1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chế độ nô lệ ở hoa kỳ

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

0.2 Mục đích nghiên cứu Giới thiệu sự hình thành và phát triển của chế độ nô lệ ở Mỹ, từ đó phân tích những đấutranh và chia rẽ trong xã hội – chính trị đưa đến cuộc Nội chiến Nam – Bắc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠTKHOA QUỐC TẾ HỌC

Đà Lạt, 2018

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

0.1 Lý do chọn đề tài 2

0.2 Mục đích nghiên cứu 2

0.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

0.4 Phương pháp nghiên cứu 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I SỰ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MỸ 3

CHƯƠNG II TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MỸ 4

1 Đầu thế kỷ XVII đến cuộc Cách mạng Mỹ (1775-1783) 4

1.1 Miền Bắc 4

1.2 Miền Trung 5

1.3 Miền Nam 5

2 Từ sau Cách mạng Mỹ đến cuộc nội chiến Nam-Bắc (1861-1865) 6

CHƯƠNG III QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH – SỰ CHIA RẼ TRONG

NỘI BỘ NƯỚC MỸ 7

1 Cuộc đấu tranh của những người bài nô da trắng và những người da đen tự do 7

1.1 Cuộc đấu tranh của những nhà bài nô da trắng 7

1.2 Cuộc đấu tranh của những người da đen tự do 9

2 Những chia rẽ về mặt chính trị – sự phân chia các bang có chế độ nô lệ và các bang tự do 10

CHƯƠNG IV QUÁ TRÌNH BÃI BỎ CHẾ ĐỘ NÔ LỆ 12

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

MỞ ĐẦU

0.1 Lý do chọn đề tài

Chế độ nô lệ là một chương lịch sử quan trọng của nước Mỹ đưa đến sự xuất hiện củangười da đen tại khu vực Bắc Mỹ Ngoài ra, chế độ nô lệ cũng là một trong số nhữngnguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc Nội chiến Nam-Bắc đẫm máu (1861-1865) khi đã tạora trong lòng nước Mỹ những mâu thuẫn trong cả xã hội lẫn chính trị

0.2 Mục đích nghiên cứu

Giới thiệu sự hình thành và phát triển của chế độ nô lệ ở Mỹ, từ đó phân tích những đấutranh và chia rẽ trong xã hội – chính trị đưa đến cuộc Nội chiến Nam – Bắc (1861-1865).Sau cùng chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới việc cần phải xóa bỏ chế độ nô lệ và quá trìnhchấm dứt hoàn toàn trang lịch sử đen tối này của Hoa Kỳ

0.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: chế độ nô lệ ở MỹPhạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Xã hội Mỹ theo ba khu vực: Bắc, Trung, Nam.- Thời gian: Đề tài nghiên cứu chế độ nô lệ ở Mỹ từ thế kỷ XVII đến năm 1970

0.4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành bài tiểu luận này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:- Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu: Đọc và tham khảo các bài viết, sách liênquan đến đề tài từ nguồn thư viện, internet

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: phân tích từng thời kỳ phát triển của chế độ nô lệtheo từng khu vực, sự đấu tranh và chia rẽ trong xã hội nước Mỹ, nguyên nhân đưa đếnviệc xóa bỏ chế độ nô lệ Tổng hợp các nguồn thông tin và chọn lọc dẫn chứng, ví dụ,nhưng trích đoạn, câu nói phù hợp và sau cùng là tổng hợp đưa ra kết luận

- Phương pháp so sánh: So sánh sự phát triển của chế độ nô lệ ở từng khu vực trong cácthời kỳ để xem xét khu vực nào chế độ nô lệ phát triển nhất, so sánh sự tương quan lựclượng làm nên sự khác biệt hai miền Bắc – Nam, so sánh sự đấu tranh giữa người da trắngvà người da đen theo tư tưởng bài nô

