1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại

115 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại
Tác giả Trần Thị Hà My
Người hướng dẫn TS. Ngô Thị Mỹ Dung
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Triết học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 774,66 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài (8)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn (16)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn (16)
  • 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn (17)
  • 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn (17)
  • 7. Kết cấu nội dung của luận văn (17)
  • Chương 1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI (18)
    • 1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI (19)
      • 1.1.1. Khủng hoảng chính trị (19)
      • 1.1.2. Sự giao thoa chính trị và tôn giáo thời kỳ Hy Lạp hóa (24)
      • 1.1.3. Tiếp biến văn hóa Hy Lạp - La Mã (30)
      • 1.1.4. Mâu thuẫn giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội (33)
    • 1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI (37)
      • 1.2.1. Tư tưởng đạo đức của Socrates (37)
      • 1.2.2. Tư tưởng đạo đức của Antisthenes (42)
      • 1.2.3. Tư tưởng đạo đức của Plato (45)
      • 1.2.4. Tư tưởng đạo đức của Aristotle (49)
  • Chương 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI (57)
    • 2.1. TƯ TƯỞNG VỀ PHẨM HẠNH CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI (57)
      • 2.1.1. Tư tưởng về phẩm hạnh (57)
      • 2.1.2. Cách thức để đạt được phẩm hạnh (75)
    • 2.2. TƯ TƯỞNG VỀ HẠNH PHÚC CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ THỜI KỲ (79)
      • 2.2.1. Tư tưởng về hạnh phúc (79)
      • 2.2.2. Cách thức để đạt được hạnh phúc (89)
    • 2.3. MỘT SỐ GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI (96)
      • 2.3.1. Một số giá trị của tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại (96)
      • 2.3.2. Một số hạn chế của tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại (101)

Nội dung

Một trong những nghiên cứu về đạo đức nổi bật lúc bấy giờ là tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại - được sáng lập vào đầu thế kỷ thứ III TCN bởi Zeno 335 - 263 TC

Tình hình nghiên cứu đề tài

Đối với những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận văn, có thể chia làm hai hướng như sau:

Hướng thứ nhất: Những tài liệu nghiên cứu về triết học Hy Lạp, trong đó có tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa Khắc kỷ chưa nhiều, nhưng nghiên cứu về triết học Hy Lạp nói chung và tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại nói riêng đã có một số công trình đề cập

Tác phẩm Triết học Hy Lạp cổ đại, tác giả Nguyễn Thái Ninh do Nxb

Sách giáo khoa Mác - Lênin xuất bản năm 1987 Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày phong phú những nội dung cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại, qua đó, giúp chúng ta có cơ sở khoa học để hiểu biết về đất nước Hy Lạp cổ đại, điều kiện kinh tế - xã hội Đề tài về chủ nghĩa Khắc kỷ được phân tích trong chương IV, trang 180 Trong đó, tác giả khái quát sơ bộ đạo đức Khắc kỷ là trường phái kêu gọi mọi người sống khắc khổ Nguyễn Thái Ninh viết “Đó là cuộc sống thoát khỏi những ham muốn thích thú, vượt lên trên đau khổ, buồn rầu, sợ hãi Thuyết Khắc kỷ kêu gọi mọi người sống chịu đựng, không đấu tranh chống áp bức” (Nguyễn Thái Ninh, 1987, tr.185) Tác phẩm đã giúp luận văn có cái nhìn tổng quát về thời kỳ Hy Lạp hóa và thông điệp đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ

Tác phẩm Triết học Hy Lạp cổ đại, tác giả Trần Văn Phòng do Nxb Lý luận chính trị xuất bản năm 2006 đã phân tích về điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội cho sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại Phần nội dung được chia làm

3 chương: chương 1, tác giả trình bày về triết học Hy Lạp giai đoạn đầu chế độ chiếm hữu nô lệ; chương 2, triết học Hy Lạp thời kỳ phát triển hưng thịnh của chế độ chiếm hữu nô lệ; chương 3, triết học Hy Lạp trong giai đoạn khủng hoảng, suy tàn của chế độ chiếm hữu nô lệ Chủ nghĩa Khắc kỷ được phân tích trong chương 3, trang 123 qua tư tưởng một số triết gia tiêu biểu: Zeno, Panesi, Seneca Một số luận điểm về đạo đức học được đề cập: là một môn khoa học mà sự thông thái dạy con người tự chủ, bình tĩnh; hạnh phúc là sự tĩnh tâm và sống phẩm hạnh; phẩm hạnh là sống có trí tuệ; bốn đức tính của phẩm hạnh Qua phân tích quan niệm của Seneca, tác giả cũng thể hiện rõ giá trị mới trong tinh thần tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ, đó là việc ủng hộ chính sách xóa bỏ nô lệ, mong muốn hướng đến xã hội bình đẳng, tốt đẹp, thống nhất, tự do, toàn vẹn Luận văn kế thừa luận điểm quan trọng về hạnh phúc, phẩm hạnh của tác phẩm; đồng thời, giá trị nhân văn của chủ nghĩa Khắc kỷ cũng được tiếp thu và phân tích trong chương 2

Tác phẩm Triết học cổ đại Hy Lạp La Mã, tác giả Hà Thúc Minh được Nxb Mũi Cà Mau xuất bản năm 1996 cũng phân tích tiền đề lịch sử xuất hiện triết học Hy Lạp cổ đại và tư tưởng các triết gia qua từng giai đoạn Chủ nghĩa Khắc kỷ được tác giả trình bày trong chương 4: thời kỳ suy tàn của triết học cổ đại Hy Lạp Phẩm hạnh và hạnh phúc cũng được tác giả trình bày sơ bộ Luận văn đã kế thừa quan niệm về hạnh phúc, phẩm hạnh được đề cập trong tác phẩm

Công trình Lịch sử triết học phương Tây, tập 1 tác giả Đinh Ngọc Thạch và Doãn Chính làm chủ biên do Nxb Sự thật xuất bản năm 2018 Công trình đã hệ thống tư tưởng triết học phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức Với mỗi thời kỳ, các tác giả đều khái quát chung tình hình xã hội cũng như tiền đề tư tưởng của mỗi trường phái Đặc biệt, triết học thời kỳ Hy Lạp hóa đã được các tác giả chú trọng Trong đó, triết học Khắc kỷ nói chung và tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại nói riêng được trình bày chi tiết qua ba giai đoạn: sơ kỳ, trung kỳ, hậu kỳ Ở phần sơ kỳ, các tác giả nêu bật con đường đạt đến hạnh phúc xuyên suốt trong tư tưởng đạo đức Khắc kỷ: “sống phù hợp với tự nhiên” - có nghĩa là đạt được điều lợi cao nhất, đạt được hạnh phúc Các tác giả đã nhận xét tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ sơ kỳ thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ, nhưng vô vọng của tầng lớp thấp trong xã hội chiếm hữu nô lệ thời kỳ khủng hoảng Sang phần trung kỳ, công trình thể hiện một số sự thay đổi trong tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ, đó là tính chất triết trung Thời hậu kỳ, công trình đưa ra những nét nổi bật về tư tưởng đạo đức của Seneca và Antoninus Như vậy, công trình đã nêu bật lên được một số đặc trưng trong tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ về từng thời kỳ tương ứng với các triết gia tiêu biểu Công trình giúp luận văn phân tích chương 1, điều kiện lịch sử xã hội Hy Lạp La Mã thời kỳ giao thoa tiếp biến văn hóa, tiền đề lý luận đã ảnh hưởng đến quan niệm đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ Đồng thời, các quan niệm về hạnh phúc, phẩm hạnh của Zeno, Chrysippus, Seneca được tác giả luận văn sử dụng làm tư liệu trong chương 2

Tài liệu Triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại của tác giả Lê Công Sự do Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2020 đã khái quát về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cũng như những thành tựu rực rỡ nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại Triết học Khắc kỷ được nhắc đến trong chương 6 của tài liệu qua các nội dung: khái niệm Khắc kỷ là gì, sự kế thừa tư tưởng các triết gia đi trước, ba thời kỳ phát triển, từng nội dung triết học của chủ nghĩa Khắc kỷ, đánh giá vai trò trường phái này trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng Ngoài ra, tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại được tác giả đề cập riêng biệt từ trang 434 Quan niệm về phẩm hạnh, hạnh phúc được đề cập rõ nét hơn Tài liệu trên đã giúp cho tác giả luận văn kế thừa, trình bày và phân tích trong phần chương 1 và 2; đặc biệt là phần đánh giá những giá trị hạn chế của tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại trong chương 2 Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ đại nói chung và tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại nói riêng rất phong phú và đa dạng Tuy nhiên, tác giả chỉ đề cập đến những tác phẩm, tài liệu đã được dịch ra tiếng Việt và có thể tìm hiểu bằng tiếng Anh

