1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến hành vi của giới trẻ hiện nay

47 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC & DAO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

-(U000 - Đập TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BO GIAO DUC & DAO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

==-[IIIDIII] - B ĐẠI HỌC

Trang 3

MUC LUC

'Â on .ẽẽ.ẽ 6

L Tính cấp thiết của đề tài - S1 1211111111111 11110121 1 1n ng nở 6 VY V 1) vỗy1)ì 8475141121) 119))) bFẲidâai.i.'-.-ÝỶ 7 3, Đối tượng và khách thê nghiên cứu +52 2212111121 E151221 111111111 re, 7 cv oan 7 h9 02 i2 on na 7

2.1 Tổ chức nghiên cứu - s11 111111151111 1111 1111212111121 ru 23

2.2 Phương pháp nghiên cứu - 2c 2212221112231 12111151115 211 181111211112 24

2.3 Kết quả nghiên cứu 5-51 1 S2121111211111111111211 11 111011111 gH rang 25 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ SỬ DỤNG MẠNG XÃ

5i9)89901/90)0):8405 008 36 C KẾT LUẬN VÀ KHUYỂN NGHỊ 22 222222222222222112222112171122711212 L ee 43 D TÀI LIỆU THAM KHẢO 225+22222222211122211112711112711112211.2111 11 c6 45

Trang 4

DANH MUC VIET TAT

MXH: Mạng xã hội ĐTB: Điểm trung bình

Trang 5

DANH MUC BANG

Bảng 2.3.1 Các trang mạng được sinh viên sử dụng nhiều Bảng 2.3.2 Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên Bảng 2.3.3 Tần suất sử dụng mạng xã hội trong một ngày

Bảng 2.3.4 Thiết bị truy cập mạng xã hội

Bảng 2.3.5 Thời gian sử dụng mạng xã hội Bảng 2.3.6 Nội dung đăng tải

Bảng 2.3.7 Các cách hiểu về MXH

Bảng 2.3.8 Yếu tô ảnh hướng đến hành vi sử đụng MXH

Bảng 2.3.9 Ảnh hưởng của MXH đối với cá nhân mỗi sinh viên

Trang 6

MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gân đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin nói chung, các trang mạng xã hội nói riêng, nhất là Internet phát triển rất nhanh và mạnh, nó đã đang và sẽ trở thành mối nguy hại của con người, nhất là giới trẻ cụ thể là sinh viên Với thuộc tính nỗi trội như tính kết nối nhanh, chia sẻ rộng, chỉ cần một chiếc điện thoại hay một máy tính có kết nối Internet chúng ta đã dễ dàng truy cập và tham gia vao rat nhiéu trang mang nhu: Facebook, Zalo, Youtube, Twitter, Trong do, phổ biến nhất là Facebook Mặc dù mỗi người trong chúng ta đều có mức độ sử dụng và mục đích khác nhau nhưng có một điểm chung đó là xem nó như một "người bạn" không thể thiếu trong đời sống tính thần của mỗi con người

Thứ hai, mạng xã hội đang phổ biến ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới với lượng

người sử dụng rất lớn Với sự ra đời của mạng xã hội, nó được xem như là một “sợi dây” liên kết ảo để bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bày tỏ suy nghĩ mà đôi khi điều đó lại khó đề mở lời trực tiếp Điều này chứng tỏ rằng việc đặt trọng điểm nghiên cứu về mạng xã hội có thê xem là một bước đi phù hợp vì không chỉ làm rõ được những tác động của mạng xã hội nảy nói riêng, mà nó còn tạo cơ sở quan trọng để tương trợ những nghiên cứu lớn hơn, chỉ tiết hơn về vị trí, vai trò và những ảnh hưởng của mạng xã hội nói chung tới đời sống xã hội

Cuối cùng, trong các nhóm đối tượng khác nhau thì sinh viên là một trong những nhóm đối tượng có nhu cầu sử dụng mạng xã hội nhiều nhất và điều đó cũng làm cho những hoạt động của họ (học tập, quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, hoạt động xã hội và làm việc ) bị chịu ảnh hưởng sâu sắc từ chính các trang mạng xã hội này gây ra Từ những ảnh hưởng đó đã tạo nên một số hành vi sai trái và lệch hướng của giới trẻ hiện nay

Vì những lý đo trên, nhóm chúng tôi đã quyết định lựa chọn “Ảnh hưởng của mạng

xã hội đến với hành vi của sinh viên hiện nay” làm đề tài của nhóm mình Với tên để

tài rõ ràng, rõ mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng các kết quả xử lý đữ liệu thu thập được từ điều tra, khảo sát thực tế cùng những kết quả nghiên cứu đề cô găng giải quyết vân đề nghiên cứu.

Trang 7

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến hành vi của giới trẻ hiện nay và để

xuất một số giải pháp giúp giới trẻ sử dụng mạng xã hội hợp lý

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Đối tượng: Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến sinh viên

Khách thê: Sinh viên tại các trường đại học tại Thành phố Hỗ Chí Minh

5, Câu hỏi nghiên cứu

Mạng xã hội tác động như thế nào đến hành vi của giới trẻ hiện nay? Có những biện pháp nào đề giúp giới trẻ sử dụng mạng xã hội phù hợp?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Mạng xã hội có những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến hành vi của giới trẻ Việc đưa ra các giải pháp nhăm giáo dục lại cách sử dụng mạng xã hội cho giới trẻ là việc làm cần thiết, cấp bách

7, Phương pháp nghiên cứu

Nhóm đã tiến hành thu thập thông tin: khảo sát, phỏng vấn các sinh viên của nhiều

khoa và các sinh viên từ nhiều trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng

hỏi, đọc tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận và xử lí thông tin bằng phần mém SPSS Tóm lại nhóm chúng tôi thực hiện bằng hai phương pháp định lượng và định tính, 8 Y nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý NGHĨA LÝ LUẬN

Trang 8

Nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội đến với hành vi của sinh viên hướng tới việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu dựa trên các lý thuyết, quan điểm, khái niệm và phương pháp nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước đó

Kết quả nghiên cứu đã đóng góp vào việc hoàn thiện cơ sở khoa học của nghiên cứu xã hội học về ảnh hưởng của mạng xã hội đến với hành vi của sinh viên nói riêng và ảnh hưởng của mạng xã hội đến với hành vi của người dùng mạng xã hội nói chung Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu hướng tới việc mô tả thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên nhằm chỉ ra được những ảnh hưởng của mạng xã hội lên hành vi, hoạt động của sinh viên Nghiên cứu mong muốn đưa ra định hướng và góp phần nâng cao nhận thức đề sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất

Nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho những đề tài có liên quan khác; nghiên cứu cũng trình bày một số khuyến nghị có giá trị tham khảo cho việc định hướng về cách sử dụng mạng xã hội của sinh viên

9 Cầu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần

Nội dung của tiêu luận gồm 3 chương: Chương l1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thực trạng sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên Chương 3: Giải pháp

A NOI DUNG

1,1, Lịch sử nghiên cứu

9.1.1 Trên thế giới

9.1.1.1 Hướng nghiên cứu về hành vi

Tác giả Locber của Viện nghiên cứu tâm thần Phương Tây cho rằng những hành vi sai lệch, thiếu kiểm chế của thanh niên phần lớn do ảnh hưởng từ môi trường sống xung quanh, bạn bè và cộng đồng xã hội.

Trang 9

Tác giả Spiros Tzelepis với công trình “Theo thanh thiếu niên” trình bày các tác phâm liên quan đến những hành vi bạo lực của học sinh, sinh viên Ở nước Mỹ đã có những học sinh, sinh viên thường xảy ra xung đột và đánh nhau gây thương tích (trung binh 14.8%) Trong đó sinh viên nam có hành động bạo lực chiếm 20% so với các sinh viên nữ

“Lý thuyết về hành vi được lên kế hoạch và áp dụng cho việc sử dụng các trang web mạng xã hội của những người trẻ” tac gia Pelling EL đã cho rằng việc sử dụng mạng xã hội chịu ảnh hưởng bởi thái độ của người sử dụng và các yếu tố về bản sắc con người

9.1.1.2 Hướng nghiên cứu về MXH tác động đến hành vi

Luận án tiến sĩ Adrian D Pearson (2010) “Phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến hành vi sai lệch trong trường học” Luận án đi tìm kiếm câu trả lời trước các hành vi lệch chuẩn của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng Và phát hiện ra các phương tiện truyền thông có ảnh hưởng đến hành vi Đồng thời cung cấp các biện pháp giúp khắc phục các hành vi đó

Prof Dr BahireEfe (2012) với tác phẩm “Thái độ của sinh viên Đại học đối với việc

sử dụng MXH” ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy phần lớn sinh viên dành khá nhiều thời gian

trên mạng xã hội Và các sinh viên cảm thấy rất vui, hào hứng khi sử dụng chúng bởi nó mang lại các lợi ích như giải trí, giao tiếp, học tập

Tác giả Diah Wisenberg Brin với bài “Internet làm thay đôi tư duy và hành vi của giới trẻ” trên tap chi Magazin cla nude Anh cho rang internet đã làm thay đổi các nhận thức hành vi của con người

Một số kết quả nghiên cứu khác cho rằng internet có tác động tiêu cực đến con người, nó làm gia tăng phần trăm về căn bệnh trầm cảm và cách ly xã hội Isbulan cho rằng MXH tác động lớn tới mức mà “Các nghiên cứu về nghiện đã nhắn mạnh vị trí của nghiện MXH cũng đặc biệt như nghiện thuốc lá hay rượu” Sergerie va Lajoie cũng nói thêm, việc sử dụng intemet nhiều có thế gây ra cảm giác căng thăng và khó

khăn về tâm lý, xã hội và nghề nghiệp Ở một nhận định khác, Greenfield cho rằng

Internet co thé tao ra các thay đôi về tâm trạng: gần 30% người dùng cho rằng MXH có thê giảm bớt trạng thái tiêu cực của họ.

Trang 10

9,1.2 Trong nước

9.1.2.1 Hướng nghiên cứu về hành vi

Tác giả Phạm Minh Hạc “Hành vị và hoạt động” đề cập đến hành vi cụ thể của con người có sự khác nhau, hệ thống các cách thức điều khiến, thích ứng hành vi cũng sẽ khác nhau

Lê Thị Linh Trang (2013), Nghiên cứu hành vị văn mình đô thị của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh Đã có những phân tích về hành vi của con người đô thị nói chung và thanh niên nói riêng Luận án đã chỉ ra thực trạng hành vi của thanh niên trong đời sống cộng đồng dân cư

9.1.2.2 Hướng nghiên cứu về tác động MXH đến hành vi

Năm 2010 đề tài “Nghiện Internet” của Lê Minh Công đã nói đến việc sử dụng

internet quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi và cảm xúc con người Đồng thời nêu lên thực trạng nghiện 1nternet của học sinh

Tác giả Nguyễn Văn Thọ (2011) có viết bài: “Suy nghĩ về tính tự chủ của học sinh trong thời đại thông tin và truyền thông đa phương tiện” Bài viết cho rằng các nhà tâm lý học có quan tâm đặc biệt về cảm xúc, hành vi khi mạng xã hội được du nhập vảo Và thanh niên là người bị ảnh hưởng nhiều vào cuộc sống hằng ngày

Đào Lê Hòa An (2013), “Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người - một thách thức cho tâm lí học hiện đại Đã cho rằng MXH là một điều tắt yếu hiện nay, sức hấp dẫn của nó rất lớn bởi những lợi ích của nó mang lại Và việc lạm dụng MXH đã đem lại nhiều hệ lụy và tác hại khôn lường

Nguyễn Thị Hậu (2013), Mạng xã hội với lối sống giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

Đã nêu rõ ảnh hưởng của MXH hiện nay Mạng xã hội đem lại những rủi ro rò rỉ thông tin đặc biệt là hình ảnh riêng tư Và những hành động vô ý thức ảnh hưởng xấu đến lối sống và suy nghĩ của người dùng

Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu người nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về MXH, các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng là học sinh và sinh viên Còn đối với Việt Nam, các nghiên cứu mà chúng tôi tìm được hầu hết đều dựa trên các tài liệu tài liệu, hoặc quan sát một cách cảm tính Qua đó cũng thấy rằng nghiên cứu tại Việt Nam nói chung về MXH là chưa nhiều và nghiên cứu về ảnh

Trang 11

huong cua MXH dén hanh vi SV hién nay có rất ít Việc tham khảo các nghiên cứu của các tác giả đi trước giúp chúng tôi có thêm cơ sở khoa học để xây dựng hệ thống lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về MXH Từ đó, chỉ ra thực trạng sử dụng MXH và luận giải các biện pháp sử dụng MXH an toàn cho sinh viên hiện nay

9,2 Mạng xã hội 9.2.1 Khái niệm:

“Mạng xã hội” là khái niệm được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực Tuy khái niệm này được định nghĩa ở nhiều góc nhìn và cách diễn giải khác nhau nhưng vẫn chưa có một định nghĩa chung chính thức

Theo định nghĩa của Fitcher (1957), “mạng lưới xã hội (social network) bao gồm nhiều mối quan hệ đôi Mỗi người trong mạng lưới có liên hệ với ít nhất 2 người khác nhưng không ai có liên hệ với tất cả các thành viên khác”

Nguyễn Thị Lê Uyên đã định nghĩa mạng xã hội là một trang web mà nơi đó một người có thê kết nối với nhiều người thông qua chia sẻ những sở thích của cá nhân với mọi người như nơi ở, đặc điểm, học vấn

Dưới góc nhìn xã hội học, Nguyễn Hải Nguyên đưa ra khái niệm về MXH: Mạng xã hội là địch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời g1an

Mạng xã hội có các đặc trưng cơ bản: - Có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân

- Là một website mở, nội dung của website được xây dựng hoàn toàn bởi các thành viên tham gia

Trên cơ sở những quan điểm và định nghĩa về mạng xã hội của các tác giả và các đặc

điểm chung của mạng xã hội, nhóm thảo luận thống nhất đi đến một khái niệm chung

về mạng xã hội như sau: Mạng xã hội (social network) là một website mở cho phép người dùng tự xây dựng nội dung đề kết nỗi và tương tác với mọi người thông qua các tính năng riêng biệt của MXH Mạng xã hội có những tính năng tiện lợi như nghe gọi trực tiếp, gọi qua video, email, phim ảnh, chia sẻ blog và xã luận Mạng xã hội ra đời hỗ trợ mọi người liên kết với nhau thuận tiện hơn và trở thành một phần tất yếu của mỗi người cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới Các dịch vụ này có nhiều cách

Trang 12

dé tim kiếm bạn bè, đối tác dựa theo eroup như tên trường hoặc tên thành phố hoặc dựa trên thông tín cá nhân như (địa chi e-mail ) hoặc nick name để tìm kiếm bạn bè 9.2.2 Cac loại mạng xã hội

Facebook: là một trang mạng xã hội giúp bạn dé dàng kết ni và chia sẻ trực tuyến với gia đình và bạn bè Facebook cho phép bạn gửi tin nhắn và cập nhật trang thai dé giữ liên lạc với bạn bè và gia đình Bạn có thể chia sẻ các loại nội dung khác nhau, chăng hạn như ảnh và liên kết Không giống như email hoặc tin nhắn trò chuyện tương đối riêng tư, những thứ bạn chia sẻ trên Facebook công khai hơn Mặc đù có các công cụ bảo mật đề giúp bạn giới hạn những người có thể xem nội dung bạn chia sẻ, nhưng Facebook được thiết kế cởi mở và mang tính xã hội hơn so với các công cụ giao tiếp truyền thông

Instagram: là ứng dụng chia sẻ ảnh trực tuyến và nền tảng mạng xã hội miễn phí đã được Facebook mua lại vào năm 2012 Instagram cho phép người dùng chỉnh sửa và tải ảnh cũng như viđeo ngắn lên thông qua ứng dụng di động Người dùng có thê thêm chú thích cho mỗi bài đăng của họ và sử dụng thẻ bắt đầu bằng hastag cũng như thẻ địa lý dựa trên vị trí để lập chỉ mục các bài đăng này và giúp những người dùng khác có thể tìm kiếm chúng trong ứng dụng Người dùng Instagram có thể thích, bình luận và đánh dấu các bài đăng của người khác, cũng như gửi tin nhắn riêng tư cho bạn bè của họ thông qua tính năng Instagram Direct Ảnh có thê được chia sẻ trên một hoặc một số trang truyền thông xã hội khác - bao gồm Twitter , Facebook va Tumblr

Youtube: là trang mạng xã hội chia sẻ video phố biến nhất trên thế giới Người dùng có thé xem va tai video lên miễn phí Tuy nhiên, nó các tính năng khác như nhận xét, thăm dò ý kiến và bài đăng trên cộng đồng thúc đây tương tác của người dùng

TikTok là mạng xã hội chia sẻ video âm nhạc với thời lượng ngắn nhằm phục vụ nhu cầu giải trí và tiêu thụ thông tin Nó cho phép người đùng sáng tạo những nội đung dài

từ 15 giây đến 3 phút kết hợp với hiệu ứng âm thanh, hình ảnh mang tính cá nhân hóa

và có thể được chia sẻ trên nhiều nền tảng mạng xã hội bên thử 3 phổ biến khác như Facebook va Instagram

Google: là một công cụ tìm kiếm bắt đầu được phát triển vào năm 1996 đề tìm các tệp trên Internet Google mang các đặc điểm của phương tiện truyền thống xã hội như

Trang 13

nhận xét, chia sẻ phim ảnh, video với vòng kết nối xã hội Trong Google, mọi người có thé trò truyện, chia sẻ ý kiến, lưu ảnh và video, lập kế hoạch họp mặt và gặp gỡ gửi

lời chúc sinh nhật và ngày lễ

Tumblr: cho phép bạn chia sẻ mọi thứ một cách dễ dàng Đăng văn bản, ảnh, trích dẫn, liên kết, nhạc và video từ trình duyệt, điện thoại, máy tính để bàn, email hoặc bất cứ nơi nào bạn đến Nó là sự giao thoa giữa một trang mạng xã hội (như Facebook và Twitter) và một blog Nó thường được mô tả là 'tiêu blog' vì mọi người thường đăng các đoạn văn bản ngắn và ảnh chụp nhanh trái ngược với các mục nhập kiểu nhật ký dài hơn được tìm thấy trong các blog truyền thống hơn

Twitter: là một trang mạng xã hội miễn phí nơi người dùng phát các bài đăng ngắn được gọi là tweet Những tweet này có thể chứa văn bản, video, ảnh hoặc liên kết Đề truy cập Twitter, người dùng cần có kết nối internet hoặc điện thoại thông minh đề sử dụng ứng dụng hoặc trang web Đây là một dịch vụ tiểu blog - một sự kết hợp giữa viết blog và nhắn tin nhanh, dành cho những người dùng đã đăng ký để đăng, chia sẻ, thích và trả lời các tweet bằng các tin nhắn ngắn

Weibo: là một trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay ở Trung Quốc Năm 2009, sau cuộc biểu tỉnh tại Tân Cương, chính quyền Trung Quốc đã có một số động thái thắt chặt vẫn đề trao đổi thông tin Do đó, các trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter đều bị hạn chế phô biến tại Trung Quốc Cột mốt này đánh dấu sự ra đời của Weibo như một hình thức thay thế cho các trang mạng xã hội Tại thời điểm tháng 8% năm 2009, tập đoàn SINA Trung Quốc chính thức cho ra mắt Sina Weibo Ngay khi công bố và giới thiệu đến người ding mạng xã hội thì ứng dụng này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực tính năng của nó được kết hợp giữa Facebook và Twitter 9.2.3 Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên

9.2.3.1 Tích cực

Những mặt thuận lợi mà MXH đem lại cho sinh viên trong học tập như:

Với việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội trong trường học, sinh viên có động lực va được bồi dưỡng để học tập Các video giáo dục trên YouTube, đễ dàng truy cập sách điện tử, ghi chú trực tuyến và học qua cuộc gọi video là những khía cạnh chính gop phan phat triển giáo đục Học từ xa là một trong những cách tốt nhất đề học hỏi từ

Trang 14

các tô chức có uy tín bằng cách ở bất ky địa điểm nào mà mạng xã hội có thể thực hiện được

Mạng xã hội còn giúp nâng cao kỹ năng sáng tạo ở sinh viên bằng cách cho phép họ học và sau đó thực hiện điều tương tự bằng cách tự mình thực hiện Tài năng tiềm ân của sinh viên được bộc lộ khi họ bắt đầu chụp ảnh và sử dụng các kỹ năng chỉnh sửa trực tuyến để làm cho nó trở nên lôi cuốn hơn về mặt thâm mỹ Nhiều sinh viên có những sở thích thú vị, họ đăng các video trực tuyến và những tắm hình lung linh của mình trông như nhiếp ảnh gia thực thụ và chính điều này giúp họ nhận ra tai nang tiềm ân của mình đề rồi biến nó thành sự nghiệp Một tác động quan trọng khác của mạng xã hội là thúc đây kết quả học tập của sinh viên và nâng cao kiến thức của họ thông qua thu thập dữ liệu và thông tin

Bên cạnh đó, MXH còn giúp tuyên truyền về Biển - Đảo Việt Nam thông qua nhiều MXH dé đến với các bạn trẻ Trên đây là những tác động tích cực mà MXH đem lại cho chúng ta

9.2.3.2 Tiêu cực

Mạng hội phô biến như ngày nay, nó cũng chịu trách nhiệm làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe tâm thần và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các mỗi quan hệ xã hội ngoài đời thực theo hướng tiêu cực đặc biệt là giới trẻ Mạng xã hội có thé gợi lên cảm giác ghen tị dẫn đến trầm cảm và lo lắng, có khả năng gây ra một vòng xoáy đi xuống trong sức khỏe tâm lý Sự cô lập xã hội, so sánh xã hội và áp lực xã hội ngang hàng đều góp phần làm gia tăng trầm cảm trên các nền tảng mạng xã hội Các nền tảng mạng xã hội là một yếu tô quan trọng đang bắt đầu gây ra đau khô và chướng ngại vật trong tâm trí Ngày nay, sinh viên có xu hướng mất tập trung vào việc học và thay vào đó thích lướt mạng xã hội Tất cả những điều này dẫn đến lãng phí thời gian mà không thu được gì từ nó Sinh viên ngày nay đang thay đôi nhiều hơn trên các nền tảng như vậy đề thu thập thông tin và kiến thức thay vì tìm kiếm những điều tương tự trong sách, tạp chí hoặc ghi chú Vì việc lấy dữ liệu trực tuyến rất đễ đàng nên thói quen đọc sách của sinh viên cũng như kỹ năng học tập và nghiên cứu của họ đang giảm dân

Trang 15

9.3 Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên

9.3.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuôi sinh viên

9.3.1.1 Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ của sinh viên

Sự phát triển về tự đánh giá ở sinh viên phat triển mạnh và sâu sắc hơn các gia tri cua nhân cách Sự tự ý thức cũng phát triển cao với sự hiệu biết về thái độ, hành vi của bản thân, chủ động hướng hoạt động của minh phù hợp với những mong muốn của tập thê, của cộng đồng Họ có suy nghĩ muốn biết họ là ai, họ là ai, họ có khả năng gì Nội tâm, đó là một yếu tố tự quyết định, trở thành một trong những cách để có được câu trả lời cho những câu hỏi này Sự xem xét nội tâm này thường là hão huyền, giống như nhiều kế hoạch cuộc đời của họ, nhưng nhu cầu về nó là dấu hiệu của một nhân cách đã phát triển và là điều kiện tiên quyết dé ho tu giáo dục mình Mức độ nhận thức của bản thân cũng quyết định mức độ yêu cầu đối với bản thân và người khác Sinh viên cũng trở nên phê phán và tự phê bình hơn Đồng thời, phẩm chất đạo đức được đánh gia cao hon y chi

Họ có xu hướng phân tích tông hợp, mong muốn so sánh nên họ là những người có trí

thức, nhạy bén với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia và quốc tế Những

giả định mang tính giả thuyết, nhu cầu hiểu bản chất biện chứng của các hiện tượng đang nghiên cứu, đề thấy sự mâu thuẫn của chúng, như cũng như các mối quan hệ tồn tại giữa những thay đổi về lượng và chất là những suy nghĩ chiếm ưu thế trong suy nghĩ họ Vì thế nhu cầu tìm hiểu thế giới của họ rộng lớn, và việc trao đổi thông tin, liên lac là rất cần thiết đôi với lứa tuôi này Từ những đặc điểm này đã chỉ phối đời sống học tập giải trí của sinh viên và là động lực thúc đây họ sử dụng mạng xã hội

ngày một nhiều [6]

9.3.1.2 Sự phát triển xúc cảm - tình cảm của sinh viên

Theo B G Ananhev và một số nhà tâm lý học khác thì tuổi sinh viên là thời kỳ phát

triển tích cực nhất của những loại tỉnh cảm cao cấp: tỉnh cảm trí tuệ, tỉnh cảm đạo đức, tình cảm thâm mĩ những tình cảm này được biếu hiện rất phong phú trong đời sống

của sinh viên Những kinh nghiệm và tình cảm xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến việc

hình thành đạo đức của sinh viên Ở lửa tuôi này, trên cơ sở trí thức đạo đức và kinh

Trang 16

nghiệm sống, một số quan điểm và niềm tin đạo đức được hình thành, định hướng cho nam nữ thanh niên trong hành vi của minh

Giao tiếp của sinh viên có những đặc điểm riêng Đầu tiên, nó được sử dụng để bộc lộ bản thân và do đó trở nên đáng tin cậy hơn với các bạn bè, điều này thu hẹp phạm vi giao tiếp và giả định mối quan hệ thân thiện với đối tác giao tiếp Thứ hai, giao tiếp với người lớn tăng lên, nhưng chủ yếu chỉ trong trường hợp có vấn đề, tức là nêu cần, đề xin lời khuyên, ý kiến về một vẫn đề cụ thể Trong trường hợp giao tiếp với đồng nghiệp, các chủ đề liên quan chủ yếu đến sở thích và hoạt động giải trí được thảo luận Phan đấu tự chủ - một đặc điểm thiết yếu của giao tiếp ở tuổi thiếu niên Phân bố quyền tự chủ về hành vi (nhu cầu và quyền của một thanh niên được giải quyết độc lập các vấn đề liên quan đến cá nhân anh ta); tự chủ về cảm xúc (nhu cầu và quyền có những chấp trước của riêng mình, được lựa chọn độc lập với cha mẹ); tự chủ đạo đức và giá trị (cần và đúng với quan điểm của mình và sự tổn tại thực tế của những quan

điểm đó)

Với sự phát triển về mặt tình cảm trí tuệ đã khiến cho sinh viên thuận lợi chiếm lĩnh,

tích lũy tri thức cho bản thân và sẽ vượt xa những sinh viên không có loại tình cảm này về mọi mặt Sự phát triển xúc cảm tình cảm gây những ảnh hưởng nhất định đến hành vi sử dụng mạng xã hội Hay nói cách khác mạng xã hội có thê trở thành công cụ, phương tiện thoả mãn nhu cầu xúc cảm tình cảm đang phát triển mạnh mẽ của sinh viên [6]

Về tỉnh cảm trí tuệ, hầu hết sinh viên biểu lộ sự chăm chi, say mé cua minh déi voi các chuyên nghành và nghề nghiệp lựa chọn sinh viên là những bạn còn rất trẻ đây cũng là lớp người đầy nhiệt huyết, nhiều ước mơ và hoài bão Trong hoạt động học tập, sinh viên thể hiện tính độc lập, tích cực, chủ động và sáng tạo cao

Tóm lại, sinh viên là lứa tuôi phát triển một cách toàn điện về thể chất cũng như tư tưởng, tỉnh thần Sự phát triển của hệ thần kinh tăng lên một mức độ cao hơn, quyết định một số tính năng cụ thê của hoạt động nhận thức và lĩnh vực cảm giác Giá trị phổ biến trong các hoạt động giáo dục chiếm lĩnh tư duy trừu tượng (từ trừu tượng hóa Latinh - trừu tượng hóa tính thần), mong muốn hiểu sâu hơn bản chất và mối quan hệ nhân quả của các đôi tượng và hiện tượng được nghiên cứu

Trang 17

9.3.2 Khai niém hanh vi

Trong thuyết hành vi cô điển, hành vi được hiểu đơn giản là là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các hành động của con người và trả lời các kích thích từ môi trường tác động vào [7]

Các trường phái trong tâm lí học phương Tây lý luận về hành vi đều có điểm hợp lý, họ đã khắc phục được cách nhìn duy tâm về hành vi Tuy nhiên, các lý luận của trường phái này vẫn chưa lý giải hoàn toàn day đủ về vẫn đề cốt lõi dẫn đến hành vi con người Việc nêu ra các quan điểm của những trường phái trên giúp ta hiểu hơn những vấn đề cần bổ sung cho nghiên cứu về hành vi, tiêu luận sẽ thừa hưởng những giá trị tích cực và phù hợp đề tiếp tục phát huy trong nghiên cứu về hành vi sử đụng MXH

Vũ Dũng trong cuốn từ điển Tâm lý học có viết “ Hành vi là sự tương tác của cá nhân với môi trường bên ngoài trên cơ sở tính tích cực bên ngoài (vận động) và bên trong (tâm lý) của chúng, trong đó có định hướng của cơ thế sống đảm bảo thực hiện các tiếp xúc với thể giới bên ngoài ”[8, tr259]

Theo tir dién Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (1986) thì: Hành vi được hiểu là toàn

bộ những phan ứng, cách cư xử biếu hiện ra bên ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thê nhất định [9] Như vậy, hành vi có thể được hiểu như là một yếu tổ mang tính xã hội và được hình thành trong quá trình sống và giao tiếp xã hội Mọi cách xử SỰ Của COI ñ8ƯỜI đều có một số nguyên tắc nhất định buộc mọi người phải tuân thủ đối với từng cá nhân tại từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thế cần có những hành vi cư xử phù hợp

Đặng Thanh Nga cho rang “ Hành vi là cách xử sự của con người trong một hoản cảnh cụ thể được biểu hiện ra bên ngoai bang lời nói, cử chỉ nhất định” Tuy nhiên cách ứng sự của con người trong từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể có thê được điều khiển bởi ý thức (hành vi có ý thức) nhưng cũng có thê không được điều khiến bởi ý thức (hành vi vô thức) vì thế khi chúng ta nói đến hành vi của con người là bao gồm cả hành vị có ý thức và hành vi vô thức [10,tr75-77]

Từ những khái niệm được trình bày ở trên chúng tôi có thể hiểu rằng: Hành vi chính là sự ứng xử của chủ thê đối với môi trường, đối bản thân họ và đối với người khác đo

ý thức định hướng, điều khiên, điều chỉnh

Trang 18

9.3.3 Đặc điểm hành vi

Tuôi sinh viên gắn liền với những cảm xúc dễ thay đổi và hành vi thử thách ranh giới khi các cá nhân khám phá và khẳng định bản sắc cá nhân, học cách điều hướng các mỗi quan hệ bạn bè và chuyền sang độc lập Hành vi là phản ứng, kết quả và phản ứng của mọi người đối với các kích thích bên ngoài (tức là môi trường) và xu hướng bên trong (tức là sự khác biệt của cá nhân) Hành vị có các đặc điểm sau:

- Tính tự phát: là hành vi tự động không bị động, không chịu sự kiểm soát của tác động bên ngoài Các tác động ngoại lực có thể gây ảnh hưởng, thậm chí làm thay đôi hành vi của con người nhưng nó không thê nào là nguồn gốc dẫn dến hành vi của con n8ười

- Tính nguyên nhân khởi đầu: bất kì một hành vi nào được thực hiện bởi con nguoi đề tạo ra những kết quả đều tổn tại nguyên nhân cụ thê của nó

- Tính mục đích: mọi hành vị của con người không phải là không có mục đích Không những có nguyên nhân khởi đầu cho hành động mà nó còn ân chứa một mục

tiêu nhất định Có thê người khác nhận thấy hành vi đó không phù hợp nhưng hành vi

đó lại vô cùng phù hợp với người thực hiện Vì những hành vi đã tồn tại những mục đích nhất định do người thực hiện đặt ra

- Tính duy trì kéo dài: hành vi luôn hướng đến việc thỏa mãn mục tiêu, trước khi khi mục tiêu chưa được hoàn thành thì hành vi sẽ không ngững lại mà luôn cố gắng vươn lên để đạt được mục tiêu đó Quá trình này liên tục tồn tại và phát triển không ngừng

- Tính thay đổi: trong quá trình hoàn thành mục tiêu, hành vi có thê thay đổi sao cho phủ hợp với môi trường Các tác nhân ngoại cảnh có thê tác động đến sự thay đổi của hành vi

Các đặc tính chung trên của hành vi chứng tỏ hành vị của con người là do họ bị kích thích bởi một điều nhất định mà sản sinh ra các nhu cầu tương ứng để giải quyết các vấn đề tương ứng Trong quá trình sống, có những tác động đến hành vi của con người, sự phù hợp hoặc không phù hợp giữa các đối tượng sẽ cho ra những kết quả hành vi khác nhau Vì các điều kiện như thời gian, địa điểm khác nhau nên trong xã hội có những hành vi khác nhau được sản sinh ra

Trang 19

9.3.4 Phan loai hành vi

Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà người ta có thể phân loại hành vi theo nhiều cách: - Hành vi bản năng: Là hành vi bâm sinh, di truyền, cơ sở sinh lý của loại hành vi này là phản xạ không điều kiện Hành vi bẩm sinh được xuất phát từ sự bâm sinh mang tính chất cô hữu Nó xảy ra ngay lập tức trên một kích hoạt nhất định nhằm thỏa mãn các nhu cầu sinh lý của cơ thể Tuy nhiên hành vi bản năng của con người có sự tham gia của tư duy và ý chí mang tính xã hội và mang đặc điểm lịch sử

- Hành vi kỹ xảo: Là một hành vị được tạo nên qua quá trình luyện tập trong thời gian dài, nó có tính mềm dẻo và thay đôi Loại hành vi này nếu được rèn luyện củng

cô thường xuyên sẽ được định hình trên vỏ não Nếu hành động được lặp đi lặp lại

trong thời gian dài thì dần dần những hành động có ý thức đó được luyện tập và thực hiện mà con người không cần đến sự kiểm soát của ý thức bản thân

- Hành vi trí tuệ: Là hành vị được hình thành từ các hoạt động trí tuệ, cần tiếp thu ở mức độ khó, khá trừu tượng Và là kết quả của hoạt động, nhằm nhận thức bản chất, các mối quan hệ xã hội có tính quy luật nhằm thích ứng và cải tạo thế giới khách quan - Hành vi đáp ứng (ứng phó đề tồn tại, phát triển): là những hành vi được tạo ra để ứng phó với hoàn cảnh, tính huống thực tế nhất thời với mục đích tổn tai va phát triển

- Hành vi chủ động: là hành vị mang tính tự nguyện, tự phát và loại hành vi này thường được điều khiển bởi một chuỗi hành vi khác

- Hành vi xã hội (hay hành động xã hội): Định nghĩa được cho là hoàn chỉnh nhất của nhà xã hội học người Đức Max Weber về hành động xã hội; ông cho rằng hành động xã hội là “hành vi mà chủ thế gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định, một hành động xã

hội là một hành động của một cá nhân mà có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy, và cá

nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằng cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó” Có thê nói rằng con người sẽ hành động khi các hành động bị sự chỉ phối của những kì vọng về mọi thứ trong môi trường Các hành động được hướng dẫn bởi các giá trị tuyệt đối của ai đó Những điều này có thể được thê hiện trong một quy tắc đạo đức, thâm mỹ hoặc tôn giáo Các hành động được hướng dẫn bởi một phản ứng cảm xúc hoặc cảm xúc về những người và những thứ xung quanh ai đó Các hành động được thực hiện như một phần của truyền thống xã hội lâu đời

Trang 20

Mọi người hành động Hành động của họ dựa trên ý nghĩa mà ho gan cho cac tinh huống, con người Mọi người hành động đối với người khác trên cơ sở cách họ giải thích các hành động mang tính biểu tượng của chính họ Tuy nhiên, cùng một hành động có thê được hiểu khác nhau bởi những người khác nhau, việc phân chia này cũng chỉ mang tính quy ước ở một mức độ nhất định Các loại hành vi của con người liên

kết có quan hệ với nhau, từ hành vi bản năng đến hành vi kỹ xảo, hành vi trí tuệ và

hành vi đáp ứng và cuỗi cùng là hành vi xã hội đề đảm bảo cho sự tổn tại của cơ thể và hoạt động

9.4 Yếu tổ ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên 9.4.1 Yếu tố chủ quan

9.4.1.1 Nhận thức của sinh viên

Hành vi sử dụng MXH là hành vi phản ánh ý chí của cá nhân thông qua việc thê hiện ý thức của mình và là tập hợp các hành động được xã hội công nhận, nó thể hiện nhận thức của con người, mức độ nhận thức và sự phát triển của bản thân cá nhân đó Hành vi sử dụng MXH là một hành vi có ý thức, vì vậy khi nghiên cứu hành vị sử dụng MXH việc nghiên cứu về hành vi ý thức là rất quan trọng, căn cứ trên những biểu hiện nhận thức của thanh viên và tử mối quan hệ giữa ba mặt ý thức, tâm lý và hành vi Hành vi sử dụng MXH là một hành vi mà trong đó con người có ý thức phần đấu thực hiện các mục tiêu nhất định Như vậy từ đầu hành động của con người là hành động đã được nhận thức

9.4.1.2 Thái độ của sinh viên

Thái độ có thể xem xét là một thuộc tính trọn vẹn của ý thức con người Những cảm nhận bên ngoài thông qua những phản ứng của con người với sự vật theo một hướng cụ thể hoặc qua những hành động, cử chỉ, cách cư xử và lời nói của cá nhân ấy trong

từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể cũng là một biểu hiện của thái độ Có khá nhiều ý

kiến trái ngược nhau tuy nhiên đa số các nhà nghiên cứu vẫn tin rằng thái độ là môi trường giúp cá nhân phát triển hành động Điều quan trọng là con người sẽ chọn cách

ứng xử thế nào trước Thái độ là các đánh giá tốt hay không, đồng tình hoặc không

đồng tình là các nhận xét có sự thống nhất của con người thế hiện qua sự đồng tỉnh hay không ủng hộ đối với một vá đề nào đó Thái độ của con người khi tham gia MXH

Trang 21

là các nhận xét thể hiện thái độ của con người khi tham gia vào tran MXH Như vậy, đề hình thành được ý thức khi sử dụng MXH của con người nói chung và sinh viên nói riêng cần làm cho họ nhận thức tổn tại các câu hỏi về MXH và từ đó những hành vi cụ thê được thực hiện và được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành hành vi ý thức 9.4.1.3 Động cơ của sinh viên

Động cơ nhưng có thể hiểu là tập hợp những yếu tố thúc đây con người hành động bao gồm: ham muốn, cảm xúc, sự đam mê, khả năng suy nghĩ và hành vi Động cơ là yếu tổ thúc đây hành động đề thỏa mãn nhu cầu ham muốn về mặt vật chất lẫn tính thần Đề có thê thấu hiểu được bản chất của hành động thì cần phải xem xét các động cơ xuất phát từ bên trong đề có thé hiệu rõ hơn và từ đó tạo cơ sở đánh giá đúng đắn cho hành vi của họ Với động cơ khác nhau, thì mỗi một nguoi đều có cách hành động khác nhau và tất nhiên là kết quả sẽ khác nhau Từ các nhận định trên ta có thể thấy rằng khi con người tham gia MXH thì yếu tổ bên trong là động cơ thúc đây đề người dùng quyết định sử dụng MXH sao cho đúng với các chuân mực của xã hội

9.4.1.4 Đặc điểm tâm lý lứa tuỗi sinh viên

Vì những lòng nhiệt huyết cao nỗi bật với lứa tuổi sinh viên thì họ có nhu cầu đi chinh phục những điều mới mẻ thông qua MXH, qua đó sinh viên trao đôi những tư tưởng tình cảm, những quan điểm, những vấn đề trong công việc học tập của bản thân Vì vậy, mạng xã hội trở thành một công cụ không thẻ thiếu của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng Việc thê hiện bản thân hay việc tìm kiếm bạn bè trong môi trường mạng xã hội đã được nâng cao, thực hiện một cách dễ dàng hơn việc phải đi làm quen, trò chuyện, giao lưu ngoài thực tế Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay thi việc này vô cùng đơn giản chỉ với hành động “like” hay một click chuột, thì bạn da kết nối với cả thế giới thay bất kế về không gian hay thời gian thay vì việc phải đi gặp

mặt trực tiếp

9.4.2 Yếu tố khách quan 9.4.2.1 Môi trường xã hội

Là một thành viên của cộng đồng, với những đặc điểm, sở thích, khác nhau của sinh viên thì việc thể hiện các hành vi cũng không giống nhau Khi sống cùng chung với nhau trong một môi trường nhất định như kí túc xá, nhà trọ; học cùng chung một lớp,

Trang 22

một trường thì đù là khác vùng miền, khác văn hóa thì họ đều có chung nguyện vọng tìm gặp nhau đề có thê cùng nhau chia sẻ sở thích cá nhân cũng như kinh nghiệm học tập để cùng nhau vượt qua các giai đoạn khó khăn Vì vậy MXH được coi là một nơi có tính chất cộng đồng cao có thê giúp sinh viên làm được những việc có ích, giúp sinh viên thỏa mãn được nhu cầu của mình Là tầng lớp tri thức cao của đất nước, với khả năng thông minh và nhanh nhạy của bản thân, họ đã tự sáng tạo ra các trang MXH hay và bồ ích không chỉ phục vụ cho việc học tập mà còn giúp mình thư giãn sau mỗi buổi học tập

9.4.2.2 Điều kiện sinh hoạt

Cơ chế đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp đã xuất hiện khá nhiều trong các khía cạnh cuộc sống Trong hành vi và nhu cầu cũng vậy, khi đạt được những hành vi đơn giản con người mong muốn chính phục những hành vi phức tạp, khi nhu cầu thấp đạt được sẽ hướng đến một nhu cầu cao hơn

Việc tổn tại một cách lâu dải sẽ tạo thành các thói quen và điều này là nền tảng quan trọng đề hình thành hành vi có ý thức Khi có những điều kiện sinh hoạt phù hợp thì việc hình thành các thói quen cũng đễ dàng hơn Hơn nữa phân lớn sinh viên sống xa

gia đình và không có sự quản lý chặt chẽ từ gia đình nên hầu như họ không biết làm gì

trong thời gian dài ấy? Nên họ truy cập mạng MXH thường xuyên đề tìm kiếm nơi mà họ có thể giết thời gian bằng việc giải trí hoặc tìm hiểu những vấn đề liên quan đến sở thích Đây được coi là niềm vui của các bạn sau những giờ học căng thắng

9.4.2.3 Phương tiện vật chất

Khi những phương tiện vật chất không đáp ứng được nhu cầu của bản thân thì quá

trình hình thành thói quen sẽ diễn ra chậm hơn Với quá trình hội nhập quốc tế thì xã

hội cũng phát triển không ngừng Khi công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì đời sống vật chất thay đôi rõ ràng và nhanh chóng Qua những chiếc điện thoại, máy tính bảng, laptop, thiết bị công nghệ cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên Trong các nhân tô nêu trên thì phương tiện kĩ thuật là một điều kiện quan trọng để hình thành hành vi sử dụng mạng xã hội Và đây được nhận định là yếu tố khó kiểm soát trong giai đoạn hiện nay Yếu tố chủ quan: nhận thức, thái độ có môi quan hệ găn bó tác động qua lại với nhau tạo nên đặc điểm tính cách riêng

Trang 23

cua moi ca nhân Đây là những yêu tô bên trong khó tác động, muôn thay đôi cân có thời gian thay đổi nhận thức cũng như thái độ của mỗi người

Tiểu luận chương 1

Chương I1 đã nghiên cứu về cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Thông qua quá trình nghiên cứu tài liệu trong nước và ngoài nước tác giả đã trình bày được lịch sử nghiên cứu về các vấn đề liên quan Và một số khái niệm cơ bản của đề tài như khái niệm hành vi, các đặc điểm, các loại của hành vi Một trong những phân không thê thiếu khi nghiên cứu hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên là khái nệm mạng xã hội và một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội của họ Nội dung cuối cùng chúng tôi trình bày trong chương này là chỉ ra những yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến hành vi sử dụng MXH của sinh viên

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SINH VIÊN SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

HIỆN NAY CỦA SINH VIÊN 2.1.1.1.1.1 Tổ chức nghiên cứu

Đề tài được tô chức nghiên cứu theo hai giai đoạn: nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn

2.1.1.1.1.1.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu

Tổng số khách thê được nghiên cứu là 120 sinh viên từ các khối ngành từ nhiều trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh Khách thể nghiên cứu chủ yếu là sinh viên khối ngành Giáo dục có độ tuôi từ 18 - 20 tuôi

2.1.1.1.1.1.2 Các giai đoạn nghiên cứu 2.1.1.1.1.1.2.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng như các tác giả nước ngoài về hành vi, hành vi sử dụng MXH của sinh viên từ đó xác định kế thừa những luận điểm của họ đồng thời chỉ ra được những hạn chế ở các nghiên cứu để tiếp tục nghiên cứu

Phân tích các biểu hiện của hành vi sử dụng MXH, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi sử dụng MXH và ảnh hưởng của MXH đối với sinh viên

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w