Trang 4

NỘI DUNGCHƯƠNG I SỰ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MỸ

Trong lịch sử nhân loại, chế độ nô lệ đã có từ rất sớm và tồn tại trong nhiều nềnvăn hóa khác nhau Nô lệ được định nghĩa là những người thuộc sở hữu và điều khiển củangười khác, gần như không có quyền hạn gì và cũng không được pháp luật bảo vệ Họkhông được tự do đi lại và không được trả lương, ngoài những nhu cầu tối thiểu như thứcăn, quần áo và chỗ ở Chế độ nô lệ chế độ mà trong đó con người được xem như một thứhàng hóa Những người bị coi là nô lệ bị bắt buộc phải làm việc không lương cho ngườichủ, bị mất quyền con người, tự do và cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người chủ Mộtsố trẻ em có cha mẹ là nô lệ cũng bị xem là nô lệ

Chế độ nô lệ ở Mỹ chính thức bắt đầu hình thành từ thế kỷ XVII Những dấu vếtxuất hiện của người da đen đầu tiên tại Bắc Mỹ đó là những nô lệ đi theo những nhà thámhiểm Châu Âu và định cư lại vùng đất này Những ghi chép sau đó còn cho thấy nhữngthương nhân Tây Ban Nha từ thập niên 1560 đã chuyên chở đến Florida những nô lệ từchâu Phi phục vụ cho việc khai thác sản vật tại đây

Một trong những nguyên nhân khác đưa đến việc hình thành chế độ nô lệ đó chínhlà chế độ “ở đợ hợp đồng” của những người dân châu Âu nghèo khổ di cư đến Bắc Mỹ.Người lao động tự nguyện làm không công cho ông chủ một số năm để trả phí tổn choviệc họ được ông chủ đưa từ châu Âu sang Tân thế giới Khi hết hạn hợp đồng thì họđược chủ cấp cho một ít đất đai để sinh sống Số lao động này đã giúp các điền chủ khaiphá rừng hoang thành những cánh đồng trồng trọt màu mỡ Tuy nhiên, công cuộc khaithác thuộc địa đòi hỏi nguồn nhân lực cung cấp ngày một lớn, chế độ hợp đồng lao độngtự nguyện như trên không còn đáp ứng nổi Hơn nữa, do điều kiện lao động khắc nghiệt,nhiều lao động “ở đợ hợp đồng” tỏ ra bất bình, chống đối, bỏ trốn Sau này tại nước Anh,sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản đã cải thiện đáng kể, rất hiếm người lao độngchịu di cư sang theo chế này Vì thế các nhà thực dân đã tìm đến những biện pháp lôi kéohoặc cưỡng bức những tù nhân, trẻ em, phụ nữ Anh và đưa họ sang Bắc Mỹ, bù đắp vàosố lao động thiếu hụt ngày càng trầm trọng

Do khan hiếm lao động, việc buôn bán nô lệ da đen ở Bắc Mỹ ngày càng trở nênthịnh hành Bồ Đào Nha chính là nước khởi xướng việc buôn bán nô lệ châu Phi, sau đólà Hà Lan, Pháp và Anh Các thương nhân Châu Âu thiết lập nhiều thương điếm dọc bờbiển châu Phi với một mạng lưới kẻ săn lùng nô lệ bản địa Nhiều vương quốc châu Phidọc bờ biển đã bắt nô lệ đem bán cho thương gia châu Âu để đổi lấy những hàng hoá nhưvải sợi, rượu, vũ khí Có nhiều trường hợp bộ lạc này bắt cóc những thành viên của bộ lạckhác để bán thành nô lệ Nô lệ Châu Phi bị tước đoạt hết bản sắc văn hóa, rồi sau đó bịđồng hóa theo ngôn ngữ và tôn giáo ở vùng đất mới

Trang 5

Khi tình trạng buôn bán nô lệ ở Bắc Mỹ đã trở nên phổ biến, lao động nô lệ da đenđã căn bản thay thế lao động da trắng hợp đồng, chuyển đổi từ chế độ “ở đợ hợp đồng”sang chế độ “nô lệ chủng tộc”.

CHƯƠNG II TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA

CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MỸ

Ban đầu, chế độ nô lệ chủng tộc mặc nhiên tồn tại trong xã hội thuộc địa mà khôngcần công nhận pháp lý Chỉ đến năm 1654, tòa án hạt Northamton (Massachusetts) mớiphán quyết một người hầu da đen tên là John Cazor là nô lệ, tức là một “tài sản” và “bị sởhữu” bởi chủ nô John Cazor được xem là nô lệ đầu tiên ở Mỹ được luật pháp thừa nhận

Chế độ nô lệ chủng tộc được thiết lập trong các bang thuộc địa ở từng thời điểmkhác nhau, với nhiều sắc thái khác nhau:

1 Đầu thế kỷ XVII đến cuộc Cách mạng Mỹ (1775-1783)1.1 Miền Bắc

Chế độ nô lệ tại đây phát triển tương đối khó khăn do cư dân ở các thuộc địa vùngTân Anh chủ yếu là những tín đồ Tin Lành hoặc Cơ Đốc, chịu ảnh hưởng của Kinh Thánhvà tư tưởng tự do, nên họ khó chấp nhận chế độ nô lệ Nhưng họ vẫn sử dụng nô lệ da đỏmột cách hạn chế (nô lệ da đỏ là những tù binh trong chiến tranh)

Người da đen buổi đầu vẫn được đối xử khá tốt và ít bị ngược đãi Nhưng từ giữathế kỷ XVII, số người di cư đến Tân Anh ngày càng nhiều và họ cần nô lệ để xây dựngcác khu định cư Tình hình trên khiến cho hầu hết các thuộc địa vùng này phải tìm đếnviệc thiết lập một chế độ nô lệ hợp pháp Năm 1641, Massachussetts trở thành thuộc địađầu tiên của thực dân Anh ở Bắc Mỹ hợp pháp hoá chế độ nô lệ Năm 1660 đến lượtConnecticut Từ đó một loạt các đạo luật đối với nô lệ được ban hành như: Đạo luật năm1657 của Massachussetts cấm người da đen phục vụ quân đội, Đạo luật năm 1670 quyđịnh con cái nô lệ được phép bán thành nô lệ dù chưa đến tuổi trưởng thành, Đạo luật năm1677 cấm nô lệ đi ra ngoài đồn điền, Đạo luật năm 1690 cấm người da trắng buôn bántrao đổi với nô lệ da đen, nô lệ da đen không được tụ tập ngoài đường vào ban đêm v.v…Nhiều thuộc địa khác cũng ban hành những đạo luật tương tự

Về đặc điểm, số lượng nô lệ ở các thuộc địa vùng này không nhiều so với số dân datrắng Năm 1700 chỉ có khoảng 1.000 nô lệ so với dân số 90.000; năm 1764 – có 5.235 nôlệ so với 343.845 người da trắng Nô lệ tại đây chủ yếu lao động trong các thành thị, làmcác nghề như xây dựng, thủ công nghiệp, người hầu, nghệ nhân; đối lập với tình trạng nôlệ miền Nam chủ yếu làm việc ở đồn điền trồng bông, chàm, thuốc lá…

Trang 6

Hoạt động buôn bán nô lệ là đặc điểm nổi bật của chế độ nô lệ miền Bắc Cácthương nhân vùng Tân Anh đã phải cạnh tranh với thương nhân chính quốc qua tuyếnbuôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương Sau năm 1640, việc buôn bán nô lệ giữa vùng TânAnh với các vùng khác đẩy mạnh đặc biệt là với châu Phi Họ mang rượu rum đến châuPhi để đổi lấy ngà voi, thổ sản và trên hết là nô lệ da đen về Tân Anh

1.2 Miền Trung

Các thuộc địa miền Trung, bao gồm New York, New Jersey, Pennsylvania,Delaware Đây là những vùng đất cư trú chủ yếu của dân da trắng di cư từ Đức, Hà Lan,Thuỵ Điển – những người ban đầu tỏ ra không quan tâm phát triển chế độ nô lệ

Từ khoảng nửa sau thế kỷ XVII, khi dân Anh đến đây định cư đông đúc, thì sốlượng nô lệ ở các thuộc địa miền Trung cũng tăng lên nhanh chóng Miền Trung có nhữngcảng biển như Boston, Philadelphia trở thành cửa ngõ cho việc buôn bán nô lệ Từ đó, chếđộ nô lệ trở thành một thể chế kinh tế quan trọng của những thuộc địa này

Nô lệ được sử dụng trong rất nhiều công việc ở đây như canh tác mùa màng, khaithác mỏ, khai thác và chế biến gỗ, đóng tàu, hàng hải…

1.3 Miền Nam

Các thuộc địa miền Nam là nơi chế độ nô lệ phát triển mạnh mẽ nhất Bắt đầu từVirginia, khoảng từ thập niên 1640s, hàng loạt nô lệ da đen được đưa vào thuộc địa này.Từ năm 1661, Virginia đã thông qua những điều luật thừa nhận tình trạng nô lệ vĩnh viễncủa những người da đen Đến năm 1705, Viện Dân biểu Virginia ra một đạo luật về nô lệ,theo đó nô lệ được định nghĩa “là những người được đưa vào lãnh thổ để hầu hạ, phục vụ,không phải người Cơ Đốc giáo” Đạo luật cũng xác định rằng nô lệ là một thứ tài sản,rằng “nếu bất kỳ nô lệ nào chống lại chủ nô thì sẽ bị chủ nô trừng phạt, nếu lỡ giết chết nôlệ trong lúc trừng phạt thì chủ nô được miễn sự trừng phạt của pháp luật” Sự thừa nhậnvề mặt pháp lý chế độ nô lệ đã khuyến khích hoạt động nhập khẩu nô lệ vào Virginia Nếunăm 1625, ở đây chỉ có 25 nô lệ da đen, thì đến năm 1671 số nô lệ da đen là 2.000 người,năm 1708 là 12.000 người bằng 2/3 số dân da trắng

Nhìn chung, miền Nam là nơi có nhiều đồn điền và nông trại, sản xuất các nôngphẩm như mật mía, lúa gạo, thuốc lá, chàm Công việc đồng áng nặng nhọc cần rất nhiềusức lao động của nô lệ Cho nên, tỉ lệ nô lệ trong thành phần dân cư ở miền Nam thườngcao hơn nơi khác

Nô lệ da đen là tầng lớp dưới cùng của xã hội Mỹ, bị khinh miệt như kẻ hạ đẳng haysúc vật Họ phải lao động kiệt lực nhưng lại được nhận khẩu phần vô cùng ít ỏi Nhìnchung thực phẩm của họ thường rất đơn giản, chỉ có bột bắp, thịt heo muối, mật đường –những thứ đồ ăn hạng bét nhất Mỗi năm, thường nô lệ được phát hai bộ quần áo, còn giàychỉ được phát vào mùa đông để chống rét, qua mùa rét chủ sẽ thu lại Rất ít đồn điền cótrạm xá hay nơi cấp cứu Chỉ khi nô lệ bệnh nặng hoặc sắp chết, chủ nô mới cho gọi bác

Trang 7

sĩ Luật pháp cho phép chủ nô, tuần tra viên có quyền tống giam, xử tử nô lệ trong trườnghợp họ phạm trọng tội như giết người, trộm cướp, đốt nhà, bỏ trốn Tội nhẹ thì đánh bằngroi hay bị đóng dấu bằng sắt nung Vì muốn công việc được nhanh chóng hoặc đúng tiếnđộ, nhiều chủ đồn điền, đốc công hay tiểu nông thường sử dụng roi da để ngược đãi nô lệ- điều mà luật pháp cho phép họ

1776, Cuộc chiến tranh giành độc lập của các bang thuộc địa mang bản chất mộtcuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời là giải phóng sự nô dịch con người Nhiềuđạo luật được ban hành nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ, nhiều nô lệ được thả tự do

Chiến tranh giành độc lập đã đánh dấu sự kết thúc giai đoạn đầu tiên của chế độ nôlệ da đen ở Mỹ Về mặt pháp lý, ở cuối giai đoạn này, chế độ nô lệ đã bị hầu hết các bangbãi bỏ, nhưng trên thực tế nó vẫn tồn tại trong nhiều hình thức với mức độ đậm nhạt khácnhau theo từng địa phương, nhất là ở các bang miền Trung và miền Nam

2 Từ sau Cách mạng Mỹ đến cuộc nội chiến Nam-Bắc (1861-1865)

Từ những thập niên đầu thế kỷ XIX, một loạt vùng đất mới được sát nhập vào lãnhthổ Mỹ, như Lousiana, Alabama, Mississippi, Florida, Texas Đây là những vùng đất chủyếu phát triển kinh tế đồn điền Các vùng này kết hợp với những bang miền Nam trướckia hình thành một “vương quốc bông vải” vốn cần nhiều lao động Vì thế, họ đã khởiđộng lại các hoạt động buôn bán nô lệ Từ đó, một giai đoạn phát triển mới của chế độ nôlệ da đen ở nơi đây lại bắt đầu

Tại nhiều bang nơi đây, việc buôn bán nô lệ da đen vẫn tiếp diễn cho đến khi Quốchội Mỹ thông qua đạo luật cấm nhập khẩu nô lệ châu Phi vào tháng 1/1808 Sự chậm trễhơn hai mươi năm ban hành luật cấm nhập khẩu nô lệ da đen đã giúp các bang miền Namđủ thời gian bổ sung thêm nguồn lao động nô lệ phục vụ phát triển kinh tế điền trang củahọ Để thay thế hoạt động nhập khẩu nô lệ, các lái buôn đã khởi động lại hoạt động buônbán nô lệ nội địa

Trong thành phố, nô lệ làm việc như những thợ thủ công lành nghề và gần nhưkhông cần phải giám sát bởi chủ nô Còn ở nông thôn, nô lệ được tự chủ ít hơn

Với sự phát triển của kinh tế đồn điền trồng bông ở miền Nam số lượng nô lệ ở cácbang miền Nam vẫn là đông nhất Đến năm 1861, số nô lệ ở các bang miền Nam đôngkhoảng 3,2 triệu người, chủ yếu làm việc trong các đồn điền trồng bông, thuốc lá, lúa gạo,mía đường

Chế độ nô lệ tồn tại kéo dài chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc nội chiếnNam-Bắc (1861-1865) Mãi đến sau năm 1870, chế độ nô lệ ở Mỹ mới cơ bản là chấmdứt

Trang 8

CHƯƠNG III QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH – SỰ CHIA RẼ TRONG

NỘI BỘ NƯỚC MỸ

1 Cuộc đấu tranh của những người bài nô da trắng và những người da đen tự do

1.1 Cuộc đấu tranh của những nhà bài nô da trắng

Sau Chiến tranh giành độc lập, nhiều tổ chức chống chế độ nô lệ đã phát triển rộngkhắp Hội bài nô đầu tiên là của người Đức phái Quakers, thành lập vào năm 1775 ởPennsylvania Đến năm 1792, hàng loạt hội tương tự xuất hiện ở miền Đông, từMassachussetts đến Virginia

Sau đó, hoạt động bài nô chủ yếu dưới ba xu hướng chính: hồi hương, giúp nô lệbỏ trốn và trả tự do cho nô lệ da đen ngay tại nước Mỹ

*Xu hướng đưa nô lệ hồi hương

Sau tuyên bố của Hội đồng Lập pháp Virginia do Thomas Jefferson đứng đầu, đãcó nhiều tổ chức tự nguyện đưa nô lệ hồi hương ra đời Tiêu biểu là “Hội Thuộc địa hóaMỹ” (American Colonization Society) đã ra đời năm 1817 do Justice BushrodWashington làm chủ tịch cùng nhiều thành viên khác

Hội này chủ trương tìm mọi cách để trả tự do cho người da đen Họ lên kế hoạchthành lập một vùng đất tại châu Phi dành cho nô lệ da đen được giải phóng, với sự trợgiúp của chính quyền các bang Ước tính đến năm 1860, có tới 12 nghìn trong tổng số 15nghìn nô lệ da đen Mỹ được trả tự do, hồi hương về châu Phi nhờ sự giúp đỡ của Hội

Năm 1830, hội đã được cơ quan lập pháp của 12 bang chấp nhận hoạt động, trongđó có cả những bang ủng hộ chế độ nô lệ như Maryland, Virginia, Kentucky, BắcCarolina, Mississippi Tuy nhiên, từ năm 1831, hội gặp phản đối cũng như không còn đủnguồn lực để hồi hương nô lệ; nên hoạt động không còn hiệu quả như trước

*Xu hướng giúp nô lệ bỏ trốn

Trong khi Hội Thuộc địa hóa Mỹ tìm cách đưa một số nô lệ da đen hồi hương vềchâu Phi, thì còn một tổ chức khác dưới cái tên Tuyến đường sắt ngầm (UndergroundRailroad) - một mạng lưới phức tạp được thiết lập khá vững chắc từ thập niên 1830 ởmiền Bắc, bí mật đưa nô lệ da đen trốn đến những vùng đất tự do

Ban đầu mạng lưới này hình thành mang tính tự phát của người da đen, sau đượcnhiều người da trắng hỗ trợ đắc lực Trong số các nhà lãnh đạo mạng lưới này có LeviCoffin, được coi là “Chủ tịch Đường sắt ngầm”, vốn là thương nhân giàu có Coffin đãlập ra quỹ dùng cho việc cung cấp thực phẩm, quần áo, vận chuyển nô lệ đi qua vùng.Một số nô lệ chạy trốn đã liều lĩnh quay trở về tổ chức các cuộc trốn thoát cho những nôlệ khác Harriet Tubman là một trong những phụ nữ gan dạ nổi tiếng nhất, đã từng quay

Trang 9

trở về trót lọt đến 19 lần Mặc dù những nhà lãnh đạo sau này tuyên bố rằng, gần 100nghìn nô lệ đã trốn lên miền Bắc trước 1850, nhưng dữ liệu điều tra dân số cho thấy consố thực ít hơn rất nhiều

*Xu hướng trả tự do cho nô lệ ngay tại Mỹ

Bên cạnh khuynh hướng hồi hương hay giúp nô lệ bỏ trốn là khuynh hướng trả tựdo cho nô lệ ngay tại Mỹ Một trong những người đầu tiên cổ súy cho khuynh hướng nàylà W L Garrison, một tín đồ ngoan đạo từ cảng Newbury, Massachusetts Ngày 1/1/1831,Garrison cho phát hành tờ Ngày 1/1/1831, Garrison cho phát hành tờ báo Người tự do, lêntiếng tố cáo gay gắt chế độ nô lệ và đòi xóa bỏ nó một cách không trì hoãn Cùng với việclàm báo, ông và những người ủng hộ còn sáng lập ra “Hội Bài nô vùng Tân Anh” (NewEngland Anti–slavery Association), sau đó là Hội Người Mỹ bài nô (AmericanAntiSlavery Association)

Năm 1835, Hội Bài nô New York đã thực hiện một kế hoạch tuyên truyền rộng rãitrong cả nước bằng việc phát hành các tạp chí định kỳ là Nhân quyền, Thành tích chốngchế độ nô lệ, Bạn của người nô lệ Trong Hội Người Mỹ bài nô có cả những thành viên datrắng và da đen tham gia lãnh đạo Nhưng khi phong trào lan rộng thì những cuộc tranhluận về sách lược và phương thức hoạt động của Hội đã xuất hiện, làm nội bộ phong tràobị phân hóa

Vào thời điểm này cũng đã có nhiều người và tổ chức, đoàn phái nhỏ đưa nhiềubản đệ trình và kiến nghị lên Quốc hội đòi xóa bỏ chế độ nô lệ ở các bang miền Tây Bắc.Tuy nhiên mọi nỗ lực đều không có kết quả, họ đã phải từ bỏ hy vọng giành được sự ủnghộ của Chính phủ Mỹ đối với việc xóa bỏ chế độ nô lệ

Những khuynh hướng đấu tranh ôn hòa của các tổ chức, cá nhân bài nô người datrắng đã đặt xã hội Mỹ vào những cơn chấn động qua hàng thập kỷ, làm xuất hiện nhữnghình thức phản kháng cao hơn – tức là hình thức đấu tranh bạo động vũ trang của chínhngười da trắng chống chế độ nô lệ

Cuộc nổi dậy của John Brown (1800-1859) tháng 10/1859 tại miền Tây Virginiacho thấy khuynh hướng đấu tranh của một bộ phận người da trắng theo chủ nghĩa bài nôcuồng tín John Brown coi nỗi đau khổ của người nô lệ là nỗi khổ đau của chính mình, tựxem mình là công cụ trả thù của Chúa với chế độ nô lệ Khi đến Kansas ông đã cùng cáccon trai và nhiều người khác lập tổ chức của những người tự do, thề sẽ làm cho bang nàykhông còn chế độ nô lệ nữa

Tháng 8/1858, người dân Kansas đã bỏ phiếu phủ quyết Hiến pháp Lecompton,loại bỏ khả năng đưa Kansas thành bang có chế độ nô lệ Brown cho rằng thời cơ đã rõ, vìthế đêm 16/9/1859, ông dẫn đầu 21 người da đen và da trắng vượt sông Potomac, tấncông vào kho vũ khí Liên bang ở bến phà Harpers (phía Tây Virginia ngày nay) Mục tiêu

Trang 10

của Brown là chiếm vũ khí để dẫn dắt một cuộc khởi nghĩa nô lệ lớn hơn, khuấy lênphong trào nổi dậy chống chế độ nô lệ khắp Virginia Nhưng chỉ hai ngày sau, cuộc nổidậy của Brown đã bị quân đội chính phủ dập tắt Vào ngày 2/12/1859 ông bị xử treo cổcùng 9 đồng chí của mình Cuộc nổi dậy của Brown đã gây tác động mạnh mẽ trong xãhội Mỹ, đặc biệt ở miền Bắc, nhiều nơi đã tổ chức tưởng niệm về cái chết của ông.

1.2 Cuộc đấu tranh của những người da đen tự do

Đối với nhiều người da trắng, chế độ nô lệ là hiện thân tội lỗi ở trần gian, sự sỉnhục phẩm giá con người, thì đối với những người da đen tự do chế độ này còn đáng cămthù và ghê tởm đến nhường nào

Phong trào đấu tranh của người da đen tự do cũng bắt đầu bằng những hình thứclập hội Năm 1826, Hội những người da màu toàn Massachusetts (Massachusetts GeneralColored Association - MGCA) đã ra đời Cũng khoảng thời gian này ở nhiều bang miềnBắc hình thành các hội tương tự dưới tên gọi “Hội Những người công dân da đen” (BlackCivil Association)

Vào đầu thập niên 1830, nhiều người da đen đã biết đến David Walker 1830), một nô lệ da đen tự do sinh tại Wilmington (Bắc Carolina) Vốn là một nhà báo,năm 1828 Walker tham gia MGCA, viết nhiều bài cho tờ Tự do ở Boston Tháng 9/1829,nhà in Lewis đã xuất bản cuốn sách 78 trang với nhan đề Lời kêu gọi của Walker Cuốnsách được phân phát đến tay quần chúng, thông qua Hội, những người công dân da đen,đã tố cáo mạnh mẽ chế độ nô lệ ở Mỹ bấy giờ Hoạt động của Walker khiến nhà cầmquyền lo sợ và sau đó Walker đã bị chết một cách đầy nghi vấn

(1785-Một nhân vật lịch sử khác trong phong trào đấu tranh của người da đen tự do làmột phụ nữ – bà Sojouner Truth, một nhà truyền giáo da đen, sinh năm 1797 tại NewYork Trong những thập niên 1840-1850, bà đi diễn thuyết khắp nơi trên đất nước, kêugọi người dân ủng hộ chủ nghĩa bãi nô và phong trào phụ nữ

Sự xuất hiện nhiều hội người da đen tự do đã tạo ra phong trào người da đen toànquốc Năm 1830, Đại hội toàn quốc “Phong trào người da đen” (the National NegroConvention Movement) đã được triệu tập tại Philadelphia, với sự tham gia của các đoànđại biểu từ New York, Pennsylvania, Maryland, Delaware và Virginia; nhằm mục tiêu cảithiện đời sống của người da đen, nhất là vấn đề giáo dục Những lần đại hội sau thảo luậnnhiều về biện pháp chống đàn áp, bóc lột của người da trắng, thúc đẩy giáo dục, đào tạonghề nghiệp cho người da đen, v.v Những năm trước khi xảy ra cuộc Nội chiến, nhiềuHội nghị người da đen toàn quốc đã được triệu tập thường xuyên hơn, ở Rochester,Cleverland, New York, Philadelphia và những thành phố khác Hội nghị quan trọng nhấttrong thời gian này tổ chức tại Rochester (1853) để thành lập “Hội đồng Quốc gia củaNgười Da màu.”

Ngày đăng: 22/08/2024, 14:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w