào chủ yếu là gạo nếp và gạo tẻ; bên cạnh đó là ngô, khoai, sắn Những nguồn lương thực này được chế biến bằng nhiều cách, như: nấu, nướng, đồ, xay bột làm bánh và làm bún,… Ðàn ông thường hút thuốc lào Phụ nữ ăn trầu [17]

Về nghệ thuật, nổi bật là làn điệu dân ca trữ tình - sình ca, lối hát giao duyên nam nữ gồm 2 loại: hát ở bản về ban đêm và hát trên đường đi hoặc ở chợ Các điệu múa của người Sán Chỉ cũng rất phong phú: múa trống, múa xúc tép, múa chim, múa đâm cá, múa thắp đèn,… Nhạc cụ gồm: thanh la, não bạt, trống, chuông, kèn,… Độc đáo nhất là trống tang bằng sành và khèn ống nứa [17]

1.5.1.3 Quan niệm về sức khỏe và sử dụng cây thuốc

Đồng bào Sán Chỉ có nhận thức được tầm quan trọng của việc dùng thuốc trong chăm sóc sức khỏe và luôn xác định rõ: thuốc cha, ma cầu, nghĩa là khi ốm thì phải chữa bằng thuốc là chính, bên cạnh đó vẫn có thể cúng ma cho mau khỏi [5]

Người Sán Chỉ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các loại cây thuốc để chữa bệnh Đồng bào thường thu hái cây thuốc trong rừng nguyên sinh hoặc trên các núi cao ít người qua lại Đồng bào dùng thuốc Nam dưới dạng thuốc thang, rượu thuốc, xoa bóp, thuốc đắp Trong khu vực người Cao Lan – Sán Chỉ sinh sống có khoảng hơn 200 loài cây được sử dụng làm thuốc, trong đó khoảng 100 loài thường được sử dụng [5]

Trang 18

10 Trong mỗi cộng đồng làng bản thường có một hay nhiều người làm nghề thuốc Những người này được cha mẹ truyền nghề cho và rất có tâm huyết với nghề Công việc của họ không tách rời khỏi sản xuất nông nghiệp, thường tranh thủ lấy thuốc trong lúc đi làm nương, làm ruộng hoặc khi bệnh nhân có nhu cầu [5]

Theo phong tục của người Sán Chỉ, người bệnh đến xin thuốc ở nhà thầy lang thường mang theo một lễ vật nhỏ như giấy vàng, một thẻ hương Thầy lang hỏi người bệnh hoặc người nhà người bệnh về những triệu chứng, tình hình ăn uống của người bệnh,… sau đó mới bốc thuốc, dặn dò cách sử dụng và những kiêng kỵ kèm theo Nếu khỏi bệnh, người bệnh nhất thiết phải đến làm lễ trả ơn thầy lang, lễ vật gồm có giấy vàng dân tộc, hương, gà, rượu Nếu người nào đã được chữa khỏi bệnh mà không đến làm lễ trả ơn thì bị coi là người vô ơn Những nghi lễ trong phong tục chữa bệnh của người Sán Chỉ thể hiện tính nhân văn trong cộng đồng dân tộc người Tuy vậy những năm gần đây với sự xâm nhập của kinh tế thị trường, các thầy lang đã bắt đầu bán thuốc để bù đắp lại thời gian, công sức bỏ ra để tìm kiếm thuốc [5]

Giống như nhiều dân tộc khác, người Sán Chỉ sử dụng nhiều vị thuốc khác nhau để chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em Sau khi sinh, sản phụ kiêng và nghỉ ngơi trong 42 ngày Thức ăn của sản phụ thường là rau ngót (mắn trái), gừng hoặc nghệ đen nấu với thịt gà hoặc thịt lợn Ngay sau khi đẻ sản phụ được uống một bát thuốc và tắm nước nấu lá khăn trâu, lá cây huyết dụ, đứa trẻ mới sinh ra được tắm bằng nước lá đỗ ván đun sôi để nguội Đẻ xong, nếu phụ sản bị máu bốc lên đầu, gây chóng mặt thì người ta rang ít thóc hoặc hạt vông (quí vặt) có thể gói vào khăn hoặc vải để lên đâu rồi úp chảo còn hơi âm ấm lên trên, sản phụ sẽ khỏi Phụ nữ Sán Chỉ sau khi đẻ và trong thời gian ở cữ thường uống nước thuốc, ăn rượu nếp và trứng gà Rượu được làm từ gạo nếp ủ men lá và được phụ nữ Sán Chỉ tự làm trước khi sinh 2-3 tháng [5]

1.5.1.4 Các nghiên cứu về cây thuốc của người Sán Chỉ ở Việt Nam

Đã có một số nghiên cứu trước đây về việc sử dụng cây thuốc của người Sán Chỉ tại Việt Nam (Bảng 1.4), tại các khu vực: Phú Lương, Thái Nguyên [21]; Sơn Động, Bắc Giang [14]; Ba Chẽ, Quảng Ninh [19]

Bảng 1.4 Số loài cây thuốc của người Sán Chỉ tại một số địa phương

Trang 19

11

1.5.2 Người Sán Chỉ tại Húc Động

Là dân tộc chiếm đa số tại xã Húc Động với hơn 2.400 người (82,4%) [47], người Sán Chỉ vẫn giữ gìn và phát huy tốt những phong tục quý báu từ xa xưa Ngày 10/11/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3421/QÐ-BVHTTDL công nhận Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soóng cọ của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Vào những ngày tháng 3 hàng năm, tại Húc Động lại diễn ra hội hát Soóng cọ với nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống thu hút du khách gần xa Ngoài ra người Sán Chỉ tại Húc Động có một hoạt động văn hóa hết sức độc đáo chính là đá bóng nữ trong trang phục truyền thống người Sán Chỉ Hoạt động này đã trở thành một hình ảnh đại diện cho văn hóa Bình Liêu (Quảng Ninh) là vẻ đẹp hài hòa, giàu sức sống giữa bản sắc văn hóa dân tộc lâu đời với sự hòa nhập quốc tế hiện đại [44]

Hình 1.3 Đá bóng nữ trong trang phục truyền thống Sán Chỉ [44]

Hình 1.4 Hát soóng cọ của người Sán Chỉ tại Húc Động [45]

Trang 20

12

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc tại xã Húc Động, Bình Liêu, Quảng Ninh

2.1.2 Nguyên vật liệu, thiết bị

Để chuẩn bị cho công tác điều tra, nghiên cứu Cần chuẩn bị một số nguyên, vật liệu cần thiết (Bảng 2.1)

Bảng 2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị nghiên cứu

STT Nguyên vật liệu, thiết bị Số lượng Đơn vị

2.2 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Xác định tính đa dạng tài nguyên cây thuốc bao gồm: đa dạng sinh học và tri thức sử dụng cây thuốc bằng phương pháp điều tra theo tuyến và phỏng vấn theo bảng kiểm tại xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

Nội dung 2: Tư liệu hóa tri thức sử dụng cây thuốc của người dân xã Húc Động, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh thông qua phỏng vấn và từ các tài liệu thứ cấp

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp điều tra theo tuyến

Xác định tính đa dạng tài nguyên cây thuốc được thực hiện bằng phương pháp điều tra theo tuyến [6], với người cung cấp thông tin quan trọng (KIP) KIP là những người am hiểu về cây thuốc tại khu vực xã Húc Động, Bình Liêu, Quảng Ninh thông qua các tuyến điều tra để quan sát, phỏng vấn và thu mẫu tiêu bản Các bước thực hiện

bao gồm:

Trang 21

13

(i) Xác định tuyến điều tra: xác định tuyến điều tra dựa trên đặc điểm thảm thực

vật, địa hình, sự phân bố cây tại khu vực nghiên cứu Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu, các tuyến điều tra sẽ được thiết kế theo các dạng địa hình và kiểu thảm thực vật khác nhau (núi cao, nguyên sinh, thứ sinh, ven đường, ven suối, ) Tổng cộng có 6 tuyến điều tra cùng với 3 KIP

(ii) Thu thập thông tin tại thực địa: Phỏng vấn bất kỳ cây nào gặp trên đường

hoặc dừng lại tại mỗi địa điểm có sự thay đổi về thảm thực vật và tiến hành phỏng vấn Thông tin cần thu thập bao gồm: Tên cây tiếng địa phương, bộ phận dùng, công dụng, cách dùng Thu mẫu tiêu bản và chụp ảnh cây thuốc

(iii) Xử lý thông tin: Thông tin mang tính chất định tính, bao gồm: Danh mục loài

(tên địa phương, tên thường dùng, tên khoa học, công dụng, cách dùng, bộ phận dùng)

2.3.2 Phương pháp điều tra tại chợ

Tìm hiểu về hoạt động buôn bán cây thuốc của người dân thông qua phương pháp điều tra tại chợ bằng bảng kiểm (Phụ lục 1),

(i) Đối tượng phỏng vấn: Người Sán Chỉ tại Húc Động buôn bán cây thuốc tại

chợ Bình Liêu

(ii) Thu thập thông tin: Phỏng vấn về các cây thuốc được người Sán Chỉ tại Húc

Động buôn bán Thông tin cần thu thập bao gồm: Tên địa phương, bộ phận dùng, công dụng, cách dùng, giá bán Thu mẫu tiêu bản và chụp ảnh cây thuốc

(iii) Xử lý thông tin: Thông tin mang tính chất định tính, bao gồm: Danh mục loài

(tên địa phương, tên thường dùng, tên khoa học, công dụng, cách dùng, bộ phận dùng)

2.3.3 Tư liệu hóa tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc

Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc được thu thập qua 2 nguồn: (i) Phỏng vấn theo tuyến tại thực địa, chợ địa phương và (ii) từ các tài liệu thứ cấp: Từ điển cây thuốc Việt Nam [4]; Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam [12]; Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam [21]; Danh lục cây thuốc Việt Nam [23]

2.3.4 Thu mẫu và làm tiêu bản thực vật

Mẫu tiêu bản thu tại thực địa được xử lý bằng phương pháp ướt: mẫu cây được xông hơi cồn trong túi nilon kín, sau đó sấy khô [6] theo các kỹ thuật tiêu bản thông thường và lưu trữ tại Phòng tiêu bản của Trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP)

2.3.5 Xác định tên khoa học của cây thuốc

Mẫu tiêu bản được xác định tên khoa học bằng phương pháp So sánh hình thái dựa trên các mẫu tiêu bản, mẫu tiêu bản chuẩn (type) tại các phòng tiêu bản trong và

Trang 22

14

ngoài nước (trong nước: Phòng tiêu bản - Trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP); Phòng tiêu bản – Trung tâm tài nguyên Dược liệu (Viện dược liệu)); các phòng tiêu bản online

ngoài nước: Herbier Muséum Paris – Muséum National d’Histoire Naturelle (P) [43]

The Herbarium and Library, Royal Botanic Gardens, Kew (K) [42] Chinese Virtual Herbarium (CVH) [41] Ngoài ra tên khoa học còn được xác định và chỉnh lý theo các tài liệu Thực vật chí Việt Nam [24]; Cây cỏ Việt Nam [8]; Cẩm nang nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam [1]; Thực vật chí Trung Quốc (Flora of China) [29], Danh lục các loài thực vật Việt Nam [19]

2.3.6 Xử lý số liệu

Sử dụng phầm mềm Microsoft office Excel 2021 để xử lý số liệu

Trang 23

15

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Tính đa dạng cây thuốc tại xã Húc Động, Bình Liêu, Quảng Ninh

3.1.1 Tính đa dạng theo bậc phân loại

Tổng số 400 loài cây thuốc đã được ghi nhận tại xã Húc Động, Bình Liêu, Quảng Ninh (Phụ lục 2) Trong 400 loài đã được ghi nhận có 322 loài đã được xác định tên khoa học đến loài, 48 loài chỉ xác định đến chi, 16 loài chỉ xác định đến họ và 14 loài chưa xác định được họ thực vật

Các cây thuốc thuộc 5 ngành thực vật là: Lycopodiophyta, Equisetophyta,

Polypodiophyta, Gnetophyta và Magnoliophyta, 109 họ, 243 chi khác nhau

Nhìn chung, hệ cây thuốc tại xã Húc Động, Bình Liêu, Quảng Ninh đa dạng về bậc phân loại Trong các ngành thực vật, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số họ, chi và loài lớn nhất, lần lượt là 99 họ, 230 chi và 386 loài, chiếm 96,5% tổng số loài Trong đó lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có nhiều cây thuốc nhất (83 họ, 206 chi và 350 loài chiếm 87,5% tổng số loài) Số loài của các ngành thực vật còn lại chỉ chiếm 3,5% (Bảng 3.1) Trong 109 họ cây thuốc tại xã Húc Động, không có họ nào có số chi và số loài đến 10% Họ có nhiều chi và nhiều loài nhất (họ Đậu, Fabaceae) chỉ có số chi chiếm 8,23% và số loài chiếm 6,0% Ở taxon bậc chi, chỉ có 18 họ (16,51%) có số chi từ 4 (1,64%) trở lên, trong khi đó có đến 71 họ (65,13%) chỉ có một chi Ở taxon bậc loài, có 24 họ (22,01%) có số loài từ 5 (1,25%) trở lên, nhưng có đến 51 họ (46,78%) chỉ có một loài cây làm thuốc Phân bố loài của cây thuốc theo họ được trình bày ở Hình 3.1 và Phụ lục 2.2

