Việc thường xuyên tiến hành phân tích báo cáo tài chính và khả năng thanh toán sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh cũng như xác đ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
Những vấn đề cơ bản về tài chính doanh nghiệp
1.1.1.Khái niệm, bản chất của tài chính doanh nghiệp
Khái niệm tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ kinh tế về mặt giá trị hay các luồng chuyển dịch giá trị giữa doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế, phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp Các mối quan hệ kinh tế được đề cập trong nội hàm của khái niệm tài chính doanh nghiệp bao gồm: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường, quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp
Bản chất của tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm phục vụ việc sản xuất kinh doanh, thương mại và cung ứng dịch vụ
1.1.2.Nhiệm vụ, vai trò, chức năng của tài chính doanh nghiệp
Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp: Là đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và kiểm soát tài chính Phát hiện kịp thời những khó khăn, vướng mắc về nguồn tiền có thể xảy ra trong doanh nghiệp Cuối cùng đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Vai trò của tài chính doanh nghiệp:
+ Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, phân phối vốn hợp lý cho quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cương vòng quay của vốn, tránh lãng phí ứ đọng vốn Từ đó làm cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
+ Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh thông qua việc đề xuất khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng suất hiệu quả kinh doanh
Chức năng của tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:
+ Chức năng tổ chức huy động vốn doanh nghiệp: Để quá trình sản xuất diễn ra liên tục và có hiệu quả thì vấn đề huy động vốn và sử dụng hợp lý đối với từng bộ phận sản xuất là cần thiết Chính vì vậy chức năng tổ chức vốn là vô cùng quan trọng Đây là chức năng thu hút vốn bằng nhiều hình thức khác nhau từ các tổ chức kinh tế, các chủ thể kinh tế để hình thành lên quỹ tiền tệ tập trung phục vụ cho sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả
+ Chức năng phân phối tài chính: Phân phối tài chính là việc phân chia sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị Chức năng phân phối đảm bảo phân phối thu nhập và tích lũy tiền tệ Phân phối thu nhập cho tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, đảm bảo vốn chủ sở hữu thường xuyên không bị nhàn rỗi Biết lợi dụng vật chất như đòn bẩy kinh tế để thúc đẩy sản xuất phát triển và khai thác tiềm năng doanh nghiệp
Phân phối tài chính trong doanh nghiệp là việc phân phối thu nhập doanh nghiệp, cụ thể là nộp ngân sách nhà nước dưới hình thức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, xây dựng các quỹ phát triển
+ Chức năng giám đốc: Giám đốc tài chính là thông qua tiền tệ và mối quan hệ tiền tệ để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phát hiện ra những vi phạm trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp để đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời thực hiện mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Tổng quan phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.1.Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để có thể đánh giá tình hình Tài chính doanh nghiệp thông qua việc so sánh với các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra hoặc so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, từ đó đưa ra quyết định và các giải pháp quản lý phù hợp
1.2.2 Mục tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của mình như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp, Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên những góc độ khác nhau Song nhìn chung, họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa Bởi vậy phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu sau:
Phân tích báo cáo tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự Thông tin phải dễ hiểu đối với những người có trình độ tương đối về kinh doanh và về các hoạt động kinh tế mà muốn nghiên cứu các thông tin này
Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi Phân tích báo cáo tài chính cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp Đồng thời qua đó cho biết them nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển doanh nghiệp trong tương lai
1.2.3 Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn
Có cái nhìn chính xác về công tác sử dụng nguồn vốn trong hoạt động sản xuất và kết quả tài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán
Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hoá của các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những phương án xử lý để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.4 Ý nghĩa và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh Chính vì vậy, phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp
Hoạt động Tài chính doanh nghiệp liên quan đến nhiều đối tượng, từ các nhà quản trị ở doanh nghiệp đến các nhà đầu tư, ngân hàng, nhà quản lý, cơ quan quản lý nhà nước…
Các nhà đầu tư: Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn và sự rủi ro Vì thế mà họ cần thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng của doanh nghiệp Các nhà đầu tư còn quan tâm đến việc điều hành hoạt động công tác quản lý Những điều đó tạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư
Các nhà cho vay, ngân hàng: Mối quan tâm của họ hướng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp Qua việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để từ đó có thể so sánh được và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp
Các nhà quản trị: Để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán, định mức…Từ đó, xác định được những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, góp phần giúp cho doanh nghiệp có được những quyết định cũng như giải pháp đúng đắn, đảm bảo việc kinh doanh hiệu quả cao
Các cơ quan quản lý nhà nước như: Cơ quan Thuế, Tài chính: Qua phân tích báo cáo tài chính sẽ cho thấy thực trạng về tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó sẽ tính toán chính xác mức thuế mà công ty phải nộp, cơ quan tài chính và cơ quan chủ quản sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả hơn Bên cạnh các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, Người lao động có nhu cầu thông tin cơ bản giống họ bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ
1.2.5 Nguồn tài liệu và phương pháp phân tích tình hình tài chính
1.2.5.1 Nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Nguồn thông tin nội bộ: Trong phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp, các thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp là quan trọng nhất Trong đó, báo cáo tài chính là nguồn tài liệu chủ yếu Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động giúp cho việc kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính là tổng hợp các báo cáo về tình hình tài sản, nguồn vốn, cũng như các thông tin khác về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Bao gồm:
Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.3.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nghiệp
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình tài chính và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được chi tiết theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính, phụ, các hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động bất thường phát sinh trong kỳ báo cáo Ngoài ra còn cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
Qua số liệu phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh người ta có thể nhận biết sự dịch chuyển của tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai Đồng thời nó cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở đó, có thể xác định được thực xuất kết quả sản xuất kinh doanh là lãi hay lỗ trong năm Ngoài ra, nó còn giúp nhà phân tích so sánh với các kỳ trước và với các doanh nghiệp khác cùng ngành để nhận biết khái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệp và xu hướng vận động nhằm đưa ra các quyết định quản lý, quyết định tài chính phù hợp
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau:
Theo nội dung kinh tế của nhân tố, bao gồm hai loại:
+ Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh: Số lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốn thường ảnh hưởng đến quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Những nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: Thường ảnh hưởng có tính chất dây chuyền, từ khâu cung ứng đến sản xuất, đến tiêu thụ và từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanhnghiệp
Theo tính tất yếu của nhân tố, gồm hai loại:
+ Nhân tố chủ quan: Phát sinh và tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh là do sự chi phối của bản thân doanh nghiệp
+ Nhân tố khách quan: Phát sinh và tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh như là một yêu cầu tất yếu, ngoài sự chi phối của doanh nghiệp, chẳng
Theo tính chất của nhân tố:
+ Nhân tố số lượng: Phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh + Nhân tố chất lượng: Phản ánh hiệu suất kinh doanh như: lãi suất, mức lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn
Theo xu hướng tác động của nhân tố:
+ Nhân tố tích cực: Có tác dụng làm tăng quy mô của kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
+ Nhân tố tiêu cực: Phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh
1.3.2 Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp
1.3.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản
Khái niệm: Cơ cấu tài sản là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng giá trị tài sản của từng bộ phận trong tổng giá trị tài sản quy mô chung Chỉ tiêu này được biểu hiện bằng chỉ tiêu tỷ trọng:
𝐷 𝑖 = Giá trị chỉ tiêu tài sản
Tổng giá trị tài sản chọn làm quy mô chung
Mục đích nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn sẽ phụ thuộc vào công tác phân bổ vốn
1.4.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn phản ánh giá trị từng bộ phận nguồn trong tổng nguồn vốn chọn làm quy mô thông qua các chỉ tiêu tỷ trọng:
𝐷 𝑖 = Giá trị từng chỉ tiêu nguồn vốn
Tổng giá trị nguồn vốn chọn làm quy mô chung
1.3.3 Phân tích khả năng độc lập, tự chủ về tài chính Để tự chủ sản xuất kinh doanh trước hết các doanh nghiệp phải tự chủ về vốn Do đó việc đánh giá khả năng thanh độc lập tự chủ về tài chính là một công việc rất cần thiết Để đánh giá khả năng độc lập tự chủ về vốn của doanh nghiệp chúng ta sử dụng ba tiêu chí sau:
- Hệ số tự tài trợ: Tỷ suất tự tài trợ thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng nguồn vốn doanh nghiệp
Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại, khi chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm
- Hệ số nợ: Hệ số nợ thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nợ phải trả với tổng nguồn vốn doanh nghiệp Phản ánh một đồng vốn kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng hiện có thì có mấy đồng được hình thành từ các khoản nợ
Hệ số này càng nhỏ thì doanh nghiệp càng tự chủ về nguồn vốn, ít gặp khó khăn trong tài chính
- Hệ số đảm bảo nợ: Hệ số này là tỉ số giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Hệ số này giúp nhà đầu tư có một cách nhìn khái quát về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động:
Hệ số này cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu phải gánh bao nhiêu đồng nợ phải trả, hệ số đảm bảo nợ càng cao càng không tốt
- Hệ số tự tài trợ TSDH: Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (hay Hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn ) là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản ngắn hạn bằng vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này được xác định như sau:
- Hệ số tự tài trợ TSCĐ: Hệ số tự tài trợ tài sản cố định (hay hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản cố định) là chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng bộ phận tài sản cố định (đã và đang đầu tư) bằng vốn chủ sở hữu
Nội dung phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
1.4.1 Phân tích tình hình công nợ
1.4.1.1 Phương pháp phân tích tình hình công nợ
Trong kinh doanh, việc chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn là điều bình thường do luôn phát sinh các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các đối tượng như nhà nước, khách hàng, nhà cung cấp v.v Điều làm các nhà quản trị doanh nghiệp lo ngại là các khoản nợ dây dưa, lòng vòng khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi và các khoản phải trả không có khả năng thanh toán Để nhận biết điểu đó cần phân tích tỉnh hình công nợ để thấy được tính chất hợp lý của các khoản công nợ Xét về tổng thể, trong mối quan hệ giữa các khoản công nợ phải thu và các khoản công nợ phải trả thì nếu các khoản công nợ phải thu lớn hơn các khoản công nợ phải trả khi đó doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn Ngược lại, nếu các khoản công nợ phải thu nhỏ hơn các khoản công nợ phải trả thì doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của người khác Chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn là diều bình thường, song nhất thiết phải xét tính chất hợp lý của từng khoản công nợ để có giải pháp quản lý phù hợp tránh hiện tượng dây dưa, lòng vòng khó đòi Để phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, trước hết người ta lập bảng phân tích tình hình công nợ sau đó tính toán, xác định và phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
1.4.1.2 Một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ
Trong quá trình kinh doanh thì các khoản phải thu tồn tại một cách tất yếu trong doanh nghiệp Việc kiểm soát và hạn chế các khoản phải thu hết sức quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp
Theo dõi các khoản phải thu là việc làm thường xuyên nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình công nợ, ảnh hưởng của nó đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp thu hồi nợ cho doanh nghiệp
- Số vòng luân chuyển các khoản phải thu:
Số dư bình quân các khoản phải thu
𝑆ố dư KPTBBQ = Các khoản phải thu đk + Các khoản phải thu đk
2 Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiều vòng để đạt được doanh thu trong kỳ đó Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh
- Kỳ luân chuyển các khoản phải thu:
Klc = Số ngày trong kì
Vòng luân chuyển các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu Vòng quay của các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại Nếu kỳ thu tiền bình quân càng dài thì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn, vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán, khả năng thu hồi nợ chậm Tuy nhiên, kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể có kết luận chắc chắn mà phải xem xét mục tiêu của doanh nghiệp như chính sách mở rộng thị trường, chính sách tín dụng
Các khoản phải trả là khoản mục thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp phải trả toàn bộ số nợ ngắn hạn của mình cho các chủ nợ Việc phân tích các khoản phải trảnhằm đánh giá tỉnh thành các khoản vay nợ chủ yếu của doanh nghiệp, từ đó để doanh nghiệp điều chỉnh hợp lý các khoản vay và lên kế hoạch trả nợ hợp lý
-Hệ số các khoản phải thu
Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu
Tổng tài sản + Hệ số các khoản phải thu phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn của DN
-Hệ số các khoản phải trả:
Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trả
Tổng tài sản + Hệ số phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp
-Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
Khoản phải thu so với các khoản phải trả = Các khoản phải thu
1.4.2 Phân tích khả năng thanh toán
1.4.2.1 Phân tích các hệ số thanh toán
Hệ số thanh toán tổng quát:
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có với tổng số nợ phải trả
+ Nếu 𝐇 𝐭𝐪 > 1: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ tốt
+ Nếu 𝐇 𝐭𝐪 = 1: Doanh nghiệp có thể đáp ứng thanh toán được tất cả các khoản nợ tới hạn với số lượng tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu
+ Nếu 𝐇 𝐭𝐪 < 1: Báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất hoàn toàn, tổng tài sản hiện có không đủ để trả nợ các khoản mà doanh nghiệp phải thanh toán
Hệ số thanh toán tức thời:
H tth = Tiền và các khoản tương đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng ngay các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp Nợ đến hạn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn thanh toán
+ Nếu 𝑯 𝒕𝒕𝒉 > 1: Tình hình thanh toán tương đối khả quan
+ Nếu 𝑯 𝒕𝒕𝒉 < 1: Việc thanh toán công nợ của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao, vốn bằng tiền quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn bằng tiền, vòng quay vốn chậm và hiệu quả sử dụng vốn kém
- Hệ số thanh toán nhanh:
H nh = TSNH – Hàng tồn kho
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán trong khả năng gần dựa trên khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản trong thời gian ngắn hạn để thanh toán nợ ngắn hạn
+ Nếu 𝐇 𝐧𝐡 ≥ 1: Khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao Doanh nghiệp sẽ không gặp khó khăn gì nếu phải thanh toán luôn các khoản nợ ngắn hạn
+ Nếu 𝐇 𝐧𝐡 < 1: Doanh nghiệp đó hiện đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn:
Tổng nợ ngắn hạn Chi tiêu này phản ánh khả năng thanh toán tạm thời nợ ngắn hạn những khoản nợ có thời gian dưới 1 năm bằng các tài sản có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn (thường dưới 1 năm)
+ Nếu 𝐇 𝐧𝐠𝐡 ≥ 1: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và nếu hệ số thanh toán ngắn hạn này gia tăng thì nó phản ánh mức độ mà doanh nghiệp đảm bảo chi trả các khoản nợ là càng cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp, tình hình tài chính được đánh giá là tốt
+ Nếu 𝐇 𝐧𝐠𝐡 < 1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là không tốt, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn trả
- Hệ số thanh toán nợ dài hạn:
Tổng nợ dài hạn Chỉ tiêu này là những khoản nợ có thời gian đáo hạn trên 1 năm, doanh nghiệp đi vay dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định
Giới thiệu chung về Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tiến Ngân
2.1.1 Thông tin chung về Công ty
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TIẾN NGÂN
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: TIEN NGAN TRADING INVESTMENT COMPANY LIMITED
- Địa chỉ: Tổ 4, Phường Dân Chủ, Thành phố Hoà Bình, Tỉnh Hoà Bình
- Đại diện pháp luật: Nguyễn Lê Điệp ( Giám đốc)
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài nhà nước
- Trạng thái: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
- Vốn điều lệ: 3.000.000 tỷ đồng
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 23/06/2017 Sau 6 năm hoạt động công ty đã dần khẳng định vị thế cũng như uy tín của mình trong lòng người tiêu dùng
Với mục tiêu “Tầm Nhìn – Sứ mệnh – Giá Trị” công ty hi vọng được đồng hành cùng người tiêu dùng và sự cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá thành hợp lý nhất trên thị trường
- Giai đoạn 2017 – 2019: Giai đoạn Công ty mới thành lập với đội ngũ lành nghề, năng động, nhiệt tình, có chuyên môn sâu trong lĩnh nhiên liệu Các sản phẩm của công ty luôn sẵn sàng để hỗ trợ khách hàng có được sản phẩm nhanh nhất và giá cả phù hợp Tuy còn nhiều khó khăn nhưng công ty cũng phát triển trên một phạm vi nhất định
Giai đoạn 2019 – nay: Cùng với nhu cầu ngày càng cao của thị trường Việt Nam về nhiên liệu Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân không ngừng đa dạng hoá các mặt hàng, lựa chọn các sản phẩm chất lượng cũng như dịch vụ để phục vụ quý khách hàng được tốt hơn
+ Đến nay, doanh nghiệp vẫn đang trên đà phát triển, không ngừng tích lũy kinh nghiệm, đổi mới và hoàn thiện về chất lượng sản phẩm và dịch vụ Hướng tới các mục tiêu “Tầm Nhìn – Sứ mệnh – Giá Trị” vì sự ổn định, phát triển bền vững, công ty không ngừng thực hiện các biện pháp để đổi mới công tác tổ chức quản lý, đổi mới quy trình nghiệp vụ và năng lực chỉ đạo điều hành, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
2.1.3 Lĩnh vực nghành nghề kinh doanh của Công ty
- Nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh: Nhiệm vụ cốt lõi của sản xuất là chuyển đổi nguyên vật liệu thô thành thành phẩm cuối cùng Đồng thời tác động tích cực tới dây chuyền sản xuất nhằm đạt được mục tiêu về chất lượng, sản lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại
1040 Sản xuất dầu, mỡ động vật, thực vật
1101 Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh
1103 Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia
1104 Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng
1702 Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa
3320 Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp
4102 Xây dựng nhà không để ở
4610 Đại lý, môi giới, đấu giá
4620 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu
4649 Bán buôn đồ dùng cho gia đình
4651 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
4652 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
4653 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
4659 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
4711 Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống,
4722 Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
4723 Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
4752 Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác
4759 Bán lẻ đồ gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình
4933 Vận tải hàng hoá bằng đường bộ
5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hoá
5629 Dịch vụ ăn uống khác
5630 Dịch vụ phục vụ đồ ăn
7020 Hoạt động tư vấn quản lý
7120 Kiểm tra và phân tích kĩ thuật
7410 Hoạt động thiết kế chuyên dụng
7710 Cho thuê xe có động cơ
7730 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
8230 Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
8299 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân và đâu
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được tổ chức gọn nhẹ và tương đối đơn giản Bộ máy tổ chức được chỉ đạo quản lý thống nhất từ trên xuống dưới, dưới sự chỉ đạo trực tiếp chặt chẽ và thống nhất của ban giám đốc
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty
(Nguồn: Phòng kế toán – tổng hợp)
Ghi chú: Quan hệ chỉ huy trực tuyến
Quan hệ hỗ trợ Chức năng và công việc của các phòng ban:
- Giám đốc : Là người quản lý, chỉ đạo chung của Công ty, điều hành toàn bộ Công ty, đại diện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
- Phòng Tài chính kế toán : Chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính và nghiệp vụ kế toán cho công ty:
+ Giải quyết các vấn đề về tài chính của công ty và thu nhập của người lao động
+ Giải quyết công nợ với khách hàng;
+ Đề xuất các giải pháp để đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả + Đảm bảo việc nộp ngân sách, lập báo cáo tài chính tổng hợp
- Phòng tổng hợp : Là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về:
+ Quản lý hành chính, nhân sự
Phòng tổng hợp Phòng kỹ thuật Phòng Tài chính kế toán
+ Xây dựng báo cáo, chuẩn bị tài liệu và các công việc hành chính
- Phòng kĩ thuật : là bộ phận giữ vai trò xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống và chương trình hoạt động của máy móc, thiết bị trong các doanh nghiệp Bộ phận này trực tiếp điều hành những việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ và máy móc của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các hoạt động có liên quan đến kỹ thuật công nghệ diễn ra thuận lợi, hiệu quả Đồng thời, nhanh chóng sửa chữa, khắc phục các lỗi có liên quan đến công nghệ, máy móc, tiến hành bảo dưỡng theo quy định, đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ làm việc suôn sẻ, không để xảy ra tình trạng gián đoạn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đặc điểm lao động của Công ty
Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định của lực lượng sản xuất, vì thế lao động là một nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng Lực lượng lao động phản ánh quy mô của doanh nghiệp Cơ cấu lao động phản ánh lĩnh vực hoạt động và đặc điểm công nghệ, mức độ hiện đại hóa sản xuất của doanh nghiệp Chất lượng lao động sẽ quyết định và được thể hiện qua kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đối với Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Tiến Ngân thì lao động là nhân tố quan trọng để Công ty hoàn thành đúng tiến độ các hợp đồng mà Công ty đã ký kết Cơ cấu 58 lao động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, nó như một khối liên kết vững chắc để tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngày càng củng cố và phát triển
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp tính đến ngày
STT Chỉ tiêu Số lượng người ( Người ) Tỷ trọng (%)
Năm 2023 công ty có 58 nhân viên, đó là nguồn nhân lực chủ chốt để đưa công ty đứng vững trên thị trường
- Cơ cấu lao động theo trình độ:
Cụ thể: Trong tổng số 58 lao động tại công ty, trình độ Đại học có 18 lao động chiếm 31% Cao đẳng, trung cấp có 24 lao động chiếm tỷ trọng cao nhất là 41,3% và trình độ phổ thông có 16 lao động là 27,7% Đảm bảo cho việc sáng tạo, khả năng nắm bắt cơ hội, kinh nghiệm công việc dày dặn, xử lý các tình huống nghiệp vụ thành thạo Nguyên nhân vì môi trường làm việc của công ty chủ yếu là chế biến và sản xuất thực phẩm
- Cơ cấu lao động theo giới tính:
+ Tỷ trọng giữa Nam và Nữ không có sự khác biệt rõ rệt là do đặc thù công việc của Công ty nên số lao động Nam và nữ không chênh lệch nhiều cụ thể là Nam 31 người chiếm ưu thế với tỷ trọng 53,4%, nữ 27 người chiếm 46,6%.
Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Bảng 2.2 Cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp đến 31/12/2023
STT Tên tài sản Nguyên giá Giá trị còn lại Tỷ lệ giá trị còn lại /NG% Giá trị TT% Giá trị
1 Nhà cửa vật kiến trúc
4 Thiết bị dụng cụ quản lý
( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
- Qua bảng 2.2 ta thấy nguyên giá tổng tài sản là 717.879.356 đồng, giá trị còn lại của tài sản là 680.563.844 đồng Trong đó giá trị còn lại của máy móc thiết bị chiếm 37,82% tỷ trọng, phương tiện vận tải chiếm 52,46% và thiết bị dụng cụ quản lý chiếm 9,72%
Tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá của máy móc thiết bị là 92,99% , phương tiện vận tải là 96,62% và thiết bị dụng cụ quản lý là 92,39% Tỷ lệ giá trị còn lại lại trên nguyên giá của các tài sản đều cao, chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp còn mới Chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng vào cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển công ty
- Tài sản nhà cửa vật kiến trúc của công ty là do công ty sử dụng chính nhà ở của gia đình mình nên tài sản này có giá trị bằng 0
Đặc điểm công tác kế toán tại công ty
2.5.1 Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán
+ Thực hiện những công việc về nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán
+ Thu thập, xử lý thông tin có liên quan tới các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong công ty
+ Tham mưu cho giám đốc về chế độ kế toán, những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh, công tác quản lý và sử dụng vốn
+ Tham mưu cho giám đốc trong quá trình đề xuất các chế độ thi đua khen thưởng, kỷ luật và nâng cao bậc lương đối với cán bộ, lao động của công ty
+ Ghi chép và hạch toán đúng, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, phù hợp với quy định của Nhà nước và quy chế quản lý tài chính của công ty
+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của tất cả các loại chứng từ, hoàn chỉnh thủ tục kế toán trước khi trình giám đốc phê duyệt
+ Tiến hành thủ tục, thanh quyết toán các loại thuế với cơ quan thuế + Lập và nộp các báo cáo tài chính đúng, kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền theo đúng chế độ quy định của Nhà nước
+ Tổ chức công tác kế toán phù hợp với điều kiện tổ chức kinh doanh và bộ máy tổ chức của công ty
2.5.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Để đảm bảo chức năng phản ánh và giám sát thực tế mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của công ty, công ty tổ chức bộ máy rất khoa học và gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời Số lượng nhân viên kế toán gồm 4 người:
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Ghi chú: Quan hệ chỉ huy
Sơ Đồ 2.2 Bộ máy kế toán của công ty
- Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
+ Kế toán trưởng: Là người tổ chức, quản lý và chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán của toàn công ty, là người trực tiếp giúp giám đốc quản lý tình hình tài chính của công ty Có trách nhiệm kiểm tra, phân tích số liệu báo cáo, tổ chức bảo quản, lưu trữ các chứng từ có liên quan
+ Kế toán kho: Kế toán kho là vị trí kế toán thực hiện theo dõi, kiểm tra hoạt động xuất nhập hàng hóa, kiểm soát số lượng hàng tồn kho, quản lý các loại chứng từ, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, hạn chế tình trạng thất thoát hàng hóa
Kế toán kho Kế toán công nợ Thủ quỹ
+ Kế toán công nợ: là theo dõi số tiền doanh nghiệp nợ khách hàng và số tiền doanh nghiệp nợ các nhà cung cấp Việc quản lý công nợ đúng cách giúp doanh nghiệp: Kiểm soát dòng tiền: Kế toán công nợ giúp doanh nghiệp kiểm soát dòng tiền đầu vào và đầu ra
+ Thủ quỹ: quản lý tiền mặt, quản lý các tài khoản ngân hàng, đảm bảo sự liên lạc với các bên liên quan về các khoản chi phí và thu nhập của tổ chức
2.5.3 Hình thức ghi sổ kế toán tại công ty
Hiện nay, hình thức sổ sách mà doanh nghiệp áp dụng là hình thức nhật ký chung để quản lý sổ sách kế toán Hệ thống tài khoản áp dụng là hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài Chính ban hành
Trình tự ghi sổ: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Chứng từ kế toán
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán cho tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ nhật ký đặc biệt
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ kế toán ghi sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản, sau đó căn cứ vào số liệu phản ánh trong sổ nhật ký chung kế toán ghi vào sổ cái tài khoản có liên quan
Cuối tháng, quý, tổng hợp số liệu trên sổ thẻ chi tết để lập bảng tổng hợp chi tiết Sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết, số liệu giữa sổ cái tài khoản và bảng cân đối số phát sinh, đảm bảo sự phù hợp về số liệu thì căn cứ vào số liệu ở bảng tổng hợp chi tiết và bảng cân đối số phát sinh để lập báo cáo kế toán
2.5.4 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính
- Kỳ kế toán năm: Bắt đầu 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng (VNĐ)
- Hệ thống sổ sách bao gồm: Sổ nhật ký chung, bảng tổng hợp Nhập - Xuất
– Tồn, sổ cái các tài khoản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ,
- Phương pháp hạch toán thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kiểm kê định kỳ
- Phương pháp tính khấu hao: theo phương pháp đường thẳng
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY
Thực trạng tình hình tài chính của Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân
3.1.1 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là số liệu phản ảnh tương đối chính xác về tình hình tài chính và khả năng thanh toàn của công ty Bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình SXKD đều đặt ra mục tiêu cuối cùng là đạt được doanh thu cao nhất với mức chi phi thấp nhất Để hiểu rõ lý do biến động cần phải phân tích các khoản mục nhỏ trong doanh thu, chí phí và lợi nhuận của công ty trong 3 năm
Bảng 3.1 Các khoản doanh thu của công ty trong 3 năm 2021-2023 ĐVT: Đồng
Giá trị Giá trị TĐPT %
Doanh thu bán hàng và CCDV
HĐTC 5.060.517 1.874.290 37,04 6.722.053 358,65 115,25 Thu nhập khác 23.376.623 2.194.662 9,39 23.411.310 1066,74 100,07 Tổng doanh thu 9.918.267.853 4.799.624.699 48,39 11.729.520.853 244,38 108,75
(Nguồn : Phòng tài chính kế toán)
Doanh thu bán hàng và CCDV của công ty tăng với tốc độ phát triển bình quân là 108,76% và có tốc độ phát triển liên hoàn cụ thể: Năm 2022 so với năm 2021, Doanh thu bán hàng và CCDV giảm từ 9.889.830.713 đồng xuống 4.795.555.747 đồng do đó tốc độ phát triển liên hoàn chỉ đạt 48,39%, năm 2023 công ty đã có sự khởi sắc trong kinh doanh khi doanh thu bán hàng và CCDV tăng mạnh so với năm 2022 lên 11.699.387.490 đồng tốc độ phát triển liên hoàn đạt 244,38%
Nguyên nhân doanh thu từ cung cấp dịch vụ thay đổi trong 3 năm là do công ty đã kịp thời điều chỉnh chiến lược marketing, khảo sát thị trường tìm kiếm đối tác hợp tác mới và tăng cường khả năng tiếp cận nhà thầu trong nước trong thời gian dịch bệnh Covid-19
Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty tăng với tốc độ phát triển bình quân là 115,25% và có tốc độ phát triển liên hoàn cụ thể: Năm 2022 so với năm 2021, Doanh thu hoạt động tài chính giảm từ 5.060.517 đồng xuống 1.874.290 đồng do đó tốc độ phát triển liên hoàn chỉ đạt 37,04%, năm 2023 công ty đã có sự khởi sắc trong kinh doanh khi hoạt động tài chính tăng mạnh so với năm 2022 lên 6.722.053 đồng với tốc độ phát triển liên hoàn đạt 358,65%
Nguyên nhân năm 2023 doanh thu từ hoạt động tài chính tăng nhiều như vậy là do công ty được chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá dịch vụ như: mua một số phần mềm quản lý doanh nghiệp, mua các văn phòng phẩm, Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng tác động đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, do đó chỉ tiêu này là yếu tố làm tăng lợi nhuận của công
Thu nhập khác của công ty tăng với tốc độ phát triển bình quân là 100,07% và có tốc độ phát triển liên hoàn cụ thể: Năm 2022 so với năm 2021, thu nhập khác giảm mạnh từ 23.376.623 đồng xuống 2.194.662 đồng do đó tốc độ phát triển liên hoàn chỉ đạt 9,39%, năm 2023 công ty có sự khởi sắc trong kinh doanh khi thu nhập khác tăng mạnh so với năm 2022 lên 23.411.310 đồng với tốc độ phát triển liên hoàn đạt 1066,74%
Nguyên nhân năm 2023 thu nhập khác của công ty tăng là do công ty chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản
Bảng 3.2 Các khoản chi phí của công ty trong 3 năm 2021-2023 ĐVT:đồng
Giá trị Giá trị LH% Giá trị LH%
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Tổng chi phí của doanh nghiệp có biến động mạnh qua 3 năm 9.874.619.004 đồng năm 2021, giảm xuống 4.792.418.496 đồng vào năm 2022 và có xu hướng tăng lên 11.658.576.729 đồng vào năm 2023 cụ thể:
Năm 2022 chỉ tiêu giá vốn hàng bán giảm từ 9.473.821.290 đồng xuống còn 4.446.759.801 đồng với tốc độ phát triển liên hoàn đạt 46,94% tình hình diễn biến phức tạp của covid 19, các hoạt động bị ngưng trệ trong đó có hoạt động của công ty dẫn đến doanh thu giảm làm cho giá vốn hàng bán của công ty giảm so với năm 2021 Năm 2023 chỉ tiêu giá vốn hàng bán tăng từ 4.446.759.801 đồng lên 11.112.214.606 đồng đạt 249,89% so với năm 2022
Chi phí tài chính của doanh nghiệp đạt 12.091.614 đồng vào năm 2021 nhưng đến năm 2022 doanh nghiệp không phát sinh chi phí Năm 2023 chi phí tài chính đạt 3.482.142 đồng
Chi phí bán hàng qua 3 năm có tốc độ phát triển bình quân đạt 142,08% và có tốc độ phát triển liên hoàn cụ thể: Năm 2022 giảm từ 34.322.556 đồng xuống 33.249.590 đồng do đó tốc độ phát triển liên hoàn đạt 96,87% và năm 2023 chỉ tiêu tăng mạnh từ 33.249.590 đồng lên 69.286.973 dồng do đó tốc độ phát triển liên hoàn đạt 208,38%
Chi phí quản lý doanh nghiệp có tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 116,36% và tốc độ phát triển liên hoàn cụ thể: Năm 2022 giảm từ 335.024.613 đồng xuống còn 309.676.686 đồng do đó tốc độ phát triển liên hoàn đạt 92,43%, năm 2023 chỉ tiêu tăng từ 309.676.686 đồng lên 453.583.128 đồng do đó tốc độ phát triển liên hoàn đạt 146,47% Nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhiều là do doanh nghiệp phải chi trả nhiều hơn cho các chuyến công tác dài hạn, các cấp lãnh đạo có nhiều thương thảo để đề ra các chiến lược tốt nhất nhằm chống phó với tình hình dịch bệnh của doanh nghiệp
Chi phí khác giảm mạnh từ năm 2021 là 4.809.316 đồng xuống 699.899 đồng năm 2022 và doanh nghiệp không phát sinh chi phí vào năm 2023
Chỉ tiêu chi phí thuế TNDN có tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm là 117,27% với tốc độ phát triển liên hoàn cụ thể: Năm 2022 giảm từ 14.549.615 đồng xuống 2.032.520 đồng do đó tốc độ phát triển liên hoàn đạt 13,97%, năm 2023 tăng từ 2.032.520 đồng lên 20.009.880 đồng và tốc độ phát triển liên hoàn đạt 984,49% do đó doanh nghiệp đã có nhiều khởi sắc trong kinh doanh năm 2023
Bảng 3.3 Lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2021-2023 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu
Giá trị Giá trị LH (%) Giá trị LH (%)
LN gộp về bán hàng và
Tổng LN kế toán trước thuế 58.198.464 9.238.723 15,87 90.954.004 984,49 125,01
LNST thu nhập doanh nghiệp 43.648.849 7.206.203 16,51 70.944.124 984,49 127,49
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
- Cụ thế hoá bằng các số liệu giá trị: Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV tăng với tốc độ phát triển bình quân là 118,80% Giảm từ 416.009.423 đồng năm
2021 xuống 348.795.946 đồng năm 2022 với tốc độ phát triển liên hoàn đạt 83,84% và tăng lên 587.172.884 đồng năm 2023 với tốc độ phát triển liên hoàn là 168,34%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng với tốc độ phát triển bình quân là 130,55% và có tốc độ phát triển liên hoàn qua 3 năm cụ thể: Năm 2022 giảm từ 39.631.157 đồng xuống còn 7.743.960 đồng do đó tốc độ phát triển liên hoàn đạt 19.54% Năm 2023 chỉ tiêu tăng mạnh từ 7.743.960 đồng lên 67.542.694 đồng với tốc độ phát triển liên hoàn đạt 872,20%
Lợi nhuận khác của công ty tăng với tốc độ phát triển bình quân là 112,29%, và tốc độ phát triển liên hoàn cụ thể: Năm 2022 tốc độ phát triển liên hoàn là 8,05% đến năm 2023 có sự khởi sắc tăng từ 1.494.763 đồng lên 23.411.310 đồng do đó tốc độ phát triển liên hoàn đạt 1566,22%
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng với tốc độ phát triển bình quân là 125,01%, và có tốc độ phát triển liên hoàn cụ thế: Năm 2022 giảm từ 58.198.464 đồng xuống 9.238.723 đồng do đó tốc độ phát triển liên hoàn đạt 15,87% đến năm
2023 chỉ tiêu này tăng mạnh lên 90.954.004% tốc độ phát triển liên hoàn đạt 984,49%
Thực trạng tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân
3.2.1 Phân tích tình hình công nợ
Bảng 3.10 Phân tích tình hình công nợ trong 3 năm 2021 - 2023
BQ % Giá trị Giá trị TĐPT
5 Số vòng luân chuyển khoản phải thu 3,24 3,06 - 5,65 - -
6 Kỳ luân chuyển các khoản phải thu 110,99 117,56 - 105,91 - -
7 Hệ số các khoản phải thu 0,31 0,35 - 0,33 - -
8 Hệ số các khoản phải trả 0,77 0,71 - 0,70 - -
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
3.2.1.1 Phân tích tình hình biến động các khoản phải thu
Các khoản phải thu bao gồm các khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác sự biến động của các khoản phải thu ảnh hưởng rất lớn tới tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty
Dựa vào Bảng 3.10 Bảng phân tích tình hình công nợ của công ty trong 3 năm (2021– 2023), ta thấy tổng các khoản phải thu của công ty tăng với tốc độ phát triển bình quân đạt 109,48% Năm 2022 chỉ tiêu này có tốc độ phát triển liên hoàn là 90,56%; năm 2023 là 132,36%
Vòng luân chuyển các khoản phải thu: Năm 2021 chỉ tiêu đạt 3,24 vòng đến năm 2022 đạt 3,06 vòng giảm 0,18 vòng so với năm 2021 nhưng đến năm 2023 bằng các nỗ lực khôi phục kinh doanh của công ty đã đạt tăng lên vào đạt 5,65 vòng
Kỳ luân chuyển các khoản phải thu: Năm 2021 chỉ tiêu này đạt 110,99 ngày; năm 2022, năm 2022 chỉ tiêu này tăng lên 117,56 ngày chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn, vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán, khả năng thu hồi nợ chậm nhưng chỉ tiêu này có dấu hiệu tích cực hơn vào năm 2023 khi đạt 105,91 ngày
Hệ số các khoản phải thu: Các khoản phải thu trong vòng 3 năm có giảm nhưng không đáng kể cụ thể: năm 2021 hệ số này đạt 0,76 và lần lượt giảm xuống 0,71 vào năm 2022 và 2023
3.2.1.2 Phân tích tình hình biến động các khoản phải trả
Các khoản phải trả cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thanh toán của công ty Qua Bảng 3.10 Bảng phân tích tình hình công nợ của công ty trong 3 năm
(2021-2023) ta thấy, các khoản phải trả năm 2023 có tốc độ phát triển liên hoàn
101,68% Nguyên nhân chỉ tiêu này tăng là do công ty đang huy động vốn từ các khoản vay bên ngoài để giải quyết các gánh nặng về chi phí trong thời gian dịch bệnh và đầu tư mua mới hàng tồn kho do hàng hóa của công ty là những hàng có mẫu mã thường xuyên thay đổi và giá trị lớn nên để cơ cấu lại công ty đã đầu tư bằng các nguồn vay dài hạn
Công ty cần có các phương pháp hoặc chính sách đầu tư thích hợp để tránh gánh nặng về các khoản vay, nợ phải trả cũng như có những chính sách để tăng doanh thu cũng như giảm các khoản chi phí để tiết kiệm về tài chính, từ đó cân đối dòng tiền ra vào của doanh nghiệp.
3.2.2 Phân tích khả năng thanh toán của công ty trong 3 năm ( 2021 – 2023)
Bảng 3.11 Phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán
BQ (%) Giá trị Giá trị LH
1 Tổng nợ ngắn hạn Đồng 4.252.143.947 2.529.085.979 59,48 4.103.126.010 162,24 98,23
2 Tổng nợ dài hạn Đồng 63.185.714 642.385.714 1016,66 293.014.286 45,61 215,35
3 Tổng nợ phải trả Đồng 4.315.329.661 3.171.471.693 73,49 4.396.140.296 138,62 100,93
5 Tiền và các khoản tương đương tiền Đồng 291.217.518 222.559.907 76,42 943.003.050 423,71 179,95
6 Tổng tài sản dài hạn Đồng 1.873.363.043 1.851.965.615 98,86 2.023.671.992 109,27 103,93
9 Hệ số thanh toán tổng quát (7/3) Lần 1,29 0,87 - 1,43 - -
10 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (4/1) Lần 0,87 1,02 - 1,04 - -
11 Hệ số thanh toán nợ dài hạn (6/2) Lần 29,65 2,88 - 6,91 - -
12 Hệ số thanh toán tức thời (5/1) Lần 0,06 0,08 - 0,22 - -
13 Hệ số thanh toán nhanh
(Nguồn : Phòng tài chính kế toán)
Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp Phân tích hệ số thanh toán không những cho ta biết khả năng thanh toán trong thời gian hiện tại của doanh nghiệp mà còn cho biết khả năng thanh toán lâu dài trong tương lai của doanh nghiệp Để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong 3 năm ta phân tích bảng 3.11
Hệ số thanh toán tổng quát: Trong 3 năm, hệ số này của công ty tăng, với hệ số thanh toán tổng quát năm 2023 đạt 1,43 lần Hệ số này tăng cho thấy hành lang an toàn đối với các khoản nợ của công ty cũng tăng Trong 3 năm hệ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của TSNH để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà giá trị này càng lớn thì khả năng thanh toán càng cao Chỉ tiêu này năm 2023 đạt 1,04 lần, tăng mạnh so với 2021 là 0,87 lần cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đã được quan tâm và tăng cường
Hệ số thanh toán nợ dài hạn: Trong 3 năm chỉ tiêu thanh toán nợ dài hạn tăng với Năm 2023 chỉ tiêu này là 6,91 lần
Khả năng thanh toán nhanh: Thể hiện khả năng huy động về tiền mặt và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền (có tính thanh khoản cao) đáp ứng cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà các chủ nợ yêu cầu Chỉ tiêu này đạt 0,22 lần Trong 3 năm hệ số thanh toán nhanh của công ty biến động giảm Cụ thể: Năm 2021 chỉ tiêu đạt 0,51 lần ,năm 2022 chỉ tiêu đạt 0,73 lần, năm 2023 hệ số thanh toán nhanh là 0,83 lần Tuy nhiên hệ số này trong 3 năm đều nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn thấp Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn gì nếu phải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tức thời: Phản ánh khả năng đáp ứng ngay các khoản nợ đến hạn của công ty Chỉ tiêu này giảm qua 3 năm Cụ thể: Năm 2021 chỉ tiêu này đạt 0,06 lần; năm 2022 đạt 0,08 lần; năm 2023 đạt 0,22 lần Trong cả 3 năm chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 Nguyên nhân là do chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền tăng chậm trong khi chỉ tiêu nợ ngắn hạn có tốc độ phát triển nhanh
3.2.3 Phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty trong 3 năm (2021 –2023)
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của kinh doanh Nếu chỉ phân tích sự tăng giảm giá trị của lợi nhuận qua các năm ta sẽ không thấy được mức độ hợp lý của sự tăng giảm đó Vì vậy chúng ta cần phân tích các tỷ số của lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, vốn chủ sở hữu, cũng như toàn bộ vốn để có thể đánh giá mức độ biến động của lợi nhuận
Tỷ suất LNST trên doanh thu (ROS): cho ta biết vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp Năm 2023 chỉ tiêu này là 0,006 Chỉ tiêu này năm 2023 cho thấy cứ 1 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 0,006 đồng lợi nhuận sau thuế Trong
Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân
3.3.1 Nhận xét chung về tình hình tài chính và khả năng thanh của Công ty trong 3 năm ( 2021 – 2023)
Các BCTC và tài liệu thông tin khác được xây dựng đúng các chuẩn mực chung do Bộ tài chính ban hành nên việc phân tích HĐTC được thuận lợi Các chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty đã phần nào chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty Các kết quả này cũng được sử dụng trong việc xem xét các quyết định tài chính giúp công ty có những quyết định tài chính mang lại hiệu quả cho công tác quản lý cũng như trong quá trình SXKD Đây là cơ sở để công ty tiếp tục hoàn thiện công tác phân tích HĐTC trong tương lai hướng tới mục tiêu cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho việc ra quyết định tài chính Những yếu trực tiếp ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của công ty:
+ Nguồn lao động có trình độ cao làm tăng khả năng cạnh tranh cho công ty trên thị trường
+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2021 –
2023 có kết quả tích cực Đây là tín hiệu tốt đối với công ty đã hoạt động lâu năm cho thấy công ty đã vượt qua những khó khăn để bước vào giai đoạn tăng trưởng cao
Những yếu tố khác cũng gián tiếp ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của công ty:
+ Các phòng ban được bố trí hợp lý giúp nâng cao hiệu quả công việc + Bộ phận kế toán luôn tuân thủ chặt chẽ chế độ kể toán ban hành và sách, chứng từ luôn được cất giữ cần thận, dễ kiểm soát Điều này tạo điều kiện thuận lợi để yên tâm công tác, tạo nội lực lớn trong quá trình phát triển công ty
+ Sự thống nhất cao trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh đồng thời phát huy khả năng tự chủ khuyến khích sự năng động sáng tạo của các đơn vị, cá nhân để nâng cao năng lực cạnh tranh Qua phân tích và đánh giá tình trạng tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân, Hoà Bình trong 3 năm, thì bên cạnh những ưu điểm thì lại tồn tại những yếu điểm trong công tác quản lý và sử dụng vốn Do đó công ty cần phân tích tìm hiểu để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả tài chính hơn nữa
+ Về hàng tồn kho: Lượng hàng tồn kho của công ty lớn do trong 3 năm phân tích công ty chỉ chú trọng vào ngành nghề kinh doanh chính, chính vì vậy lượng hàng tồn kho không chưa được giải quyết dẫn đến vốn của công ty bị ứ đọng, lượng vốn này ảnh hưởng không tốt tới hoạt động SXKD của công ty, không đủ vốn để trang trải dẫn đến vay vốn bến ngoài và chi phí lãi vay làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty Công ty cần có các biện pháp thiết thực hơn để cải thiện tình hình này, để nâng cao khả năng thanh toán của công ty
+ Về tài sản, nguồn vốn: Cơ cầu tài sản, nguồn vốn chưa tốt, công ty chưa chú trọng mở rộng nguồn vốn để tăng quy mô hoạt động kinh doanh Tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ cho thấy mức độ độc lập tự chủ về tài chính của công ty không tốt, các khoản nợ chiếm tỷ trọng cao, ảnh hưởng đến khả năng độc lập tài chính, khả năng thanh toán của công ty
+ Về chi tiêu tài chính: Tính độc lập tự chủ về tài chính của công ty thông qua các hệ số thế hiện không tốt Nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối tăng, thế nhưng mức tăng này rất thấp, không đáng kể, kết cấu nguồn vốn và sự biến động nguồn vốn là chưa hợp lý Công ty cần chú trọng về vấn đề cân bằng cơ cấu nguồn vốn, làm giảm tỷ trọng của các khoản nợ tránh ảnh hưởng đến khả năng độc lập tài chính, khả năng thanh toán của công ty
+ Về hệ số tự tài trợ: Chỉ tiêu này nhỏ hơn 0,5 và có xu hướng giảm cho thấy khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty thấp, mức độ độc lập tài chính của công ty giảm, phụ thuộc vào nguồn nợ phải trả
+ Về hệ số nợ: Trong năm phân tích chủ tiêu này đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng điều này dẫn tới công ty sẽ dễ mất khả năng thanh toán nếu các khoản ợ từ bên ngoài đến hạn thanh toán
+ Hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời có xu hướng giảm dẫn tới công ty có thể mất khả năng thanh toán các khoản nợ nếu tất cả các khoản nợ đến hạn phải trả cùng một lúc trong tương lai
+ Về khả năng sinh lời: Tốc độ luân chuyển vốn của công ty không cao, mặc dù công ty có đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình nhưng khả năng sinh lợi còn hạn chế Lợi nhuận đạt được chưa tương xứng
3.3.2 Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty
Mục đích xuyên suốt của công ty từ khi thành lập là mở rộng hệ thống dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, mặt khác không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn của các khách hàng Do đó, để thực hiện mục tiêu trên công ty cần tập trung nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua phân tích báo cáo tài chính hàng năm và đưa ra các giải pháp thực hiện Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, lĩnh vực kinh doanh của công ty cho nhân viên Sử dụng tốt nguồn lao động, tận dụng hết khả năng lao động của con người Bên cạnh đó, đẩy mạnh các khoản thưởng để khuyến khích, tạo động lực lao động, phấn đấu cho nhân viên Tạo các buổi hội thảo để giúp nhân viên hiểu rõ hơn về sản phẩm công ty Tổ chức những buổi du lịch để gắn kết các nhân viên, ban lãnh đạo với nhau hơn nhằm nâng cao giao tiếp, hiệu quả trong công việc
Giảm hàng tồn kho: Giảm thiểu hàng hóa tồn kho sẽ giúp cho việc luân chuyển VKD tăng lên, giúp công ty tăng doanh thu, lợi nhuận HĐKD tăng, tăng khả năng thanh toán và có vốn để huy động cho các hoạt động cần thiết khác Kiểm tra đánh giá những hàng hóa không còn khả năng bán được trên thị trường thì phải thanh lý nhanh để tận dụng nguồn vốn sử dụng cho mục đích khác
Hàng hóa tồn kho của công ty cần phải có những biện pháp quản lý tiêu thụ nhằm giảm chi phí lưu kho đồng thòi tránh tình trạng ứ đọng vốn của Công ty Có chiến lược đẩy mạnh tieu thụ hàng hóa trên thị trường, chính sách triết khấu, có chiến lược Marketing hợp lý, tìm kiếm thị trường tiêu thụ…giảm lượng hàng tồn kho sẽ nâng cao được khả năng thanh toán của công ty
Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý: Cơ cấu vốn phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn Doanh nghiệp cần xác định nhu cầu về vốn tối thiểu cần thiết đáp ứng cho hoạt động kinh doanh, nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn