1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường nhật bản

62 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Tác giả Trần Thị Vân Trang
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Như Bình
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,36 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA (10)
    • 1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu (11)
      • 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu (11)
      • 1.1.2. Vai trò của xuất khẩu (11)
    • 1.2. Đặc điểm và các hình thức xuất khẩu (14)
      • 1.2.1. Đặc điểm của xuất khẩu (14)
      • 1.2.2. Hình thức xuất khẩu (14)
    • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu (16)
      • 1.3.1. Các nhân tố từ phía bên trong (16)
      • 1.3.2. Các nhân tố bên ngoài (17)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM (11)
    • 2.1. Nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (21)
      • 2.1.1. Nhân tố từ phía Nhật Bản (21)
      • 2.1.2. Nhân tố từ phía Việt Nam (24)
    • 2.2. Thực trạng xuất xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2018-2022 (30)
      • 2.2.1. Tổng khối lượng xuất khẩu (30)
      • 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng (39)
    • 2.3. Đánh giá xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (46)
      • 2.3.1. Ưu điểm (46)
      • 2.3.2. Hạn chế (47)
      • 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế (47)
    • 3.1. Định hướng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đến (50)
    • 3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (51)
      • 3.2.1. Tăng cường kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm (51)
      • 3.2.2. Hỗ trợ thương mại và xuất khẩu (52)
      • 3.2.3. Khuyến khích hiệp hội các ngành hàng tạo Liên minh Xuất khẩu (52)
      • 3.2.4. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp cần tăng cường nghiên cứu thị trường (53)
      • 3.2.5. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm và chú trọng xây dựng thương hiệu chất lượng (54)
    • 3.3. Một số khuyến nghị đối với Chính phủ (54)
      • 3.3.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp (54)
      • 3.3.2. Thúc đẩy thương mại qua VJEPA (55)
      • 3.3.3. Đẩy mạnh công tác hợp tác với Nhật Bản (56)
      • 3.3.4. Đẩy mạnh việc hợp tác về vận chuyển và logistic (57)
  • KẾT LUẬN (60)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (61)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Nông sản Việt Nam đang chiếm ưu thế khi thị trường xuất khẩu của Việt Nam, một thị trường vô vùng rộng lớn có quy mô lên tới 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, với

LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

Khái niệm và vai trò của xuất khẩu

Một trong những khái niệm quan trọng trong thương mại quốc tế chính là khái niệm về hoạt động xuất khẩu Theo đó, hoạt động xuất khẩu hàng hóa được hiểu là một mặt hàng sản phẩm được một đất nước đưa sang đất nước khác để bán hoặc đổi lấy một mặt hàng khác tương đương về giá trị hoặc dùng tiền làm cơ sở cho phương tiện thanh toán Tóm lại, việc đưa sản phẩm từ nước này sang nước khác dựa trên cơ sở giá trị của hàng hóa hay thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa

Xuất khẩu hàng hóa là yếu tố quan trọng và mật thiết dẫn đến sự chuyên môn hóa trong quá trình sản xuất khi các nước đó sử dụng thế mạnh của mình sản xuất những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh nhằm gia tăng sản lượng lớn sản phẩm, điều này giúp các quốc gia không chỉ thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dẫn đến sự dư thừa hàng hóa, xúc tiến quá trình xuất khẩu hàng hóa này sang các quốc gia khác hoặc giúp trao đổi hàng hóa lấy các hàng hóa mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh (được hiểu là nếu tự sản xuất sẽ phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn) nhằm thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng trong nước Do đó, hoạt động xuất khẩu hàng hóa tất yếu dẫn đến quá trình phân công lao động theo chuyên môn hóa với chủ thể là các quốc gia

Theo Luật thương mại 2005, điều 28 khoản 1 đã đưa ra khái niệm xuất khẩu hàng hóa chính là đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ của đất nước Việt Nam hoặc các khu vực hải quan riêng được cho là những khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam

Tóm lại, xuất khẩu nói một cách đơn giản nhất là một sản phẩm hoặc dịch vụ tới thị trường nước ngoài để đổi lấy ngoại tệ Do đó nhờ có xuất khẩu, nước xuất khẩu sẽ thu được một nguồn ngoại tệ lớn, đây chính là một phần quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế và có thể góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của một nước giúp tăng cường giao thương giữa các quốc gia trên thị trường quốc tế cũng như khu vực

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu

Tại sao các quốc gia phải tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế nói chung và việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nói riêng? Bởi lẽ hoạt động xuất khẩu đóng vai trò to lớn không chỉ đối với quốc gia mà còn có vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp Đối với quốc gia

Thứ nhất, đối với đất nước, hoạt động xuất khẩu là cơ sở vững chắc để thu về ngoại tệ, giúp đáp ứng được nguồn ngoại tệ trong nước, phục vụ cho các hoạt động tiêu dùng cũng như là đầu tư nước ngoài, nhập khẩu hàng hóa, mà phải sử dụng đến ngoại tệ

4 Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu diễn ra mạnh mẽ ở nhiều ngành nghề, nhiều mặt hàng giúp đẩy mạnh việc tăng trưởng lao động nhằm tạo ra nguồn hàng hóa dồi dào đáp ứng nhu cầu xuất khẩu Việc tăng trưởng này giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp ở mọi ngành nghề gắn liền với việc giải quyết vấn đề việc làm ở nhiều địa phương Dựa trên cơ sở những mặt hàng xuất khẩu rất đa dạng và phong phú, không chỉ những mặt hàng chế biến hay công nghiệp, điện tử viễn thông mà có thể là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm ngư nghiệp, từ đó làm giảm tình trạng thất nghiệp, không có việc làm ở một số địa phương, đồng thời tận dụng được nguồn lực dồi dào từ các địa phương mọi ngành nghề mọi cấp độ Thêm nữa, hoạt động xuất khẩu giúp gia tăng vị thế của quốc gia trên trường thế giới Hàng hóa xuất khẩu ra thị trường thế giới cơ bản là phải đáp ứng được một số các tiêu chuẩn, đặc biệt trong đó có các tiêu chuẩn tương đối khắt khe và chặt chẽ như các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ hay hàm lượng chất độc tồn dư trong sản phẩm, do vậy khi hàng hóa đạt được những tiêu chuẩn này và tồn tại trên thị trường thế giới sẽ giúp khẳng định vị thế quốc gia, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lại càng mạnh mẽ khi được nhiều quốc gia tin dùng sản phẩm của nước xuất khẩu, đây là cơ sở khẳng định về chất lượng sản phẩm cũng như cho thấy tiềm năng thị trường to lớn

Thứ hai, hoạt động xuất khẩu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư trong nước Việc đẩy mạnh phát triển thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của các quốc gia Hoạt động xuất khẩu kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện mức sống của các tầng lớp dân cư Ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu là nguồn tăng dự trữ ngoại tệ, từ đó tạo điều kiện cần thiết để giúp cho quá trình ổn định đồng tiền nội tệ và chống lạm phát Cùng với xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu chính là cơ sở quan trọng để mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của một nước, góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng Nhập khẩu hướng vào mục tiêu chủ yếu là phục vụ chiến lược phát triển xuất khẩu và đáp ứng yêu cầu thiết yếu của sản xuất, tiêu dùng trong nước

Thứ ba, hoạt động xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất do các ngành sản xuất hàng xuất khẩu là ngành trụ cột hỗ trợ cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi Bên cạnh đó, tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực quản lý và sản xuất của các doanh nghiệp trong nước

Thứ tư, hoạt động xuất khẩu tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động của quốc gia Trước hết, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu là nơi thu hút lao động vào làm việc với nguồn thu nhập ổn định và có phần tốt hơn so với các ngành khác Xuất khẩu thu về ngoại tệ, tạo ra nguồn lực để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục

Thư viện ĐH Thăng Long

5 vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú, đa dạng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt là hàng hóa khan hiếm Đồng thời, xuất khẩu tác động tích cực đến trình độ tay nghề của người sản xuất hàng xuất khẩu

Thứ năm, hoạt động xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế kinh tế và khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia trên thị trường thế giới, góp phần quan trọng vào hội nhập quốc tế

Tóm lại, xuất khẩu góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp cho ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêm việc làm cho người dân Đối với doanh nghiệp

Không chỉ vậy, việc tham gia vào hoạt động xuất khẩu vô hình chung giúp các doanh nghiệp trong nước tận dụng được các lợi thế về sản phẩm, giúp thúc đẩy sự cạnh tranh, buộc phải tham gia sản xuất với quy trình tân tiến hơn, tham gia sản xuất với tinh thần học hỏi, như vậy giúp nâng cao trình độ sản xuất trong nước Cùng với đó, việc gia nhập sâu rộng vào hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu được giá trị sản phẩm cao hơn so với việc sản xuất hàng tiêu dùng trong nước Đây là điểm đặc biệt quan trọng khi bắt đầu thực hiện các hoạt động xuất khẩu, ngoài việc mở rộng thị trường trong nước ra thị trường nước ngoài với quy mô lớn hơn thì giá trị đem lại cũng lớn hơn, đây chính là động lực giúp các doanh nghiệp nội địa định hướng tới hoạt động xuất khẩu Khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp lại có động lực phát triển các hàng hóa theo hướng đa dạng hóa, chú trọng vào chất lượng sản phẩm và các quy định, nâng cao trình độ tay nghề của người sản xuất cũng như trình độ quản lý của các doanh nghiệp, không chỉ quản lý về sản phẩm thương thường mà phải tham gia vào quản lý chuỗi cung ứng trong nước cũng như quốc tế nhằm nắm bắt được thời cơ cũng như cơ hội nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động xuất khẩu tạo cơ hội cho doanh nghiệp nội địa tiếp cận với thị trường quốc tế, từ đó giúp nâng cao vị thế và năng lực sản xuất cho doanh nghiệp phát triển vươn ra thế giới Bên cạnh đó, trao đổi hàng hóa quy mô quốc tế mở ra nhiều mối quan hệ giao lưu, hợp tác, tạo điều kiện cho doanh nghiệp học hỏi, nâng cao kinh nghiệm quản trị, tiếp thu những tiến bộ khoa học - công nghệ hiện đại Việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất và nhập khẩu hàng hóa sẽ hạn chế rủi ro như thừa/thiếu hàng hóa hay hủy hợp đồng khi kinh doanh trên một đối tác duy nhất Nhờ tham gia vào hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể học hỏi được những kinh nghiệm và giá trị mới giúp gia tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh nhằm tăng trưởng doanh thu, tạo ra doanh thu và lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp

Từ đó ta thấy được rằng, việc xuất khẩu góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế của một quốc gia không những xúc tiến phát triển kinh tế trong nước mà còn thúc đẩy các khía cạnh khác như lao động, văn hóa, chính trị theo hướng tích cực, theo đuổi mục tiêu toàn cầu hóa và phát triển bền vững không chỉ đối với quốc gia mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị của các doanh nghiệp trong nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng thực tế, từ nội lực bên trong và phát triển đất nước một cách bên vững.

Đặc điểm và các hình thức xuất khẩu

1.2.1 Đặc điểm của xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động diễn ra giữa các quốc gia khác nhau nên xuất khẩu sẽ mang những điểm khác biệt và đặc trưng riêng so với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Hoạt động xuất khẩu diễn ra ở thị trường rộng lớn và giữa các nước nên sẽ khó để kiểm soát Các nhân tố như: chính trị, văn hóa, pháp luật,… cũng có tác động đáng kể đến hoạt động này Do đó, để hạn chế điều này, chính phủ các nước đã ban hành các chính sách về thuế quan, hạn ngạch và đưa ra các quy định pháp luật để quản lý hoạt động xuất khẩu bằng nhiều hình thức

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phải đối mặt với mức cạnh tranh cao độ về chất lượng sản phẩm, giá cả, phương thức thanh toán và cách thức thực hiện giao dịch Khi họ xuất khẩu hàng hóa đến một quốc gia cụ thể, họ sẽ phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác nhau đến từ nhiều nước trên cùng thị trường Để đạt được hiệu quả trong kinh doanh, các doanh nghiệp này phải không ngừng tối ưu hóa khả năng cạnh tranh của họ

Trong quá trình giao dịch quốc tế, thanh toán thường được thực hiện bằng ngoại tệ có giá trị đổi mới Vì vậy, biến động tỷ giá hối đoái và tình hình thị trường tiền tệ quốc tế có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động xuất khẩu

Ngoài các yếu tố kinh tế, hoạt động xuất khẩu còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các quan hệ chính trị và xã hội quốc tế, cũng như các chính sách khuyến khích xuất khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước Các chính sách này có thể tác động đến hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp

Xuất khẩu hàng hoá được xem là một khía cạnh quan trọng của nền kinh tế thế giới Hoạt động này thể hiện sự phong phú trong cách thức chúng ta giao tiếp và trao đổi lưu thông trên toàn cầu Dưới đây là một số hình thức chính được sử dụng khi tham gia các hoạt động xuất khẩu:

Xuất khẩu trực tiếp Đây được xem là hình thức cơ bản nhất của xuất khẩu, trong đó những cơ sở doanh nghiệp sản xuất hàng hoá tạo ra sản phẩm và sau đó tiến hành xuất khẩu chúng trực tiếp

Thư viện ĐH Thăng Long

7 đến thị trường nước ngoài Điều này thường liên quan đến việc thiết lập quan hệ thương mại với những đối tác nước ngoài và bên xuất khấu sẽ quản lý, thực hiện tất cả các khâu trong quá trình xuất khẩu

Xuất khẩu qua trung gian

Với hình thức này, một bên thứ ba, thường là một công ty xuất khẩu hoặc đại lý xuất khẩu, đóng vai trò trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và thị trường nước ngoài Điều này có thể giúp giảm bớt các rủi ro và thủ tục hành chính cho doanh nghiệp sản xuất

Là quá trình sản xuất hoặc tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ để tiêu thụ hoặc sử dụng tại cùng một địa điểm nơi sản xuất diễn ra để thu ngoại tệ Nói theo cách khác, đây là hình thức bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài ngay tại quốc gia mình, và thanh toán được tiến hành bằng ngoại tệ Các sản phẩm xuất khẩu tại chỗ hoặc sẽ được tiêu thụ tại chỗ trong nước hoặc được mua để mang sang sử dụng ở ngoài nước

Hình thức tái xuất khẩu

Là hình thức sản phẩm được nhập khẩu vào một quốc gia sau đó được bán và xuất khẩu qua một đất nước khác Trong quá trình này, sản phẩm không trải qua bất kỳ quá trình chế biến hay sửa đổi đáng kể nào tại quốc gia nhập khẩu, thay vào đó, nó thường được mua và bán lại với mục đích chuyển giao cho thị trường quốc tế khác

Có hai hình thức chính trong hoạt động thái xuất khẩu có thể kể đến là tạm nhập - tái xuất và chuyển khẩu, cụ thể về các hình thức này được trình bày như sau:

Hình thức tạm nhập – tái xuất là quá trình thương mại đặc biệt, cụ thể hàng hoá sẽ được mua từ một quốc gia với mục đích bán cho một quốc gia khác thông qua các hợp đồng thương mại quốc tế Quá trình này bao gồm việc thực hiện thủ tục nhập khẩu để đưa sản phẩm mặt hàng vào quốc gia nhập khẩu, sau đó thực hiện thủ tục xuất khẩu mà không yêu cầu bất kỳ sự can thiệp hoặc chế biến nào

Hàng hoá chuyển khẩu được chia thành hai loại Một là hàng hóa có thể được nhập cảnh trước, sau đó yêu cầu giấy tờ từ cơ quan hải quan để chuyển giao đến một cửa khẩu hải quan khác để tiến hành thủ tục nhập khẩu Hai là hàng hoá tại nơi xuất phát lúc ban đầu đã được xử lý về thủ tục hải quan xuất khẩu và sau đó được vận chuyển đến điểm đến, trong đó hải quan ở điểm đó chịu trách nhiệm giám sát và quản lý hàng hoá trước khi được xuất cảnh

Là phương thức người đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp tới người nhận gia công các công cụ sản xuất như máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc thậm chí là sản phẩm mẫu và hướng dẫn cụ thể Người nhận gia công sau đó tổ chức và thực hiện quá trình sản xuất theo đúng yêu cầu của bên đặt hàng Sau khi hoàn thành, toàn bộ sản

8 phẩm được trả lại cho bên đặt hàng để nhận tiền công theo thỏa thuận trước đó Điều này giúp người đặt hàng tận dụng sự chuyên môn và tiềm năng sản xuất có sẵn tại địa phương trong nước mà không cần tiến hành quá trình sản xuất độc lập

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM

Nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

2.1.1 Nhân tố từ phía Nhật Bản

Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc với năng suất và ký thuật tiên tiến Trong vòng 3 thập kỷ qua, tốc đọ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản đạt mức kỷ lục, khoảng 10% trong những năm 60, 5% trong những năm

70 và 4% trong những năm 80 Tốc độ tăng trưởng đã chậm lại trong những năm 90 và chỉ được khoảng 1,7% Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế có nhiều điểm nổi bật, đây được xem là thị trường tiềm năng với quy mô kinh tế lớn, đặc biệt là thị trường màu mỡ dành cho các mặt hàng nông sản chất lượng cao Với quy mô dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triêu người với thu nhập bình quân đầu người khonagr 43.000 USD/người, Nhật Bản là một trong những thị trường có sức tiêu thụ rất lớn (Tổng cục thống kê, 2022)

Mặt hàng nông sản là mặt hàng được cho là gắn liền và gần gũi với từng người dân không chỉ Nhật Bản, với nền kinh tế phát triển tốt đồng thời quy mô dân số lớn, Nhật Bản là nước tiêu thụ các mặt hành thực phẩm khá tốt Năm 2021, Nhật Bản nhập khẩu

742 tỷ USD hàng hóa, chủ yếu là các mặt hàng điện tử, nhiên liệu, nguyên liệu và thực phẩm Tiêu dùng thực phẩm lớn cùng với nhu cầu nông sản rất cảo đã khiến Nhật Bản là thị trường xuất khẩu nông sản quan trọng đối với các nước, trong đó có Việt Nam (Tổng cục thống kê, 2022)

Các mặt hàng nông sản giữa Việt Nam và Nhật Bản mang tính bổ trợ cho nhau nên hàng Việt không có sự cạnh tranh với hàng nội địa Nhật

Tuy nhiên Nhật Bản vẫn được biết đến là thị trường khó tính và khắt khe, không dễ gì thâm nhập, nhất là với các mặt hàng nông sản

Rào cản thương mại (thuế quan, phi thuế quan) Để bảo hộ một số ngành trong nước vào bảo vệ nguồn lợi đối với một số mặt hàng nogon sản của Nhật Bản Trong 4 tháng đầu năm 2019, nhiều lô hàng nông sản và thực phẩm khi xuất khẩu vào Nhật Bản bị Nhật Bản áp lệnh kiểm tra do vi phạm luật Vệ sinh thực phẩm Theo đó, Nhật Bản áp dụng triệt để tỷ lệ dư lượng thuốc vào vệ thực phẩm, áp lệnh kiểm tra 100% các chỉ tiêu như Chlorpyrifos, Cypermethrin, Profenofos, Hexaconazole trên mùi tàu tươi; các mặt hàng rau ngót tươi, trà chưa lên men, nấm Fukurotake, quả thanh long tươi bị kiểm tra 30% một số chỉ tiêu thuốc bảo vệ thực vật

Quy định kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm, nông sản

Chất lượng hàng hóa vào thị trường Nhật Bản là một trong những yêu cầu quan trọng Các sản phẩm phải có giấy chứng chận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng xuất khẩu bởi CFS được coi là một công cụ để nước nhập khẩu sản phẩm kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào nước của họ cũng như gia tăng độ tin cậy Khi một sản phẩm có CFS có nghĩa là sản phẩm đó đã thông qua những phương pháp kiểm tra đánh giá của cơ quan chuyên môn tại nước xuất khẩu và sản phẩm đó cũng đã đuộc cho phép sản xuất và buôn bán và tiêu dùng ở nước sở tại CFS là chứng nhận bắt buộc phải có để xin hồ sơ cấp phép công bố tiêu chuẩn chất lượng đối với mọt số thực phẩm Về quy định kiểm tra hàng hóa sản phẩm nông sản của Nhật bản có 3 loại kiểm định chất lượng cần phải thực hiện đó là

Thứ nhất là kiểm tra bắt buộc: Dựa trên luật an toàn vệ sinh thực phẩm, những thực phẩm nào có khả năng có vấn đề cao theo yêu cầu của Bộ Y tế Lao động, Phúc lợi Nhật Bản sẽ thực hiện kiểm tra bắt buộc khi nhập khẩu

Thứ hai là Kiểm tra hướng dẫn: Cơ sở kiểm dịch sẽ xác nhận đơn vị nhập khẩu có thực hiện tốt trách nhiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm không

Thứ ba là kiểm trả giám sát: tại cơ sở kiểm dịch, hàng hóa không là đối tượng của kiểm tra bắt buộc thì với mục đích để nắm rõ tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm, căn cứ vào kế hoạch hàng năm mà tiến hành giám sát liên tục, thực hiện xác nhận tính an toàn thực phẩm hiệu quả cao Trường hợp có vi phạm về thuốc trừ sâu hay những vi phạm khác, thì sẽ tăng cường tần suất kiểm tra giám sát, nhằm xem xét có cần thiết cho vào loại kiểm tra bắt buộc hay không

Thị trường Nhật Bản luôn có nhu cầu cao về trái cây tươi, rau xanh và nhiều mặt hàng nông sản khác, đây là cơ hội để hàng nông sản Việt Nam mở rộng tại thị trường Nhật Bản Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu các quy định về luật bảo vệ thực vật và luật an toàn vệ sinh thực phẩm

Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản

Hệ thống tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản” được thiết kế nhằm cho phép các sản phẩm đã qua kiểm tra dựa trên các tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật bản được mang biểu tượng JAS "Hệ thống Tiêu chuẩn Ghi nhãn Chất lượng" được thiết kế nhằm yêu cầu các nhà sản xuất và đơn vị bán hàng phải dán nhãn sản phẩm cuả họ phù hợp với các tiêu chuẩn về Ghi nhãn Chất lượng Hệ thống JAS quy định cho gần 100 loại sản phẩm với khoảng 350 tiêu chuẩn cho các mặt hàng thực phẩm và vật liệu gỗ xây dựng Các tiêu chuẩn về Ghi nhãn chất lượng được áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm Theo các tiêu chuẩn này, đối với thực phẩm tươi phải có tên và nơi xuất xứ, với thực phẩm chế biến phải có tên, thành phần, hạn sử dụng v.v Ngoài ra, hệ thống kiểm tra, chứng

Thư viện ĐH Thăng Long

15 nhận và ghi nhãn cho sản phẩm thực phẩm hữu cơ cũng được xây dựng và tạo nên một nhãn riêng cho sản phẩm thực phẩm "hữu cơ"

JAS là các tiêu chí về chất lượng nông lâm sản như phân loại, thành phần cấu tạo, đặc tính hoặc về phương pháp sản xuất Việc xây dựng, sửa đổi hoặc huỷ bỏ tiêu chuẩn JAS do sự quyết định của Ban Nghiên cứu về Tiêu chuẩn Lâm và Nông nghiệp gồm các chuyên gia là các đại diện hoặc nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tiêu dùng, sản xuất và phân phối Các tiêu chuẩn quốc tế cũng được đưa ra cân nhắc

Xuất phát từ mục đích bảo hộ sản xuất trong nước và một số lý do như an ninh quốc gia, vấn đề về môi trường v.v…, một số loại hàng hóa được áp dụng quy chế hạn ngạch nhập khẩu và chấp thuận nhập khẩu từ trước

Nhật Bản, hạn ngạch nhập khẩu được tính toán trên cơ sở dự đoán nhu cầu về hàng hóa và khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước Vào đầu và giữa năm tài chính (từ tháng 4 năm trước đến tháng 4 năm tiếp theo), Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) phê duyệt những mặt hàng nhập khẩu theo quy chế hạn ngạch được ghi rõ trong thông báo nhập khẩu

Các thông tin cần thiết về hạn ngạch nhập khẩu được công khai trên trang web của

Thực trạng xuất xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2018-2022

Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản có nhiều tín hiệu tích cực trong những năm gần đây Thông qua những chỉ số về tổng kim ngạch xuất khẩu hay tăng trưởng xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản cũng cho thấy sự ổng định trong hoạt động xuất khẩu dù biến động kinh tế và môi trường xã hội đáng kể trong những năm gần đây

2.2.1 Tổng khối lượng xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản ghi nhận nhiều mặt hàng phổ biến Các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản những năm 2018-2021 chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như Cà phê, chè cũng như các lại gia vị Bên cạnh đó các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp xác cũng được xuất khẩu tương đối nhiều sang thị trường này, đặc biệt năm 2022, khi hoạt động xuất khẩu chè, cà phê hay các loại gia vị có xu hướng giảm nhiệt thì các chế phẩm từ thịt cá lại được đẩy mạnh sang thị trường này

Ngoài ra, các loại rau củ, thân củ và dễ ăn được duy trì ổn định giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đi kèm với đồ là các chế phẩm từ rau, quả, quar hạch có thể kể đến như hạt điều, hồ tiêu được thị trường Nhật Bản vô cùng ưa chộng

Dưới đây là bảng thống kê một số mặt hàng chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và sản lượng của chúng trong giai đoạn 2018-2022

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 2.2 Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tiêu biểu từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2018 - 2022

09: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị 56914 99737 99886 110394 5748

16: Các chế phẩm từ thịt, cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác, hoặc từ côn trùng

23: Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến

07: Rau và một số loại củ, thân củ và rễ ăn được 34815 39203 25599 27310 24921

20: Các chế phẩm từ rau, quả, quả hạch (nuts) hoặc các phần khác của cây

22: Đồ uống, rượu và giấm 15079 13980 11008 9536 12611

35: Các chất chứa albumin; các dạng tinh bột biến tính; keo hồ; enzym

19: Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh 13987 16415 18482 19562 24290

21: Các chế phẩm ăn được khác 10156 14107 16605 18997 16239

08: Quả và quả hạch (nuts) ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa

41: Da sống (trừ da lông) và da thuộc 8700 13172 7096 13321 10935

24 06: Cây sống và các loại cây trồng khác; củ, rễ và loại tương tự; cành hoa và cành lá trang trí

05: Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở các nơi khác

14: Vật liệu thực vật dùng để tết bện; các sản phẩm thực vật chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

15: Chất béo và dầu có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoặc vi sinh vật và các sản phẩm tách từ chúng; chất béo ăn được đã chế biến; các loại sáp động vật hoặc thực vật

02: Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ 1653 759 48 85 84

12: Hạt dầu và quả có dầu; các loại hạt, hạt giống và quả khác; cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cỏ khô

04: Sản phẩm bơ sữa; trứng chim và trứng gia cầm; mật ong tự nhiên; sản phẩm ăn được gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

17: Đường và các loại kẹo đường 867 1318 1129 1109 1285

18: Ca cao và các chế phẩm từ ca cao 321 234 359 501 1407

Thư viện ĐH Thăng Long

11: Các sản phẩm xay xát; malt; tinh bột; inulin; gluten lúa mì 195 2030 3154 1011 1047

13: Nhựa cánh kiến đỏ; gôm, nhựa cây, các chất nhựa và các chất chiết xuất từ thực vật khác

Xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản những năm gần đây duy trì một tỷ lệ ồn định so với tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Viêt Nam ra thị trường thế giới

Tổng quan bức tranh hoạt động xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản được thể hiện trong bảng dưới đây

Bảng 2.3 Tổng quan hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản (nghìn USD)

Kim ngach xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản (Nghìn USD)

Tỷ trọng xuất khẩu sang Nhật bản so với tổng kim ngạch (%)

Tỷ trọng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam của Nhật Bản (%)

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ CSDL Trademap.org

26 Trong giai đoạn 2018-2022, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường thế giới đạt 102 tỷ USD, trung bình mỗi năm đạt 20,6 tỷ USD Trong đó, xuất khẩu nông sản đạt giá trị cao nhất vào năm 24,2 tỷ USD vào năm 2022 và thấp nhất vào đầu giai đoạn nghiên cứu là 18,9 tỷ USD Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường thế giới tương đối ổn định và thị trường Nhật Bản nói riêng, hoạt động xuất khẩu nông sản có dấu hiệu suy giảm

Xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản cao nhất vào năm 2021 với kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 1,23 tỷ USD, giá trị này thấp nhất vào đầu giai đoạn nghiên cứu là năm 2018 với tổng kim ngạch xuất khấu sang thị trường này đạt 1,04 tỷ USD Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn nghiên cứu từ 2018-2022 đạt 5,74 tỷ USD, đồng thời trung bình kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt giá trị gần 1,15 tỷ USD/năm

Có thể thấy rằng, tỷ trọng xuất khẩu nông sản từ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản so với thế giới duy trì ổn định quanh mức 5-6%, trong đó, năm 2021, tỷ trong xuất khẩu vào thị trường này có chút tăng trưởng so với thị trường thế giới khi tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này đạt 6,10%, sau đó lại giảm mạnh vào năm 2022 khi tỷ trọng giảm xuống dưới 5%, tương đương với mức 4,9% Giai đoạn 2018 – 2021, tỷ trọng này có xu hướng tăng nhẹ dần đều tuy nhiên đến năm 2022 lại sụt giảm một cách đáng kể

Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản so với các mặt hàng khác từ

Việt Nam sang Nhật Bản (Nghìn USD)

Thư viện ĐH Thăng Long

Trong giai đoạn 2018-2022, một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có thể kể đến như mã HS 16: Các chế phẩm từ thịt, cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác hoặc từ côn trùng với kim ngạch xuất khẩu chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Hình 2.3 Kim ngạch xuất khẩu 1 số mặt hàng nông sản chính từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Nghìn USD) Hình 2.2 Tỷ lệ xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản so với tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản (%)

Mã HS 16: Các chế phẩm từ thịt, cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác, hoặc từ côn trùng

Mã HS 09: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị

Mã HS 21: Các chế phẩm ăn được khác

Mã HS 20: Các chế phẩm từ rau, quả, quả hạch (nuts) hoặc các phần khác của cây

Mã HS 07: Rau và một số loại củ, thân củ và rễ ăn được

Mã HS 08: Quả và quả hạch (nuts) ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa

Mã HS 19: Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh

Các sản phẩm như chè, café hay chè Paragoay, các loại gia vị thuộc hay các chế phẩm ăn được khác cũng là những mặt hàng được xuất khẩu sang Nhật Bản khá nhiều Tuy nhiên đến năm 2022, hoạt động xuất khẩu chè, café sang thị trường này ghi nhận nhiều giảm sút đáng kể Các chế phẩm từ rau, quả, quả hạch hoặc các phần khác của cây cũng được đẩy mạnh xuất khẩu và có xu hướng mở rộng vào giai đoạn 2021-2022 Các chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa hoặc các loại bánh cũng là một trong những mặt hàng có hoạt động xuất khẩu tương đối ổn định từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 2018-2022 ghi nhận nhiều biến động Trong giai đoạn nghiên cứu, tăng trưởng

Hình 2.4 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2019 - 2022 (%)

Thư viện ĐH Thăng Long

29 xuất khẩu nông sản trung bình từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trung bình đạt 3,51% trong đó tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu là 8,95% vào năm 2019 và năm 2022 ghi nhận sự sụt giảm tới 3,31% Năm 2021, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 7,12% Có thể thấy rằng, tăng trưởng trong giai đoạn có nhiều biến động, có những năm ghi nhận sự tăng trưởng lớn tuy nhiên có những năm cũng ghi nhạn sự sụt giảm trong tăng trưởng, điển hình là năm 2020 với tăng trưởng giảm từ 8,95% vào năm 2019 xuống còn 1,28% vào năm 2020

Nhìn vào tăng trưởng biểu đồ tăng trưởng sản lượng qua các năm có thể thấy rằng, sản lượng nông sản xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản có chiều hướng giảm rõ rệt trong giai đoạn 2018-2022 từ mức tăng trưởng 33,87% vào năm 2019 với với năm 2018, sau đó tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể, đến năm 2020 còn ghi nhận sự sụt giảm trong sản lượng xuất khẩu tới hơn 2% so với năm 2019 Chiều hướng giảm sản lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản còn được thể hiện rõ khi tỷ lệ tăng trưởng đạt giá trị âm tới 17,91% vào năm 2022, tức sản lượng xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản giảm tới 17,91% so với năm 2021

Nguồn: Tác giả tính toán từ nguồn số liệu của Trademap.org

Xem xét tỷ trọng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam so với nhập khẩu từ thế giới của thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 2018-2022 cũng có nhiều điểm nổi bật Trong giai đoạn 2018-2022, tỷ trọng này ở dạng đường cong chữ U với điểm đảo ngược vào

Hình 2.5 Tỷ trọng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam so với nhập khẩu từ thế giới của Nhật Bản giai đoạn 2018-2022 (%)

30 năm 2022 với tỷ trọng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam so với trên toàn thế giới là 1,87% vào năm 2020, sau đó giảm dần từ từ năm 2021 đến 2022 với tỷ trọng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam so với nhập khẩu từ thế giới là 1,84% vào năm 2021 và 1,61% vào năm 2022 Việc tỷ trọng nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam đồng thời kim ngạch vẫn tăng trong giai đoạn cho thấy nhu cầu về hàng nông sản của Nhật bản ngày càng tăng Do đó đây là cơ hội cho Việt Nam trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường này, đặc biệt tận dụng các điều kiện thuận lợi từ hiệp định VJEPA Bên cạnh đó có thể thấy rằng, tỷ trọng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam của Nhật Bản so với việc nhập khẩu từ thế giới có xu hướng giảm tuy nhiên theo chiều ngược lại lại thấy rằng, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng nông sản từ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản so với xuất khẩu sang thế giới vẫn duy trì mức ổn định, thậm chí có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn nghiên cứu là 2018-2022 Trung bình xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản đạt 5,5%, cao nhất trong giai đoạn là năm 2022 với tỷ trọng xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản so với thế giới là 5,75%, thấp nhất là năm 2018 với tỷ trọng là 5,02%

Nguồn: Tác giả tính toán từ nguồn số liệu của Trademap.org

Đánh giá xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản trong giai đoạn 2018-

2022 ghi nhận nhiều sự tăng trưởng so với giai đoạn trước đó Trong giai đoạn này, Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản, dù năm

2022 có phần giảm nhẹ, tỷ trọng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam của Nhật Bản so với việc nhập khẩu từ thế giới cũng có những tín hiệu tăng tích vực, song song với đó là tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào Nhật Bản cũng ngày càng chiếm được ưu thế lớn Sự cải thiện này ghi nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ phía Việt Nam như sự tăng cường trong năng lực sản xuất hay cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như mở rộng danh mục hàng hóa xuất khẩu

Nông sản Việt Nam được đánh giá có tiềm năng đáp ứng thị trường và thị hiếu người tiêu dùng Nhât Bản từ đa dạng mặt hàng đến chủng loại Mặt hàng nông sản xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản vô cùng đa dạng Các sản phẩm thuộc nhóm hàng nông sản xuất khẩu gồm cà phê, gạo, rau củ quả và thực phẩm chế biến, hồ tiêu, hạt điều và các sản phẩm từ gỗ Đây là một trong những thị trường khó tính những Việt Nam đã đưa được nhiều hàng nông sản sang thị trường này Điều này là tiền đề đẩy mạnh hoạt

Hình 2.13 Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gốc từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2018-2022 (Tỷ USD)

Thư viện ĐH Thăng Long

39 động xuất khẩu đối với mặt hàng nông sản sang thị trường Nhật Bản Để đạt được điều đó, Việt Nam đã đặc biệt chú trọng lớn vào việc tuân thủ thậm chí vượt qua các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khắt khe của Nhật Bản, điều này bao gồm việc cải thiện quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng và đảm bảo về các yêu cầu về an toàn cũng như chất lượng

Bên cạnh đó, Việt Nam đã khai thác, tận dụng những lợi thế từ hiệp định thương mại tự do đem lại như hiệp định VJEPA, điều này tạo ra lợi ích đáng kể cho hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Tuy đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, xong vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định Thứ nhất, Việt Nam vẫn chưa khai thác triệt để các lợi ích từ các hiệp định thương mại, theo các hiệp định thương mại với những ưu đãi thuế quan, đây là một trong những điểm cần tận dụng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản, đưa sản phẩm nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, đẩy mạnh chất lượng và sản lượng xuất khẩu, tiếp cận với người tiêu dùng Nhật Bản

Thứ hai, chất lượng sản phẩm nông sản của Việt Nam tuy đạt tiêu chuẩn nhưng chưa đồng bộ, sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản hay ra thị trường quốc tế đều được chọn lọc một cách kỹ càng, các sản phẩm xuất đi thường trải qua nhiều khẩu kiểm định về chất lượng cũng như mẫu mã, đây là công đoạn sàng lọc sản phẩm, tỷ lệ sàng lọc càng cao thì hàng hóa xuất sang nước ngoài càng thấp, do đó, để đạt được hiệu quả xuất khẩu cao cần nhiều sự cố gắng trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam về mẫu mã cũng như chất lượng có phần kém hơn các hàng hóa nhập khẩu quốc tế, tuy nhiên về độ đặc trưng những như sự độc đáo của sản phẩm là lợi thế để tiếp cận tới người tiêu dùng Nhật Bản

Thứ ba, sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản còn chưa đồng điều, nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu chưa ổn định như mặt hàng hạt điều hay rau củ Các sản phẩm khác vẫn duy trì xuất khẩu ổn định, tuy nhiên Nhật Bản là thị trường nhiều dư địa, việc duy trì ổn định hoạt động xuất khẩu là điều chưa đạt kỳ vọng, với tiềm năng thị trường như vậy thì kỳ vọng hoạt động xuất khẩu nông sản tăng trưởng tốt và có nhiều bước nhảy vọt, tuy nhiên xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản vẫn duy trì ở những con số hạn chế so với kỳ vọng

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Tồn tại những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất là việc chưa khai thác triệt để lợi ích từ các hiệp định thương mại, điều này xuất phát từ sự hiểu biết của Hiệp định thương mại cũng như khả năng phát huy và

40 tận dụng cơ hội Từ hạn chế hiểu biết các lợi thế từ hiệp định thương mại, các doanh nghiệp, hiệp hội chưa tận dụng đáng kể lợi ích này Việc hiểu về lợi ích cũng như các quy định về nhập khẩu, đặc biệt là các quy định liên quan đến hàng rào phi thuế quan, đây là một trong những rào cản lớn đối với hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bởi các quy định khắt buộc đáp ứng cho thị trường này

Thứ hai, việc chất lượng hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chưa đồng bộ về sản lượng cũng như chất lượng làm hiệu quả xuất khẩu nông sản không cao, điều này xuất phát từ đặc điểm sản xuất cũng như đầu tư vào nông nghiệp của Việt Nam chưa được bài bản và đồng bộ Các quy trình máy móc phục vụ cho công đoạn chế biến, rang sấy phần lớn vẫn còn thủ công và thô sơ Hiện nay, các nước phát triển với những mặt hàng nông sản xuất khẩu đã áp dụng các công nghệ tiên tiến như sấy lạnh, sấy thang hoa và các phương pháp bảo quản cũng như chế biến hiện đại, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã cũng như nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản

Thứ ba, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chưa được đồng đều, chưa tận dụng được các lợi thế xuất khẩu do hạn chế, các mặt hàng nông sản của Việt Nam, do chính sách cũng như sự phân bổ các mặt hàng Nhiều mặt hàng tuy đã có mặt tại thị trường Nhật Bản, được sự chấp nhận của thị trường tuy nhiên Việt Nam vẫn không duy trì được đà tăng trưởng đó bởi nguồn cung không ổn định, điều này được hiểu đến từ đặc điểm canh tác cũng như khí hậu, làm sản lượng sản xuất không ổn định và không đồng đều, từ đó cần phải có phương pháp canh tác phù hợp, cải tiến công nghệ để nâng cao sản lượng

Thư viện ĐH Thăng Long

Chương hai cung cấp cho người đọc bức tranh tổng quan về hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản dựa trên khung lý thuyết ở chương 1 Theo đó, chương hai đã phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản dựa trên hai khía cạnh là từ phía Việt Nam cũng như là từ phía Nhật Bản Các nhân tố tác động được phân tích từ phía Việt Nam có thể kể đến như quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm hay các chính sách hỗ trợ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam bên cạnh đó là các nhân tố từ phía Nhật Bản cũng có tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu như quy mô tiêu thụ của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản Đồng thời, để phân tích hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản, nghiên cứu phân tích trên hai khia cạnh là về hiện vật cũng như về mặt giá trị với các tiêu chí như kim ngạch, sản lượng cũng như tỷ trọng nhập khẩu nông sản của Nhật Bản từ Việt Nam cũng như tỷ trọng xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Nhật Ban so với xuất khẩu sang thế giới để thấy được sự biến động trong hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản cũng như thấy được tiềm năng phát triển hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường Nhật Bản cũng như cơ hội đối với thị trường thế giới Đây là tiền đề để đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐẾN NĂM 2025 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM

Định hướng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đến

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Việt Nam dù đã đạt được những thành tựu nhất định tuy nhiên vẫn còn nhiều dư địa phát triển Theo Chiến lược xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030 và Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản trong giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 194/QĐ-TTg này 09/02/2021, định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu nông sản là vô cùng cần thiết, một số định hướng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản như sau:

Thứ nhất là phát huy điểm mạnh và tận dụng các cơ hội Việt Nam sở hữu một loạt các nông sản thế mạnh như chè, cà phê và các loại hạt đặc biệt các sản phẩm này đã có vị thế ở một số thị trường lớn và có mặt tại Nhật Bản Xuất khẩu các mặt hàng này sang Nhật Bản vẫn còn rất nhiều tiềm năng tại thị trường này bởi Nhật Bản có nhu cầu tiêu thụ rất lớn đối với mặt hàng này đồng thời có các ưu đãi về thuế quan đối với mặt hàng nông sản Để khai thác tốt những cơ hội đó nhằm xúc tiến hoạt động xuất khẩu sang Nhật Bản, Chính phủ, doanh nghiệp và người dân phải khai thác điều kiện thuận lợi từ thiên nhiên, xã hội sẵn có gia tang về chất lượng sản xuất bằng cách tiến hành quy hoạch lại diện tích cây trồng, cải thiện chất lượng giống, cải tạo đất đai, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm phù hợp thị hiếu và khẩu vị của người Nhật Bản

Thứ hai là khắc phục các điểm yếu nhằm nắm bắt cơ hội Hiện tại Việt Nam sang đối mặt với nhiều thác thức về cơ sở hạ tầng, bên cạnh đó là kinh nghiệm quản lý, khai thác và sản xuất nông nghiệp xanh đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và bền vững Các biện pháp phòng chống thiên tai và thực hiên ứng phó trong tình huống khẩn cấp cũng cần được nâng cấp để giảm thiệt hại cho ngành nông nghiệp Trong khi đó, đối tác xuất khẩu của Việt Nam là Nhật Bản, chúng ta có thể tận dụng sự hỗ trợ và học hỏi kinh nghiệm đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản để áp dụng và phát triển tại đất nước Sự hỗ trợ từ Nhật Bản, như cam kết trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), có ý nghĩa lớn trong việc giúp doanh nghiệp Việt Nam cải thiện chất lượng các mặt hàng nông nghiệp và nâng cao giá trị thông qua các dự án liên quan đến kỹ thuật và xây dựng các trung tâm SPS (Săn sóc, Phòng trừ, Sản xuất) tại Việt Nam với sự tham gia có mặt của những chuyên gia Nhật Bản Việc này đòi hỏi sự hợp tác nghiêm túc giữa hai bên để đảm bảo các dự án này đạt được hiệu quả cao nhất…

Thứ ba là phát huy các điểm mạnh dựa trên cơ sở nhận thức các thách thức

Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản là nền tảng và bàn đạp vững chắc

Thư viện ĐH Thăng Long

43 hỗ trợ những cơ sở xuất khẩu tại Việt Nam có thể vượt qua thách thức trong khâu thâm nhập thị trường và quảng bá sản phẩm cũng như thách thức đến từ những đối thủ cạnh tranh khác thế giới Người Nhật vốn rất ưa chuộng mối quan hệ làm ăn lâu năm, hơn nữa những cam kết thuế Nhật Bản dành cho Việt Nam còn có nhiều điểm ưu đãi vượt trội so với các nước khác, bởi vậy các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng yếu tố này để giữ chân đối tác và vượt qua đối thủ Để phát huy thế mạnh này không chỉ dựa vào mối quan hệ thân thiết vốn có giữa hai chính phủ, Hiệp hội các ngành hàng mà còn cần phải có sự chủ động thiết lập quan hệ và tạo sự tín nhiệm cũng như lòng tin với Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam

Thứ tư là khắc phục triệt để các điểm yếu Chính phủ phải thiết lập hệ thống pháp

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

3.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

3.2.1 Tăng cường kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm Đầu tiên, Bộ Công thương cần nâng cấp hệ thống kiểm tra và quản lý chất lượng tại mọi cấp độ của chuỗi cung ứng Các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể và hợp quy cần được thiết lập để đảm bảo rằng mọi bước từ sản xuất đến xuất khẩu tuân theo các yêu cầu cao cấp của Nhật Bản Đặc biệt, việc kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm phải được thực hiện bằng cách khoa học, minh bạch và đáng tin cậy Hệ thống kiểm tra phải được nâng cấp và đảm bảo rằng những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ không được phép xuất khẩu

Bộ Công thương cũng cần đầu tư vào đào tạo và hỗ trợ các chuyên gia kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm Những chuyên gia này sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng quy trình kiểm tra đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng được nhu cầu của thị trường Nhật Bản Họ cũng cần cung cấp hỗ trợ tư vấn kỹ thuật và tài chính cho các doanh nghiệp để giúp họ hiểu rõ và thực hiện các yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm

Một yếu tố quan trọng khác là việc xây dựng hệ thống truy xuất sản phẩm Bộ Công thương cần đảm bảo rằng mọi sản phẩm có thể được theo dõi về nguồn gốc và lịch sử của chúng Điều này giúp nhanh chóng xác định và giải quyết các vấn đề về chất

44 lượng và an toàn thực phẩm khi chúng xảy ra Hệ thống truy xuất sản phẩm cần được tích hợp vào quy trình xuất khẩu để đảm bảo tính minh bạch và khả năng theo dõi Ngoài ra, cần quản lý một cơ sở dữ liệu quốc gia về chất lượng và an toàn thực phẩm Cơ sở dữ liệu này giúp theo dõi thông tin về sản phẩm nông sản, quá trình kiểm tra, và kết quả kiểm tra Điều này đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy trong quy trình kiểm tra và quản lý chất lượng Cơ sở dữ liệu này cũng có thể hỗ trợ trong việc quản lý tài liệu và thông tin về sản phẩm

Hợp tác quốc tế là một yếu tố quan trọng khác Bộ Công thương cần hợp tác với các tổ chức và cơ quan quốc tế, đặc biệt là với Nhật Bản, để cập nhật và đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm Tham gia vào các diễn đàn quốc tế giúp nắm bắt các xu hướng và thay đổi trong lĩnh vực này, giúp Việt Nam duy trì tình hình cạnh tranh và phát triển nguồn cung ứng nông sản đáng tin cậy và an toàn

3.2.2 Hỗ trợ thương mại và xuất khẩu

Một trong những bước quan trọng đầu tiên là việc hỗ trợ đào tạo và nâng cao kiến thức cho các doanh nghiệp Bộ Công thương có thể thiết lập các chương trình đào tạo đặc biệt, tập trung vào việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, và quy định ngôn ngữ trong thỏa thuận VJEPA Điều này giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp biết cách sản xuất và đóng gói sản phẩm sao cho phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản

Việc xây dựng thông tin và tư vấn thị trường là một phần quan trọng khác Bộ Công thương cần cung cấp thông tin về dự báo nhu cầu, phân tích thị trường Nhật Bản, và thông tin về các cơ hội thương mại Những thông tin này giúp doanh nghiệp định hình chiến lược kinh doanh dựa trên nhu cầu thị trường và đảm bảo rằng họ thích nghi với sự biến đổi trong thị trường

Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển sản phẩm là một phần không thể thiếu Bộ Công thương có thể tài trợ hoặc hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu và phát triển mới, giúp tạo ra các sản phẩm nông sản có giá trị gia tăng cao Điều này có thể bao gồm cải tiến quy trình sản xuất, phát triển sản phẩm độc đáo, và tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu đặc biệt của thị trường Nhật Bản

Thúc đẩy quảng cáo và tiếp thị là bước quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và tạo lòng tin từ phía người tiêu dùng Nhật Bản Bộ Công thương có thể hỗ trợ cho các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị, đảm bảo rằng sản phẩm nông sản từ Việt Nam được quảng bá rộng rãi và hiệu quả

3.2.3 Khuyến khích hiệp hội các ngành hàng tạo Liên minh Xuất khẩu

Trong tình hình ngày càng cạnh tranh của thị trường xuất khẩu, việc tổng hợp sức mạnh của các hiệp hội ngành hàng nông sản trở thành một ưu tiên quan trọng Thay vì

Thư viện ĐH Thăng Long

45 làm việc độc lập, việc hợp nhất và tạo liên minh giữa các hiệp hội sẽ giúp tối ưu hóa tài nguyên và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản Liên minh đa ngành hàng có khả năng tạo ra một phạm vi rộng hơn của các sản phẩm nông sản đa dạng, từ rau quả tươi, hải sản, thực phẩm chế biến, đến gạo và cà phê, đáp ứng được sự đa dạng của yêu cầu tiêu dùng tại Nhật Bản Điều này giúp tối ưu hóa sự sử dụng nguồn lực và giảm chi phí cho các hoạt động xuất khẩu, cũng như nâng cao sức mạnh đàm phán với các đối tác kinh doanh tại Nhật Bản

Kế hoạch hợp nhất là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của liên minh xuất khẩu Việc xác định mục tiêu cụ thể, lập lịch thực hiện, và phân phối nguồn lực là cần thiết để đảm bảo rằng các hoạt động xuất khẩu diễn ra một cách hiệu quả Kế hoạch này cần thể hiện cam kết về thời gian, nguồn lực, và trách nhiệm của từng thành viên trong liên minh

Hơn nữa, quản lý thương hiệu là một phần quan trọng trong việc tạo ấn tượng mạnh mẽ trên thị trường Nhật Bản Xây dựng một thương hiệu chung cho sản phẩm nông sản Việt Nam giúp tạo lòng tin từ phía người tiêu dùng Nhật Bản Thương hiệu này cần đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn về nguồn gốc và chất lượng, và có khả năng tạo sự nhận diện tích cực

Hợp tác với cơ quan chính phủ và các tổ chức quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các vấn đề về thương mại và quy định hải quan được giải quyết một cách hiệu quả Sự hỗ trợ từ phía chính phủ có thể giúp liên minh trong việc xử lý các vấn đề thương mại và tiếp cận các chương trình hỗ trợ xuất khẩu

Cuối cùng, việc sử dụng công nghệ thông tin và các nền tảng thương mại điện tử làm cho quá trình xuất khẩu dễ dàng hơn Các doanh nghiệp nông sản có thể sử dụng trang web và ứng dụng để tiếp cận thị trường, quảng cáo sản phẩm, và quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả

Một số khuyến nghị đối với Chính phủ

3.3.1 Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp

Hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu hàng nông sản của nông dân cũng như việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn cần sự giúp đỡ và tạo điều kiện của chính phủ để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Thứ nhất là việc cải thiện chất lượng mặt hàng nông sản để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn khó khăn cũng như nghiêm ngặt của thị trường Nhật Bản, do đó các chương trình đào tạo với sự định hướng của chính phủ về các yêu cầu chất lượng xuất khẩu, quy trình sản xuất an toàn, các quy định về hoạt động xuất khẩu là vô cùng cần thiết Với đặc thù ngành nông nghiệp và đối với mặt hàng nông sản thì hướng dẫn sử dụng phân bón và

Thư viện ĐH Thăng Long

47 hóa chất an toàn hay việc quản lý cơ sở sản xuất và quy trình kiểm tra chất lượng đạt chuẩn là vô cùng cần thiết

Thứ hai là hỗ trợ nông dân trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam thông qua việc hỗ trợ người dân nâng cấp thiết bị máy móc hiện đại, cải thiện cơ sở hạ tầng bằng cách hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp hoặc hỗ trợ vốn đầu tư để nông dân và doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng tài chính, đồng thời tạo điều kiện cho việc đầu tư vào công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại Việc này đói hỏi các doanh nghiệp và nông dân nâng cao năng lực để tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, hiện đại để cải thiện năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm Chính phủ hỗ trợ người nông dân và các doanh nghiệp trong việc nâng cao trình độ, năng lực thông qua việc thiết lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp đặc biệt là ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao nhằm cung cấp các thông tin đồng thời đào tạo, hướng dẫn nông dân và các doanh nghiệp về việc áp dụng công nghệ mới, tối ưu hóa quy trình sản sản xuất và quản lý tài nguyên 1 cách hiệu quả hơn

Thứ ba, việc quản lý và tối ưu chi phí cũng vô cùng cần thiết đối với người nông dân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như tối ưu dòng tiền để tái đầu tư, do đó Chính phủ cần khuyến khích người nông dân và các doanh nghiệp tham gia vào các hiệp hội và liên minh nông sản , việc hợp tác này có thể giúp tối đa hóa công nghệ cũng như tận dụng tối đa nguồn lực để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường Nhật Bản Do đó việc hợp nhất và quy mô hóa sản xuất là một biện pháp quan trọng để tăng hiệu suất và giảm chi phí một cách hiệu quả

Thứ tư, việc đồng hành cùng các doanh nghiệp và người nông dân trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nhằm nâng cao giá trị gia tăng và tạo ra các sản phẩm mới cho nông sản Việt Nam, đây là một biện pháp thiết yếu dành cho người nông dân cũng như vai trò quan trọng của chính phủ Chính phủ có thể tài trợ cho các dự án nghiên cứu và phát triển các sản phẩm nông sản có tiềm năng Điều này có thể giúp tạo ra những sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu linh hoạt của thị trường Nhật Bản và giúp nông sản Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn

3.3.2 Thúc đẩy thương mại qua VJEPA

Mối quan hệ giữa Việt Nma và Nhật Bản ngày càng phát triển, đặc biệt là khi hiệp định đối tác kinh tế VJEPA được ký kết và có hiệu lực Hiệp định tạo ra nhiều thuận lợi cho Việt Nam cũng như Nhật Bản trong việc trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản Do đó, để hỗ trợ người nông dân và các doanh nghiệp thì chính phủ cần tạo môi trường thú đẩy gặp gỡ và kết nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản bao gồm việc tổ chức các sự kiện, hội nghị thương mại để các doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm về thị trường Nhật Bản, xây dựng và thiết lập quan hệ với các đối tác tiềm năng, đồng thời sự cần thiết của các trung tâm hỗ trợ thương mại để giúp các doanh nghiệp

48 tìm kiếm thông tin thị trường cũng như tiềm năng hợp tác là điều thiết yếu Chính phủ có thể tài trợ cho các doanh nghiệp tham gia vào các triển lãm và hội chợ thương mại quốc tế tại Nhật Bản Điều này đảm bảo rằng họ có cơ hội trưng bày sản phẩm của mình trước khách hàng tiềm năng Hỗ trợ này có thể bao gồm việc cung cấp không gian trưng bày, quảng cáo, và hỗ trợ vận chuyển

Chính phủ có thể đầu tư vào việc phát triển các nền tảng thương mại điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường Nhật Bản Các trang web và ứng dụng di động cần được tạo ra để hiển thị thông tin sản phẩm, giá cả, và tiện ích thanh toán an toàn Hỗ trợ hạ tầng cho thương mại điện tử, chẳng hạn như hệ thống thanh toán, cũng cần được cung cấp

Chính phủ cần xây dựng một cơ cấu hỗ trợ để giúp doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu của họ Điều này bảo vệ sản phẩm của họ khỏi việc sao chép trái phép và cung cấp cho họ lợi thế cạnh tranh Hỗ trợ này có thể bao gồm việc tài trợ cho việc đăng ký bằng sáng chế và quyền độc quyền

Chính phủ có thể tài trợ cho các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị tập trung vào nông sản Việt Nam Các chiến dịch này cần tập trung vào việc tạo hình ảnh thương hiệu và xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam trong tâm trí người tiêu dùng Nhật Bản Các phương tiện truyền thông truyền thống và kỹ thuật số có thể được sử dụng để quảng cáo sản phẩm và tạo hứng thú cho thị trường Nhật Bản

Chính phủ có thể cải thiện hệ thống vận chuyển và hải quan để giảm thời gian và chi phí của xuất khẩu Các cơ sở hạ tầng vận tải, cảng biển và các trạm thông quan cần được nâng cấp và tối ưu hóa để đảm bảo hiệu suất cao và sự liên kết hài hòa trong chuỗi cung ứng

Chính phủ Việt Nam cần thiết lập mối quan hệ mạnh mẽ với chính phủ Nhật Bản để đảm bảo rằng quy định và quy trình nhập khẩu được giải quyết một cách hiệu quả và minh bạch Họ có thể thảo luận về các thỏa thuận thương mại và hợp tác trong việc đối phó với các vấn đề thương mại đặc biệt

Chính phủ có thể tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa và học hỏi về tập tục kinh doanh Nhật Bản Điều này giúp doanh nghiệp nắm bắt sâu hơn về nền văn hóa kinh doanh của Nhật Bản và tạo mối quan hệ tin cậy với đối tác Nhật Bản Giao lưu văn hóa có thể kết hợp với các chương trình thương mại, quảng cáo và thương mại điện tử để tạo ra một môi trường thuận lợi cho giao dịch

3.3.3 Đẩy mạnh công tác hợp tác với Nhật Bản

Chính phủ Việt Nam cần thiết lập các dự án nghiên cứu và phát triển chung với các tổ chức và cơ quan Nhật Bản về các loại cây trồng quan trọng cho xuất khẩu Điều này bao gồm việc chia sẻ kiến thức về các phương pháp canh tác tiên tiến, ứng dụng

Thư viện ĐH Thăng Long

49 công nghệ cao trong sản xuất nông sản, và cách quản lý môi trường để đảm bảo bền vững

Hợp tác với Nhật Bản để tổ chức các chương trình đào tạo và đào tạo nâng cao kỹ thuật cho nông dân Việt Nam Cung cấp kiến thức và kỹ năng về cách quản lý nông trại, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật một cách hiệu quả, và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế

Ngày đăng: 21/08/2024, 15:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Muhammad et al (2017), "Pakistan's agricultural exports, determinants and its potential: an application of stochastic frontier gravity model", The Journal of International Trade & Economic Development, (26), pp. 257 – 276 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pakistan's agricultural exports, determinants and its potential: an application of stochastic frontier gravity model
Tác giả: Muhammad et al
Năm: 2017
12. Potelwa et al (2016), "Factors Influencing the Growth of South Africa's Agricultural Exports to World Markets", European Scientific Journal, 12 (34), pp.195 – 204 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors Influencing the Growth of South Africa's Agricultural Exports to World Markets
Tác giả: Potelwa et al
Năm: 2016
14. Tổng cục Thống kê Việt Nam, truy cập lần cuối ngày 20 tháng 1 năm 2024, từ: https://www.gso.gov.vn/ Link
15. Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC, Hệ thống cơ sở dữ liệu cập nhật về tình hình thương mại của các Quốc gia, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 12 năm 2023, từ:https://www.trademap.org/Index.aspx Link
1. Cao Quý Long (2012), Hệ thống rào cản kỹ thuật trong Thương mại Quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới, luận văn thạc sĩ kinh tế, đại học Kinh tế đại học Quốc gia Hà Nội Khác
2. Đào Ngọc Tiến (2008), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến luồng xuất khẩu của Việt Nam và hàm ý chính sách trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu’, Hội thảo Nghiên cứu về chính sách thương mại quốc tế, Trường Đại học Ngoại Thương Khác
3. Francisco Serra, John Pointon and Dr. Hussein Abdou, 2008. Factors influencing the propensity to export: A study of UK and Portuguese textile firms. Elsevier Khác
4. Frederick H Abernathy, Anthony Volpe and David Weil, 2005. The Future of the Apparel and Textile Industries: Prospects and Choices Khác
5. Gbetnkom D. & Khan A. (2002), Determinants of Agricultural exports: The case of Cameroon, African economic research consortium, Cameroon Khác
6. Hatab, Abu, Romstad & Huo X. (2010), ‘Determinants of Egyptian Agricultural Exports: A Gravity Model Approach’, Modern Economy, 1, 134-143 Khác
7. Hà Văn Hội, 2012. Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHD, Kinh tế và Kinh doanh, số 28, trang 49 – 59 Khác
8. IndexBox Marketing Ltd, 2010, U.S Textile And Fabric Finish Market – Analysis and Forecast to 2020 Khác
9. Malhotra N. & Stoyanov A. (2008), Analyzing the Agricultural Trade Impacts of the Canada-Chile Free Trade Agreement, CATPRN Working Paper Khác
11. Nguyễn Văn Lịch. (2018). Những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc đến Việt Nam. Trung tâm WTO Khác
13. Ruth K. Shelton và Kathy Wachter, 2005. Effects of global sourcing on textiles and apparel Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Bảng cơ cấu lao động các ngành giai đoạn 2019 – 2022 - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường nhật bản
Bảng 2.1. Bảng cơ cấu lao động các ngành giai đoạn 2019 – 2022 (Trang 24)
Bảng 2.2. Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tiêu biểu từ Việt Nam - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường nhật bản
Bảng 2.2. Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tiêu biểu từ Việt Nam (Trang 31)
Bảng 2.3. Tổng quan hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường nhật bản
Bảng 2.3. Tổng quan hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường (Trang 33)
Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản so với các mặt hàng khác từ - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường nhật bản
Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản so với các mặt hàng khác từ (Trang 34)
Hình 2.3. Kim ngạch xuất khẩu 1 số mặt hàng nông sản chính từ Việt Nam sang - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường nhật bản
Hình 2.3. Kim ngạch xuất khẩu 1 số mặt hàng nông sản chính từ Việt Nam sang (Trang 35)
Hình 2.4. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản từ Việt Nam - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường nhật bản
Hình 2.4. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản từ Việt Nam (Trang 36)
Hình 2.5. Tỷ trọng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam so với nhập khẩu từ thế giới - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường nhật bản
Hình 2.5. Tỷ trọng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam so với nhập khẩu từ thế giới (Trang 37)
Hình 2.6. Tỷ trọng xuất khẩu nông sản từ Việt Nam vào Nhật Bản so với - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường nhật bản
Hình 2.6. Tỷ trọng xuất khẩu nông sản từ Việt Nam vào Nhật Bản so với (Trang 38)
Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu từ Việt Nam - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường nhật bản
Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu từ Việt Nam (Trang 39)
Hình 2.7. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường nhật bản
Hình 2.7. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt (Trang 40)
Hình 2.8. Kim ngạch xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường nhật bản
Hình 2.8. Kim ngạch xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai (Trang 41)
Hình 2.9. Kim ngạch xuất khẩu rau quả từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường nhật bản
Hình 2.9. Kim ngạch xuất khẩu rau quả từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 42)
Hình 2.10. Kim ngạch xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường nhật bản
Hình 2.10. Kim ngạch xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 43)
Hình 2.11. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường nhật bản
Hình 2.11. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 44)
Hình 2.12. Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường nhật bản
Hình 2.12. Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 45)
Hình 2.13. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gốc từ Việt Nam sang - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường nhật bản
Hình 2.13. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gốc từ Việt Nam sang (Trang 46)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w