1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm tại huyện yên châu tỉnh sơn la

73 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
Tác giả Doãn Ánh Phương
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thu Nga
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp
Chuyên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,5 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (9)
    • 2.1. Mục tiêu tổng quát (10)
    • 2.2. Mục tiêu cụ thể (10)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (10)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài (10)
    • 5.1. Phương pháp thu thập số liệu (11)
    • 5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu (11)
  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁM PHÁ VÀ DU LỊCH TRẢI NGHIỆM (13)
    • 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò phát triển du lịch khám phá và trải nghiệm (13)
      • 1.1.1. Khái niệm phát triển du lịch khám phá và trải nghiệm (13)
      • 1.1.2. Đặc điểm du lịch khám phá và trải nghiệm (14)
      • 1.1.3. Vai trò của du lịch khám phá và du lịch trải nghiệm (15)
    • 1.2. Phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm (16)
      • 1.2.1. Phát triển quy mô các khu du lịch khám phá, trải nghiệm, điểm du lịch khám phá, trải nghiệm (16)
      • 1.2.2. Phát triển sản phẩm du lịch khám phá, trải nghiệm (17)
      • 1.2.3. Gia tăng kết quả kinh doanh du lịch khám phá, trải nghiệm (18)
      • 1.2.4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch khám phá, trải nghiệm (19)
      • 1.2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch khám phá, trải nghiệm (20)
      • 1.2.6. Liên kết phát triển du lịch khám phá, trải nghiệm (21)
  • CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN (22)
    • 2.1. Đặc điểm tự nhiên (22)
      • 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Yên Châu (22)
      • 2.1.2 Ví trí địa lý, địa hình (24)
      • 2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn (26)
    • 2.2. Đặc điểm địa hình, đất đai (26)
      • 2.2.1. Địa hình (27)
      • 2.2.2. Tài nguyên đất (27)
    • 2.3. Điều kiện kinh tế, xã hội (29)
      • 2.3.1. Đặc điểm về dân số, lao động phân bố dân cư (29)
      • 2.3.2. Đặc điểm về văn hoá xã hội (30)
    • 2.4. Đánh giá thuận lợi khó khăn của huyện Yên Châu, Sơn La trong phát triển du lịch khám phá, trải nghiệm (36)
      • 2.4.1. Thuận lợi (36)
      • 2.4.2. Khó khăn (38)
  • CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TẠI HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA . 32 3.1. Tài nguyên du lịch của huyện Yên Châu tỉnh Sơn La (40)
    • 3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên (40)
    • 3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn (41)
    • 3.2. Thực trạng phát triển du lịch khám phá và trải nghiệm tại Yên Châu, Sơn La (44)
      • 3.2.1. Quy mô các khu du lịch khám phá, trải nghiệm, điểm du lịch khám phá, trải nghiệm (44)
      • 3.2.2. Phát triển sản phẩm du lịch khám phá, trải nghiệm (51)
      • 3.2.3. Gia tăng kết quả kinh doanh du lịch khám phá, trải nghiệm (55)
      • 3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch khám phá, trải nghiệm (57)
      • 3.2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch khám phá, trải nghiệm (61)
      • 3.2.6. Cơ chế chính sách của địa phương (62)
      • 3.2.7. Liên kết phát triển du lịch khám phá, trải nghiệm (63)
      • 3.3.1. Thành tựu (65)
      • 3.3.2. Hạn chế (66)
      • 3.3.3. Giải pháp phát triển du lịch khám phá và trải nghiệm ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La (67)
        • 3.3.3.1. Định hướng phát triển (67)
        • 3.3.3.2. Giải pháp cụ thể (68)
  • KẾT LUẬN (71)

Nội dung

Trong quá trình làm khoá luận “Phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm tại huyện Yên châu, tỉnh Sơn La” em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng văn hoá và thông tin, cá n

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁM PHÁ VÀ DU LỊCH TRẢI NGHIỆM

Khái niệm, đặc điểm, vai trò phát triển du lịch khám phá và trải nghiệm

1.1.1 Khái niệm phát triển du lịch khám phá và trải nghiệm

1.1.1.1 Khái niệm về du lịch

Trong thế giới hiện đại, du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế phổ biến với tốc độ phát triển ngày càng nhanh

Theo Điều 3, Luật du lịch (2017): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”

Du lịch khám phá (Discovering Tourism) Đây là loại hình du lịch với mục đích chính là đưa du khách đi tìm hiểu và khám phá những điều mới lạ và kỳ thú về tự nhiên (danh lam thắng cảnh, địa hình, khí hậu, nguồn nước, các hệ sinh thái,…), về văn hóa xã hội (tập quán sinh hoạt, văn hóa ẩm thực, kiến trúc truyền thống, lễ hội truyền thống, làng nghề và các sản phẩm làng nghề truyền thống )

Thay vì chỉ tập trung vào việc tham quan các điểm du lịch nổi tiếng, du lịch khám phá thường mang lại trải nghiệm sâu sắc hơn thông qua việc tiếp xúc với cộng đồng địa phương, tham gia vào các hoạt động văn hóa, nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử và truyền thống địa phương Điều này giúp du khách hiểu rõ hơn về đất nước và con người tại điểm đến, đồng thời tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ và phong phú hơn trong hành trình du lịch của mình

Du lịch trải nghiệm tạm dịch trong tiếng Anh là Experience Tourism

Du lịch trải nghiệm là hình thức du lịch giúp du khách có cơ hội trải nghiệm thực tế cuộc sống trong những môi trường mới Tham gia du lịch trải nghiệm là hoạt động hòa mình vào thực tế cuộc sống tại các điểm đến du lịch của du khách thông qua việc tìm hiểu thông tin và tham gia vào các hoạt động cụ thể trong vai trò là những thành viên trực tiếp của môi trường và cộng đồng bản địa Những hoạt động đó sẽ giúp du khách sẽ có thêm những trải nghiệm thú vị về cuộc sống trong những môi trường mới khác biệt với cuộc sống thường ngày Ngoài ra, du khách cũng sẽ tích lũy thêm những tri thức và kinh nghiệm thực tế về thiên nhiên, văn hóa, xã hội nhờ việc tham gia vào các hoạt động cụ thể cùng với cộng đồng tại địa phương

Một điều thú vị là, nơi du khách nghỉ ngơi trong những chuyến du lịch trải nghiệm lại không phải khách sạn hạng sang hay resort cao cấp, mà là ngủ nghỉ ngay tại nhà của người dân bản địa

Hình thức này mới hơn rất nhiều so với du lịch truyền thống, do vậy du khách cũng cần đầu tư hơn rất nhiều về sức khoẻ và thời gian cho những chuyến đi này Vì đặc thù như vậy, xu hướng du lịch trải nghiệm đã và đang thu hút rất nhiều các bạn trẻ thích khám phá những điều thú vị, mới mẻ

1.1.2 Đặc điểm du lịch khám phá và trải nghiệm

1.1.2.1 Đặc điểm du lịch khám phá

Du lịch khám phá là loại hình du lịch đề cao tính khám phá, đặc biệt là tìm tòi những điều mới lạ, tìm kiếm những vị trí còn ít người biết tới Du lịch khám phá thường có tính phiêu lưu mạo hiểm, yêu cầu người tham dự cần có sức khỏe tốt cũng giống như một vài cảm nhận, kỹ năng cụ thể để bảo đảm an toàn

Du lịch khám phá trái ngược hoàn toàn so với du lịch nghỉ dưỡng nếu như du lịch nghỉ dưỡng tập trung trọng điểm vào hoạt động nghỉ ngơi, giải trí và vui chơi giải trí thì du lịch khám phá lại là hình thức du lịch yêu cầu sự vận động tích cực của người tham gia Chính bởi vậy, du lịch khám phá sẽ mang lại nhiều trải nghiệm mới lạ và thú vị hơn

1.1.2.2 Đặc điểm du lịch trải nghiệm

Du lịch trải nghiệm không đi theo lối mòn của các hình thức du lịch thông thường Nếu bình thường, mọi người đi du lịch để nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng hay hưởng thụ thì đối với du lịch trải nghiệm, chúng ta đi để hiểu biết và khám phá người dân địa phương nhiều hơn

Du khách sẽ cần chủ động và năng động hơn rất nhiều trong hành trình của chính mình Hướng dẫn viên không phải người hướng dẫn và giới thiệu những địa điểm vui chơi cho bạn mà chính bạn sẽ làm chủ chuyến đi của mình

Du khách sẽ trực tiếp tham gia các hoạt động, cảm nhận bằng các giác quan của mình và đây chính là yếu tố quan trọng nhất khiến du lịch trải nghiệm trở nên giá trị và mang lại nhiều ý nghĩa

1.1.3 Vai trò của du lịch khám phá và du lịch trải nghiệm

- Vai trò du lịch khám phá

DLKP được xem là công cụ cho việc bảo tồn thiên nhiên và các giá trị văn hoá bản địa, là loại hình du lịch có khả năng tối đa các lợi ích kinh tế và giảm thiểu các tổn hại về môi trường Hoạt động du lịch khám phá tạo ra việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên thiên, và góp phần tích cực vào việc bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá các danh lam thắng cảnh,…