Bảng 3.1 Sự phân bố cây thuốc tại xã Húc Động trong các ngành thực vật

Trang 24

16

Hình 3.1 Phân bố số lượng họ cây thuốc tại xã Húc Động theo số loài

Có 24 họ có số loài từ 5 loài trở lên Tổng số loài của các họ này là 258, chiếm 64,5% số loài cây thuốc điều tra được ở khu vực xã Húc Động (Bảng 3.2)

Bảng 3.2 Danh mục các họ có từ 5 loài cây thuốc trở lên (sắp xếp theo thứ tự họ khoa

học)

STT

Tên khoa học Tên tiếng việt Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Số loài của họ

Trang 25

17

STT

Tên khoa học Tên tiếng Việt Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Hình 3.2 Phân bố số lượng chi cây thuốc ở xã Húc Động theo số loài

Trong số 258 chi cây thuốc ở xã Húc Động, có 15 chi có số loài từ 3 loài trở lên Số loài của 16 chi này là 65 loài chiếm 16,25% số loài cây thuốc điều tra được ở khu vực xã Húc Động (Bảng 3.3)

Bảng 3.3 Danh mục các chi có từ 3 cây thuốc trở lên (xếp theo thứ tự tên khoa học)

Trang 26

Bảng 3.4 Danh mục các loài cây thuốc được sử dụng ở xã Húc Động chưa được nhắc đến công dụng trong các tài liệu về cây thuốc của Việt Nam (xếp theo thứ tự tên khoa học)

2 Tích thụ lá nguyệt

3 Bồ kết tây Albizia cf.lebbeck (L.) Benth Fabaceae 4 Kiêu hùng Alcimandra cathcartii (Hook f &

Trang 27

19

7 Ngăm rừng vân nam Aporosa yunnanensis (Pax &

8 Mán đỉa eberhardt Archidendron eberhardtii I

9 Cơm nguội lông đen Ardisia nigropilosa Pitard Myrsinaceae

10 Cơm nguội trung hoa Ardisia waitakii C M Hu Myrsinaceae

12 Móng bò hoa tán Bauhinia corymbosa Roxb Fabaceae

14 Thu hải đường ba vì Begonia baviensis Gagnep Begoniaceae

15 Thu hải đường chân vịt Begonia martabanica A DC Begoniaceae 16 Thu hải đường lá

21 Ráng tiên tọa trung

23 Trắc biển Dalbergia cf.thorelii Gagnep Thymelaeaceae 24 Trắc dyer Dalbergia dyeriana Prain ex Harms Fabaceae

25 Nhót trườn Elaeagnus sarmentosa Rehder Elaeagnaceae 26 Cao hùng cắt hai Elatostema dissectum Wedd Urticaceae 27 Thượng lão Erigeron multiradiatus (Lindl.)

31 Lãnh công ba vì Fissistigma balansae (DC.) Merr Annonaceae

Trang 28

20

32 Lãnh công rợt Fissistigma pallens (Fin &

33 Dành dành trung bộ Gardenia cf.annamensis Pitard Rubiaceae 34 Đinh hùng java Gomphostemma javanicum

subpeltatus Merr Menispermaceae

36 Chẹo thui lá to Helicia grandifolia Lecomte Proteaceae 37 Chẹo thui hải nam Helicia hainanensis Hayata Proteaceae 38 Bùi gagnepain Ilex gagnepainiana Tardieu Aquifoliaceae

40 Bìm bộng Ipomoea carnea ssp fistulosa

42 Xú hương ba vì Lasianthus baviensis (Drake) Pitard Rubiaceae

44 Lân hùng sênêgal Lepisanthes senegalensis (Poir.)

50 Thàn mát quả lắc Millettia cf.penduliformis Gagnep Fabaceae 51 Bướm bạc chevalier Mussaenda chevalieri Pitard Rubiaceae 52 Nô hạ long Neolitsea alongensis Lecomte Lauraceae 53 Trinh đằng Parthenocissus cuspidifera (Miq.)

