1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Giữa Kỳ Văn Hóa Nghệ Thuật Múa Đương Đại Việt Nam.pdf

31 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Nghệ Thuật Múa Đương Đại Việt Nam
Tác giả Nhĩm 5
Người hướng dẫn TS. Ngơ Anh Đào
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHĨ HỎ CHÍ MINH
Chuyên ngành Văn Hĩa Nghệ Thuật
Thể loại Đề Tài Giữa Kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 4,49 MB

Nội dung

Múa đương đại Việt Nam, sau gần 30 năm du nhập, đã trở nên phô biến và được khán giả đương thời ưa thích, với nhiều tác phẩm mang yếu tố triết lý và sự kết hợp đa dạng với các loại hình

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHÓ HỎ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HÓA HỌC

Trang 2

blog 1g na 7

3.2 Tính chất của nghệ thuật Múa đương đại ở Việt Nam . - con csằằ: 16

Trang 3

3.2.2 Tính thâm mỹ . - 1 S22 E22 221515155E1112113 15151 111111110112111 1101111121111 2 re 17 3.2.3 Tính biểu CAM 0 c cc cecececsesesesssssesevessceasesscsesesucsesessseeseestitessesiscntasteseeseteaeates 18 3.2.4 Tính ưu ViỆt S22 1112111212111 111 1111111111112 0112111101112 49

4 Thành tựu tiêu biểu của múa đương đại Việt /Naim nhe 20

4.1 Những nghệ sĩ, biên đạo múa đương đại tiêu biểu của Việt Nam: 20

4.2 Những tác phẩm tiêu biểu nỗi bật: - 222G 2222k 20

4.3 Những thành tựu nỗi bật của nghệ thuật múa đương đại của Việt Nam ở quốc

VẾ Q.2 SH HH HH HT HH1 HT HH1 n1 ng dàn 21

3 Gid trị văn hóa của nghệ thuật múa đương đại Việt NHHH o.ààààằằằằằằằằằằ 21

6.1 Thực trạng, thách thức của Múa dương đại ở Việt Nam hiện nay 24 NHAN ioốcoutdaaaaaaạạaaaaaaa 24

6.2.2 Có chính sách bảo vệ bản quyền cho các tác phâm múa đương đại trong nghệ

KET 177 PP 28 080/2i0y;71 07/7008 n8 8 e5e ẢỶẢ 29

DANH SÁCH THÀNH VIÊN . -2: 2222 22212111122122121121112121121122 10111 rre 31

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Ly do chon dé tai

Như các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa có chức năng phản ánh hiện thực

xã hội bằng ngôn ngữ đặc trưng của nó Mỗi tác phẩm nghệ thuật múa là một cảm xúc, một thông điệp của nghệ sĩ về cuộc sống Từ giai đoạn “đôi mới” đến nay, đã xuất hiện nhiều tiết mục múa, tác phẩm mang đậm dấu ấn thời đại và sự đa dang sang tạo của các nghệ sĩ Nhiều tác phẩm đã làm phong phú thêm cho ngành múa Việt Nam bằng cách tinh tế kết hợp với vốn văn hóa và kiến thức đân tộc Nghệ thuật múa đương đại, với tính “thoáng mở” của nó, đã khơi nguồn cho nhiều ý tưởng sáng tạo và phá cách Múa đương đại Việt Nam, sau gần 30 năm du nhập, đã trở nên phô biến và được khán giả đương thời ưa thích, với nhiều tác phẩm mang yếu tố triết lý và sự kết hợp đa dạng với các loại hình nghệ thuật khác nhau

Tuy nhiên, nghiên cứu về múa đương đại ở Việt Nam vân còn hạn chê Hiện chưa có các công trình chuyên sâu nào tập trung vào vân đề này Vì vậy, cân nhận thức rõ về vai trò và g1á trị của múa đương đại trong nghệ thuật múa, và cân thêm kiên thức từ công tác nghiên cứu, lý luận, đảo tạo vả sáng tác

Chính vì thế, nhóm chúng tôi đã quyết định thực hiện đề tài “Văn hóa nghệ thuật Múa

