1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh công nghệ số tiến dũng huyện chương mỹ tp hà nội

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng là nhà phân phối các sản phẩm công nghệ như máy tính hay các phụ kiện máy tính… Trong những năm qua công ty đã đạt được những thành công nhất định tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUYỆN CHƯƠNG MỸ, TP HÀ NỘI

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ NGÀNH:004

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Sơn

Mã số sinh viên: 2044010379 Lớp: K65_QTKD

Người hướng dẫn: Ths HOÀNG THỊ DUNG

Trang 2

Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự lỗ lực của bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo, cô giáo và các cán bộ nhân viên trong công ty

Nhân dịp này cho em xin phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths Hoàng Thị Dung đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình thựchiện khoá luận Em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến chuyên môn của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh đã giúp e nâng cao chất lượng khoá luận

Do bản thân còn những hàn chế nhất định nên không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện khoá luận Kinh mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để bài khoá luận của em được hoàn thiện hơn

Trang 3

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ 4

1.1.1 Khái niệm hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ 4

1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ 4

1.1.3 Đặc điểm của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ 5

1.1.4 Mục tiêu của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ 5

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ 6

1.2.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 6

1.2.2.Yếu tố trong doanh nghiệp 8

1.3 Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ 10

1.3.1 Nghiên cứu thị trường 10

1.3.2 Xây dựng kế hoạch tiêu thụ 11

1.3.3 Xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối 12

1.3.4 Xây dựng các chính sách tiêu thụ 13

1.3.5 Tổ chức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng 16

CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SỐ TIẾN DŨNG 17

2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH công nghệ số tiến dũng 17

2.1.1 Thông tin cơ bản về công ty 17

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 17

2.1.3 Giới thiệu về sản phẩm của công ty 17

2.1.4 Đặc điểm lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty 18

2.1.5 Đặc điểm về mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty 19

2.2 Đặc điểm về nguồn lực của công ty 20

2.2.1 Đặc điểm về lao động 20

2.2.2 Đặc điểm về cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty 22

2.2.3Đặc điểm về nguồn vốn của công ty 23

Nguồn: Công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng 24

2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm (2021-2023) 24

Trang 4

Nguồn: Công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng 25

2.5 Đánh giá chung về đặc điểm cơ bản của công ty 26

2.5.1 Thuận lợi 27

2.5.2Khó khăn: 27

CHƯƠNG III THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SỐ TIẾN DŨNG 27

3.1 Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 27

3.1.1 Thực trạng nghiên cứu thị trường 27

3.1.3Thực trạng xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối 30

3.1.4 Thực trạng xây dựng các chính sách tiêu thụ 31

3.2 Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 37

3.2.1 Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 37

3.2.2 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty theo thị trường 40

3.2.3 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty theo thời gian 41

3.2 Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 43

3.2.1 Thực trạng nghiên cứu thị trường 43

3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty 46

3.3.1 Các yếu tố bên ngoài 46

3.3.2 Các yếu tố bên trong 47

3.4 Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty 47

3.4.1 Thành quả đạt được 47

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 48

3.5 Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty 49

3.5.1 Mục tiêu định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 49

3.5.2 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty 51

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Đặc điểm lao động tại công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng (2021-2023) 20

Bảng 2.2: Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty từ (24/03/2020 đến 31/12/2023) 23

Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng 24

trong 3 năm (2021-2023) 24

Bảng 3.1 Kết quả thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty 29

Bảng 3.2 Biến động giá tiêu thụ một số sản phẩm chính của công ty 32

Bảng 3.3 Chi phí quảng cáo của công ty qua 3 năm 33

Bảng 3.4 Chi phí khuyến mại của công ty qua 3 năm 34

Bảng 3.5 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty về mặt hiện vật 37

Bảng 3.6 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty về mặt giá trị 39

Bảng 3.7 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty theo thị trường 40

Bảng 3.8 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty theo thời gian 41

Bảng 3.9 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty theo kênh phân phối 43

Bảng 3.6 Kết quả thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty 45

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm là vấn đề không quá mới mẻ đối với các doanh nghiệp nhất là trong bối cảnh dịch covid 19 Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các biện pháp, chính sách quản trị, tổ chức cho phù hợp với tình hình thực tế để vượt qua khắc phục khó khăn do tác động của đại dịch Tiêu thụ sản phẩm là vấn đề nan giải khi tình hình kinh tế khó khăn sau đại dịch Việc tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng đó là thực hiện thu hồi vốn về doanh nghiệp để chuẩn bị cho một chu trình sản xuất kinh doanh mới Tuy nhiên, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm do nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động khác nhau Chính vì thế việc làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển là một nhiệm vụ hết sức phức tạp và nặng nề

Với tốc độ phát triển nhanh, ngành công nghệ số được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam Sự tăng trưởng đó xuất phát từ thị trường rộng, tiềm năng lớn và đặc biệt là vì ngành công nghệ số hiện nay ở Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ Công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng là nhà phân phối các sản phẩm công nghệ như máy tính hay các phụ kiện

máy tính… Trong những năm qua công ty đã đạt được những thành công nhất

định trong hoạt động kinh doanh của mình Tuy nhiên trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, hoạt động của công ty cũng đang gặp không

ít khó khăn

Chính vì vậy để đánh giá kết quả học tập, đào tại Trường Đại Học Lâm

Nghiệp em tiến hành nghiên cứu đề tài “Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công

ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội “ để

khái quát được thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian tới

Trang 8

2.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng, đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian tới

Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty công nghệ số Tiến

Dũng, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

+ Phạm vi về nội dung: phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm và một số

giải pháp góp phần nâng cao tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH công nghệ

số Tiến Dũng

+ Phạm vi về không gian: Công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng

+ Phạm vi về thời gian: Số liệu được sử dụng trong báo cáo được thu

thập từ năm 2021 đến năm 2023

4 Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lí luận về hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp :

- Đặc điểm cơ bản của Công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng

- Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH công nghệ

số Tiến Dũng

- Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng

Trang 9

5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng, qua các năm 2021, 2022, 2023 Ngoài ra khóa luận còn sử dụng các thông tin từ sách báo, khóa luận có liên quan đến nội dung báo cáo

5.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả: dùng phương pháp này để mô tả mức kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty 2021 – 2023

Phương pháp thống kê so sánh: sử dụng phương pháp nhằm so sánh các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty qua các năm 2021, 2022và 2023

6 Kết cấu khoá luận

Mở đầu Chương I Cơ sở lý luận về hoạt đôngj tiêu thụ của doanh nghiệp Chương II Đặc điểm cơ bản của công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng Chương III Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng

Kết luận Tài liệu tham khảo Mục lục

Trang 10

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ

1.1.1 Khái niệm hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ

- Tiêu thụ sản phẩm (TTSP): là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối

trung gian giữa hai bên là sản xuất và phân phối bán hàng Là việc đưa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng, thực hiện việc thay đổi quyền sở hữu tài sản

- Xét theo nghĩa hẹp: “Tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua, đồng thời gắn liền với sự thanh toán giữa người mua và người bán” Tiêu thụ được xem như là hoạt động bán hàng, là quá trình người bán giao hàng hoá còn người mua thì thực hiện thanh toán tiền

- Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình từ việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng, các hoạt động hỗ trợ bán hàng tới việc thực hiện dịch vụ sau bán hàng

1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ

 Vị trí, vai trò:

- Quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp - Quyết định khả năng mở rộng, thu hẹp sản xuất và là cơ sở để xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

- Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng - Thông qua sản phẩm tiêu thụ sản phẩm, giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm mới được thực hiện, lao động doanh nghiệp mới thực sự là lao động có ích

 Ý nghĩa:

- Đối với nền kinh tế quốc dân: Tiêu thụ sản phẩm thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển Thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong nền kinh tế quốc dân và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế cua nền kinh tế quốc dân

Trang 11

- Đối với doanh nghiệp: Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hồi vốn, có lợi nhuận để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng Kết quả và hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm tạo áp lực để doanh nghiệp thoả mãn nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh, định hướng cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh phù hợp với biến động thị trường

1.1.3 Đặc điểm của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ

- Là sự trao đổi mua bán có thỏa thuận, doanh nghiệp đồng ý bán và khách hàng đồng ý mua, đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

- Có sự chuyển đổi quyền sở hữu hàng hóa từ doanh nghiệp sang khách hàng

- Doanh nghiệp giao sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp sang khách hàng khoản tiển hay một khoản nợ tương ứng Khoản tiền này được gọi là doanh thu bán hàng, dùng để bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh

- Căn cứ trên số tiền hay khoản nợ mà khách hàng chấp nhận trả để hạch toán kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

1.1.4 Mục tiêu của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong bất kỳ một doanh nghiệp nào đều bao gồm một số mục tiêu cơ bản sau:

- Thâm nhập thị trường - Tăng khối lượng hàng hoá để tăng doanh thu hoặc tối đa hoá lợi nhuận - Tăng năng lực sản xuất kinh doanh

- Duy trì và phát triển tài sản vô hình của doanh nghiệp ( uy tín, thương hiệu….)

- Mục tiêu cạnh tranh - Tăng giá trị của doanh nghiệp  Nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp là:

- Xác định và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng

Trang 12

- Tiết kiệm và nâng cao chất lượng của các bên trong quan hệ mua bán

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ

1.2.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu dùng của doanh nghiệp nhằm xác định các cơ hội và rủi ro trong tương lai, từ đó phát triển các chiến lược chung và cụ thể để tận dụng các cơ hội và tránh các rủi ro

 Các yếu tố kinh tế

- Thu nhập bình quân đầu người (GNP): Tác động lớn tới nhu cầu tiêu dùng, GNP càng tăng cao sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu,… Làm cho tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp tăng lên

- Yếu tố lạm phát: Lạm phát tăng làm tăng giá cả của yếu tố đầu vào, làm tăng giá bán hạn chế mức tiêu thụ

- Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất cho vay tăng làm chi phí kinh doanh tăng dẫn đến giá bán tăng và tiêu thụ giảm

- Chính sách thuế: Thuế tăng làm giá thành hàng hóa tăng, tiêu thụ giảm

 Giá cả hàng hóa

- Giá của sản phẩm là một đại diện tiền tệ mà người bán dự định có được từ người mua Một mức giá hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm

- Việc ước tính giá chỉ được coi là hợp lý và chính xác khi xuất phát từ giá thị trường, đặc biệt là giá trung bình của một loại hàng hóa trên từng loại thị trường trong và ngoài nước trong từng thời kỳ kinh doanh Nếu giá được xác định một cách hợp lý và đúng đắn, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp một hiệu quả tuyệt vời - Đặc biệt, giá thực hiện chức năng liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm ở từng loại thị trường trong và ngoài nước Đó là một đòn bẩy kinh tế quan trọng cho các doanh nghiệp và thị trường

Trang 13

- Bởi vì giá có ảnh hưởng quyết định đến khối lượng sản phẩm được tiêu thụ và lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được Các doanh nghiệp định giá sản phẩm một cách thích hợp sẽ là tiền đề cho việc sản phẩm của họ

