Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.
QUAN
Bối cảnh nghiên cứu
Trong những năm gần đây du lịch được biết đến như một ngành kinh doanh có lợi nhuận và có thể có vai trò to lớn trong cán cân ngoại hối của các quốc gia Là một ngành dịch vụ, du lịch sử dụng nhiều lao động, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ hội việc làm và giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp Du lịch cung cấp một phương thức quan trọng để mở rộng cơ sở kinh tế của một quốc gia thông qua liên kết với các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ Ngoài ra, như Goeldner, Ritchie, và McIntosh (2006) đã chỉ ra, du lịch được cho là có tác động tích cực đến hòa bình thế giới Khi mọi người đi du lịch khắp nơi với mong muốn chân thành để tìm hiểu thêm về các nước láng giềng toàn cầu của họ, kiến thức và hiểu biết ngày càng tăng Sau đó, ít nhất một bước khởi đầu đã được thực hiện trong việc cải thiện giao tiếp trên thế giới, điều này dường như rất quan trọng trong việc xây dựng những nhịp cầu đánh giá cao, tôn trọng lẫn nhau và tình bạn Theo dự đoán của WTO, trong tương lai, ngành du lịch sẽ đứng đầu các ngành khác trên quan điểm thu nhập và phần lớn nhất của thương mại quốc tế sẽ được phân bổ cho du lịch (Streimikiene, Svagzdiene, Jasinskas, & Simanavicius, 2021) Đáng chú ý là thu nhập của ngành này, sau dầu mỏ, là thu nhập lớn nhất thế giới Du lịch là một trong những bộ phận năng động của nền kinh tế thế giới, nó được sử dụng cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế và xã hội Ngành này luôn được coi là một trong những mục tiêu và quy hoạch tổng thể của các xã hội có sức hút du lịch Trong định hướng phát triển ngành công nghiệp không khói, dường như phát triển du lịch ở các quốc gia không còn là sự lựa chọn nữa mà nó là vấn đề sống còn và cấp bách (Nguyen, Young, Johnson, & Wearing, 2019)
Trong những năm qua, ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực, sáng tạo, tổ chức có định kỳ một số sự kiện du lịch mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, dần khẳng định thương hiệu của mình Để tổ chức, triển khai các sự kiện du lịch một cách hiệu quả, ngành du lịch thành phố đã đề cao và nâng cao tính chuyên nghiệp bằng cách tìm hiểu nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước, để từ đó xác định được những hoạt động, sự kiện cần được xây dựng và đầu tư chiều sâu (Hoàng Trọng Tuân, 2015) Du lịch thành phố khiến du khách sửng sốt bởi giao thông năng động bậc nhất, những điểm tham quan mang đầy dấu vết lịch sử, những món ăn đặc trưng vùng miền, đặc biệt là café đường phố của Sài Gòn Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường cùng vấn đề an ninh cho du khách trở thành những điểm tiêu cực của du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong mắt du khách nước ngoài Nghiên cứu cho rằng, chính quyền thành phố nên thành lập một lực lượng cảnh sát du lịch để giải quyết các vấn đề này Nhằm phát triển du lịch trong cơ chế đặc thù, Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường liên kết với các quốc gia trên thế giới, các nước trong khu vực, cũng như các địa phương trong cả nước về đầu tư phát triển cơ sở vật chất du lịch và sản phẩm du lịch, liên kết với các công ty du lịch quốc tế về khai thác thị trường khách du lịch, xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch (Nguyễn Lê Thủy Trúc, 2020) TP.HCM cũng đã thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư phát triển cơ sở lưu trú du lịch cao cấp, đạt tiêu chuẩn quốc tế Các doanh nghiệp du lịch này đã từng bước xây dựng thương hiệu vững mạnh, xây dựng chuỗi giá trị ngành (Nguyễn Quyết & Võ Thanh Hải, 2015)
Nhóm chính sách lớn với 44 cơ chế đặc thù cho TP.HCM khá toàn diện, đặc biệt có những nội dung rất mới, mang tính đột phá Những chính sách này về cơ bản đã có cả cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn nhưng tôi nhận thấy cần thêm cái gì đó để thực sự tạo động lực mạnh hơn, tạo thành “nguồn năng lượng” mạnh hơn để TP.HCM phát triển kinh tế - xã hội Khả năng phân cấp trong quản lý, tự chủ về mặt chính sách, và giữ vai trò dẫn dắt vùng sẽ tạo điều kiện cho chính quyền TP.HCM đẩy mạnh phát triển kinh tế của thành phố và đẩy mạnh các hoạt động để phát triển du lịch.
Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, mặc dù các công trình nghiên cứu trước đây đều có những đóng góp nhất định cho lĩnh vực du lịch, tuy nhiên chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu sâu về phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế đặc thù Các nghiên cứu hiện nay vẫn còn mang tính tổng quát, thiếu tính đặc thù về điều kiện và nhu cầu phát triển du lịch của riêng Thành phố
Hồ Chí Minh Do đó, đề tài này sẽ khắc phục được khoảng trống trong nghiên cứu, góp phần hoàn thiện lý luận về phát triển du lịch trong bối cảnh cơ chế đặc thù
Thứ hai, các nghiên cứu hiện tại mới dừng lại ở việc chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đưa ra một số giải pháp riêng lẻ Các giải pháp này chưa được đúc kết thành một tầm nhìn tổng thể cho phát triển du lịch của Thành phố Do vậy, đề tài sẽ góp phần xây dựng các giải pháp phát triển du lịch TP.HCM một cách có hệ thống, phù hợp với tình hình thực tế.
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Từ phân tích kết quả nghiên cứu về thực trạng du lịch TP.HCM, cũng như ảnh hưởng của cơ chế đặc thù tại TP.HCM đến sự phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế địa phương, nghiên cứu cũng tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố như khai thác sản phẩm du lịch; công tác xúc tiến, quảng bá; hoạt động đầu tư; nguồn nhân lực; đảm bảo môi trường ; an ninh, an toàn; và quản lý nhà nước đến phát triển du lịch Qua đó, nghiên cứu sẽ đề xuất cho chính phủ, chính quyền thành phố các hàm ý chính sách để phát triển du lịch tại TP.HCM
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ cơ chế đặc thù tác động trực tiếp đến phát triển du lịch TP.HCM
Thứ hai, nghiên cứu cũng đánh giá ảnh hưởng của cơ chế đặc thù tác động đến tăng trưởng kinh tế tại TP.HCM
Thứ ba, nghiên cứu xác định các yếu tố khác (khai thác sản phẩm du lịch; công tác xúc tiến, quảng bá; hoạt động đầu tư; nguồn nhân lực; đảm bảo môi trường ; an ninh, an toàn; và quản lý nhà nước) tác động trực tiếp đến phát triển du lịch thành phố
Thứ tư, nghiên cứu cũng tìm hiểu ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến phát triển du lịch tại TP.HCM
Thứ năm, nghiên cứu đề xuất hàm ý chính sách để phát triển du lịch TP.HCM trong cơ chế đặc thù.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chết đặc thù và các chính sách phát triển ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế tại TP.HCM Đối tượng khảo sát là các chuyên gia du lịch, cán bộ quản lý du lịch, các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực liên quan đến du lịch
Không gian nghiên cứu: Ngành du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn tìm hiểu các khu vực lân cận có mối liên hệ với du lịch thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian nghiên cứu: Hoạt động của ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2015-2023.
Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp định tính, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu lời kể và nghiên cứu hiện tượng học bằng cách phỏng vấn sâu các DN kinh doanh du lịch (giám đốc, trưởng phòng), giảng viên dạy du lịch, những cá nhân có sự am hiểu nhất định về phát triển du lịch Đồng thời, nghiên cứu cũng tạo nhóm thảo luận với các chuyên gia, nhà quản lý du lịch tại TP.HCM Phương pháp chọn mẫu phi xác suất, có mục đích được sử dụng trong nghiên cứu định tính Mục đích là để tìm được những cá nhân có đủ uy tín và hiểu rõ về du lịch tham gia vào thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu Đối với phương pháp định lượng, nghiên cứu sẽ được thực hiện thông qua việc dùng bảng câu hỏi khảo sát (sơ bộ và chính thức) và sử dụng phần mềm SPSS 23 và SmartPLS 3.2.7 để thực hiện các phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, đánh giá độ giá trị phân biệt và hội tụ của thang đo, và mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần (PLS-SEM) Hai cuộc khảo sát sơ bộ và chính thức với cỡ mẫu lần lượt là 187 và 788 Phương pháp chọn mẫu được sử dụng trong khảo sát sơ bộ là xác suất, phân cụm; còn trong cuộc khảo sát chính thức là xác suất, phân cụm – đơn giản.
Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục Đề tài gồm năm chương:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch trong cơ chế đặc thù và tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu về cơ chế đặc thù tác động đến phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh
Chương 5: Kết luận, khuyến nghị, chính sách phát triển thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù.
SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Khái niệm về du lịch và cơ chế đặc thù
2.1.1 Khái niệm về du lịch
Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến Hiệp hội lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp Vì vậy, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau
Từ rất sớm, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt.Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, …Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ
2.1.2 Khái niệm về phát triển du lịch
Hiểu theo cách thông thường, phát triển du lịch là sử dụng các động lực kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm kích thích các hoạt động đầu tư, xúc tiến, khai thác du lịch để hướng tới việc thu lại lợi nhuận, gia tăng thu nhập từ du lịch, phát triển kinh tế - xã hội.Ngày nay, câu chuyện phát triển du lịch được nhìn nhận không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà còn dành việc phát triển này cho các thế hệ tương lai về sau được kế thừa và thụ hưởng các giá trị của việc khai thác du lịch mang lại
Vì vậy, sau khi điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện hiện thực tế, Luật du lịch (2017) đã nêu lên khái niệm phát triển du lịch gắn liền với yếu tố bền vững như sau: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai” 2.1.3 Cơ chế đặc thù
TP Hồ Chí Minh trong hơn 40 năm qua là đô thị lớn nhất cả nước về dân số và quy mô kinh tế, là địa phương có đóng góp ngân sách lớn nhất cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế gấp khoảng 1,5 lần cả nước
Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, sự vượt trội của Thành phố so với cả nước ở một số mặt đã chậm lại, thậm chí tụt hậu Hơn 30 năm đổi mới, cơ chế, chính sách phát triển của TP Hồ Chí Minh không khác gì so với các địa phương khác Song do có các đặc thù, lợi thế của Thành phố mà trong điều kiện chung đó, Thành phố đã có bước phát triển mạnh mẽ, vượt trội hơn cả nước Theo đó, cơ chế đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh gồm 4 nội dung theo Nghị quyết 16-NQ/TW của
Bộ Chính trị, cụ thể:
Một là, phân cấp ủy quyền cho HĐND, UBND và Chủ tịch UBND TP một số quyền cụ thể để quyết định nhanh và hợp lý Cho phép TP được phân cấp, ủy quyền cho các giám đốc sở ngành, quận huyện nhiều hơn, để quyết định, giải quyết công việc nhanh hơn Trong phân cấp, ủy quyền có một nguyên tắc, đó là với mỗi ngành, mỗi nội dung chỉ có một cấp quyết định
Hai là, những vấn đề gì TP giải trình và xin có thời hạn sau 4 tháng mà các bộ ngành trung ương không trả lời thì coi như đồng ý thực hiện Xin thứ hai là tự chủ tài chính TP Hồ Chí Minh là địa phương lớn nhất cả nước thì phải có cơ chế tự chủ về tài chính bằng với tỷ lệ dân số Tóm lại: TP Hồ Chí Minh phải bảo đảm và giữ vững tăng trưởng gấp 1/3 lần cả nước, năng suất lao động gấp 2,7 lần cả nước, đóng góp ngân sách nhà nước gấp 3 lần tỷ lệ dân số và nhận ngân sách bằng với tỷ lệ dân số (9,1%)
Ba là, tự chủ về tổ chức và biên chế Thực tế cho thấy năng suất lao động của công chức TP Hồ Chí Minh gấp 1,5 lần cả nước Dân số tăng phải tăng công chức TP Hồ Chí Minh có quyền thay đổi số lượng công chức trong bộ máy và phân bổ công chức cho cấp dưới Tự chủ về thu nhập cho công chức với mức kiến nghị thu nhập bình quân của công chức bằng hai lần cả nước
Bốn là, thành lập Ban Chỉ đạo phát triển vùng do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Hội đồng vùng
Như vậy, cơ chế đặc thù trong luận án này được xem xét ở ba khía cạnh sau: i) Phân cấp ii) Tự chủ, đặc biệt là tự chủ về tổ chức, nhân sự và tài chính iii) Vai trò dẫn dắt của trong vùng
Các lý thuyết liên quan đến cơ chế đặc thù
Nếu hiểu phân quyền là phân chia quyền lực thì sẽ dẫn đến tình trạng đụng độ, mâu thuẫn giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, sự cục bộ, cát cứ địa phương, không đảm bảo được tính thống nhất của quyền lực nhà nước, không bảo đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước Tuy nhiên, cách hiểu phổ biến hiện nay và được nhiều người chấp nhận đó là: Phân quyền là chế độ quản lí hành chính phân cho một tập thể hay một đơn vị hành chính – lãnh thổ tự quản lí, có tư cách pháp nhân, có những quyền hạn và những nguồn lực nhất định, dưới sự kiểm tra của Nhà nước (Từ điển luật học, 2006) Còn về phân cấp, ta cần hiểu đây là "phân cấp quản lý hành chính”, theo Từ điển luật học (2006) thì: “Phân cấp quản lý hành chính là việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật Thực chất của phân cấp quản lý hành chính là xác định lại sự phân chia thẩm quyền theo các cấp hành chính cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới
Với vai trò là đầu tàu, là người dẫn dắt nền kinh tế Vùng, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những đóng góp đến sự phát triển của Vùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng Tác động lan tỏa từ Thành phố Hồ Chí Minh đối với sự đi lên của các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm qua là rất rõ ràng và mạnh mẽ Chẳng hạn như với lợi thế tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương này đã tận dụng được lợi thế ôđịa kinh tếằ và ôđịa chớnh trịằ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thỳc đẩy quỏ trỡnh cụng nghiệp húa, hiện đại húa, phỏt triển các khu công nghiệp, khu chế xuất
Lý thuyết tập trung hóa có thể áp dụng trong du lịch chỉ ra các vấn đề sau tài nguyên của khu vực (ví dụ, các yếu tố hấp dẫn) có thể ảnh hưởng tích cực đến lượng khách đến các điểm du lịch, cung cấp lý do cho các chính sách địa phương (ví dụ: vận động hành lang để chính phủ) (Yüksel, Bramwell, & Yüksel, 2005) Vấn đề liên quan đến việc lựa chọn cách quản lý sự lan tỏa trong khu vực: các khu vực có thể sử dụng các yếu tố hấp dẫn của mình để đạt được lợi thế cạnh tranh so với các khu vực khác, nhưng đồng thời họ có nguy cơ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia để thu hút khách du lịch và tăng thị phần quốc tế (Pforr, 2006) Do đó, điều quan trọng là phải cân bằng và phối hợp một cách chính xác các chính sách du lịch giữa cấp quốc gia và cấp vùng để quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên của vùng để đáp ứng nhu cầu du lịch văn hóa Do đó, điều quan trọng là phải cân bằng và phối hợp một cách chính xác các chính sách du lịch giữa cấp quốc gia và cấp vùng để quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên của vùng để đáp ứng nhu cầu du lịch văn hóa
Cuộc tranh luận về các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế vẫn còn (Easterly, 2002; Helpman, 2009) Kể từ công trình của Solow (1956); Swan (1956), nhu cầu hiểu biết về sự phức tạp của các hiện tượng tăng trưởng, mà các yếu tố ban đầu như vốn vật chất, lao động và vốn con người, cùng với các yếu tố khác, cho phép nghiên cứu khả năng tăng trưởng kinh tế và sự khác biệt giữa các quốc gia Ngoài các yếu tố cổ điển, từ cuối những năm 1980, cuộc tranh luận này đã chuyển sang các loại yếu tố quyết định khác xem xét các yếu tố mới trong hàm sản xuất cổ điển (Aghion & Howitt, 1990; Romer, 1986)
Ví dụ, Weitzman (1996) nêu bật vai trò của công nghệ và thể chế trong quá trình tăng trưởng kinh tế Tương tự như vậy, North (2012) cung cấp một tiến bộ lý thuyết, cho thấy tầm quan trọng của các thể chế trong phân tích tăng trưởng Theo North, các thể chế định hình ý định tiến bộ của các cá nhân trong mỗi xã hội Từ ý tưởng này, nảy sinh một cuộc thảo luận mới nhằm tìm hiểu vai trò của thể chế trong quá trình tăng trưởng kinh tế (Rodrik, 2003) Trong trường hợp này, Rodrik (2003) gợi ý rằng các thể chế không liên kết trực tiếp với sản lượng tổng hợp, nhưng chúng đứng đằng sau các yếu tố nội sinh của tăng trưởng kinh tế Các câu hỏi chính nảy sinh từ việc phát hiện ra rằng bối cảnh thể chế, ngoài việc ảnh hưởng đến các yếu tố đầu vào truyền thống như lao động, vốn con người, vốn vật chất và kiến thức, còn tạo điều kiện cho các lựa chọn cá nhân tạo ra động lực kinh tế Hausmann và Rodrik (2003) gợi ý rằng mối liên hệ giữa khởi nghiệp và phát triển công nghiệp ngụ ý rằng các yếu tố sản xuất chịu ảnh hưởng lớn của môi trường thể chế
Các nhà lý thuyết thể chế khẳng định rằng môi trường thể chế có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của các cấu trúc chính thức trong một tổ chức, thường là sâu sắc hơn các áp lực thị trường Các cấu trúc đổi mới giúp cải thiện hiệu quả kỹ thuật trong các tổ chức áp dụng sớm được hợp pháp hóa trong môi trường Cuối cùng, những đổi mới này đạt đến mức độ hợp pháp hóa mà việc không áp dụng chúng được coi là "không hợp lý và cẩu thả" (hoặc chúng trở thành nhiệm vụ pháp lý) Tại thời điểm này, các tổ chức mới và hiện có sẽ áp dụng hình thức cấu trúc ngay cả khi hình thức này không cải thiện hiệu quả Họ phát hiện ra rằng khi áp lực cưỡng chế cao (ví dụ: dưới sự ủy quyền của nhà nước), các tổ chức nhanh chóng áp dụng các cấu trúc mới Dưới áp lực cưỡng chế thấp, tốc độ chấp nhận chậm hơn nhiều Tuy nhiên, việc tăng cường áp dụng sẽ xây dựng tính hợp pháp trong môi trường thể chế, đẩy nhanh tốc độ áp dụng hình thức cấu trúc mới
2.2.3 Các lý thuyết liên quan đến vai trò dẫn dắt
Phát triển kinh tế là mục tiêu cao nhất của một nền kinh tế và một quốc gia Lý thuyết Cực tăng trưởng & Trung tâm tăng trưởng được các nhà kinh tế học Pháp đề xuất nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp với tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian ngắn Cực tăng trưởng được đề xuất bởi Perroux (1955) như một phần của kế hoạch kinh tế ở Pháp, Ông quan tâm đến hiện tượng phát triển kinh tế và quá trình thay đổi cơ cấu Francois Perroux đã cố gắng giải thích quá trình tăng trưởng kinh tế hiện đại đã đi chệch khỏi quan niệm ổn định về tăng trưởng cân bằng như thế nào Nguyên nhân của sự bứt phá không liên tục là doanh nhân đổi mới có hoạt động diễn ra trong các công ty quy mô lớn Các công ty này có thể thống trị môi trường của họ theo nghĩa thực hiện những ảnh hưởng có thể đảo ngược và một phần có thể đảo ngược đối với các đơn vị kinh tế khác do quy mô và sức mạnh đàm phán cũng như do bản chất hoạt động của họ Cực tăng trưởng là một tập hợp các ngành năng động và tích hợp cao được tổ chức xung quanh một ngành dẫn đầu có sức đẩy
Lý thuyết cực tăng trưởng, thừa nhận rằng tăng trưởng kinh tế không tăng trưởng đồng đều hoặc tuyến tính, mà tập trung xung quanh các không gian nơi diễn ra một số bước phát triển ban đầu, sẽ gợi ý rằng việc phát triển du lịch có thể đang chuyển sang một khu vực có thể đáp ứng nhu cầu mà lẽ ra sẽ không bao giờ xảy ra ở toàn bộ thị trường nhất định, thông qua một địa phương, ngành du lịch có thể góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung, một yếu tố gắn liền với việc làm (Faggian, Partridge, & Malecki, 2017) Bằng cách nắm bắt nhu cầu tiềm ẩn, ngành du lịch thúc đẩy thị trường địa phương nơi họ hoạt động bằng cách không chỉ thu lợi nhuận cho bản thân mà còn mang lại tiền mới cho khu vực mà sau đó sẽ lưu thông