đương đại Việt Nam” đễ nghiên cứu Đây là một đề tài mới, mang tính lý luận và thực

tiễn, và cần phải nghiên cứu từ quá trình xuất hiện, tiếp biến, hình thành đến phát triển của nghệ thuật Múa đương đại ở Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mang đến kiến thức nền tảng về nghệ thuật múa đương đại Việt Nam cũng như làm rõ được những giá trị văn hóa, nghệ thuật của loại hình này Từ những tri thức khoa học đã tìm hiểu được, nhóm chúng tôi mong muốn sẽ cung cấp thêm những thông tin bé ich cho những cá nhân, tổ chức có đề tài nghiên cứu mang tính tương đồng sau này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu cua dé tai tập trung đề cập đến nghệ thuật Múa đương đại trong phạm vi ở Việt Nam và từ khi nó du nhập đến nay Những giá trị mang tính văn hóa, thâm

mỹ chính là những điều chúng tôi lưu tâm trong đề tài này

Trang 5

4 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp nghiên cứu, dựa trên góc nhìn văn hoá thông qua các giáo trình, các tài liệu tham khảo cũng như sách báo liên quan đến các vấn đề của đề tài nghiên cứu Đồng thời, sử dụng kết hợp phương pháp hệ thống, phương pháp tiếp cận các kiến thức liên ngành để tiễn hành nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã sử dụng một số thao tác để hoàn thành các yêu cầu đề ra như: Thao tác phân tích và tong hop; thao tac so sánh, đối chiếu; thao tác thống kê

5 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Hiện nay, nghiên cứu về múa đương đại ở Việt Nam vẫn còn hạn chế và chia thành hai loại: nghiên cứu của học giả nước ngoải và nghiên cứu của các học giả Việt Nam Nghiên cứu của học giả nước ngoài tập trung vảo sự giao lưu văn hóa và thay đôi trong nghệ thuật múa, trong khi nghiên cứu của các học giả Việt Nam tập trung vào khái niệm và đặc điểm của múa đương đại, thực trạng dao tạo, các nghệ sĩ tiêu biểu, và việc áp dụng ngôn ngữ nghệ thuật múa hiện đại trong sáng tạo

Tuy múa đương đại đã xuất hiện và phát triển ở Việt Nam, nhưng việc nghiên cứu vẫn còn hạn chế và chưa có sự thông nhất trong quan điểm nhận thức Do đó, chúng tôi đã chọn

đề tài Văn hóa nghệ thuật Múa đương đại Việt Nam với hy vọng có thê góp phần làm rõ,

hệ thống hóa và làm bật được các giá trị văn hóa, thâm mỹ về loại hình nghệ thuật Múa đương đại trong ngành múa Việt Nam

Phần 3 Nghệ thuật Múa đương đại ở Việt Nam

Phần 4 Thành tựu tiêu biểu của múa đương đại Việt Nam

Phần 5 Giá trị văn hóa của nghệ thuật múa đương đại Việt Nam

Phần 6 Văn hoá múa đương đại ở Việt Nam hiện nay

Trang 6

NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

LA Van hoa

Theo Sir Edward Burnett Tylor trong céng trinh Primitive Culture (1871): “Van héa

hoặc văn mình, hiểu theo nghĩa rộng nhất của dân tộc học, là cái toàn thể phức hợp bao gồm nhận thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, dạo đức, pháp luật, phong tục và các năng lực hoặc tập tục khác do con người thu đắc với tư cách thành viên xã hội `

1.2 Nghệ thuật

Nghệ thuật là hình thái ý thức phản ánh tư duy, tình cảm, cảm xúc của con người trước nghệ thuật khách quan Hay hiểu một cách khác, nghệ thuật là sự sáng tạo ra những giá trị/tác phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng - thâm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức 1.3 Văn hóa nghệ thuật

Văn hóa nghệ thuật chịu sự quy định của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, vừa có tính độc lập tương đối, và có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với đời sống xã hội Văn hóa nghệ thuật vận hành theo những quy luật chung của văn hóa tinh thần và văn hóa thâm mỹ, đồng thời nó vận động theo quy luật bên trong của chính mình

Văn hóa nghệ thuật đảm nhiệm một tô hợp các chức năng xã hội nhất định như: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thâm mỹ, chức năng giải trí, chức năng dự báo

