1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp hoàn thiện công tác định mức lao động trong sản xuất đèn led tại công ty cổ phần tập đoàn tlc việt nam

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp Hoàn thiện Công tác Định mức Lao động trong Sản xuất Đèn LED tại Công ty Cổ phần Tập đoàn TLC Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Hiểu Khánh
Người hướng dẫn Nguyễn Minh Đạo
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,17 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC (13)
    • 1.1. Khái niệm, vai trò và phân loại của định mức lao động (0)
      • 1.1.1. Khái niệm định mức lao động (13)
      • 1.1.2. Vai trò của định mức lao động (14)
      • 1.1.3. Phân loại định mức lao động (15)
      • 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới định mức lao động (20)
    • 1.2. Các nguyên tắc, phương pháp xây dựng mức định mức lao động (0)
      • 1.2.1. Các nguyên tắc xây dựng mức định mức lao động (20)
      • 1.2.2. Các phương pháp xây dựng mức định mức lao động (21)
    • 1.3. Quy trình xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp (26)
      • 1.3.1. Chuẩn bị tư liệu và căn cứ xây dựng định mức lao động (26)
      • 1.3.2. Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động và lựa chọn phương pháp định mức phù hợp (26)
      • 1.3.4. Quyết định định mức lao động (28)
  • Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN (29)
    • 2.1. Thông tin cơ bản và quá trỉnh phát triển của Công ty (0)
      • 2.1.1. Thông tin cơ bản của Công ty (29)
      • 2.1.2. Lịch sử hình thành Công ty (31)
      • 2.1.3. Ngành nghề SXKD của Công ty (32)
    • 2.2. Đặc điểm về các sản phẩm, thị trường tiêu thụ và mạng lưới phân phối của Công ty (33)
      • 2.2.1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty (33)
      • 2.2.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ của Công ty (0)
    • 2.3. Đặc điểm về cơ cấu lao động và mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công (38)
      • 2.3.1. Đặc điểm về cơ cấu lao động của Công ty (38)
      • 2.3.2. Đặc điểm mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (39)
    • 2.4. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty (0)
      • 2.4.1. Trụ sở văn phòng, nhà máy (0)
      • 2.4.2. Hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất (42)
      • 2.4.3. Hệ thống kho bãi (43)
      • 2.4.4. Hệ thống phương tiện vận chuyển (44)
    • 2.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây (2021 - 2023) (0)
      • 2.5.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây (45)
      • 2.5.2. Đánh giá khái quát về thuận lợi và khó khăn của Công ty (49)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (51)
    • 3.1. Thực trạng công tác định mức lao động trong sản xuất đèn LED tại Công (51)
      • 3.1.1. Quy trình sản xuất đèn LED tại Công ty (51)
      • 3.1.2. Tổ chức dây chuyền sản xuất đèn LED tại Công ty (53)
    • 3.2. Thực trạng công tác định mức lao động trong sản xuất đèn LED tại Công (55)
      • 3.2.1. Các loại mức lao động hiện hành đang được áp dụng trong sản xuất đèn (0)
      • 3.2.2. Tổ chức xây dựng và quản lý mức lao dộng trong sản xuất đèn LED tại Công ty hiện nay (56)
    • 3.3. Kết quả khảo sát xây dựng mức lao động cho công nhân trên dây chuyền sản xuất đèn LED tại Công ty (0)
      • 3.3.1. Công tác chuẩn bị cho xây dựng mức lao động (57)
      • 3.3.3. Đánh giá mức lao động của công nhân trên dây chuyền sản xuất đèn LED (63)
    • 3.4. Những thành tựu và hạn chế trong công tác định mức lao động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn TLC Việt Nam (0)
      • 3.4.1. Thành tựu (65)
      • 3.4.2. Hạn chế (66)
    • 3.5. Một số giải pháp hoàn thiện công tác định mức lao động trong sản xuất đèn (67)
      • 3.5.1. Mục tiêu, định hướng (0)
      • 3.5.2. Giải pháp thực hiện (68)
  • KẾT LUẬN (12)

Nội dung

Phạm Công Đoàn 2019: “Định mức lao động là lượng hao phí lao động được quy định để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC

Các nguyên tắc, phương pháp xây dựng mức định mức lao động

việc có liên quan với nhau hoặc cho cả một giai đoạn sản xuất cụ thể.\

Mối quan hệ mức đơn và mức tổng hợp được thể hiện qua công thức:

Msi: Mức sản lượng chi tiết cho bước công việc i;

Mti: Mức thời gian chi tiết cho bước công việc i;

MtTH: Mức thời gian tổng hợp cho n bước công việc;

MsTH: Mức sản lượng tổng hợp cho n bước công việc

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới định mức lao động

Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Thiết kế, quy hoạch nơi làm việc; Trang bị nơi làm việc; Bố trí nơi làm việc; Phục vụ nơi làm việc

Tình hình máy móc thiết bị: Công suất máy móc thiết bị; Chủng loại máy móc thiết bị; Chất lượng máy móc thiết bị Góp phần làm giảm thời gian sản xuất ra sản phẩm, tăng năng xuất lao động

Tình hình về người lao động: Trình độ kỹ thuật, tay nghề (Cấp bậc công nhân); Sức khỏe; Tình hình sử dụng thời gian lao động Việc tuân thủ theo quy trình sản xuất giúp dây chuyền hoạt động một cách bài bản, giảm bớt thời gian lãng phí của từng cá nhân

Nguyên nhiên vật liệu: Số lượng; Chất lượng; Kích thước; Chủng loại Ảnh hưởng tới quá trình sản xuất nếu nguyên vật liệu đầu vào không đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm Đặc điểm, mức phức tạp của sản phẩm: Đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị của sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng sản phẩm mà công nhân tạo ra tùy thuộc vào mức độ phức tạp của sản phẩm

1.2 Các nguyên tắc, phương pháp xây dựng mức định mức lao động

1.2.1 Các nguyên tắc xây dựng mức định mức lao động

- Định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm, kể cả sản phẩm quy đổi phải được hình thành từ định mức nguyên công và từ định mức biên chế của bộ phận cơ sở và bộ phận quản lý

- Quá trình tính toán định mức lao động phải căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định cho sản phẩm, quy trình công nghệ, chế độ làm việc của thiết bị, kinh nghiệm tiên tiến, các quy định của Nhà nước đối với lao động

- Mức lao động quy định phải là mức lao động xây dựng trên cơ sở mức lao động trung bình tiên tiến đối với mỗi chức danh công việc

- Định mức tổng hợp tính cho đơn vị sản phẩm nào cần đúng với quy trình công nghệ của sản phẩm đó, không tính trùng, sót các khâu công việc Không tính hao phí lao động tạo ra sản phẩm phụ, các sửa chữa lớn, sửa chữa nhà xưởng, lắp đặt thiết bị…

- Khi áp dụng các nguyên tắc xây dựng mức lao động, cán bộ định mức cần nắm rõ thông tin về doanh nghiệp, quy trình sản xuất sẽ xây dựng định mức Căn cứ vào tình hình kinh doanh, chủng loại sản phẩm mà công ty sản xuất để đưa ra các nguyên tắc định mức một cách chuẩn xác

Khi thay đổi công nghệ kỹ thuật sản xuất, điều kiện làm việc nói chung phải điều chỉnh định mức lao động cho phù hợp

Mức lao động mới áp dụng hoặc điều chỉnh phải được áp dụng thử 3 tháng rồi sau đó mới hoàn thiện và ban hành chính thức

Tổ chức/doanh nghiệp cần phải có hội đồng định mức lao động để tổ chức xây dựng hoặc rà soát, điều chỉnh định mức lao động Thành phần hội đồng gồm giám đốc (thủ trưởng cơ quan), một số thành viên đủ chuyên môn, nghiệp vụ do giám đốc lựa chọn (trong đó có thành viên của bộ phận, tổ chức, nhân sự phụ trách mảng này), đại diện ban chấp hành công đoàn

1.2.2 Các phương pháp xây dựng mức định mức lao động

Trong thực tế thường sử dụng nhiều phương pháp để xây dựng định mức lao động chi tiết tùy theo quy mô và loại hình sản xuất kinh doanh, điều kiện sản xuất kinh doanh, tổ chức kỹ thuật cụ thể, khả năng tài chính của từng doanh nghiệp mà lựa chọn, áp dụng phương pháp để xây dựng định mức lao động chi tiết Có các phương pháp định mức lao động chi tiết mà các doanh nghiệp thường sử dụng, bao gồm:

1.2.2.1 Phương pháp thống kê kinh nghiệm

Sử dụng để định mức lao động là phương pháp định mức cho một bước công việc nào đó, dựa trên cơ sở các số liệu thống kê về năng suất lao động của người lao động thời kỳ đã qua, có sự kết hợp với kinh nghiệm bản thân của cán bộ định mức, trưởng bộ phận, quản đốc hoặc người lao động

Trình tự xây dựng mức gồm 4 bước:

▪ Bước 1: Thông kê NSLĐ của những người lao động làm bước công việc cần định mức

▪ Bước 2: Tính NSLĐ trung bình

▪ Bước 3: Loại những số liệu NSLĐ thấp hơn NSLĐ trung bình Tính NSLĐ trung bình tiên tiến

▪ Bước 4: hội ý với các chuyên gia giàu kinh nghiệm (Quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, nhân viên kỹ thuật ) để quy định mức được giao trên cơ sở mức trung bình tiên tiến vừa tính được Ưu điểm, Phương pháp định mức tương đối đơn giản, tốn ít thời gian và công sức, có thể xây dựng được hàng loạt mức lao động trong thời gian ngắn có vận dụng kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của đốc công, nhân viên kỹ thuật Trong chừng mực nào đó, nhờ có sự vận dụng giá trị trung bình tiên tiến kết hợp với kinh nghiệm sản xuất – kinh doanh của cán bộ định mức, trưởng bộ phận, người lao động, do đó cũng loại trừ được phần nào sai lệch của mức lao động do hạn chế của phương pháp này so với các phương pháp xác định mức có căn cứ kỹ thuật Các doanh nghiệp công nghiệp hiện nay định mức lao động theo phương pháp thống kê kinh nghiệm chiếm tỷ trọng khá lớn trong toàn doanh nghiệp

Nhược điểm, Không phân tích được tỉ mỉ năng lực sản xuất – kinh doanh và các điều kiện tổ chức – kỹ thuật cụ thể, không nghiên cứu và không cho phép dựng các hình thức tổ chức lao động, tổ chức sản xuất – kinh doanh hợp lý trong doanh nghiệp, nên không sử dụng được các khả năng tiềm tàng của người lao động, không động viên sự nỗ lực của người lao động ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để đạt và vượt mức Không tạo ra khả năng thúc đẩy khai thác được năng lực sản xuất – kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, trình độ tổ chức sản xuất – kinh doanh và tổ chức lao động, kìm hãm việc nâng cao năng suất lao động khiến mức đặt ra thường thấp hơn nhiều so với khả năng thực hiện của người lao động, nên phương pháp định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm chỉ áp dụng với những công việc sản xuất, các công việc ở doanh nghiệp mới thành lập làm nhiệm vụ sản xuất chưa ổn định, các doanh nghiệp sửa chữa hay các doanh nghiệp có trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức lao động thấp

1.2.2.2 Phương pháp phân tích khảo sát

Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp định mức lao động có căn cứ kỹ thuật dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các yếu tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tài liệu khảo sát sử dụng thời gian của người lao động ở ngay tại nơi làm việc để tính mức lao động cho bước công việc

Trình tự xây dựng mức gồm 3 bước:

Bước 1: Cán bộ định mức phân chia bước công việc ra những bộ phận hợp thành về mặt công nghệ cũng như về mặt lao động, loại bỏ những thao tác và động tác thừa, thay thế những bộ phận lạc hậu bằng những bộ phận tiên tiến để xây dựng kết cấu bước công việc một cách hợp lý nhất

Bước 2: Cán bộ định mức phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành từng bộ phận bước công việc, phân tích các điều kiện tổ chức – kỹ thuật cụ thể của nơi làm việc Trên cơ sở đó cán bộ định mức xác định trình độ lành nghề mà người lao động cần có, máy móc thiết bị dụng cụ cần dùng, chế độ làm việc tối ưu và xây dựng những điều kiện tổ chức – kỹ thuật, tổ chức lao động hợp lý nhất Nghĩa là quy định điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý nhất cho từng bước công việc trong doanh nghiệp

Quy trình xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp

Định mức lao động áp dụng cho mỗi đối tượng tập thể lao động là mức lao động được Hội đồng định mức lao động của doanh nghiệp tính toán, lựa chọn và áp dụng cho đối tượng tập thể lao động cụ thể trong doanh nghiệp, nội dung cơ bản của định mức lao động gồm:

Xác định các mức lao động dựa trên tiêu chuẩn định mức trong điều kiện tổ chức và điều kiện lao động cụ thể đối với đối tượng tập thể người lao động

Quy định định mức lao động đối với cá nhân/tập thể người lao động trên cơ sở tính toán đầy đủ các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tâmlý, điều kiện tổ chức lao động và điều kiện lao động cụ thể của doanh nghiệp Để xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp cần thực hiện các bước trong quy trình sau:

1.3.1 Chuẩn bị tư liệu và căn cứ xây dựng định mức lao động Đây là bước chuẩn bị các nguyên liệu đầu vào cho việc áp dụng các phương pháp để tính các mức lao động và tạo cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc lựa chọn các phương pháp tính định mức gắn với tiêu chuẩn định mức cụ thể phù hợp với đối tượng lao động cũng như lựa chọn định mức áp dụng

Tư liệu để định mức lao động bao gồm:

- Mô tả công việc cho các vị trí;

1.3.2 Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động và lựa chọn phương pháp định mức phù hợp Đây là bước doanh nghiệp căn cứ vào vị trí chức danh, công việc mà người lao động/tập thể người lao động đảm nhận để xác định tiêu chuẩn định mức lao động, từ đó lựa chọn các phương pháp xác định định mức lao động phù hợp và tính toán các mức lao động theo phương pháp đã lựa chọn

1.3.2.1 Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động

Tiêu chuẩn dùng để định mức lao động là những đại lượng biểu hiện về mặt số lượng, chất lượng, tiến độ, của các loại công việc, hay các chức năng, nhiệm vụ cụ thể mà người lao động phải thực hiện Tác dụng của tiêu chuẩn dùng để định mức lao động bao gồm: Là cơ sở để xây dựng định mức lao động nhanh chóng, chính xác và có tác dụng thống nhất ở quy mô lớn; là một phương tiện quan trọng để áp dụng vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh, áp dụng các thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và kích thích vật chất đối với người lao động Doanh nghiệp cần phân loại tiêu chuẩn theo các cách thức sau:

Phân loại theo nội dung của tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn thời gian: Là những đại lượng quy định về thời gian dùng để định mức cho những bước công việc

- Tiêu chuẩn số lượng sản phẩm

- Tiêu chuẩn số lượng người làm việc: Là những quy định về số lượng lao động cần thiết để hoàn thành một chức năng hoặc đơn vị khối lượng công việc

Phân loại theo kết cấu của tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn bộ phận: Là những đại lượng hao phí thời gian quy định cho từng thao tác của bước công việc

- Tiêu chuẩn tổng hợp: Là những đại lượng hao phí thời gian quy định cho những yếu tố công việc lớn hơn như: Tổng hợp các thao tác, tổng hợp các bước công việc

1.3.2.2 Lựa chọn phương pháp định mức lao động phù hợp

Tùy thuộc vào loại hình quá trình lao động, hình thức phản ánh chi phí lao động, tiêu chuẩn định mức lao động, việc tính toán mức lao động sẽ có những dạng công thức khác nhau Các phương pháp định mức lao động Thông thường, ở các doanh nghiệp có quy trình lao động rõ ràng thì có xu hướng áp dụng các phương pháp định mức lao động chi tiết nhằm xây dựng mức lao động cho một bước công việc nào đó trong quy trình Đối với công tác định mức lao động cho vị trí thực hiện các hoạt động đặc trưng của doanh nghiệp thương mại (mua, bán, dự trữ, cung ứng dịch vụ thương mại) thì phương pháp định mức lao động có thể được sử dụng một trong bốn phương pháp là:Phương pháp thống kê kinh nghiệm; Phương pháp thống kê phân tích; Phương pháp phân tích tính toán; Phương pháp phân tích khảo sát

1.3.3 Thiết lập bản thuyết minh mức lao động

Bảng thuyết minh định mức lao động mô tả các dữ liệu, tài liệu được sử dụng để xây dựng các mức lao động cho các loại lao động; xác định tiêu chuẩn định mức và các phương pháp được sử dụng để tính mức lao động, các mức lao động, dự kiến hiệu quả áp dụng các mức lao động và giải pháp triển khai thực hiện định mức lao động

1.3.4 Quyết định định mức lao động

Căn cứ bản thuyết minh định mức lao động, tính đến các yếu tố kinh tế, xã hội, tâm lý và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, hội đồng định mức ra quyết định về các mức lao động áp dụng cho các đối tượng lao động trong doanh nghiệp.

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN

Đặc điểm về các sản phẩm, thị trường tiêu thụ và mạng lưới phân phối của Công ty

2.2.1 Đặc điểm về sản phẩm của Công ty a Đèn LED chiếu sáng Đèn LED chiếu sáng được coi là dòng sản phẩm chủ lực của Công ty

Hiện nay Công ty đang sản xuất các loại đèn LED như: búp LED, LED âm trần, tuýt LED, ốp trần, panel tấm, rọi ray, pha LED, LED dây, LED trang trí, LED chỉ dẫn, LED sự cố, nhà xưởng, đèn LED đường, đèn năng lượng mặt trời, LED sự cố như trong Hình 2.3

Hình 2.3 Các sản phẩm đèn chiếu sáng của Công ty (Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn TLC Việt Nam, 3/2024) b Thiết bị điện gia dụng

Bao gồm Quạt trần tích hợp đèn; Quạt sưởi nhà tắm; đèn sưởi nhà tắm:

Hình 2.4 Các sản phẩm điện gia dụng của Công ty (Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn TLC Việt Nam, 3/2024) c Thiết bị điện

Hình 2.5 Các sản phẩm thiết bị điện của Công ty (Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn TLC Việt Nam, 3/2024)

- Bao gồm một số sản phẩm liên quan: Ổ cắm điện; Phích cắm; Đui đèn

2.2.2 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ của Công ty a Đặc điểm thị trường ngành đèn LED

Quy mô thị trường: Theo dự báo của Research and Markets, thị trường đèn LED Việt Nam được kỳ vọng đạt giá trị 1.056 triệu USD vào năm 2026, nhờ vào quá trình tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa và số lượng công trình ngày một gia tăng Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp đăng ký với thương hiệu sản phẩm đèn LED trên thị trường và chia làm 4 nhóm như trong khoá luận Trong đó, Nhóm 1 là nhóm dẫn đầu thị trường, các công ty này thường đầu tư 3-5% doanh thu vào công nghệ, kỹ thuật về sản xuất chiếu sáng Nhóm này chủ động được kiểm soát chất lượng sản phẩm, vì vậy chiếm khoảng 60% thị phần trong nước

Sản phẩm đèn LED với nhu cầu chiếu sáng là sản phẩm với nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống hàng ngày Có thể nói đây là sản phẩm gắn liền với cuộc sống hiện đại, không thể thiếu được cho cuộc sống

* Hoàn cảnh hành vi mua sản phẩm của khách hàng:

- Đối với sản phẩm đèn LED, khách hàng sẽ mua sản phẩm đèn LED theo chu kỳ xây dựng mới đối với nhu cầu xây dựng mới hoặc phát sinh nhu cầu thay thế khi sản phẩm hỏng, giảm chất lượng sử dụng

- Đối với sản phẩm đèn LED, tần suất mua không lớn, ít khi phát sinh nhu cầu mới

* Không gian sử dụng sản phẩm:

- Khách hàng sử dụng đèn LED không phân biệt vị trí địa lý, với đa dạng sản phẩm chiếu sáng thì nhu cầu chiếu sáng của khách hàng sẽ được đáp ứng đầy đủ

- Khách hàng có thể mua sản phẩm ở hầu hết các đại lý điện nước trên toàn quốc, dễ dàng tìm kiếm, mua sắm

- Thị trường mục tiêu của đèn LED đủ lớn để sinh ra lợi nhuận Đối thủ cạnh tranh nhiều khiến cho thị trường sôi động, tuy nhiên mỗi đối thủ, mỗi doanh nghiệp có một hình thức kinh doanh và dung lượng thị trường khác nhau

* Khách hàng của Công ty:

- Khách hàng là Nhà phân phối (NPP): là đối tượng khách hàng trực tiếp của Công ty hiện tại Các nhà phân phối của Công ty tồn tại dưới các hình thức khác nhau như: Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân…

+ Khách hàng trực tiếp là Đại lý: Ở đây đại lý dùng để mô tả chung về khách hàng bán lẻ trực tiếp sau Nhà phân phối, có thể trực thuộc NPP hoặc trực thuộc công ty sản xuất Hiện nay, công ty có mạng lưới 129 nhà phân phối và

12.000 đại lý trên khắp cả nước Đối tượng khách hàng này là các đại lý kinh doanh về sản phẩm điện- nước, vật liệu xây dựng Đại lý được phân bổ rải rác tại khác khu vực, có quy mô nhỏ, là điểm bán trực tiếp tới người tiêu dùng Đại lý là đối tượng khách hàng được thừa hưởng các chính sách kinh doanh, Marketing của công ty Tuy nhiên, giá bán của sản phẩm hoàn toàn do Đại lý quyết định theo khu vực, theo đối thủ cạnh tranh, theo thị trường chung Đại lý rất dễ bị các đối thủ đèn LED khác tác động, cũng như rất dễ thay đổi về nguồn hàng khi lợi nhuận cao Đại lý có quan hệ mật thiết với khách hàng tiêu dùng cuối cùng, có khả năng quyết định bán hàng cuối cùng, làm thay đổi suy nghĩ và quyết định mua hàng của khách hàng

+ Khách hàng là Thợ/ thầu xây dựng nhỏ lẻ: Thợ/ thầu là đối tượng khách hàng có chuyên môn về kỹ thuật, có công việc gắn liền với sản phẩm đèn LED Đây là đối tượng khách hàng có vai trò gián tiếp khi đưa ra tư vấn về sử dụng sản phẩm, trực tiếp trong vai trò lắp đặt, bảo hành và chất lượng sản phẩm

+ Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng: Đây là khách hàng lẻ có nhu cầu sử dụng thay thế, làm mới Họ thường mua các sản phẩm của Công ty ở các đại lý, cửa hàng bán lẻ trên khắp các tỉnh, thành

2.2.3 Đặc điểm về mạng lưới phân phối của Công ty

Với dây chuyển sản xuất hiện đại, nhà máy sản xuất rộng 10.000m2, đáp ứng sản lượng cho chuỗi cung ứng đèn LED cho hơn 129 Nhà phân phối và hơn 12.000 điểm đại lý bán lẻ trên toàn Quốc Hiện nay, Công ty đang xây dựng kênh bán hàng gián tiếp, thông qua các nhà phân phối, các đại lý, thợ thầu điện như Hình 2.6 sau:

Hình 2.6 Bản đồ hệ thống phân phối của Công ty (Nguồn: Phòng kinh doanh, Công ty Cổ phần Tập đoàn TLC Việt Nam, 2024)

- Các nhà phân phối (NPP): Hệ thống 129 nhà phân phối phân bố tại khắp

64 tỉnh thành Đối tượng khách hàng này có các mô hình kinh doanh khác nhau: Công ty trách nhiệm hữu hạn, điểm bán buôn… NPP chủ động về thị trường, chính sách kinh doanh, chính sách nhân sự của mình, không phụ thuộc hoàn toàn vào công ty sản xuất Các NPP của Công ty hầu hết đều là các đơn vị có uy tín tại khu vực, có thể kinh doanh rất nhiều loại mặt hàng khác nhau theo một chuỗi sản phẩm hoàn thiện Vì vậy, NPP sẽ bị phân tán khá nhiều về nguồn lực tài chính, nhưng lại giữ chân được khách hàng tuyến dưới, hạn chế việc bị các đối thủ của NPP chen chân vào điểm bán

- Các đại lý bán hàng: Đại lý là đối tượng khách hàng được thừa hưởng các chính sách kinh doanh, chính sách về giá bán Được hỗ trợ toàn bộ công cụ Marketing (biển bảng, kệ trưng bày, catalogue; tờ rơi, banner,…) theo các chương trình của công ty

Việc phân chia vùng theo khu vực địa lý giúp nhân viên, đại lý thuận tiện di chuyển trong khu vực của mình, giảm thời gian đi lại và tăng thời gian đi lại đội ngũ nhân viên, đại lý cũng thuận tiện phục vụ khách hàng một cách tốt nhất Việc tổ chức bán hàng theo khu vực giúp công ty dễ dàng cung cấp và bán các sản phẩm đèn LED ở từng khu vực hơn Từ đó đảm bảo chi phí quản lý được giảm xuống, giúp các nhà quản lý khu vực thực hiện công việc dễ dàng hơn.

Đặc điểm về cơ cấu lao động và mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công

2.3.1 Đặc điểm về cơ cấu lao động của Công ty

Công ty cổ phần Tập đoàn TLC Việt Nam có tổng số 434 nhân sự Đặc điểm về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác, tính chất hợp đồng lao động, theo bộ phận được thể hiện chi tiết ở trong Bảng 2.1

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động của Công ty năm 2024

I Cơ cấu theo giới tính

II Cơ cấu theo độ tuổi

III Cơ cấu theo trình độ học vấn

1 Cao đẳng, Đại học trở lên 215 50%

IV Cơ cấu theo thâm niên làm việc

V Cơ cấu theo 1 Chính thức 358 82%

VI Cơ cấu theo các bộ phận

2 Phòng Kế toán – Tài chính 15 3%

4 Phòng Hành chính, nhân sự, pháp chế 9 2%

(Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn TLC Việt Nam 2024)

Nhìn chung, Công ty có đội ngũ nhân sự trẻ tỷ lệ giới tính không quá chênh lệch, hơn 60% đã được qua đào tạo bậc nghề trở lên Mức thu nhập trung bình là 11,5 triệu đồng/tháng, khá cao so với mặt bằng chung Tuy nhiên, tỷ lệ lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề khá cao (36%) cũng là thách thức cho Công ty trong SXKD

2.3.2 Đặc điểm mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty được thể hiện trên Hình 2.7

Hình 2.7 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty (Nguồn: Website của Công ty Cổ phần Tập đoàn TLC Việt Nam)

Công ty được vận hành theo sơ đồ quản trị chức năng: Đứng đầu là Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị được Đại hội đồng cổ đông lập nên và trong quá trình hoạt động dưới sự giám soát của Ban kiểm soát để cũng quản lý điều hành Ban lãnh đạo điều hành công ty và các phòng ban

* Mô tả về tổ chức vận hành doanh nghiệp:

Tổng giám đốc - người giữ vai trò chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước nhà nước và Công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như đại diện cho quyền lợi của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty

Hỗ trợ giám đốc là phó giám đốc Phó giám đốc đồng thời trực tiếp quản lý các phòng ban trong Công ty

- Khối kinh doanh: Tư vấn, đề xuất phối hợp Ban giám đốc phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm công ty; Thu thập thông tin thị trường, Lên kế hoạch tính giá bán sản phẩm, phối hợp với bộ phận kế toán xuất nhập hàng, đối chiếu công nợ; Tham gia phân tích đánh giá hiệu quả trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh; Giải quyết những vấn đề liên quan tới trước, trong, sau khi bán hàng; Theo dõi đơn hàng, theo dõi thanh toán với khách hàng; Theo dõi các gói chương trình chính sách của từng khách hàng, từng khu vực; Rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung các quy đinh, quy chế thuộc lĩnh vực phòng Kinh doanh; Họp định kỳ và báo cáo thực hiện công việc, đưa ra giải pháp và đề xuất cái tiến hiệu quả công việc thực hiện

- Khối Marketing: Có chức năng xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu; Nghiêm cứu và phát triển sản phẩm; Nghiêm cứu thu thập đánh giá phân tích thị trường; Xây dựng và thức hiện các chiến lược Marketing; Tham mơi cho ban giám đốc vè chiến lược marketing, sản phẩm và khách hàng; Thiết lập tạo mối quan hệ với truyền thông, công chúng; Quản lý điều hành nhân sự phòng Marketing quản lý

- Khối Kế toán – Tài chính: Có chức năng trợ giúp Ban giám đốc kiểm tra, rà soát các hoạt động kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp theo đúng quy định, quy chế của công ty và nhà nước; Tư vấn Ban lãnh đạo về việc đầu tư, sử dụng vốn, thu chi hiệu quả; Xây dựng và thực hiện báo cáo tài chính, thuế đối với nhà nước và Hội đồng quản trị, Ban giám đốc; Kiểm soát xuất nhập hàng hoá, máy móc thiết bị; Kiểm soát đối chiếu thu chi theo định mức công ty; Tổ chức thực hiện luôn chuyển tài chính, thu chi, thanh toán, thu hồi công nợ

- Khối Hành chính – Nhân sự: Có chức năng hỗ trợ Ban giám đốc trong việc quản lý đánh giá tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện nhân sự; Xây dựng cơ chế chính sách, nội quy quy chế công ty, công tác làm tư tưởng cho nhân viên, công tác thi đưa khen thưởng, chế độ phúc lợi; Thực hiện công tác tạo tinh thân đoàn kết, văn hoá công ty; Nghiên cứu xây dựng tổ chức triển khai các nền tảng công nghệ, ứng dụng tin học vào hoạt động sản xuất kinh doanh; Công tác hành chính văn phòng và lao động tiền lương; Đánh giá nhận xét chất lượng nhân sự, đề xuất cải tiến, thuyên chuyển, tăng giảm nhân sự

- Khối Sản xuất – Kỹ thuật – Kho vận: Tư vấn, lên kế hoạch tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác sản xuất, tồn trữ và bảo quản các thiết bị máy móc; Thực hiện quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, giao nhận hàng hoá phục vụ cho nhu cầu của bộ phận kinh doanh; Cải tiến sản phẩm, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm; Kiểm soát mọi khía cạnh của hoạt động sản xuất và phát huy nguồn nhân lực hiệu quả, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất một cách hợp lý, giảm thiểu lãng phí

2.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty

2.4.1 Trụ sở văn phòng, nhà máy

● Trụ sở chính: Số 32 TT12, KĐT Mới Văn Phú, P Phúc La, Q Hà Đông, Hà Nội

● Văn phòng Hà Nội: Tầng 7, tòa nhà Nam Cường Building, đường Tố Hữu, Q Hà Đông, TP.Hà Nội

● Văn phòng Miền Trung: Số 96 Bùi Giáng, P Hòa An, Q Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

● Văn phòng Miền Nam: Số 55 Đường Tân Thới Nhất 8, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh

● Nhà máy Sản xuất chính: Lô CN8.1, đường D4, KCN Châu Sơn, TP.Phủ Lý, Hà Nam

● Nhà máy Sản xuất phụ: Yên Bắc, Duy Tiên, Hà Nam

Hình 2.8 Nhà máy sản xuất chính của Công ty (Nguồn: Website của Công ty Cổ phần Tập đoàn TLC Việt Nam)

2.4.2 Hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất

Công ty nhập thành phẩm từ các công ty thành viên hoặc nhà sản xuất thiết bị gốc EOM (Original Equipment Manufacturer) về gia công hoàn thiện thành thành phẩm nhập về phân phối vào hệ thống sẵn có nên máy móc thiết bị được đầu tư cùng vào các công ty thành viên hoặc mua giá ưu đãi nhất Máy dán chíp, máy sấy, dây chuyền sản xuất, máy ép nhựa, máy đùn nhựa, máy đóng gói, máy cuốn băng dính, dây chuyền sản xuất tự động, máy test, công dụng cụ máy móc thiết bị phục vụ kiểm soát chất lượng… Các sản phẩm sản xuất theo Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và đồng thời áp dụng 5S-Kaizen vào sản xuất

Tại Đại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập, tập đoàn TLC Việt Nam chính thức ký kết hợp tác, trở thành đơn vị ủy quyền của AMS Osram tại Việt Nam - tích hợp Chip LED OSRAM hiện đại vào toàn bộ hệ thống sản xuất đèn LED chiếu sáng TLC Công nghệ Eyecare là sự kết hợp giữa chip LED Osram đạt tiêu chuẩn về các chỉ số chân thật và dịu mắt, ứng dụng công nghệ tán quang hạt micron siêu nhỏ Mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành chiếu sáng LED với mục tiêu phát triển không ngừng và hướng tới giá trị bền vững

Hình 2.9 Dây chuyển sản xuất của Công ty (Nguồn: Công ty Công ty Cổ phần Tập đoàn TLC Việt Nam)

Hệ thống kho bãi của doanh nghiệp sản xuất là một phần quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, đảm nhiệm vai trò chứa chứa, lưu trữ, quản lý và kiểm soát hàng hóa Đây là nơi diễn ra các hoạt động như nhập hàng, xuất hàng, kiểm kê, thống kê tồn kho Hệ thống kho cần được tổ chức một cách khoa học và có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo hàng hóa được bảo quản an toàn và hiệu quả Ngoài ra, hệ thống còn giúp nâng cao hiệu suất làm việc, giảm thiểu lỗi và tiết kiệm chi phí Thuận tiện trong việc theo dõi hàng tồn kho, lưu trữ, phân phối và vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả

Tập trung tại 2 nhà máy sản xuất:

Nhà máy sản xuất chính: Tại đây là nơi tập kết chính của nguyên vật liệu đầu vào; Bán thành phẩm; Thành phẩm chờ xuất kho Bên cạnh đó, tại nhà máy sản xuất chính cũng là nơi tập kết của các sản phẩm trả về bảo hành, cũng thực hiện bảo hành tại đây Khu vực kho của nhà máy chính được phân chia các khu rõ ràng, kho thành phẩm, nguyên vật liệu đầu vào và kho sản phẩm bảo hành được trang bị kệ sắt công nghiệp để hàng hạng nặng Một số sản phẩm có kích thước lớn sẽ được xếp trên các pallet gỗ

Nhà máy nhựa sản xuất phụ trợ: Nơi gia công, tái chế phần đui của đèn LED búp và sản xuất đèn LED dây Khu vực tập kết xử lý, ép đùn nhựa, nguyên vật liệu đầu vào hỗ trợ nhà máy sản xuất chính Tại nhà máy này phần lớn công ty sử dụng kệ pallet gỗ/ nhựa để nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm

Hình 2.10 Hệ thống kho tại hai Nhà máy sản xuất (Nguồn: Công ty Công ty Cổ phần Tập đoàn TLC Việt Nam)

2.4.4 Hệ thống phương tiện vận chuyển

Hệ thống phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp sản xuất bao gồm các loại phương tiện vận chuyển hàng hóa như xe tải, xe tải nặng, xe bán tải và xe con Đây là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng, giúp đảm bảo hàng hóa được chuyển từ nơi sản xuất đến điểm bán lẻ hoặc người tiêu dùng một cách an toàn và hiệu quả Nó cũng đảm bảo rằng hàng hóa được giao đến khách hàng đúng hẹn, giúp tăng cường mối quan hệ với khách hàng và tăng lòng trung thành Ngoài ra, hệ thống phương tiện vận chuyển cũng giúp công ty kiểm soát chi phí vận chuyển và giảm thiểu rủi ro liên quan đến vận chuyển hàng hóa

Hình 2.11 Xe tải vận chuyển hàng hóa của Công ty (Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn TLC Việt Nam)

2.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây (2021 - 2023)

2.5.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây a Kết quả sản xuất kinh doanh về mặt hiện vật

Bảng 2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu một số hiện vật năm 2021 – 2023

TT Loại sản phẩm ĐVT 2021 2022 2023

Bình quân tốc độ tăng trưởng (%)

2 SP Điện gia dụng Cái 1.239.187 4.780.777 4.314.751 238,03

3 SP Thiết bị điện Cái 1.222.404 1.607.838 1.767.241 120,72

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây (2021 - 2023)

2.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây (2021 - 2023)

2.5.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây a Kết quả sản xuất kinh doanh về mặt hiện vật

Bảng 2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu một số hiện vật năm 2021 – 2023

TT Loại sản phẩm ĐVT 2021 2022 2023

Bình quân tốc độ tăng trưởng (%)

2 SP Điện gia dụng Cái 1.239.187 4.780.777 4.314.751 238,03

3 SP Thiết bị điện Cái 1.222.404 1.607.838 1.767.241 120,72

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Qua Bảng 2.2 ta có thể nhận thấy những vật dụng hàng ngày như đèn LED, sản phẩm điện gia dụng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số của TLC Và cho đến hiện nay thì các loại sản phẩm này đều chiếm tỷ trọng lớn trong số lượng hàng được bán ra Do công ty có nghiên cứu thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm, nhờ đó mà đèn LED, sản phẩm điện gia dụng, chiếm tỷ trọng lớn

Sản phẩm đèn LED tăng lên trong 3 năm, năm 2021 với số lượng hơn 4 triệu chiếc, đến năm 2023 đã lên đến gần 7 triệu chiếc đèn, đặc biệt trong năm

2022 nhảy vọt 59,75% so với năm 2021 và tốc độ tăng trưởng bình quân trong

Sản phẩm điện gia dụng trong năm 2022 có sự bứt phá về doanh số khi công ty cho ra mắt những dòng sản phẩm khác nhau về quạt điện, quạt sưởi và đèn sưởi, tiếp cận nhiều hơn với đa dạng tệp khách hàng có tốc độ phát triển liên hoàn đạt 285,80% so với năm 2021 Năm 2023 có chiều hướng đi xuống do ảnh hưởng chung từ nền kinh tế các sản phẩm điện gia dụng chỉ đạt 90,25% so với năm 2022, tốc độ tăng trưởng bình quân đến năm 2023 là 238,03%

Về sản phẩm là thiết bị điện có sự tăng dần đều qua các năm, bình quân tốc độ tăng trưởng đạt 120,72% Trong năm 2023 công ty đã phát triển thêm một số sản phẩm như ổ điện, phích cắm đa dạng vậy nên trong năm này nhánh các sản phẩm thiết bị điện vẫn duy trì mức tăng trưởng 9,91%, có mức tăng tốt nhất trong năm 2023

Nhìn chung kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng lên qua 3 năm

2021, 2022, 2023 Với bình quân tốc độ tăng trưởng 147,12% cho thấy những dấu hiệu tốt cho hoạt động tiêu thụ của công ty, mang lại hiệu quả cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) Trong năm 2023 do sự ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế công ty cũng chịu ảnh hưởng làm giảm tỷ trọng sản phẩm điện gia dụng, bên cạnh đó thì sản phẩm thiết bị điện có những dấu hiệu tăng tiêu thụ sản phẩm b Kết quả sản xuất kinh doanh về mặt giá trị

Bảng 2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh về mặt giá trị năm 2021 – 2023 ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 TĐPT θbq(%)

Giá trị θlh(%) Giá trị θlh(%)

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 85.461.011.593 176.352.755.393 206,35 156.794.232.169 88,91 147,63

Các khoản giảm trừ doanh thu 147.114.029 20.872.824 14,19 - - 7,10

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 85.313.897.564 176.331.882.569 206,69 156.794.232.169 88,92 147,80

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20.266.457.488 34.716.498.206 171,3 30.090.681.955 86,68 128,99

Doanh thu hoạt động tài chính 587.210.828 28.456.172 4,85 1.604.871 5,64 5,24

Chi phí hoạt động tài chính 807.641.287 3.111.569.085 385,27 682.313.050 21,93 203,60

- Trong đó: chi phí lãi vay 772.459.097 1.424.751.146 184,44 682.313.050 47,89 116,16

Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.426.157.512 7.860.460.146 105,85 7.134.954.126 90,77 98,31

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.196.649.902 1.989.887.722 90,59 2.238.680.643 112,50 101,55

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.181.386.599 2.197.154.154 100,72 2.292.444.510 104,34 102,53

Chi phí thuế TNDN hiện hành 437.966.829 442.430.064 101,02 501.711.973 113,40 107,21

Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.743.419.770 1.754.724.090 100,65 1.790.721.537 102,05 101,35

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán, 2024)

Kết quả SXKD bằng chỉ tiêu giá trị của công ty được thể hiện trên bảng 2.3 Kết quả SXKD bằng chỉ tiêu giá trị là một trong những chỉ tiêu đánh giá hoạt động của công ty và cho biết công ty hoạt động có hiệu quả hay không Kết quả này phản ánh năng lực hoạt động, khả năng phát triển của công ty trong tương lai Biểu hiện của kết quả SXKD bằng chỉ tiêu giá trị là chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả là chi phí

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu chính của công ty, ở trong giai đoạn này doanh thu luôn ở mức cao và có xu hướng tăng với tốc độ phát triển bình quân đạt 147,63%, tăng mạnh chủ yếu vào năm 2022

Có sự tăng về doanh thu này là do nhu cầu sử dụng tại các hộ gia đình và các hoạt động xây lắp cơ sở hạ tầng được diễn ra mạnh mẽ sau đại dịch đã làm thúc đẩy ngành công nghiệp chiếu sáng Nhờ quá trình tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa cũng như số lượng công trình xây dựng ngày một gia tăng Nắm bắt được xu thế đó, TLC đã có những định hướng phát triển sản phẩm mới, nhằm đáp ứng nhu cầu chiếu sáng ngày càng khắt khe của người tiêu dùng

Chi phí tài chính có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân là 203,60%, chi phí tài chính tăng lên làm giảm mức lợi nhuận của công ty một cách đáng kể, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay tăng Vốn của công ty được sử dụng chủ yếu từ nguồn vay bên trong, sang năm 2022 nguồn vốn vay từ bên ngoài tăng cao nên chi phí lãi vay rất lớn và giảm xuống trong năm 2023 với tốc độ phát triển liên hoàn chỉ ở mức 21,93%

Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng các khoản chi phí của doanh nghiệp và có xu hướng tăng mạnh vào năm 2022 và giảm vào năm

2023 Chi phí bán hàng tăng ngoài việc dựa vào doanh thu mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như thị trường và đối thủ, việc giải phóng hàng tồn kho cũng là một phần làm cho chi phí bán hàng tăng lên

Bên cạnh sự tác động của chi phí bán hàng đến lợi nhuận của công ty thì sự gia tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không ít tới lợi nhuận, qua bảng 2.3 có thể thấy tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty có xu hướng giảm với tốc độ phát triển bình quân là 98,31%

Lợi nhuận gộp là khoản lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đã trừ đi giá vốn hàng bán nhưng chưa trừ các khoản chi phí khác, nó chịu ảnh hưởng tỷ lệ thuận theo doanh thu Ngoài ảnh hưởng từ doanh thu, lợi nhuận gộp của công ty còn chịu ảnh hưởng của giá bán sản phẩm Qua bảng 2.3 ta có thể thấy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng cao trong 2022 và giảm nhẹ vào năm 2023, trong 3 năm có tốc độ phát triển bình quân đạt 128,99%

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có những biến động qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 101,55% Năm 2022 lợi nhuận thuần giảm với tốc độ phát triển liên hoàn đạt 90,59% và tăng lên 112,5% vào năm 2023

Qua bảng 2.3 ta thấy lợi nhuận khác liên tục biến động qua các năm với tốc độ phát triển bình quân là 691,94% Trong đó năm 2022 nguồn lợi nhuận này tăng mạnh và có dấu hiệu giảm vào năm 2023 Nhìn chung khoản lợi nhuận này đem về nguồn lợi bé, do vậy có mức độ ảnh hưởng thấp đến tổng lợi nhuận của công ty

Nhìn chung trong 3 năm qua Công ty hoạt động khá tốt, lợi nhuận năm sau đều cao hơn năm trước, với mức tăng khá cao tuy năm 2023 do sự ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế nên công ty có bị trững lại Với thành tích của mình Công ty đã có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà Công ty cần tiếp tục phát huy hơn nữa thành tích này

2.5.2 Đánh giá khái quát về thuận lợi và khó khăn của Công ty

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng công tác định mức lao động trong sản xuất đèn LED tại Công

3.1.1 Quy trình sản xuất đèn LED tại Công ty

Quản đốc xưởng căn cứ vào lượng hàng thực tế trong kho, kế hoạch từ ban lãnh đạo và mặt hàng đang cần tiến hành lập lệnh sản xuất chuyển tới bộ phận kế toán kho

Khi nhận được lệnh sản xuất, kế toán kho tiến hành so sánh đối chiếu với lượng linh kiện trong kho để báo cáo đến quản đốc Trường hợp thiếu nguyên liệu quản đốc sẽ xử lý, trường hợp nguyên liệu đủ để sản xuất kế toán lập danh mục nguyên liệu chuyển tới kho vật tư để chuẩn bị linh kiện Dựa vào danh sách kế toán kho chuyển tới, bộ phận kho chuyển các nguyên vật liệu cần thiết tới vị trí sản xuất, lắp ráp Các nhóm căn cứ vào hướng dẫn lắp ráp và kế hoạch thực hiện tiến hành lựa chọn nguyên liệu bao gồm số lượng và chủng loại di chuyển tới nơi sản xuất để tiến hành sản xuất lắp ráp

Công nhân tiến hành thực hiện lắp ráp sản phẩm theo hướng dẫn tại nơi làm việc Cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra sản phẩm, kiểm tra các thông số về độ sáng, công suất tiêu thụ, các tín hiệu bo điều khiển:

- Trường hợp các tín hiệu điều khiển không nhận phải cho kiểm tra lại phần lắp ráp tín hiệu điều khiển;

- Trường hợp đèn LED sáng bình thường đảm bảo hệ số công suất, cường độ ánh sáng, tín hiệu điều khiển tốt chuyển qua thành phẩm;

Tất cả các công đoạn kiểm tra phải đều phải được ghi chép đầy đủ Sau khi các bóng đèn được kiểm tra đạt sẽ được đóng vào thùng, hộp carton để di chuyển tới kho bảo quản chờ ngày xuất xưởng

Bảng 3.1 Lưu đồ tổ chức sản xuất, lắp ráp đèn LED của Công ty

(Nguồn: Phòng Quản lý sản xuất, 2024)

Quy trình sản xuất đèn LED của TLC bao gồm 5 bước:

Bước 1: Kiểm tra test linh kiện đầu vào trước khi lắp ráp

Bước 2: Kiểm tra chất lượng trong các khâu lắp ráp

Bước 3: Test điện áp loại bỏ nguồn kém chất lượng của đèn LED:

- Sử dụng máy test chuyên dụng;

- Tự động thay đổi điện áp trong quá trình test 40V - 265V;

- Sau 200 - 500 lần bật tắt sẽ loại bỏ được bóng kém chất lượng

Trách nhiệm Các bước thực hiện

- Công nhân Nhập kho thành phẩm Kiểm tra Lắp ráp Tiếp nhận linh kiện Lệnh sản xuất

Chuẩn bị linh kiện Kiểm tra thông tin

Bước 4: Test lão hóa từ 15p - 1h cho từng bóng LED chiếu sáng Bước 5: Phân loại và đóng bao bì

Hình 3.1 Quy trình lắp ráp Đèn Búp LED của Công ty

(Nguồn: Phòng Quản lý sản xuất) 3.1.2 Tổ chức dây chuyền sản xuất đèn LED tại Công ty

Hình 3.2 Sơ đồ dây chuyền lắp ráp sản phẩm đèn Búp LED mô tả các bước thực hiện theo ISO của Công ty (Nguồn: Phòng Quản lý sản xuất)

Trình tự lắp ráp đèn Búp LED của Công ty gồm:

Bước 1: Tra keo - Tiếp nhận linh kiện đầu vào, thực hiện lắp chip LED tra keo

Bước 2: Hàn - Hàn mối chip vào phần đui đèn

Bước 3: Lắp đui - Sau khi hàn thực hiện lắp phần đui và thân đèn

Bước 4: Dập đui - Sử dụng máy dập phần đui và thân đèn đảm bảo chắc chắn

Bước 5: Test máy bán tự - Kiểm tra các sản phẩm trong quá trình test, xác nhận số lượng test đạt yêu cầu, đối với những sản phẩm không đạt yêu cầu báo cáo trực tiếp với quản chuyền

Bước 6: Đóng gói - Đóng gói thành phẩm vào vỏ hộp và thùng, đồng check với máy quét đảm bảo các sản phẩm đã được thực hiện qua các bước trước đó, kiểm tra mã vạch của sản phẩm Đóng các hộp vào thùng để nhân viên vận chuyển vào lưu kho

Hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, từ khi nguyên liệu đầu vào được đưa vào cho đến khi sản phẩm hoàn thành được đưa ra Mỗi công đoạn trong quy trình sản xuất được giao cho một người công nhân hoặc một nhóm công nhân chuyên trách thực hiện Nhờ vậy, công việc được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và giảm thiểu sai sót

Các công đoạn trong quy trình sản xuất được phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ với nhau để đảm bảo sản xuất liên tục, không bị gián đoạn Dây chuyền sản xuất được thiết kế để thực hiện các công đoạn theo một trình tự cố định, từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng Mỗi công đoạn được thực hiện liên tục và chuyển tiếp sang công đoạn tiếp theo theo một quy trình đã được định trước

Nhờ có các công nghệ hiện đại và thiết bị máy móc đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, đóng góp đáng kể vào thành công của cả dây chuyền sản xuất và quá trình sản xuất tổng thể Chúng hỗ trợ con người trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng cường năng suất và hiệu suất, đồng thời giảm thiểu thời gian và chi phí Đặc biệt với dàn máy test lão hóa đồng bộ và máy check mã vạch trên sản phẩm để truy xuất thông tin giúp quy trình sản xuất chuẩn xác, tiết kiệm thời gian sản xuất mỗi sản phẩm

Trong quá trình sản xuất khi phát hiện sản phẩm có lỗi sẽ được Quản chuyền thực hiện sửa ngay tại chuyền.

Thực trạng công tác định mức lao động trong sản xuất đèn LED tại Công

3.2.1 Các loại mức lao động hiện hành đang được áp dụng trong sản xuất đèn LED tại Công ty

3.2.1.1 Các mức cho công nhân trực tiếp sản xuất đèn LED

Các mức lao động đưa ra thường xác định rõ thời hạn thực hiện và đưa ra các chỉ tiêu cần thực hiện Để nhận biết về điểm mạnh, điểm yếu, các trường hợp có thể gặp phải trong quá trình sản xuất và tính chuẩn xác khi hoàn thiện sản phẩm Do đó, công ty thường lập kế hoạch tính toán thời gian hoàn thiện sản phẩm

Mức lao động được thống nhất xây dựng qua quá trình sản xuất có điều kiện lao động giống nhau Mức lao động được xây dựng cho từng bước công việc được giao cho từng cá nhân thực hiện trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định Qua hình 3.2 ta có thể nhận thấy mỗi cá nhân làm việc sẽ đứng cố định tại các vị trí được giao Yêu cầu đảm bảo dây chuyền đem lại năng suất:

Mức sản lượng: 215 bóng đèn/ người/ ngày

Các chỉ số trên có thể thay đổi tùy thuộc vào quy trình sản xuất và hiệu suất công việc của nhân viên Để tối ưu hoá hiệu suất sản xuất, quản chuyền cần xem xét và điều chỉnh các yếu tố như công nghệ, quy trình, lao động và thiết bị sản xuất

3.2.1.2 Các mức cho nhân viên phục vụ và quản lý

Mức thời gian phục vụ là lượng thời gian ấn định cho một người lao động hoặc nhóm người lao động có trình độ nghề nghiệp nhất định phục vụ một đơn vị, thiết bị, đơn vị diện tích kinh doanh , trong điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định

Trong đó người phục vụ, quản chuyền, tổ trưởng và quản đốc phải đảm bảo số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ thành thạo nghề nghiệp xác định, phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian gắn với tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định Mỗi dây chuyền có 01 nhân viên phục vụ,

Nhân viên phục vụ chuyền: Chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào xác nhận số lượng nguyên vật liệu với quản chuyền, vận chuyển nguyên vật liệu từ kho đến dây chuyền, kiểm tra, đối chiếu lại số lượng với quản chuyền Vận chuyển nguyên vật liệu lỗi đến khu vực trả hàng lỗi

Quản chuyền: Bao quát toàn bộ quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng từng khâu trong sản xuất Kiểm tra, khắc phục những sản phẩm xảy ra lỗi có thể sửa (dập lệch đui, thiếu mã vạch, ) Báo cáo tình hình sử dụng lao động (cung cấp thông tin về thành phần lao động cho các vị trí, số lượng và chất lượng lao động)

Bên cạnh đó, tại khu vực đóng gói hàng, sau khi sản phẩm đóng gói đã được đóng thùng, xếp lên xe vận chuyển Khi đó nhân viên vận chuyển lưu kho thành phẩm Yêu cầu sử dụng máy kiểm tra, nhập QR các sản phẩm trước khi đem vào kho Ghi rõ dàng thông tin, số lượng sản phẩm theo mẫu và xác nhận với quản quyền

3.2.2 Tổ chức xây dựng và quản lý mức lao dộng trong sản xuất đèn LED tại Công ty hiện nay

3.2.2.1 Phương pháp xây dựng mức lao động trong sản xuất đèn LED của Công ty Để đảm bảo nguồn lực sản xuất sản phẩm ngoài việc chuẩn bị tốt các yếu tố đầu vào, có những quy định làm việc, thì việc định mức trong số lượng sản phẩm sản xuất ra trong ca cũng góp một phần lớn trong công tác sản xuất

Hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm theo hình thức tổ chức lao động, để đạt được yêu cầu về số lượng sản phẩm được

Kết quả khảo sát xây dựng mức lao động cho công nhân trên dây chuyền sản xuất đèn LED tại Công ty

3.2.2.2 Tổ chức xây dựng, quản lý và giám sát thực hiện mức lao động trong sản xuất đèn LED của Công ty

Phương pháp định mức cho một bước công việc nào đó, dựa trên cơ sở các số liệu thống kê về năng suất lao động của người lao động thời kỳ đã qua, có sự kết hợp với kinh nghiệm bản thân của cán bộ định mức, trưởng bộ phận, quản đốc hoặc người lao động

Trình tự xác định định mức lao động bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm gồm 4 bước:

Bước 1: Thống kê năng suất lao động của người lao động thực hiện bước công việc cần định mức Thống kê năng suất lao động được tính tiêu thức sau về mặt hiện vật, hao phí thời gian lao động;

Bước 2: Tính giá trị trung bình của năng suất lao động;

Bước 3: Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến Năng suất lao động trung bình của những người lao động mà năng suất của họ lớn hơn hoặc bằng mức bình quân chung (giá trị trung bình của năng suất lao động);

Bước 4: Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh nghiệm của bản thân cán bộ định mức, trưởng bộ phận hoặc nhân viên để quyết định định mức, sau đó mới giao cho người lao động

3.3 Kết quả khảo sát xây dựng mức lao động cho công nhân trên dây chuyền sản xuất đèn LED tại Công ty

3.3.1 Công tác chuẩn bị cho xây dựng mức lao động

3.3.1.1 Lựa chọn đối tượng, phương pháp xây dựng mức lao động

Lựa chọn đối tượng xây dựng mức lao động,

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, mà sản phẩm đèn LED búp của công ty là một trong những sản phẩm được sản xuất nhiều nhất, chính vì vậy bài khóa luận này sẽ tập trung vào việc tính định mức lao động cho dây chuyền sản xuất đèn Búp LED

Phương pháp xây dựng mức lao động,

Sử dụng phương pháp thông kê phân tích, phân tích khảo sát và so sánh điển hình

Phỏng vấn công nhân trong dây chuyền sản xuất, cán bộ quản lý nhà máy sản xuất, cán bộ lãnh đạo của Công ty liên quan đến công tác định mức lao động trong sản xuất đèn LED Tham khảo ý kiến quản truyền, quản đốc, giám đốc nhà máy,…

Khảo sát thời gian làm việc của công nhân trên dây chuyền sản xuất đèn LED (sử dụng các mẫu biểu ghi chép thời gian tác nghiệp ở mỗi bước công việc và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh; Khảo sát thời gian làm việc trong ca)

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp trung bình tiên tiến để xác định các mức lao động cho từng bước công việc và cho cả quá trình sản xuất sau đó so sánh đối chiếu giữa mức cũ và mới

3.3.1.2 Các tư liệu cần thiết cho xây dựng mức lao động trong sản xuất đèn LED của Công ty

Quy trình làm việc (Qua hình 3.2 và 3.2)

Mô tả công việc cho các vị trí:

- Phục vụ: Chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào đặt tại các vị trí Bảng mạch, đui đèn tại khu vực tra keo và hàn; Phần vỏ bóng tại khu vực lắp đui

- Tra keo + hàn: Tiếp nhận linh kiện đầu vào, thực hiện lắp chip LED tra keo và hàn mối chip vào phần đui đèn

- Hàn: Hàn mối chip vào phần đui đèn

- Lắp đui: Sau khi hàn thực hiện lắp phần đui và thân đèn

- Dập đui: Sử dụng máy dập phần đui và thân đèn đảm bảo chắc chắn

- Chạy máy bán tự: Thực hiện các thao tác trên máy, số lượng sản phẩm cho vào máy test

- Test máy bán tự: Kiểm tra các sản phẩm trong quá trình test, xác nhận số lượng test đạt yêu cầu, đối với những sản phẩm không đạt yêu cầu báo cáo trực tiếp với quản chuyền

- Đóng gói: Đóng gói thành phẩm vào vỏ hộp và thùng, đồng check với máy quét đảm bảo các sản phẩm đã được thực hiện qua các bước trước đó, kiểm tra mã vạch của sản phẩm Đóng các hộp vào thùng để nhân viên vận chuyển vào lưu kho

- Quản chuyền: Bao quát toàn bộ quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng từng khâu trong sản xuất Kiểm tra, khắc phục những sản phẩm xảy ra lỗi có thể sửa (dập lệch đui, thiếu mã vạch, ) Báo cáo tình hình sử dụng lao động (cung cấp thông tin về thành phần lao động cho các vị trí, số lượng và chất lượng lao động)

3.3.1.3 Tiêu chuẩn hóa thao tác của mỗi công nhân trên dây chuyền sản xuất đèn LED của Công ty

Với tầm nhìn xây dựng phát triển công ty trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu ttrong lĩnh vực sản xuất đèn LED của Việt Nam thì việc xây dựng chính xác thời gian chuẩn cho từng công đoạn sản xuất có thể kiểm soát được năng suất lao động và đào tạo công nhân đáp ứng được thời gian chuẩn

- Thao tác lao động: là những nội dung công việc thực hiện trong mỗi bước công việc Thao tác là tổng hợp hoàn chỉnh các hoạt động của công nhân nhằm mục đích nhất định Nhờ việc xác định thao tác ta có thể phân tích, xác định hợp lý quá trình làm việc của công nhân, đảm bảo không có thao tác thừa, trùng lặp gây tổn thất tăng thêm thời gian hoàn thành công việc

- Động tác: là một bộ phận của thao tác biểu thị bằng những cử động chân tay và thân thể người công nhân nhằm mục đích lấy hay di chuyển một vật nào đó Sự phân chia thao tác thành các động tác nhằm mục đích hợp lý hoá hơn nữa quá trình lao động của công nhân

Những thành tựu và hạn chế trong công tác định mức lao động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn TLC Việt Nam

hoạch hay định hướng gì để hoàn thiện công tác định mức lao động trong quy trình sản xuất đèn Búp

- Nâng cấp công nghệ LED đảm bảo an toàn cho sức khỏe mắt và giảm thời gian lắp đặt chip

- Nâng cấp dòng mã QR code từng sản phẩm, giảm thiểu thời gian đóng gói

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2024)

3.4 Những thành tựu và hạn chế trong công tác định mức lao động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn TLC Việt Nam

Thiết kế, quy hoạch, bố trí và phục vụ tại nơi làm việc đạt chuẩn theo hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2015 giúp nâng cao uy tín trong ngành sản xuất đèn LED của công ty Đầu tư bộ máy móc thiết bị để giảm thời gian sản xuất tăng năng suất lao động từ máy làm chip, máy sản xuất như máy dập, dàn máy test lão hóa đèn Bên cạnh đó công ty phát triển chuyển đổi số đến từng sản phẩm, sử dụng mã quét cho từng sản phẩm để truy xuất thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng

Công ty luôn nghiên cứu, phát triển các dòng sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của khách hàng Không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm giúp công ty ứng phó qua những gian đoạn khó khăn của nền kinh tế Chủ động phát triển những dòng sản phẩm thân thiện với sức khỏe như công nghệ ánh sáng bảo vệ mắt Hay những sản phẩm quạt thân thiện với môi trường, giúp cho TLC có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường ngành đèn LED và tăng thị phần sản phẩm trong ngành đèn LED của Việt Nam

Công tác định mức sử dụng phương pháp định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm là phương pháp định mức tương đối đơn giản, tốn ít thời gian và công sức, có thể xây dựng được hàng loạt mức lao động trong thời gian ngắn có vận dụng kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của đốc công, nhân viên kỹ thuật Trong chừng mực nào đó, nhờ có sự vận dụng giá trị trung bình tiên tiến kết hợp với kinh nghiệm sản xuất – kinh doanh của cán bộ định mức, trưởng bộ phận, người lao động, do đó cũng loại trừ được phần nào sai lệch của mức lao động do hạn chế của phương pháp này so với các phương pháp xác định mức có căn cứ kỹ thuật Công tác định mức phản ánh trực tiếp tình hình sản xuất, các tính đơn giản, ít tốn công sức, có thể xây dựng hàng loạt mức lao động trong một thời gian ngắn

Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác vì cách làm việc chuyên nghiệp, đồng thời những sản phẩm công ty cung cấp ra thị trường đều có chất lượng đảm bảo, hệ thống chăm sóc khách hàng 24/7 đảm bảo giải đáp thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả Bên cạnh đó lợi nhuận tăng cao hơn do sản xuất hiệu quả, giảm chi phí

Rủi ro với nguyên liệu đầu vào đối với các linh kiện điện tử, công ty còn gặp một số trường hợp lỗi về nguyên liệu đầu vào khi nhập từ nhà cung cấp

Với phương pháp này yêu cầu công nhân phải có nền tảng hiểu biết về các sản phẩm được làm từ đèn điện Phải làm đúng tuần tự theo các bước trong dây chuyền sản xuất, cố định làm thời gian trong ca vì sản phẩm chạy theo dây chuyền

Chưa phân tích được tỉ mỉ năng lực sản xuất – kinh doanh và các điều kiện tổ chức – kỹ thuật cụ thể, không nghiên cứu và không cho phép sử dụng những phương pháp lao động tiên tiến của người lao động, không xây dựng các hình thức tổ chức lao động, tổ chức sản xuất – kinh doanh hợp lý trong sản xuất, nên không sử dụng được các khả năng tiềm tàng của người lao động, còn hạn chế động viên sự nỗ lực của người lao động ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để đạt và vượt mức

Chưa hạn chế tối đa các sai xót phát sinh trong quá trình giải quyết công việc Hay gặp những trường hợp sản phẩm lỗi do dập đui sai quy cách Việc ban hành những quy trình hướng dẫn công việc các nhân công liên quan đều phải đọc và làm theo những quy trình/ hướng dẫn của công việc đó, đặc biệt là trong công việc có mức độ cao và đòi hỏi công nhân phải có kiến thức nền tảng

Tuy nhiên việc nâng cao chuẩn hóa quá trình sẽ tránh được những sai sót cả chủ quan lẫn khách quan

Chưa đánh giá đúng thời gian hao phí thười gian làm việc của công nhân nên chưa khai thác triệt để tiềm năng trong quá trình sản xuất

Bên cạnh đó, việc công nhân trực tiếp đứng máy test lão hóa sẽ có ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe mắt khi phải tiếp xúc trực tiếp với mật độ thường xuyên Công ty cần xây dựng thêm biện pháp bảo vệ khu vực test sản phẩm.

Ngày đăng: 21/08/2024, 16:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w