Hoạt động của du lịch khám phá dựa trên những nguyên tắc : Sử dụng thận trọng tài nguyên (cả tự nhiên và văn hoá), kích thích sự bảo tồn và giảm thiểu rác thải, tạo nên những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng, bảo tồn văn hoá địa phương, đảm bảo tính giáo dục môi trường cho các đối tượng tham gia và đáp ứng cho du khách những kinh nghiệm lý thú chất lượng cao

Du lịch khám phá góp phần vào việc làm tăng thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên của ngành du lịch và nâng cao vào việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Khi du lịch khám phá phát triển còn giúp tạo điều kiện về công ăn, việc làm cũng như thu nhập cho những cộng đồng trong và ngoài khu vực tổ chức các hoạt động du lịch khám phá Từ đó góp phần cải thiện về tình hình kinh tế của địa phương giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quả

Phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm

1.2.1 Phát triển quy mô các khu du lịch khám phá, trải nghiệm, điểm du lịch khám phá, trải nghiệm

Du lịch khám phá, trải nghiệm là một tập hợp các hoạt động kinh tế, hoạt động này cũng huy động sử dụng các nguồn lực tạo ra hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch gắn liền với một không gian nhất định

Do đó, sự phát triển du lịch khám phá, trải nghiệm đầu tiên được thể hiện qua việc phát triển các khu khám phá, trải nghiệm, điểm khám phá, trải nghiệm

Phát triển quy mô khám phá, trải nghiệm là sự gia tăng số lượng các khu khám phá, trải nghiệm, và các tuyến khám phá, trải nghiệm nhằm liên kết giữa các điểm khám phá, trải nghiệm hoặc giữa các điểm khám phá, trải nghiệm với các điểm khám phá, trải nghiệm khác

Cùng với việc gia tăng số lượng các khu khám phá, trải nghiệm, điểm còn quan tâm đầu tư qui mô phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo phát triển cả về số lượng, chất lượng và gắn với việc sử dụng và khai thác, tôn tạo một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên khám phá, trải nghiệm

Các tiêu chí đánh giá cụ thể:

- Tăng số lượng các khu DL khám phá, trải nghiệm, điểm DL khám phá, trải nghiệm, tuyến DL khám phá, trải nghiệm

- Mở rộng diện tích các khu DL khám phá, trải nghiệm, điểm DL khám phá, trải nghiệm

1.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch khám phá, trải nghiệm

Sản phẩm du lịch: bao gồm các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch trên cơ sở kết hợp việc khai thác các nguồn lực bản địa với sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương Phát triển sản phẩm DL khám phá, trải nghiệm là nội dung quan trọng của phát triển DL Sản phẩm du lịch: bao gồm các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch trên cơ sở kết hợp việc khai thác các nguồn lực bản địa với sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương Phát triển sản phẩm DL khám phá, trải nghiệm là nội dung quan trọng của phát triển DL khám phá, trải nghiệm đó là đa dạng hóa các sản phẩm DLKP, DLTN và nâng cao chất lượng sản phẩm DLKP, DLTN Đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của khách du lịch để du khách có được nhiều sự trải nghiệm thực tế trong chuyến đi sẽ góp phần thu hút và quảng bá hình ảnh điểm đến

Các sản phẩm DLKP, DLTN càng đa dạng, phong phú thì khả năng thu hút khách du lịch càng cao Khi có nhiều sản phẩm sẽ tạo ra được nhiều sự lựa chọn cho du khách khi đến tham quan Để phát triển sản phẩm DLKP và DLTN cần dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phát triển như:

Nguyên tắc phù hợp với nhu cầu khách: tìm hiểu nhu cầu, xu hướng của khách du lịch và nghiên cứu thị trường để tìm ra nguồn khách, thị trường mục tiêu, từ đó tiến hành các công việc kinh doanh du lịch

Nguyên tắc đặc sắc: nét đặc trưng của thiên nhiên, văn hóa của cộng đồng địa phương là nền tảng để tạo ra sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm

Nguyên tắc lợi ích kinh tế: bất cứ đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch nào cũng cần phải xét đến những tác động của nó đối với nền kinh tế chung

Nguyên tắc bảo tồn và giữ gìn: khi khai thác tài nguyên du lịch cần bảo đảm nguyên tắc bảo tồn và gìn giữ môi trường, nghiêm cấm việc phá hoại cảnh quan môi trường nhất là các tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt

Tiêu chí đánh giá sự phát triển sản phẩm DLKP, DLTN:

+ Tính hấp dẫn độc đáo của các loại sản phẩm DLKP, có trong chương trình + Chất lượng của các sản phẩm từ các nhà cung cấp

+ Mức giá hợp lý của các sản phẩm dịch vụ

+ Phương thức, thái độ, chất lượng phục vụ của người cung cấp dịch vụ + Nhận xét, đánh giá của du khách về chất lượng chuyến du lịch

1.2.3 Gia tăng kết quả kinh doanh du lịch khám phá, trải nghiệm

Kết quả kinh doanh du lịch khám phá,trải nghiệm là mục đích cuối cùng về hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp, nó phụ thuộc vào quy mô và chất lượng, giá cả của quá trình sản xuất kinh doanh Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh khám phá, trải nghiệm để đạt được doanh thu cao nhất với mức chi phí thấp nhất Để phát triển kết quả kinh doanh du lịch khám phá, trải nghiệm cần sự nỗ lực của chính quyền, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư nhằm gia tăng doanh thu du lịch từ mở rộng hoạt động du lịch, phát triển các sản phẩm mới với chất lượng tốt hơn để cung cấp cho khách hàng

Tiêu chí đánh giá kết quả kinh doanh:

- Gia tăng doanh thu khám phá, trải nghiệm

- Gia tăng lợi nhuận khám phá, trải nghiệm

1.2.4 Phát triển nguồn nhân lực du lịch khám phá, trải nghiệm

Phát triển nguồn lực khám phá, trải nghiệm : Để phát triển khám phá, trải nghiệm cần có nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực lao động, vốn, KHCN, là yếu tố quan trọng trong việc phát triển khám phá, trải nghiệm

Nguồn lực lao động đối với loại hình DLKP và DLTN: về cơ cấu lao động trong du lịch, có thể phân loại theo lao động gián tiếp (lao động quản lý) và lao động nghiệp vụ

Lao động quản lý bao gồm các dạng lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp Lao động nghiệp vụ là những lao động làm việc trực tiếp cung cấp các dịch vụ du lịch như đã nêu trên Xét một cách tổng thể nguồn lực lao động bao gồm toàn bộ lao động trực tiếp và gián tiếp tham gia liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch

Về cơ bản, cơ cấu lao động được phân chia theo 3 nhóm cơ bản dưới đây

- Nhóm thứ nhất, đội ngũ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lich

- Nhóm thứ hai, nhóm lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên), bao gồm đội ngũ các quản lý cấp cao và trung trong các doanh nghiệp du lịch

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN

Đặc điểm tự nhiên

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Yên Châu

Yên Châu là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Sơn La, là vùng đất có truyền thống lâu đời gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Trải qua các thời kì lịch sử, nhân dân các dân tộc Yên Châu luôn có truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, giàu tình yêu quê hương, đất nước Đặc biệt, từ khi có ánh sáng cách mạng của Đảng, nhân dân các dân tộc Yên Châu đã một lòng, một dạ theo Đảng Cộng sản Việt Nam, theo cách mạng, lập được nhiều thành tích rất đáng tự hào

Như các địa phương khác trong tỉnh Sơn La, Yên Châu ngày nay đã trải qua nhiều lần thay đổi địa giới và tên gọi Qua các di chỉ khảo cổ ở bản Phố, Thẳm Puốc (Tạ Khoa), Cum Đồn, Hang Chướng, Hang Tống, Thọc Kim (Chiềng Sại - Bắc Yên ngày nay) với các hiện vật có trước văn hoá Hoà Bình cho thấy, Yên Châu là một vùng đất có người cư trú từ lâu đời Vào những năm thuộc thiên niên kỉ thứ nhất, ở vùng Tây Bắc đã có người Thái đến cư trú Là mảnh đất nằm giữa những mường lớn của người Thái như Mường Sang (Mộc Châu), Mường Mụa (Mai Sơn), Yên Châu cũng nằm trong phạm vi cư trú đó

Vùng đất này vốn có lịch sử và tên gọi riêng của mình Người Thái Mường Vạt ở Tây Bắc quen gọi vùng đất này là Mường Vạt Ý nghĩa và lịch sử của tên gọi này có nhiều cách chú giải khác nhau Có ý kiến cho rằng: Mường Vạt là mường nhỏ như vạt áo; ý kiến khác lại giải thích: Tên gọi này xuất phát từ truyện cổ tích nàng "Phồm Hom" (nàng tóc thơm) hay Mường Vạt, tức là mường có người đàn ông mặc áo xẻ nách, có miếng vải viền bên trong gọi là Vạt theo tiếng Thái nên gọi là Mường Vạt (vạt áo)

Vào thế kỉ XIII, tương đương với thời kì người Thái di cư từ nước Lào sang địa bàn Mường Sang (Mộc Châu), Yên Châu có tên gọi là Mường Vạt Khi ấy, trung tâm Mường Vạt đóng ở Chiềng Khoóng, nên Mường Vạt còn có tên gọi là Chiềng Khoóng Ngoài ra, Mường Vạt còn có cách giải thích nữa: Theo cuốn Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam của Cầm Trọng, người Thái Yên Châu ngày xưa theo Đạo Phật Phật tiếng Thái gọi là Vạt Người Thái ở Yên Châu người ta gọi là Thay Vạt Trung tâm Mường Vạt là bản Mường Vạt nên có thể (người ta) gọi Vạt tức là người từ đất Phật (Vạt) và theo đạo Phật (Mường Vạt là mường của người từ đất Phật sang)

Thời Trần, Yên Châu có tên gọi là Mường Việt (hoặc Mang Việt) Trần Minh Tông sau khi đánh Ngưu Hống đã đóng quân ở đây và gọi là phủ Thái Bình Đến đầu thời Lê, phủ Thái Bình được đổi tên thành Việt Châu Họ Hoàng thay nhau cai trị châu mường Đến đời nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) mới đổi Việt Châu thành Yên Châu

Yên Châu trước kia nằm trong tổng Lâm Thạch, thuộc phủ Gia Hưng và có ba mường phìa chính là: Mường Vạt, Chiềng Đông và Chiềng Sàng Mường Vạt là mường phìa trong có lị sở của châu mường đóng ở Viêng Lán, còn các mường khác là mường phìa ngoài

Tuy có nhiều tên gọi khác nhau trong lịch sử, nhưng tất cả các tên gọi đó đều chỉ Yên Châu - vùng đất có từ lâu đời đã gắn liền và không thể tách rời với dải đất Tây Bắc, một vùng non nước của Tổ quốc Việt Nam

Ngày 21-7-1959, Uỷ ban hành chính Khu tự trị Thái - Mèo ban hành Quyết định số 20-QĐ/TC đã chia lại địa dư các xã: Chiềng On, Chiềng Xôm, Chiềng Sại thuộc châu Yên Châu

Yên Châu lúc đó có 13 xã: Chiềng Đông (Chiềng Đông khi đó bao gồm cả Mường Khoa, Tạ Khoa ngày nay), Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng Lán,

Chiềng An (Sặp Vạt), Chiềng Hặc, Chiềng Xôm (Mường Lựm), Chiềng Sại,

Chiềng Sinh (Phiêng Côn), Tạ Khoa, Chiềng On, Chiềng Chung (Phiêng

Ngày 16-01-1979, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) ban hành

Quyết định số 18-CP, phân vạch hành chính một số xã của huyện Yên Châu, chia xã Tạ Khoa thuộc Yên Châu thành hai xã: Mường Khoa và Tạ Khoa

Ngày 29-2-1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành

Quyết định số 18-HĐBT về việc thành lập Thị trấn Yên Châu, thuộc huyện

Ngày 16-5-1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/1998/NĐ-CP về việc thành lập một số xã, phường thuộc thị xã Sơn La và các huyện Yên

Châu, Mộc Châu, Mai Sơn, tỉnh Sơn La, trong đó có thành lập xã Yên Sơn thuộc huyện Yên Châu

Như vậy, đến năm 1998, Yên Châu có 14 xã, 1 thị trấn, đó là các xã:

Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng Lán, Sặp Vạt, Chiềng Khoi,

Chiềng Hặc, Mường Lựm, Tú Nang, Lóng Phiêng, Chiềng Tương, Phiêng

Khoài, Chiềng On, Yên Sơn và Thị trấn Yên Châu, với tổng số 184 bản, 6 tiểu khu Trong đó, các xã: Chiềng On, Phiêng Khoài, Lóng Phiêng, Chiềng

Tương là xã vùng cao, biên giới; xã Mường Lựm là xã vùng cao nội địa Thị trấn Yên Châu và các xã còn lại là vùng thấp

2.1.2 Ví trí địa lý, địa hình

Yên Châu là huyện miền núi, biên giới, nằm ở phía đông nam tỉnh Sơn

La, có tọa độ địa lý từ 21°-21°04’ độ vĩ bắc đến 104°05’-104°40” kinh độ đông

Phía Bắc giáp huyện Bắc Yên

Phía Nam giáp huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Phía Đông giáp huyện Mộc Châu

Phía Tây giáp huyện Mai Sơn

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Yên Châu, Sơn La

Yên Châu cách thành phố Sơn La 62 km về phía đông, cách Hà Nội

240 km theo quốc lộ 6 Yên Châu cũng là điểm nối giữa 2 trung tâm kinh tế trọng điểm Mộc Châu và Mai Sơn; có quốc lộ 6 qua địa bàn huyện cùng mạng lưới giao thông liên tỉnh, liên huyện khá phát triển, có 56,501km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn (Lào), có cửa khẩu phụ Nà Cài Địa hình

Tổng diện tích đất tự nhiên của Yên Châu 85.776 ha Địa hình Yên Châu khá Phức tạp, bị chia cắt mạnh Các dãy núi đá vôi cao chia cắt huyện thành 2 vùng rõ rệt:

Vùng lòng chảo (dọc trục quốc lá 6, gồm 9 xã, thị trấn Đây là vùng đệm nằm xen giữa 2 cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản, có địa hình thấp, chia cắt mạnh, độ cao trung bình 400m so với mặt nước biển

2.1.3 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

Yên Châu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều Do các yếu tố về vị trí địa lý, địa hình, độ cao đã phân chia huyện thành 2 vùng khí hậu khác nhau - Vùng lòng chảo (dọc quốc lộ 6): Khí hậu khô nóng, chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam Có chế độ nhiệt, số ngày nắng cao thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả nhiệt đới - Vùng cao, biên giới: Khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao mang tính chất á nhiệt đới, thích nghi cho các loại cây trồng á nhiệt đới, chăn nuôi đại gia súc - Khí hậu phân chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 - tháng 10; mùa khô từ tháng 11 - tháng 4 năm sau, mùa khô thường có rét đậm kéo dài, thường xảy ra sương muối ở vùng cao biên

- Vùng quốc lộ 6 có 2 hệ thống suối chính: Hệ thống suối Sặp và hệ thống suối Vạt Hệ thống suối Sặp bắt nguồn chảy từ Mộc Châu và các nhánh khác nhập về như: Huổi Tô Buông, Huổi Nà Ngà, Suối Phà và hợp với suốt Vạt ở xã Sặp Vạt trữ lượng nước nhiều nhưng giá trị sử dựng của suối này còn thấp, chưa đựơc khai thác tốt chủ yếu là phục vụ cho sinh hoạt Hệ thống suối Vạt bắt nguồn từ dãy Khau cạn thuộc xã Chiềng Đông và các nhóm suối khác như: Huổi Hịt, Huổi Lưu, Huổi Tủm nhập vào chữ lượng nước không nhiều nhưng nó là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của vùng

- Vùng cao biên giới có hệ thống suối Nậm Pàn chảy theo hướng Tây bắc đổ ra sông Đà (huyện Mai Sơn), suối này chỉ phục vụ một phần ít cho xã Chiềng On, Yên Sơn, Phiêng Khoài và tập trung chủ yếu cho công trình thủy lợi Chờ Lồng.

Đặc điểm địa hình, đất đai

Mang đặc điểm chung của vùng miền núi Tây Bắc, địa hình của huyện nhìn chung khá phức tạp, chia cắt mạnh và được phân thành 2 vùng:

- Vùng địa hình lòng chảo (vùng Quốc lộ 6, có 09/15 xã, thị trấn) gồm: Chiềng Đông, Sập Vạt, Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng Lán, Chiềng Hặc, Chiềng Khoi, Tú Nang và thị trấn Yên Châu Đây là vùng đệm nằm xen giữa cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản Có địa hình thấp, chia cắt mạnh có độ cao trung bình 400m so với mực nước biển, vùng này phát triển mạnh về trồng cây lương thực, cây công nghiệp cây ăn quả nhiệt đới và trồng rừng Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất đai trong vùng có dạng thung lũng hẹp xen lẫn đồi bát úp và các dãy núi cáo giáp huyện Bắc Yên và Mộc Châu Vùng có độ dốc lớn và là điểm hạn chế chính trong việc đầu tư thâm canh các loại cây trồng

- Vùng cao và vùng biên giới (6 xã) gồm: Yên Sơn, Chiềng On, Lóng Phiêng, Phiêng Khoài, Chiềng Tương, Mường Lựm, có độ cao trung bình từ 900 - 1.000m so với mực nước biển với địa hình phiêng bãi chạy dài nhưng không liên tục, khu vực này chiếm phần lớn diện tích đất sản xuất trong vùng Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới, bảo vệ và phát triển rừng

Tài nguyên đất được đánh giá về mặt số lượng và chất lượng đất:

- Theo địa giới hành chính 513, tổng diện tích tự nhiên của huyện có 85.465,85 ha, chiếm 6,07% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Sơn La

- Theo kết quả tổng hợp, phân loại các loại đất từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1/100.000 và các tài liệu khác, trên địa bàn huyện Yên Châu có 6 loại đất chính sau:

+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Chiếm khoảng 5% tổng diện tích Loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng thấp dọc theo Quốc lộ 6 giáp huyện Mai Sơn, thích hợp cho việc canh tác lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả

+ Đất Feralit mùn vàng nhạt trên đá cát: Chiếm khoảng 18% tổng diện tích Phân bố chủ yếu ở xã Chiềng On và ở một số khu vực đất dốc thuộc vùng biên giới Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây ngắn ngày và khoanh nuôi bảo vệ rừng

+ Đất Feralit đỏ nâu trên đá biến chất: Chiếm khoảng 24% tổng diện tích Đây là nhóm đất khá phổ biến trong huyện được phân bố khắp trên địa bàn, loại đất này thường có tầng đất dầy, độ phì cao, tỷ lệ mùn lớn, phù hợp phát triển nhiều loại cây trồng

+ Đất Đỏ nâu trên đá vôi: Chiếm khoảng 23% tổng diện tích, loại đất này tập trung ở các xã vùng biên giới giáp cao nguyên Mộc Châu, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, khoanh nuôi bảo vệ rừng

+ Đất Vàng nâu trên đá phù sa cổ: Chiếm khoảng 9% tổng diện tích Phân bố dọc theo các hệ thống suối lớn, thích hợp cho các loại cây lương thực, cây hàng năm

+ Đất Feralit nâu vàng trên đá macma axít: Chiếm khoảng 21% tổng diện tích Phân bố rải rác trên địa bàn toàn huyện, thích hợp phát triển nhiều loại cây trồng

Bảng 2.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2023 đã được phê duyệt

Diện tích kế hoạch năm 2023 được duyệt (ha)

1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.562,02 1.179.62 1,49 Đất trồng cây hàng năm 19.560,80 19.594,82 24,76 Đất trồng cây lâu năm 11.877,40 11.883,47 15,01

2 Đất nuôi trồng thủy sản 347,35 347,85 0,43

II Đất phi nông nghiệp 3.154,62 3.092,37 3,61

3 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 12,79 12,70 0,41

4 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 580,48 582,42 18,83

5 Đất có mặt nước huyên dùng 90,49 90,69 2,93

III Đất chưa sử dụng 3.164,46 3.244,89 3,81

Nguồn: UBND huyện Yên Châu

Qua bảng 2.1 cho ta thấy rằng đất nông nghiệp chiếm đa số phần lớn diện tích đất với 92,58%, trong đó chủ yếu là đất trồng cây nông nghiệp hàng năm chiếm 24,76% và lâu năm chiếm 15,01%, còn các nhóm cây khác chiếm tỷ lệ không đáng kể Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 3,61%, chủ yếu là đất chuyên dùng chiếm 54,36% Do đặc điểm của huyện, thuộc vùng miền núi nên chủ yếu là đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.

Điều kiện kinh tế, xã hội

2.3.1 Đặc điểm về dân số, lao động phân bố dân cư

Yên Châu là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La, nằm trên trục Quốc lộ 6 giáp với huyện Xiềng Khọ tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 56, 507 km đường biên giới; có tổng diện tích tự nhiên 85.775 ha; toàn huyện có 14 xã, 01 thị trấn với 169 bản, tiểu khu trong đó (06 xã vùng I, 09 xã vùng III); dân số trên 84.000 người, với hơn 19.000 hộ Gồm

05 dân tộc chủ yếu dân tộc Thái chiếm 54,1%; dân tộc Kinh chiếm 19,5%; dân tộc Mông chiếm 14,3%; dân tộc Xinh Mun chiếm 11,6%; dân tộc Khơ

Mú chiếm 0,4%; dân tộc khác chiếm 0,1%; dân cư phân bố không đồng đều, trên 65 % dân số sinh sống dọc theo đường Quốc lộ 6

Năm 2023, huyện Yên Châu đã phối hợp tổ chức ngày hội việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm, thu hút 20 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh và trên 1.000 người lao động, đoàn viên, thanh niên của 15 xã, thị trấn và học sinh cuối cấp THPT, THCS trong huyện tham gia Các đơn vị, doanh nghiệp đã giới thiệu về nhu cầu tuyển dụng lao động, vị trí tuyển dụng, chế độ chính sách của doanh nghiệp Đồng thời, định hướng ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường của người lao động; tư vấn, giới thiệu, hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục để xuất khẩu lao động sang các nước: động, đến nay, huyện có 18 người đi xuất khẩu lao động; 2.764 lao động được tuyển dụng đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, ổn định thu nhập cho lao động

Huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các đơn vị liên kết đào tạo 10 lớp nấu ăn, tin học văn phòng, điện dân dụng, công tác xã hội, trồng trọt và bảo vệ thực vật cho hàng trăm lao động địa phương 21 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với 547 học viên theo các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức 10 lớp tập huấn cho

238 lượt Nhân dân về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi tại các xã Sặp Vạt, Phiêng Khoài, Tú Nang, Chiềng Pằn Thời gian tới sẽ thực hiện các hoạt động kết nối việc làm qua tổ chức sàn giao dịch việc làm để giải quyết nhu cầu việc làm và nhu cầu nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh Thời gian tới, huyện Yên Châu tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá nguồn nhân lực trên địa bàn để xây dựng kế hoạch đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động địa phương; phấn đấu năm 2024, kết nối việc làm thành công cho gần 2.000 lao động, trong đó trên 50% số người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ở vùng khó khăn

2.3.2 Đặc điểm về văn hoá xã hội

- Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị về

“nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”, được các cấp quan tâm chỉ đạo và đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng thực hiện Việc cưới được nhân dân tổ chức tiết kiệm, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, không còn tình trạng thách cưới rườm rà Việc tang đã được tổ chức thực hiện đúng theo Thông tư số 29 ngày 21/10/1971 của Bộ Y tế và Thông tư số 04 ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nhìn chung, đồng bào các dân tộc đã nhận thức và tổ chức chu đáo, tiết kiệm, phù hợp truyền thống, phong tục của từng dân tộc, các hủ tục lạc hậu trong việc tang đã cơ bản được xóa bỏ Việc xây dựng hương ước đã được Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo thực hiện, 169/169 bản của 15 xã, thị trấn đã được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt hương ước năm 2021

- Chỉ đạo triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào Toàn dân đoàn kết gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, tạo bước phát triển trên phạm vi toàn huyện, từng bước thấm sâu vào đời sống của từng khu dân cư đã tạo được môi trường và điều kiện tốt để thực hiện các phong trào khác Trong đó phong trào thi đua “người tốt”, “việc tốt”, phong trào xây dựng “gia đình văn hóa”, “cơ quan văn hóa”, đã và đang thực sự trở thành trung tâm và là nhân tố quan trọng để xây gia đình văn hóa, dựng bản, tiểu khu, cơ quan, đơn vị văn hóa

- Xây dựng phong trào qua các năm như:

Bảng 2.2 Công tác xây dựng phong trao qua các năm của huyện Yên Châu

Gia đình văn hóa Bản, tiểu khu văn hóa Đơn vị văn hóa Xã NTM, thị trấn ĐTVM

Số hộ được công nhận

Số ĐV được công nhận

Tổng số Được công nhận

Nguồn: Phòng văn hóa và thông tin huyện Yên Châu

Qua bảng 2.2 ta thấy rằng Công tác xây dựng phong trào qua các năm của huyện Yên Châu đều có những chuyển biến tích cực, và số hộ gia đình, bản, tiểu khu, đơn vị văn hóa đều có xu hướng tăng Với số hộ gia đình văn hóa được công nhận năm 2021 là 12.792 hộ đã tăng lên 13.990 hộ năm 2023, số bản, tiểu khu được công nhận tăng từ 131 bản năm 2021 lên 123 bản, tiểu khu năm 2023; số đơn vị được công nhận là đơn vị văn hóa cũng tăng đáng kể năm 2021 đã công nhận 117 đến năm 2023 số đơn vị được công nhận đã tăng lên 124 Đối với xã NTM, thị trấn ĐTVM lại có sự thay đổi, năm 2021 có 6 xã, thị trấn được công nhận nhưng đến năm 2022 lại giảm xuống chỉ còn có 5 xã và thị trấn, đến 2023 lại tăng thêm 1 xã và thị trấn Nhìn chung công tác xây dựng phong trào đang từng bước phát triển trên phạm vi toàn huyện, từng bước thấm sâu vào đời sống của từng khu dân cư đã tạo được môi trường và điều kiện tốt để thực hiện các phong trào khác

Công tác phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện Hiện nay UBND huyện đang tạo mọi điều kiện để thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển các điểm du lịch Hiện tại huyện đã tiến hành quy hoạch xong khu di tích tâm linh Hang Chi Đảy, xã Yên Sơn; mó nước nóng Chiềng Đông, bản Thèn Luông, xã Chiềng Đông; tiếp tục triển khai quy hoạch khu nghỉ dưỡng cao cấp xã Mường Lựm; đã tiến hành công bố Đề án phát triển du lịch nông thôn đối với bản Khá, xã Sặp Vạt

Công tác đầu tư phát triển hạ tầng du lịch: Đầu tư tuyến đường vào Hang Chi Đảy; tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử Chiềng Đông, Cầu Sắt Yên Châu, Cầu Tà Vài; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh đầu tư xây dựng Khu di lích lịch sở nơi thành lập chi bộ đầu tiên của huyện tại bản Na Băng, xã Mường Lựm Đầu tư tuyến đường Mường Lựm – Mộc Châu (xong); tuyến được Chiềng Khoi – Phiêng Khoài (dự kiến thông xe trong năm 2023)

Phối hợp với các sở, ngành của tỉnh lập quy hoạch, khảo sát và công nhận bản du lịch cộng đồng để triển khai thực hiện Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 14.12.2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XIV về ban hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Sơn La; triển khai thực hiện Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND ngày

31/8/2022 của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2022 – 2026

Tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội, đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch; khuyến khích các nhà đầu tư; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch theo hướng hiện đại; gắn với phát huy các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc của các dân tộc; bảo đảm môi trường du lịch an toàn, văn minh, tăng cường các biện pháp vệ sinh môi trường khu di tích

Năm 2023 trên địa bàn huyện có 01 khách sạn và 11 nhà nghỉ; phấn đấu đến năm 2025 ước đạt 15 khách sạn, nhà nghỉ; có 112 phòng, đảm bảo đủ điều kiện phục vụ cho du khách đến huyện, công suốt phòng giao động trên 25% đến 50%

Năm 2023: Tổng có 10 di tích toàn huyện (có 06 di tích lịch sử, 04 danh lam thắng cảnh); trong đó có 01 di tích, 01 danh lam thắng cảnh cấp quốc gia (Hồ Chiềng Khoi; khu Di tích cách mạng Việt Nam - Lào), 08 di tích cấp tỉnh (Hang Chi Đảy, Nhả Nhung, Ta Búng, cầu sắt; cầu Tà Vài, di tích Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc Yên Châu; Tượng đài Chiềng Đông; nơi thành lập chi bộ huyện Yên Châu)

Phòng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch năm 2022: 112 phòng Chú trọng tăng trưởng có chất lượng, xây dựng phương án thu hút khách du lịch, hướng tới khách du lịch nghỉ dài ngày và sử dụng nhiều dịch vụ; khách du lịch đến Yên Châu năm 2023: 12.000 lượt

- Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn ổn định, chưa phát hiện vấn đề gì phức tạp xảy ra

- Trong 6 tháng đầu năm có 12 người nước ngoài (tăng 09 lượt người so với cùng kỳ năm 2022) đến địa bàn huyện với mục đích du lịch, làm việc, học tập, thăm thân Qua công tác nắm tình hình, chưa phát hiện có biểu hiện vi phạm pháp luật và hoạt động xâm phạm ANQG; không có trường hợp nào xuất cảnh, nhậpcảnh trái phép (giảm 02 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022)

Đánh giá thuận lợi khó khăn của huyện Yên Châu, Sơn La trong phát triển du lịch khám phá, trải nghiệm

Trên địa bàn huyện có rất nhiều danh lam thắng cảnh, độc đáo đã được xếp hạng và vẫn còn ở dạng hoang sơ mới được khám phá Huyện có 04 danh lam thắng cảnh được xếp hạng, trong đó có 01 địa điểm xếp hạng cấp Quốc gia là Hồ Chiềng Khoi (Bản Pút, xã Chiềng Khoi) Đây là một địa điểm đẹp về mặt cảnh quan, đa dạng về sinh thái, là “máy điều hòa” cho vùng lòng chảo thấp nóng của huyện Bên cạnh đó cư dân sinh sống ven hồ (người Thái) còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt vùng đất này nổi tiếng với nghề thêu khăn piêu và làm khèn bè, thuận lợi cho việc xây dựng thành một dịa điểm du lịch sinh thái – văn hóa – nghỉ dưỡng của huyện 03 địa điểm danh lam thắng cảnh khác của huyện được xếp hạng cấp tỉnh là hang Chi Đảy (xã Yên Sơn), hang Ta Búng, động Nhả Nhung (xã Chiềng On), và một số điểm mới được khám phá, như hang Co Mon, hang Tà Ẻn, mó nước nóng Thèn Luông (xã Chiềng Đông)… Đây là các hang động tự nhiên đẹp, có giá trị lớn về mặt địa chất, cảnh quan, thu hút sự tò mò, khám phá của du khách Các hang động này đều nằm trong một quần thể, phân bố rất gần nhau nên rất thuận lợi cho tổ chức các chuyến tham quan

Ngoài ra UBND huyện luôn nhận được sự quan tâm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các sở, ban, ngành có liên quan về công tác phát triển du lịch Cấp ủy địa phương đã có các nghị quyết, kế hoạch, chuyên đề chỉ đạo đảm bảo tính đồng bộ phù hợp với hình thực tế của địa phương.Về di tích lịch sử huyện Yên Châu có 06 di tích, trong đó có 01 di tích cấp Quốc gia là Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam –Lào nằm trên địa bàn bản Lao Khô 1(xã Phiêng Khoài) Đây là bản của người H’mông giáp biên giới Việt – Lào, lấy tên theo cụ Tráng Lao Khô đặt thay cho tên bản Phiêng Sa từ năm 1962 Cụ Tráng Lao Khô và nhân dân bản Phiêng Sa đã có nhiều công lao trong việc giúp đỡ và nuôi giấu đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản, Ban xung phong Lào – Bắc và trở thành căn cứ cách mạng Việt – Lào Hiện nay di tích không chỉ là biểu tượng của tình hữu nghị Việt – Lào mà còn là một điểm du lịch đẹp, nhất là khi mùa hoa mơ, hoa mận nở, có cột mốc 235 “ Việt Nam – Lào” điểm check-in đẹp của du khách khi tham quan nơi đây Bên cạnh đó huyện còn có

05 di tích cấp tỉnh( Di tích Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu, Di tích cầu sắt Yên Châu, Di tích cầu Tà Vài Yên Châu, Tượng đài Chiến Thắn Chiềng Đông, di tích nơi thành lập Chi bộ uyện Yên Châu) là minh chứng hào hùng của nhân dân trong cuộc đấu tranh kiên cường bảo vệ mảnh đất Yên Châu, bảo vệ con đường huyết mạch vùng Tây Bắc và căn cứ địa cách mạng Việt Nam – Lào

Ngoài ra huyện Yên Châu còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc người thiểu số như Thái H’mông, người Xinh Mun, người Khơ mú,…Mỗi dân tộc ở đây với những sắc thái văn hóa độc đáo, tạo nên một bức tranh tổng thể về văn hóa tộc người ở đây đa dạng, đặc sắc, thu hút sự khám phá trải nghiệm của du khách Các dân tộc trên địa bàn huyện hiện vẫn giữ được những đặc trưng văn hóa truyền thống, như các nghề thủ công, nghề rèn, làm khèn bè của người H’mông, nghề dệt khăn Piêu, đan lát của người Thái, người Xinh Mun, các món ăn độc đáo mang đặc trưng ẩm thực Tây Bắc Các sinh hoạt văn hóa – văn nghệ, lễ hội trên địa bàn huyện cũng rất phong phú, như hát giao duyên, lễ hội Tu Su(dân tộc H’mông), lễ hội Mương A Ma( dân tộc Xinh Mun), lễ Cầu Mưa (dân tộc Khơ mú), múa Xòe(dân tộc Thái)…

Mặt khác, huyện có nhiều sản phẩm nông nghiệp, là đặc sản cũng có thể trở thành tài nguyên du lịch nếu biết cách khai thác theo hướng phát triển loại hình du lịch nông nghiệp Yên Châu là huyện có khí hậu nóng bậc nhất Sơn La, nhưng có lẽ vì thế nó mới có những thứ quả độc đáo: từ xoài, me, chuối, tỏi, dưa bở, mận, chanh leo…Xoài Yên Châu thường chín vào tháng 5 trở đi, quả nhỏ, nhưng hết sức thơm và ngọt Chuối Yên Châu là đặc sản cũng khá nổi tiếng, quả ngắn, nhưng ngọt Dưa bở được người H’mông trồng ở trên núi ăn rất ngọt và giòn tan Tỏi Yên Châu đã trở thành thương hiệu nổi tiếng bởi củ tuy nhỏ, nhưng rất thơm Me cũng là thứ đặc sản đặc trưng của đát Yên Châu Mận tuy không nổi tiếng như mận Mộc Châu nhưng cũng rất ngon và giòn Chanh leo cũng là một loại cây mới được đưa vào trồng nhưng cũng tạo nên thương hiệu cho nông sản và du lịch Yên Châu

Mặc dù Yên châu có nhiều tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch nhưng hoạt động trên địa bàn huyện chưa phát triển tương xứng, hay mới chỉ ở dạng tiềm năng mà chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương Hiện trên địa bàn đã đưa vào khai thác một số điểm du lịch sinh thái và du lịch văn hóa – lịch sử, như tham quan hang Chi Đảy, hang Ta Búng, hang Nhả Nhung; danh thắng hồ Chiềng Khoi, Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam – Lào, di tích Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu,….Tuy nhiên thu nhập từ du lịch vẫn còn rất khiêm tốn, các địa điểm tham quan kể trên mới mang tính địa phương mà chưa được quảng bá rộng rãi đến các du khách Hơn nữa, du khách đến Yên Châu chủ yếu tham quan, khám phá mà chưa có hoặc rất ít sử dụng dịch vụ lưu trú cũng như các dịch vụ và sản phẩm du lịch

Cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ; giao thông đi lại còn khó khăn; thời tiết khí hậu còn khắc nghiệt, nắng nóng về mùa hè; nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền về du lịch còn hạn chế, chưa sẵn sàng vào cuộc; nhân dân chưa nhận thức được việc đầu tư cho việc phát triển du lịch

Hiện nay, Yên Châu đã quy hoạch 4 bản để phát triển du lịch cộng đồng nhưng trên thực tế huyện vẫn chưa có một bản du lịch cộng đồng nào được công nhận

Việc lập quy hoạch, đặc biệt là đối với khu du lịch cộng đồng còn chậm, chưa thu hút được đầu tư của các tổ chức, các nhân vào du lịch

Do ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết và địa hình của khu du lịch ( vào mùa hè Yên Châu rất nóng, mùa đông lại lạnh và có sương muối, sương giá, địa hình sườn dốc), nên hoạt động du lịch còn diễn ra theo mùa, số lượng khách du lịch không ổn định Công tác quy hoạch, thu hút đầu tư vào du lịch hiệu quả chưa cao Đội ngũ cán bộ chuyên trách, chưa có kinh nghiệm về phát triển du lịch, khối lượng công việc nhiều

Kinh phí phục vụ cho việc đầu tư, phát triển du lịch đối với cấp huyện không có; các doanh nghiệp chưa sẵn sàng với việc đầu tư cho phát triển du lịch trên địa bàn huyện

Một số xã chưa chủ động trong triển khai nhiệm vụ của của ngành, lĩnh vực công tác; một số công chức chuyên môn cấp huyện (phòng Văn hóa và TT), cấp xã còn thiếu tính chủ động trong công việc; chất lượng tham mưu hiệu quả chưa cao.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TẠI HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA 32 3.1 Tài nguyên du lịch của huyện Yên Châu tỉnh Sơn La

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên tại huyện Yên Châu là những thành tạo hay tính chất của tự nhiên cùng các giá trị thẩm mỹ, khoa học, môi trường có sức hấp dẫn khách du lịch, được khai thác đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm môt số điểm nổi bật như: phong cảnh ngoạn mục; khí hậu đặc thù; tài nguyên nước và sinh vật (chủ yếu là động thực vật hoang dã) Các điều kiện tự nhiên đặc sắc có sức hấp dẫn khách du lịch của Sơn La bao gồm địa hình, thủy văn, khí hậu, động thực vật, cảnh quan tự nhiên và cảnh quan do con người tạo nên

Phong cảnh là hình ảnh, là hình ảnh đẹp, mà mắt người có thế ghi nhận được về sự hiện diện của các yếu tố địa lý tự nhiên trên bê mặt Trái Đất Các tính chất chủ yếu của các hợp phân thiên nhiên bao gồm địa hình, nước, thực động vật, mà con người có thể nhìn thấy được tại một điểm nào đó Địa hình là tập hợp của vô vàn những thê lôi lõm hoặc tương đối bằng phẳng, phân cách với nhau bởi những đường ranh giới ít nhiều rõ ràng, tức là tập họp của các dạng địa hình Như vậy địa hình nói chung không thể là tài nguyên du lịch mà chính là giá trị thẩm mỹ của một số dạng địa hình, những phong cảnh đẹp có sức hấp dẫn khách du lịch mới làm chúng trở thành tài nguyên du lịch Địa hình huyện Yên Châu tỉnh Sơn La cao trung bình đạt 600 - 700m, với đặc thù là những dãy núi trung bình xen các thung lũng sông và mặt bằng cao nguyên

Tất cả các dãy núi, cao nguyên và thung lũng sông đều có hướng Tây bắc - Đông Nam, khá dốc và chia cắt mạnh Các sườn thung lũng và chân núi đa phần dốc từ 8 - 15 độ, phần trên các sườn núi có độ dốc 15 - 20 độ, các khối núi có các chóp đỉnh độ dốc trên 20 độ Kiểu địa hình này rất có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm như leo vách núi, đu dây qua suối… Tại huyện Yên Châu dãy núi lớn tạo nên sự phân chia lãnh thổ rõ nét Dãy biên giới Việt - Lào từ Pu Sam Sao 1.897 m đến Phu La Lan 1.845 m Những đỉnh núi cao này là đối tượng chinh phục của các tay “phượt” chuyên nghiệp, những khách du lịch ưa mạo hiểm, muốn thử sức mình trong những điều kiện địa hình khó khăn, phức tạp

Là một tỉnh miền núi, bên cạnh những khó khăn, địa hình núi cao lại tạo ra một huyện Yên Châu tỉnh Sơn La có vi khí hậu ôn đới trong một đất nước cận nhiệt đới và nhiệt đới nóng ẩm Địa hình núi và cao nguyên chi phối mạnh đến khí hậu.Sự đa dạng về tiểu vùng khí hậu trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa làm tăng sự đa dạng sinh thái mà đặc biệt là sinh thái nông nghiệp, nghỉ dưỡng, khám phá và trải nghiệm Giai đoạn 2008 - 2017, nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 22,20C, cao nhất tại Phù Yên và Yên Châu, thấp nhất tại Mộc Châu

Tài nguyên du lịch nhân văn

- Về Văn hóa phi vật thể: Chỉ đạo phòng Văn hóa và Thông tin đã thường xuyên chủ động phối hợp với các ngành chức năng (Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh………), UBND các xã sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ các giá trị văn hóa dân gian; kiểm kê các phong tục tập quán, tín ngưỡng và lễ hội các dân tộc còn được lưu giữ trong huyện Đã tổ chức phục dựng được Lễ hội cầu mưa của dân tộc Thái; lễ hội Mương A Ma của dân tộc Sinh Mun; lễ hội mừng cơm mới của dân tộc Khơ mú; lễ hội Đông sửa dân tộc Thái Đến nay lễ hội Mương A Ma (lễ cầu sức khỏe) của dân tộc Sinh Mun đã được Bộ Văn hóa TT&DL cấp chứng nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Phối hợp với viên khoa học, viên dân gian; đài truyền hình tỉnh và trung ương sưu tầm bảo lưu nghề làm khèn bè của Nghệ nhân ưu tú Lừ Hồng Sưa bản Tủm, xã Chiềng Khoi; các làn điệu dân ca thái, xòe thái Phối hợp với các Đài Truyền hình (VTV5), xây dựng chương trình

“Sắc mầu các dân tộc” về “Chiếc khăn Piêu” của dân tộc Thái đen bản Thèn Luông, xã Chiềng Đông và một số Đài truyền hình, các phóng viên (VTC14 ghi phóng sự “Chiếc khăn piêu”; Đài truyền hình Sơn La sản xuất phóng sự: điểm du lịch, nghệ nhân khèn bè, nghề truyền dậy văn hóa Khơ Mú; Viện văn hóa dân gian Việt Nam phục dựng văn hóa dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú, Xinh Mun)

Hình 3.1 Đồng bào dân tộc Khơ Mú ở bản Thàn, xã Chiềng Pằn, huyện

Yên Châu gìn giữ nhạc cụ truyền thống

Bên cạnh đó các đơn vị, cơ sở đã thường xuyên quan tâm chú trọng đến việc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT; Trung tâm TTVH, UBND các xã, thị trấn tăng cường các hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn, mở các lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, các điệu xòe truyền thống, xòe vũ điệu đoàn kết ; thường xuyên duy trì tốt hoạt động của 169/169 đội văn nghệ bản, tiểu khu góp phần đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ tại cơ sở

Tính đến hết tháng 10/2023, trên địa bàn huyện có 07 câu lạc bộ văn hoá Thái hoạt động có hiệu quả ; 01 nhóm tri thức bản địa VITIK Yên Châu với 20 thành viên đa số là cán bộ nghỉ hưu tham gia, bên cạnh đó còn có một số người già uy tín, người có trách nhiệm, đam mê và yêu văn hóa dân tộc bản địa góp phần rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn Hoạt động chủ yếu của các CLB là truyền dạy chữa Thái, các làn điệu dân ca, dân vũ, xòe Thái; thêu may, dệt thổ cẩm sưu tầm biên soạn lại các tác phẩm văn hóa vui tươi, văn hóa tâm linh, các lời răn dạy của người xưa, các bài thuốc cổ

UBND huện đã giao phòng Văn hóa và Thông tin huyện, thường xuyên có thống tin trao đổi, định hướng, động viên các CLB để đảm bảo việc phát triển của các CLB theo đúng hướng, phát huy tốt giá trị văn hóa truyền thống

Những năm qua, ngoài việc phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa, các lễ hội dân gian của nhân dân luôn được duy trì và bảo vệ Hàng năm UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, UBND các xã, TT tổ chức tốt ngày hội văn hoá các dân tộc, các giải thể thao truyền thống như kéo co, đẩy gậy, tung còn vào các dịp mừng Đảng, mừng xuân, dịp Tết Nguyên đán; tổ chức Lễ hội xoài vào trung tuần tháng 5 hàng năm

- Về di sản vật thể

Chủ yếu kết quả đạt được mới dừng ở việc phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh và các cơ quan chức năng liên quan kiểm kê, thống kê các di sản hiện có trên địa bàn

Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thì việc giáo dục truyền thống cách mạng của địa phương cũng đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển văn hóa Hàng năm, phòng Văn hóa và Thông tin huyện tham mưu chỉ đạo, giám sát tốt việc quản lý đối với 10 di tích, danh thắng trên địa bàn, không để sẩy ra tình trạng vi phạm các quy định của Luật di sản Phối hợp với ngành giáo dục tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về giá trị lịch sử, văn hoá trong các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, các danh lam thắng cảnh; từ đó hướng cho học sinh tự giác tham gia bảo vệ, gìn giữ các di sản văn hoá, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, các danh lam thắng cảnh, các giá trị văn hoá truyền thống góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

Thực trạng phát triển du lịch khám phá và trải nghiệm tại Yên Châu, Sơn La

3.2.1 Quy mô các khu du lịch khám phá, trải nghiệm, điểm du lịch khám phá, trải nghiệm

3.2.1.1 Phát triển quy mô các khu du lịch khám phá, điểm du lịch khám phá

Yên Châu là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Sơn

La Với vị trí địa lý, khí hậu khác biệt, thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, con người thân thiện hiếu khác Ngoài cảnh đẹp thiên nhiên, các hình thức du lịch khám phá trên các cánh đồng cỏ, đồi chè xanh tươi hãy cùng tham gia cuộc sống sinh hoạt của người dân bản địa Yên Châu cũng là một địa điểm lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá những vùng đất đặc biệt khi ghé đến Sơn La Đến với Yên Châu, đa số du khách lựa chọn hình thức du lịch trải nghiệm homestay để được ăn, ở và tham gia sinh hoạt cùng với người dân bản địa Đây là hình thức tổ chức tour du lịch có nhiều mới mẻ, xong lại giúp du khách có những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ khi trực tiếp tham gia tìm hiểu những nét đẹp văn hóa của người dân bản địa qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng như vào các dịp lễ hội như: mừng cơm mới, xên bản, xên mường, mừng nhà mới, cầu mưa; các làn điệu dân ca, như: ru con, hát đối đáp, hát cộng đồng, các điệu múa nắm tay xòe vòng mang đậm âm hưởng của núi rừng

Yên Châu- vùng đất hội tụ đầy đủ các hệ sinh thái tiêu biểu của Việt Nam, có núi cao trùng điệp, có sông suốt bao quanh, có thung lũng xanh tươi lúa tốt, có rừng nhiệt đới rừng nguyên sinh với nhiều loại cây, hoa cỏ quý, độc đáo Du lịch Yên Châu trở thành điểm tham quan hấp dẫn mọi du khách

3.2.1.2 Phát triển quy mô khu du lịch trải nghiệm, điểm du lịch trải nghiệm Đến với Yên Châu chúng ta sẽ được trải nghiệm nhà sàn bản Khá, hiện có nhiều ngôi nhà sàn kiến trúc truyền thống của đồng bào Thái; các hộ dân vẫn lưu giữ và phát huy những nét văn hóa đặc trưng độc đáo, như: Lễ hội

Cồng Chiêng; hát dân ca, biểu diễn nhạc cụ dân tộc; duy trì các nghề thủ công truyền thống dệt vải, thêu khăn piêu; nghề đan lát các vật dụng sinh hoạt hằng ngày như ép khẩu, giỏ cá, đó cá Đến với Yên Châu du khách được trải nghiệm tự tay hái chè, pha chè, thu hoạch mận, mơ, xoài, vải, thu hoạch ngô, lúa cùng người dân Bên cạnh đó là vào các bản người Mông, người Thái tìm hiểu và trải nghiệm ẩm thực, lễ hội, trang phục, các trò chơi dân tộc

Hình 3.2 Lễ hội hái xoài tại Yên Châu-Sơn La Đến Yên Châu dễ dàng nhận thấy những dịch vụ cho thuê chụp ảnh vườn hoa cải, mận, đào; thuê trang phục dân tộc Những vườn hoa cải dầu trước đây vốn chỉ để làm thức ăn phục vụ cho chăn nuôi bò, lấy hạt cải bán nay đã trở thành nơi cho thuê chụp ảnh Những đồi chè cũng được tỉa tót gọn gàng, trồng tạo hình; và những loài hoa vốn không phải nguồn gốc ở Yên Châu, như: hoa hướng dương, lan hồ điệp cũng được đưa về gieo trồng tạo thêm sắc màu thu hút nườm nượt khách Các dịch vụ lưu trú phát triển cả quy mô số lượng, chất lượng và ngoại hình

Hình 3.3 Vườn mận tại Yên Châu –Sơn La

Những địa điểm du lịch, du khách nhất định phải ghé như: Đầu tiên là, Hồ Chiềng Khoi có diện tích 40 ha hiện ra như một con nhện khổng lồ, là một điểm du lịch sinh thái ngày càng hấp dẫn khách du lịch Nước tại hồ lúc nào cũng có màu trong xanh, đẹp nhất vào mùa hoa ban nở Trong hồ có nhiều loài cá tự nhiên và tôm, cua, ếch du khách có thể chèo súp để khám phá ngắm quang cảnh nơi đây Các đồi đất và dãy núi đá vôi gần hồ mọc nhiều loại rau rừng, măng, nấm và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật như vẹt, chim én, khỉ, sơn dương, lợn rừng…

Gần hồ là khu vực sinh sống của người dân tộc Thái Yên Châu nổi tiếng với những lễ hội, ca vũ đặc sắc, sản phẩm thủ công mỹ nghệ như vải khít, chiếc khăn piêu, nhạc cụ dân tộc, đồ đan tre và món rượu chuối trứ danh khắp vùng Tây Bắc

Hình 3.4.Hồ Chiềng Khoi - Yên Châu

Thứ hai là, Hang Chi Đảy là hang đá tự nhiên nằm ở dãy núi đá vôi ở bản Đán xã Yên Sơn (trước đây trong xã Chiềng On) huyện Yên Châu tỉnh Sơn La, Việt Nam Tên hang vốn gắn với một câu chuyện có từ xa xưa của những người dân địa phương xung quanh việc xác định chủ nhân của vùng đất này, qua cách giải quyết bằng thi bắn cung Du khách khi ghé đến đây sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh đẹp đẽ bên trong hang động

Hang thứ nhất: Quay mặt về hướng Tây, cửa hang cao, rộng, giống như hình một con cá sấu khổng lồ đang há miệng đớp mồi Hang này thuộc dạng hang catxtơ do núi đá vôi kiến tạo, bồi đắp qua hàng vạn năm Trong lòng hang rộng, cao, có chỗ lên đến 30m với nhiều khối nhũ đá vôi muôn hình muôn vẻ

Hình 3.5 Cảnh trong hang số 1

Hang thứ hai: Liền kề bên tay phải của hang thứ nhất, mặt quay hướng Tây - Bắc Hang này cũng có vòm hang rộng, cao, có độ dài lòng hang khoảng 600m, có chỗ rộng tới 50m Bước vào hang là một khoảng rộng để ta có thể dừng chân nhìn khái quát quang cảnh của hang Bên phải là một ngách hang giống như một căn buồng của công chúa với sự trang trí cầu kỳ, sang trọng đó là muôn vàn những tia đá như cẩm thạch được phun ra từ vách hang tạo thành những đường diềm trang trí muôn màu sắc óng ánh Bên cạnh buồng công chúa cũng là những cây cột đá cũng được trang trí cầu kỳ bằng những tia đá cẩm thạch nối từ trần hang xuống tận đất Đây thực sự là một sự kiến tạo độc đáo của thiên nhiên mà chắc chắn ít hang động có được

Hang thứ ba: Là hang có diện tích rộng nhất, quay mặt hướng Nam, có chiều dài khoảng 1.200m, chỗ rộng nhất khoảng 50m, cách hang thứ hai khoảng 800m Hang này còn có tên gọi là hang Voi vì trong hang có hình một con voi đá trắng rất lớn Hang được chia thành bảy khoang có diện tích khác nhau

Hình 3.7 Tảng đá voi trắng gắn liền với truyền thuyết voi khổng lồ bị nhốt trong hang

Thứ ba là, Hang Nhả Nhung mang vẻ đẹp hoang sơ mà mẹ thiên nhiên ban tặng, Hang gồm 10 khoang, mỗi khoang có một vẻ đẹp khác nhau Càng vào sâu bên trong, du khách sẽ cảm nhận vẻ đẹp kỳ bí được tạo hóa ban cho vùng đất Yên Châu Nơi này lưu giữ nhiều dấu vết lịch sử, phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên có từ rất lâu của dân tộc ta trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm Di tích danh thắng được xếp hạng cấp tỉnh năm 2011

Hình 3.8 Toàn cảnh di tích thắng cảnh hang Nhả Nhung

Không những vậy, Yên Châu còn có một bề dày lịch sử hàng trăm năm với những dấu ấn di tích lịch sử, thích hợp cho những du khách thăm quan trải nghiệm, tìm hiểu mảnh đất này như: Khu di tích lịch sử Cách mạng Việt Nam – Lào (đạt tiêu chuẩn: Cấp quốc gia), di tích lịch sử Cầu Tà Vài, di tích lịch sử Tượng đài chiến thắng Chiềng Đông, di tích lịch sử Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu, di tích lịch sử Cầu Sắt Yên Châu

3.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch khám phá, trải nghiệm Để có thể phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững, trước hết cần phải có quy hoạch cơ chế chính sách thuận lợi và chia sẻ lợi ích công bằng cho các bên tham gia, nhất là cộng đồng địa phương đồng thời cần đảm bảo cân bằng các mục tiêu đó là tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường giữ gìn tài nguyên và bảo tồn các giá trị văn hóa

Bảng: quy hoạch các hang du lịch tại Yên Châu

Stt Tên Diện tích Xây năm Sử dụng

2 Hang Chi Đảy Khoang thứ nhất: có diện tích khoảng 50m2 Khoang thứ hai: khoảng 600m, có chỗ rộng tới 50m

Khoang thứ ba: chiều dài khoảng 1.200m, chỗ rộng nhất khoảng 50m

Phát hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX

3 Hang Khả Nhung Khoang 1: Rộng khoảng

60m2 cao từ 2,5 – 3,5m2 Khoang 2: hoảng 2m, rộng1,5m,

Khoang 3: cao khoảng 5m, rộng 17m, dài khoảng 80m

Khoang 4: g cao khoảng 40m, lòng hang rộng khoảng 600m2

Khoang 9: chiều ngang khoảng 1,5m và độ dài khoảng 15m, diện tích khoảng 200m2

Khoang 10: hiều rộng 1,2m , cao 3m, dài 1m,

3.2.2.1 Phát triển sản phẩm du lịch khám phá

Yên Châu là một hành trình đẹp mà du khách có thể lên kế hoạch chinh phục, khám phá nơi đây Với bức tranh thiên nhiên trong lành, khí hậu mát mẻ, những nét văn hóa lâu đời Đến với nơi đây chúng ta không thể bỏ qua được hang Chi Đảy, các du khách thường thắc mắc tại sai được gọi là hang Chi Đay mà không phải là một tên gọi khác Tên hang vốn gắn với một câu chuyện có từ xa xưa của những người dân địa phương xung quanh việc xác định chủ nhân của vùng đất này, qua cách giải quyết bằng thi bắn cung Mũi tên của dân tộc nào bắn được vào vách đá, sẽ là người thắng cuộc Người Xá, có kỹ thuật đúc đồng, nên đã dùng tên đồng Tuy nhiên, do đồng gặp đá, nên tên đã bị nẩy ra ngoài Người Thái thì dùng tên tre bôi sáp ong ở ngoài và bắn nhẹ, thế là tên dính vào vách đá Và người Thái đã thắng cuộc Người dân sung sướng thốt lên “Chi đảy” – nghĩa là “sẽ được” Để vào hang, phải qua những bậc đá cao, dài chừng 300m Hai bên là những rừng cây xanh mướt Ngay ở miệng hang đã có miếu thờ tự, nhuốm màu linh thiêng huyền bí cho hang.Hệ thống hang đầu tiên, gọi là Cha Đảy (một cách đọc chệch của từ Chi Đảy) có độ dài 150 m, rộng khoảng 30m, những hệ thống thạch nhũ ở đây có nhiều hình thù được người dân địa phương đặt tên: Phật, Ngọc Hoàng, tiên. Nếu như hang Cha Đảy được tạo bởi đá vôi thì hang thứ hai Chi Đảy ngay liền kề với 1 hệ thống thạch anh Hang dài tới 700 m với chiều rộng từ 30- 40m Những khối thạch nhũ rủ xuống mềm mại như những giọt nước mưa bạc thời gian bị ngưng đọng nơi đây là một điểm check in cực kì đẹp cho du khách tới thăm quan.Hang thứ ba, có tên hang Voi, nằm trên đỉnh núi, hang này dài khoảng 300 m và rộng tới 50m có khối đá vôi hình voi khá lớn Để khám phá hang này, du khách phải có thời gian và sức khỏe tốt

Ngày đăng: 21/08/2024, 16:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo thành tích (2022), văn hóa thông tin, Yên Châu, Sơn La 2. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2006), Kinh tế Du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Du lịch
Tác giả: Báo cáo thành tích (2022), văn hóa thông tin, Yên Châu, Sơn La 2. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2006
3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2006), Kinh tế Du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2006
4. Nguyễn Bá Lâm (2007), Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch bền vững, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ổng quan về du lịch và phát triển du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Bá Lâm
Năm: 2007
5. Nguyễn Bá Lâm và Trịnh Xuân Dũng (2014), Tổng quan về du lịch, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về du lịch
Tác giả: Nguyễn Bá Lâm và Trịnh Xuân Dũng
Năm: 2014
6. Đổng Ngọc Minh – Vương Lôi Đình (2012), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nhà xuất bản trẻ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Châu, Sơn La - phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm tại huyện yên châu tỉnh sơn la
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Châu, Sơn La (Trang 25)
Bảng 2.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch   sử dụng đất năm 2023 đã được phê duyệt - phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm tại huyện yên châu tỉnh sơn la
Bảng 2.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2023 đã được phê duyệt (Trang 28)
Bảng 2.2. Công tác xây dựng phong trao qua các năm - phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm tại huyện yên châu tỉnh sơn la
Bảng 2.2. Công tác xây dựng phong trao qua các năm (Trang 31)
Hình 3.1 Đồng bào dân tộc Khơ Mú ở bản Thàn, xã Chiềng Pằn, huyện - phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm tại huyện yên châu tỉnh sơn la
Hình 3.1 Đồng bào dân tộc Khơ Mú ở bản Thàn, xã Chiềng Pằn, huyện (Trang 42)
Hình 3.2 Lễ hội hái xoài tại Yên Châu-Sơn La - phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm tại huyện yên châu tỉnh sơn la
Hình 3.2 Lễ hội hái xoài tại Yên Châu-Sơn La (Trang 45)
Hình 3.3 Vườn mận tại Yên Châu –Sơn La - phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm tại huyện yên châu tỉnh sơn la
Hình 3.3 Vườn mận tại Yên Châu –Sơn La (Trang 46)
Hình 3.4.Hồ Chiềng Khoi - Yên Châu - phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm tại huyện yên châu tỉnh sơn la
Hình 3.4. Hồ Chiềng Khoi - Yên Châu (Trang 47)
Hình 3.5 Cảnh trong hang số 1 - phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm tại huyện yên châu tỉnh sơn la
Hình 3.5 Cảnh trong hang số 1 (Trang 48)
Hình 3.6 Cửa hang số 2 - phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm tại huyện yên châu tỉnh sơn la
Hình 3.6 Cửa hang số 2 (Trang 49)
Hình 3.7 Tảng đá voi trắng gắn liền với truyền thuyết - phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm tại huyện yên châu tỉnh sơn la
Hình 3.7 Tảng đá voi trắng gắn liền với truyền thuyết (Trang 49)
Hình 3.8 Toàn cảnh di tích thắng cảnh hang Nhả Nhung - phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm tại huyện yên châu tỉnh sơn la
Hình 3.8 Toàn cảnh di tích thắng cảnh hang Nhả Nhung (Trang 50)
Bảng 3.1: Số lượt khách du lịch đến Yên Châu - phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm tại huyện yên châu tỉnh sơn la
Bảng 3.1 Số lượt khách du lịch đến Yên Châu (Trang 55)
Bảng 3.2: Nguồn nhân lực du lịch huyện Yên Châu - phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm tại huyện yên châu tỉnh sơn la
Bảng 3.2 Nguồn nhân lực du lịch huyện Yên Châu (Trang 57)
Bảng 3.3 Cơ sở lưu trú của huyện Yên Châu  STT  Chỉ tiêu  Đơn vị  2021  2022  2023 - phát triển loại hình du lịch khám phá và trải nghiệm tại huyện yên châu tỉnh sơn la
Bảng 3.3 Cơ sở lưu trú của huyện Yên Châu STT Chỉ tiêu Đơn vị 2021 2022 2023 (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN