1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp tiến nông tỉnh thanh hóa

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Đỗ Huyền Trang
Người hướng dẫn T.S Hoàng Thị Hảo
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 803,71 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (10)
    • 1.1 Lý luận cơ bản về tài chính doanh nghiệp (11)
      • 1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp (11)
      • 1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp (13)
      • 1.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp (15)
    • 1.2 Lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp (16)
      • 1.2.1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp (16)
      • 1.2.2. Mục đích, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp (16)
      • 1.2.3. Các thông tin sử dụng trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp12 1.2.4. Trình tự và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp (18)
    • 1.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp (21)
      • 1.3.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (21)
      • 1.3.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp (21)
      • 1.3.3. Phân tích khả năng độc lập, tự chủ về tài chính của DN (21)
      • 1.3.4. Phân tích tình hình tài trợ vốn của doamh nghiệp (22)
      • 1.3.5. Phân tích tình hình thừa thiếu vốn của doanh nghiệp (23)
      • 1.3.6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (25)
    • 1.4. Nội dung phân tích khả năng thanh toán trong doanh nghiệp (28)
      • 1.4.1. Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp (28)
      • 1.4.2. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp (29)
  • CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY (10)
    • 2.1. Khái quát Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông (32)
      • 2.1.1. Thông tin chung về công ty (32)
      • 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty (32)
      • 2.1.3. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty (33)
    • 2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông (33)
      • 2.2.2. Chức năng nhiệm vụ (33)
    • 2.3. Đặc điểm các nguồn lực của Công ty (34)
      • 2.3.1. Tình hình lao động của công ty (34)
      • 2.3.2. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty (35)
    • 2.4. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty (35)
    • 2.5. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty (37)
      • 2.5.1. Thuận lợi (37)
      • 2.5.2. Khó khăn (37)
      • 2.5.3. Phương hướng phát triển của công ty thời gian tới (37)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (10)
    • 3.1. Phân tích tình hình tài chính của Công ty (39)
      • 3.1.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (39)
      • 3.1.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp (42)
      • 3.1.3. Phân tích khả năng độc lập, tự chủ về tài chính của doanh nghiệp (47)
      • 3.1.4. Phân tích tình hình tài trợ vốn của doanh nghiệp (49)
      • 3.1.5. Phân tích tình hình thừa thiếu vốn của DN (51)
      • 3.1.6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của DN (53)
    • 3.2. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty (58)
      • 3.2.1. Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp (58)
      • 3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán của DN (61)
    • 3.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty (66)
      • 3.3.1. Kết quả đạt được (66)
      • 3.3.1. Một số tồn tại (67)
    • 3.4. Một số giải pháp về tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty (68)
      • 3.4.1. Mục tiêu định hướng (68)
      • 3.4.2. Giải pháp thực hiện (68)
  • KẾT LUẬN (70)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (71)

Nội dung

Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông việc phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của DN không chỉ có vai trò quan trọng đối với các nhà quản trị,

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Lý luận cơ bản về tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

DN là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất và cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời

Quá trình hoạt động kinh doanh của DN cũng là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức lao động để tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa đó để thu lợi nhuận

Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi DN phải có lượng vốn tiền tệ nhất định, Với từng loại hình pháp lý tổ chức, DN có phương thức thích hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu, từ số vốn tiền tệ đó DN sẽ mua những thứ cần thiết để phục vụ sản xuất kinh doanh Sau khi sản xuất xong

DN sẽ thực hiện bán hàng hóa và thu tiền bán hàng Số tiền thu từ bán hàng sẽ bù đắp các khoản chi phí vật chất đã tiêu hao, trả tiền công cho người lao động, các khoản chi phí khác, nộp thuế cho nhà nước, phần còn lại là phần lợi nhuận sau thuế Từ phần lợi nhuận sau thuế, DN tiếp tục phân phối cho các mục đích có tính chất tích lũy và tiêu dùng

Cho thấy quá trình hoạt động của DN cũng chính là quá trình tạo lập phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của DN Trong quá trình đó đã làm phát sinh, tạo ra sự vận động của các dòng tiền bao hàm dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh thường xuyên hàng ngày của DN

Bên trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của DN là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính DN

Quan hệ giữa DN và nhà nước thông qua các nghĩa vụ tài chính với nhà nước

Quan hệ này được thể hiện trong việc DN thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước, như nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách…

Quan hệ tài chính giữa DN với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội qua hình thức cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho nhau

Quan hệ tài chính giữa DN với các chủ thể khác rất đa dạng và phong phú được thể hiện trong việc thanh toán thưởng phạt vật chất khi DN và các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nhau (bao hàm cả các dịch vụ tài chính)

Ngoài quan hệ tài chính với các chủ thể kinh tế khác, DN có thể có quan hệ tài chính với các tổ chức xã hội khác, như DN thực hiện tài trợ cho các tổ chức xã hội…

Quan hệ tài chính giữa DN và người lao động thông qua việc thanh toán tiền lương

Quan hệ này được thể hiện trong việc DN thanh toán trả tiền công, thực hiện thưởng phạt vật chất với người lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh của DN

Ngoài ra còn quan hệ giữa DN với các chủ sở hữu

Mối quan hệ này thể hiện trong việc các chủ sở hữu thực hiện việc đầu tư góp vốn vào hay rút vốn ra khỏi DN và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuế của

Quan hệ trong nội bộ DN Đây là mối quan hệ thanh toán giữa các bộ phận nội bộ DN trong hoạt động kinh doanh, trong việc hình thành và sử dụng các quỹ của DN, cũng như khi phân phối kết quả kinh doanh và thực hiện hạch toán nội bộ DN Như vậy xét về mặt bản chất, tài chính DN là quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của DN trong quá trình hoạt động của DN

Xét về mặt hình thức, tài chính DN là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của DN Sự hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của DN luôn gắn liền với sự dịch chuyển của các dòng tiền; vì vậy, có ý kiến cho rằng: Tài chính DN là các dòng tiền phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ gắn với hoạt động của DN Nhận thức như vậy đã đồng nhất giữa bản chất và hình thức của phạm trù tài chính DN Ẩn phía sau các dòng tiền phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của DN chính là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị giữa DN với các chủ thể trong việc phân phối các nguồn tài chính – các quan hệ tài chính của DN Có ý kiến cho rằng: Tài chính

DN là phương thức huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính của

DN nhằm đạt được những mục tiêu trong hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, ý kiến này đã đồng nhất “Tài chính DN” với hoạt động tài chính Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của DN nhằm đạt tới các mục tiêu của DN đề ra Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân phối sử dụng và vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của DN, đều diễn ra trên cơ sở các quyết định chủ quan của nhà quản trị DN

Việc nhận thức đúng đắn quan niệm về tài chính DN và bản chất tài chính

DN có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn Điều đó tạo cơ sở cho việc vận dụng các quan hệ tài chính để đưa ra quyết định tài chính đúng đắn nhằm đạt được các mục tiêu của DN

1.1.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp

Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của DN diễn ra bình thường và liên tục

Lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính DN là quá trình đánh giá, đo lường và so sánh các chỉ số tài chính của DN để đánh giá hiệu quả hoạt động, khả năng thanh toán, đòn bẩy tài chính, hiệu quả đầu tư và sự phát triển bền vững Mục đích của phân tích tài chính là giúp các nhà quản lý, chủ DN, cổ đông, ngân hàng và các bên liên quan đưa ra quyết định đúng đắn về việc quản lý, đầu tư, cho vay và đánh giá tiềm năng của DN

1.2.2 Mục đích, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp

Thông tin về tình hình tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị DN và cũng là nguồn thông tin quan trọng đối với những đối tượng khác ngoài DN Phân tích tình hình tài chính không chỉ cho biết tình hình của DN tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả hoạt động mà DN đạt được trong hoàn cảnh đó Mục đích của phân tích tình hình giúp người sử dụng thông tin đánh giá được chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của DN

- Đối với các chủ DN và các nhà quản trị DN, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Ngoài ra các nhà quản trị DN còn quan tâm nhiều đến mục tiêu khác nhau, tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường… Tuy nhiên một DN chỉ có thể thực hiện được các mục tiêu này nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn và hai mục tiêu cơ bản: kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ Mặt khác, nếu DN không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động và đóng cửa, phân tích tài chính nhằm tìm ra những giải pháp tài chính để xây dựng cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả, tiềm lực tài chính cho DN

- Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi ro, thời gian hòa vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn… Vì vây, họ cần những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng của DN Đồng thời các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới việc điều hành công việc và tính hiệu quả của công tác quản lý Những điều đó nhằm đảm bảo sự an toàn về tính hiệu quả cho các nhà đầu tư

- Đối với chủ sở hữu: phân tích tài chính giúp đánh giá đúng đắn thành quả của các nhà quản lý về thực trạng tài sản, nguồn vốn, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của DN, sự an toàn và hiệu quả của vốn đầu tư vào DN

- Đối với các nhà cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ… họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hóa hay không Nhóm người này cũng giống như chủ ngân hàng, họ cần phải biết khả năng thanh toán của khách hàng hiện tại và thời gian sắp tới của khách hàng

- Đối với khách hàng, chủ nợ, phân tích tài chính sẽ giúp đánh giá đúng đắn khả năng và thời hạn thanh toán của DN

- Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của DN Vì vậy, họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của

DN Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số lượng vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp DN gặp rủi ro

- Đối với cơ quan quản lý chức năng như cơ quan thuế, thống kê, phòng kinh tế phân tích tài chính giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính DN, tình hình thực hiện nghĩa với Nhà nước, những đóng góp hoặc tác động của

DN đến tình hình và chính sách kinh tế - xã hội Bên cạnh các chủ DN (chủ sở hữu), các nhà quản lý, nhà đầu tư, các chủ ngân hàng, nhà cung cấp còn nhiều nhóm người khác quan tâm đến thông tin tài chính của DN Đó là các cơ quan tài chính, những người lao động… Những người này có nhu cầu thông tin về cơ bản giống như các chủ ngân hàng, các nhà đầu tư, các DN… Bởi vì họ liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ

Như vậy mục đích cuối cùng của phân tích tài chính là giúp cho những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng và tiềm năng của DN

1.2.3 Các thông tin sử dụng trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp

Thông tin nội bộ: Trong phân tích, đánh giá tình hình tài chính DN, các thông tin kế toán trong nội bộ DN là thông tin cơ bản và quan trọng nhất

Trong đó, báo cáo tài chính là nguồn tài liệu chủ yếu Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động giúp cho việc kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của DN

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, công nợ cũng như thông tin khác về kết quả kinh doanh của DN trong một thời kỳ nhất định Bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (B01-DN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN)

- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (B02-DN)

- Thuyết minh báo cáo tài chính (B09-DN)

Thông tin bên ngoài DN: Thông tin bên ngoài DN cũng như đóng vai trò rất quan trọng trong phân tích tình hình tài chính DN, sự ổn định, tăng cường hay suy thoái của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của DN Ngoài ra, các thông tin về giá cả thị trường, lãi xuất, tiến bộ kỹ thuật, các chính sách thuế, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước…cũng như những thông tin được các nhà phân tích tài chính quan tâm

1.2.4 Trình tự và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Trình tự phân tích: Để tiến hành phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của DN, trình tự các bước thực hiện như sau:

Nội dung phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp

1.3.1 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích kết quả hoạt động tài chính được thể hiện trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mục tiêu của phân tích là xác định, phân tích mối quan hệ và đặc điểm của các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh, so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và số liệu trung bình của ngành để đánh giá kết quả kinh doanh và xu hướng biến động của các chỉ tiêu đó theo thời gian

Về phương pháp phân tích, sử dụng mẫu biểu đã được chuẩn hóa trong báo cáo kết quả kinh doanh, xác định tỉ trọng và tốc độ biến động theo thời gian để đánh giá cả về kết cấu và biến động, rút ra nhận xét và tìm nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN

1.3.2 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

- Phân tích cơ cấu tài sản:

Cơ cấu tài sản (Di) là chỉ tiêu phản ánh giá trị tài sản của từng bộ phận trong tổng số giá trị tài sản, tỷ trọng này được phản ánh thông qua chỉ tiêu tỷ trọng

- Phân tích cơ cấu nguồn vốn:

Cơ cấu nguồn vốn (Dj) là phản ánh giá trị của từng bộ nguồn vốn hình thành tài sản so với tổng nguồn vốn và được phản ánh bằng chỉ tiêu theo tỷ trọng

1.3.3 Phân tích khả năng độc lập, tự chủ về tài chính của DN

Tỷ xuất tự tài trợ: được xác định bằng cách so sánh giữa tổng nguồn vốn chủ sở hữu với tổng nguồn vốn của DN:

Tỷ suất tự tài trợ =

Giá trị nguồn hình thành tài sản

Tổng giá trị tài sản của DN

Giá trị nguồn vốn hình thành nguồn vốn

Tổng giá trị nguồn vốn của DN

Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

Tỷ suất này càng cao thì khả năng độc lập tự chủ về vốn kinh doanh của

DN càng cao, DN ít lệ thuộc vào đơn vị khác và ngược lại

Tỷ suất nợ: phản ánh một đống vốn kinh doanh bình quân mà DN đang sử dụng hiện có thì có mấy đồng được hình thành từ các khoản nợ Tỷ suất nợ này càng nhỏ càng chứng tỏ công ty ít gặp khó khăn trong tài chính:

- Hệ số đảm bảo nợ (𝑯 đ𝒃𝒏 ): là tỉ số giữa nợ phải trả và nguồn vốn CSH

Hệ số này giúp nhà đầu tư có một cách nhìn khái quát về sức mạnh tài chính Cấu trúc tài chính của DN và làm thế nào DN có thể chi trả cho các hoạt động:

Hệ số này phản ánh cứ 1 đồng vốn vay nợ có mấy đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo, thông thường hệ số này không nên nhỏ hơn 1

1.3.4 Phân tích tình hình tài trợ vốn của doamh nghiệp Để tiến hành sản xuất kinh doanh các DN cần có tài sản bao gồm TSNH và TSDH Để hình thành 2 loại này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn

+ Nguồn vốn ngắn hạn: là nguồn vốn mà DN sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác

+ Nguồn vốn dài hạn: là nguồn vốn DN sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, bao gồm vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ trung, dài hạn…Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSDH, phần dư của nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSNH

Tình hình tài trợ vốn được phân tích bằng cách sử dụng chỉ tiêu vốn ngắn hạn, nhu cầu vốn ngắn hạn vào phân tích việc đảm bảo nguyên tắc cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn

Tình hình vốn lưu động thường xuyên của DN

Nợ phải trả Tổng nguồn vốn

Nguồn vốn chủ sở hữu

Số chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn hoặc giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn ngắn hạn thường xuyên

VLĐTX = TSNH – NVNH = NVDH – TSDH

Chỉ tiêu này cho thấy DN có khă năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không + Nếu VLĐTX < 0: Nguồn vốn dài hạn không đủ để đầu tư cho TSDH, DN phải sử dụng một phần vốn ngắn hạn để đầu tư cho TSDH

+ Nếu VLĐTX > 0: Nguồn vốn dài hạn vừa đủ để đầu tư vào TSDH và nguồn vốn ngắn hạn để trang trải (đầu tư) cho TSNH Tình hình tài chính của DN lành mạnh

- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

NCVLĐTX là lượng vốn ngắn hạn DN cần tài trợ cho một phần TSLĐ

NCVLĐTX = Tồn kho + Các khoản phải thu – Nợ ngắn hạn + NCVLĐTX > 0: Nguồn vốn ngắn hạn mà DN có từ bên ngoài không đủ bù đắp TSLĐ

+ NCVLĐTX ≤ 0: Vốn lưu động thường xuyên từ bên ngoài đủ bù để tài trợ cho TSLĐ

So sánh vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

So sánh giữa VLĐTX và NCVLĐTX để thấy được vốn lưu động thường xuyên có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên hay không Nếu VLĐTX lớn hơn NCVLĐTX thì khả năng đáp ứng nhu cầu VLĐTX của công ty là tốt, công ty có khả năng thanh toán nhanh

1.3.5 Phân tích tình hình thừa thiếu vốn của doanh nghiệp

Theo quan điểm luận chuyển vốn, tài sản cơ bản của doanh nghiệp (không bao gồm các khoản phát sinh trong quá trình thanh toán, tức trừ giá trị các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn) được hình thành tử vốn chủ sở hữu Cân đối được thể hiện như sau:

Vốn chủ sở hữu = TSNH ban đầu + TSDH ban đầu (1)

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY

Khái quát Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông

2.1.1 Thông tin chung về công ty

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TIẾN NÔNG

Tên giao dịch: TIEN NONG AID JSC.,

Mã số DN: 2802460767 Địa chỉ trụ sở chính: Số 274B Bà Triệu, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

Vốn điều lệ: 16.800.000.000 Đại diện pháp luật: Đỗ Minh Thủy

Ngành nghề kinh doanh: Bán buôn, xuất nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký DN số 2802460767 đăng ký lần đầu ngày 26 tháng 5 năm 2017 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp Với 6 năm phấn đấu không ngừng nghỉ và sứ mệnh phát triển cùng nền nông nghiệp nước nhà thì công ty đã thành công đem lại những giá trị bền vững với người nông dân với tư cách là người bạn đồng hành của nhà nông Công ty chuyên cung cấp cho các ngành hàng trọng điểm của nền nông nghiệp nước nhà như: Lúa gạo, mía, cà phê, hổ tiêu, rau củ quả… Góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới

Thành tựu: Công ty đã có những sản phẩm phân bón vi sinh bảo vệ môi trường được vinh danh sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, luôn vững bước bên cạnh nhà nông Việt Nam

2.1.3 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty

- Bán buôn chuyên doanh khác chưa phân vào đâu Chi tiết: Bán buôn, xuất nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp Chi tiết: Bán buôn, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp

- Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống.Chi tiết: Bán buôn, xuất nhập khẩu giống cây trồng

- Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa phân vào đâu.Chi tiết: Tư vấn về chuyển giao công nghệ kỹ thuật.

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông

Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp

Quan hệ phối hợp thực hiện

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ về cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông

Giám đốc: Giám đốc công ty ông Đỗ Minh Thủy là người đứng đầu của

DN, quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, các vấn đề nội bộ của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao

Phòng kinh doanh: Chức năng của phòng kinh doanh là thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, phát triển và duy trì nguồn khách hàng, chịu trách nhiệm chính đối

Phòng kế toán Bộ phận lái xe với công việc kinh doanh của DN

Phòng kế toán: Hạch toán đầy đủ, chính xác đồng thời ghi chép lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, quản lý, lên kế hoạch tài chính cho công ty, tham mưu cho bộ phận quản lý

Bộ phận lái xe: Chịu trách nhiệm chức tiếp trong toàn bộ quy trình vận hành xe, quản lý, kiểm tra xe, thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

Đặc điểm các nguồn lực của Công ty

2.3.1 Tình hình lao động của công ty

1 Phân theo trình động 9 100 Đại học và trên đại học 4 44

Xét theo trình độ văn hóa: Lao động có trình độ chuyên môn tại công ty chiếm tỷ trọng cao, trình độ đại học và trên đại học chiếm 44%, trình độ cao đẳng chiếm 22%, trình độ trung cấp chiếm 33% Đối với đặc điểm công việc này công ty cần có trình độ cao, kỹ thuật tốt Do đó, việc công ty có nguồn lao động có trình độ cao sẽ mang đến những phương pháp và cách thức quản lý tiên tiến, giúp công ty có những bước tiến lớn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình

Xét theo giới tính: Trong tổng số 9 lao động nam chiếm 67%, lao động nữ chiếm 33% Như vậy tỷ lệ lao động nam trong công ty chiếm đa số Điều này phù hợp với việc sản xuất phân bón và các loại cây trồng

Qua phân tích cho ta thấy cơ cấu lao động của công ty tương đối là hoàn chỉnh, hợp lý, phù hợp với đặc điểm, đặc thù của ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty

Công ty xây dựng đội ngũ trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất phân bón và kỹ thuật công nghệ

2.3.2.Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Qua bảng ta thấy: tổng nguyên giá tài sản cố định năm 2023 là 3.529.359.846 đồng giá trị còn lại tính đến năm 2023 là 2.178.693.382 đồng GTCL/NG là 61,7% cho thấy tài sản cố định đang có dấu hiệu hao mòn, công ty cần chú trọng để giảm thiểu rủi ro đáng kể Tỷ trọng tài sản như vậy là tương đối phù hợp vì đặc thù của công ty là công ty sản xuất phân bón và các loại cây trồng

Nhà cửa vật kiến trúc chiếm 49,9%, doanh nghiệp cần có nhà xưởng để tiến hành sản xuất Thiết bị dụng cụ quản lý chiếm 35,9% như vậy cũng khá phù hợp với công ty Tài sản vô hình chiếm 14,3 % thấp nhất

Như vậy nhìn chung về tình hình cơ sở vật chất cũng không nhiều, vừa đủ ở mức hiện tại Công ty cần mua sắm thêm máy móc thiết bị để việc sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới hiệu quả hơn.

Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty

- Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông:

Giá trị (đồng) Tỷ trọng

(%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng

I Tài sản cố định hữu hình 3.026.178.028 85,7 1.857.667.620 110,4 61,4

1 Nhà cửa vật kiến trúc 1.760.454.127 49,9 872.145.311 51,8 49,5

2 Thiết bị dụng cụ quản lý 1.265.723.901 35,9 489.217.623 29,1 61,4

II Tài sản cố định vô hình 503.181.818 14,3 321.025.762 19,1 63,8

Nguyên giá Giá trị còn lại

Tên tài sản GTCL/NG

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp

Quan hệ phối hợp trực tiếp

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư và

Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông

 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

Kế toán trưởng: Ông Lê Thanh Sơn hiện tại là kế toán trưởng của công ty, là người đứng đầu bộ phận kế toán, thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong công ty, tập hợp và lập biểu mẫu kế toán báo cáo tài chính, trực tiếp cung cấp thông tin tài chính và tham mưu cho giám đốc

Kế toán bán hàng: Là bộ phận có trách nhiệm quản lý và thực hiện ghi chép mọi công việc liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng của công ty Kế toán bán hàng có vai trò quan trọng trong việc quản lý đầu ra các sản phẩm của công ty

Kế toán kho: Có trách nhiệm kiểm soát hàng hóa trong kho, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ trước khi xuất hoặc nhập kho, lập báo cáo tồn kho báo cáo xuất kho, biên bản kiểm kê

 Chế độ kế toán của công ty:

- Chế độ kế toán: Công ty thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp (Ban hành theo TT200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

- Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức nhập ký chung

- Niên độ kế toán áp dụng: Công ty thực hiện niên độ kế toán theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Công ty thực hiện ghi sổ và lập báo cáo bằng đồng tiền Việt Nam

Kế toán bán hàng Kế toán kho

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng

- Phương pháp kê khai thuế và nộp thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Phân tích tình hình tài chính của Công ty

triển Nông nghiệp Tiến Nông

3.1.1 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Báo cáo kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh là một nội dung quan trọng trong báo cáo tài chính Việc thu nhập chính xác và chi tiết, kết hợp với quá trình áp dụng các phương pháp phân tích phù hợp sẽ giúp cho nhà quản trị kinh doanh có được cái nhìn tổng quát về tình hình thực hiện các khoản mục

DT – lợi nhuận – chi phí của đơn vị mình, từ đó xây dựng các phương án sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hơn trong tương lai

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doạnh của công ty qua 3 năm từ 2021-

2023 được thể hiện trong bảng 3.1:

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông qua 3 năm (2021-2023) cụ thể từng chỉ tiêu như sau:

DT thuần: Từ biến động của DT bán hàng và cung cấp dịch vụ và các khoản giảm trừ DT dẫn đến tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm của DTT là 115,75%, trong đó tốc độ phát triển liên hoàn của năm 2022 đạt 137.43% tăng 37,43% so với năm 2021 nhưng đến năm 2023 thì tốc độ phát triển liên hoàn chỉ đạt 98,72% tương ứng giảm 10,37% so với năm 2022 Nguyên nhân

DT năm 2023 gặp nhiều khó khăn trong công tác tiêu thụ hàng hóa vì thị trường phân bón có những biến động phức tạp

Giá vốn hàng bán: Tương ứng với sự biến động của DT bán hàng và cung cấp dịch vụ là mức tăng của giá vốn hàng bán qua 3 năm (2021-2023) là 112,85% Nguyên nhân chính là do số lượng hàng bán ra tăng cao

Lợi nhuận gộp: Có những biến động với TĐPTBQ qua 3 năm là 160,86%

Trong đó TĐPTLH năm 2022 so với năm 2021 giảm 36,96%, năm 2022 giảm là do ảnh hưởng của chiến tranh Nga – Ukrana, giá nguyên vật liệu tăng cao, cùng với đó là giá các loại nhiên liệu như xăng dầu tăng cao, công ty không bán được nhiều mặt hàng Nhưng đến năm 2023 lại tăng lên 00,17% so với năm 2022, trong những năm tiếp theo, công ty cần có biện pháp nhằm cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình

DT tài chính: Có tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 96,20% Trong đó: tốc độ phát triển liên hoàn năm 2022 so với năm 2021 là 85,59%, năm

2023 tốc độ phát triển liên hoàn so với 2022 là 32,28% DT hoạt động của công ty chủ yếu từ tiền lãi tiền gửi ngân hàng

Chi phí tài chính: Là toàn bộ chi phí lãi vay, chi phí hoạt động tài chính của DN có tốc độ bình quân trong 3 năm là 57,85% , trong đó: Năm 2022 tăng 69,40% so với năm 2021, năm 2023 lại giảm 19,75% so với năm 2022 Năm

2023 thấp hơn so với năm 2022 là do DN giảm nhu cầu vay vốn, sản xuất và kinh doanh giảm

Chi phí bán hàng: Cũng tăng giảm không đều, năm 2022 so với năm 2021 giảm 34,51%, đến năm 2023 lại tăng lên 1078,31% so với năm 2022

Chi phí quản lý DN: Chi phí quản lý DN trong 3 năm có xu hướng tăng đều với TĐPTBQ là 124,56% Trong đó TĐPTLH năm 2022 so với năm 2021 là 26,38%, năm 2023 so với năm 2022 là 22,77% Qua đó chứng tỏ công ty chưa giảm thiểu các chi phí mua đồ dùng văn phòng

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Trong 3 năm ngày càng giảm xuống ở mức khá thấp mà ở mức âm trong đó TĐPTBQ là 45,37%

Thu nhập khác: Phát triển không đều với TĐPTBQ là 2119,09% ; nguồn thu nhập khác của công ty chủ yếu là từ cho thuê máy móc thiết bị và các khoản khác

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty năm (2021-2023) ĐVT: ĐỒNG

Giá trị Giá trị TĐPTLH

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 141.443.397.000 192.338.216.917 135,98 189.516.524.190 98,53 115,75 Các khoản giảm trừ doanh thu 1.754.999.275 407.984.588 23,25 - - - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 139.688.397.725 191.980.232.329 137,43 189.516.524.190 98,72 116,48

Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.850.061.747 3.270.651.419 36,96 22.900.118.394 700,17 160,86 Doanh thu hoạt động tài chính 2.012.350.174 5.787.265.846 287,59 1.862.177.526 32,18 96,20 Chi phí tài chính 1.134.771.674 1.922.348.514 169,40 379.721.782 19,75 57,85 Chi phí bán hàng 4.792.560.746 1.653.916.852 34,51 17.834.412.471 1078,31 192,91 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.111.006.616 5.195.548.290 126,38 6.378.498.269 122,77 124,56 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 824.072.885 286.103.609 34,72 169.663.398 59,30 45,37 Thu nhập khác 826.500 3.310.000 400,48 371.142.597 11212,77 2119,09

Lợi nhuận khác (315.447.315) (8.011.396) 2,54 359.829.577 (4491,17) - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 508.625.570 278.092.213 54,68 529.492.975 190,40 102,03 Chi phí thuế TNDN hiện hành 134.649.114 82.998.443 61,64 141.613.747 170,62 102,55 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 373.976.456 195.093.770 52,17 387.879.228 198,82 101,84

Chi phí khác: Trong 3 năm qua có TĐPTBQ là 18,91%, năm 2021 là

316.273.815 đồng, năm 2022 là 11.321.396 đồng, năm 2023 là 11.313.020 đồng Các khoản chi phí khác này là tiền vi phạm hành chính và các khoản khác Công ty cần hạn chế tối đa khoản tiền chi phí này

Lợi nhuận sau thuế: Sự biến động của các chỉ tiêu tren làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty cũng biến động, năm 2022 giảm 195.093.770 đồng so với năm 2021 tương ứng với TĐPTLH là 52,17% , nhưng đến năm 2023 lại tăng lên 387.879.228 đồng tương ứng với TĐPTLH là 198,82% TĐPTBQ trong 3 năm là 101,84% đây cũng chính là phần lợi nhuận cho thấy công ty có lãi Để đạt được kết quả đó công ty đã có những chiến lược kinh doanh đúng đắn, thể hiện rõ vai trò của DN đối với thị trường cạnh tranh biến động như hiện nay Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid nhưng vẫn đạt được lợi nhuận dương Đây là một sự cố gắng rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty Trong những năm tới ban lãnh đạo của công ty cần đẩy mạnh phát triển, quản lý và tìm ra biện pháp tiết kiệm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, khắc phục những tồn tại và phát huy các ưu điểm giúp công ty ngày càng phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả nhằm tăng DT và lợi nhuận sau thuế

3.1.2 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

 Phân tích cơ cấu tài sản

Một DN muốn hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và ngày càng phát triển thì DN cần có một cơ cấu tài sản hợp lý, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và quy mô sản xuất Nghiên cứu tỷ trọng TSNH và TSDH trong tổng số tài sản, giúp nhà quản lý điều chỉnh kịp thời những tài sản còn tồn động bất hợp lý, đồng thời qua đó đánh giá được trình độ quản lý nói chung và quản lý sử dụng các yếu tố nguồn lực nói riêng của công ty Mặt khác, cơ cấu tài sản còn thể hiện tình hình tài chính tốt hay xấu

Cơ cấu tài sản của công ty 3 năm qua từ 2021-2023 được thể hiện trong bảng 3.2 Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy tổng giá trị tài sản có xu hướng tăng đều với tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm qua đạt 109,42% Cụ thể từng năm như sau: Tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản, yêu cầu vốn ngắn hạn cao để đáp ứng chi phí hàng ngày và duy trì hoạt động kinh doanh

Các khoản phải thu ngắn hạn có biến động tăng giảm không đều trong 3 năm từ 20.877.404.530 đồng năm 2021 tăng lên 30.519.903.083 đồng năm

2022 sau đó giảm xuống 23.171.262.823 năm 2023 công ty cần chú trọng đến việc thu hồi các khoản phải thu để cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh và giảm rủi ro tài chính Trong tài sản ngắn hạn tiền và các khoản tương đương tiền là quan trọng bởi loại tài sản này chuyển đổi dễ nhất, tiện lợi nhất trong tất cả các hoạt động, nó phản ánh khả năng thanh toán nhanh, tức thời của

Phân tích khả năng thanh toán của Công ty

Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông

3.2.1 Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp

 Phân tích các khoản phải thu

Trong kinh doanh các chủ DN luôn lo ngại nhất là các khoản nợ không có khả năng thanh toán và các khoản phải thu không có khả năng thu hồi Một trong những khó khăn lớn nhất của công ty là vấn đề thu hồi các khoản phải thu của khách hàng, thời gian thu nợ của khách hàng rất lâu

Kết quả phân tích tình hình công nợ công ty được phân tích qua bảng 3.9 Qua bảng 3.9 cho thấy:

Trong 3 năm số vòng quay các khoản phải thu tăng giảm không đều các năm Năm 2021 số vòng quay các khoản phải thu là 6,67 vòng; năm 2022 tăng lên 7,47 vòng; đến năm 2023 lại giảm xuống còn 7,06 vòng Nguyên nhân số vòng quay tăng giảm không đều là do TĐPTBQ của các khoản phải thu thấp hơn TĐPTBQ DT thuần Điều này chứng tỏ công ty đang bị khách chiếm dụng vốn, công ty cho khách hàng nợ nhiều

Kỳ thu tiền bình quân: Cũng tăng giảm không đều, năm 2021 kỳ thu tiền bình quân là 53 ngày, năm 2022 giảm 48 ngày và năm 2023 lại tăng lên 51 ngày Kỳ bình quân mà tăng thì chứng tỏ công ty đang gặp phải những khoản nợ khó thu

Bảng 3.9: Tình hình công nợ phải thu của Công ty năm (2021-2023) ĐVT: ĐỒNG

Giá trị Giá trị Giá trị 2022/2021 2023/2022

2 Các khoản phải thu bình quân Đồng 20.927.378.718 25.698.653.807 26.845.582.953 122,80 104,46 113,26

Các khoản phải thu đầu kỳ Đồng 20.977.352.905 20.877.404.530 30.519.903.083 99,52 146,19 120,62

Các khoản phải thu cuối kỳ Đồng 20.877.404.530 30.519.903.083 23.171.262.823 146,19 75,92 105,35 a Số vòng quay các khoản phải thu (1/2) Vòng 6.67 7.47 7.06 b Kỳ thu tiền bình quân (360/a) Ngày 53.93 48.19 51.00

Bảng 3.10: Tình hình công nợ phải trả của Công ty năm (2021-2023) ĐVT: ĐỒNG

Giá trị Giá trị Giá trị 2022/2021 2023/2022

1 Giá vốn hàng bán Đồng 20.877.404.530 30.519.903.083 23.171.262.823 146.19% 75.92% 105.35%

2 Nợ phải trả bình quân Đồng 15.777.347.513 3.602.870.263 350.000.000 22.84% 9.71% 14.89%

Nợ phải trả đầu kỳ Đồng 25.048.954.500 6.505.740.525 700.000.000 25.97% 10.76% 16.72%

Nợ phải trả cuối kỳ Đồng 6.505.740.525 700.000.000 - 10.76% 0.00% 0.00% a Số vòng quay các khoản phải trả (1/2) Vòng 1.32 8.47 66.20 b Kỳ thanh toán bình quân (360/a) Ngày 272.06 42.50 5.44

STT Chỉ tiêu ĐVT hồi Công ty cần có những chính sách để khách hàng sớm trả nợ, không để khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều Ngoài ra, do nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty nên nếu khách hàng không trả được nợ thì công ty cũng không thể trả được khoản đi vay

 Phân tích các khoản phải trả

Bên cạnh các khoản nợ phải thu thì các khoản phải trả của công ty cũng chiếm tỷ trọng rất lớn Nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn Các chỉ số phân tích các khoản phải trả được thể hiện qua bảng 3.10

Số vòng quay: Số vòng quay đang tăng giảm không đều qua các năm Năm

2021 là 0,70 vòng đến năm 2022 tăng 1.68 vòng; nhưng năm 2023 lại giảm xuống còn 1,08 vòng Nguyên nhân của số vòng quay các khoản phải trả ngắn hạn tăng là do TĐPTBQ của giá vốn hàng bán cao hơn TĐPTBQ của các khoản phải trả bình quân Điều này chứng tỏ công ty đang nợ ngắn hạn nhiều và khả năng chi trả các khoản nợ đang tăng

Kỳ thu tiền bình quân: Hệ số này tăng giảm không ổn định qua các năm, cụ thể năm 2021 là 511 ngày, năm 2022 giảm xuống còn 214 ngày và năm

2023 lại tăng lên 332 ngày, khả năng trả nợ chậm Nguyên nhân là do công ty cho khách hàng nợ nhiều dẫn đến công ty bị ứ đọng vốn, qua đó giảm khả năng chi trả những khoản nợ của chính mình

3.2.2 Phân tích khả năng thanh toán của DN

 Phân tích khả năng thanh toán của DN

Khả năng thanh toán cho thấy khả năng của DN trong việc thanh toán các khoản nợ đang và sẽ phải trả trong thời gian tới Trong phân tích khả năng thanh toán của DN, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số chỉ số tài chính quan trọng để đánh giá và xác định tình hình hiện tại của DN thể hiện qua bảng 3.11:

Hệ số thanh toán tổng quát: Hệ số thanh toán tổng quát của công ty có xu hướng giảm qua 3 năm, năm 2021 hệ số này là 2,05 lần; năm 2022 giảm xuống 1,04 lần; năm 2023 là 1,05 lần Có sự biến động giảm như vậy là vì tổng giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả biến động tăng qua các năm, tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nhỏ hơn so với tổng tài sản vì vậy hệ số thanh toán tổng quát luôn có giá trị lớn Từ năm 2021-2023 hệ số này luôn lớn hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán tổng quát của công ty tương đối tốt Công ty cần giữ vững và quản lý tốt trong các năm sau

Hệ số thanh toán NNH: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của DN là cao hay thấp Chỉ tiêu này cho biết DN có khả năng thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà DN phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh Áp dụng cho trường hợp này, hệ số thanh toán của công ty có xu hướng giảm Năm 2021 là 1,96 lần; năm 2022 và 2023 là 1,00 lần Với các giá trị này, có thể nhận thấy rằng khả năng thanh toán của các khoản nợ của công ty đều giảm dần theo thời gian

Hệ số thanh toán nhanh: Là chỉ tiêu cho thấy khả năng thanh toán các khoản NNH của mình bằng tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh của công ty cũng giảm qua các năm Năm 2021 là 1,952 lần; năm 2022 giảm xuống 0,971 lần và đến năm 2023 tiếp tục giảm xuống 0,690 lần Giá trị hệ số thanh toán nhanh ít hơn 1 cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản NNHbằng tài sản ngắn hạn Ngoài ra, chỉ số này nhỏ hơn hẳn chỉ số thanh toán hiện hành có nghĩa tài sản ngắn hạn của DN phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho

Hệ số thanh toán tức thời: Chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng các khoản tiền và tương đương tiền để trả nợ ngắn hạn Hệ số này của công ty giảm trong

3 năm, năm 2021 là 0,035 lần, đến năm 2022 tăng lên được 0,105 lần, nhưng đến năm 2023 lại giảm còn 0,097 lần Hệ số này nhỏ hơn 1, chứng tỏ tình hình nợ của công ty đang gặp khó khăn do lượng tiền mặt chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tổng nợ ngắn hạn Tuy nhiên tỷ trọng các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng cao

Bảng 3.11: Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty trong 3 năm (2021-2023) ĐVT: VNĐ

Giá trị Giá trị Giá trị 2022/2021 2023/2022

2 Tài sản ngắn hạn Đồng 33.503.148.923 35.804.852.398 39.790.485.474 106,87 111,13 108,98

3 Tổng nợ phải trả = Nợ ngắn hạn Đồng 17.089.227.247 19.249.506.625 23.509.768.625 112,64 122,13 117,29

5 Tiền và các khoản tương đương tiền Đồng 599.127.762 3.748.081.227 3.869.735.767 625,59 103,25 254,14

6 Vốn chủ sở hữu Đồng 17.962.144.233 18.112.241.003 18.459.420.231 100,84 101,92 101,37 a Hệ số thanh toán tổng quát (1/3) Lần 2.05 1.94 1.79 b Hệ số thanh toán NNH (2/3) Lần 1.96 1.86 1.69 c Hệ số thanh toán nhanh (2-4)/3 Lần 1.952 1.806 1.167 d Hệ số thanh toán tức thời (5/3) Lần 0.035 0.195 0.165 e Hệ số nợ trên vốn CSH (3/6) Lần 0.951 1.063 1.274

STT Chỉ tiêu ĐVT Chênh lệch (%)

BQ (%) nên công ty vẫn cần có chính sách phù hợp để tăng lượng tiền mặt và đảm bảo ổn định tài chính

Hệ số trên VCSH: Hệ số này có xu hướng tăng, năm 2021 là 0,951 lần; năm 2022 tăng lên 1,977 và năm 2023 tiếp tục tăng lên 2,156 lần cho thấy công ty đang tăng sử dụng vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh Tuy nhiên tỉ lệ này càng cao thì có một khả năng lớn là DN đang không thể trả được các khoản nợ theo điều kiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý Dòng tiền sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay Vì vậy công ty phải có những chính sách phù hợp để cải thiện lại Qua phân tích các hệ số thanh toán ta có thể đánh giá khả năng thanh toán của DN đang ở mức đảm bảo, tài sản ngắn hạn đảm bảo được các khoản nợ ngắn hạn của công ty Nhưng cũng có những biến đổi không ổn định trong giai đoạn này Việc hoạt động kinh doanh đang có sự biến đổi từng ngày, công ty cần áp dụng các biện pháp làm tăng tiền mặt để giúp công ty trong việc thanh toán các khoản nợ, từ đó tạo ra được uy tín trên thị trường và sẽ thu hút được nhiều đối tác quan tâm trong lĩnh vực của công ty

 Phân tích khả năng sinh lời của Công ty

- Lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ROA

Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu

Đánh giá chung về tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông

Sau khi phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty trong giai đoạn 3 năm từ 2021-2023, cho thấy tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty trong những năm qua đã đạt được thành tựu sau:

- Ban giám đốc công ty đã xây dựng được một bộ máy làm việc trực tiếp, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp đúng đắn và kịp thời Phòng kế toán của công ty xây dựng được hệ thống sổ sách kế toán, họach toán hợp lý Cách thưc ghi chép, phương pháp hạch toán trung thực, rõ ràng, khoa học phù hợp với yêu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm, thường xuyên nắm bắt được những quy định mới của nhà nước và các chính sách về thuế để thực hiện và hoàn thành tốt trách nhiệm với nhà nước

- DT của công ty trong giai đoạn này có xu hướng giảm, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế TNDN tăng cho thấy công ty vẫn đang cố hoạt động kinh doanh có hiệu quả, không ngừng phát triển, tìm kiếm mở rộng thị trường, mở rộng các mối quan hệ kinh tế và chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, tạo được uy tín trên thị trường, công ty vẫn đang không ngừng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển hơn nữa trong các năm tiếp theo Công ty liên tục thu được lợi nhuận trong 3 năm cho thấy công ty đang làm ăn có lãi, hoạt động tốt

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn những tồn tại và hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới:

- Thứ nhất, công tác quản lý các khoản nợ phải thu của công ty chưa thực sự tốt Các khoản nợ phải thu của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản ngắn hạn Mặc dù những chính sách trả chậm hay bán chịu là rất cần thiết trong quá trình gia tăng tiêu thụ, mở rộng những mối quan hệ mới, nhưng để lượng vốn này bị chiếm dụng ngày càng nhiều như vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, dẫn đến lượng vốn để trang trải cho hoạt động kinh doanh bị giảm, ảnh hưởng đến hoạt động vay mượn phát sinh nhiều nợ và chi phí lãi vay làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Thứ hai, công tác quản lý chi phí chưa tốt, trong giai đoạn từ 2021-2023 giá vốn hàng bán, chi phí quản lý DN, chi phí bán hàng của công ty còn rất cao Giá vốn hàng bán có xu hướng tăng qua các năm, giá vốn hàng bán chủ yếu giá cả đầu vào cao Nếu không có biện pháp quản lý tốt giá vốn hàng bán sẽ làm ảnh hưởng tới lợi nhuận, từ đó làm giảm năng lực tài chính của công ty Cùng với đó, công ty vẫn chưa kiểm soát được chi phí quản lý DN

- Thứ ba, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn khá cao trong giai đoạn 2021-2023 đều lớn hơn 1, điều này cho thấy công ty để ứ đọng tài sản ngắn hạn Mặt khác, điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn, số tài sản lưu động dư thừa không tạo ra doanh thu, như vậy doanh nghiệp đã sử dụng vốn kém hiệu quả.

Một số giải pháp về tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty

của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông

3.4.1 Mục tiêu định hướng Định hướng của công ty trong thời gian tới như sau:

- Đầu tư vào công nghệ và nâng cao chất lượng dịch vụ: Đầu tư vào việc nghiên cứu và áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất các loại phân bón và các loại cây trồng Đồng thời công ty cũng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo chất lượng sản phẩm

- Mở rộng quy mô hoạt động và hợp tác chiến lược: Để phát triển mạnh mẽ trong ngành kinh doanh và sản xuất các loại phân bón, công ty không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, công ty cũng tìm kiếm nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm và thị trường kinh doanh

- Thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường: Công ty luôn coi trọng trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng máy móc công nghệ thân thiện với môi trường, giảm thiểu ô nhiễm Đồng thời công ty cũng tham gia các hoạt động xã hội, góp phần cải thiện đời sống cộng đồng và phát triển bền vững

Dưới đây là một số giải pháp giúp công ty cải thiện trong thời gian tới:

Quản lý các khoản phải thu, phải trả: Để tạo được uy tín thanh toán, công ty phải đảm bảo thời hạn và trách nhiệm thanh toán, có kế hoạch trả nợ hợp lý Đồng thời công ty nên mở rộng mối quan hệ với nhiều đơn vị cung cấp và lựa chọn các nhà cung cấp vừa đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ vừa có những chính sách thanh toán mềm dẻo để từ đó có thể kéo dài thời gian thanh toán, tận dụng nguồn vốn chiếm dụng, đầu tư và phát triển hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao Ngoài ra, công ty cần xác định được nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó tìm ra được nguồn tài trợ về vốn Phải nhanh chóng thu hồi các khoản nợ khó đòi, giảm lượng vốn bị ứ đọng

Quản lý hiệu quả sử dụng vốn: Công ty cần áp dụng các biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả, hạn chế lượng vốn vay, vốn chiếm dụng và lượng vốn bị chiếm dụng để dần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dài hạn và vốn ngắn hạn

Khi giảm được nợ ngắn hạn, các khoản phải trả được giải quyết, thì hệ số thanh toán tăng lên, góp phần tăng khả năng thanh toán cho công ty Vì vậy, yêu cầu quản lý vốn đặt ra là phải linh hoạt trong cơ cấu nguồn vốn sử dụng, đảm bảo kết hợp khai thác hiệu quả các nguồn vốn khác nhau trong từng thời kỳ thích hợp Đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính: Đảm bảo khả năng tự chủ về mặt tài chính giúp công ty linh hoạt hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Nguồn vốn kinh doanh của công ty hiện nay bao gồm: Vốn chủ sở hữu, một phần vốn được bổ xung hàng từ kết quả hoạt động kinh doanh và phần còn lại chủ yếu là vốn chiếm dụng từ các bạn hàng, nhà cung cấp, các đối tác làm ăn

Giảm tỉ lệ hàng tồn kho: Qua phân tích cho thấy lượng hàng tồn kho của công ty quá lớn với tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chưa cao Quản lý giá vốn hàng tồn kho vẫn là vấn đề khá nhạy cảm của công ty hiện nay khi mà giá cả trên thị trường rất khó đoán, có những biến động lớn Điều này đòi hỏi công ty quan tâm thực hiện những điều sau: công ty cần xác định được số lượng hàng hóa hợp lý, theo dõi nghiên cứu, đưa ra dự báo tình hình biến động giá cả, lựa chọn thời điểm và cách thức mua hàng hợp lý sao cho giảm thiểu chi phí hàng tồn kho Việc thực hiên các kế hoạch này giúp công ty lường trước được và chủ động đối phó với mọi biến động thị trường.

Ngày đăng: 22/08/2024, 13:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đào Lan Phương; Đỗ Thúy Hằng; Đồng tác giả (2014): Tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Đào Lan Phương; Đỗ Thúy Hằng; Đồng tác giả
Năm: 2014
3. Nguyễn Năng Phúc (2013) Phân tích báo cáo tài chính, Giáo trình Đại học kinh tế quốc dân, NXB Kinh tế quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích báo cáo tài chính, Giáo trình Đại học kinh tế quốc dân
Nhà XB: NXB Kinh tế quốc dân Hà Nội
5. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông (2024), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021
Tác giả: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông
Năm: 2024
6. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông (2024), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2022, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2022
Tác giả: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông
Năm: 2024
7. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông (2024), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2023, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2023
Tác giả: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông
Năm: 2024
1. Bộ Tài Chính (2016), Thông tư số: 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Hà Nội Khác
4. Một số bài khóa luận tốt nghiệp Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ về cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư - phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp tiến nông tỉnh thanh hóa
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ về cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư (Trang 33)
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty năm (2021-2023). - phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp tiến nông tỉnh thanh hóa
Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty năm (2021-2023) (Trang 41)
Bảng 3.2: Tình hình và cơ cấu tài sản của Công ty năm  (2021 – 2023) - phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp tiến nông tỉnh thanh hóa
Bảng 3.2 Tình hình và cơ cấu tài sản của Công ty năm (2021 – 2023) (Trang 44)
Bảng 3.3: Tình hình và cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm (2021-2023) - phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp tiến nông tỉnh thanh hóa
Bảng 3.3 Tình hình và cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm (2021-2023) (Trang 46)
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu phân tích khả năng độc lập tự chủ về tài chính của Công ty năm - phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp tiến nông tỉnh thanh hóa
Bảng 3.4 Các chỉ tiêu phân tích khả năng độc lập tự chủ về tài chính của Công ty năm (Trang 48)
Bảng 3.5: Vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty năm (2021-2023) - phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp tiến nông tỉnh thanh hóa
Bảng 3.5 Vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty năm (2021-2023) (Trang 50)
Bảng 3.6: Tình hình thừa thiếu vốn của Công ty năm (2021-2023) - phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp tiến nông tỉnh thanh hóa
Bảng 3.6 Tình hình thừa thiếu vốn của Công ty năm (2021-2023) (Trang 52)
Bảng 3.7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm (2021-2023) - phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp tiến nông tỉnh thanh hóa
Bảng 3.7 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm (2021-2023) (Trang 55)
Bảng 3.9: Tình hình công nợ phải thu của Công ty năm (2021-2023) - phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp tiến nông tỉnh thanh hóa
Bảng 3.9 Tình hình công nợ phải thu của Công ty năm (2021-2023) (Trang 59)
Bảng 3.10: Tình hình công nợ phải trả của Công ty năm (2021-2023) - phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp tiến nông tỉnh thanh hóa
Bảng 3.10 Tình hình công nợ phải trả của Công ty năm (2021-2023) (Trang 60)
Bảng 3.12: Khả năng sinh lời của Công ty (2021-2023) - phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp tiến nông tỉnh thanh hóa
Bảng 3.12 Khả năng sinh lời của Công ty (2021-2023) (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w