1.4 Mua dương đại

Theo chuyên gia về múa người Mỹ, Treva Bedinghaus: “A⁄Za đương đại là kiểu múa

ấn tượng, trong đó kết hợp những yếu tô của nhiều loại múa như múa hiện đại, mia jazz, mua lyrical và ballet cô điển Diễn viên múa đương đại có gắng kết nỗi tâm trí với cơ thể thông qua các động tác mùa mmêm mại, nhuấn nhuyên `

Thực tế, múa đương đại được phát triển lên từ múa hiện đại Nó dựa vào hệ thống kỹ thuật của múa hiện đại, nhưng không có động tác cụ thê mả mang yêu tô triệt lý với nhiêu

Trang 7

tang ý nghĩa, được kết nôi với nhiêu cảm xúc giữa cơ thê người diễn viên vả sự khám phá thông điệp của khán giả Đặc biệt, múa đương đại có thê biêu diễn ở mọi nơi, tùy thuộc vào ý tưởng của biên đạo và được kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Nguồn gốc của múa đương đại

Múa đương đại được xem là “con đẻ” của múa hiện đại, bắt nguồn từ những năm đầu thé ky XX va duoc phat triển đến ngày nay Nó hình thành như một phản ứng đối lập với những kỹ thuật và quy tắc nghiêm ngặt, cứng nhắc của hình thức múa ballet cô điển “Cha đẻ” của múa đương đại - múa hiện đại được tạo ra bởi những người đã mệt mỏi vì các điểm hạn chế của ballet, nhưng thay vì tạo ra các bước nhảy theo ý thích của họ, họ chỉ đơn giản

là dựa trên những yếu tô cơ bản của múa ballet cỗ điền, lấy các vị trí và bước múa của ballet co ban va thay déi chúng Sau đó, thể kỷ XX với hai cuộc kháng chiến đã làm tôn thương sâu sắc cho toàn thê nhân loại về ca vật chất lẫn tính thần Thời kỳ này, ý thức về quyên con người ngày càng mạnh mẽ, họ bắt đầu trở nên hoang mang, giằng xé nội tâm về khả năng thấu hiểu bản ngã và thế giới của bản thân Những thành tựu của thời kỳ hiện đại nói chung trở nên méo mó đối với con người phương Tây, vì thế mà trào lưu văn hóa hậu hiện đại được hình thành với sản phâm trực tiếp chính là nghệ thuật đương đại, bao gồm

cả nghệ thuật múa đương đại

Trong thế ký XX, nghệ thuật múa đương đại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng văn hóa liên tiếp ở khắp các châu lục trên thế giới Trong số các nhà tiên phong trong việc định hướng văn hóa múa đương đại nôi lên hai biên đạo múa Isadora Duncan (1877 - 1927) và

Martha Graham (1894 - 1991) Họ đã tìm kiếm sự di chuyên thoải mái bằng cách sử dụng

những đường nét chuyền động tự nhiên của cơ thể, sức mạnh của thân hình và năng lượng bên trong đề tạo ra hàng loạt chuyên động tiếp nối đẹp đẽ và nghệ thuật hơn những kỹ thuật múa đã được công nhận trước đó Với văn hóa múa đương đại, các vũ công từ đó đã vượt

ra ngoài sự thông trị của sân khấu ballet cô điển, đồng thời văn hóa múa này tiếp tục phát triển và không ngừng biến đồi, sáng tạo, trở thành một hình thức nghệ thuật biểu diễn phố biến trên toàn thế giới cho đến tận ngày nay

Trang 8

2.2 Tiến trình văn hoá múa đương đại đi vào Việt Nam

Múa đương đại ở Việt Nam bắt đầu hình thành vào thế kỷ XX dưới sự ảnh hưởng của các phong trào múa đương đại khác trên thế giới Tuy nhiên, sự phát triển của nó bị gián đoạn bởi các cuộc chiến tranh diễn ra ở nước ta Sau khi đất nước được thông nhất, nhiều chính sách cải cách, đôi mới được thực hiện, trong đó có chính sách kinh tế về đôi mới và văn hóa nghệ thuật Vì thế, múa đương đại cũng được tạo điều kiện để “sống dậy” với cột mốc đáng nhớ là sự kiện đoàn múa tư bản đầu tiên từ phương Tây đến lưu diễn tại nước ta sau chiến tranh - đoàn múa phương Bắc (Dance North), Úc với sự hướng dẫn của biên đạo mua Cherry Stock vao thang 1 năm 1988, chính thức đánh dâu cột mốc văn hóa múa đương đại du nhập vào Việt Nam Các giai đoạn phát triển của múa đương đại Việt Nam có thê chia làm ba giai đoạn: 988 - 1998, 1998 - 2008 và 2008 - 20 14