=> Giá cả phù hợp sẽ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cũng như nâng cao hiệu quả sản phẩm Do đó, dựa trên nhu cầu của thị trường đối với từng mặt hàng cụ thể, doanh nghiệp cần có các biện pháp bán giá phù hợp nhất để nâng cao hiệu quả của sản phẩm của chính họ trên thị trường

 Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có như vậy mới thoả mãn được nhu cầu của khách hàng mới mong tăng tốc độ tiêu thụ Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới lượng cầu trên thị trường Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hơn nếu hàng hóa hợp với thị hiếu và thiết yếu đối với họ

 Nhà cung cấp (cung ứng)

Các nhà cung cấp cụ thể là các tổ chức hoặc cá nhân cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh như nguyên liệu thô, vốn, lao động và các dịch vụ cần thiết khác Các nhà cung cấp đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ảnh hưởng đến chất lượng giá cả, phương pháp và dịch vụ trong việc tổ chức giao hàng và giao các vật liệu cần thiết, do đó ảnh hưởng đến tiêu dùng Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra của doanh nghiệp đó Một khi các yếu tố đầu vào không ổn định và chất lượng kém, các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều Do đó, để bán sản phẩm hiệu quả, doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm của chính mình khi cung cấp ra thị trường Điều này có nghĩa là đầu vào nguyên liệu được kiểm soát chặt chẽ

 Các đối thủ cạnh tranh

Kinh doanh trên thi trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau Tốc độ tiêu thụ hàng hóa một phần phụ thuộc vào quy mô, số lượng đối thủ cạnh tranh Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Ngoàira tốc độ tiêu thụ còn phụ thuộc rất lớn

Trang 14

1.2.2.Yếu tố trong doanh nghiệp

Định hướng hoạt động của từng doanh nghiệp là không hề giống nhau Môi Trường kinh doanh sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Yếu tố bên trong doanh nghiệp cũng được xem như là một phần môi trường của doanh Nghiệp và cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Những Yếu tố đó là:

 Công nghệ sản xuất

Là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Là cơ sở để đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, năng suất sản phẩm, giữ uy tín của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thâm nhập vào các thị trường khó tính.Nhờ nâng cao kỹ thuật và áp dụng máy móc tiên tiến nên chất lượng sản phẩm được nâng lên, bên cạnh đó là khả năng giảm chi phí, khắc phục những sai sót trong sản xuất nên đã giảm được chi phí sản xuất Điều này vô cùng quan trọng và có tầm ảnh hưởng đến hiệu quả bán hàng sản phẩm ngay từ giai đoạn sản xuất.Sản phẩm vừa chất lượng mà giá cả lại hợp lý sẽ là lợi thế cạnh tranh với đối thủ của mình Số lượng sản phẩm tiêu thụ càng cao, sẽ làm cho doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn Lợi nhuận ở đây đi đôi với hiệu quả sản phẩm

 Cơ cấu sản phẩm sản xuất

Các doanh nghiệp thường tham gia vào việc sản xuất và kinh doanh một hoặc nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau Trong số đó, một số sản phẩm sẽ mang lại lợi nhuận cao và được phân loại là mặt hàng chủ chốt của doanh nghiệp, một số sản phẩm khác có thể là sản phẩm phụ trợ hoặc sản phẩm mới được doanh nghiệp tung ra để dùng thử Phản ứng của thị trường, Doanh nghiệp sẽ có chiến lược dành riêng cho từng loại mặt hàng phụ thuộc vào số lượng và tốc độ tiêu thụ của từng sản phẩm

 Quản trị tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm bao gồm nhiều giai đoạn Để đảm bảo các giai đoạn này diễn ra ổn thỏa, quản trị là một yêu cầu cần quan tâm Việc quản lý tiêu thụ sản

Trang 15

phẩm sẽ làm cho quá trình này diễn ra ổn thỏa, đúng trình tự Sự thiếu xót trong tiêu thụ sản phẩm sẽ được theo dõi chặt chẽ và khắc phục kịp thời Doanh nghiệp cần hành động để xây dựng các chương trình tiêu thụ sản phẩm cụ thể, lên kế hoạch nghiên cứu thị trường để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Quản trị sẽ cho biết liệu sản phẩm được tiêu thụ hiệu quả hay không

 Chi phí sản xuất và quản trị chi phí sản xuất

Một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm là lợi nhuận Tăng lợi nhuận là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đề ra và hướng đến Để tăng lợi nhuận, ngoài việc tăng doanh thu thì giảm chi phí cũng là một nhiệm vụ rất khó khăn và quan trọng đối với các doanh nghiệp Cách hiệu quả nhất để giảm chi phí sản xuất là quản trị chi phí sản xuất Chi phí sản xuất sẽ được theo dõi chặt chẽ ở từng giai đoạn và từng quy trình sản xuất Lỗi sản xuất hoặc quy trình rườm rà sẽ được loại bỏ trong quá trình sản xuất, tối ưu hoá nguyên liệu đầu vào để giảm thiểu tổng chi phí sản xuất

 Dịch vụ trong tiêu thụ sản phẩm

Cung cấp các dịch vụ đi kèm với sản phẩm ở đây có thể là dịch vụ hậu mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,…khi nhu cầu thị trường đang dần bão hòa trong khi số lượng doanh nghiệp cung cấp cùng một sản phẩm có thể nhiều và chất lượng và giá cả gần như nhau Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể bán được nhiều sản phẩm hơn các doanh nghiệp khác? Câu trả lời là dịch vụ hậu mãi Điều này cho thấy dịch vụ tiêu thụ sản phẩm có vai trò rất lớn, nó mang lại nhiều khách hàng trung thành hơn cho doanh nghiệp và cũng góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng mới Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền để đổi lấy chất lượng dịch vụ tốt hơn

Trang 16

1.3 Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ

1.3.1 Nghiên cứu thị trường

Mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau tùy vào từng mục đích, chẳng hạn như xâm nhập thị trường, tung sản phẩm, dịch vụ mới hay thực hiện chiến dịch truyền thông Cần phải xác định chính xác vấn đề và đề xuất mục tiêu nghiên cứu Do thị trường có thể được nghiên cứu theo hàng trăm tham số khác nhau, vì vậy cần phải tiếp cận trực tiếp đến vấn đề đứng trước công ty và đòi hỏi phải được giải quyết Nếu vấn đề không rõ ràng thì chi phí nghiên cứu vẫn còn kém mà kết quả không được sử dụng Điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường có thể tiến hành bằng cách:

- Quan sát: theo dõi, quan sát, nghe ngóng xem khách hàng có ý kiến gì hoặc có hiểu biết gì về hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp

- Thực nghiệm: Mục tiêu là khám phá ra các mối quan hệ nhân quả bằng việc chọn lựa những giải thích đối lập nhau của các kết quả theo dõi

- Thăm dò: Để nhận thông tin về sự am hiểu, lòng tin và sự ưa thích về mức độ thoã mãn của khách hàng, cũng như đo lường sự bền vững vị trí của Công ty trong con mắt công chúng

Các công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu có thể là: phiếu điều tra ( để thu nhập được các tài liệu sơ cấp ) với các dạng câu hỏi; phương tiện máy móc Phương thức liên hệ với công chúng có thể là: phỏng vấn qua điện thoại, điều tra qua bưu điện, phỏng vấn cá nhân, nhóm… Ngoài ra còn có biện pháp mà ít doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đó là phải tăng cường các lực lượng tai mắt của công ty ngay tại các điểm đại lý bán hàng hoặc cho người thăm dò ở các khu vực phân phối của đối thủ cạnh tranh

Khi đã có được những thông tin cần thiết ,doanh nghiệp phải giao cho những chuyên gia có trình độ và hiểu biết để phân tích đưa ra kết quả nhu cầu của thị trường Nghiên cứu nhu cầu thị trường còn bao gồm cả phân tích cầu, phân tích cạnh tranh, hành vi người tiêu dùng,…cũng góp phần cho quyết định trên

Trang 17

1.3.2 Xây dựng kế hoạch tiêu thụ

Để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn, khoa học và thực tế doanh nghiệp cần phải dựa vào những tiêu thức nhất định có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Đó là việc xác định các căn cứ và dựa vào đó để lập kế hoạch phù hợp Doanh nghiệp cần phải dựa vào các căn cứ sau:

- Nhu cầu thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp đã xác định - Căn cứ vào phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đã chọn - Căn cứ vào chiến lược và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp - Căn cứ vào các đơn hàng, hợp đồng mua bán hàng hoá

- Căn cứ vào đối thủ cạnh để xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

- Các căn cứ khác cùng được tính tới khi xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là những chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước, những thay đổi của môi trường kinh doanh, môi trường văn hoá, xã hội, pháp luật

Bước 3: Tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tiêu thu sản phẩm

Bước 4: Kiểm Tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch

 Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:

Có nhiều phương pháp để xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cũng như các kế hoạch khác nói chung như phương pháp cân đối, phương pháp quan hệ động, phương pháp tỉ lệ cố định, phương pháp phân tích các nhân tố tác động, phương pháp kinh kế Trong số những phương pháp trên thì phương

Trang 18

pháp cân đối được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất Phương pháp cân đối được thực hiện qua các bước sau:

 Bước 1: Xác định nhu cầu về các yếu tố kinh doanh để thực hiện các mục tiêu kinh doanh dự kiến

 Bước 2: Xác định khả năng đã có và chắc chắn có của doanh nghiệp về các yếu tố kinh doanh

 Bước 3: Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về các yếu tố kinh doanh để xây dựng nên các chỉ tiêu và nội dung của bản kế hoạch

1.3.3 Xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối

- Hệ thống phân phối được hiểu là một mạng lưới được doanh nghiệp tạo dựng lên với mục đích giám sát hàng hóa từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ, bán buôn nhưng đích đến cuối cùng của hệ thống vẫn là đến tay người tiêu dùng

- Hệ thống phân phối bao gồm nhiều yếu tố tạo thành: Xây dựng, quản lý và quy trình thực hiện với những mắt xích từ nhà cung cấp nguyên liệu, đóng gói, lưu trữ, quản lý hàng tồn kho, xây dựng chuỗi cung ứng, hậu cần và dịch vụ chăm sóc khách hàng

- Dựa vào nguồn lực và quy mô của doanh nghiệp thì hệ thống phân phối có thể được xây dựng khác nhau về cấu trúc và quy mô Khi xây dựng hệ thống cần lưu ý đến những yếu tố quan trọng như nhu cầu của người tiêu dùng, trải nghiệm của khách hàng, cấu trúc sản phẩm và khả năng phổ biến của sản phẩm

 Cách xây dựng hệ thống kênh phân phối hiệu quả:

Xây dựng hệ thống kênh phân phối hiệu quả chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp kinh doanh thành công Dưới đây sẽ là các bước cơ bản giúp nhà quản trị xây dựng được hệ thống phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp của mình:

 Bước 1: Nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ thống kênh phân phối Sau đó tập trung vào các yếu tố như: Giới hạn địa lý của thị trường, lực lượng bán hàng của doanh nghiệp,

Trang 19

 Bước 2: Xác định mục tiêu và tiêu chuẩn của hệ thống kênh phân phối trên cơ sở mục tiêu chung của doanh nghiệp

 Bước 3: Lựa chọn và phát triển các yếu tố thuộc hệ thống kênh phân phối Các yếu tố chủ chốt gồm 2 nhóm cơ bản là lực lượng bán hàng của doanh nghiệp và người mua trung gian

 Bước 4: Thiết lập lực lượng bán hàng của doanh nghiệp Lực lượng bán hàng này sẽ bao gồm: Lực lượng bán hàng cơ hữu, các đại lý bán hàng có hợp đồng

 Bước 5: Sau khi đã đưa các kênh phân phối vào hoạt động, doanh nghiệp cần đảm bảo khả năng kiểm soát hoạt động của kênh Đồng thời thường xuyên phân tích hiệu quả của từng kênh bán hàng cũng như toàn bộ hệ thống

1.3.4 Xây dựng các chính sách tiêu thụ

 Chính sách về sản phẩm

- Chiến lược thâm nhập thị trường: Công ty kinh doanh cần hoàn thiện cho sản phẩm của mình và kích thích gia tăng quyết định mua bằng cách chào hàng thêm những dịch vụ và lợi ích bổ trợ như: điều kiện giao hàng và thanh toán , bảo hành và lắp đặt sử dụng , dịch vụ trong sau bán để hình thành mức sản phẩm gia tăng cho các loại sản phẩm của công ty trước các đối thủ cạnh tranh , xây dựng uy tín và thu hút sự chú ý của khách hàng

- Chiến lược phát triển sản phẩm: Công ty muốn tăng thị phần thì phải tung ra thị trường các sản phẩm mới Loại hình này bao gồm việc thay thế hoặc tái sắp đặt hoặc cải tiến các sản phẩm hiện tại hoặc mở rộng tuyến sản phẩm

+ Phát triển một sản phẩm riêng biệt về tính năng, chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã

+ Phát triển cơ cấu mặt hàng - Chiến lược phát triển đa dạng hoá: được thực hiện khi sản phẩm của công ty trên thị trường rơi vào giai đoạn bão hòa Lúc này đòi hỏi công ty phải nghiên cứu tung ra sản phẩm mới Đối với thế giới: những sản phẩm mới tạo ra một

Trang 20

thị trường hoàn toàn mới; Chủng loại sản phẩm mới: Những sản phẩm mới cho phép công ty xâm nhập vào thị trường đã có sản phẩm đầu tiên

 Chính sách giá cả

Chính sách giá cả được sử dụng như một công cụ chính sách tiêu thụ với giới hạn chặt chẽ hơn Việc định giá phải phù hợp với các mục tiêu mà công ty đặt ra như: Tối đa hoá doanh thu, tối đa hoá lợi nhuận, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường…

Chính sách giá cả phải được lập trên cơ sở hai yếu tố chủ yếu là: Chi phí sản xuất sản phẩm và các điều kiện khách quan của thị trường Vì vậy, một chính sách giá cả hợp lý và có hiệu quả là khi nó được hình thành từ kết quả phân tích những tác động tổng hợp từ hai phía đó

* Căn cứ hình thành chính sách giá cả: - Tính toán và phân tích chi phí sản xuất - Phân tích và dự báo nhu cầu thị trường - Các mục tiêu thị trường, cạnh tranh của doanh nghiệp - Giá cả của các đối thủ cạnh tranh

- Các chính sách vĩ mô của chính phủ - Các phân đoạn thị trường, sản phẩm khác nhau => Các chính sách giá có ảnh hưởng đến hiệu quả các hoạt động tiêu thụ nên cần có sự linh hoạt, mềm dẻo tuỳ theo mục tiêu trong dài hạn và ngắn hạn mà áp dụng

 Chính sách xúc tiến

Xúc tiến là những nỗ lực của doanh nghiệp để thông tin, thuyết phục, nhắc nhở và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm cũng như hiểu rõ về doanh nghiệp Nhờ xúc tiến mà doanh nghiệp có thể bán hàng ra nhiều hơn và nhanh hơn

Xúc tiến còn là công cụ dùng để thuyết phục khách hàng Sự cạnh tranh giữa các ngành, giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành ngày càng tăng tạo nên áp lực cho các chương trình xúc tiến

Trang 21

Những hoạt động xúc tiến thường thể hiện qua bao bì, nhãn hiệu, gian hàng trưng bày, bán hàng cá nhân, dịch vụ khách hàng, hội chợ, cuộc thi và những thông điệp qua các phương tiện thông tin (như báo chí, truyền hình, truyền hình, thư, áp phích, phương tiện vận chuyển…) Những hoạt động này do công ty hoặc do các tổ chức thông tin thực hiện

 Chính sách phân phối

Chính sách phân phối là những quyết định đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Trong khi đó, kênh phân phối là con đường mà hàng hoá được lưu thông từ nơi sản xuất tới NTD Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được những khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất và NTD các hàng hoá dịch vụ Tất cả các thành viên kênh phân phối phải thực hiện các chức năng chủ yếu: Nghiên cứu thị trường; Xúc tiến khuếch trương; Thương lượng; Phân phối vật chất; Thiết lập các mối quan hệ; Hoàn thiện hàng hoá; Tài trợ; San sẻ rủi ro liên quan đến quá trình phân phối

 Chính sách thanh toán

Chính sách hay thủ tục thanh toán là nơi đặt ra tất cả các quy tắc về cách khách hàng thanh toán Chính sách thanh toán sẽ giúp lập kế hoạch chi phí kinh doanh và đầu tư Kế hoạch thanh toán hóa cũng giúp xây dựng lòng tin tưởng của khách hàng và đơn giản hóa quy trình mua hàng

* Chính sách thanh toán gồm: - Hạn thanh toán: là những qui định về thời điểm người dùng phải trả tiền cho bên cung cấp

- Hình thức thanh toán: Thanh toán trước, thanh toán trả sau - Chiết khấu thanh toán: là khoản tiền mà người bán giảm giá cho người mua khi họ thanh toán trước thời hạn theo hợp đồng Đây thường là một động lực để khách hàng thanh toán nhanh, giúp cả hai bên có lợi trong giao dịch

- Phạt thanh toán chậm: là biện pháp được áp dụng nhằm đảm bảo rằng các bên trong một giao dịch sẽ tuân thủ theo thời hạn thanh toán đã cam kết

Trang 22

Mục tiêu của việc áp dụng phạt chậm thanh toán không chỉ để bồi thường cho bên bị thiệt hại, mà còn nhằm khích lệ việc tuân thủ đúng thời hạn cam kết

- Chính sách hóa đơn

1.3.5 Tổ chức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng

Tổ chức lực lượng bán hàng là việc phân bổ, sắp xếp nhân sự bán hàng một cách hợp lý căn cứ vào khả năng, kinh nghiệm, tính cách nhân viên để thực hiện chiến lược bán hàng hiệu quả Đây cũng là một kỹ năng mà các nhà quản lý cấp cao không thể nào thiếu trong quá trình vận hành doanh nghiệp, bằng việc phân bổ nhân sự hợp lý giúp doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí không cần thiết nhằm tối đa hóa lợi nhuận Trên thực tế có 2 phương thức tiêu thụ cơ bản đối với doanh nghiệp: phương thức bán buôn, phương thức bán lẻ trực tiếp.

Dịch vụ sau bán hàng nhằm tương tác với khách hàng sau khi đã bán được sản phẩm, dịch vụ Đây là quy trình nhằm đảm bảo khách hàng hài lòng tuyệt đối về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp Đây cũng được xem là bước đi quan trọng trong bất cứ chiến dịch marketing nào

=> Để xây dựng mối quan hệ thân thiết và bền chặt cần xây dựng một dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán đạt chuẩn để thu được hiệu ứng tích cực

Trang 23

CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ

SỐ TIẾN DŨNG

2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH công nghệ số tiến dũng

2.1.1 Thông tin cơ bản về công ty

Tên công ty: Công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng Mã số thuế: 0109139440

Trụ sở chính: Thôn Trung Tiến, Xã Thuỵ Hương, Huyện Chương Mỹ,

TP Hà Nội

Người đại diện: Mạc Tiến Dũng Điện thoại: 0972342414

Email: Tiendung4492@gmail.comThành lập: 24/03/2020

Quản lý bởi: Sở KH&ĐT Hà Nội

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng được thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0302000287 do kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 24 tháng 3 năm 2020

Khi mới thành lập quy mô hoạt động còn rất hạn chế và toạ lạc tại Xã Thuỵ Hương Huyện Chương Mỹ Thành Phố Hà Nội Đầu năm 2023 công ty đã mở ra thêm được một tri nhanh nữa tại xã Thuỵ Hương, Huyện Chương Mỹ, Thành Phố Hà Nội

Theo đà phát triển của ngành công nghệ số thì trong tương lai ngành công nghệ số sẽ phát triển vượt mức so với hiện tại

Công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng với đội ngũ giàu kinh nghiệm, trình độ kĩ thuật cao, yêu nghề và sángng tạo trong công việc được đánh giá rất cao trong lĩnh vực công nghệ số trong huyện Chương Mỹ

Trang 24

Công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng là một công ty mới được thành lập tại Huyện Chương Mỹ TP Hà Nội Với tuổi đời 4 năm thì công ty đã có một chỗ đứng nhất định trong thị trương công nghệ số trong khu vực Công Nghệ số Tiến Dũng luôn cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, an toàn và hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống

Sản phẩm chủ lực của công ty TNHH Công Nghệ Số Tiến Dũng: Camera:

- Các loại camera trong nhà: Camera IP 360 độ 2MP TP-link Tapo TC70, camera Imou C22EP Cue2 1080p, camera ranger2 IPC A22EP Imou 2.0 megapixel, camera ezviz H1c 1080P…

- Các loại camera ngoài trời: Camera imou G22P bullet lite 1080, camera yoosee X3200 36LED 3.0mp, camera Ezviz C3TN 1080P, camera Tapo C310 TP-link 3.0MP…

Máy Tính: - Máy tính để bàn: Bộ máy tính để bàn Dell OPTIPLEX 7060 E04S2M24 (core i5-9500/RAM 8GB/ NEW SSD 256GB) màn hình Dell 24 inch full HD, Bộ máy tính để bàn Dell OPTIPLEX 7060, E04S2MP24 (Core i5-9500 / RAM 8GB / New SSD 256GB / Win 10 Pro) / Màn hình Dell 24 inch FullHD P2422H

- Máy tính Laptop: Laptop HP 240 G9 i5 1235U/8GB/256BG/WIN11, laptop HP Pavilion 15 eg2086TU i3 1215U/8GB/256GB/Win11, Dell inspỉon 5401 i5-1035G1/8GB/SSD512GB/MX330 2GB/14inch…

- Máy IN: Máy IN HP 1005, máy in đa chức năng canon MF 221, máy in đa chức năng HP laserjet MFP 137fnw 4ZB84A…

- Các phụ kiện: mainboard GIGABYTE B760M DS3H DDR4, RAM laptop DDR4 Kingston 8GB, card màn hình ASUS Dual GeForce RTX 4060…

Công ty TNHH Công Nghệ Số Tiến Dũng luôn nỗ lực để mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất giúp nâng chất lượng cuộc sống

2.1.4 Đặc điểm lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty

Trang 25

Công ty TNHH Công nghệ số Tiến Dũng là một công ty chuyên về sản phẩm công nghệ số bao gồm việc buôn bán và sỉ các sản phẩm công nghệ cho các cửa hàng kinh doanh sản phẩm công nghệ nhỏ trong khu vực

Công ty TNHH công nghệ số thường nhập sản phẩm công nghệ từ các hãng công nghệ uy tín với số lượng cao về để phân phối cho các cửa hàng vừa và nhỏ và bán hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Việc nhập hàng từ nơi sản xuất hoặc một số sản phẩm phải qua trunng gian lên rất phức tạp Do vậy yêu cầu cần phải có các mối quan hệ hợp tác lâu dài và có kiến thức, chuyên môn về sản phẩm công nghệ mới có thể cung ứng được những sản phẩm chính hãng Ngoài ra hoạt động kinh doanh sản phẩm công nghệ là ngành nghề có tính đặc thù cao khi sản phẩm có tính thay thế và cạnh tranh rất lớn trên thị trường

2.1.5 Đặc điểm về mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 2.1: sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

Chú thích:

Liên quan gián tiếp

Phòng kinh doanh

Trang 26

Giám đốc: Giám đốc điều hành là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh do mình quyết định Là người trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước công ty

Phòng kế toán: tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty về các vấn đề tài chính kế toán của công ty Tham mưu việc thực hiện quy định về pháp luật và nghĩa vụ với nhà nước, báo cáo kết quả sản xuất hàng tháng, quý, năm với giám đốc công ty và chịu trách nhiệm về nghiệp vụ kế toán

Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về việc tổ chức hoạt động nhằm tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch tiêu thụ theo từng tháng, quý và năm, tham mưu với giám đốc về các biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, đồng thời quản lý việc bán hang tại công ty

Phòng Sales: Chịu trách nhiệm bán hàng cho doanh nghiệp, xác định các khách hàng tiềm năng có nhu cầu về sản phẩm của công ty

Phòng Marketing: Thu thập thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược marketing phù hợp Tạo dựng hình ảnh và vị thế của thương hiệu trên thị trường Tiếp cận khách hàng tiềm năng và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của công ty

Phòng CSKH: Hỗ trợ khách hàng, thực hiện các dịch vụ sau bán hàng…

2.2 Đặc điểm về nguồn lực của công ty

2.2.1 Đặc điểm về lao động Bảng 2.1: Đặc điểm lao động tại công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng

(2021-2023)

Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng (người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng (người)

Tỷ trọng

(%) I Theo giới tính

2 Lao động nữ 4 18,2 6 23,1 150 7 22,6 116,6 132,2

𝜽𝑩𝑸(%) 𝜽𝑳𝑯

(%) (%) 𝜽𝑳𝑯

Trang 27

II Theo mối quan hệ lao động

1 Lao động gián tiếp 4 18,2 4 15,3 100 4 12,9 100 100

Nguồn: Công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng

Nhìn chung trong ba năm 2021-2023 công ty không có biến đổi nhiều về số lượng công nhân viên, vẫn ở mức giao động từ 22 đến 31 nhân sự Nhìn chung với số lượng nhân viên ít, mỗi nhân viên có thể được giao nhiều nhiệm vụ khác nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đến quản lý chất lượng và vận hành để tạo nên tính đa dạng trong công việc Với quy mô đó, công ty có thể linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh lịch trình làm việc của nhân viên để đáp ứng nhu cầu sản xuất cụ thể của khách hàng Ngoài ra, với quy mô và số lượng nhân viên như vậy có thể tạo ra một môi trường làm việc gần gũi hơn, với quan hệ lao động tốt giữa các nhân viên và quản lý, nâng cao tinh thần đồng đội cũng như tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công việc Qua biến động về số lượng lao động theo các chỉ tiêu ở bảng trên trong ba năm 2021,

2022, và 2023 có thể thấy

Theo giới tính: Số lượng lao động nam trong 3 năm qua luôn nhiều hơn lao động nữ và ngày một tăng dần Với số lượng lao động nam năm 2021 là 22 người, đến năm 2022 là 26 người và năm 2023 là 31 người và TĐPTBQ là 115,4% Số lượng lao động nữ vào năm 2021 là 4 người, đến năm 2022 là 6

Trang 28

nam nữ trong công ty tương đối phù hợp với ngành nghề kinh doanh hiện nay của công ty

Theo mỗi quan hệ lao động: Số lao động gián tiếp qua 3 năm không thay đổi chỉ dừng lại ở con số 4 người qua 3 năm và TĐPTBQ qua 3 năm là 100% Lao động trực tiếp qua 3 năm tăng từ 18 lên 27 người Với năm 2021 là 18 người, sang đến năm 2022 là 22 người và đến năm 2023 là 27 người với mức TĐPTBQ là 122,4% Điều này có thể thấy được việc kiểm soát quy trình và chất lượng sản phẩm thông qua việc sử dụng lao động trực tiếp

Theo độ tuổi: Số lượng lao động dưới tuổi 25 qua 3 năm đã tăng từ 10 người năm 2021 lên 11 người với năm 2022 và đến năm 2023 là 14 người, TĐPTBQ là 118,2% Số người lao động từ 26 đến 35 tuổi qua 3 có TĐPTBQ là 119%

Cơ cấu theo trình độ: nhóm lao động theo trình độ đại học qua 3 không có sự thay đổi nhiều chỉ tăng 1 người sau 3 năm và TĐPTBQ qua 3 năm chỉ là 107,9% Số người lao động phổ thông đào tại nghề qua 3 năm tăng từ 16 người lên 24 người Với năm 2021 là 16 người, năm 2022 là 19 người và tới năm 2023 là 24 người với TĐPTBQ là 122,4% Điều đó cho thấy được công ty luôn chú trọng vào việc đạo tạo nhân viên trẻ nhằm phục vụ lâu dài trong công ty

Như vậy có thể thấy, lao động của công ty về cơ bản phù hợp với mô hình cũng như đặc điểm hoạt động ngành nghề của công ty Các nhân viên lao động luôn có tinh thần làm việc tích cực và có trách nhiệm trong các nhiệm vụ được giao, đóng góp nhất định vào thành công bước đầu trong hoạt động của công ty

2.2.2 Đặc điểm về cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty

Cơ sở vật chất

Trang 29

Bảng 2.2: Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Tổng 30.693.300.000 100 28.400.350.000 92,5

Nguồn: Công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng

Căn cứ vào bảng 2.2 ta có thể thấy rằng tổng giá trị TSCĐ của công ty là khá lớn và còn rất mới, tỷ lệ khấu hao rất ít, tỉ lệ giá trị còn lại chiếm 92,5% trong tổng nguyên giá TSCĐ của công ty là 30.693.300.000đ Điều này được giải thích là do công ty mới thành lập được hơn 4 năm, các loại máy móc thiết bị có giá trị mới cao Trong tổng nguyên giá TSCĐ thì nhà cửa, vật kiến trúc có giá trị lớn chiếm 60,76% tiếp đó là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải chiếm lần lượt là 10,94% và 28,19% và thiết bị quản lý chiếm 0,11% Điều này cho thấy công ty chú trọng vào việc đầu tư cho cửa hàng và cơ sở vật chất của công ty cũng như là phương tiện vận tải nhằm phục vụ cho việc kinh doanh và vận chuyển hàng hoá của công ty Công ty đã chú trọng nhất định trong đầu tư về phương tiện vận tải để cung ứng hàng hóa đến các địa bàn tiêu thụ sản phẩm của công ty

Nhìn chung cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty tính đến 31/12/2023 của công ty còn rất mới với tỉ lệ giá trị còn lại là 92,5%; đáp ứng tốt hoạt động kinh doanh của công ty hiện nay Như vậy công ty có thể ổn định kinh doanh trong một thời gian dài trước khi phải đổi mới trang thiết bị của mình

Trang 30

Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng

trong 3 năm (2021-2023)

Nội dung

Giá trị (đồng)

Giá trị (đồng)

Giá trị (đồng) A Nợ phải trả 25.345.518.699 30.434.739.646 120 28.528.040.711 93,7 106

I Nợ ngắn hạn 1.234.312.322 4.589.756.623 371,8 5.605.234.562 122,1 213 II Nợ dài hạn 24.111.206.377 25.844.983.023 107,1 22.922.806.149 88,6 97,4

B Vốn chủ sở hữu 6.000.000.000 7.000.000.000 116,6 10.000.000.000 142,8 129

I Vốn chủ sở hữu 6.000.000.000 7.000.000.000 116,6 10.000.000.000 142,8 129

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 31.345.518.699 37.434.739.646 119,1 38.528.040.711 102,9 110,6

Nguồn: Công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng

Qua bảng 2.3 cho thấy: Từ năm 2021 đến năm 2022, giá trị vốn chủ sở hữu tăng lên 1.000.000.000đ với năm 2021 vốn chủ sở hữu là 6.000.000.000đ, sang đến năm 2022 vốn chủ sở hữu tăng lên 7.000.000.000đ Từ năm 2022 đến năm 2023, giá trị tăng từ 7.000.000.000đ lên 10.000.000.000đ, tăng

3.000.000.000đ với tốc độ phát triển bình quân là 110,6% Như vậy có thể thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong vốn chủ sở hữu cho thấy công ty đã có khả năng huy động vốn hiệu quả hoặc tích luỹ được lợi nhuận

2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2023)

(2021-2.4.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Thông qua việc nghiên cứu phân tích đá giá sự biến động về doanh thu, kết quả SXKD trong kỳ, tìm hiểu và biết được nguyên nhân gây ra những biến động, từ đó đưa ra các biện pháp hợp lý để khắc phục những yếu kém trong kinh doanh và phát huy những thế mạnh để sản xuất kinh doanh của công ty

𝜽𝑳𝑯(%)

𝜽𝑳𝑯(%)

𝜽𝑩𝑸(%)

Trang 31

ngày càng phát triển Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm được thể hiện qua bảng 2.3

Bảng 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Nguồn: Công ty TNHH công nghệ số Tiến Dũng

Từ những số liệu ở bảng 2.3 cho thấy tổng doanh thu của công ty tăng qua các năm với mức tăng không đồng đều Năm 2022 doanh thu tăng 145,5% so với năm 2021, còn năm 2023 chỉ tăng 117,1% so với năm 2022 và tốc độ phát triển bình quân 3 năm là 130,5% Nguyên nhân là do năm năm 2022 công ty mở rông thêm thêm cơ sở lên lợi nhuận tăng, đến năm 2023 tình hình kinh doanh vẫn tiến triển như vậy lên không có đột biến về doanh thu Tuy doanh

Ngày đăng: 21/08/2024, 16:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN