1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình trạng bán kem trộn các loại hàng kém chất lượng

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình trạng bán kem trộn, các loại hàng kém chất lượng
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 2,75 MB

Cấu trúc

  • Phần I. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN (3)
  • PHẦN II. CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH (9)
  • PHẦN III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH (13)
  • PHẦN IV. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHẾ TÀI NHÓM MUỐN BỔ SUNG (15)
  • PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO (35)

Nội dung

THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN  Tổng quan thực trạng 1.2Nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo cho hàng kém chất lượng  Việc quảng bá sản phẩm kém chất lượng, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng khô

THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

1 Tình trạng bán kem trộn, các loại hàng kém chất lượng:

 Hiện nay trên các trang Facebook rao bán kem trộn trắng da ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh người bán dùng tay trần đảo từng thau kem màu trắng đục, rồi thi thoảng thêm chút chất này chất kia và liên tục "nổ" đây là loại "kem trộn theo công thức riêng" có tác dụng làm trắng da siêu nhanh Đặc biệt, phần lớn người bán đều cam kết da sẽ trắng ngay sau khi sử dụng lần đầu, không gây tác dụng phụ, độc hại cho da Khi giới thiệu sản phẩm, để tăng độ tin tưởng cho khách hàng, người bán còn livestream, liên tục dùng tay thoa nhiều lớp kem lên thân thể, để mọi người có thể thấy rõ sự trắng sáng của da nhờ công dụng thần kỳ của sản phẩm.

 Kem trộn” được hiểu là các loại mỹ phẩm kém chất lượng, không đảm bảo an toàn, không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ và không được kiểm chứng chất lượng Hàng trăm mẫu kem trộn xuất hiện trôi nổi trên thị trường với nguồn gốc, xuất xứ và thành phần không được công bố, vỏ hộp đơn giản, không bao bì, loại mỹ phẩm này đem đến niềm tin về một làn da trắng sáng bất ngờ chỉ sau vài tuần sử dụng Hỗn hợp sau khi pha trộn tại chỗ không theo một tiêu chuẩn nào, người bán múc đổ vào trong các hộp nhựa.

 Chất độc hại phổ biến nhất trong kem trộn là Corticoid - một chất làm trắng da,giảm mụn, giảm nám rất nhanh, nhưng lại gây tổn thương sâu, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của làn da.

PHẦN I THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

 Ngoài ra còn có các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ các “mẹt” hàng tạp hóa trên các phiên chợ vùng sâu, vùng xa đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả những siêu thị cao cấp ở những đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nhằm “thử thách” mức độ sành sỏi của khách hàng

 Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có những biểu hiện như đa dạng về mẫu mã, “linh động” về giá cả và đặc biệt nguy hiểm hơn là còn phong phú cả về chủng loại Bên cạnh việc gây thiệt hại về kinh tế cho “khổ chủ”, nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng Điển hình là đồ ăn, đồ uống, thuốc chữa bệnh giả, kém chất lượng khiến bệnh tật thi nhau “nảy nở”, phát triển trong cơ thể những “thượng đế” nhẹ dạ, kém hiểu biết và ham rẻ.

 Hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa, gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của những doanh nghiệp sản xuất., kinh doanh chân chính Tác động tiêu cực đầu tiên là hành vi nêu trên làm mất uy tín của những doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, khiến người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến việc quay lưng lại với sản phẩm Mặt khác, vì có lợi thế về giá cả so với với hàng “xịn” mà hàng giả, hàng nhái khiến những mặt hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng lâm vào tình trạng ế ẩm, suy giảm doanh thu.

PHẦN I THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

1.2 Nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo cho hàng kém chất lượng

 Việc quảng bá sản phẩm kém chất lượng, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, công dụng mấy ngày qua là chủ đề nóng của showbiz Việt Nhiều nghệ sĩ vì thù lao, dễ dàng nhận quảng cáo mà ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm.

 Ngành influencer marketing (tiếp thị thông qua người có tầm ảnh hưởng) đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam Khi chưa được quản lý nghiêm ngặt, nhiều nhãn hàng, công ty và "influencer" đã kiếm tiền từ các sản phẩm kém chất lượng Thời gian qua, nhiều nghệ sĩ đã bị công chúng phản ứng vì hàng loạt những quảng cáo quá lố cho thực phẩm chức năng, mỹ phẩm Có trường hợp, nghệ sĩ quảng cáo chứ chưa hề dùng qua sản phẩm, hoặc dựng nên kịch bản để khán giả tin tưởng.

 Việc người nổi tiếng kiếm tiền dựa trên hình thức quảng cáo qua mạng xã hội là điều phổ biến, nhưng điều đáng nói, khi bị cư dân mạng “bóc phốt” các sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật, không ít nghệ sĩ lựa chọn cách lặng lẽ xóa bài viết đã đăng và im lặng, ít người dũng cảm nói lời xin lỗi công chúng.

PHẦN I THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Ca sĩ Đức Phúc vướng lùm xùm khi PR cho một nhãn hàng có mẫu mã giống với một thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng Hàn Quốc Sau khi nhận được phản ánh nhãn hàng này có sản phẩm kém chất lượng, nam ca sĩ đã ngay lập tức gỡ bài.

Thêm một ví dụ điển hình là hoa hậu Mai Phương Thúy tiếp tay cho sản phẩm giảm cân vừa bị cơ quan chức năng

“tuýt còi” cũng gây xôn xao Ngay lập tức, Hoa hậu Việt Nam 2016 đăng đàn xin lỗi người tiêu dùng trên trang cá nhân Thế nhưng sau đó chừng 15 phút, dòng trạng thái xin lỗi của người đẹp đã được ẩn đi Lúc này, khắp mạng xã hội, cộng đồng mạng đã đưa ra những ý kiến trái chiều xung quanh việc nàng hậu tiếp tay cho quảng cáo sản phẩm sai sự thật

 Thực tế, việc các nghệ sĩ “tiếp tay” cho quảng cáo sản phẩm sai phạm thời gian qua được báo chí phản ánh quá nhiều Nhưng điều khiến khán giả thĀt v漃⌀ng hơn hết l? thái đôA cBa các nghêA sĩ.

PHẦN I THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

2.1 Lý do kem trộn, hàng kém chất lượng được bán tràn lan

 Do sự bất cập trong cơ chế quản lý

Lực lượng quản lý, kiểm tra tuy đông nhưng không mạnh, do hoạt động rời rạc, thiếu sự đồng bộ về chất lượng cũng như số lượng, chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan lại chồng chéo nên dù chịu sự kiểm tra của năm cơ quan nêu trên nhưng nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn tràn ngập trên thị trường Phát hiện hàng giả, hàng nhái, kem trộn trên thị trường không khó vì chúng được bày bán khá công khai tại những nơi công cộng, nhiều loại chỉ cần nhìn mắt thường cũng biết là hàng giả hay kem trộn nhưng để khẳng định đó là hàng giả trước khi xử lý lại không dễ chút nào

 Do sự “tiếp tay” của người tiêu dùng Người tiêu dùng không có nhiều thông tin về mặt hàng mình đang mua mà chỉ dựa vào những gì được in trên bao bì hoặc nhận thông tin từ người bán hàng trực tiếp trong khi vẫn có câu “người mua thua người bán” Bên cạnh một số người mua lầm phải hàng giả hay kem trộn do khó phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả thì vẫn có không ít người tiêu dùng biết mình đang mua bán kem trộn, hàng kém chất lượng nhưng vẫn không có động thái phù hợp để giúp cơ quan chức năng, doanh nghiệp kịp thời xử lý đôi khi còn chấp nhận bởi loại hàng hóa này phù hợp với túi tiền của họ Người bán thì cố chạy theo lợi nhuận, người mua thì lại gián tiếp tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái,kem trộn trong việc phân phối và tiêu thụ để rồi ngày càng chiếm thị phần trên thị trường

PHẦN I THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

2.1 Lý do kem trộn, hàng kém chất lượng được bán tràn lan

 Do người tiêu dùng ngại động chạm đến việc kiện cáo. Đi khiếu nại đồng nghĩa với mất công, mất buổi, mất chi phí đi lại, công việc tồn đọng… Do đó, đối với những mặt hàng có giá trị không lớn (vài trăm ngàn) thì dù có thắng kiện đi chăng nữa có khi vẫn… lỗ Ngoài ra do vẫn mang nặng tâm lý tiểu nông chỉ thấy lợi ích trước mắt, không thấy lợi ích lâu dài Chỉ thấy lợi ích cá nhân, không thấy lợi ích tập thể, cộng đồng nên người tiêu dùng rất dễ bị “bịt miệng” bằng vật chất, bằng vũ lực của những kẻ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

2.2 Lý do người nghệ sĩ quảng cáo tiếp tay cho hàng kém chất lượng

CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH

Tại Điều 71 Nghị định 117/2020/NĐ-CP (có hiệu lực ng?y 15/11/2020) quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về mua bán mỹ phẩm trong hoạt động kinh doanh mỹ phẩm như sau:

1 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm dưới 20.000.000 đồng hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến

20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm từ 20.000.000 đồng trở lên tính theo giá bán đối với tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (được hiểu là nhà bán lẻ) khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:

 Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì của nhà sản xuất;

 Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất;

 Kinh doanh mỹ phẩm đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi do vi phạm quy định của pháp luật

2 Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (được hiểu là nhà phân phối) thực hiện một trong các hành vi sau đây:

 Kinh doanh mỹ phẩm không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;

 Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì của nhà sản xuất;

 Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất;

 Kinh doanh mỹ phẩm đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi do vi phạm quy định của pháp luật.

PHẦN II CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH

3 Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (được hiểu là nhà phân phối) thực hiện một trong các hành vi sau đây:

 Kinh doanh mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật;

 Kinh doanh mỹ phẩm không có hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) hoặc có hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) nhưng không đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc không xuất trình hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;

 Kinh doanh mỹ phẩm có công thức không đúng với hồ sơ công bố đã được duyệt;

 Không thực hiện thu hồi mỹ phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, hành vi kinh doanh “kem trộn”, mỹ phẩm kém chất lượng sẽ bị phạt tiền lên đến 40 triệu đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm sau khi được cơ quan tiến hành kiểm tra xem xét, đáng giá hành vi vi phạm.Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm phân phối kem trộn, mỹ phẩm kém chất lượng ra thị trường để kinh doanh sẽ bị phạt nặng hơn (phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng) so với tổ chức, cá nhân bán lẻ kem trộn, mỹ phẩm kém chất lượng (phạt tiền từ 5 đến 20 triệu đồng) Đồng thời, mức phạt tiền đối với hành vi trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, còn đối với tổ chức có hành vi vi phạm nêu trên sẽ bị phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân

Căn cứ khoản 1 v? điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP

 Cá nhân có hành vi bán mỹ phẩm giả về giá trị sử dụng, công dụng của mỹ phẩm thì tùy theo số lượng hoặc giá trị của hàng giả theo quy định sẽ bị phạt tiền từ

PHẦN II CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH

2.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn có thể bị áp dụng xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả.

 Nếu tổ chức có hành vi buôn bán mỹ phẩm giả về giá trị sử dụng, công dụng sẽ bị áp dụng mức phạt gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

 Hơn nữa, tùy theo tính chất, mức độ hậu quả việc bán mỹ phẩm giả, người bán còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP ng?y 26/8/2020 về xử phạt vi phạm h?nh chính trong hoạt động thương mại, sản xuĀt, buôn bán h?ng giả, h?ng cĀm v? bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, cá nhân có hành vi buôn bán mỹ phẩm không có giá trị sử dụng, công dụng (mỹ phẩm giả) sẽ đối mặt với mức phạt tiền như sau:

 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp mỹ phẩm giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

 Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp mỹ phẩm giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp mỹ phẩm giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới

 Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp mỹ phẩm giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới

PHẦN II CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH

20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH

 Hiệu quả cBa các quy định hiện h?nh

 Những quy định hiện hành phần nào có ý nghĩa trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội Chúng phổ thông, dễ hiểu và góp phần nào đó làm bình ổn thị trường trên mạng xã hội nên không thể phủ nhận vai trò của các quy định pháp lý này trong thực tiễn áp dụng Đó là căn cứ để người kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh hợp pháp, tránh những rủi ro hay tranh chấp xảy ra; là công cụ giúp các cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình trong quá trình kiểm tra, quản lý; là tiền đề tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các loại hình kinh doanh khác, tránh làm xáo trộn nền kinh tế

 Hạn chế cBa các quy định hiện h?nh

 Trách nhiệm của người kinh doanh trực tuyến được quy định không cụ thể, rõ ràng. Pháp luật không quy định cụ thể về chất lượng, tình trạng mặt hàng được phép kinh doanh

 Các quy định hiện hành chưa linh hoạt, theo kịp với sự phát triển của công nghệ nên trong nhiều trường hợp sai phạm nhưng không thể áp dụng các hình thức xử lý Nhiều cá nhân bán hàng online sử dụng hình thức livestream như một công cụ hữu hiệu để quảng cáo sản phẩm, giới thiệu hàng hóa với người mua và "chốt đơn" bán hàng ngay trong quá trình phát trực tiếp Khi livestream bán hàng trở nên phổ biến thì nạn bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu kém chất lượng cũng biến tướng theo Thậm chí, không ít nghệ sĩ lợi dụng tên tuổi của mình để livestream bán hàng "nhái", giả nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài để trục lợi bất chính.

 Chưa đưa ra được các chế tài phù hợp Có lẽ lĩnh vực livestream bán mỹ phẩm kem trộn kém chất lượng là một món hời lớn nên những người mặc dù đã từng bi xử lý vi phạm vẫn tiếp tục việc livestream bán hàng Vào tháng 5/2020 Nguyễn Thị Uông Nguyên một người chuyên livestream bán mỹ phẩm tự pha chế trên mạng xã hội Facebook đã bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng hiện nay trên Facebook vẫn còn thực hiện các hoạt động livestream bán các loại mỹ phẩm này Có lẽ cần đưa ra một chế tài phù hợp hơn để chấm dứt tình trạng livestream mỹ phẩm kém chất lượng.

 Chưa có sự phối hợp đồng bộ của các bộ ban ngành có liên quan Việc xử lý các livestream, quảng cáo sản phẩm kém chất lượng của người bán hàng hay các nghệ sĩ cần phải có sự phối hợp của các cơ quan ban ngành có liên quan Như ngoài việc xử lý các sản phẩm kém chất lượng thì các video, hình ảnh livestream trên mạng xã hội cũng cần được gỡ bỏ kịp thời nhanh chóng.

 Hiệu lực của điều luật pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên không gian mạng chưa cao, người kinh doanh vẫn thường xuyên vi phạm về sở hữu trí tuệ như bán hàng giả, hàng nhái, vi phạm luật quảng cáo như có những hình ảnh đồi trụy, khiêu dâm nhằm thu hút khách Tuy nhiên, cơ quan quản lý vẫn chưa có nhiều động thái can thiệp xử lý nghiêm khắc khiến tình trạng này diễn ra ngày một nhiều và ngang nhiên.

 Chưa có khung pháp lý chặt chẽ hơn để quản lý các nghệ sĩ trong việc nhận quảng cáo vì họ là người nổi tiếng và người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận, đặt niềm tin vào các sản phẩm các sản do họ quảng cáo Nên việc các nghệ sĩ nhận quảng cáo mà không qua kiểm tra chất lượng là một hành động đáng lên án và cần bị xử lý.

CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHẾ TÀI NHÓM MUỐN BỔ SUNG

 Mục đích v? nguyên tắc xây dựng chính sách

 Thể hiện được trách nhiệm quản lý của Đảng, Nhà nước đối với việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên các không gian mạng.

 Quy định và điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên không gian mạng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (CHUYỂN SLIDE)

 Quản lý việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên không gian mạng là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.

 Quyền lợi của các bên được tôn trọng và bảo vệ theo quy định pháp luật.

 Việc quản lý, kiểm tra phải được thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật Đồng thời không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức, cá nhân khác

PHẦN IV CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHẾ TÀI NHÓM MUỐN BỔ SUNG

 Chính sách bổ sung 1: Chính sách đăng ký sản phẩm kinh doanh online

 Các cá nhân , các hộ kinh doanh , các doanh nghiệp muốn buôn bán sản phẩm ( mỹ phẩm) qua mạng thì phải đăng ký kinh doanh Đặc biệt với các mỹ phẩm lạ lẫm , chưa phổ biến trước đây bắt buộc phải đăng ký kinh doanh mới xem là hợp pháp.

2 Lợi ích của việc đăng ký kinh doanh online :

Về phía nhà nước , các cơ quan có thẩm quyền , các cơ quan điều tra về các hoạt động kinh doanh online:

 Giúp kiểm soát chặt chẽ được mô hình kinh doanh trực tuyến của một cá nhân hay tổ chức nào đó.

 Giúp phát hiện kịp thời các hộ kinh doanh , các doanh nghiệp có vấn đề vi phạm pháp luật từ đó đưa ra các hình thức xử phạt nhanh chóng và minh bạch.

 Tạo tiền đề cho các doanh nghiệp có ý định kinh doanh mỹ phẩm online có nhận thức tốt hơn về lợi ích cũng như tác hại của việc đăng ký kinh doanh từ đó tạo một môi trường lành mạnh , phát triển về kinh doanh trực tuyến mỹ phẩm nói riêng và các sản phẩm có thể kinh doanh online được nói chung

Về phía các hộ kinh doanh , các doanh nghiệp kinh doanh online

 Đăng ký kinh doanh giúp hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh

 Đăng ký kinh doanh giúp tập thói quen chuyên nghiệp

PHẦN IV CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHẾ TÀI NHÓM MUỐN BỔ SUNG

 Chính sách bổ sung 1: Chính sách đăng ký sản phẩm kinh doanh online

 Đăng ký kinh doanh giúp có tư cách trong giao dịch

Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì:

 Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

 Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây: a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

PHẦN IV CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHẾ TÀI NHÓM MUỐN BỔ SUNG

 Chính sách bổ sung 1: Chính sách đăng ký sản phẩm kinh doanh online c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

 Vậy nên việc kinh doanh mỹ phẩm online do không thuộc cái đối tượng trên , nên cần phải đăng ký kinh doanh cụ thể là đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký kinh doanh hộ cá thể.

 Việc kinh doanh mỹ phẩm cũng tương tự như các hoạt động kinh doanh sản phẩm khác phải đăng ký kinh doanh thì mới xem là hợp pháp.

PHẦN IV CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHẾ TÀI NHÓM MUỐN BỔ SUNG

 Chính sách bổ sung 1: Chính sách đăng ký sản phẩm kinh doanh online

4 Về các thủ tục đăng ký kinh doanh sản phẩm online :

 Các thủ tục đăng ký kinh doanh sản phẩm online tương tự như các thủ tục đăng ký kinh doanh online các sản phẩm khác , đều được tuân thủ theo quy định tại khoản 1, điều 52 Nghị định 43/2010/NĐ-CP.

Những vấn đề cần lưu ý

 Khi thành lập hộ kinh doanh cá thể bạn cần lưu ý về quy định của pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp hộ kinh doanh cá thể quy định tại điều 49 Nghị định 43/2010/NĐ-CP:

 Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam; hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ.

 Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm.

 Sử dụng không quá mười lao động Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.

 Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

PHẦN IV CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHẾ TÀI NHÓM MUỐN BỔ SUNG

 Chính sách bổ sung 1: Chính sách đăng ký sản phẩm kinh doanh online Điều kiện về chủ thể khi thành lập hộ kinh doanh cá thể Điều kiện về chủ thể khi thành lập hộ kinh doanh cá thể quy định tại điều 50 Nghị định 43/2010/NĐ-CP:

 Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc

5 Về các hình thức xử phạt Đối với các chủ thể , hộ kinh doanh, các doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh về hoạt động kinh doanh mỹ phẩm online:

 Xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến mỹ phẩm mà chưa có giấy phép kinh doanh.

 Ngoài ra nếu bạn đã bị xử phạt kinh doanh không có giấy kinh doanh một lần mà còn tái phạm thì theo quy định trên đây bạn sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

PHẦN IV CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHẾ TÀI NHÓM MUỐN BỔ SUNG

 Chính sách bổ sung 1: Chính sách đăng ký sản phẩm kinh doanh online

Ngày đăng: 22/08/2024, 21:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Vân Anh (04/07/2021). Người nổi tiếng quảng cáo cho sản phẩm kém ch Āt lượng: người xin lỗi, người lặng thinh… Sở hữu trí tuệ.net.vn, H? Nội, trích xuất từ https://sohuutritue.net.vn/nguoi-noi-tieng-quang-cao-cho-san-pham-kem-chat-luong-nguoi-xin-loi-nguoi-lang-thinh-d103518.html Link
2.Lý Vương Khanh, ThS. Vũ Đình Năm. Kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam hiện nay. Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, trích xuất từhttps://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/kinh-doanh-truc-tuyen-tai-viet-nam-hien-nay Link
3.Buôn bán mỹ phẩm kém ch Āt lượng có thể bị phạt tới 140 triệu từ 15/10/2020. Thùy Liên (2020, 08 28), trích xuất từ Thư viện pháp luật:https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/30842/buon-ban-my-pham-kem-chat-luong-co-the-bi-phat-toi-140-trieu-tu-15-10-2020 Link
4. Na, T. (2020, 10 01). Phạt nặng HVVP mua bán mỹ phẩm trong hoạt động kinh doanh mỹ phẩm, trích xuất từ Thukyluat.vn:https://thukyluat.vn/news/diem-tin-van-ban/phat-nang-hvvp-mua-ban-my-pham-trong-hoat-dong-kinh-doanh-my-pham-83462.html Link
5.Điều 2 v? điều 3 tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI MỘT CÁCH ĐỘC LẬP THƯỜNG XUYÊN KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH, trích xuất từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-39-2007-ND-CP-ca-nhan-hoat-dong-thuong-mai-doc-lap-thuong-xuyen-khong-phai-dang-ky-kinh-doanh-17030.aspx Link
6. Khoản 1 điều 52, điều 49 v? điều 50 Nghị định 43/2010/NĐ-CP VỀ ĐĂNG KÍ DOANH NGHIỆP, trích xuất từ :https://thukyluat.vn/vb/nghi-dinh-43-2010-nd-cp-dang-ky-doanh-nghiep-19726.html Link
7.Theo Thiên Luật Pháp. Hướng dẫn l?m thB tục đăng ký gi Āy phép kinh doanh mới nh Āt, trích xuất từhttps://thienluatphat.vn/thu-tuc-dang-ky-giay-phep-kinh-doanh?fbclid=IwAR3QAF2Uc4EQas_zhVCaP6Pf8SzFM6S8z-6nEUFGNNIhZeMItEo-qK_B3h8 Link
8.Theo Luật Minh Khuê. Năm 2021, h?nh vi không có gi Āy phép đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt như thế n?o ?, trích xuất từhttps://luatminhkhue.vn/hanh-vi-khong-co-giay-phep-dang-ky-kinh-doanh-se-bi-phat-nhu-the-nao----.aspx Link
9.Theo Nam Việt Luật. Không đăng kí kinh bị phạt bao nhiêu tiền?, trích xuất từ https://thanhlapdoanhnghiepvn.vn/khong-dang-ky-kinh-doanh-bi-phat-bao-nhieu-tien Link
10. Theo Tân Th?nh Thịnh. Gi Āy phép kinh doanh, trích xuất từ https://www.tanthanhthinh.com/giay-phep-kinh-doanh.html?fbclid=IwAR03vj4oe65bVwqE0B1-89Eo34lmPCAmDT8gYaNbNcYc04Nbb_3RuRybAo8 Link
11. Theo Bravolaw. Những lợi ích khi công ty/ doanh nghiệp có gi Āy phép kinh doanh l? gì?, trích xuất từhttps://luatsuonline.vn/nhung-loi-ich-khi-cong-ty-doanh-nghiep-co-giay-phep-kinh-doanh-la-gi.html Link
12. Thông tư cBa bộ y tế quy định về quản lý mỹ phẩm, trích xuất từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thuong-mai/thong-tu-06-2011-tt-byt-quan-ly- Link
13.Nghị định 158/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm h?nh chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch v? quảng cáo thì việc quảng cáo không đúng xu Āt xứ cBa h?ng hóa, dịch vụ, trích xuất từhttps://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/the-thao--y-te/quang-cao-khong-dung-xuat-xu-cua-hang-hoa-dich-vu-bi-xu-ly-ra-221744 Link
14.VNPT (2017), V Ān nạn h?ng giả, h?ng nhái, h?ng kém ch Āt lượng v? một số giải pháp. Công ty dịch vụ điện tử viễn thông Khác
15.NLĐ (25/05/2020). Sự thật đáng sợ trong thế giới kem trộn. Vietnamnet 16.Huyền Giang (31/10/2021). Kem trộn trắng da thế n?o v? hậu quả khôn lường chị em nên biết. eva.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN