1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ thực trạng áp lực đồng trang lứa của giới trẻ hiện nay

18 24 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Áp Lực Đồng Trang Lứa Của Giới Trẻ Hiện Nay
Tác giả Bùi Ngọc Xuân Hoa, Hoàng Bảo Lộc, Trần Đức Trung
Người hướng dẫn Th.S Phạm Thị Thùy Trang
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Luật, ĐHQG TP.HCM
Chuyên ngành Xã Hội Học Đại Cương
Thể loại Tiểu Luận Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2013
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Ở lứa tuổi thanhthiếu niên, giới trẻ có xu hướng gặp mặt và tiếp xúc nhiều hơn với các bạn cùng tranglứa, những người mà có tác động đến suy nghĩ của giới trẻ lớn nhiều hơn so với giađìn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT, ĐHQG TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

THỰC TRẠNG ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA

CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY

MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

GIẢNG VIÊN: Th.S PHẠM THỊ THÙY TRANG

LỚP: K22410

NHÓM THỰC HIỆN:

Tháng 01 năm 2013

trưởng)

Trang 2

MỤC LỤC

Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG 3

I Lý do chọn đề tài 3

II Mục tiêu 4

III Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

Phần 2: NỘI DUNG CHÍNH 4

I “ Áp lực đồng trang lứa” và biểu hiện của “ Áp lực đồng trang lứa” 4

1 Khái niệm 4

2 Biểu hiện 5

II Nguyên nhân 6

1 Hoàn cảnh gia đình 6

2 Mạng xã hội 6

3 Sự so sánh xã hội 7

4 Khao khát hòa nhập với tập thể 7

III Tác động 8

IV Giải pháp 10

1 Đối với cá nhân 10

2 Gia đình, nhà trường 12

3 Xã hội 13

Phần 3: KẾT LUẬN 13

Phần 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG

I Lý do chọn đề tài

Áp lực đồng trang lứa ( Peer Pressure) - hội chứng tâm lý vô cùng phổ biến ở giới trẻ hiện nay, có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và hành vi của mỗi người Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, giới trẻ có xu hướng gặp mặt và tiếp xúc nhiều hơn với các bạn cùng trang lứa, những người mà có tác động đến suy nghĩ của giới trẻ lớn nhiều hơn so với gia đình, đặc biệt trong việc lựa chọn và nâng cao giá trị bản thân (Uslu, 2013) Đồng thời, với sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet, các bạn trẻ có thể kết nối với toàn thế giới, kết bạn khắp năm châu

Từ đó, trước áp lực từ thành công và tài năng từ bạn bè, các cá nhân như bị thúc đẩy phải liên tục cố gắng, nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng và hoàn thiện bản thân Thứ áp lực vô hình này là động lực để các bạn trẻ phát triển, chứng minh rằng mình không thua kém những người khác Tuy nhiên, áp lực đồng trang lứa cũng có thể gây

ra rất nhiều hệ quả tiêu cực, cụ thể là ở tuổi vị thành niên, các cá nhân chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như vốn sống, rất dễ ăn chơi đua đòi, sa vào các tệ nạn xã hội nhằm thể hiện mình là người lớn Họ thích hưởng thụ hơn là học tập và làm việc, điều này tạo ra hệ lụy rất lớn đến thanh thiếu niên nói riêng và xã hội nói chung Cũng giống như con dao 2 lưỡi, áp lực đồng trang lứa cũng có 2 mặt của nó Con người ta có thể vì

áp lực mà phấn đấu trở nên mạnh mẽ và thành đạt, nhưng cũng có thể vì chúng mà bi quan, lo âu Do đó, giới trẻ cần phải “định hướng” lại áp lực này đúng cách

Với mong muốn tìm hiểu và giúp người trẻ có thêm nhiều kiến thức về áp lực đồng trang lứa, đồng thời, nhận thức rõ những tác động mà Peer Pressure gây ra và phần nào tìm ra cách giải quyết khi mắc phải, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng áp lực đồng trang lứa của giới trẻ hiện nay”

Trang 4

II Mục tiêu

Làm rõ những vấn đề sau:

 Khái niệm về áp lực đồng trang lứa

 Biểu hiện của áp lực đồng trang lứa đến giới trẻ

 Tác động của áp lực đồng trang lứa đến giới trẻ

 Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp cho áp lực đồng trang lứa

III Đối tượng và khách thể nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Áp lực đồng trang lứa

 Khách thể nghiên cứu: Giới trẻ

Phần 2: NỘI DUNG CHÍNH

I “ Áp lực đồng trang lứa” và biểu hiện của “ Áp lực đồng trang lứa”

1 Khái niệm

Peer Pressure còn được gọi là áp lực đồng trang lứa Peer Pressure hiểu đơn giản là một áp lực vô hình mà mỗi cá nhân tự cảm nhận được khi nhìn vào những thành công, tài năng, hạnh phúc của những người đồng niên Tác động của những người bạn đồng trang lứa này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của các cá nhân, khiến họ tự ti, lo âu Ngoài ra, theo trang vietcetera.com, peer pressure cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn là “khi cá nhân chịu ảnh hưởng của những người thuộc cùng một nhóm xã hội (cùng độ tuổi, cùng lớp, cùng công ty, lĩnh vực chuyên môn, ) và phải thay đổi thái

độ, giá trị hoặc hành vi của họ để phù hợp với các chuẩn mực của nhóm.” Loại áp lực này được nhắc tới nhiều nhất giới trẻ bởi sự thiếu hụt kinh nghiệm sống Hơn nữa, ở lứa tuổi này, các bạn trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển về tâm sinh lí, nhận thức, điều này càng khiến họ dễ bị ảnh hưởng hơn bởi peer pressure

Trang 5

Từ những nghiên cứu trên, nhóm rút ra khái niệm đơn giản về áp lực đồng trang lứa (Peer pressure) là tình trạng những ảnh hưởng từ bạn bè đồng trang lứa gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho một người bị chi phối về mặt tâm lý, suy nghĩ và hành vi

Các loại áp lực đồng trang lứa:

 Positive peer pressure ( Áp lực tích cực): loại áp lực này đến từ những ảnh

hưởng của những người đồng trang lứa mang tính chất hỗ trợ và khuyến khích cá nhân phát triển (ví dụ: rủ nhau chăm chỉ học để dành học bổng, tiết kiệm tiền, sống có kế hoạch, )

 Negative peer pressure ( Áp lực tiêu cực): loại áp lực đến từ những ảnh

hưởng xấu của những người đồng trang lứa đến cá nhân làm cho cá nhân làm những điều nguy hiểm, gây hại cho bản thân và người khác ( ví dụ: rủ bạn hút thuốc, tiêm chích ma túy…)

2 Biểu hiện

“Mày đã tham gia câu lạc bộ nào chưa, tao nghe bảo tham gia câu lạc bộ được nhiều lợi ích lắm, tao tham gia vào câu lạc bộ abcxyz rồi nè.”

“Cháu đi làm được bao nhiêu 1 tháng, con cô thì xxx triệu.”

Đây chắc hẳn là số ít trong muôn vàn câu hỏi mà các bạn trẻ nhận được thường xuyên Khi nhận được những câu hỏi này, đa phần các bạn sẽ vui, sẽ chúc mừng cho họ, và đôi chút ngưỡng mộ họ Tuy nhiên, các bạn nhận ra rằng trong khi các bạn đồng trang lứa đã luôn bước đi, đã gặt hái được những thành tựu, trở thành ông này bà nọ với mức lương hàng nghìn USD 1 năm Còn bản thân thì vẫn loay hoay tìm cách buộc dây giày, vẫn giậm chân tại chỗ, chưa đạt được thành tựu gì cả Những suy nghĩ mặc cảm, tự ti dần xâm chiếm họ, những người trẻ sẽ luôn:

 Căng thẳng, stress về sự thành công

 Bị mọi người coi thường, thiếu tự tin vào bản thân

Trang 6

 Muốn thể hiện bản thân để chứng tỏ rằng mình không hề thua kém những người xung quanh

 Thấy tệ khi không làm được những việc mà người khác làm được, cảm thấy thua kém bạn bè, sợ tương lai bị mọi người vượt xa, bỏ lại phía sau

 Ghen tị trước sự thành công của bạn bè và những người xung quanh, cảm thấy xung quanh toàn người giỏi

 Có tâm lý so sánh mình với phiên bản tốt nhất, hoàn hảo nhất của người khác

 Sợ bị hỏi về học tập, công việc, lương bổng,…

Với một người đang bị áp lực đồng trang lứa, ngoài tự so sánh với bản thân, có 3 dấu hiệu khác dễ nhận ra (theo thạc sĩ tâm lý Bình An):

Thứ nhất, hay nói về những điều mình đang khao khát, mong muốn sở hữu

những thứ mình không có/ chưa có của người khác như sắc đẹp, nhà cửa, chức vụ,…

Thứ hai, cố gắng làm theo chuẩn mực, xu thế của một đội nhóm mà bản thân

không mong muốn như mặc những bộ đồ theo thời trang, hút thuốc lá điện tử

Thứ ba, là tự ti, không hài lòng với bản thân và những gì bản thân đang có

như mức lương, công việc hiện tại, trạng thái tâm lí ra sao?

II Nguyên nhân

Áp lực đồng trang lứa có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân từ bên ngoài lẫn nguyên nhân đến từ bên trong Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như sau:

1 Hoàn cảnh gia đình

Trên thực tế, những đứa trẻ sống trong môi trường khó khăn thường

dễ bị áp lực đồng trang lứa hơn những đứa trẻ khác Bởi phải sống trong gia đình không đầy đủ về điều kiện vật chất nên trẻ sẽ bị hạn chế về nhiều mặt Từ những nhu cầu thiết yếu đến các điều kiện để phát triển bản thân Hơn hết, trẻ ở giai đoạn dậy thì và thanh thiếu niên lại có thói quen so sánh bản thân với người khác Những đứa trẻ

Trang 7

sẽ cảm thấy tự ti, xấu hổ và ngại ngùng khi thấy bạn bè có điều kiện sinh hoạt tốt hơn mình Từ đó, trẻ sẽ giới hạn bản thân mình lại và từ chối các cuộc vui chơi vì sợ bị cô lập

2 Mạng xã hội

Với sự phát triển của khoa học – công nghệ và sự bùng nổ của Internet, ngày nay chúng ta thường dành ra vài giờ đồng hồ mỗi ngày để truy cập vào các trang mạng xã hội Bên cạnh được tiếp thu những kiến thức bổ ích, cập nhật thông tin về mọi mặt của

xã hội, lại có nhiều thông tin mang tính chất so sánh “độc hại” vô tình gây ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta Chẳng hạn, vào một buổi sáng cuối tuần, bạn thức dậy và vẫn như mọi ngày, bạn vào lướt newsfeed để nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhất Bỗng nhiên, bạn thấy nhỏ bạn chung lớp vừa cập nhật trạng thái với dòng chữ

“Bắt đầu làm việc tại công ty A” Bạn rơi vào trầm tư vì bản thân mình còn đang loay hoay chưa tìm được một vị trí thực tập để kịp hoàn thành học kỳ doanh nghiệp Nghiên cứu của Bùi Xuân Nhật và cộng sự (2021), cho thấy tương tác trên mạng xã hội đã phần nào gây nên áp lực đồng trang lứa Phần lớn người được hỏi đều cho rằng mình bị áp lực bởi các yếu tố như: thành tích học tập (51,6%), nhan sắc ngoại hình (46%), đời sống xã hội (37,1%), lượt theo dõi, tương tác (20,2%),… Tuy nhiên, có một phần nhỏ (2,4%) cho rằng mình không chịu áp lực gì từ mạng

3 Sự so sánh xã hội

Sự so sánh xã hội là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến áp lực đồng trang lứa ở giới trẻ Việt Nam Bởi chúng ta được sinh ra trong nền văn hóa Á Đông, coi trọng sự phụ thuộc qua lại giữa con người với nhau và tầm quan trọng của tập thể Từ nhỏ, chúng ta đã bị so sánh với “ con nhà người ta”, từ việc “ nhìn con người ta ăn giỏi chưa kìa”, đến “ con bác hàng xóm học giỏi lắm, sao con học tệ thế” Chúng ta đã được nuôi dạy và lớn lên cùng danh xưng “ con nhà người ta” đó” Nghe thì vui đấy, nhưng hình tượng “con nhà người ta” đã đem lại bao nhiêu sự tổn thương lẫn áp lực cho giới trẻ Dù chẳng hề quen biết, nhưng chúng ta luôn bị so sánh với họ “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, dù sống trong những môi trường khác nhau, nhưng bao giờ cũng tồn tại những tiêu chí “con nhà người ta” để đem ra đánh giá sự thành công của bạn Bị so sánh càng nhiều, chúng ta càng dễ rơi vào áp lực khi bản thân mình thua

Trang 8

kém người khác, chẳng thể theo kịp sự thăng tiến của họ và không đáp ứng được kỳ vọng của những người xung quanh

4 Khao khát hòa nhập với tập thể

Đây cũng là một trong những lí do tạo ra áp lực đồng trang lứa Khao khát trở thành một phần của cộng đồng đã có từ khi con người chúng ta mới hình thành và nó càng phát triển hơn trong xã hội hiện đại Điều này, sẽ giúp chúng ta điều chỉnh suy nghĩ, thái độ và hành vi của mình cho phù hợp với nhóm mà chúng ta muốn tham gia

5 Nhu cầu ngày càng tăng cao

Ở thời đại ngày nay, xã hội luôn không ngừng phát triển Từ đó, nhu cầu của con người cũng tăng cao theo thời gian Con người luôn đòi hỏi những nhu cầu cao hơn khi đã được những nhu cầu cơ bản Trong

hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow, thế hệ chúng ta đã đạt được

ba nhu cầu cơ bản nhất, là:

Thứ nhất, nhu cầu sinh lý bao gồm: hơi thở, thức ăn, nước

uống, quần áo, nơi ở

Thứ hai, nhu cầu đảm bảo an toàn như: an toàn về sức khỏe,

tài chính, tính mạng,…

Thứ ba, nhu cầu xã hội như: tình bạn, sự thân mật, muốn có

một gia đình hạnh phúc

Tuy nhiên hiện nay, con người cần thêm rất nhiều nhu cầu khác Chẳng hạn như nhu cầu cần được tôn trọng và nhu cầu khẳng định bản thân:

 Cần có cảm giác được tôn trọng và tin tưởng

 Muốn được sáng tạo, thể hiện tài năng và bản thân, mong muốn sự công nhận và ngưỡng mộ từ người khác

Khi nhìn thấy những cá nhân ưu tú trong xã hội được mọi người quan tâm và ngưỡng mộ thì bản thân mỗi người cũng hình thành nhu cầu tương tự Trong một vài trường hợp, điều này sẽ có ảnh hưởng tích

Trang 9

cực đến chúng ta Tuy nhiên, một số khác lại cảm thấy áp lực vì mong muốn trên

III Tác động

Áp lực đồng trang lứa thường được cho là tiêu cực, nhưng trên thực

tế, không phải lúc nào nó cũng mang lại tác động xấu Peer pressure vẫn có nhiều tác động tích cực mà có thể chúng ta đã chưa nhận ra,

một số tác động tích cực mà áp lực từ bạn bè mang đến có thể kể đến như sau:

Lời khuyên: khi thử những điều mới hay khám phá những ý

tưởng mới, bạn bè sẽ là sự hỗ trợ tuyệt vời, họ sẽ cho chúng

ta lời khuyên, sự giúp đỡ và cả giúp chúng ta vượt qua những vấn đề khó khăn

Sự khuyến khích: các bạn đồng trang lứa có thể thúc đẩy

nhau làm những điều có ích và mới mẻ, như thử sức cho đội văn nghệ, câu lạc bộ thể thao hay những trò chơi ở trường

Tình bạn và sự hỗ trợ: những người bạn tốt sẽ luôn bên

cạnh và chấp nhận con người của bạn, giúp bạn nâng cao lòng tự trọng

Nêu gương tốt: bạn bè đồng trang lứa có thể giúp nhau trở

thành những người tốt hơn Những người bạn tốt, sẽ tỏ ra cau có và khó chịu trước hành vi tiêu cực mà bạn thực hiện, ngược lại họ sẽ luôn khuyến khích nếu hành vi đó là tích cực Tuy nhiên, nếu không nhận thức rõ ràng hay quá đặt nặng sự cạnh tranh và vấn đề hơn thua, peer pressure sẽ đem lại cảm giác rằng bạn đang bị thua kém, từ đó bắt buộc bạn phải vượt qua họ, bắt buộc phải trở nên tốt hơn thế Từ đó, bạn sẽ buộc mình rơi vào những căng thẳng và áp lực của việc phải tiến bộ và thay đổi Đi sâu hơn nữa, áp lực đồng trang lứa còn có thể gây ra những cảm xúc tiêu cực khác như:

Lo lắng và trầm cảm: Những người bạn luôn gây áp lực cho

bạn sẽ khiến bạn không thoải mái khi làm mọi việc, hơn nữa còn làm gia tăng nguy cơ bị lo lắng và trầm cảm

Trang 10

Tranh cãi hoặc tạo ra khoảng cách với gia đình và bạn bè: Áp lực từ bạn bè có thể khiến cho một người cảm thấy tồi

tệ về bản thân Từ đó, khiến họ muốn thu mình lại và dần tạo khoảng cách với gia đình và bạn bè

Phân tâm trong học tập: Áp lực đồng trang lứa đôi khi sẽ

khiến bạn chuyển sự tập trung vào những việc khác, mà bỏ quên việc học tập Vì lúc này, bạn có thể tham gia vào những việc mà bình thường bạn không làm hoặc bị phân tâm bởi những suy nghĩ so sánh của bản thân với bạn bè

Thực hiện hành vi nguy hiểm: những cảm xúc tiêu cực từ

sự áp lực đồng trang lứa có thể khiến bản thân bạn thực hiện các hành vi nguy hiểm, như: hành hạ bản thân, nhịn ăn, nhịn uống hay thậm chí là hành vi tự tử

Các vấn đề về lòng tự trọng và sự tự ti: thường xuyên

cảm thấy áp lực trước sự thành công và tài năng của bạn bè xung quanh sẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân Điều này sẽ dẫn đến sự tự ti và giảm lòng tự trọng

Thay đổi đột ngột trong hành vi: Cố gắng tuân theo các

tiêu chuẩn của bạn bè hay đồng nghiệp khiến cho bạn bắt đầu thực hiện các hành vi không giống với chính mình Theo Võ Văn Việt & Đặng Thị Thu Phương (2017), áp lực bạn bè cùng trang lứa là yếu tố thứ tư trong bảng so sánh 7 yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Theo đó, khi điểm đánh giá

về áp lực bạn bè cùng trang lứa tăng lên 1 điểm thì kết quả học tập của sinh viên tăng trung bình lên 0,174 điểm Từ đó, cho thấy áp lực bạn bè cùng trang lứa có tương quan tuyến tính thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên

Ngoài ra, theo nghiên cứu của Phạm Thị Huyền và cộng sự (2022),

cho thấy áp lực đồng trang lứa còn thể là yếu tố thúc đẩy hành vi lựa chọn các trường học và ngành học của học sinh, sinh viên Họ lựa chọn theo tâm trạng, cảm xúc mà không phải theo tố chất, năng lực

Trang 11

bản thân Chính vì thế, ta thấy được những tác động không hề nhỏ của áp lực đồng trang lứa tới giới trẻ hiện nay, đặc biệt là học sinh, sinh viên

IV Giải pháp

Có rất nhiều cách vượt qua áp lực đồng trang lứa, có một số người chỉ cần một ít thời gian và một giải pháp nhỏ là đã có thể vượt qua được chuyện này nhưng cũng một số người khác thì cần nhiều giải pháp vượt qua hơn, cần có sự kết hợp nhiều phương pháp và bỏ nhiều thời gian thì mới vượt qua được Không cần biết bạn sẽ mất nhiều thời gian hay không nhưng cách bạn vượt qua nó là một điều quan trọng, bởi vì có rất nhiều cách tiêu cực để vượt qua áp lực đồng trang lứa dẫn đến bản thân bạn mất phương hướng hay ảnh hưởng đến tương lai sau này của bản thân, hiểu rõ phương pháp và giải pháp để vượt qua được chuyện này là điều cần thiết Sau đây là những giải pháp vượt qua được áp lực đồng trang lứa:

1 Đối với cá nhân

Trân trọng chính mình, tin tưởng bản thân

 Eleanor Roosevelt đã từng nói “Không một ai có thể làm cho bạn cảm thấy mình thấp kém nếu không có sự đồng ý của bạn” Sự tự tin như là một liều thuốc chữa lành hiệu quả, khi mà bạn tin tưởng vào những việc mình đang làm, bỏ qua những lời thị phi, nhận xét của người khác Không có nghĩa là bạn không quan tâm, tiếp thu lời nói của người khác mà hãy chọn lọc, nhìn nhận và suy nghĩ những lời nhận xét đó có giúp ích cho chính mình hay không?

 “Đừng bao giờ coi thường bản thân, hãy vững tin vào giá trị của mình Bạn không thể kiểm soát cách người xung quanh nghĩ về mình, nhưng bạn có thể kiểm soát thái độ của mình đối với bản thân Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu thì bạn cũng phải vững tâm để ủng hộ mình.” Theo Bạch Tô (2015),

Hãy khiến tương lai biết ơn vì hiện tại bạn đã cố gắng hết mình, do Cao

Bích Thuỷ dịch, nhà xuất bản PEACH BOOK, Hà Nội

Ngày đăng: 22/08/2024, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w