54 Ngũ liệu poilane Pentaspadon poilanei (Evrard &

57 Tiêu gié thòng Piper pendulispicum C.DC Piperaceae

Trang 29

21

58 Nghể hoa thưa Polygonum cf.dissitiflorum Hemsl Polygonaceae

59 Xuân hoa poilane Pseuderanthemum poilanei Benoist Acanthaceae

62 Chân chim bodinier Schefflera bodinieri (Lévl.) Rehd Araliaceae 63 Chùy hoa banton Strobilanthes bantonensis Lindau Acanthaceae 64 Chùy hoa trung bộ Strobilanthes cf.anamiticus Kuntze Acanthaceae 65 Chùy hoa có mũi Strobilanthes mucronatoproductus

66 Bồ đề trung bộ Styrax annamensis Guillaum Styracaceae

68 Trâm tiểu diệp Syzygium fastigiatum (Blume)

69 Tứ thư trung bộ Tetrastigma annamense Gagnep Vitaceae 70 Tứ thư mũi Tetrastigma apiculatum Gagnep Vitaceae 71 Hu đay lông Trema tomentosa (Roxb.) Hara Cannabaceae 72 Vót trung bộ Viburnum cf.annamense Fukuoka Caprifoliaceae

Trong 400 cây thuốc tại xã Húc Động, có 43 loài được ghi trong “Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ VII” (DMTTY) (Bảng 3.5)

Bảng 3.5 Danh sách cách cây thuốc ở khu vực xã Húc Động được ghi trong Danh

mục thuốc thiết yếu lần thứ VII (xếp theo thứ tự tên khoa học)

4 Thạch xương bồ Acorus gramineus Soland Acoraceae

5 Long nha thảo Agrimonia pilosa Ledeb Rosaceae

6 Chè dây Ampelopsis cantoniensis (Hook

9 Mào gà đuôi lươn Celosia argentea L Amaranthaceae

Trang 30

22

11 Quế Cinnamomum cassia (L.) J.Presl Lauraceae

12 Re xanh phấn Cinnamomum glaucescens

13 Thanh yên Citrus medica ssp bajoura

14 Hồng bì Clausena lansium (Lour.) Skeels Rutaceae

15 Đảng sâm Codonopsis javanica (Blume)

Hook f & Thoms Campanulaceae

18 Đơn đỏ Excoecaria cochinchinensis

23 Cỏ tranh Imperata cylindrica (L.) Beauv Poaceae

24 Đậu ván Lablab purpureus (L.) Sweet Fabaceae

25 Cu chói Leea rubra Blume ex Spreng Leeaceae

26 Mỏ quạ nam Maclura cochinchinensis (Lour.)

28 Hương nhu trắng Ocimum gratissimum L Lamiaceae

33 Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms Araliaceae

34 Sim Rhodomyrtus tomentosa (Ait.)

35 Ngấy hương Rubus cochinchinensis Tratt Rosaceae

36 Sói láng Sarcandra glabra (Thumb.)

Trang 31

23

38 Dây mối Stephania hernandiifolia

39 Câu đằng bắc Uncaria homomalla Miq Rubiaceae

41 Muồng truổng Zanthoxylum avicennae (Lam.)

Có 6 loài trong Sách đỏ Việt Nam 2007 (Bảng 3.6), 11 loài có trong Nghị định 84 (Nghị định 84/2021/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm) (Bảng 3.7)

Bảng 3.6 Danh mục các loài cây thuốc ở khu vực Húc Động có trong Sách đỏ

Việt Nam 2007 (xếp theo thứ tự tên khoa học)

hạng

1 Kiêu hùng Alcimandra cathcartii (Hook

2 Cát sâm Callerya speciosa (Champ ex

3 Đảng sâm Codonopsis javanica (Blume)

Hook f & Thoms Campanulaceae VU

4 Mật hương Hedyosmum orientale Merr &

5 Ngũ liệu poilane Pentaspadon poilanei (Evrard

& Tardieu) Phamh Anacardiaceae EN

6 Ba gạc vòng Rauvolfia verticillata (Lour.)

Trang 32

24

Bảng 3.7 Danh mục các loài cây thuốc ở xã Húc Động có trong Nghị định

84 (xếp theo thứ tự tên khoa học)

1 Tế hoa mạng Asarum reticulatum Merr Aristolochiaceae 2 Cẩu tích Cibotium barometz (L.) J.Sm Cyatheaceae 3 Re xanh phấn Cinnamomum glaucescens (Nees)

4 Đảng sâm Codonopsis javanica (Blume) Hook

5 Ráng tiên tọa

6 Nắm cơm lá

7 Bảy lá một hoa Paris chinensis Franch Trilliaceae 8 Dây mối Stephania hernandiifolia (Willd.)

3.1.2 Tính đa dạng theo dạng sống

Các cây thuốc ở khu vực xã Húc Động thuộc 5 dạng sống khác nhau phụ sinh, dây leo, gỗ, bụi và cỏ (Bảng 3.8) Các dạng sống có nhiều loài cây thuốc nhất là dạng cỏ (113 loài, 28,25%), sau đó là dạng bụi (112 loài) và dây leo (111 loài), ít nhất là dạng phụ sinh (8 loài, 2%)

Bảng 3.8 Danh mục các dạng sống của cây tại xã Húc Động

Trang 33

25

3.2 Tri thức sử dụng cây thuốc của dân tộc Sán Chỉ tại xã Húc Động

3.2.1 Danh mục các bệnh, chứng có thể chữa trị được bằng cây thuốc ở xã Húc Động

Có 26 tên mô tả nhóm bệnh/chứng bệnh/đối tượng/thuốc được người dân tại xã Húc Động sử dụng các cây thuốc để chữa (Bảng 3.9) Trong đó có 6 nhóm bệnh/chứng

bệnh/đối tượng/thuốc có nhiều cây thuốc nhất là: hồi phục sức khỏe (173 loài); Bệnh về

xương khớp (45 loài); Ngứa, dị ứng, côn trùng đốt (35 loài); Làm mát cơ thể (35 loài); Thuốc dùng cho trẻ em, trẻ sơ sinh (28 loài)

Bảng 3.9 Danh mục các chứng bệnh, nhóm bệnh, nhóm thuốc sử dụng cây thuốc tại

xã Húc Động (sắp xếp theo tên nhóm/chứng bệnh, nhóm thuốc)

STT Tên nhóm/chứng bệnh, nhóm

Số loài Tỷ lệ

11 Bệnh về tóc, da đầu Sạch gầu, rụng tóc, gãy tóc 3 0,75

12 Cơ thể có mùi hôi Tắm thơm, loại bỏ mùi hôi

Trang 34

26

STT Tên nhóm/chứng bệnh, nhóm

Số loài Tỷ lệ

17 Dùng cho phụ nữ Sau sinh, thiếu sữa, hành

19 Chữa vết thương ngoài da Trầy xước, sưng, chảy máu 9 2,24

22 Dùng cho trẻ em, trẻ sơ sinh

Khỏe người, cứng chân, mụn nhọt, bệnh về tiêu hóa, biếng ăn, bị cam, thiếu máu, vàng da

28 6,97

24 Ngứa, dị ứng, côn trùng đốt Ngứa, dị ứng, ong đốt 35 8,71

25 Bệnh về xương khớp Đau xương khớp, nhức mỏi

26 Hồi phục sức khỏe Giúp cơ thể khỏe khoắn,

Ghi chú: Bảng này có tổng tỷ lệ không bằng 100% do một loài có thể có dùng để

chữa nhiều chứng bệnh, do đó có nhiều công dụng.

3.2.2 Bộ phận sử dụng của cây thuốc

Trong 400 loài cây thuốc được người dân xã Húc Động sử dụng làm thuốc, có

tổng cộng 13 bộ phận dùng đã được xác định Chỉ có 1 loài cây thuốc Cinnamomum

cassia có nhiều hơn 1 bộ phận dùng (lá, vỏ thân) (Bảng 3.10)

Bảng 3.10 Danh mục các bộ phận dùng của cây thuốc tại xã Húc Động

Trang 35

Bảng 3.11 Danh mục các cách sử dụng cây thuốc tại xã Húc Động

Trang 36

28

3.2.4 Hoạt động thu hái và buôn bán cây thuốc của người Sán Chỉ tại Húc Động

Chợ Bình Liêu là khu chợ nằm ở trung tâm thị trấn Bình Liêu, cách xã Húc Động khoảng 12 km Chợ họp theo phiên vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, ngoài những hàng hóa thông dụng của các khu chợ địa phương Chợ Bình Liêu có khu việc riêng dành cho hoạt động buôn bán cây thuốc thu hái tại rừng của đồng bào dân tộc địa phương

Người dân địa phương bắt đầu bán cây thuốc từ sáng sớm và kết thúc phiên chợ vào khoảng 3h chiều Xã Húc Động có khoảng 10 người Sán Chỉ bán cây thuốc thường xuyên tại chợ, bài thuốc tại chợ với người trẻ nhất là 38 tuổi và người lớn tuổi nhất là 70 tuổi Số loài cây thuốc được người Sán Chỉ tại Húc Động bán tại chợ cũng rất đa dạng, có thể lên tới 50 loài cây thuốc Khách đến mua cây thuốc chủ yếu là người địa phương nhỏ lẻ với nhu cầu sử dụng cho gia đình, chính vì vậy nên cây thuốc được người dân đem bán chủ yếu là cây thuốc tươi và bó thành các bó nhỏ để thuận tiện sử dụng

Hình 3.3 Buôn bán cây thuốc tại chợ Bình Liêu

Giá cây thuốc tại chợ dao động từ 5000 đồng – 15.000 đồng một bó, đôi khi có

một số loài cây thuốc có giá trị cao hơn như: huyết rồng (Spatholobus sp.), bảy lá một hoa (Paris chinensis), huyết đằng (Sargentodoxa sp.) Thu nhập một ngày từ việc buôn

bán cây thuốc tươi tại chợ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lượng cây thuốc thu hái được, loài cây thuốc thu hái được, lượng khách tại chợ Có thể dao động từ 300.000 đồng – 700.000 đồng, thấp hơn đáng kể so với việc bán các bài thuốc chế biến sẵn (cao lỏng, cao đặc, cồn thuốc,…) với thu nhập từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng/ngày

Tiến hành thu thập mẫu cây thuốc do người Sán Chỉ bán tại chợ với hơn 20 loài cây thuốc (Bảng 3.12)

Trang 37

Làm mát cơ thể Gesneriaceae

Rhynchotechum ellipticum (Wall ex D.Dietr.)

A.DC 2 K'làm giáng

schạo

Tắm cho trẻ con Asparaceae Ophiopogon bockianus Diels 3 Tài k'lán moọc Chữa đau

xương khớp Magnoliaceae Magnolia coco (Lour.) DC 4 Hoong nhậy

lam

Bồi bổ sức khỏe Balsaminaceae Impatiens bonii Hook.f 5 Phoòng vung

shạo

Tắm cho trẻ con Lycopodiaceae

Lycopodiella cernua (L.)

Pic.Serm 6 Choóng pâu cặn Chữa đau

xương khớp Acoraceae Acorus gramineus Aiton 7 Tàu xông moọc Tắm cho trẻ

Lasianthus chinensis (Champ.)

Benth

8 Mao chạc coọng

Chữa ngứa, dị ứng Euphorbiaceae

Glochidion cf.eriocarpum Champ ex

Benth 9 Nhài lảu Chữa đau

xương khớp Piperaceae

Piper boehmeriifolium (Miq.)

Wall ex C.DC 10 Cậy thăng Hồi phục sức

khỏe Gesneriaceae

Aeschynanthus acuminatus Wall ex A.DC

11 Nùn nhoọc thăng

Tắm cho trẻ con Schisandraceae Kadsura sp 12 Toọc kẹng lạu Chữa đau

xương khớp Aristolochiaceae Asarum sp 13 Chúng pề moọc Tắm cho phụ

nữ sau sinh Lauraceae Litsea sp 14 Phản pảo thăng Chữa đau

xương khớp Schisandraceae Kadsura sp 15 Shán cạy cha Tắm cho trẻ

con Chloranthaceae

Sarcandra glabra (Thunb.)

Nakai

Trang 38

30

STT Tên địa

16 Quặt oọc sui thăng

Chữa đau xương khớp Vitaceae Cissus sp 17 Tài k'lán moọc Tắm cho trẻ

Heliciopsis cf.lobata (Merr.)

Sleumer 18 Cuối puôi moọc Làm ấm cơ

Cinnamomum cassia (L.)

J.Presl 19 Díu quặt thăng Chữa đau

xương khớp Fabaceae

Entada cf.phaseoloides (L.)

Merr 20 Oọc sui thăng Chữa đau

xương khớp Vitaceae Cissus sp 21 Nghièng quặt

moọc

Tắm cho trẻ con Magnoliaceae Magnolia sp 22 Piẹc phàn moọc Hồi phục sức

khỏe Rubiaceae Psychotria nubicola G.Taylor 23 Vú dĩn mầu Hồi phục sức

khỏe Asteraceae

Blumea hieraciifolia

var hieraciifolia

Ngoài việc buôn bán cây thuốc tại chợ địa phương, người dân Sán Chỉ tại xã Húc

Động còn thu hái cây thuốc để bán cho thương lái như lan kim tuyến (Anoechtochilus sp.), hoặc bán một số dược liệu trồng với số lượng lớn như quế (Cinnamomum cassia), hồi (Illicium verum)

Trang 39

31

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN4.1 Sự đa dạng của cây thuốc tại xã Húc Động

So với hệ cây thuốc Việt Nam [23], nếu chỉ xét loài đã được ghi nhận trong các tài liệu, số lượng cây thuốc tại xã Húc Động sẽ chiếm 4,80% và lên tới 7,81% nếu xét cả những loài chưa được ghi nhận nhưng vẫn được sử dụng tại địa phương (Bảng 4.1)

Bảng 4.1 So sánh hệ cây thuốc tại xã Húc Động và hệ cây thuốc Việt Nam [22]

STT Chỉ tiêu so sánh Xã Húc Động Việt Nam Tỷ lệ %

Bảng 4.2 So sánh số cây thuốc tại Húc Động với các khu vực khác của

tỉnh Quảng Ninh [7], [13], [15], [17]

(𝑲𝒎𝟐)

Số loài cây thuốc

Hệ số loài/ diện tích

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài chỉ sử dụng một phương pháp điều tra là điều tra theo tuyến, mặc dù đây là một phương pháp rất thích hợp cho việc điều tra nhanh ngay tại thực địa nhưng

Trang 40

32 phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế như: số lượng người cung cấp thông tin hạn chế (3 KIP trong toàn bộ đề tài điều tra và 1 KIP mỗi tuyến điều tra), việc thu thập bị hạn chế bởi điều kiện khó khăn tại thực địa (thời tiết, mẫu không thể tiếp cận), thường bỏ sót nhiều loài đặc biệt là các loài bị đe dọa (đa số do bị khai thác quá mức) đồng thời không thu thập được thông tin về mặt định lượng (trữ lượng loài, độ che phủ, tỷ lệ cây tái sinh,…) Những nhược điểm trên có thể được khắc phục bởi phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn, nhưng trong giới hạn về thời gian của đề tài nên chưa thể áp dụng đồng thời cả hai phương pháp

Ngoài ra trong đề tài có 48 loài chỉ xác định đến chi, 16 loài chỉ xác định đến họ và 14 loài chưa xác định được họ thực vật do thiếu thông tin về đặc điểm cơ quan sinh dưỡng Do thời lượng thực hiện đề tại hạn chế nên chưa đủ thời gian thu thập các mẫu cây vào những thời điểm có hoa và quả để có đủ thông tin xác định tên khoa học thu thập đầy đủ đặc điểm mẫu cây thuốc, vì vậy cần bổ sung thêm để hoàn thiện danh mục cây thuốc

4.3 Tri thức sử dụng cây thuốc

Những người cung cấp thông tin quan trọng trong nghiên cứu đa phần đều là thầy lang hành nghề bốc thuốc chữa bệnh với kinh nghiệp tích lũy lâu năm cũng như được thừa kế từ gia đình, phụ vụ cuộc sống, kinh tế cá nhân nên việc tiếp cận và tư liệu hóa tri thức sử dụng cây thuốc cũng rất tế nhị Vì vậy thông tin về việc sử dụng các cây thuốc của người Sán Chỉ tại Húc Động chỉ dừng ở mức cơ bản chưa chi tiết Mặc dù vậy, vẫn có thể thấy việc sử dụng cây thuốc của người Sán Chỉ tại Húc Động đặc trưng bởi những bài thuốc tắm, các bài thuốc sẽ được phối hợp từ rất nhiều loại cây thuốc và đa phần sẽ để sử dụng một cách thường xuyên như nhóm cây thuốc phục hồi sức khỏe Cách sử dụng này có phần tương đồng với văn hóa sử dụng cây thuốc tắm của người Dao ở một số vùng như: Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang,…

4.4 Thu hái và buôn bán cây thuốc

Người Sán Chỉ thu hái và buôn bán cây thuốc dưới dạng nhỏ lẻ hộ gia đình, lượng cây thuốc thu hái ở mức vừa đủ nên chưa ảnh hưởng nhiều đến trữ lượng các loài cây thuốc phổ biến nhưng việc tuyên truyền về việc khai thác bền vững cây thuốc trong tự nhiên vẫn rất cần thiết để duy trì tính đa dạng và nguồn tài nguyên quan trọng này Để đánh giá đầy đủ về quá trình thu hái và buôn bán cây thuốc cần trực tiếp tham gia thu hái cây thuốc tại rừng cùng người dân và khảo sát cây thuốc được bán tại chợ trong nhiều phiên vào các thời điểm khác nhau từ đó xây dựng danh mục đầy đủ cây thuốc được người Sán Chỉ tại Húc Động thu hái và buôn bán

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN