1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Tác Phẩm Điện Ảnh “Trăng Nơi Đáy Giếng” (2008) Của Đạo Diễn Nguyễn Vinh Sơn.pdf

26 29 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tác Phẩm Điện Ảnh “Trăng Nơi Đáy Giếng” (2008) Của Đạo Diễn Nguyễn Vinh Sơn
Tác giả Tran Gia Hung
Người hướng dẫn PTS. Hoang Minh Phuc
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Đại Cương Nghệ Thuật Học
Thể loại Hoc Phan
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 9,02 MB

Nội dung

Trong bối cảnh nền điện ảnh nước nhà đang ngày một phái bắt kịp với xu thế của thị trường, của thời đại, việc cân bằng giữa tính dân tộc và tính hiện đại chính là một thách thức lớn và b

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHÓ HỎ CHÍ MINH

TRUONG DAI HQC KHOA HQC XA HOI VA NHAN VAN

KHOA VAN HOC

HOC PHAN

DAI CUONG NGHE THUAT HOC

DE TAI:

PHAN TICH TAC PHAM DIEN ANH “TRANG NOI DAY GIENG” (2008)

CUA DAO DIEN NGUYEN VINH SON GIANG VIEN HUONG DAN: TS HOANG MINH PHUC

SVTH: TRAN GIA HUNG (2256010170)

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

L/ LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI: . 2 2© 55S+2St2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrrrrrrerrrrree 3

IIini9)8))0 010.11 4 4 2.1 Những nét khái quát về tác phẩm điện ảnh “Trăng nơi đáy giếng”: 4

2.1.1 Giới thiệu về bộ phim: 2-22 5£ x+2xeEEEvEEEerxrerxerrxerxrrrkrrkecree 4

PIN) u80) 17 4 2.2 Tầm quan trọng của bối cảnh và mỗi quan hệ của nó với các yếu to khac trong việc thề hiện nội dung của tác phẩm điện anh “Trang noi day giéng”: .8

2.2.2 Sự kết hợp giữa bối cảnh với các yếu tố khác để thể hiện những nội

2.3 Đôi nét về ngôn ngữ điện ảnh của bộ phim “Trang noi day giéng”: 21 2.3.1 Cách bồ trí cảnh quay và màu sắc được thể biện trong bộ phim: 21

1178-4518 00/.951177 H,HA ,,ÔỎ 24

IV 080019)009:70 0897.010 ẽ -“XA£A ,.Ỏ 25

Trang 3

I/ LY DO CHON DE TAI:

Sau giai đoạn Đôi mới, nền điện ảnh Việt Nam nhìn chung ngày càng phát triển,

minh chứng là sau đại hội Đảng lần thứ VI, góc nhìn về văn hóa - nghệ thuật đã được

tiếp nhận một cách cởi mở hơn Cụ thể, trong Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng đã

xác nhận vai trò của việc đổi mới văn hóa như sau: “Văn hóa là nhu cẩu thiết yếu

trong đời sống tỉnh thân của xã hội, thê hiện trình độ phát triển chung của một đất

nước, một thời đại, là lĩnh vực sản xuất tỉnh thần tạo ra những giá trị văn hóa, những

công trình nghệ thuật được lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm giàu đẹp thêm cuộc sống con người ”!, Đến nay, đất nước ta đã trải qua một quá trình đối mới sâu sắc, toàn diện và hội nhập quốc tế rất sôi động Quá trình này đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trên nhiều phương diện, trong đó có sự đào thải nhanh chóng các yếu tố trì trệ, lạc hậu và không hợp tình hợp lý với yêu cầu phát triển của xã hội, song cũng chính

trong tỉnh hình ay, câu hỏi được đặt ra cho nền văn hóa - nghệ thuật nước nhà đó là:

Phải làm sao để “hòa nhập nhưng không hòa tan” giữa dòng chảy nghệ thuật thế giới?

Chính vì lẽ đó, khâu hiệu: “Phấn đếu vì một nên điện ảnh Việt Nam tiên tién, dam da

bản sắc dân tộc ” đã ra đời, xuất hiện từ Liên hoan phim Quốc gia lần thứ X (1993) và

no tiếp tục là “kim chỉ nam” hoạt động và được đặt trong nhiều hội thảo hay các lễ kỷ niệm lớn của ngành điện ảnh Việt Nam

Trong bối cảnh nền điện ảnh nước nhà đang ngày một phái bắt kịp với xu thế của thị trường, của thời đại, việc cân bằng giữa tính dân tộc và tính hiện đại chính là một thách thức lớn và bộ phim điện ảnh "7răng nơi đáy giếng" được sản xuất vào năm 2008 của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn là một trong những tác phẩm xuất sắc đã giải quyết thành công thách thức này Trong tâm trí của nhiều người yêu điện ảnh Việt Nam, bộ phim

“Trăng nơi đáy giống" của đạo điễn Nguyễn Vinh Sơn đã để lại nhiều dấu ấn khó phai

Với câu chuyện sâu sắc và cách thể hiện đầy tinh tế, bộ phim đã nhận được sự ủng hộ

của công chúng và nhận được nhiều “ưu ái” từ giới chuyên môn Vì vậy, việc tìm hiểu

và phân tích các đặc điểm của tác phẩm này có ý nghĩa quan trọng trong bước đầu cung cấp thông tin, khám phá một cách đa chiều và toàn diện hơn về điện ảnh Việt Nam

1 PGS.TS Bùi Hoài Sơn (2021) Sự phát triển trong quan điểm của Đảng về văn hóa Tạp chí Tuyên giáo

https://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/hoi-nghi-van-hoa-toan-quoc/su-phat-trien-trong-quan-diem-cua-dang-ve-

Trang 4

II/ NOI DUNG:

2.1 Những nét khái quát về tác phẩm điện ảnh “Trăng nơi đáy giếng”: 2.1.1 Giới thiệu về bộ phim:

Bộ phim “?zðng nơi đáy giếng” (tên tiếng Anh: The Moon at the Bottom of the

Well) được phát hành vào ngày 8/10/2008 là một tác phẩm điện ảnh thuộc thê loại

Phim Chính kịch, kịch bản phím được viết bởi nhà biên kịch Châu Thổ và bộ phim được đạo diễn bởi Nguyễn Vinh Sơn Đơn vị sản xuất cho bộ phim là Hãng phim Giải Phóng phối hợp cùng Alliance Film (Pháp) Dàn diễn viên chính bao gồm những cái

tên tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật, có thể kế đến như: Diễn viên Hồng Ảnh, diễn

viên Hoàng Cao Đề, NSND Thanh Vy, Với thời lượng là 116 phút, “7zăng nơi đáy

giếng” đã lột tả một cách trọn vẹn, rõ nét thân phận của người phụ nữ trong xã hội

đương thời ở Việt Nam Có lẽ vì thế mà tác phẩm này không chi duoc khan gia don nhận mà còn được giới chuyên môn đánh giá cao với những giải thưởng lớn như: Đoạt

giải Cánh Diéu Bac cho hạng mục “Phim truyện nhựa xuất sắc nhất” tại Giải Cánh

Diều lần thứ VII (2009), giai Bong Sen Bac cho hang mục “Giải Bông Sen cho phim

truyện điện ảnh” tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XVI (2009) Bên cạnh đó, bộ

phim này còn là một “nắc thang” đưa sự nghiệp của nữ diễn viên chính Hồng Ánh vươn xa và phát triển một cách vượt bậc, minh chứng là nó đã giúp cô giành được rất nhiều giải thưởng danh giá không chỉ ở Việt Nam mà còn ở thị trường quốc tế như: Giải “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” tại Liên hoan phim Dubai lần thứ V (2008),

giải “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” tại Giải Cánh Diều lần thứ VIT (2009), Có thể

thấy, đây là một tác phẩm được giới chuyên môn, các nhà phê bình đánh giá cao về mặt hàn lâm và giá trị của nó đã và vẫn không ngừng để lại những dư âm cho những ai

đã xem và “sống” cùng với nó

2.1.2 Nội dung của bộ phim:

Nội dung của tác phẩm điện ánh này được chuyên thê từ truyện ngắn cùng tên của

nữ nhà văn người Huế - Trần Thùy Mai Dù có một số sự thay đôi, khác biệt vì quá

trình cải biên từ một tác phâm văn học sang một tác phâm điện ảnh, tuy nhiên bộ phim

“Trăng nơi đáy giếng” nhìn chung vẫn thê hiện được tinh thần của tập truyện ngắn cùng tên: “7heo quan điểm mà Trufaut đưa ra về bản chất của cải biên thì công việc của đạo diễn là chuyên tải ý nghĩa tác phẩm văn học sang một hình thức mới Diễu này

có nghĩa là đạo diễn có thể thoái mái sáng tạo tác phẩm cải biên của mình, có thể thay đổi chuyện và cốt truyện miễn sao tác phẩm cải biên làm rõ được ý nghĩa, hôn cốt của

4

Trang 5

tác phẩm mà nó dựa vào ”? Bộ phim “Trăng nơi đáy giếng” xoay quanh nhân vật trung tâm là chị Hạnh (do nữ diễn viên Hồng Ảnh thủ vai) được khắc tả ở những thước

phim đầu tiên như một hình ảnh đại diện cho vẻ đẹp truyền thống của biết bao thế hệ

phụ nữ Việt Nam: “Đảm việc nước, giỏi việc nhà” Bởi chị không chỉ là một cô giáo dạy văn mẫu mực, được đồng nghiệp cũng như học sinh yêu mến mà còn là một người phụ nữ luôn tận tình, chu đáo chăm sóc chồng là anh Phương (do nam diễn viên Hoàng Cao Đề thủ vai) - cũng là một nhà giáo và đồng thời đang được đơn vị công tác xem

xét cất nhắc lên vị trí hiệu trưởng Chị chăm sóc anh tí mỉ từng chút một từ bữa ăn cho

tới giấc ngủ, đến cá quần áo anh mặc, Mỗi thứ cho chồng chị đều làm hết sức ân cần, không quản sớm hôm, dáng vẻ của người phụ nữ ấy luôn trong trạng thái như đang hầu

hạ một vị thánh chứ không giản đơn chỉ là sự chăm sóc người phảm nữa Vì vô sinh nên chị đã chấp nhận kiếp sống “chung chồng”, chấp nhận để chồng có thêm một người phụ nữ khác ở quê tên là Thắm - một người phụ nữ ở dưới quê, chăm sóc cho mẹ

anh Phương và đẻ cho anh hai đứa con Khi cuộc hôn nhân trái ngược với luân thường

đạo lý ấy bị dư luận phát hiện và lan truyền thì đơn vị công tác đã họp bàn nhằm kỷ

luật anh Phương và anh đứng trước nguy cơ đánh mắt chức hiệu trưởng, suốt đời mang danh “có tài mà không có đức” Hạnh thấy vậy liền không an lòng, vì sợ người chồng

cua minh sẽ chịu thiệt thòi nên chị đã xử lý bằng cách làm đơn ly hôn giữa mình và anh

Phương đề Phương có thể kết hôn với Thắm Dẫu vậy, phía nhà trường vẫn không chấp nhận vì thừa hiểu đó chỉ là cách đôi phó, còn Hạnh và Phương thì vẫn chung sống với

nhau Cũng bởi vì thế nên chị Hạnh đã để anh Phương dọn ra ở với chị Thắm còn cô thi

vẫn ở lại ngôi nhà cũ - điều này tiếp tục là nhằm mục đích đánh lừa, qua mắt dư luận

một thời gian để anh Phương có thể “thuận buồm xuôi gió” lên chức hiệu trưởng

Thắm mở quán cà phê, lo việc bán hàng, chăm con, mà không hề đoái hoài chăm sóc

Phương như chị Hạnh đã từng, mặc cho việc Hạnh đã dặn dò Thắm rất kỹ về thói quen

sinh hoạt, ăn uống của Phương Trong một lần ghé thăm, chị Hạnh bỗng thấy cảnh anh Phương ngồi xôm, tự tay giặt giũ quần áo mà ứa nước mắt vì cảm thấy bản thân mình

đã bị phán bội, bị người chồng của mình cơi rẻ và xem thường trong suốt cuộc hôn nhân - đây cũng chính là tình huồng cao trào (climax) của bộ phim Vì cú sốc tinh thần

đó mà chị Hạnh đã xm nghỉ việc dạy học trên trường, buồn đau đến nỗi sinh bệnh, mắt

ăn mất ngủ tận mấy ngày liền nên chị đã tìm đến cách để giải thoát cho chính mình là

đi cầu đồng, tìm về thế giới tâm linh Điều đáng nói ở đây là chị Hạnh tưởng như đang

? Đào Lê Na (2017) Chân trời của hình ảnh Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố

Trang 6

thoát ra khỏi bế tắc để cứu rỗi cuộc đời thì bất ngờ thay, người phụ nữ này lại tiếp tục rơi vào một bị kịch khác mang tên: Mê tín dị đoan Chị Hạnh tìm gặp một bà đồng và được khuyên rằng hãy kết hôn với người cõi âm là một ông Tướng, có như vậy thì

cuộc đời mới được cứu rỗi, chị Hạnh nghe vậy liền tin theo và tô chức một “hôn lễ” với

“chồng mới” của mình Một lần Phương tới thăm Hạnh, thấy chị mang thức ăn lên bàn thờ cho ba cái tượng (tượng trưng cho một “gia đình” gồm một ông chồng và hai đứa con đều là cõi âm) thì anh Phương liền can ngăn, hứa sẽ xin lại việc làm giáo viên cho Hạnh ở trường và lên tiếng xúc phạm đến niềm tin của Hạnh khi bảo rằng chị chỉ đang

mu mi dau oc, tin vào những thứ hoang tưởng Nghe vậy, Hạnh vô cùng nổi giận và hat

cả bàn trà vào người Phương, đuôi về và ngay lập tức đóng hết cửa theo từng bước

chân của Phương khi anh vội vã ra về Kết phim là cánh chị Hạnh sống tách biệt với

thế giới bên ngoài, một mình chăm sóc vườn cây hoa nở rộ trong nhà, không gian đó như được hòa hợp cùng tiếng đọc những vần thơ đầy mong ước, khát khao kiếm tìm một tình yêu nguyên vẹn dẫu đã trải qua nhiều vụn vỡ, tôn thương đã tạo nên một khung cánh rất đỗi đau xót ở cuối phim:

“Em tìm kiếm mảnh vườn cho riêng ta

Nơi chỉ có anh và em trong do

Nơi chỉ có anh cùng em và cây cỏ

Để ta nghe lòng mình khi cơn gió thoảng qua

Em tìm kiếm mảnh vườn cho riêng ta

Nơi bóng lá xanh chập chờn nắng gió

Nơi anh cùng em bình yên trên thẳm có

Xa cách cuộc đời

Em chỉ kiếm một mảnh vườn riêng thôi

Bởi cuộc đời không thật

Bởi tình yêu không ân hận

Để ta nhớ nơi ghỉ dấu ấn cho tâm hồn

Khi chiêu về cây lá cũng bâng khuâng

Trang 7

Em lại thiếu anh, ôi thiếu vô chừng

Hãy ở lại cùng em nơi vườn xuân hoang đã

Để nghe tiếng thì thâm của tình yêu nghiệt ngã, sỉ mê

Hinh 1: Canh phim “climax” trong “Trang noi đáp giống” - Nguyễn Vinh Sơn (2008) Bộ

phim “Trăng nơi đáy giếng” Hãng phim Giải Phóng

Hình 3: Cảnh kết của bộ phim, chị Hạnh như tách biệt khỏi thể giới bên ngoài, tự bản thân

sống với những niềm hạnh phúc riêng trong “Trăng nơi đáy giêng” - Nguyễn Vinh Sơn

(2008) Bộ phim “Trăng nơi đáy giếng” Hãng phim Giải Phóng

Trang 8

Có thể thấy, bi kịch trong “7ăng nơi đáy giếng” vôn đĩ không phải là một câu chuyện mới: Kê về một người phụ nữ yêu chồng hết mực nhưng lại không thê có con, luôn sông thu mình trong một chiếc lồng vô hình mang tên “định kiến xã hội” Tưởng chừng như đây sẽ là điều khiến tác phẩm này trở nên nhàm chán trong mắt công chúng

và sẽ lọt thỏm giữa những bộ phim có kịch bản “mi ăn liền”, Nhưng không, chính cái

cốt truyện đầy tính hiện thực, thăng thắn phê phán những cô hủ còn tồn tại trong xã hội hiện đại ay cùng sự tài hoa của dao dién, cac dién vién, da lam nên một tác phẩm điện ánh điện ảnh thành công bởi lẽ nó đã khiến cho công chúng bao thế hệ mỗi khi nhớ lại đều cảm nhận được những xúc cảm chân thành, sâu lắng về cuộc sông và tình

A

yêu

2.2 Tâm quan trọng của bôi cảnh và môi quan hệ của nó với các yêu to khác trong việc thê hiện nội dung của tác phầm điện ảnh “ “Trăng nơi đáy giêng”: 2.2.1 Tông quan về bồi cảnh của bộ phim:

Bồi cảnh là một thành tô rất quan trọng trong một bộ phim, bởi nó không chỉ thê hiện thời đại, địa điểm mà câu chuyện diễn ra thông qua hình ảnh mà còn góp phần tạo nên không khí, cảm xúc và thậm chí là góp phần hình thành thông điệp, ý nghĩa của bộ

phim Ví dụ, một bộ phim lấy bối cảnh thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của nhân dân

Việt Nam thì sẽ có những cảnh quay về những cánh đồng, làng mạc, không gian sinh hoạt của con người lúc bấy giờ, khung cảnh chiến đấu của một thời “bom rơi đạn lac”

Gọi chung là những chỉ tiết gắn liền với hiện thực để tạo nên sự logic, thé hién cho

người xem hình dung được cuộc sống trong cái thời điểm mà bộ phim muốn thê hiện Những cánh quay này không chí giúp người xem hiệu được bối cảnh lịch sử của câu chuyện, nội dung tư tưởng của bộ phim mà nó còn gợi tả cải không khí bi trang cua một thời kỳ lịch sử oanh liệt, giành lại độc lập dân tộc từ tay đế quốc bằng lòng yêu

nước, tình đoản kết và tinh than bat khuất của người Việt Nam Ta có thể thấy rõ điều

này qua một tác phẩm điện ánh tiêu biểu lúc bấy giờ là bộ phim “Cánh đông hoang” được sản xuất vào năm 1979: được lấy bối cảnh tại vùng Đồng Tháp Mười trong những ngày diễn ra cuộc đấu tranh Giải phóng miền Nam Việt Nam “Cuyện phim xoay quanh cuộc sống của vợ chông anh Ba Dô và đứa con nhỏ Họ sống trong một căn chòi nhỏ giữa vùng động nước mênh mông Hai vợ chẳng có nhiệm vụ giữ liên lạc

và làm cẩu nồi với quân giải phóng Mặc dù cuộc sông khó khăn và nguy hiểm nhưng

Trang 9

họ vẫn sống rất vui vẻ Thế nhưng, chiến tranh ác liệt đã khiến những ngày hạnh phúc

3 của họ ngắn chẳng tày gang.”

Hình 4: Cảnh phim thể hiện bối cảnh trong “Cánh đồng hoang” - Thu Hoang (2022) 25

bộ phim Việt Nam ngày xưa hay nhất mọi thời Tạp chí Harpers Bazaar Việt Nam

https://bazaarviettam.vn/nhung-bo-phim-viet-nam-ngay-xua-hay-nhat/,

Và trong bộ phim “7răng nơi đáy giếng”, bối cảnh của tác phẩm là Huế ở thời kỳ đương đại - một thành phố nồi tiếng ở Việt Nam với vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình, chính điều này đã góp phần tạo nên một không khí trầm mặc và rất đỗi sâu lắng cho bộ phim Bên cạnh đó, nó còn rất phù hợp với nội dung của cốt truyện, mạch phim chằm chậm

để lột tả từng biêu cảm của diễn viên thể hiện từng khoảnh khắc của một đời người đầy

bị kịch của nhân vật chính là chị Hanh, tạo nên sự logic không chỉ về mặt nội dung mà

còn cả về mặt hình thức cho bộ phim Cùng với đó, đây cũng là một địa điểm gắn liền với những giá trị về văn hóa, lịch sử sâu sắc của Việt Nam - điều đó sẽ góp phần quảng

bá, xúc tiễn hình ảnh quốc gia nói chung và của địa phương nói riêng đến gần hơn bạn

bè khắp năm châu, đóng góp không nhỏ trong việc thúc đây du lịch phát triển vì khi

được nhìn ngắm những khung cảnh nên thơ qua màn ánh ắt sẽ khơi dậy được sự tò mò,

nỗi niềm mong muốn được tham quan va trai nghiệm thực tế của khán giả Theo bả

Phan Cẩm Tú, Hiệp hội Xúc tiễn và Phát triển Điện ảnh Việt Nam (VEDA) cho biết:

“Điện ảnh có thể đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành du lịch của các quốc gia Các bộ phim giúp mang hình ảnh phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp đến với khán

3 Thu Hoang (2022) 25 bộ phim Việt Nam ngày xưa hay nhất mọi thời Tạp chí Harper's Bazaar Việt Nam https://bazaarvietnam.vn/nhung-bo-phim-viet-nam-ngay-xua-hay-nhat/

9

Trang 10

giả Phim là cầu nối cho các hoạt động trao đôi văn hóa Phim ảnh giúp khán giả nhìn vào văn hóa, truyền thống và lỗi sống của một quốc gia Bằng cách kề các câu chuyện

về phong tục, truyền thống, lễ hội và sự kiện lịch sử địa phương, các bộ phim tạo ra sự

tò mò và quan tâm cho người xem Điều này khuyến khích du khách khám phá các địa điểm thực tế, tương tác với cộng động địa phương và đắm mình trong văn hóa được

quay thê hiện những địa danh nổi tiếng của thành phố Huế như:

Hình 5: Cảnh phim quay ở cầu Trường Tiền trong “Trăng nơi đáy giống” - Nguyễn Vinh

Hình 6: Cảnh phim quay thê hiện cảnh sắc rất đôi hoài niệm, thân thương ở đường Huỳnh Thúc Kháng, phía sau là chùa Diệu Đề - một địa danh thiêng liêng xứ Huế trong “Trang noi đáy giếng” - Nguyễn Vinh Sơn (2008) Bộ phim “Trăng nơi đáy giếng” Hãng phim Giải

Phóng

* Hồng Hà (2023) Điện ảnh có vai trò quan trọng trong việc quảng bá, xúc tiến hình ảnh quốc gia Cổng Thông

tin điện tử Bộ VHTTDL https://bvhttdl.gov.vn/dien-anh-co-vai-tro-quan-trong-trong-viec-quang-ba-xuc-tien- hinh-anh-quoc-gia-20230628080019477.htm

10

Trang 11

Hình 7: Cảnh phim quay ở công Kinh thành Huế trong “Trăng nơi đáy giêng” - Nguyễn

Vinh Sơn (2008) Bộ phim “Trăng nơi đáy giếng” Hãng phim Giải Phóng

đến gần hơn với khán giả, giúp họ có thể cảm nhận trọn vẹn được vẻ đẹp trữ tỉnh, rêu

phong và cô kính của thành phố này mà nó còn góp phần tạo nên cảm xúc của bộ phim: Một cảm xúc gì đó “rất Huế” không chỉ được thể hiện thông qua bối cánh mà còn được thể hiện qua trang phục, lời ăn tiếng nói, cảnh sinh hoạt, Những yếu tố ấy đã góp

phần tạo nên một không khí u sầu, tạo nên một nhip phim trằm buôn, tĩnh mịch xuyên

suốt của bộ phim và điều đó hoàn toàn phù hợp với phần nội dung, kịch bản đầy bề tắc,

đau thương của bộ phim

11

Trang 12

Bên cạnh đó, tác pham còn có những cảnh phim thê hiện kiến trúc Nhà vườn Huế - một đặc trưng kiến trúc của xứ Huế rất nôi tiếng và đậm tính văn hóa truyền thống Những ngôi nhà vườn vừa mang trong mình vẻ tỉnh tế, sang trọng của quý tộc nhưng đồng thời mang một nét đẹp dân gian Việt Nam: “Noi dén kién trúc truyền thông Huế, người ta thường nghĩ ngay đến nhà vườn truyền thống Bởi le, nhà vườn là bộ phận cấu thành di sản văn hóa của vùng đất Cổ đô, ảnh hưởng lớn đến hình thành cốt cách

vờ đâm hồn của con người nơi đây "” Chúng ta có thê nhận thấy kiểu kiến trúc này

- Ea

Hình 9: Cảnh phim thê hiện kiến trúc Nhà vườn Huế trong “Trăng nơi đáy giống” - Nguyễn Vinh Sơn (2008) Bộ phim “Trăng nơi đáy giếng” Hãng phim Giải Phóng Đặc biệt, Huế còn là nơi mà những tập tục tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo phát triển

đa dạng và phong phú Trong phim, chị Hạnh sau này đã chọn đi cầu đồng, chọn tâm

linh làm điểm tựa cho cuộc đời mình Vậy nên, Huế là nơi cực kì phù hợp để đạo diễn

khai thác và đào sâu khía cạnh này, đem đến cho người xem cảm nhận thật hơn, sâu

hơn không khí của bộ phim

3 Văn Dũng (2017) Nhà vườn Huế - Kiệt tác thơ về kiến trúc và đô thị Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL

https://bvhttdl.gov.vn/nha-vuon-hue-kiet-tac-tho-ve-kien-truc-va-do-thi-619904.htm

12

Trang 13

Hình 10: Cảnh phim chị Hạnh đang tô chức “kết hôn” với người chồng cõi âm của mình trong “Trăng nơi đáy giếng” - Nguyễn Vinh Sơn (2008) Bộ phim “Trăng nơi đáy giếng”

Hãng phim Giải Phóng, Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn đã từng chia sẻ rằng: “7ôi vẫn muốn làm phim về Huế nhưng rõ ràng không phải cứ đặt diễn viên ở cầu Trường Tiên là ra phim Huế Gặp được “Trăng nơi đáy giếng” đúng là câu chuyện đặc Huế và lại dựa trên nguyên mẫu ngoài đời Thứ hình dụng những nhân vật trong truyện lại ở bối cảnh Sài Gòn thì câu chuyện se rất trái khoáy và rất khó tin”5 Việc đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn chọn quay

bộ phim “?răng nơi đáy giếng” ở Huế không phải là một sự ngẫu nhiên Bởi lẽ, Huế từng là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn - vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch

sử Việt Nam (1802 - 1945) nên nó luôn mang trong mình một bản sắc văn hóa truyền

thống với những giá trị lịch sử, văn hóa, tôn giáo lâu đời Việc lựa chọn bối cảnh phim

ở thành phố này, người đạo diễn đang “muốn nhấn mạnh gánh nặng của truyền thống

và định kiến trong đời sống của nhân vật nữ chính và cách mà ông muốn đối thoại với

cái gọi là truyền thống ở tại nơi đậm đặc sự hiện điện của nó nhất” Về định nghĩa,

định kiến giới có thê hiểu như sau: “Đjnh kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những

gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên

làm, là tập hợp các đặc điềm mà một nhóm HgưƯỜi, HỘI CỘNg đồng cụ thể nào đó gan

cho là thuộc tính của nam giới hay nữ giới Các định kiến giới thường theo xu hướng nhìn nhận ít tích cực, không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng cá nhân dân đến

® Nhiều tác giả (2004) Đạo diễn Vinh Sơn và Trăng nơi đáy giếng Báo điện tử VnExpress

https://vnexpress.net/dao-dien-vinh-son-va-trang-noi-day-gieng-1879579.html

7 Hoang Cẩm Giang (2022) Cảnh quan, thân thể, thi ca: Từ Mỹ học sinh thái đến trị liệu xanh trong điện ảnh

nghệ thuật Hàn Quốc và Việt Nam qua Thơ và Trăng nơi đáy giếng Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo

dục, 12(1), 104-114

13

Ngày đăng: 21/08/2024, 17:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w