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tích cực thúc đẩy kết nối với các thành phố lân cận để cung cấp cho khách du lịch những lựa chọn chuyến đi mới và thú vị Một lựa chọn là đi từ ga thành phố đến tỉnh Đồng Nai bằng đường sắt hoặc xe buýt đường sông Bảo tàng Đồng Nai, khu du lịch Bửu Long, chùa Ông, một ngôi chùa nổi tiếng trong cộng đồng người Hoa và khu du lịch Sơn Tiên đều có thể đến được bằng đường sắt sau khoảng 45 phút Khi du khách được liên kết, họ có thể đến thăm các điểm tham quan địa phương ở Thành phố Thủ Đức bao gồm Chùa Bửu Long và Bảo tàng Áo dài Một chiếc xe buýt đường sông sẽ trả bạn tại bến Bạch Đằng, quận 1 sau khi chuyến đi kết thúc Người ta dự đoán rằng những nỗ lực kết hợp của hai chuyến tham quan sẽ mang lại một lượng lớn người xem
Thông qua các biến độc lập như trên, tác giả tiến hành lọc các biến độc lập nhằm kế thừa các biến đã được nghiên cứu trước đó để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất theo bảng sau:
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các biến độc lập từ những mô hình nghiên cứu thực nghiệm
Nhân tố từ nghiên cứu trước Nghiên cứu trước Nhân tố tác giả đề xuất Sản phẩm và dịch vụ du lịch Vu, Tran, Nguyen, và Nguyen (2020)
Khai thác sản phẩm du lịch (H1)
Sản phẩm du lịch Bùi Trọng Tiến Bảo và Quyền Đình Hà (2019)
Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm Nguyễn Trọng Nhân, Huỳnh Văn Đà, và Phan
Việt Đua (2020) Xúc tiến du lịch và đầu tư du lịch Bùi Trọng Tiến Bảo và Quyền Đình Hà (2019) Công tác xúc tiến, quảng bá
(H2) Xúc tiến du lịch và đầu tư du lịch Bùi Trọng Tiến Bảo và Quyền Đình Hà (2019)
Huy động và sử dụng vốn đầu tư Nguyễn Thị Bằng (1996)
Khai thác nguồn vốn đầu tư Nguyễn Tấn Vinh (2007)
Nhân lực du lịch Vu, Tran, Nguyen, và Nguyen (2020)
Phát triển đào tạo nguồn nhân lực Mai Anh Vũ và Nguyễn Xuân Hiếu (2020)
Tài nguyên con người Nguyễn Phước Hoàng (2020)
Nhân tố từ nghiên cứu trước Nghiên cứu trước Nhân tố tác giả đề xuất Nguồn nhân lực Bùi Trọng Tiến Bảo và Quyền Đình Hà (2019)
Phân cấp Carter và Cullen (1984)
Tác động của cơ chế đặc thù (H5)
Tự chủ, đặc biệt là tự chủ về tổ chức, nhân sự và tài chính Yüksel, Bramwell, và Yüksel (2005)
Vai trò dẫn dắt của trong vùng Candela, Mussoni, và Patuelli (2015)
Môi trường Tuan và Rajagopal (2019) Đảm bảo môi trường (H6)
Môi trường Vu, Tran, Nguyen, và Nguyen (2020)
Môi trường tự nhiên Nguyễn Trọng Nhân (2015)
Tài nguyên môi trường Nguyễn Phước Hoàng (2020)
An ninh trật tự và an toàn Nguyễn Trọng Nhân (2015) An ninh, an toàn
(H7) Chính sách, xu thế, tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - chính trị Nguyễn Phú Thắng (2018)
Sự phụ thuộc của quyền lực và mối quan hệ giữa các tổ chức Yüksel, Bramwell, và Yüksel (2005)
Chính sách công Fotuhinia, Toranlo, và Mazidi (2014)
Sự quản lý của chính quyền Vu, Tran, Nguyen, và Nguyen (2020)
Chính sách, xu thế, tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - chính trị Nguyễn Phú Thắng (2018)
Chính sách quản lý du lịch Nguyễn Phước Hoàng (2020)
Cơ chế chính sách Bùi Trọng Tiến Bảo và Quyền Đình Hà (2019)
Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2022
2.2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
- Căn cứ vào các nghiên cứu khoa học đã được công bố trong nước và quốc tế
- Căn cứ vào các khái niệm, lý thuyết đã đưa ra ở Cơ sở lý luận của đề tài
- Căn cứ vào bài học kinh nghiệm của các tỉnh về phát triển du lịch
- Căn cứ vào chính sách Nhà nước đưa ra nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế đặc thù
Tác giả đã lập ra khung lý thuyết gồm 3 nội dung cơ chế đặc thù thành phố Hồ Chí Minh và các nhân tố khác tác động trực tiếp đến phát triển của du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế đặc thù 3 nội dung của cơ chế đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh được nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và phát triển du lịch bao gồm: (1) Phân cấp ủy quyền cho HĐND, UBND và Chủ tịch UBND TP một số quyền cụ thể để quyết định nhanh và hợp lý; (2) Tự chủ về tổ chức và biên chế; (3) Thành lập Ban Chỉ đạo phát triển vùng do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, Chủ tịch UBND TP
Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Hội đồng vùng Các nhân tố khác gồm: (1) Khai thác sản phẩm du lịch; (2) Công tác xúc tiến, quảng bá; (3) Hoạt động đầu tư; (4) Nguồn nhân lực; (5) Tác động của cơ chế đặc thù; (6) Đảm bảo môi trường; (7) An ninh, an toàn; (8) Quản lý nhà nước Các nhân tố này được cho là các nhân tố chính để đưa ra các thực trạng trong bài và đưa ra các giải pháp nhằm có thể khắc phục được những thực trạng hiện nay trong sự phát triển của du lịch thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.1 Mô hình các nhân tố tác động đến phát triển của du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế đặc thù
Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2022
Vu, Tran, Nguyen, và Nguyen (2020) chỉ ra rằng yếu tố liên quan đến sản phẩm du lịch ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững tại Bà Rịa-Vũng Tàu, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sản phẩm du lịch chất lượng kém, chưa đa dạng đã hạn chế sự phát triển du lịch tại Vũng Tàu Ngoài ra, Bùi Trọng Tiến Bảo và Quyền Đình Hà (2019) cho thấy sản phẩm du lịch là tác nhân trực tiếp tác động đến phát triển du lịch vùng Đồng Tháp mười trong bối cảnh hội nhập Hơn nữa, Nguyễn Trọng Nhân, Huỳnh Văn Đà, và Phan Việt Đua (2020) cũng đề xuất rằng phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm sẽ thúc đẩy du lịch địa phương phát triển Một địa phương có nhiều lợi thế về kinh tế như TP.HCM sẽ dễ dàng phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, qua đó đẩy mạnh sự phát triển du lịch của địa phương Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H1:
H1: Khai thác sản phẩm du lịch có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế đặc thù
Các nghiên cứu ra rằng cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, xúc tiến du lịch, coi đó là chìa khóa để chiếm lĩnh thị trường, thu hút khách và thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ (Dredge & Jenkins, 2003) Để thu hút du khách, doanh nghiệp cần tìm hiểu thị trường, nắm bắt đặc điểm, tâm lý, thị hiếu và khả năng chi tiêu của từng đối tượng mục tiêu cụ thể, để có sự đáp ứng tốt Muốn vậy cần tập trung xây dựng chiến lược marketing du lịch mà cốt lõi là xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch quốc gia để trên cơ sở đó tổ chức các chiến dịch xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia thực chất, hiệu quả để thu hút khách quốc tế (Tien, Dung, Vu, Doan, & Duc, 2019) Đây cần được coi là nhiệm vụ ưu tiên của các doanh nghiệp du lịch trong thời gian tới Trong khi xây dựng chiến lược thương hiệu quốc gia, cần đặc biệt lưu ý việc lựa chọn khẩu hiệu, biểu tượng cho du lịch Việt Nam theo hướng khẩu hiệu và biểu tượng phải thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của du lịch, trong đó có xúc tiến du lịch đã được củng cố, nâng dần lên và chuyển biến theo hướng tích cực Đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch ngày càng trưởng thành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, có những đóng góp tích cực trong việc tham mưu cho các cấp đề ra được những chính sách, chương trình có tính đột phá đối với hoạt động xúc tiến của du lịch, để công tác xúc tiến từng bước đi vào nề nếp và có tính chuyên nghiệp (Bùi Trọng Tiến Bảo & Quyền Đình Hà, 2019) Seetanah và Sannassee (2015) chỉ ra rằng tác động xúc tiến du lịch đối với các quốc đảo nhỏ, chẳng hạn lượng khách du lịch đến Mauritius Qua đó, công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh TP.HCM sẽ có ảnh hưởng tích cực đến lượng khách đến thành phố, và sự phát triển của du lịch Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H2:
H2: Công tác xúc tiến, quảng bá ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế đặc thù Đầu tư công và tư nhân giúp kích thích và tái cấu trúc các hoạt động kinh tế để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn ở tất cả các nền kinh tế Đầu tư, là một phần của tổng cầu cũng như nguồn hình thành vốn, đã được coi trọng trong các nghiên cứu trước đây liên quan đến tăng trưởng ngành, trong khi ngành du lịch ít được chú ý hơn Chính phủ, cũng như các cơ quan phát triển quốc tế, ở các nước kém phát triển, trong nhiều năm, đã coi ngành du lịch là nguồn tạo việc làm và thu nhập chính Theo lập luận của Baum và Szivas (2008), mục đích hỗ trợ của chính phủ đối với ngành du lịch là khả năng ngành này tạo ra cơ hội việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội nói chung Các hoạt động đầu tư có thể được thực hiện bởi khu vực công hoặc khu vực tư nhân và kết quả thường được xác định bởi cơ cấu kinh tế, chính trị và xã hội trong nước Từ góc độ kinh tế, đầu tư công được hợp lý hóa khi khu vực tư nhân không sản xuất hiệu quả hoặc trường hợp khu vực tư nhân do dự trong đầu tư Đầu tư của khu vực công làm giảm rủi ro cho khu vực tư nhân và giúp đảm bảo lợi nhuận (Rosentraub & Joo, 2009) Cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho văn hóa, công nghiệp văn hóa, và đặc biệt là du lịch rất quan trọng (Nguyễn Thị Bằng, 1996) Cần có quan tâm bố trí đầy đủ, kịp thời ngân sách và có chính sách xã hội hóa hợp lý, thu hút đầu tư cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản; trong đó, phân khai đủ kinh phí thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Koh và Lee (2020) xác định mức độ tăng ngân sách làm giảm thời gian di chuyển bổ sung của khách du lịch phát sinh do việc xây dựng lại các cây cầu Hiện tại, TP.HCM có sự đầu tư mạnh mẽ vào các công trình công cộng như metro, cải tạo nhà thờ đức bà Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H3:
H3: Hoạt động đầu tư ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế đặc thù
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu định tính
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, bước đầu tiên sẽ là tiến hành lược khảo tài liệu, các công trình nghiên cứu trước đó để tìm ra các thuộc tính làm cơ sở cho việc đề xuất các thang đo trong mô hình nghiên cứu, cũng như xây dựng dàn bài phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm nhằm thiết lập mô hình nghiên cứu lý thuyết và thiết kế bảng câu hỏi điều tra sơ bộ
Lược khảo tài liệu là bước quan trọng của quá trình nghiên cứu, bởi lược khảo tài liệu nhằm tìm hiểu những nghiên cứu trước đó của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến chuyên đề Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu và tìm ra những thuộc tính có liên quan đến đề tài của mình làm cơ sở cho việc xây dựng dàn bài phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm Bên cạnh đó, việc tổng hợp những thành tựu nghiên cứu của các luồng nghiên cứu trước cũng để tìm ra khoảng trống nghiên cứu nhằm định hướng cho đề tài nghiên cứu của chuyên đề Ngoài ra, khi nghiên cứu lý thuyết, các nghiên cứu trước cũng chứng minh rằng những khái niệm đưa vào mô hình của chuyên đề này đều đã được nghiên cứu và kiểm định Tuy nhiên, để kiểm định các khái niệm trong mô hình lý thuyết tại một quốc gia như Việt Nam, và cụ thể là Thành phố Hồ chí minh với cơ chế đặc thù … thì việc phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm là rất cần thiết Mục đích của việc này nhằm thu thập ý kiến của chuyên gia về các yếu tố trong mô hình nghiên cứu được tổng hợp từ lý thuyết và kế thừa từ các nghiên cứu trước có phù hợp với đặc thù của TP.HCM hay không Bên cạnh đó, việc phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm cũng nhằm khám phá ra các yếu tố mới cho nghiên cứu
Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ
Nội dung bước này sẽ tiến hành khảo sát sơ bộ, kiểm định độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA – Exploratory Factor Analysis Khảo sát sơ bộ tập trung vào những doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến du lịch, và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại TP.HCM Cỡ mẫu trong nghiên cứu sơ bộ là 126 quan sát
Mục đích chính của giai đoạn này là điều tra sơ bộ các đối tượng khảo sát nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo và loại đi những thang đo không phù hợp trước khi phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá nhằm để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu Trên cơ sở đó, nghiên cứu xác định lại mô hình nghiên cứu và hoàn thiện bảng khảo sát chính thức Bước 3: Nghiên cứu chính thức
Với những đối tượng nghiên cứu trên, sẽ khảo sát tập trung vào những doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến du lịch, và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại TP.HCM vì đây là những đối tượng có sự hiểu biết và có nhận thức về ảnh hưởng của cơ chế đặc thù cũng như các yếu tố về quản lý nhà nước về du lịch tương đối tốt Các khái niệm trong mô hình nghiên cứu được đánh giá, kiểm định trên cơ sở dữ liệu điều tra với cỡ mẫu là 788 Các nội dung chính được thực hiện trong bước nghiên cứu chính thức này là:
(1) Phân tích mẫu nghiên cứu chính thức
(2) Đánh giá mô hình đo lường
(3) Kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần (PLS-SEM)
Nghiên cứu định tính điều chỉnh thang đo
Các buổi thảo luận nhóm hay phỏng vấn sâu được thực hiện trong thời gian tháng 05/2022 qua các buổi thảo luận với thời gian từ 90 đến 120 phút, địa điểm thực hiện tại văn phòng đáp viên Cách thức tiến hành thông qua cuộc hẹn gặp trực tiếp, các tài liệu và câu hỏi được gửi trước đến đối tượng phỏng vấn thông qua thư điện tử
Trong luận án này, nghiên cứu định tính được thực hiện qua 2 bước Cụ thể:
Bước 1: Tác giả tiến hành xây dựng dàn bài thảo luận nhóm Mục đích của bước này là làm sáng rõ thêm lý thuyết và xây dựng, điều chỉnh, phát triển thang đo Do đó tác giả thực hiện thảo luận dạng nhóm gồm 02 giám đốc doanh nghiệp,
02 nhà quản trị doanh nghiệp, 02 trưởng phòng liên quan đến quản lý nhà nước
Bước 2: Sau khi có được thang đo sơ bộ từ thảo luận nhóm, tác giả tiếp tục phỏng vấn sâu nhằm tiếp tục điều chỉnh và phát triển thang đo để đảm bảo giá trị nội dung phục vụ cho nghiên cứu định lượng Ở bước này, tác giả phỏng vấn các chuyên gia theo dàn bài phỏng vấn nhằm điều chỉnh và phát triển các thang đo Danh sách phỏng vấn bao gồm 01 giảng viên,
02 nhà quản trị trong lĩnh vực du lịch và 02 quản lý nhà nước về du lịch ghi nhận thêm các ý kiến về bổ sung cũng như điều chỉnh thang đo Kết thúc các buổi phỏng vấn sâu, không còn phát hiện thêm các ý kiến mới về thang đo của các thành phần trong nghiên cứu
Quá trình thực hiện thu thập dữ liệu định tính
- Đối với thảo luận nhóm: sau khi giới thiệu về mục tiêu và nội dung dự kiến của buổi thảo luận, tác giả đề nghị các đối tượng tham gia thảo luận tự giới thiệu về nghề nghiệp, chuyên môn Bước tiếp theo, tác giả sử dụng dàn bài thảo luận nhóm đã chuẩn bị để đặt các câu hỏi gợi ý thảo luận Mỗi câu hỏi sẽ được thảo luận trong 15 – 20 phút, và có 10 phút để kết luận, cũng như thống nhất Các đáp viên được phép trình bày tự do quan điểm của bản thân và tranh luận với các thành viên khác trong buổi thảo luận những vấn đề chưa rõ ràng hoặc không đồng tình Người chủ trì buổi thảo luận sẽ lắng nghe, và có sự điều tiết phù hợp như mời đáp viên tham gia ý kiến, tranh luận, hoặc hỏi về mức độ đồng ý các quan điểm của đáp viên khác Kết thúc buổi thảo luận, tác giả đề cập lại một lần nữa các quan điểm cũng như cảm ơn sự tham gia của các đáp viên
- Đối với phỏng vấn sâu: sau khi giới thiệu về mục tiêu và nội dung dự kiến của buổi phỏng vấn, tác giả sẽ bắt đầu đặt câu hỏi dựa trên dàn bài phỏng vấn đã chuẩn bị trước Quá trình phỏng vấn sẽ bắt đầu từ việc đặt câu hỏi cho đáp viên, lắng nghe quan điểm của đáp viên, thảo luận với đáp viên về quan điểm của người nghiên cứu, rút ra kết luận về vấn đề 3.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự thay đổi tích cực và bền vững trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia theo thời gian Thông thường, nó được đo bằng sự gia tăng trong GDP, đại diện cho tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong lãnh thổ một quốc gia Tăng trưởng kinh tế cho thấy sự mở rộng của năng suất kinh tế và tiềm năng giàu có, phản ánh sự cải thiện về năng suất lao động, đổi mới, cơ hội việc làm và điều kiện sống Nó được thúc đẩy bởi các yếu tố khác nhau, bao gồm sự tiến bộ công nghệ, đầu tư tăng cường, chính sách thuận lợi của chính phủ và lực lượng lao động có kỹ năng Tăng trưởng kinh tế bền vững rất quan trọng để nâng cao điều kiện sống, giảm nghèo đói và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội Nghiên cứu này sử dụng thang đo tăng trưởng kinh tế của Andereck và Vogt (2000) gồm 04 biến quan sát, sau đó điều chỉnh trong nghiên cứu định tính
Bảng 3.1 Thang đo tăng trưởng kinh tế
Ký hiệu Nội dung Nguồn
TTKT1 Số lượng thuế của TPHCM cũng tăng trong những năm gần đây
Andereck và Vogt (2000), kết quả nghiên cứu định tính TTKT2 Nền kinh tế TPHCM đã được cải thiện
TTKT3 Diện mạo của TPHCM đang thay đổi theo hướng tích cực
TTKT4 Nhiều cơ hội việc làm đáng giá cho cư dân TPHCM
TTKT5 GDP của TPHCM tăng lên trong những năm gần đây
Nguồn: Andereck và Vogt (2000), kết quả nghiên cứu định tính
3.2.2 Thang đo phát triển du lịch
Phát triển du lịch được hiểu là quá trình tăng cường và mở rộng các hoạt động liên quan đến ngành du lịch trong một khu vực nhằm tạo ra lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường Nó bao gồm việc nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch, khuyến khích đầu tư vào ngành du lịch, xây dựng các dịch vụ du lịch chất lượng, và quảng bá và quảng cáo để thu hút du khách Phát triển du lịch mang lại nhiều lợi ích, bao gồm tạo ra việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào thu ngân sách quốc gia, bảo tồn và bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên, tăng cường giao lưu văn hóa và đa dạng hóa kinh nghiệm cho cả du khách và cộng đồng địa phương Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cần được tiến hành một cách bền vững, nhằm đảm bảo bảo vệ môi trường, tôn trọng văn hóa địa phương và tạo lợi ích công bằng cho cộng đồng địa phương Thang đo phát triển du lịch dựa trên nghiên cứu của Yoon, Gursoy, và Chen (2001), và điều chỉnh trong nghiên cứu định tính chủ yếu là thêm bối cảnh TP.HCM Đồng thời chỉ mục “Cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch rất tốt (ví dụ: khách sạn, đại lý du lịch, nhà hàng, vui chơi giải trí, trung tâm lưu niệm…)” trùng với nội dung của yếu tố cơ sở hạ tầng hơn phát triển du lịch, do đó sẽ không sử dụng để do lường phát triển du lịch Nội dung 4 chỉ mục đo lường phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện ở bảng 3.2
Bảng 3.2 Thang đo phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh
Ký hiệu Nội dung Nguồn
PTDL1 Du lịch TPHCM đang phát triển dựa vào thiên nhiên (ví dụ: khu cắm trại, công viên, khu du lịch sinh thái…) Yoon,
Gursoy, và Chen (2001), nghiên cứu định tính PTDL2 Các điểm tham quan tại TPHCM được thiết kế cho lượng lớn khách du lịch (ví dụ: công viên giải trí, khu phức hợp nghỉ dưỡng…) PTDL3 Các điểm tham quan tại TPHCM đang triển khai dựa trên văn hóa hoặc lịch sử (ví dụ: bảo tàng, làng dân gian, di tích lịch sử…) PTDL4 Phát triển du lịch tại TPHCM đang gắn liền với các chương trình sự kiện/ngoài trời (ví dụ: cơ sở giải trí, triển lãm, biểu diễn, sự kiện thể thao, sự kiện kinh doanh/công cộng…) Nguồn: Yoon, Gursoy, và Chen (2001), nghiên cứu định tính
3.2.3 Thang đo cơ chế đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh
Phân cấp ủy quyền cho HĐND, UBND và Chủ tịch UBND TP một số quyền cụ thể để quyết định nhanh và hợp lý Cho phép TP được phân cấp, ủy quyền cho các giám đốc sở ngành, quận huyện nhiều hơn, để quyết định, giải quyết công việc nhanh hơn Trong phân cấp, ủy quyền có một nguyên tắc, đó là với mỗi ngành, mỗi nội dung chỉ có một cấp quyết định Dựa theo nghị quyết 54/2017/QH14, thông qua nghiên cứu định tính, nghiên cứu đã xây dựng 4 chỉ mục đo lường sự phân cấp của TP.HCM dựa trên cơ chế đặc thù như Bảng 3.3
Bảng 3.3 Thang đo sự phân cấp trong cơ chế đặc thù của TP.HCM
Ký hiệu Nội dung Nguồn
CCĐT_PC1 Các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do Thành phố quản lý sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư để tăng chi đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chi thu nhập tăng thêm theo nghị quyết 54/2017/QH14
Nghị quyết 54/2017/Q H14, nghiên cứu định tính CCĐT_PC2 Hội đồng nhân dân Thành phố được quyền quyết định bố trí ngân sách Thành phố để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do Thành phố quản lý theo nghị quyết 54/2017/QH14
CCĐT_PC3 Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 29 của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13
CCĐT_PC4 Chủ tịch UBND và Hội đồng nhân dân TPHCM được Cơ chế ủy quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố quản lý theo nghị quyết 54/2017/QH14
Nguồn: Nghị quyết 54/2017/QH14, nghiên cứu định tính
Những vấn đề gì TP.HCM giải trình và xin có thời hạn sau 4 tháng mà các bộ ngành trung ương không trả lời thì coi như đồng ý thực hiện Thứ hai là tự chủ tài chính TP Hồ Chí Minh là địa phương lớn nhất cả nước thì phải có cơ chế tự chủ về tài chính bằng với tỷ lệ dân số Tóm lại: TP Hồ Chí Minh phải bảo đảm và giữ vững tăng trưởng gấp 1/3 lần cả nước, năng suất lao động gấp 2,7 lần cả nước, đóng góp ngân sách nhà nước gấp 3 lần tỷ lệ dân số và nhận ngân sách bằng với tỷ lệ dân số (9,1%) Ngoài ra, tự chủ về tổ chức và biên chế Thực tế cho thấy năng suất lao động của công chức TP Hồ Chí Minh gấp 1,5 lần cả nước Dân số tăng phải tăng công chức TP Hồ Chí Minh có quyền thay đổi số lượng công chức trong bộ máy và phân bổ công chức cho cấp dưới Tự chủ về thu nhập cho công chức với mức kiến nghị thu nhập bình quân của công chức bằng hai lần cả nước
Bảng 3.4 Thang đo sự tự chủ trong cơ chế đặc thù của TP.HCM
Nghiên cứu định lượng
Bảng câu hỏi được thiết kế làm ba phần Phần đầu hỏi về các thông tin cơ bản về doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước Phần thứ hai nhằm thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát mức độ đồng ý về các khái niệm trong mô hình nghiên cứu Phần kế tiếp, nhằm thu thập thông tin chung của các đối tượng khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô tả Trên cơ sở tham khảo ý kiến của những người phỏng vấn trong giai đoạn nghiên cứu định tính, nội dung các câu hỏi được xây dựng đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đúng hàm ý của cơ sở lý thuyết Các câu hỏi được bố trí trong 2 mặt khổ giấy A4, cỡ chữ 13, điểm số từ 1- 5 được tạo khung, rất dễ nhận diện trả lời
Nghiên cứu sử dụng 788 quan sát trong phân tích sau khi loại bỏ các quan sát không đúng quy định hay không đủ độ tin cậy.Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, kỹ thuật chọn mẫu trong nghiên cứu này chọn mẫu xác suất, phân cụm Vì nghiên cứu đi chuyên sâu về lĩnh vực du lịch, nên áp dụng lấy mẫu theo phân cụm dựa trên danh sách các công ty du lịch và đơn vị quản lý nhà nước sẽ chọn được các đáp viên hiểu rõ về vấn đề nghiên cứu (Neuman, 2002) Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến lĩnh vực du lịch, như nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành, và các đơn vị quản lý nhà nước về mảng du lịch Tỷ lệ giữa nhóm doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong khảo sát là 80%-20% Nghiên cứu tiến hành khảo sát bằng phương pháp là gửi bảng câu hỏi giấy đến đối tượng khảo sát
3.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS, và Smart PLS để xử lý dữ liệu định lượng thu thập từ khảo sát sơ bộ và khảo sát chính thức Trong đó, phần mềm SPSS để thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu sơ bộ; cuối cùng, phần mềm SmartPLS sẽ được sử dụng để phân tích mô hình nghiên cứu và kiểm định giả thuyết
Kỹ thuật phân tích định lượng sử dụng mô hình SEM là một trong những phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực bởi tính linh hoạt trong việc mô hình hóa các quan hệ giữa các khái niệm Trong mô hình SEM thường có 2 loại: (1) Dựa vào hiệp phương sai (CBSEM - Covariance-based SEM) thông qua các phần mềm AMOS, LISREL; (2) Dựa vào phương sai thông qua phương pháp bình phương tối thiểu (VBSEM – Variance based SEM hay còn gọi là PLS- SEM) được sử dụng bằng phần mềm SmartPLS Phương pháp SEM được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế (Hulland, Chow, & Lam, 1996)
Luận án sử dụng phần mềm SmartPLS 3.2.7 với kỹ thuật PLS-SEM để kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu Theo Hair, Henseler, Dijkstra, và Sarstedt (2014), số lượng nghiên cứu sử dụng PLS-SEM được công bố trong vài năm gần đây tăng lên rất nhanh Ở các lĩnh vực hành vi tổ chức, quản trị hệ thống thông tin, quản trị chiến lược và trong nghiên cứu marketing vì PLS-SEM có nhiều ưu điểm hơn so với CB-SEM trong các tình huống sau: (1) Chấp nhận dữ liệu không phân phối chuẩn, đây là điểm khác biệt lớn của PLS-SEM và CB-SEM, nếu như dữ liệu phân phối không chuẩn là vấn đề lớn đối với phương pháp CB-SEM (nghĩa là: CB-SEM yêu cầu dữ liệu phân phối chuẩn, điều này được cho là rất khó vì các nghiên cứu thường khảo sát theo phương pháp thuận tiện phi xác suất) (Hair, Sarstedt, Ringle, & Mena, 2012); (2) sử dụng cho các mô hình nghiên cứu phức tạp với nhiều biến trung gian, điều tiết, tiềm ẩn và biến quan sát Đặc biệt là mô hình cấu trúc; (3) Có khả năng phân tích đồng thời cấu trúc mô hình phản ánh (Reflective) và mô hình nguyên
Kết quả đánh giá thang đo trong nghiên cứu sơ bộ
3.4.1 Thống kê mẫu tham gia khảo sát
Theo bảng 3.13, trong nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu thu thập được 126 phiếu trả lời đến từ 91 doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến du lịch, và 35 cán bộ quản lý nhà nước về du lịch Cụ thể như sau:
Bảng 3.13 Thống kê về đặc điểm của mẫu nghiên cứu sơ bộ
Doanh nghiệp Đơn vị quản lý nhà nước
Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm
Lĩnh vực hoạt động/phụ trách
Tổ chức tour 22 24,2 Hành chính/chính sách 6 17,1
Khách sạn 21 23,1 Khách sạn/nhà hàng 6 17,1
Vận chuyển 9 9,9 Vận chuyển 3 8,6 Địa điểm du lịch 21 23,1 Thương mại 4 11,4
Giám đốc 20 22,0 Giám đốc/Phó Giám đốc Sở 8 22,9
Trưởng phòng kinh doanh 21 23,1 Chủ tịch/Bí thư Quận/Huyện 15 42,9
Trưởng phòng Marketing 28 30,8 Trưởng/Phó phòng ban 6 17,1
Phó giám đốc 22 24,2 Chuyên viên phụ trách 6 17,1
Thu nhập cá nhân (triệu đồng)
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
3.4.2 Đánh giá độ tin cậy và hội tụ của thang đo
Nghiên cứu này sử dụng Cronbach’s Alpha (CA) để đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá sự hội tụ của thang đo Kết quả chỉ ra rằng, các thang đo đều đạt độ tin cậy và hội tụ.
TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng phát triển du lịch tại TP.HCM
4.1.1 Những mục tiêu, định hướng phát triển chính
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước triển khai xây dựng chiến lược phát triển du lịch Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1996-2010 đã được thực hiện từ năm
1995 với mục tiêu “đến năm 2010 trở thành ngành kinh tế quan trọng; đến năm 2010 đón được 5,4 triệu lượt khách nội địa, đón 4,2 - 4,6 triệu lượt khách quốc tế; tổng thu nhập du lịch (không kể vận chuyển) đạt 77.062 tỷ đồng” Tại thời điểm năm
2010, khách quốc tế đến Thành phố là 3,1 triệu lượt; thu nhập du lịch đạt 44.918 tỷ đồng Riêng số lượng khách du lịch nội địa đạt 10,8 triệu lượt, vượt mục tiêu đặt ra Sau năm 2010, Thành phố chưa bổ sung, điều chỉnh quy hoạch du lịch hoặc xây dựng định hướng chiến lược cho giai đoạn tiếp theo Năm 2015, Thành phố xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” nhưng do nhiều nguyên nhân, đề án này chưa được phê duyệt Tuy nhiên, trong thời gian qua, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phát triển với tư cách là một trong những trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước và là ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố
4.1.2 Kết quả phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Trong những năm qua, tuy phải chịu nhiều tác động bất lợi do tình hình kinh tế - chính trị thế giới bất ổn, nhưng với những lợi thế về phát triển du lịch và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là ngành du lịch Thành phố cùng với những bước đi sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng thuận của cộng đồng, hoạt động du lịch Thành phố Hồ Chí Minh luôn đạt mức tăng trưởng ấn tượng, tốc độ phát triển cao hơn nhiều so với bình quân cả nước
Bảng 4.1 Lượng khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2022 Đơn vị tính: Lượt khách
Tổng số khách du lịch Khách nội địa Khách quốc tế
Số lượng Tỷ lệ tăng so với năm trước (%)
Tỷ lệ tăng so với năm trước (%)
Tỷ lệ tăng so với năm trước (%)
Nguồn: Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Theo bảng 4.1, Trong giai đoạn 2010 - 2019, lượng khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh tăng liên tục, tốc độ tăng trưởng số lượng khách du lịch đến Thành phố bình quân hàng năm giai đoạn 2013-2019 đạt 13,2% Do tác động của dịch bệnh Covid - 19, lượng khách du lịch quốc tế đến Thành phố trong năm 2020 chỉ đạt trên 1,3 triệu lượt, giảm 84,9% so với năm trước đó; khách du lịch nội địa ước đạt trên 15,8 triệu lượt, giảm 51,5% Năm 2021, dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, Việt Nam và hầu hết các nước ban hành chính sách hạn chế đi lại nên Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đón hơn 9,3 triệu lượt khách trong nước và không có khách quốc tế Năm 2022, khi chính phủ gỡ bỏ các hạn chế du lịch, Thành phố
Hồ Chí Minh bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế, đến cuối năm, địa bàn thành phố đã tiếp đón hơn 3,4 triệu lượt khách quốc tế, cao hơn lượt khách quốc tế ghi nhận năm 2020 ở thời điểm bắt đầu đại dịch Covid-19 Bên cạnh đó, thị trường khách du lịch nội địa đã phục hồi mạnh mẽ với hơn 31,2 triệu lượt khách trong nước, tương đương 95% lượt khách ghi nhận năm 2019
Trong giai đoạn 2013-2019, tổng lượng khách quốc tế đến Thành phố luôn thấp hơn tổng lượng khách du lịch nội địa, tốc độ tăng trưởng bình quân năm 13,1%/năm so với tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa là 13,2%/năm Với lợi thế là “cửa ngõ” hàng không lớn nhất ở Việt Nam, năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh đón khoảng 34% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (Hình 4.1) Tỉ lệ này tiếp tục được duy trì trong năm 2022, khi Việt Nam thực hiện gỡ bỏ hạn chế du lịch và mở cửa trở lại với thị trường khách quốc tế theo chương trình thí điểm từng giai đoạn
Nguồn: Euromonitor, GSO, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 4.1 Số lượng khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2022
Năm 2019, khách du lịch Trung Quốc là thị trường lớn nhất trong tổng số khách đến Thành phố Hồ Chí Minh với 1,2 triệu lượt, tăng đáng kể so với năm 2013 Tuy nhiên, khách du lịch từ Hàn Quốc và Đài Loan đã có sự tăng trưởng vượt bậc kể từ năm 2013 với mức tương ứng 25% và 23% mỗi năm Số lượng khách du lịch đến từ tất cả các quốc gia, ngoài Úc, đều đạt được mức tăng trưởng hai con số, cho thấy khách du lịch của mỗi khu vực đều đóng góp mạnh mẽ cho sự tăng trưởng chung của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2022, một số thị trường khách quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu phục hồi về mức tiệm cận với năm 2013, cụ thể như Hàn Quốc và Mỹ Thành phố vẫn chưa hồi phục được lượng khách Trung Quốc, dù từng là thị trường lớn đối với thành phố năm 2019, do những hạn chế du lịch và chính sách
“zero-Covid” (không Covid) của Trung Quốc Dự kiến từ năm 2023, với những kế hoạch mở cửa thí điểm của Trung Quốc đối với điểm đến du lịch Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có thể đón lượng lớn khách Trung Quốc quay lại tham quan du lịch
Nguồn: Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Roland Berger
Hình 4.2 Khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh phân theo thị trường chính, giai đoạn 2013-2022 (triệu lượt/năm)
Nếu tính theo số khách quốc tế qua đêm, năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 42 toàn cầu và thứ 7 trong khu vực Đông Nam Á
4.1.2.2 Thu nhập từ du lịch và đóng góp vào GRDP
Cùng với sự gia tăng về khách du lịch, thu nhập từ du lịch cũng tăng, đặc biệt khi các chỉ số về ngày lưu trú trung bình và chi tiêu trung bình của khách tăng Dù Thành phố Hồ Chí Minh không phải là điểm đến du lịch nghỉ dưỡng nhưng các chỉ số về số ngày lưu trú trung bình và chi tiêu trung bình của khách du lịch là khá cao so với nhiều địa phương trong cả nước Kết quả điều tra của Sở Du lịch năm 2019 ở Hình 4.3 cho thấy độ dài lưu trú của khách du lịch có xu hướng giảm nhưng tăng về mặt chi tiêu Nếu như năm 2017 số ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế là 5,21 ngày, chi tiêu trung bình/ngày là 3,3 triệu đồng (145 USD), thì đến năm 2019 các chỉ số tương ứng là 4,51 ngày và 3,89 triệu đồng/ngày (168 USD) Đối với khách du lịch nội địa cũng có chiều hướng tương tự Năm 2017, số ngày lưu trú trung bình là 3,6 ngày, chi tiêu trung bình là 1,58 triệu đồng/ngày thì đến năm 2019 các chỉ số tương ứng là 2,5 ngày và 1,7 triệu đồng/ngày Giai đoạn 2013 - 2020, thu nhập từ du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng qua các năm, đạt 140.000 tỷ đồng vào năm 2019, bằng 18,5% thu nhập du lịch cả nước và hơn 1,7 lần so với năm 2013 Tăng trưởng trung bình về thu nhập du lịch cả giai đoạn 2013 - 2019 là 9%/năm Thu thập từ du lịch bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và những chính sách giãn cách xã hội, điều này được thể hiện rõ từ mức giảm 68% trong giai đoạn 2019-2021 Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực đẩy mạnh du lịch nội địa và giai đoạn đầu mở cửa du lịch quốc tế, thu thập từ du lịch năm 2022 đã đạt 131.100 tỷ đồng, tương đương 94% so với mức năm 2019
Nguồn: Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 4.3 Tổng thu nhập từ du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2022 [tỷ đồng]
Với sự tăng trưởng liên tục, du lịch đã dần trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất của Thành phố
Hồ Chí Minh Năm 2019, tổng GDP du lịch của Thành phố đã đạt 6,2 tỷ USD, tăng 72% so với năm 2013 (3,6 tỷ) và đóng góp khoảng 21% vào GDP du lịch quốc gia (Hình 4.4)
Tỷ lệ đóng góp của du lịch vào GRDP của Thành phố cao hơn tỷ lệ đóng góp trung bình của du lịch Việt Nam vào GDP quốc gia, theo đó giai đoạn 2016-2019 tỷ lệ này dao động trong khoảng 9,9% - 10,6%, trong khi tỷ lệ đóng góp của du lịch Việt Nam là từ 5,8% - 6% trong cùng thời kỳ (Hình 4.5)
Hình 4.4 Giá trị GRDP du lịch của thành phố và đóng góp cho GDP du lịch quốc gia
Hình 4.5 Đóng góp trực tiếp của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vào GRDP Thành phố
Từ góc độ kinh tế, với tỷ lệ đóng góp của du lịch vào GRDP của Thành phố dao động trong khoảng 9,9% - 12%, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố Trên bình diện quốc gia, tỷ lệ đóng góp của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vào GDP du lịch Việt Nam trong khoảng 5,5 – 6% trong giai đoạn 2013 – 2019, dẫn đầu cả nước
2.2.1.4 Lao động trong lĩnh vực du lịch
Lao động luôn là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ ngành nào Điều này lại càng có ý nghĩa đối với ngành dịch vụ như ngành du lịch Số liệu về hiện trạng nguồn nhân lực du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013-2019 được đưa ra tại Bảng 4.2
Bảng 4.2 Lao động ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2019 Đơn vị: Người
1 Tổng số lao động 240.800 291.600 353.300 395.900 463.600 510.100 616.550 1.1 Lao động trực tiếp 68.800 81.000 95.500 107.000 122.000 140.300 161.400 1.2 Lao động gián tiếp 172.000 210.600 257.800 288.900 341.600 406.800 455.150
2.2 Đại học, cao đẳng 22.000 28.400 37.500 39.300 45.200 52.000 58.340 2.3 Trung cấp, sơ cấp 35.800 40.500 47.500 53.500 61.000 70.100 82.350 2.4 Lao động phổ thông 9.000 9.700 9.500 11.000 12.200 14.000 16.140
3.1 Đã qua đào tạo 59.800 71.300 86.000 96.000 109.800 126.300 131.050 3.2 Chưa qua đào tạo 9.000 9.700 9.500 11.000 12.200 14.000 30.350 Nguồn: Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Số liệu thống kê nguồn nhân lực của Thành phố cho thấy sự phát triển du lịch của thành phố đã tạo được nhiều việc làm xã hội, theo đó năm 2019 lao động trong ngành du lịch có tới trên 616.500 việc làm chiếm 13,1% số người trong độ tuổi lao động Tốc độ tăng trưởng lao động trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2013 - 2019 đạt 18,2%/năm cao hơn tốc độ tăng trưởng lao động trung bình của cả nước (8,2%/năm) và vùng Đông Nam Bộ (9,1%/năm)
Trong tổng số lao động trực tiếp, tỷ lệ trung bình lao động có trình độ từ cao đẳng đến sau đại học giai đoạn 2013 -
2019 là 40,2% Điều này chứng tỏ trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch của Thành phố
Hồ Chí Minh là khá cao Bên cạnh đó, tỷ lệ trung bình số lao động chưa được bồi dưỡng, đào tạo lại trong các năm giai đoạn
2013 - 2019 chỉ là 11,43% chứng tỏ Thành phố đã có quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng nghiệp vụ du lịch
Phân tích kết quả khảo sát
4.2.1 Phân tích mẫu khảo sát trong nghiên cứu chính thức
Trong nghiên cứu định lượng chính thức, tác giả cũng khảo sát hai nhóm đối tượng là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các đơn vị quản lý nhà nước liên quan đến du lịch Có tổng cộng 788 mẫu khảo sát được thu thập lại, mô tả thông tin mẫu khảo sát được mô tả trong bảng 4.3 Đối với doanh nghiệp:
- Về kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp: có 220 doanh nghiệp tham gia khảo sát hoạt động từ 1 năm đến 3 năm, chiếm tỷ lệ 35%; ngoài ra có 202 doanh nghiệp hoạt động từ 3 năm đến 5 năm (32,1%), còn lại 32,9% là các doanh nghiệp hoạt động trên 5 năm
- Về lĩnh vực hoạt động: 120 doanh nghiệp tham gia khảo sát hoạt động ở lĩnh vực tổ chức tour cũng như hoạt động trong lĩnh vực khách sạn (chiếm 19,1%); 20,3% doanh nghiệp đang hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh nhà hàng; 124 doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực vận chuyển, chiếm 19,7%; và 21,8% doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực địa điểm du lịch
- Về các yếu tố nhân khẩu học: có 308 giới tính nam tham gia trả lời, chiếm 49% Trong khi đó, giới tính nữ tham gia trả lời là 321, chiếm 51% Độ tuổi từ 22 tới 30 tham gia trả lời là 157 người, tương ứng với 25% Các độ tuổi từ
31 tới 40 và từ 41 tới 50 lần lượt có số người trả lời tương ứng là 151 người (24%) và 163 người (25,9%) Độ tuổi từ 50 trở lên có số người tham gia trả lời là 158 người, tương ứng với 25,1%
- Về vị trí trong doanh nghiệp: có 128 người là giám đốc tham gia trả lời, chiếm 20,3% Phó giám đốc là 170 người, chiếm 27% Các vị trí còn lại: trưởng phòng kinh doanh và trưởng phòng marketing lần lượt có số người trả lời tương ứng là 167 người (chiếm 26,6%) và 164 người (chiếm 26,1%)
- Về thu nhập cá nhân: dưới 20 triệu đồng có 206 người tham gia trả lời, tương ứng với 32,8% Từ 20 tới 30 triệu đồng có 209 người tham gia trả lời, chiếm 33,2% Và thu nhập trên 30 triệu đồng có 214 người, chiếm 34% Đối với đơn vị quản lý nhà nước:
- Về kinh nghiệm hoạt động: đơn vị quản lý nhà nước hoạt động từ 1 tới 3 năm có 51 đơn vị tham gia khảo sát, chiếm 32,1% Đơn vị hoạt động từ 3 tới 5 năm có 49 đơn vị tham gia khảo sát, chiếm 30,8% Đơn vị hoạt động trên
5 năm có 59 đơn vị tham gia khảo sát, tương ứng với 37,1%
- Về lĩnh vực hoạt động/phụ trách: số lượng đơn vị tham gia trả lời khảo sát nhiều nhất là đơn vị phụ trách hoạt động trong lĩnh vực về vận chuyển (29 đơn vị – chiếm 18,2%) Các đơn vị hoạt động liên quan tới hành chính/chính sách, du lịch và khách sạn/nhà hàng tham gia khảo sát với số lượng lần lượt tương ứng như sau: hành chính/chính sách (25 đơn vị – chiếm 15,7%); du lịch (26 đơn vị - chiếm 16,4%); khách sạn/nhà hàng (25 đơn vị - chiếm 15,7%)
Số lượng đơn vị tham gia trả lời khảo sát hoạt động trong lĩnh vực thương mại và văn hóa là bằng nhau (27 đơn vị - chiếm 17%)
- Về lĩnh vực nhân khẩu học: Có 79 giới tính nam (tương ứng 49,7%) và 80 giới tính nữ (tương ứng 50,3%) đại diện đơn vị quản lý nhà nước tham gia khảo sát Độ tuổi từ 25 tới 30 có số lượng 49 người (chiếm 30,8%) Độ tuổi từ 31 tới 40 và từ 41 tới 50 có số lượng người tham gia khảo sát tương ứng lần lượt là 32 người (chiếm 20,1%) và 33 người (chiếm 20,8%) Độ tuổi trên 50 có số lượng tham gia khảo sát là 45 người chiếm 28,3%
- Về vị trí trong đơn vị quản lý nhà nước: Giám đốc/Phó giám đốc Sở có 36 người tham gia khảo sát (chiếm 22,6%) Chủ tịch/Bí thư Quận/Huyện có 41 người tham gia khảo sát (chiếm 25,8%) Các vị trí Trưởng/Phó phòng ban và chuyên viên phụ trách có số lượng người tham gia trả lời khảo sát lần lượt là: 43 người (chiếm 27%) và 39 người (chiếm 24,5%)
Bảng 4.3 Thông tin nhân khẩu học trong khảo sát chính thức
Doanh nghiệp Đơn vị quản lý nhà nước
Tỷ lệ phần trăm Số lượng
Kinh nghiệm hoạt động 1 - 3 năm 220 35,0 1 - 3 năm 51 32,1
Lĩnh vực hoạt động/phụ trách Tổ chức tour 120 19,1 Hành chính/chính sách 25 15,7
Khách sạn 120 19,1 Khách sạn/nhà hàng 25 15,7
Vận chuyển 124 19,7 Vận chuyển 29 18,2 Địa điểm du lịch 137 21,8 Thương mại 27 17,0
Ví trí công việc Giám đốc 128 20,3 Giám đốc/Phó Giám đốc Sở 36 22,6
Trưởng phòng kinh doanh 167 26,6 Chủ tịch/Bí thư Quận/Huyện 41 25,8
Marketing 164 26,1 Trưởng/Phó phòng ban 43 27,0
Phó giám đốc 170 27,0 Chuyên viên phụ trách 39 24,5
Thu nhập/tháng (triệu đồng) < 20 206 32,8
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả 2023
4.2.2 Đánh giá mô hình đo lường
Mô hình nghiên cứu bao gồm 13 cấu trúc nghiên cứu gồm khai thác sản phẩm du lịch (KTSPDL); công tác xúc tiến, quảng bá (XTQB); hoạt động đầu tư (HĐĐT); nguồn nhân lực (NNL); đảm bảo môi trường (ĐBMT); an ninh, an toàn (ANAT); quản lý nhà nước (QLNN), sự phân cấp (CCĐT_PC), sự tự chủ (CCĐT_TC), vai trò dẫn dắt vùng (CCĐT_DDV), tăng trưởng kinh tế (TTKT), và phát triển du lịch (PTDL) Với mô hình này, chúng ta cần ước lượng mối quan hệ giữa biến nghiên cứu và các biến quan sát của nó (hệ số tải ngoài - outer loadings) Theo bảng 4.4, tất cả các chỉ số hệ số tải ngoài của các khái niệm KTSPDL, XTQB, HĐĐT, NNL, ĐBMT, ANAT, QLNN, CCĐT_PC, CCĐT_TC, CCĐT_DDV, TTKT, PTDL đều cao hơn giá trị cho phép là 0,708 Biến quan sát QLNN5 có độ tin cậy biến thấp nhất là 0,506 = 0,711 2 (hệ số tải ngoài 0,711), trong khi đó biến CCĐT_PC1 có độ tin cậy cao nhất là 0,8649 = 0,93 2 (hệ số tải ngoài là 0,93) Vì vậy, tất cả các biến quan sát đối với năm cấu trúc nghiên cứu phản ánh (reflective construct) đều lớn hơn giá trị tối thiểu cho phép đối với hệ số tải ngoài
21 Bảng 4.4 giá trị Hệ số tải ngoài, AVE, CR, CA
ANAT CCĐT_DDV CCĐT_PC CCĐT_TC HĐĐT KTSPD NNL PTDL QLNN TTKT XTQB ĐBMT
ANAT CCĐT_DDV CCĐT_PC CCĐT_TC HĐĐT KTSPD NNL PTDL QLNN TTKT XTQB ĐBMT
XTQB7 0,786 ĐBMT1 0,779 ĐBMT2 0,797 ĐBMT3 0,794 ĐBMT4 0,753 ĐBMT5 0,79 ĐBMT6 0,802 ĐBMT7 0,815 Độ tin cậy Cronbach's
Alpha (CA) 0,839 0,87 0,929 0,82 0,799 0,884 0,92 0,777 0,91 0,866 0,883 0,9 Độ tin cậy tổng hợp
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
23 Độ tin cậy nhất quán nội tại các biến nghiên cứu tiềm ẩn được đánh giá thông quan hệ số tin cậy tổng hợp (CR) Bảng 4.4 cho thấy tất cả các giá trị CR của các cấu trúc nghiên cứu đều lớn hơn 0,7 Từ đó, ta kết luận các biến nghiên cứu tiềm ẩn đều đạt độ tin cậy nhất quán nội bộ Cùng với đó, các giá trị phương sai trích AVE của các biến nghiên cứu đều lớn hơn 0,5 Vì vậy, 13 cấu trúc nghiên cứu đều đạt độ hội tụ cao
Nghiên cứu sẽ kiểm tra giá trị phân biệt giữa các biến quan sát trong nghiên cứu Theo bảng 4.5 đã chỉ ra giá trị HTMT cho tất cả các cặp cấu trúc nghiên cứu trong một ma trận thấy, tất cả các giá trị HTMT đều nhỏ hơn nhiều so với ngưỡng 0,85
T_PC CCĐ T_TC HĐ ĐT KT SP
43 Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
4.2.3 Đánh giá mô hình cấu trúc tuyến tính Đầu tiên, nghiên cứu sẽ đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến Theo bảng 4.6, ta có các giá trị phóng đại phương sai (VIF) của tất cả các biến nội sinh (thể hiện trên cột) và các biến ngoại sinh tương ứng (thể hiện trên hàng) Cụ thể, nghiên cứu sẽ đánh giá mối quan hệ giữa 13 cấu trúc nghiên cứu bao gồm KTSPDL, XTQB, HĐĐT, NNL, ĐBMT, ANAT, QLNN, CCĐT_PC, CCĐT_TC, CCĐT_DDV, TTKT, PTDL Theo kết quả nghiên cứu, các giá trị VIF đều nhỏ hơn 5, vì vậy cộng tuyến giữa các biến nghiên cứu dự báo không xảy ra trong mô hình nghiên cứu
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
LUẬN
Thảo luận
Khai thác sản phẩm du lịch có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế đặc thù Điều này có thể được thảo luận từ nhiều khía cạnh khác nhau Khai thác sản phẩm du lịch đa dạng sẽ giúp Thành phố Hồ Chí Minh thu hút nhiều đối tượng du khách khác nhau (Vu, Tran, Nguyen, & Nguyen, 2020) Điều này có thể bao gồm du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm, du lịch đô thị và nhiều hơn nữa (Nguyễn Trọng Nhân, Huỳnh Văn Đà, & Phan Việt Đua, 2020) Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch sẽ tạo ra những trải nghiệm mới mẻ cho du khách và tăng cường sự hấp dẫn của Thành phố Hồ Chí Minh Thứ hai, để khai thác sản phẩm du lịch hiệu quả, việc nâng cao hạ tầng du lịch là rất quan trọng Cơ sở hạ tầng bao gồm các sân bay, cảng biển, đường bộ, khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí và các điểm đến du lịch khác Đầu tư vào hạ tầng du lịch giúp thu hút du khách, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch và cung cấp dịch vụ chất lượng cho khách hàng Đồng thời, sản phẩm du lịch phát triển sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương Công việc liên quan đến dịch vụ du lịch như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn, nhân viên nhà hàng, lái xe taxi và nhân viên bán hàng có thể mang lại thu nhập ổn định cho người lao động Điều này đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và tăng cường chất lượng cuộc sống của người dân Khai thác sản phẩm du lịch có thể tạo ra một môi trường giao lưu văn hóa giữa du khách và người dân địa phương Du khách có cơ hội trải nghiệm văn hóa, lịch sử, ẩm thực và phong cảnh đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh Điều này không chỉ tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho du khách mà còn giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết văn hóa của cộng đồng địa phương
Công tác xúc tiến và quảng bá du lịch có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế đặc thù Tăng cường nhận diện thương hiệu: Công tác quảng bá giúp xây dựng hình ảnh và thương hiệu độc đáo cho Thành phố Hồ Chí Minh Khi công tác này được thực hiện một cách hiệu quả, du lịch TP.HCM sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn và nổi tiếng, thu hút sự chú ý của khách du lịch cả trong và ngoài nước (Bùi Trọng Tiến Bảo & Quyền Đình Hà, 2019) Nhận diện thương hiệu mạnh mẽ tạo điểm nhấn cho thành phố và tăng khả năng cạnh tranh với các địa điểm du lịch khác (Seetanah & Sannassee, 2015) Công tác xúc tiến và quảng bá đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh Qua việc thông tin và quảng bá các điểm đến, sản phẩm du lịch và trải nghiệm hấp dẫn, thành phố có thể tăng cường sự quan tâm của khách du lịch và tăng lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ ngơi và chi tiêu tại thành phố Điều này tạo ra nguồn lưu thông tài chính đáng kể và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố Sự phát triển du lịch đem lại nhiều cơ hội kinh doanh và việc làm cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh Khi lượng khách du lịch tăng, các doanh nghiệp du lịch cũng phát triển, từ khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch cho đến các dịch vụ hỗ trợ khác Điều này giúp tạo ra thu nhập cho các doanh nghiệp và cung cấp việc làm cho người dân địa phương
Hoạt động đầu tư có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế đặc thù đã được nghiên cứu và so sánh với các nghiên cứu khác Trong lĩnh vực du lịch, hoạt động đầu tư được xem là một yếu tố quan trọng để tăng cường sự phát triển Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc đầu tư vào hạ tầng du lịch, như xây dựng sân bay, cải thiện giao thông, nâng cao chất lượng khách sạn và cơ sở vui chơi giải trí, đóng góp quan trọng vào thu hút khách du lịch và tăng lượng khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh So với các nghiên cứu khác, kết quả cho thấy rằng hoạt động đầu tư trong du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế đặc thù đạt được hiệu quả tích cực (Rosentraub & Joo, 2009) Các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của hoạt động đầu tư và tác động của nó đến sự phát triển du lịch (Koh & Lee, 2020) Tuy nhiên, với cơ chế đặc thù của
28 Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động đầu tư có thể tập trung vào các lĩnh vực du lịch đặc trưng như di sản văn hóa, lễ hội, ẩm thực và kiến trúc Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng hoạt động đầu tư trong du lịch có thể tạo thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Điều này đồng nghĩa với việc việc đầu tư không chỉ tạo ra lợi ích ngắn hạn mà còn góp phần vào sự phát triển kéo dài, bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự hài hòa giữa du lịch và phát triển kinh tế-xã hội Tổng quan, kết quả nghiên cứu so sánh đã chỉ ra rằng hoạt động đầu tư ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế đặc thù Các nghiên cứu đã chứng minh tầm quan trọng của hoạt động đầu tư và hiệu quả của nó đối với sự phát triển du lịch Tuy nhiên, trong cơ chế đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh, việc đầu tư có thể tập trung vào các lĩnh vực đặc trưng và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành du lịch
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế đặc thù Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối quan hệ tương quan giữa sự phát triển du lịch và chất lượng nguồn nhân lực trong ngành (Zhang & Wu, 2004) Khi có nguồn nhân lực chất lượng, với trình độ chuyên môn, kỹ năng và lòng nhiệt tình, ngành du lịch có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao, tạo ra trải nghiệm tốt cho khách du lịch và thu hút sự quan tâm và lòng tin tưởng của họ (Nguyễn Phước Hoàng, 2020) So với các nghiên cứu khác, kết quả cho thấy rằng nguồn nhân lực ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế đặc thù Các nghiên cứu khác cũng đã đưa ra những kết quả tương tự, nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực trong du lịch Tuy nhiên, với cơ chế đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nhân lực có thể cần được đào tạo và nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu của ngành du lịch phát triển nhanh chóng Điều này có thể đòi hỏi việc cung cấp các chương trình đào tạo chuyên sâu và tăng cường việc hỗ trợ và khuyến khích người lao động trong ngành du lịch Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng có một mối liên kết giữa nguồn nhân lực chất lượng và sự phát triển bền vững của du lịch Việc có nguồn nhân lực có trình độ cao, sáng tạo và có tinh thần sáng tạo có thể giúp ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phát triển theo hướng bền vững và nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và văn hóa địa phương
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng môi trường là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển du lịch Môi trường bao gồm cả môi trường tự nhiên (như cảnh quan, đặc điểm địa hình) và môi trường xã hội (như văn hóa, lịch sử, an ninh) Đảm bảo môi trường du lịch lành mạnh và bền vững có thể thu hút sự quan tâm và lòng tin của khách du lịch, tạo ra trải nghiệm tích cực và tăng cường hình ảnh đích đến du lịch (Domínguez-Gómez & González-Gómez, 2017; Donaldson & Preston, 1995) So với các nghiên cứu khác, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đảm bảo môi trường ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế đặc thù Các nghiên cứu khác cũng đã đưa ra những kết quả tương tự, nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường du lịch trong sự phát triển Tuy nhiên, với cơ chế đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh, việc đảm bảo môi trường du lịch không chỉ liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên, mà còn bao gồm việc bảo vệ và thúc đẩy giá trị văn hóa và lịch sử địa phương Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự đảm bảo môi trường du lịch có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Việc duy trì môi trường lành mạnh và bền vững giúp đảm bảo rằng du lịch có thể phát triển trong tương lai mà không gây hại đến tài nguyên và môi trường Điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo du lịch đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và cộng đồng địa phương
So với các nghiên cứu khác, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng an ninh và an toàn ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế đặc thù Các nghiên cứu khác cũng đã đưa ra những kết quả tương tự, nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh và an toàn trong du lịch (He, Cai, & Shi, 2023; Mawby & Vakhitova, 2022) Tuy
29 nhiên, với cơ chế đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh, việc đảm bảo an ninh và an toàn không chỉ liên quan đến việc duy trì trật tự công cộng, mà còn bao gồm việc đảm bảo an toàn về lễ hội, sự kiện và các hoạt động du lịch khác Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc đảm bảo an ninh và an toàn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Khi du khách cảm thấy an toàn và yên tâm, họ sẽ dễ dàng hài lòng với trải nghiệm du lịch và có xu hướng quay trở lại đích đến Điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo an ninh và an toàn góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của ngành du lịch, tạo lợi ích kinh tế và đem lại sự ổn định cho Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch Sự can thiệp và điều chỉnh của chính phủ và các cơ quan quản lý có thể tạo ra một môi trường ổn định, phát triển và hấp dẫn cho du lịch (Voznyak, Panukhnyk, Khymych, & Popadynets, 2019) Quản lý nhà nước cung cấp các chính sách hỗ trợ, quy định và quyền hạn để định hướng và điều phối hoạt động du lịch, từ việc quản lý hạ tầng du lịch, đầu tư, quảng bá, đến việc bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh du lịch (Wang, Zhang, & Qiu, 2022) So với các nghiên cứu khác, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quản lý nhà nước ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong cơ chế đặc thù Các nghiên cứu khác cũng đã đưa ra những kết quả tương tự, nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò của chính phủ và cơ quan quản lý trong du lịch Tuy nhiên, với cơ chế đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh, quản lý nhà nước có thể phải tập trung vào việc thúc đẩy sự đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch, và xây dựng một môi trường thích hợp để du lịch phát triển trong sự cạnh tranh quốc tế Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng quản lý nhà nước có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống quy định và kiểm soát hiệu quả để bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành du lịch Quản lý nhà nước có thể đảm bảo việc quản lý và sử dụng hợp lý các điểm đến du lịch, bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên, và thúc đẩy việc bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển du lịch
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân cấp trong cơ chế đặc thù có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và phát triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh Việc phân cấp có thể hiểu là sự chia sẻ quyền lực và trách nhiệm giữa các cấp quản lý và các đơn vị địa phương Sự phân cấp có thể mang lại nhiều lợi ích cho tăng trưởng kinh tế và phát triển du lịch Trước tiên, sự phân cấp cho phép các đơn vị địa phương có khả năng định hướng, quyết định và triển khai các chính sách và biện pháp phát triển du lịch phù hợp với đặc thù của vùng, đồng thời tận dụng và phát huy các nguồn lực địa phương một cách hiệu quả (Andrews, Boyne, Law, & Walker, 2009) Điều này giúp tăng khả năng ứng phó với biến đổi và đa dạng hóa nguồn lực kinh tế để thúc đẩy phát triển du lịch Ngoài ra, sự phân cấp cũng thúc đẩy sự tương tác và hợp tác giữa các đơn vị địa phương và các cấp quản lý trên Việc có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên có thể tạo ra môi trường thuận lợi để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tài nguyên, từ đó tăng cường khả năng ứng phó với thách thức và cơ hội trong ngành du lịch Sự phân cấp cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới và sáng tạo trong phát triển du lịch (Yüksel, Bramwell, & Yüksel, 2005) Các đơn vị địa phương có thể nhanh chóng đáp ứng và thích nghi với các xu hướng mới, thị trường mới và yêu cầu của khách du lịch, tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn trong sản phẩm và dịch vụ du lịch Tuy nhiên, để đảm bảo rằng sự phân cấp mang lại kết quả tích cực, cần có sự điều chỉnh và quản lý chặt chẽ (Candela, Mussoni, & Patuelli, 2015) Các cấp quản lý cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi đơn vị địa phương để đảm bảo sự cân đối và hiệu quả
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tự chủ trong cơ chế đặc thù có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và phát triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh Sự tự chủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển du lịch từ nhiều khía cạnh (Nyaupane & Timothy, 2010) Đầu tiên, sự tự chủ cho phép các đơn vị địa phương tham gia chủ động trong quá trình quyết định và triển khai các chính sách, biện pháp và
30 chiến lược phát triển du lịch (Ngo, Jaynes, Cochran, & Piquero, 2022) Điều này giúp đảm bảo rằng các quyết định được đưa ra phù hợp với đặc thù vùng, các tiềm năng và nguồn lực địa phương, từ đó tăng khả năng hiệu quả và thành công của các hoạt động du lịch Sự tự chủ cũng thúc đẩy sự tham gia của các cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch Bằng cách tạo điều kiện cho sự tham gia, các cộng đồng có thể đóng góp ý kiến, ý tưởng và nguồn lực của họ vào quá trình phát triển du lịch Điều này có thể tạo ra một sự tương tác tích cực giữa du khách và cộng đồng địa phương, đồng thời tạo ra sự đồng lòng và ủng hộ cho các hoạt động du lịch Ngoài ra, sự tự chủ còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới và sáng tạo trong phát triển du lịch Các đơn vị địa phương có thể phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch sáng tạo và độc đáo, phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách du lịch Điều này giúp nâng cao sự cạnh tranh của địa phương và thu hút thêm du khách, góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển du lịch
Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò dẫn dắt vùng trong cơ chế đặc thù có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và phát triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh Vai trò dẫn dắt vùng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển du lịch Đầu tiên, vai trò dẫn dắt vùng giúp xác định và định hình chiến lược phát triển du lịch dựa trên những ưu thế và đặc điểm địa phương Việc có một chiến lược phát triển du lịch chung cho vùng đảm bảo sự phù hợp và tương thích giữa các hoạt động du lịch của các đơn vị địa phương, tạo ra sự đồng bộ và tăng cường hiệu quả của các hoạt động này (Faggian, Partridge, & Malecki, 2017) Thứ hai, vai trò dẫn dắt vùng tạo điều kiện cho sự hợp tác và liên kết giữa các đơn vị địa phương trong vùng Bằng cách tạo ra một môi trường hỗ trợ và khuyến khích sự hợp tác, các đơn vị địa phương có thể chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm và kiến thức để đạt được lợi ích chung (Valente, Dredge, & Lohmann, 2015) Việc có sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị địa phương tạo ra một vùng du lịch mạnh mẽ và hấp dẫn, thu hút du khách và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thứ ba, vai trò dẫn dắt vùng cung cấp một bối cảnh phù hợp cho sự phát triển bền vững của du lịch (Calero & Turner, 2020) Bằng cách xác định các tiêu chí và chuẩn mực bền vững, vai trò dẫn dắt vùng đảm bảo rằng các hoạt động du lịch được thực hiện một cách có trách nhiệm và bảo vệ nguồn lực và môi trường Điều này làm tăng lòng tin của du khách và giúp du lịch phát triển lâu dài và bền vững
Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh Đây là một mối quan hệ tương quan mạnh mẽ giữa hai yếu tố này Đầu tiên, tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch bằng cách tăng sức mua của người dân và tạo ra thu nhập cao hơn (Calero & Turner, 2020) Khi người dân có thu nhập gia tăng, họ có thể dễ dàng tiêu tiền cho các hoạt động du lịch như đi du lịch, ăn uống và mua sắm Điều này tạo ra nhu cầu du lịch trong nước và thu hút du khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh Thứ hai, tăng trưởng kinh tế cũng cung cấp nguồn lực và đầu tư cần thiết cho việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch Nhờ vào việc có nền kinh tế phát triển, Thành phố
Hồ Chí Minh có khả năng đầu tư vào các dự án phát triển hạ tầng du lịch như cải thiện đường giao thông, xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí và cải thiện các dịch vụ hỗ trợ du lịch khác (León-Gómez, Ruiz-Palomo, Fernández-Gámez, & García-Revilla, 2021) Cơ sở hạ tầng tốt và chất lượng cao là một yếu tố quan trọng để thu hút du khách và đảm bảo trải nghiệm du lịch tốt Thứ ba, tăng trưởng kinh tế góp phần vào sự đa dạng hóa và phát triển của ngành du lịch Với một nền kinh tế phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh có thể phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch đa dạng và phong phú, từ du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm đến du lịch đô thị và du lịch sinh thái Điều này thu hút sự quan tâm của đa dạng khách du lịch và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố Hồ Chí Minh trong ngành du lịch.
Giải pháp
5.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách
- Rà soát, điều chỉnh và ban hành các cơ chế chính sách đặc thù, chú trọng chính sách ưu đãi và tạo thuận lợi nhất về giải phóng mặt bằng, tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi dài hạn, để thu hút đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù; chính sách để tạo nguồn lực tài chính dựa trên nguồn thu từ du lịch để tái đầu tư cho du lịch trong đó kinh phí từ chính sách này sẽ ưu tiên dành cho các hoạt động: bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, bảo vệ môi trường du lịch (bao gồm cả đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trong hoạt động du lịch)
- Rà soát, điều chỉnh các quy định hành chính theo hướng giảm thiểu các thủ tục, tạo điều kiện thông thoáng và nhanh nhất cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách ưu tiên và hỗ trợ cộng đồng dân cư tự đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch ở quy mô nhỏ và trung bình theo quy hoạch và định hướng chung của thành phố
- Tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đào tạo du lịch, hướng tới việc áp dụng các tiêu chuẩn năng lực nghề du lịch quốc gia và trong khu vực, đảm bảo yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ lao động du lịch cho phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới
- Có cơ chế, chính sách thu hút nhân tài/nguồn nhân lực chất lượng cao là các nhà quản lí, hoạch định chiến lược, giáo viên, các nghệ nhân và lao động có trình độ tay nghề cao đến làm việc tại thành phố và người địa phương tham gia phát triển du lịch
- Có chính sách khuyến khích các tổ chức, cộng đồng, doanh nghiệp tham gia thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Thành phố tại các thị trường trong nước và nước ngoài
- Lồng ghép chính sách về bình đẳng giới và công bằng xã hội trong các chính sách phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
5.2.2 Giải pháp về tổ chức và quản lý
- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ thành phố đến cấp quận, huyện theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý du lịch Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch, Phòng Văn hóa - Thông tin Thành phố Thủ Đức và 21 quận, huyện để tăng cường hiệu quả trong quản lý nhằm đảm bảo là cầu nối giữa doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước
- Bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế về quản lý hoạt động du lịch; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (trong hoạt động lưu trú, lữ hành, hướng dẫn viên…), tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch
- Khẩn trương triển khai ứng dụng công nghệ số trong hoạt động quản lý du lịch, bao gồm cả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm đảm bảo tính đồng bộ về số liệu, hỗ trợ có hiệu quả hoạt động liên ngành trong du lịch và hạn chế thấp nhất thất thu thuế trong lĩnh vực du lịch
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp trong tổ chức triển khai, quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố
5.2.3 Giải pháp về kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch
- Nâng cao trình độ, hiểu biết về quản lý chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống kiểm định, công nhận chất lượng; phát triển, tôn vinh thương hiệu, thúc đẩy nhượng quyền thương hiệu
- Thống nhất hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Đẩy mạnh việc áp dụng tiêu chuẩn Bông Sen Xanh (cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững) và Tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố như một bước đột phá về việc
32 nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường
- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm du lịch Tổ chức các kênh thông tin để du khách có thể phản ánh về chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch khi đến tham quan du lịch trên địa bàn thành phố để kịp thời giải quyết, xử lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho du khách và chấn chỉnh chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch liên quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch về quản lý, khai thác và quản lý chất lượng sản phẩm du lịch và các dịch vụ du lịch liên quan, chú trọng đối với sản phẩm du lịch đặc thù tại các điểm đến, đặc biệt trên các địa bàn trọng điểm du lịch của thành phố
- Triển khai có hiệu quả quy định của Luật Du lịch về các tiêu chí đạt chuẩn phục vụ khách du lịch và tiến tới Chương trình tổng thể về quản lý chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch đi kèm với chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các đơn vị triển khai
5.2.4 Giải pháp về đảm bảo môi trường du lịch