1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Giữa Kỳ Ngữ Pháp Tiếng Việt Danh Từ Trong Truyện Ngắn “Đôi Mắt” Của Nam Cao.pdf

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN GIỮA KỲHỌC PHẦN: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT

DANH TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN “ĐÔI

MẮT” CỦA NAM CAOGVHD: ThS Nguyễn Thùy Nương

TP HỒ CHÍ MINH, NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM

2023

1

Trang 2

Mứcđộhoànthành

1 Âu Lê Minh Đức 2256010023 -Soạn nội dung: Chương 2

-Phần: 2.3.4 + 2.3.5 + 2.3.3-Làm PowerPoint; thuyết trình

100%

-Mở đầu chương 2-Phần: 2.3.6 + 2.3.8; 2.4.1-2.4.4-Tổng hợp nội dung

100%

Nhóm trưởng(ký tên) Nhân

6

6 Cấu trúc của đề tài

2

Trang 3

Chương 2: Khái quát các loại danh từ trong tập truyện ngắn “Đôi Mắt” –

2.3 Khái quát các tiểu loại danh từ trong truyên ngắn “Đôi Mắt” 14

16

2.3.8 Danh từ khuyết nghĩa2.3.9 Danh từ trừu tượng2.4 Đặc trưng ngữ pháp danh từ trong truyện ngắn “Đôi Mắt” 16

20

2.4.7 Danh từ chỉ sự vật2.4.8 Danh từ khuyết nghĩa

21

2.4.9 Danh từ trừu tượng

3

Trang 4

Ngôn ngữ và văn chương có sự gắn kết với nhau tựa như máu và ruột thịt Và vì vậy, ngôn ngữ là hình thức phản ánh của văn chương dưới dạng chữ viết, lời nói,… giúp cho thế giới của văn học và ngôn từ dễ dàng đến với đời sống của chúngta hơn Trong ngôn ngữ của văn chương thì từ loại giữ vai trò xương sống và là cơ sở cho ngôn ngữ, đặc biệt trong đó là danh từ danh từ là từ loại quan trọng bậc nhất và chiếm số lượng rất lớn trong vốn từ vựng cùng với việc đóng góp chất lượng hết sức quan trọng trong cơ cấu ngữ pháp Danh từ làm cho việc truyền tải sự vật, hiện tượng, tên gọi đến với người đọc người nghe dễ dàng hơn nhiều

Đối với nhà văn, nhà thơ – những người nghệ sĩ sáng tác dựa trên con chữ, thì danh từ chính là người bạn, “người tình” luôn ở bên kề cận Danh từ có thể xuất hiện luôn luôn ở mỗi đoạn, mỗi dòng và tất nhiên là từ loại không thể thiếu đượcchõ mỗi câu cú ngữ pháp thường tình Và tiêu biểu đến để mà kể thì Nam Cao, một nhà văn chuyên viết truyện ngắn của nước ta là người biết vận dụng các danh từ một cách khôn khéo và điêu luyện

Nam Cao, được biết đến rộng rãi là một nhà văn hiện thực chuyên viết truyện ngắn trước Cách Mạng tháng Tám 1945 Các tác phẩm của ông hướng về các mảnh đời đói khổ, thành phần trí thức bị kiệt quệ, khốn khó trong thời cuộc,… và nổi bật lên qua đó là sự xót thương vô cùng của nhà văn đến với vấn đề nhân phẩm, nhân cách, của những mảnh đời khốn khổ kể trên dù cho bị thời cuộc giằn xéo, đẩy lùi Thời kì trước Cách Mạng là thế, thế nhưng sau 1945 thì trong văn chương của ông đã có sự chuyển biến mới mẻ hơn, rõ rệt hơn giai đoạn trước Cách Mạng những đứa con tinh thần của ông vào thời kì này đã không còn bị ám ảnh bởi cái đói nghèo, cái khốn khó nữa mà đã có nhiều hướng đi mớihơn, hé lộ con đường tươi sáng hơn qua ngòi bút biết dùng để tuyên truyền, để

4

Trang 5

chiến đấu Điển hình là truyện ngắn Đôi mắt Trong truyện ngắn này Nam Cao đã kết hợp và dùng nhiều danh từ vô cùng đa dạng

Vì những lí do trên, nhóm đã chọn đề tài Danh từ trong truyện ngắn “Đôi mắt” của nhà văn Nam Cao để làm chủ đề cho bài nghiên cứu thống kê này Và ở trong bài nghiên cứu này, chúng tôi xin được tìm hiểu về phần danh từ trong truyện ngắn “Đôi mắt” nhằm cho mục đích liệt kê, phân loại, phân tích các danhtừ xuất hiện trong tác phẩm

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Nam Cao có phong cách viết giàu hình ảnh với việc dùng nhiều danh từ chỉ tên sự vật, hiện tượng hay tên người một cách thường xuyên, đa dạng Tuy đã cố gắng tìm kiếm nhưng chúng tôi vẫn chưa tìm ra được tài liệu nghiên cứu về kháicạnh danh từ trong văn phong Nam Cao Thế nhưng lại có khá nhiều bài bình vềphong cách nghệ thuật, phong cách sáng tác chung cho các tác phẩm truyện ngắn của ông và ở đây là về truyện ngắn Đôi mắt như:

- ĐÔI MẮT của giáo sư Trần Đình Sử trên trang web WordPress.com.- Từ “Đôi mắt” của Nam Cao nghĩ về cách nhìn cuộc sống của Vũ Hường đăng trên Báo Thái Bình

- Đôi mắt” Góc nhìn phản ánh bản chất con người của Thiên Nhi trên trang web Revelogue

-Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao trên trang web

Bigone Tất cả những bài viết trên đây đều là những nguồn tham khảo đáng quý giúp íchcho chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện nên đề tài của mình

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:-Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là danh từ trong tác

phẩm truyện ngắn Đôi mắt của nhà văn Nam Cao

-Phạm vi nghiên cứu: Thống kê, phân loại, phân tích truyện ngắn Đôi mắt

4 Phương pháp nghiên cứu:

Chúng tôi vận dụng lí thuyết của danh từ để nghiên cứu Trên cơ sở đó chúng tôivận dụng các phương pháp:

4.1 Phương pháp so sánh

5

Trang 6

Để thấy rõ được lối vận dụng động từ linh hoạt trong tác phẩm “Đôi mắt” của Nam Cao chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp so sánh để làm nổi bật lên những danh từ có trong tác phẩm.

4.2 Phương pháp thống kê

Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm thống kê số lượng danh từ được vận dụng, từ đó chúng tôi có thể khái quát hóa hệ thống của những đặc điểm của tác giả

4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp

Trong quá trình làm bài chúng tôi đưa ra nhiều dẫn chứng nhằm minh họa cho lập luận của mình Vì vậy phương pháp tổng hợp này giúp chúng tôi phân tích những đặc điểm cơ bản trong cách sử dụng danh từ trong tác phẩm của nhà văn, và từ đó tạo tiền đề để chúng tôi có thể rút ra nhận xét, đánh giá chung nhất của mình về phong cách mà Nam Cao vận dụng danh từ trong tác phẩm

5 Đóng góp của đề tài

Qua quá trình làm bài trên chúng tôi góp phần khái lược rõ và chi tiết về việc vận dụng các danh từ có trong tác phẩm “Đôi mắt”, từ đó đã giải thích rõ đáng kể được them vì sao mà Nam Cao được xem là một trong những nhà văn hiện thực hàng đầu của nước ta giai đoạn trước Cách Mạng Đồng thời bài làm của chúng tôi còn góp phần them vào việc nhìn nhận, phân tích cùng đánh giá mộtcách có hệ thống danh từ trong tác phẩm “Đôi mắt” của Nam Cao Và trên cơ sở đó góp thêm được một tài liệu để tham khảo, nghiên cứu học tập về nhà vănNam Cao

6 Cấu trúc của đề tài:

Ngoài các phần như Phần mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu thành 3 chương sau:

CHƯƠNG 1: Danh từ trong văn học CHƯƠNG 2: Danh từ trong truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao CHƯƠNG 3 Phong cách ngôn ngữ của Nam Cao qua truyện ngắn “Đôi mắt"

6

Trang 7

PHẦN NỘI DUNGChương 1: Danh từ trong văn học1.1 Danh từ trong văn học

1.1.1 Giới thiệu danh từ:

Theo sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 do Nguyễn Minh Thuyết chủ biên phần tiếng việt thì: "Danh từ là những từ chỉ người,vật,hiện tượng,khái niệm,… " Theo Đinh Văn Đức-Ngữ pháp tiếng việt từ loại,NXB ĐHQGHN – 2001: Danh từ theo truyền thống được định nghĩa là từ loại mang ý nghĩa “sự vật tính”

Danh từ đóng vai trò quan trọng trong văn nói và ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày

Ví dụ: Đức chạy bộ lúc 6 giờ Các em nhỏ đang chơi đá bóng Danh từ còn được sử dụng trong thơ và tuyện ngắn: Ví dụ: “Thằng gầy nhom vẻ mặt liến láu chẳng phải ai xa lạ,chính là Tư-dát.”

(Tuổi thơ dữ dội-Phùng Quán)

1.1.2.Phân loại danh từ

Danh từ được chia thành 2 loại: danh từ riêng và danh từ chung.-Danh từ riêng:

Danh từ riêng là từ dùng để chỉ tên một sự vật cụ thể hay gọi tên một cá thểduy nhất

Ví dụ: Danh từ riêng chỉ người: Kiên,Phương,Sơn,Nam… Danh từ riêng chỉ chỉ địa danh: Cà Mau,Đồng Tháp,Vĩnh Long… Ngoài ra danh từ riêng chỉ người còn xuất hiện thêm nhiều trường hợp đặc biệt khác như:

Danh từ riêng tên người Việt có thể kết hợp với số từ khi trùng tên

7

Trang 8

Ví dụ:Hai Trung,Tư Cang,Mười Hương… Danh từ riêng tên người Việt có thể dùng kèm với một số từ chỉ đặc điểm,phẩm chất.

Ví dụ:Trần Lượm (Lượm “sứt”),Nguyễn Văn Tư (Tư “dát”),Đinh Văn Đồng (Đồng “râu”)…

-Danh từ riêng tên người ở Nam Bộ có kèm theo số thứ tự trong gia đìnhđể trở thành tên ghép

Ví dụ: Hai Long,Ba Tài,Tư Nghĩa… -Danh từ chung: Danh từ chung là tập hợp danh từ gọi tên cho cả một chủng loại sự vật Là loại từ có tính khái quát,trù tượng,không có mối liên hệ đơn nhất 1 đối 1 giữa tên gọi và cái vật cụ thể được định danh -Trong loại danh từ này chia thành 8 loại nhỏ bao gồm: (1)Danh từ chung chỉ đơn vị: là loại danh từ chỉ các đơn vị tính toán,khác với sự vật được đem ra tính toán

Danh từ chỉ đơn vị được chia thành 2 nhóm nhỏ: -Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên:cây,con,quả,cái,bông,… -Danh từ chỉ đơn vị quy ước được chi thành hai loại: +Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: lít,mét,cân,… +Danh từ chỉ đơn vị quy ước không chính xác: hòn,mớ,nắm (2)Danh từ chỉ chất liệu: là danh từ có ý nghĩa chỉ chất liệu của sự vât.Ví dụ: sắt,vàng,bạc,gỗ,…

Loại danh từ này có thể đứng trước các từ “trỏ”: này,nọ,kia,đó,… Ví dụ: Tấm vải đó bán mấy đồng?

Danh từ chất liệu không thể kết hợp trực tiếp với số từ,muốn kết hợp phải có danh từ đơn vị quy ước

Ví dụ: Ta có thể nói là “một cân thịt” hay “cục đá” nhưng không thể nói là “một thịt” hay “hai đá”

Và danh từ chỉ chất liệu không bao giờ kết hợp được với danh từ đơn vị tự nhiên

Ví dụ: Cái thịt này không ngon

(3)Danh từ chỉ thời gian:là danh từ có ý nghĩa chỉ một cắt đoạn về thời gian

Ví dụ: giây,phút,buổi,giờ,tháng,mùa vụ,…

8

Trang 9

Chúng có thể đứng trước các từ trỏ: này,nọ,đó, Ví dụ: Tháng này là tháng mấy? Trước danh từ chỉ thời gian không thể có danh từ đơn vị,cả tự nhiên lẩn quy

ước.Ví dụ:mét ngày,nắm mùa,…

Danh từ chỉ thời gian có thể kết hợp với số từ.Ví dụ: hai ngày,bốn mùa,năm giờ,…

Có một số danh từ chỉ thời gian kết hợp với các danh từ chỉ thời gian khác thànhmột tổ hợp khá chặt

(4)Danh từ chỉ vị trí,hướng:là danh từ có ý nghĩa chỉ địa điểm,vị trí,hướng

trong không gian.Ví dụ: phía,phương,hướng,bên, trên,nam,bắc,…

Loại danh từ này không thể kết hợp được với danh từ đơn vị,ví dụ:cây hướng,mét nam, Chúng cũng không thể kết hợp với định tố “cái” và các từ chỉ lượng,ví dụ:cái nam,cái phương,…

Chúng có thể kết hợp được với từ chỉ định,ngoại trừ “đông,tây,nam,bắc”.Và có

thể kết hợp với danh từ cùng loại để tạo thành tổ hợp danh từ,ví dụ:phía nam,phương bắc,…

Ngoài ra nhóm từ “ trên,dưới,trong,ngoài,đầu,cuối,giữa,… ” có thể kết hợp với các từ khác như:

-Trong, ngoài, trước, sau +đàng/đằng-Từ “đầu”+số từ.Từ giữa bị hạn chế kết hợp

(5)Danh từ chỉ người:là danh từ có ý nghĩa chỉ chức vụ,nghề nghiệp và các mối

quan hệ thân thuộc của con người.Chung có khả năng kết hợp rộng rải và làm trung tâm danh ngữ

Danh từ chỉ người bao gồm:

+Danh từ chỉ chức vụ,nghề nghiệp:sinh viên,công nhân,giám đốc,…

Loại danh từ này ít tồn tại độc lập,mà thường có danh từ đơn vị đi kèm.Ví dụ: Vài học sinh,tụi lính Việt Gian,bọn cố vấn,

Và khi kết hợp với từ chỉ định phải có danh từ đơn vị đi kèm

9

Trang 10

Ví dụ: Đây là một bộ đôi cầu thủ xuất sắc!Chúng không kết hợp với “cái” chỉ xuất mà phải có danh từ đơn vị.Ví dụ: Cái tụi học sinh ,cái cặp cầu thủ ,…

+Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc:ông,bà,cha,me,anh,chị,…

Loại danh từ này không bao giờ kết hợp trực tiếp với các từ chỉ toàn bộ (tất cả,tất thảy,cả,hết thảy,…).Chúng cũng không đi với từ “cái” chỉ xuất.Và không kết hợp với ‘này,ấy,gì,nào’.Cần phân biệt danh từ chỉ quan hệ thân thuộc thực thụ và danh từ chỉ quan hệ thân thuộc đóng vai trò là danh từ đơn vị lâm thời

Các danh từ ông,bà,anh,chị…+ấy là những từ xưng hô trong tiếng việt

(6)Danh từ chỉ sự vật:là danh từ có ý nghĩa chỉ đồ vật,động vật và thực vật

Danh từ chỉ sự vật bao gồm:

+Danh từ chỉ dồ vật:Bàn,ghế,sách,viết,… Chúng có khả năng kết hợp rất rộng,có thể kết hợp với hầu hết yếu tố phụ

khi làm trung tâm danh ngữ.Luôn kết hợp với danh từ chỉ đơn vị và có thể kết hợp với ‘cả’, ‘tất cả’

+Damh từ chỉ động/thực vật:hổ,báo,táo,cam,… Nhóm danh từ trên có khả năng kết hợp hạn chế hơn nhóm danh từ chỉ đồ

vật.Chúng cũng có thể kết hợp với danh từ đơn vị, nhưng số lượng không nhiều * Danh từ chỉ đơn vị ‘cái,con’ có thể kết hợp với cả danh từ chỉ đồ vật và động/thực vật

Ví dụ:Cái dao/con dao,cái cò/con cò,… (7)Danh từ khuyết nghĩa:là danh từ hầu như không biểu thị sự vật hiện tượng nào

Ví dụ: Cuộc,trận,điều,sự,việc,nổi,niềm,cơn,trận,… Chúng ít khi tồn tại một mình,luôn kết hợp với từ khác trong danh ngữ Ví dụ: “Cuộc vui có được là mấy chốc?”

(La Quán Trung-Tam Quốc Diễn Nghĩa)

(8)Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng:là danh từ liên quan đến tư duy nhận thức

và không trực tiếp gọi tên sự vật hiện tượng thực tế.Ví dụ:tư tưởng,niểm vui,khái niệm,đạo đức, Chúng phần lớn là từ hán việt và không bao giờ kết hợp với danh từ đơn vị

10

Trang 11

Ví dụ:Chúng ta có thể nói “một cái bàn” chứ không thể nói “một quan điểm”

1.2.Danh từ trong thể loại truyện ngắn Việt Nam:

Danh từ trong truyện ngắn Việt Nam là nhân tố quan trọng không thể thiếu,nó dùng để chỉ tên riêng của từng nhân vật,từng sự vật xuất hiện trong mỗi tác phẩm cũng như các hiện tượng,khái niệm được sử dụng trong đó.Danh từ có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong câu chủ yếu là chư ngữ và có thể kết hợp với nhiều từ loại khác như động từ,tính từ.Danh từ được chia làm hai loại lớn là danh từ chung và danh từ riêng và được phân ra thành nhiều tiểu loại khác nhau.Từ đó,ta thấy được danh từ là từ loại có tần suất được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm văn học Việt Nam.Sau đây,chúng ta sẽ tìm hiểu rõ vai trò chức năng cũng như cách các tác giả sử dụng danh từ trong các tác phẩm của học thuộc thể loại văn học này Trong truyện ngắn “tuổi thơi dữ dội”, Phùng Quán hay sử dụng tên riêng của người cũng với một số từ chỉ đặc điểm của người đó:

Thằng bé mặt mũi xinh trai là Kim cùng tôt với Tư-dát,hay làm điệu làm bộ,các bạn dặt tên cho là Kim-điệu.

Trong đoạn trích “bắt sấu ở rừng U Minh Hạ” trích trong tập truyện ngắn

“Hương Rừng Cà Mau” tác giả Sơn Nam đã dùng tên người ở nam bộ kèm theo số thứ tự để gọi tên nhân vật trong tác phẩm của mình:

Sáng Hôm sau,ông Năm Hên đi lên ao cá sấu,có Tư Hoạch một tay ăn ong rất rành địa thế vùng Cái Tàu dẩn đường Nhiều người nài nỉ xin đi theo ông Năm Hên cản lại:

-Đi nhiều theo chộn rộn lắm Tôi không giấu nghề với bà con đâu có Tư Hoạch đi theo coi mạ.

Trong truyện ngắn “giăng sáng”,Nam Cao đã tôn lên vẽ đẹp của “Giăng” bằng cáchso sánh nó với các danh từ chỉ sự vật khác,bên cạnh đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn các danh từ chỉ sự vật và các danh từ chỉ đơn vị:

Giăng là cái liềm vàng giữa đống sao.Giăng là cái đĩa bạc trên thảm nhung da trời.Giăng toả mộng xuống trần gian.Giăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn.

Trong đoạn văn trên ta thấy được cái hay,cái tuyệt diệu trong phong cách viết của Nam Cao khi ông sử dụng kết hợp các danh từ chỉ đơn vị kết hợp với các danh từ

11

Trang 12

chỉ sự vật gần gũi với đời sống con người để so sánh với ánh “giăng” trong truyện đó là danh từ “cái liềm vàng”, “cái đĩa bạc”.Danh từ chỉ sự vật “sao” được tác giả kết hợp với danh từ chỉ đơn vị không chính xác “đống” càng tăng thêm tính gợi hình gợi cảm của “giăng” mà tác hết mực ca ngợi.Câu “giăng là cái đĩa bạc trên thảm nhung da trời” bằng cách kết hợp giữa danh từ và biện pháp tu từ so sánh tác giả đã tạo nên hình ảnh liên tưởng hết sức độc đáo,độc đáo ở chổ tác giả đã ví “giăng” với danh từ “chiếc đĩa bạc” và bầu trời đêm với “chiếc thảm nhung da trời”.Việc kết hợp liên tiếp các danh từ của tác giả đã cho ta thấy được tình yêu to lớn mà “Điền” nhân vật chính của tác phẩm dành cho thứ mà anh ví như “cái vú mộng tròn đầy” mà muôn đời thi sĩ mon man.

Trong Truyện ngắn “đôi mắt” Nam Cao có viết:

Cuộc trường kỳ kháng chiến của ta phải trải qua ba giai đoạn phòng ngự,giai đoạn cầm cự,giai đoạn tổng phản công

Trong câu văn trên danh từ khuyết nghĩa là “cuộc” đóng vai trò làm chủ ngữ theo sau đó là các thành tố phụ hình thành nên một danh ngữ

Như vậy,qua các ví dụ dẩn chứng ở trên về cách sử dụng danh từ trong truyện ngắn Việt Nam.Ta thấy được danh từ là từ loại quan trọng được dùng nhiều trong thể loạitruyện ngắn nói riêng và các thể loại văn học nói chung.Danh từ góp phần tạo nên phong cách viết của từng tác giả qua cách họ sử dụng chúng kết hợp với các từ loại khác để tạo ra sự đa dạng các hình tượng nhân vật của mình

Tiểu kết chương 1

Tóm lại,danh từ nắm giữ vai trò không thể thiếu trong thể loại truyện ngắn Việt Nam.Danh từ không dơn giản là những từ ngữ chỉ người hay sự vật mà qua sự kết hợp với các từ loại cùng với các hình thức ngữ pháp khác nhau hình thành nên một hệ thống đa dạng nhật vật sự vật trong mỗi tác phẩm.Tạo cho đọc giả một cảm giác hào hứng,lí thú,sự cảm thông niềm yêu mến với từng nhân vật qua từng trang truyện

Chương 2: Danh từ trong truyện ngắn

“Đôi Mắt” của Nam Cao2.1.Giới thiệu truyện ngắn “Đôi Mắt”

Tại Việt Bắc năm 1948, quá trình đất nước ta bước vào cuộc cách mạng kháng

chiến Nam Cao với suy nghĩ “sống đã rồi hãy viết” đã hăng hái tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của dân tộc, trong giai đoạn này “Đôi mắt” được xem là tác

12

Trang 13

phẩm tiêu biểu của ông trong suốt thời gian đầu kháng chiến mặc dù đã hơn 50 năm trôi qua tác phẩm vẫn được đọc giả hào hứng với các nhân vật mà ông tạo nên.Trong truyện thông qua hai hình tượng nhân vật Hoàng và Độ, với hai lối sống hai suy nghĩ trái ngược nhau, Nam Cao đã khái quát lên vấn đề ý nghĩa sâu sắc, không chỉ ý nghĩa với thời bấy giờ Ban đầu tập truyện có tên là “Tiên sư thằng tào tháo” như là lời chửi tới Hoàng nhân vật mà anh ta sùng bái thán phục, chế giễu ý thức sùng bái anh hùng cá nhân một cách một chiều đi lệch với tư tưởng anh hùng tập thể đang đem lại niềm tin chiến thắng cho toàn dân, Hoàng là tay văn sĩ với tư duy như vậy chỉ biết lánh nạn về quê chui rúc trong bốn bức tường cố giữ yên tấm thân cho mình Để cho tựa đề gần gũi và dễ hiểu nhất đối với người đọc, tác giả đã đổi lại cho giản dị hay đúng hơn là nói thẳng vào vấn đề một cách thẳng thắn để lưu ý đến tính chất nghiêm túc của vấn đề Đôi mắt là cách nói về tầm nhìn, năng lực và mở rộng, lập trường trong cuộc sống vấn đề thuộc nhân sinh quan, tác phẩm viết về vấn đề thế giới và nhân sinh quan của tầng lớp trí thức hồi đầu kháng chiến.

Độ chỉ là nhân vật làm bệ phóng giúp tác giả khai thác sâu hơn vào Hoàng và đưa Hoàng ra trước công chúng “Đôi mắt” là tiếng cười nhạo đầu tiên dành cho những kẻ không biết đến sức mạnh quần chúng, sức mạnh tập thể có thể giúp đất nước thoát khỏichiến tranh Hoàng với cái nhìn phiến diện một chiều, chỉ thấy cái xấu cái ngốc của người nông dân để từ đó dỏng dạc lên mà chửi đời, Độ thì khác anh có cái nhìn đa chiều nhìn ra được hai mặt vấn đề, tuy rằng người nông dân tri thức họ kém nhưng lòng yêu nước và tinh thần hăng hái tham gia cách mạng của họ đã làm lay động lòng anh Chính cái nhìn của Hoàng và Độ đã dẫn đến việc mỗi người tự chọn cho mình mộtlối sống, chỗ đứng riêng trong thời cuộc

Văn Nam Cao miêu tả cuộc sống là chuỗi những biến cố, những sự kiện, và những tìnhhuống không mong muốn xảy ra bất ngờ “Giăng sáng, Đời thừa, Mua nhà,……” là những tác phẩm chứa đựng những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật, bộc lộ thái độ cảm xúc, tình cảm qua hành vi (cử chỉ, nét mặt, lời nói) và qua lời độc thoại nộitâm.Ngoài ra ông còn có sở trường miêu tả chân dung dị dạng, các cảnh vật trong tác phẩm được ông miêu tả để nói lên nhân vật mà ông gắn vào, tác phẩm của ông luôn muốn được gần gũi với cuộc sống xoay quanh những vấn đề xã hội, ta dễ dàng thấy được tần suất Nam Cao sử dụng danh từ để gọi tên con người,sự vật hiện tượng, được dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày

2.2 Thống kê động từ được sử dụng trong truyện ngắn “Đôi Mắt”

Qua tìm hiểu và thống kê,danh từ trong truyện ngăn “Đôi Mắt” được sử dụng rất phongphú,đa dạng.Danh từ trong truyện ngắn “Đôi Mắt” được chúng tôi thống kê trong bảng sau:

13

Ngày đăng: 21/08/2024, 17:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w