Nguồn: suckhoedoisong.vn 2.2.1 Giai đoạn 1988 - 1998

Từ năm 1989 đến năm 1993, bà Cherry Stock cùng đoàn múa của mình đã trở lại Việt Nam biểu diễn cũng như biên đạo cho nhiều vở điễn của các vũ công Việt Nam, chăng hạn như vở “Qua miền đất lạ” cho Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam Từ những năm 1993, xuất

Trang 9

hiện thêm nhiều dự án nghệ thuật kết hợp với các nghệ sĩ nước ngoải, trong đó có sự đóng góp to lớn về nghệ thuật múa đương đại của biên đạo múa người Pháp Phillipe Cohen - người được chính phủ nước ta tôn vinh vì sự phát triển văn hóa nước nhà Ông đã biên đạo

và cải cách các vở điển theo lối tư duy hiện đại phù hợp với thị hiểu của khán giả Việt Nam, cũng như mang những yếu tố nước ngoài vào trong vở diễn của mình nhằm đem lại

ấn tượng sâu sắc cho khán giả đại chúng, như vở “Kẹp hạt dẻ” được Phillipe Cohen mượn

ý tưởng từ truyén “Nutcracker” Vào giai đoạn này, các biên đạo, nghệ sĩ múa Việt Nam rất quan tâm đến ngôn ngữ múa và cái “chất” của múa đương đại Họ đã học hỏi từ phương tiện truyền thông và các biên đạo, vở diễn nước ngoài, sau đó áp dụng chúng vào trong các tiết mục múa của mình mặc dù sự áp dụng ấy vẫn còn khá máy móc, lúng túng, thiếu đi sự sáng tạo cần có bởi họ đã quen với lỗi nghệ thuật múa cô điển Nói chung, g1ai đoạn 1988

- 1998 vẫn còn khá non trẻ, với công chúng chưa hoàn toàn biết đến sự tồn tại của múa đương đại Việt, còn các nghệ sĩ thì đa số vẫn còn mông lung, chưa đủ định hướng để xây dựng múa đương đại một cách mạnh mẽ hơn

2.2.2 Giai đoạn 1998 - 2008

Chương trình múa “Khám phá” do bà Cherry Stock tô chức vào năm 2000 tại Hà Nội

đã gây ấn tượng mạnh với khán giả Việt Nam bởi những vở diễn mang đầy màu sắc sáng tạo, đặc trưng của múa đương đại phương Tây, kết hợp với đạo cụ và đàn âm nhạc giao hưởng tạo nên một bữa tiệc nghệ thuật độc đáo, có một không hai Từ đó, các tiết mục múa bắt đầu được biên đạo, dàn dựng bài bản nhằm khai thác sâu hơn, rộng hơn những đặc điểm của múa đương đại phương Tây, đồng thời tạo ra nhiều thông điệp ý nghĩa, chuẩn mực mới cho loại hình văn hóa này Có thê nói, giai đoạn này là giai đoạn phát triển nhất của ngành múa Việt Nam nói chung và nghệ thuật múa đương đại Việt nói riêng từ khi đôi mới bởi nhiều tiết mục, vở múa đã được ra mắt với màu sắc riêng biệt, có sự tiễn bộ rõ rệt

so VỚI glai đoạn đầu Các biên đạo và nghệ sĩ múa Việt Nam được học hỏi bài bản, biết cách thể hiện lỗi tư duy nghệ thuật của mình, từ đó đem vào những vở diễn cho khán giả gần xa thưởng thức Bên cạnh đó là vô số những thành tựu mà văn hóa múa đương đại Việt Nam thoi ki nay đã đạt được qua các cuộc thi như Tài năng trẻ, Tài năng sáng tác múa 2.2.3 Giai đoạn 2008 - 2014

Nỗi tiếp sự thành công của văn hóa múa đương đại giai đoạn trước, những nhả biên đạo và nghệ sĩ múa ở giai đoạn này đã tiếp tục phát huy sự sáng tạo của mình thông qua

Trang 10

việc kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác trên sân khấu trình điễn và cả công nghệ SỐ, công nghệ điện ảnh nhằm tăng thêm sự phong phú, độc đáo cho vở diễn cũng như truyền tải trọn vẹn những thông điệp, ý đồ của nhà biên đạo Vì thế đây được coi la điểm nối bật của nghệ thuật múa đương đại thời kì này Bên cạnh đó, van con ton tại nhiều tiết mục múa như ở những giai đoạn trước, thậm chí bắt đầu trở nên nhàm chán bởi vẫn dậm chân tại chỗ, không có sự sáng tạo trong ý tưởng hay kiểu cách

3 Nghệ thuật Múa đương đại ở Việt Nam

3.1 Đặc rưng của nghệ thuật Múa đương đại

Múa đương đại là một phong cách múa gồm nhiều sự đối mới, kỹ thuật pha trộn từ các thể loại khác nhau: múa ba lê cổ điển „ nhạc jazz, mua hiện đại và múa trữ tình Thể loại múa này, tập trung nhiều hơn vào động tác trên sàn thay vì động tác bằng chân và mũi nhọn giống như balle, cũng như không bị hạn chế bởi các quy tắc chi phối các hình thức múa truyền thống Thay vào đó, nó dựa vào sự ngẫu hứng và tính linh hoạt, đồng thời được đặc trưng bởi sự tự đo đi chuyển và tính trôi chảy, cho phép các vũ công khám phá sự kết nối giữa cơ thê và tâm trí và khơi gợi cảm xúc một cách lý tưởng cho khán giả

hiến

Neguon: maru.vn

Trang 11

Múa đương đại đôi khi được coi là một hình thức kể chuyện và các vũ công có thể sử dụng phương tiện này để khắc họa các nhân vật, diễn lại các sự kiện hoặc truyền tải những câu chuyện cá nhân Nó cũng có thể truyền đạt những ý tưởng trừu tượng, chăng hạn như các giá trị đạo đức, sự chấp nhận bản thân và các vấn đề xã hội kip thoi Trang phục thường phản ánh chủ đề hoặc giai điệu của âm nhạc đi kèm và các vũ công thường biểu diễn bằng chân trần Việc tiếp xúc trực tiếp với sản múa qua bàn chân trần giúp vũ công tạo sự kết nối sâu sắc với mặt đất, mang lại cảm giác ôn định, vững chãi và với không gian xung quanh Khi bỏ giày dép, vũ công giải phóng đôi chân khỏi những ràng buộc, cho phép họ

di chuyển một cách tự do và linh hoạt hơn Điều này mở ra khả năng sáng tạo và biểu cảm mới, giúp họ khám phá những giới hạn của cơ thê và thể hiện bản thân một cách trọn vẹn hơn Người biêu diễn có thê biểu diễn kiểu nhảy theo nhiều phong cách âm nhạc khác nhau,

những bài thơ và bài hát có lời nói hoặc kê cả trong sự im lặng

Một loại hình nghệ thuật muốn có được sự nhận diện của mình trên sàn biểu diễn phải mang những “bản sắc” riêng và nghệ thuật Múa đương đại cũng như vậy, nó mang những đặc thù về sự tự do, thoải mái ngoài ra còn đặc trưng bởi: kỹ thuật, trang phục, sân khấu mà chỉ trên sàn diễn của Múa đương đại mới nhìn thấy được Và đưới góc độ văn hóa chúng tôi đã đi vào hai vấn đề chính đề trình bày phần đặc trưng của nghệ thuật Múa đương đại đó chính là: z›gôn ngữ hình thể và thông điệp được truyền tải qua tác phẩm 3.1.1 Ngôn ngữ hình thể trong nghệ thuật Múa đương đại:

“Múa đương đại là nghệ thuật được xây đựng từ ngôn ngữ hình thê nhằm chuyển tải đến người xem những thông điệp, câu chuyện về thế giới và về cuộc sống đang hiện hữu xung quanh chúng ta theo cách của các nghệ sĩ múa ”.1

Lấy nguồn cảm hứng từ chính những điệu nhảy khiêu vũ hiện đại Tuy nhiên, Múa

đương đại mang phong cách sáng tạo riêng, hướng đến việc truyền tải cho người xem những thông điệp rõ ràng, qua đó, giúp họ dễ tiếp cận và đễ đồng cảm hơn Có thể nói, các điệu múa đương đại như một hình thức diễn kịch, nhưng không bằng lời nói mà bộc lộ qua ngôn ngữ hình thể Để cảm nhận hết sự sâu lắng cùng nét tinh túy riêng của bộ môn nghệ

1 (03/01/2020) Những sắc màu của Múa đương đại Việt Nam Báo Văn nghệ Truy xuất từ https://oaovannghe.com.vn/nhung-sac-mau-cua-mua-duong-dai-viet-nam-20086.html

Trang 12

thuật này, người xem cần khám phá chúng bằng tư duy riêng

Không đòi hỏi nhiều yếu tô kỹ thuật như múa ballet cũng không đi theo khuôn khô nhất định, mang tính hàn lâm, đầy gò bó như các môn nghệ thuật khác, Múa đương đại nhân mạnh đến sự sáng tạo, phóng khoáng và đầy tự do Trên những nền nhạc khác nhau, người nhảy có thê thỏa sức bộc lộ cá tính cùng nét thu hút riêng của mình, giải phóng cơ thê ở mức tối đa nhất Và ngôn ngữ múa luôn thay đôi và biến động không ngừng để đáp Ứng với thâm mỹ đương đại, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi xu thế hội nhập văn hóa đang phát triển khá mạnh mẽ và phức tạp Những đặc điểm mới của ngôn ngữ Múa đương đại so với ngôn ngữ khuôn mẫu của múa cô điển Châu Âu như sự phóng khoáng, tương đối tự do trong cấu tạo, chuyên động các động tác, tô hợp động tác Những tác động của ánh sáng với trang phục, các hình thức chuyển động mới, xuất phát từ trung tâm cơ thể, kích thích, hoạt động đánh thức các bộ phận, giúp giải phóng cơ thể Múa đương đại đã có những bố sung mới hiện đại hơn như kỹ thuật hít, thở, sự chuyển động của các khớp, bước chân người diễn trong không gian tác phẩm một cách tự nhiên; sự tưởng tượng ra các sự vật, hiện tượng tự nhiên vả tự điều chỉnh, cân bằng, định hướng không gian biểu diễn Khi đến với bộ môn này, người học luôn duy trì được tính thần lạc quan, thoải mái, cơ thê cũng trở nên mềm mại, linh hoạt hơn trong từng chuyên động Đến với Múa đương đại, những bước nhảy lúc này không chỉ là để thỏa mãn đam mê cá nhân, mà thông qua đó, bạn còn được bộc lộ cảm xúc bản thân một cách chân thật nhất, rõ nét nhất Bằng những chuyên động uyên chuyên, tính tế kết hợp với âm nhạc hiện đại, Múa đương đại ngày nay dường như trở nên gần gũi và găn bó hơn với con người Một số ví dụ đề dễ hình dung hơn về ngôn ngữ hình thể được diễn đạt trong tác phẩm:

Trang 13

Thể hiện ý tưởng:

e Vẻ đẹp của thiên nhiên: Các động tác múa thường uyên chuyền, mềm mại, mô phỏng những hình ảnh trong thiên nhiên như sóng vỗ, mây trôi, lá bay,

® Sức mạnh của con người: Các động tác múa thường mạnh mẽ, dứt khoát, thê hiện

sự quyết tâm, ý chí và nghị lực của con người

® Vòng xoay của cuộc sống: Các động tác múa thường lặp đi lặp lại, thể hiện sự tuần hoàn, vô thường của cuộc sống

® Sự mong manh của kiếp người: Các động tác múa thường nhẹ nhàng, mỏng manh, thê hiện sự ngăn ngủi, mong manh của kiép người

Thực ra, Múa đương đại không khác gì học làm diễn viên Không chỉ thuần thục các động tác cơ bản mà còn phải rèn luyện về mặt cảm xúc thật tốt Để cho thay duoc tam quan trọng của ngôn ngữ hình thức trong kỹ thuật múa các chuyên gia cũng đưa ra ý kiến rang:

“Muon xác định ưu điểm và hạn chế trước tiên cần xem xét từ ngôn ngữ biểu hiện Trong sáng tạo nghệ thuật, ngôn ngữ xáy dựng tác phẩm là vấn đề quan trọng bậc nhất và nghệ thuật múa cũng không nằm ngoài nguyên tắc đó ”2

3.1.2 Thông điệp được truyền tải qua các tác phẩm

Về cơ bản, Múa đương đại hiện nay có 4 hình thức biểu hiện, bao gồm:

1 Múa đương đại loại Drama: Đây la thể loại múa được biên đạo và phát triển theo kiểu một câu chuyện - một nội dung "Lời ru của mẹ" - biên đạo: Chấn Thanh: Tác phẩm lay cảm hứng từ lời ru của mẹ, khắc họa hình ảnh nguoi me tan tao,chiu thuong chiu khó, hy sinh cả cuộc đời cho con

2 Múa đương đại loại câu trúc: Loại múa này thể hiện về phần nội dung cũng như tính minh họa của bài múa không được biểu hiện rõ ràng mà đường như ân chứa

một phần hàm xúc để người xem phải suy nghĩ "Cõi bình yên" - biên đạo: Cao

Văn Tám: Tác phâm thể hiện khát vọng về một cuộc sống binh yên, an nhiên, thoát khỏi những lo toan, phiền muộn của cuộc sống

3 Múa đương đại loại triết học: Thê loại này truyền đạt và lây cảm hứng biên đạo

từ những quy luật tự nhiên và hướng tới con người "Võ thường" - biên đạo: Ngọc

2 NSND Ung Duy Thịnh - Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, htto://vannghehue vn/tin-tuc/p0/c164/n3226/nghe-thuat- mua-duong-dai-viet-nam-tu-mot-goc-nhin.html

Trang 14

Tuyển: Tác phẩm thê hiện triết lý Phật giáo về sự vô thường của cuộc sống, với

những biến đổi không ngừng và quy luật sinh - lão - bệnh - tử

4 Múa đương đại loại tương tác/ngẫu hứng: Là bài biểu diễn không dựa theo kịch bản có sẵn, tập trung vào sự thả lỏng thoải mái tương tác giữa cơ thê vũ công với nhau "Sắc màu"- biên đạo: Kiên An: Tác phẩm sử dụng những động tác múa tự

do, phóng khoáng, thê hiện sự sáng tạo và cảm xúc của vũ công

Xuất phát từ quan điểm trong kỹ thuật múa là sự tự do phóng khoáng, chính vì vậy mà thông điệp được truyền tải của các tác phẩm Múa đương đại cũng mang tầng lớp đa nghĩa Ngôn ngữ hình thể, âm thanh, sân khấu và ánh sáng được kết hợp trong lúc trình diễn tạo cho khán giả những cảm nhận khác nhau trong cách thê hiện của diễn viên múa Một nội dung cụ thể nhưng không áp đặt suy nghĩ lên phần trình diễn mà đó là thông điệp đa màu dan dat cảm xúc và cách tư duy của người xem vảo phân tiết mục

Không chỉ “đa màu” trong cảm xúc của người xem bên trong chính mỗi người biên đạo múa sẽ có cách nhỉn nhận và cảm nhận riêng về cuộc sông, từ đó thê hiện thông điệp cua minh qua tác phâm Từ đó, thê hiện dau ân riêng biệt của tác phẩm, không thê sao chép

hay lặp lại

Điền hình như cùng nhìn về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam nhưng có sự khác nhau

trong hai tác phẩm “Thân phận” và “Sóng lụa ven đô” Cụ thể:

Trong tác phẩm múa “Thân phận” của biên đạo Tuyết Minh người phụ nữ Việt Nam xưa với những cam chịu cùng cực dưới chế độ phong kiến Những chế định nghiêm ngặt trong tình yêu đôi lứa đã khiến người phụ nữ không bao giờ được sống đúng với tình yêu của mình, được thể hiện bản thân mình trước người khác tình yêu bị dồn nén trở thành

sự giằng xé, đau khổ Sử dụng xuyên suốt tác phẩm là một dải lụa dài thả chéo từ trên xuống dưới, diễn viên từ đầu đến cuối dường như không thoát ra khỏi không gian của tắm lụa đó Chính thủ pháp nghệ thuật này đã khéo léo dẫn dắt người xem liên tưởng về một quá khứ đến nghẹt thở của chế độ phong kiến, người phụ nữ không có bất cứ một thứ quyền

øì ngay cả quyền có được hạnh phúc riêng tư Dải lụa được biên đạo lựa chọn trở thành công cụ tạo dựng bản sắc điển hình của phụ nữ Việt Nam xưa, họ bị gò bó, kìm kẹp và vô hình trong cái xã hội phong kiến mà ở đó vai trò của người phụ nữ chỉ là người hầu kẻ hạ, công cụ duy tri noi gidng

Trang 15

Cũng khai thác chủ đề hình tượng là người phụ nữ Việt Nam, song trong tác phâm múa

“Sóng lụa ven đô” người xem lại thay được hình ảnh người phụ nữ ở một khía cạnh khác,

vẻ đẹp khác Đó là vẻ đẹp trong lao động sản xuất, trong tâm hồn phần khởi hòa nhịp cùng thời đại hội nhập Những đức tính chịu thương chịu khó, dịu dàng, duyên dáng được hòa vào với sự chủ động, tự tin tạo nên một hình ảnh mới hoàn toàn về người phụ nữ Việt Nam thời đại mới Tác phẩm múa “Sóng lụa ven đô” là một bức tranh tả cảnh những người phụ nữ của làng lụa Vạn Phúc bên khung cửi đang hàng ngày dệt nên những tâm lụa đầy màu sắc làm đẹp cho đời, cho người Bằng cách khai thác hình ảnh rất đẹp, thơ mộng và đầy lãng mạn những phụ nữ Vạn Phúc đã hiện lên qua tác phẩm thật mềm mại, nhẹ nhàng, duyên dáng Làng quê Vạn Phúc trong ánh ban mai long lanh đã được biên đạo Ngọc Bích và nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đây lên cao trào khi đã khai thác thành công điệu múa dân gian của đồng bằng Bắc bộ với những dải lụa dao, chiếc áo yếm cùng những động tác mang đậm phong cách mới, đó là ngôn ngữ động tác ballet hiện đại Tác phẩm múa “Sóng lụa ven đô” đã sử dụng sáng tạo chất liệu dân gian, phản ánh chủ đề về làng nghề truyền thống của quê hương, đất nước Là một chủ đề không mới nhưng bằng cách kết hợp khéo léo của các chất liệu từ dân gian đến đương đại

Ngoài sự kết hợp nhịp nhàng với nghệ thuật dân gian truyền thống Múa đương đại cốt lõi đề cập đến những vấn đề nhức nhối trong xã hội như bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường và khuyến khích con người sống một cuộc sống ý nghĩa và tốt đẹp hơn Tỉnh yêu thương, lòng nhân ái, sự hy sinh đây là những giá trị mà múa đương đại hướng đến Tác phẩm “Cái Tổ” đưa khán giả đến với không gian nghệ thuật của những động tác múa hình thể và âm nhạc theo kết cấu bốn phần: Đung đung đưa đưa - Bí mật bị giấu kín - Sàn diễn cuộc đời - Trong, ngoài một thể Không gian ấy được kết nối, đan cài chăng chịt bởi những sợi dây, nơi có tình yêu, sự tự do, những điều thầm kín bện thành miền an trú trong tâm hỗn “Cái tô” là ngôi nha, nơi mỗi người bước ra ngoài và trở về Những chuyền động uyễn chuyên, tinh tế của cơ thé trong sự biến hóa của ánh sáng và âm nhạc, đã chở đi thông điệp đầy nhân văn về sức mạnh gắn kết của gia đình, về những khoảng lặng bình yên của mỗi cá nhân trước một thế giới nhiều biến động Trong bối cảnh đại địch Covid-L9, con người càng cần sống chậm lại bên nhau đề tìm cách thích nghi, ứng phó

Ngày đăng: 22/08/2024, 15:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w