Tác phẩm Lịch Sử Triết Học (Tây Phương) của tác giả Hirschberger, J do Bùi Văn Nam Sơn dịch, Nxb Trí thức xuất bản năm 2020 đã nghiên cứu tư tưởng triết học thời Hy Lạp cổ đại cho đến Tây Âu trung cổ Đạo đức Khắc kỷ được tác giả trình bày dưới dạng giải thích các khái niệm trọng tâm Quan niệm về phẩm hạnh, hạnh phúc, hành động đúng, cuộc sống hòa hợp với tự nhiên, quy luật phổ quát, sự thờ ơ, nỗ lực hành động, rèn luyện kỷ luật, người khôn ngoan được trình bày tương đối chi tiết Điều này giúp luận văn kế thừa các quan niệm về phẩm hạnh, hạnh phúc, cách thức đạt được trong chương 2

Tài liệu World philosophies: An historical introduction của tác giả Cooper, D E do Nxb Oxford university xuất bản năm 2005 đã giới thiệu tất cả các hệ thống triết học chính trên thế giới, từ thời cổ đại cho đến ngày nay Đạo đức Khắc kỷ được trình bày chủ yếu thông qua tư tưởng Chrysippus Các luận điểm chính mà tài liệu đề cập: phẩm hạnh là sống phù hợp với tự nhiên, điều phân biệt con người với con vật là lý trí, để đạt được phẩm hạnh cần thực hành sự thờ ơ Tài liệu đã giúp tác giả luận văn phân tích chương 2 trong phần cách thức để đạt được phẩm hạnh, hạnh phúc

Chuyên khảo A Beginner's History of Philosophy của Cushman, H E do Nxb Boston Houghton Mifflin xuất bản năm 1918; trong tập 1 đã trình bày triết học thế giới theo 2 phần: cổ đại và trung đại Chủ nghĩa Khắc kỷ được giới thiệu tổng quan tại chương 11 của chuyên khảo Trong đó, phần điều kiện chính trị, xã hội ảnh hưởng đến sự ra đời tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy lạp cổ đại được trình bày qua 3 giai đoạn phát triển Tác giả đã đề cập các luận điểm về phẩm hạnh: là điều tốt đẹp nhất của con người, suy nghĩ và hành động phẩm hạnh mang lại hạnh phúc, sự thờ ơ không phải là vô cảm mà là khả năng kiểm soát cảm xúc Chuyên khảo giúp luận văn tiếp thu những điều kiện xã hội ảnh hưởng đến sự ra đời, phát triển tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại trong chương 1 và nội dung về phẩm hạnh, hạnh phúc trong chương 2

Công trình A history of philosophy của nhà nghiên cứu Copleston, F S

J do Nxb Image press xuất bản năm 1993; trong tập 1 đã nghiên cứu hệ thống triết học Hy Lạp cổ đại một cách logic, có kết nối Mạch công trình đi theo sự phân chia từng nhóm: triết học tiền Socrates, triết học Socrates, Plato, triết học Aristotle và hậu Aristotle Trong đó, đạo đức Khắc kỷ được trình bày trang 394, trong phần triết học hậu Aristotle Nhà nghiên cứu đã phân tích điều kiện chính trị, xã hội và tiền đề lý luận ảnh hưởng đến sự ra đời tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại Đồng thời, các luận điểm về phẩm hạnh cũng được phân tích chặt chẽ: phẩm hạnh là điều tốt duy nhất của con người, sống thuận theo tự nhiên là sống theo ý Thần linh, phẩm hạnh con người dựa vào lý trí Công trình so sánh quan niệm phẩm hạnh của chủ nghĩa Khắc kỷ và chủ nghĩa Hoài nghi Theo đó, chủ nghĩa Khắc kỷ hướng các hành vi con người hài hòa với quy luật tự nhiên, xã hội còn chủ nghĩa Hoài nghi hướng hành vi con người theo lợi ích cá nhân, xem thường các quy ước xã hội Nhìn chung, công trình là nguồn tài liệu để tác giả luận văn khảo cứu điều kiện xã hội và tiền đề lý luận ảnh hưởng đến tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại trong chương

1; đồng thời luận văn kế thừa sự so sánh quan niệm về phẩm hạnh chủ nghĩa Khắc kỷ và chủ nghĩa Hoài nghi trong chương 2

Tác phẩm Socrates to Sartre and beyond: A history of philosophy của tác giả Stumpf, S E do Nxb McGraw - Hill xuất bản năm 2003 đã trình bày sự phát triển của triết học phương Tây bắt đầu từ Socrates và kết thúc là Sartre Trong đó, đạo đức Khắc kỷ được trình bày trong chương 2: triết học Hy Lạp hóa và Trung cổ Tác giả nhận định sự kế thừa tư tưởng của Zeno từ Socrates Đồng thời, tác giả đã nêu bật quan niệm hạnh phúc của chủ nghĩa Khắc kỷ thông qua sự khôn ngoan để kiểm soát những gì trong khả năng mỗi người Quan niệm phẩm hạnh được phân tích qua một số đặc điểm như, sự thông tuệ, lý trí con người gắn với Thần linh, công bằng, tính xã hội Qua đó, tác giả so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức của Epicurus và Khắc kỷ Cả hai trường phái đều tìm kiếm hạnh phúc trong mục đích sống, đề cao sự tự chủ, giải thích tự nhiên trên lập trường duy vật; tuy nhiên, Epicurus xem niềm vui là hạnh phúc, còn chủ nghĩa Khắc kỷ xem hạnh phúc phụ thuộc vào lý trí, sự thông tuệ Những vấn đề trên đã giúp luận văn phân tích những ảnh hưởng từ tư tưởng Socrates trong chương 1 và quan niệm về hạnh phúc, phẩm hạnh trong chương 2

Hướng thứ hai: Những công trình nghiên cứu riêng biệt về chủ nghĩa Khắc kỷ và tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại

Tác phẩm Thuyết Khắc kỷ của tác giả Sellars, J do Đinh Hồng Phúc dịch, Nxb Thế giới xuất bản năm 2021 đã đưa ra cái nhìn toàn diện về trường phái triết học Khắc kỷ, trình bày từng bộ phận cấu tạo nên thuyết Khắc kỷ: logic, vật lý và đạo đức cũng như các triết gia tiêu biểu Chương 5 của tác phẩm, đạo đức học được trình bày khái quát và logic các phần cấu tạo nên đạo đức học Khắc kỷ như: nền tảng đạo đức học Khắc kỷ (học thuyết về oikeioises), khái niệm về cái tốt và cái không phân biệt, từ đó trình bày quan niệm phẩm hạnh và hạnh phúc, con đường dẫn đến hạnh phúc là sống hòa hợp với tự nhiên Luận văn kế thừa cách thức giải thích về Thần là một thực thể có lý tính siêu việt trong tác phẩm để phân tích trong chương 1, quan niệm về hạnh phúc, phẩm hạnh, con đường đạt được hạnh phúc bằng cách sống hòa hợp với tự nhiên trong chương 2

Tác phẩm Chủ nghĩa khắc kỷ - Phong cách sống bản lĩnh và bình thản của Irvine, W B nhóm Tâm lý học tội phạm dịch, do Nxb Công thương xuất bản năm 2022 đã tổng kết các kỹ thuật thực hành của chủ nghĩa Khắc kỷ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn Trong phần chương 2, đạo đức học được nhắc đến là thành phần quan trọng nhất của chủ nghĩa Khắc kỷ Phẩm hạnh, hạnh phúc được trình bày ngắn gọn Tác phẩm có thể dùng để khảo cứu các phương pháp để có cuộc sống hạnh phúc, đó là: tưởng tượng tiêu cực, tam quyền kiểm soát, tin vào thuyết vận mệnh, tự tiết chế bản thân, suy ngẫm và quan sát bản thân, giữ tâm bình thản khi tương tác với người khác

Cũng chú trọng đến phần thực hành, tác phẩm Chủ nghĩa Khắc kỷ - Từ tự chủ đến bình an nhà nghiên cứu Robertson, D do Hương Nguyễn dịch của

Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn là trình bày và phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy lạp cổ đại, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá về một số giá trị và hạn chế của nó

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, luận văn trình bày và phân tích những điều kiện lịch sử - xã hội ảnh hưởng đến tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại

Thứ hai, luận văn trình bày và phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại

Thứ ba, luận văn đưa ra những nhận định, đánh giá nhằm làm rõ một số giá trị và hạn chế của tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau Nhưng chủ yếu sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp lịch sử - logic, diễn dịch – quy nạp, so sánh – đối chiếu, phân tích – tổng hợp.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Về ý nghĩa khoa học: Luận văn làm rõ hơn những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại, từ đó đưa ra những nhận định và đánh giá về những tư tưởng trên

Về ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành triết học và những ai quan tâm đến vấn đề này.

Kết cấu nội dung của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có nội dung chính gồm 2 chương 5 tiết.

ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI

ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI

Chủ nghĩa Khắc kỷ ra đời và phát triển trong xã hội đầy rẫy sự khủng hoảng về chính trị của thời kỳ Hy Lạp Sự biến động này bắt nguồn từ năm 323 TCN, sau khi vua Alexander mất Lịch sử đã chứng kiến một Hy Lạp chuyển mình từ đế quốc rộng lớn bị chia rẽ thành các vương quốc riêng biệt

Sau khi qua đời đột ngột, Alexander Đại đế để lại lãnh thổ rộng lớn mà không có người kế vị rõ ràng Những cận vệ quan trọng nhất của ông đã tập hợp lại để thảo luận về tương lai đế chế Perdiccas (một tướng lĩnh thân cận của vua Alexander) trở thành nhiếp chính - người cầm quyền thay vua quản lý đất nước Ông đã trao cho các vị tướng trở thành phó vương từng vùng khác nhau: Ptolemy nhận Ai Cập; Antigonus nhận được Phrygia, Lycia và Pamphylia; Lysimachus nhận Thrace; Macedonia và phần còn lại của Hy Lạp nằm dưới sự cai trị chung của Antipater

Từ năm 323 - 281 TCN, hàng loạt cuộc chiến đã diễn ra giữa các tướng người Macedonia, kể cả người nhà hoàng tộc Những cuộc chiến đẫm máu, mưu mô, phản bội này còn được gọi là “cuộc chiến Diadochi” - chiến tranh giữa những người kế vị Alexander Các vị tướng đầy tham vọng đã xâu xé

“chiếc bánh ngọt” mà vua Alexander để lại, nhằm mục đích phân chia, thành lập các vương quốc riêng cho mình

Phản ứng đầu tiên của những người Hy Lạp gốc sau khi nghe tin vua Alexander qua đời là nổi dậy chống lại sự cai trị dưới bàn tay người Macedonia, để giành lại những gì vốn thuộc về họ Năm 323 – 322 TCN, tại những thành phố lớn, bao gồm Athens và liên minh Aetolia (miền trung Hy Lạp) các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp Người Rhodians đã đánh đuổi đồn trú binh lính Macedonia, giải phóng thành phố của họ; người Athens bắt đầu cuộc chiến Lamian chống lại Antipater Tuy nhiên, Antipater đã đàn áp thẳng tay khiến người Hy Lạp bại trận Giấc mơ quay trở lại nền dân chủ của họ bị dập tắt

Không chỉ vậy, các cuộc nội chiến vẫn diễn ra liên miên, biến Hy Lạp trở thành một vùng lãnh thổ hỗn loạn, chính trị bất ổn

Chiến tranh Diadochi lần thứ nhất (321 – 319 TCN) xảy ra khi Ptolemy đánh cắp xác vua Alexander đang trên đường gửi đến Macedonia, mang về Ai Cập cất giữ Perdiccas dẫn quân theo đường sông Nin chống trả Ptolemy nhưng không thành, ông bị sát hại bởi những sĩ quan thân cận của mình là Peithon, Antigenes và Seleukos vào năm 321 TCN Bố cục chia để trị thay đổi khi Seleukos thay thế Perdiccas quản lý Babylon Antigonus quản lý vùng Tiểu Á

Chiến tranh Diadochi lần thứ hai (318 - 316 TCN) là cuộc xung đột giữa liên minh của Polyperchon (nhiếp chính Macedonia lên thay cho Antipater), Olympias (mẹ vua Alexander), Eumenes với liên minh của Cassander (con trai của Antipater), Antigonus, Ptolemy và Lysimachus Sau cái chết của Antipater năm 319 TCN, Polyperchon được bổ nhiệm làm nhiếp chính và chỉ huy quân đội tối cao của toàn bộ đế chế Nhưng ông sớm rơi vào cuộc xung đột tranh vị trí với Cassander - con trai của Antipater Ghi chép lại vấn đề này, Siculus - nhà sử học Hy Lạp cổ đại viết:

Polyperchon, người gần như lớn tuổi nhất trong số những người đã tham gia chiến đấu cùng Alexander, được bổ nhiệm làm chỉ huy tối cao… Cassander không tán thành sự sắp xếp của cha mình, cho rằng việc một người không có quan hệ huyết thống kế vị quyền lực là vô lý, ông tự cho mình có khả năng đảm nhiệm công việc Ông bí mật cử sứ giả đến Ptolemy, nối lại tình thân, thúc giục ông tham gia liên minh và gửi một hạm đội từ Phoenicia đến Hellespont càng sớm càng tốt (Siculus, 1993, p.147)

Về phần Olympias, lo ngại mối hiểm nguy đe dọa ngai vàng của cháu mình, bà đã ra lệnh xử tử Philip III (vị vua lên nắm quyền tạm thời) vào tháng

10 năm 317 TCN Bà nhận ra rằng, nếu Cassander còn cai trị thì cháu trai của bà - Alexander IV, sẽ không bao giờ có thể trở thành vua Do đó, vào năm 317 TCN, bà bắt tay với Polyperchon Các lực lượng kết hợp của Olympias và Polyperchon đã hành quân vào Macedonia để “hất cẳng” Cassander Được sự hỗ trợ của Antigonus, Cassander ngay lập tức tập hợp đội quân chống trả và kết quả đã sát hại Olympias năm 316 TCN, bắt giam vợ con của Alexander Ông trở thành thế lực thống trị ở châu Âu, cai trị Macedonia và phần lớn Hy Lạp Sau thua cuộc, Polyperchon vẫn kiểm soát các vùng của Peloponnese (các thành phố thuộc phía Nam bán đảo Hy Lạp) Antigonus (đang kiểm soát vùng Tiểu Á) giết hại Eumenes năm 316 TCN, nay giành quyền kiểm soát thêm vùng Thổ Nhĩ Kỳ Như vậy, cuộc chiến tranh Diadochi thứ hai đã xác lập lại vùng cai trị của Cassander và Antigonus

Chiến tranh Diadochi lần thứ ba (315 - 311 TCN) chứng kiến sự thất bại cha con nhà Antigonus Các tướng lĩnh không hài lòng với việc Antigonus được quản lý châu Á, đòi phân chia lại chiến lợi phẩm trong kho bạc của Eumenes

Cuộc chiến nổ ra với hai phe: Antigonus cùng con trai là Demetrius bắt tay làm hòa với Polyperchon để đối mặt liên minh của Ptolemy, Seleukos, Lysimachus và Cassander Trong trận Gaza, Ptolemy và Seleukos xâm lược từ Ai Cập, đánh bại Demetrius Chiến thắng này làm bàn đạp cho Seleukos giành lại quyền kiểm soát Babylon và các tỉnh phía Đông Siculus viết “Ở châu Á, sau thất bại của Demetrius tại Gaza ở Syria, Seleukos nhận được từ Ptolemy không quá 800 lính bộ binh và khoảng 200 con ngựa, lên đường đến Babylon” (Siculus, 1993, p.78) Antigonus đối mặt với nguy cơ sụp đổ vị trí của mình ở phía Đông, ông ký kết một thỏa hiệp hòa bình với Ptolemy, Lysimachus và Cassander Hòa bình chính thức được thống nhất vào năm 311 TCN Antigonus giữ được Tiểu Á nhưng lại để các tỉnh phía Đông rơi vào tay Seleukos Điều này làm Antigonus tiếp tục tham gia chiến tranh Babylon (311 - 309 TCN) với Seleukos, cố gắng giành lại quyền kiểm soát nhưng không thành Cũng trong khoảng thời gian đó, để tránh nguy cơ bị cướp ngôi cai trị vùng Macedonia, Cassander đã sát hại Vua Alexander IV khi mới 14 tuổi và Roxane (vợ vua), giáng đòn cuối cùng vào huyết thống của Alexander

Chiến tranh Diadochi lần thứ tư (307 - 301 TCN) diễn ra bởi liên minh

Ptolemy, Seleukos, Lysimachus và Cassander chủ yếu để ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ của Antigonus và con trai ông, Demetrius Đỉnh điểm là trận chiến cam go Ipus 301 TCN, đã lật lại ván cờ khiến Antigonus bị giết và Demetrius rút lui đến Ephesus Lysimachus nhận được phía Tây Tiểu Á và Seleukos phần còn lại

Chính sự khốc liệt, phức tạp của các cuộc chiến cộng hưởng với nền dân chủ bị hạn chế đã làm tinh thần người dân thay đổi sâu sắc Họ cảm thấy cuộc đời mình thật vô định, bắt đầu ưu tư, lo lắng, mất niềm tin hy vọng vào khoa học, nhà nước và những giá trị tốt đẹp của cuộc sống Người dân nhận thấy cần phải có sự biến đổi nào đó cho những quan điểm đã lỗi thời Thay vì nghiên cứu những vấn đề thế giới quan rộng lớn, bao quát tất cả các lĩnh vực tri thức, giờ đây các nhà triết học đào sâu những khía cạnh đạo đức cá nhân Quan niệm về hạnh phúc cần có những nhận định mới để phù hợp với bối cảnh xã hội đương thời Phải sống như thế nào để được an toàn và tránh khỏi đau khổ, bất hạnh giữa thời cuộc loạn lạc không biết hồi kết? Từ những vấn đề đặt ra đó, họ đã tìm kiếm các mục tiêu như sự kiên cường và bất biến trước đau khổ, giành lấy viên mãn từ những khó khăn nhất của cuộc sống Tác giả Green trong tác phẩm Alexander to Actium: The Historical Evolution of the Hellenistic Age nhận định “Mối bận tâm với đời sống nội tâm, với tự do nội tại cá nhân và với việc theo đuổi tinh thần tốt là điểm chung của tất cả các trường phái triết học

Hy Lạp cổ đại” (Green, 1993, p.53) Việc ra đời một tư tưởng mới có thể lý giải những hiện thực khốc liệt đang diễn ra, nhằm xoa dịu tinh thần của người dân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Đây cũng chính là nhân tố quan trọng nhất, góp phần hình thành tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại

Khủng hoảng chính trị sau khi vua Alexander mất đã ảnh hưởng đến sự ra đời quan niệm hạnh phúc của Zeno Dù khao khát được sống một cuộc đời bình an nhưng người dân cũng không thể tìm thấy con đường giải thoát bằng hiện thực Họ phải chấp nhận số phận và đi tìm tự do, hạnh phúc trong tư tưởng Ra đời trong hoàn cảnh đó, quan niệm hạnh phúc của Zeno như chiếc phao cứu sinh, an ủi tinh thần cho đại bộ phận quần chúng lúc bấy giờ Xuất thân từ một thương nhân cũng trải qua nhiều biến cố cuộc đời, ông trăn trở đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Con người có thể đạt được hạnh phúc không? Zeno khẳng định: hạnh phúc phụ thuộc vào lý trí mỗi người, nên ai cũng có thể đạt được hạnh phúc, không phân biệt giai cấp, tầng lớp nào Khó khăn, chông gai luôn là một phần tất yếu của cuộc sống Vì vậy, hãy tôi rèn lý trí để vượt qua nó, lèo lái đến bến bờ hạnh phúc Quan niệm hạnh phúc của Zeno đã mang đến những giá trị nhân văn sâu sắc, phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ nên dễ dàng được đón nhận từ quần chúng

TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI

1.2.1 Tư tưởng đạo đức của Socrates

Tư tưởng đạo đức chủ chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại chịu ảnh hưởng bởi các bậc tiền bối, nhất là: Socrates (469 - 339 TCN), Antisthenes (khoảng 445 – 365 TCN), Plato (427 TCN - 347 TCN), Aristotle (384 - 322 TCN)

Khác với các nhà triết học đi trước - giải thích sự hình thành của thế giới dựa trên những kiến thức khoa học tự nhiên, vũ trụ luận, Socrates đã tạo ra bước ngoặt mới trong lịch sử Ông là một trong những người đầu tiên chuyển nghiên cứu triết học tự nhiên sang tập trung nghiên cứu vấn đề con người, trọng tâm là đạo đức Triết học của ông hướng về cách sống như thế nào cho đẹp, đạt đến cuộc sống hạnh phúc, giữ gìn trật tự xã hội Quan niệm hạnh phúc, phẩm hạnh mà Socrates để lại đã trở thành hình mẫu trong suốt chặng đường ra đời, tồn tại và phát triển của các nhà Khắc kỷ

Hành vi đạo đức theo Socrates là phục vụ lợi ích thực sự của con người, theo nghĩa thúc đẩy hạnh phúc Hành vi đó mang lại sức khỏe và sự hài hòa cho tâm hồn “Hãy tự biết mình” - câu châm ngôn rất nổi tiếng của Socrates Thay vì quan tâm các vấn đề tự nhiên xã hội, hãy dành thời gian chăm sóc tâm hồn mình, tự hiểu bản thân, thành thật nhận định phẩm chất của chính con người mình Từ đó, chúng ta sẽ thấy được ánh sáng bên trong; ánh sáng đó là lý trí, cái thiện và tình yêu thương Bất kỳ ai sinh ra cũng được tự nhiên ban cho bản tính thiện, lý trí để nhận biết điều tốt, xấu Chính sự phân tích nội tâm, ý thức bên trong của mỗi người sẽ không bị chi phối bởi các tác động từ bên ngoài, bản lĩnh vượt qua biến cố, khó khăn Nghiên cứu về tư tưởng Socrates, triết gia Copleston trong tác phẩm A history of philosophy đã viết “Socrates thuyết phục mọi người rằng hãy nhìn vào bản thân, tìm kiếm phẩm hạnh và sự khôn ngoan trước khi anh ta quan tâm đến lợi ích cá nhân của mình ” (Copleston, 1993, p.108)

Kế thừa tinh thần đề cao sự hiểu biết đích thực bằng cách hiểu chính mình của Socrates, nội dung xuyên suốt tư tưởng đạo đức của các nhà Khắc kỷ chủ yếu là sự tự lực bản thân vươn lên khó khăn, giành lấy hạnh phúc bằng chính sức mạnh nội tại mà không nhờ vào bất kỳ sự giúp đỡ bên ngoài

Theo Socrates, tri thức là nền tảng của hành động đúng đắn, dẫn đến phẩm hạnh, mang lại cuộc sống hạnh phúc Từ đó ông rút ra kết luận: Tri thức là phẩm hạnh Người khôn ngoan (tức là người có tri thức) sẽ tự biết điều gì là đúng và nên làm Hạt nhân cơ bản trong quan niệm phẩm hạnh của Socrates là đề cao tri thức Theo ông, cái lợi vật chất dù lớn đến đâu cũng không thể so sánh với sự hoàn thiện tâm hồn, bởi đó mới là điều tốt đẹp nhất trên đời Quan điểm của Socrates đã được thuật lại trong tác phẩm Cộng hòa “Tôi không ngừng nói với quý vị rằng của cải không phải là phẩm hạnh, mà ngược lại, phẩm hạnh là của cải và chính từ phẩm hạnh mà xuất phát mọi lợi ích công hoặc tư khác” (Plato & Xenophan, 2006, tr.89)

Theo Socrates, tri thức là tiêu chí duy nhất đáng tin cậy về lối ứng xử của con người Bởi trong cuộc sống, sẽ có nhiều quan điểm, nhiều ý tưởng, nhiều cảm xúc, nhưng chỉ có một kiến thức hay một chân lý Một hành vi ác là hậu quả của sự thiếu hiểu biết về cái thiện, không phải là hành động có chủ ý Nếu mỗi người đều sống có lý trí, có đạo đức thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, bởi vì không có kẻ xấu, chẳng lo bị lừa gạt, cướp bóc, công dân đủ am hiểu để bầu cử ra người xứng đáng, người đứng đầu sẽ sáng suốt lãnh đạo đất nước đúng hướng… Con người càng tôi rèn tri thức sẽ càng khám phá ra bản chất cao quý của mình, nâng bản thân đến gần với các vị Thần Copleston đã thuật lại tư tưởng của Socrates

“Kiến thức của các vị Thần là không giới hạn, họ có mặt ở khắp mọi nơi và biết tất cả những gì được nói và làm” (Copleston, 1993, p.113) Sự thông thái của con người là nhỏ bé so với sự thông thái của Thần linh, chúng ta cần cố gắng học tập, thu thập, làm cho trí tuệ để trở nên hoàn bị Khi một người sở hữu tri thức, họ cũng tự động đạt được phẩm hạnh, tiệm cận đến sự hoàn thiện và đấng tối thượng

Kế thừa quan niệm về phẩm hạnh của Socrates, chủ nghĩa Khắc kỷ cho rằng, phẩm hạnh của con người chỉ bao gồm lý trí, tuy nhiên lý trí này là lý trí hoàn hảo, tức là đã thông suốt tri thức nhân loại, kiểm soát được mọi vấn đề Nhà nghiên cứu Hirschberger đã viết “Theo lời dạy của các nhà Khắc kỷ, phẩm hạnh là lý tưởng về một người thông tuệ Người như vậy mới có đủ mọi đức tính và hành động luôn đúng đắn” (Hirschberger, 2020, tr.239) Ngoài sự thông tuệ, đều là xấu Khác với Socrates khi ông cho rằng, động cơ để đạt được tri thức đó là “hãy tự biết mình”, chủ nghĩa Khắc kỷ xem con người cần đạt được tri thức bởi chúng ta là một phần của tự nhiên (Thần) Vậy nên, vươn đến phẩm hạnh tức là con người đang hoàn thiện chức năng mà tự nhiên ban cho, sánh ngang với các vị Thần Nhà nghiên cứu Cooper nhận định về chủ nghĩa Khắc kỷ trong tác phẩm World Philosophies: A

Vì thiên nhiên như một tổng thể là một trí thông minh hoàn hảo, Thần thánh, nên cuộc sống đạo đức phải là cuộc sống phù hợp với bản chất này Điều phân biệt con người đó là lý trí Mục đích quan trọng nhất luôn hành động theo cách phù hợp về mặt lý trí (Cooper, 2005, p.136)

Nhằm kiểm soát các hành vi xấu xa, vụ lợi của bản thân, Socrates cho rằng, phẩm hạnh được xây dựng dựa trên một số yếu tố quan trọng như: sự khôn ngoan, khiêm tốn, can đảm, tiết độ (chừng mực), công bằng… Khôn ngoan: biết mình, cư xử đúng đắn, chủ động trong mọi tình huống Tiết độ: tiết chế sự bốc đồng, biết chịu đựng, giữ trạng thái cân bằng Can đảm: chống lại các ham muốn thái quá, không sợ chết Công bằng: thực hành đối đãi với những người khác bằng lòng tự trọng và công chính Tất cả đều có bản chất là tri thức, giúp con người tránh xa điều ác, hướng mình làm những điều thiện, có mối liên hệ với nhau

Trên cơ sở đó, Cicero đã kế thừa chọn lọc và nhấn mạnh bốn phẩm hạnh chủ yếu ở con người là khôn ngoan (trí tuệ), dũng cảm, công bằng, chừng mực Bốn đức tính mang những đặc điểm riêng biệt nhưng liên hệ chặt chẽ với nhau Ông viết:

Tất cả những gì đúng đắn về mặt phẩm hạnh đều bắt nguồn từ một trong bốn nguồn: nó liên quan đến (1) nhận thức đầy đủ và sự phát triển thông minh về sự thật - trí tuệ; (2) với việc bảo tồn xã hội có tổ chức, với việc trả lại cho mọi người quyền lợi của mình và với việc trung thành thực hiện các nghĩa vụ đã đảm nhận - công bằng; (3) với sự vĩ đại và sức mạnh của một tinh thần cao quý và bất khả chiến bại - dũng cảm; hoặc (4) với sự tiết độ và tự chủ trong mọi điều được nói và làm - chừng mực (Cicero,

1913, p.18) Để đạt được tri thức, hay phẩm hạnh, Socrates đề cao giáo dục Theo ông, chỉ có học tập mới giúp con người thoát ra khỏi cái dốt, cái ác và khiến xã hội trở nên lành mạnh Nghiên cứu về phương pháp giáo dục của Socrates, PGS TS Đinh Ngọc Thạch viết “Để hiểu biết con người cần phải học, học ở trường và ở ngoài đời” (Đinh Ngọc Thạch & Doãn Chính, 2018, tr.82) Socrates khuyên chúng ta nên tìm đến triết học để hoàn thiện vẻ đẹp tri thức của bản thân Triết học không chỉ luận bàn những vấn đề chung, không liên quan gì đến cuộc sống thường ngày, nó là phương tiện dạy con người cách sống, cách hiểu mình, đối nhân xử thế, tri thức về cái thiện Ông chủ trương mỗi người hãy ý thức rõ về vô minh, xem bản thân như một “trang giấy trắng”, từ đó tiếp nhận vấn đề bằng sự suy xét chính mình nhằm tìm ra chân lý

Tiếp thu phương pháp giáo dục để đạt được phẩm hạnh của Socrates, chủ nghĩa Khắc kỷ cũng rất chú trọng việc rèn luyện, học tập và thực hành triết học Học tập cần có thái độ cầu tiến, chăm chỉ, trân trọng kiến thức, không được xem cái mình chưa biết thành cái đã biết Học phải đi đôi với thực hành, luyện tập khả năng kiểm soát ý chí

Hạnh phúc, Socrates cho rằng đó là đích đến cuối cùng cho tất cả những hành động phẩm hạnh Socrates không dạy con người tiếp cận tri thức chỉ để thoát khỏi cái dốt, có phông văn hóa hay có suy nghĩ đúng đắn, mà trên tất cả, hạnh phúc cho mọi người mới là điều ông hướng đến Plato đã ghi chép lại lời của Socrates, trong tác phẩm Những ngày cuối đời của Socrates “Điều thật sự quan trọng không phải là sống mà là sống tốt” (Plato, 2007, tr.149) Đó là cuộc đời đạt được sự yên bình nội tâm nhờ làm những điều đúng đắn, phẩm hạnh Nhờ phẩm hạnh, chúng ta có thể sống cuộc sống của mình theo cách tốt nhất có thể

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI

TƯ TƯỞNG VỀ PHẨM HẠNH CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI

2.1.1 Tư tưởng về phẩm hạnh

Thứ nhất, phẩm hạnh con người là trạng thái đạt đến sự hoàn hảo của lý trí

Quan niệm phẩm hạnh của chủ nghĩa Khắc kỷ đòi hỏi sự hoàn hảo Các nhà Khắc kỷ xem hoàn hảo là sự trọn vẹn, toàn diện, xuất sắc, đỉnh cao, siêu việt Nếu một thứ là hoàn hảo, thì nó không thể thêm điều gì vào được nữa Cũng giống như việc đạt được số điểm tuyệt đối hay không thể tìm thứ gì thật hơn sự thật; không gì thiêng liêng hơn sự thiêng liêng, không gì tốt đẹp hơn thiên đàng Nhà nghiên cứu Jedan trích lời Chrysippus “Phẩm hạnh là trạng thái hoàn hảo của bất kỳ điều gì nói chung” (Jedan, 2010, p.62) Vì nó hoàn hảo, nên phẩm hạnh không thể trở nên tốt hơn trong sung sướng hay nghịch cảnh Nếu hoàn cảnh bên ngoài có thể làm giảm hoặc tăng lên phẩm hạnh thì thứ phẩm hạnh ấy sẽ không còn giá trị

Cicero cho rằng, phẩm hạnh con người là sự hoàn hảo của lý trí Ông viết

“Phẩm hạnh ở con người và Thần là như nhau Bởi vì, phẩm hạnh không gì khác hơn là bản chất tự nhiên đã được hoàn hảo và phát triển đến mức cao nhất” (Cicero, 1928, p.325) Bản chất tự nhiên của con người là lý trí Lý trí được vun đắp, rèn luyện, đạt đến trình độ hoàn hảo (thông tuệ), cũng là đạt đến phẩm hạnh

Sự thông tuệ, theo Seneca, là trạng thái mà lý trí đạt được sự hoàn hảo, một tâm trí sáng suốt Ông viết “Thông tuệ là người có đầy đủ mọi thứ tốt đẹp và đã đạt đến đỉnh cao” (Seneca, 2022b, tr.400) Nó không chỉ là sự thông minh, logic của con người khi tiếp cận các môn khoa học, mà còn là sự tỉnh táo kiểm soát, xử lý tình huống trước mọi vấn đề trong cuộc sống, tránh cho mình rơi vào những trạng thái tiêu cực Ông viết:

Một tâm trí ngay thẳng và sáng suốt có thể điều chỉnh những sai lầm của vận mệnh, giảm thiểu sự khó khăn, gian khó bằng cách hiểu làm thế nào để chịu đựng chúng và đón nhận thịnh vượng với lòng biết ơn có chừng mực, đồng thời thể hiện sự vững vàng và kiên định khi đối mặt với nghịch cảnh Bạn có thể nhanh nhạy, nhận định chính xác mọi việc và không bao giờ vượt quá sức mình (Seneca, 2022b, tr.330) Ảnh hưởng sự giao thoa tôn giáo thời kỳ Hy Lạp hóa, các nhà Khắc kỷ cho rằng, phẩm hạnh cao cả đến nỗi, người đạt được nó xứng đáng ngang hàng với Thần thánh Seneca viết “Một người hoàn toàn có thể đến được chốn thiên đường từ khu ổ chuột Hãy vươn lên và định hình bản thân trở nên tương xứng với Thần thánh” (Seneca, 2022a, tr.206) Phẩm hạnh của con người mang giá trị tuyệt đối, hoàn hảo Mà các vị Thần không thể vĩ đại, cao quý, thông tuệ, lỗi lạc hơn Chính vì vậy, đạt đến cảnh giới cao nhất của lý trí, người đó đã bật mình ra khỏi cuộc sống tầm thường, xứng đáng có vị thế cao ngang hàng với Thần và được tôn trọng Vì phẩm hạnh hoàn hảo nên nó mang tính thiêng liêng tuyệt đối

Như vậy, một người có lý trí hoàn hảo thì sống phẩm hạnh Họ thông suốt kiến thức và luôn có hành động đúng đắn trong mọi trường hợp Đạt được những điều đó cũng chính là vươn đến hình tượng của bậc thánh nhân, ngang hàng với các vị Thần

Thứ hai, phẩm hạnh là điều tốt đẹp duy nhất của con người

Kế thừa quan niệm phẩm hạnh của Antisthenes, Seneca cũng cho rằng phẩm hạnh là điều tốt duy nhất của con người Phẩm hạnh là nền tảng của đạo đức Nó dẫn đến hành động tử tế, tạo ra một xã hội tươi đẹp Mọi hành động thiếu sự dẫn dắt của lý trí đều xấu Ông viết:

Mọi thứ đều được ca ngợi theo đặc điểm khiến nó khác biệt và bởi thứ nó làm được Con người cũng vậy, người ta đánh giá nhân cách, phẩm chất của một con người, không phải ở yếu tố anh ta có thể cày cấy bao nhiêu thửa đất, chiếc giường anh ta đắt như thế nào, mà suy cho cùng, đó là anh ta tốt đẹp ra sao Nhưng anh ta chỉ tốt đẹp nếu lý trí của anh ta toàn vẹn, đúng đắn và thuận theo tự nhiên Đó chính là phẩm hạnh, là sự tốt đẹp duy nhất của loài người Vì chỉ có lý trí mới có thể làm cho một người trở nên toàn vẹn (Seneca, 2022b, tr.112)

Con người được sinh ra với rất nhiều đặc điểm: khả năng sinh sản, khả năng ngôn ngữ, khả năng lao động… Trong đó, chỉ có khả năng thuộc về tư duy, lý trí mới là bản chất của con người Kế thừa quan điểm của Aristotle, chủ nghĩa Khắc kỷ cho rằng, chúng ta khác con vật ở khả năng suy tư chiêm nghiệm Mỗi loài đều có những nét tương đồng và đặc trưng riêng Nó được quy định bởi hình dáng, chức năng, tính cách Nhắc đến con người, đó là khả năng thuộc về lý trí Seneca viết:

Mọi thứ đều được cấu thành để có điểm vượt trội của riêng chúng Cây nho được đánh giá về độ sai quả và hương vị của rượu Đối với con la, bạn hỏi lưng của nó khỏe thế nào, vì nhiệm vụ duy nhất của con la là tải đồ Với chó, đặc tính quan trọng nhất là sự nhạy bén mùi hương nếu dùng để đánh hơi… Trong mỗi loại, chất lượng được đánh giá theo đặc tính tự nhiên và giống loài Vậy, với con người, đâu là đặc tính đặc biệt nhất?

Lý trí Bởi lý trí nên con người mới vượt trên động vật và chỉ xếp thứ hai sau thánh Thần Vậy nên một lý trí hoàn thiện là điểm vượt trội đặc biệt nhất của con người, mọi thứ khác của chúng ta đều tương đồng với động vật và thực vật (Seneca, 2022b, tr.110)

Epictetus cũng cho rằng, điều làm nên quyền uy của con người là lý trí Ông thuyết giảng “Hãy suy xét xem mình là ai Trước hết, là một con người, nghĩa là kẻ không sở hữu điều gì quyền lực hơn ý chí định đoạt…” (Epictetus,

Lý trí của con người có sứ mệnh đặc biệt Nó có khả năng tổng hợp, phân tích đánh giá, thấu hiểu được quy luật xoay vần của vũ trụ, đưa ra hướng giải quyết vấn đề, từ đó, giúp chúng ta khai thác, khám phá thế giới Điều này không chỉ khác so với bản tính của động vật, thực vật mà nó còn là tài sản đặc biệt duy nhất mà con người sở hữu trong tự nhiên Tài sản này chỉ đẹp và có giá trị khi nó được mài giũa, rèn luyện, lấp đầy bằng tri thức Một khi trở nên hoàn hảo, nó sẽ “tỏa ra ánh sáng rực rỡ”, cũng là lúc phẩm hạnh xuất hiện Phẩm hạnh là trạng thái đẹp nhất của lý trí, mà lý trí là tài sản đặc biệt duy nhất mà chúng ta có được Nên phẩm hạnh là điều tốt đẹp duy nhất của con người

Theo đó, ai có được vẻ đẹp này, họ xứng đáng được cộng đồng công nhận, tôn trọng Sự xuất sắc từ trí tuệ sẽ mang lại cho bản thân, xã hội những giá trị tốt đẹp, tích cực Một người có tất cả mọi thứ, nhưng lại thiếu đạo đức, sống bản năng như loài vật, đối xử ác với nhân loại, sẽ bị lên án Ngược lại, người nào tử tế chân thành, có tấm lòng nhân hậu thì sẽ nhận được sự tôn trọng của xã hội Khi một loài hoa trổ bông, người ta trầm trồ thán phục trước hương sắc của nó; khi một con ngựa phi nhanh người ta sẽ trọng dụng và cưng phụng nó Tương tự, nếu lý trí một người đạt đến hoàn hảo, tức đạt đến phẩm hạnh thì người đó xứng đáng là tấm gương để xã hội noi theo, bởi họ đã tỏa sáng hết vẻ đẹp riêng có mà tự nhiên ban tặng cho chúng ta Seneca viết:

Nếu ta xét mọi giống loài theo đúng đặc tính tự nhiên của chúng và chỉ ca ngợi khi chúng đạt đến đỉnh cao tự nhiên của đặc tính ấy, đồng thời đồng ý rằng thứ tốt đẹp đặc biệt của con người là lý trí, thì khi một người có lý trí hoàn hảo, anh ta xứng đáng được ngợi ca vì đạt đến đỉnh cao tự nhiên của con người Thứ lý trí toàn vẹn hoàn hảo ấy chính là phẩm hạnh (Seneca, 2022b, tr.111)

Ngược lại, vô đạo đức là cái xấu duy nhất Những hành động xuất phát từ sự vô tri đều xấu và đáng lên án Việc không kiểm soát được lý trí của mình để cảm xúc chế ngự, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cũng xấu Mọi hành động xấu thì đều như nhau, dù mức độ của chúng là nghiêm trọng hay vừa phải

TƯ TƯỞNG VỀ HẠNH PHÚC CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ THỜI KỲ

2.2.1 Tư tưởng về hạnh phúc

Hạnh phúc bắt nguồn từ “eudaimonia” (tiếng Hy Lạp: εὐδαιμονία), “eu” nghĩa là “tốt” và “daimon” nghĩa là “tinh thần” Trong các văn bản dịch eudaimonia là hạnh phúc nhưng thực chất, hạnh phúc là chưa đủ để có thể diễn đạt được hết ý nghĩa của nó Hạnh phúc thường đề cập đến trạng thái cảm thấy dễ chịu, niềm vui, gắn với cảm xúc thoáng qua hoặc sự hài lòng nhất thời, có thể đạt được từ những tác nhân bên ngoài Còn eudaimonia không chỉ bao gồm hạnh phúc mà rộng hơn và sâu hơn; về nghĩa đen nó được hiểu là một “trạng thái tinh thần tốt” - tức là chỉ xuất phát từ bên trong mỗi người; về nghĩa bóng, đó là đạt đến sự viên mãn toàn diện

Kế thừa quan điểm của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại như Socrates, Platon, Aristotle xem eudaimonia là mục tiêu cuối cùng cần đạt được, các nhà Khắc kỷ cũng tin rằng hạnh phúc (sự viên mãn) là mục đích mà con người cần hướng đến trong mọi hành động Nó chỉ đạt được qua lối sống có phẩm hạnh, phát huy hết khả năng trí tuệ của bản thân để trở nên xuất sắc

Theo đó, hạnh phúc được xem là điều tốt đẹp, cuộc sống viên mãn và chúng ta phải tìm nó từ bên trong nội tâm hơn là những thứ bên ngoài Epictetus đã trích lời thần Zeus để dạy học trò của mình “Nếu con muốn điều gì tốt đẹp, hãy thủ đắc điều đó từ bản thân mình” (Epictetus, 2022, tr.140) Eudaimonia chất chứa cả sự chịu đựng, nỗi đau, bản lĩnh lý trí để vượt lên trên nghịch cảnh Chính vì vậy, quan niệm hạnh phúc của tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ cổ đại mang những đặc điểm sau:

Thứ nhất, hạnh phúc là sự bình an trong tâm hồn

Kế thừa quan điểm của Socrates về hạnh phúc, chủ nghĩa Khắc kỷ cho rằng, hạnh phúc là được an tâm và bình yên lâu dài Seneca viết “Cuộc sống hạnh phúc là gì? Đó là được an tâm và bình yên lâu dài” (Seneca, 2022b, tr.261) Hạnh phúc chủ nghĩa Khắc kỷ gạn bỏ tất cả các yếu tố gây phiền não, cản trở cuộc sống an bình của mỗi người Đạt đến trạng thái này, người đó sở hữu một tâm trí tĩnh lặng, nơi mà những suy nghĩ, lo lắng và phiền nhiễu biến mất Tâm an không phải là dừng hẳn các suy nghĩ về sự vật, hiện tượng mà ta vẫn quan sát chúng nhưng không bị cuốn vào, dùng nội lực của bản thân để điều khiển tâm trí ổn định Đối với Zeno, hạnh phúc là sống một cuộc đời trôi chảy, không có gợn sóng ưu phiền Đó là sự êm ả, phẳng lặng, không bị cản trở hay phá hoại trên con đường mà ta đang khát khao đạt được Tác giả Gould đã trích lại lời dạy của Zeno với học trò “hạnh phúc là sự trôi chảy của cuộc sống” (Gould, 2012, p.163) Đó là điều kiện vô cùng lý tưởng mà bất kỳ ai cũng mong muốn trên đường đời Tuy nhiên, sự suôn sẻ mà Zeno muốn nhắc đến không phải là việc ta sở hữu một công việc thuận lợi, liên tiếp gặp may mắn, mà nó được diễn ra trong nội tâm - một tâm hồn bình an trước sóng gió Cuộc sống ngoài kia không thể tránh khỏi những “phong ba bão táp”, nhưng tâm trí thông suốt thì việc gì cũng sẽ có cách giải quyết hợp lý Nhờ đó, dẫu cuộc sống liên tiếp xảy ra nhiều biến cố xung quanh, chúng ta vẫn băng băng vượt qua một cách suôn sẻ, duy trì cảm giác bình yên và đạt được hạnh phúc đích thực

Cũng đề cập đến vấn đề trên, Cicero cho rằng, sự bình yên, tĩnh tại làm nên cuộc sống hạnh phúc Trong tác phẩm Tusculan Disputations, ông viết

“Những xáo trộn trong tâm hồn tạo ra sự khốn khổ, trong khi sự yên tĩnh tạo ra cuộc sống hạnh phúc” (Cicero, 1927, p.469) Đối với ông, hạnh phúc là trạng thái không bị quấy rầy, được giải thoát khỏi những kích động, những bất hòa Đứng trước một biến cố xảy ra, người hạnh phúc hoàn toàn không có cảm giác sợ hãi, mà được che chắn, bất khả xâm phạm về mặt cảm xúc Họ vẫn luôn giữ cho mình bản lĩnh bình tĩnh và trạng thái này không bị lung lay bởi những yếu tố khác, nó kiên định vững chắc

Epictetus cũng khẳng định trạng thái trường tồn của hạnh phúc Ông cho rằng “Chẳng có thứ gì thể hiện đặc tính của hạnh phúc nhiều hơn tính trường tồn và không bị chướng ngại” (Epictetus, 2022, tr.388) Những thứ khác ngoài kia có thể lấp lánh và hấp dẫn con người, tuy nhiên, giá trị mà hạnh phúc mang lại, theo ông, còn muôn phần đẹp hơn Bởi nó chất chứa sự vĩnh cửu, nó làm cho chúng ta hoàn toàn tự do thoát khỏi mọi đắm luyến và sự thanh thản thì quý hơn vẻ hào nhoáng, xa hoa được phơi bày ở xã hội

Nhìn chung, một người thỏa mãn hai điều kiện: thứ nhất, ngự trị trong tâm hồn là trạng thái bình an; thứ hai, trạng thái đó được duy trì ở mức ổn định, bền bỉ; họ được xem là chạm đến hạnh phúc

Theo đuổi sự yên bình về tâm trí cũng là mục tiêu mà chủ nghĩa Khoái lạc mong muốn đạt được Chủ nghĩa Khắc kỷ và chủ nghĩa Khoái lạc đều rất phổ biến ở thời kỳ Hy Lạp hóa Cùng ra đời, tồn tại trong giai đoạn xã hội nhiều biến động và bất ổn; tuy cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau, nhưng cả hai trường phái đều hướng đến hạnh phúc là sự bình yên lâu dài của tâm trí Nhà sử học Cushman đánh giá về Epicurus – triết gia theo đuổi chủ nghĩa Khoái lạc

“Epicurus tìm kiếm một lý tưởng về niềm vui lâu dài trong xã hội ông ta đang sống” (Cushman, 2016, p.229) Đối với nhiều quan điểm, hạnh phúc không mang giá trị lâu dài, tuyệt đối mà chỉ diễn ra trong khoảnh khắc Bởi hạnh phúc là trạng thái của cảm xúc, mà cảm xúc thì không thể tránh khỏi lúc tiêu cực hay tích cực Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng hạnh phúc cá nhân là sự thống nhất lâu bền giữa sức khỏe, đáp ứng nhu cầu về vật chất, sự thỏa mãn về đời sống tinh thần

Vì vậy, nó mang giá trị tương đối Con người không thể tránh khỏi sinh, lão, bệnh, tử; nên những lúc xảy ra biến cố, cảm xúc tiêu cực sẽ lấn át Còn với chủ nghĩa Khắc kỷ, hạnh phúc trọn vẹn là trạng thái hoàn toàn có thể đạt được, mang tính ổn định lâu dài dù bất kể hoàn cảnh nào

Chủ nghĩa Khắc kỷ không biến chúng ta thành vô cảm, nhưng để đạt được sự bình an trước biến cố thì đòi hỏi phải trải một quá trình rèn luyện Các nhà Khắc kỷ chế ngự cảm xúc bằng cách khiến mình trở nên mạnh mẽ hơn, không loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống Họ vẫn trải nghiệm mọi cung bậc cảm xúc như: vui, buồn, đau khổ nhưng sẽ dùng lý trí để chịu đựng và vượt qua Ví dụ: một người có tinh thần Khắc kỷ, gia cảnh nghèo, bệnh tật Đối với những ánh mắt bên ngoài nhìn vào, đó là cuộc sống bất hạnh, nhưng họ hoàn toàn có thể tự thấy mình hạnh phúc nếu tâm thế vẫn an nhiên qua bao sóng gió

Như vậy, hạnh phúc của chủ nghĩa Khắc kỷ không phải là một con đường dễ đi; con đường ấy dẫu trải đầy gai, thử thách thì tâm trí ta vẫn không hề nao núng Sự bình an được giữ vững, không ngắt quãng, bởi đã có “vũ khí” làm nhiệm vụ chắn tất cả nhân tố tiêu cực của cảm xúc, đó là lý trí thông suốt

Thứ hai, hạnh phúc có được khi và chỉ khi chúng ta sống phẩm hạnh

Kế thừa quan niệm về hạnh phúc của Socrates và Antisthenes, cả hai triết gia đều cho rằng: hạnh phúc chỉ bao gồm yếu tố duy nhất đó là phẩm hạnh Chủ nghĩa Khắc kỷ cũng xem hạnh phúc là khi ta sống phẩm hạnh, không có yếu tố khác đi kèm Mục tiêu đạt được sự bình thản và phẩm hạnh có liên quan với nhau Sống phẩm hạnh sẽ mang đến sự bình thản trong tâm hồn, đồng nghĩa với việc đạt được hạnh phúc

Cicero xem phẩm hạnh là nền tảng duy nhất cho cuộc sống hạnh phúc Trong tác phẩm Tusculan Disputations, Cicero đã tranh luận “phẩm hạnh, đủ để khiến cho chúng ta có một cuộc đời trọn vẹn” (Cicero, 1927, p.445) Ông cho rằng, của cải vật chất, danh tiếng hoặc quyền lực, dù đáng mơ ước, nhưng không cần thiết cho hạnh phúc Với biến cố có thể xảy ra như nghèo đói, lưu vong, mù lòa, câm điếc, thậm chí bị tra tấn, con người hoàn toàn có thể đạt được hạnh phúc bằng phẩm hạnh của bản thân Phẩm hạnh giải thoát chúng ta ra khỏi mọi cảm xúc nhiễu loạn Hạnh phúc không phụ thuộc vào hoàn cảnh mà phụ thuộc vào nội lực bên trong và phẩm hạnh là nguồn gốc của một cuộc sống trần thế tươi đẹp

Antoninus cho rằng phẩm hạnh, hay việc tuân thủ đạo đức và đối xử đúng mực là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc Ông viết “Hạnh phúc an nhiên là cái may mắn tốt đẹp, hay là tính cách tốt đẹp của con người” (Antoninus, 2022, tr.222) Với ông, phẩm hạnh là khả năng tiềm tàng bẩm sinh mà con người được tự nhiên ban tặng, vấn đề là chúng ta có rèn luyện lý trí để nắm bắt nó hay không Theo Antoninus, hạnh phúc phụ thuộc vào chất lượng suy nghĩ và tư duy của mỗi người Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng tư duy tích cực và khả năng kiểm soát suy nghĩ Bởi vì trí tuệ là cái tự nó thức tỉnh và tự điều khiển nó nên không ai có thể mang lại hạnh phúc ngoài chính bản thân mỗi người Mặc dù chúng ta không thể kiểm soát những gì xảy ra xung quanh mình, nhưng chúng ta có thể kiểm soát phản ứng của bản thân trước những sự kiện trong cuộc sống Nếu ta xem sự việc đó là tốt, thì nó sẽ là tốt Bằng cách rèn luyện trí óc, kiềm chế cảm xúc, sống khoan dung, công bằng với cộng đồng, bỏ qua những gì không thể kiểm soát sẽ dẫn con người đến một cuộc sống trọn vẹn Bởi vì trong quá trình tu dưỡng, chúng ta đã làm gia tăng sức mạnh của nội tâm, khả năng tư duy độc lập của lý trí, trả lại cho mình một thái độ sống tích cực và tâm hồn tĩnh lặng

MỘT SỐ GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI

2.3.1 Một số giá trị của tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại

Thứ nhất, quan niệm về hạnh phúc của chủ nghĩa Khắc kỷ mang tính nhân văn

Thời kỳ Hy Lạp, tư tưởng đạo đức của những triết gia đi trước ít có khuynh hướng chấp nhận một cộng đồng không phân biệt tầng lớp xã hội Các quan niệm ra đời chủ yếu phục vụ cho giai cấp chủ nô Nô lệ thường không được xem trọng và bảo vệ Điển hình là tư tưởng của Aristotle, mặc dù cho rằng mục đích của cuộc sống con người là hạnh phúc, tuy nhiên, ông không thừa nhận nô lệ có hạnh phúc Aristotle viết “ Không ai nghĩ cách làm cho kẻ nô lệ dự phần vào hạnh phúc, trừ khi người ta cũng làm cho kẻ ấy có đời sống của con người” (Aristotle, 1961, tr.380)

Tính nhân văn trong quan niệm về hạnh phúc của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại thể hiện ở chỗ, bất kỳ ai cũng có thể sống hạnh phúc Bởi hạnh phúc không xuất phát từ vật chất, địa vị, danh vọng, tầng lớp, chủng tộc, mà đến từ bên trong tâm hồn Tâm hồn là tài sản mà bất kỳ ai cũng có được Còn lựa chọn cho mình một đời sống nội tâm như thế nào lại phụ thuộc vào mỗi người Sự lựa chọn này là tự do, quyền và trách nhiệm của chúng ta với chính bản thân mình Nếu người đó muốn hạnh phúc, hãy tự lựa chọn và thực hành nó Ai cũng đều có xuất phát điểm là như nhau, nên hạnh phúc được chia đều cho tất cả mọi người Nếu vui cũng hết một ngày, buồn cũng hết một ngày thì tại sao chúng ta không chọn cho mình một đời sống nội tâm tích cực để mang đến sự an nhiên cho bản thân

Tính nhân văn trong quan niệm về hạnh phúc của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại còn thể hiện ở chỗ, nó đề cao phẩm hạnh là con đường dẫn đến hạnh phúc Ra đời trong xã hội loạn lạc, khi pháp luật chưa trở thành yếu tố đủ để điều chỉnh toàn bộ hành vi dân chúng, quan niệm hạnh phúc của chủ nghĩa Khắc kỷ ra đời với khát vọng trở thành một quy luật, công thức chung để con người ở mọi hoàn cảnh, thời đại thực hiện Cốt lõi của nó là hướng đến xây dựng cái thiện, vẻ đẹp trí tuệ bên trong mỗi cá nhân để sống một cuộc đời hạnh phúc Mặc dù quan niệm đạo đức phải gắn với đời sống hiện thực, quan hệ kinh tế cụ thể, tuy nhiên, việc đề cao phẩm hạnh của chủ nghĩa Khắc kỷ vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay Nó nhắc chúng ta luôn cần uốn nắn bản thân trở thành một người tử tế, tri thức trong xã hội Đặc biệt, tính nhân văn còn được thể hiện trong quan niệm về công bằng của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại Với nền tảng là tình yêu thương nhân loại, nó đã vượt qua chủ nghĩa vị kỷ để đề xuất một xã hội đoàn kết và bình đẳng

Công bằng theo Cicero, đó không chỉ vì cái chung mà còn là người có tấm lòng lương thiện Tình yêu thương nhân loại luôn được xem như nền tảng không thể thiếu trong bất kỳ xã hội nào Tuy nhiên, nó đã được chủ nghĩa Khắc kỷ nâng tầm thành triết lý và đặt ở vị trí quan trọng Theo đó, bản năng của loài người là lòng nhân ái, xuất phát từ tình yêu bản thân, gia đình và lan tỏa ra xã hội

Quan niệm công bằng xuất phát từ đặc trưng của con người - là thực thể tự nhiên và chỉ có thể hoàn thiện bản thân trong cộng đồng Chính vì vậy, nghĩa vụ xã hội được ưu tiên hơn các nhiệm vụ và đạo đức cá nhân Các nhà Khắc kỷ đề cao tình yêu thương nhân loại, khuyên chúng ta hãy điều chỉnh hành vi của mình theo hướng có lợi cho mọi người, phù hợp với tập thể Nhờ có tình yêu mà chủ nghĩa Khắc kỷ đã vượt qua chủ nghĩa vị kỷ để mang đến triết lý vì cộng đồng Điều này làm nên giá trị riêng biệt của chủ nghĩa Khắc kỷ so với các tư tưởng cùng thời khác, điển hình là Epicurus Triết lý của Epicurus lấy bản thân làm trung tâm, vì mối quan tâm của ông chủ yếu không phải là xã hội loài người mà là niềm vui cá nhân Nghiên cứu về vấn đề này, Stumpf viết “Đối với Epicurus, phương pháp mà ông tạo ra là để tránh đau đớn chứ không phải là ảnh hưởng để tạo ra một xã hội tốt đẹp” (Stumpf, 2003, p.108)

Quan niệm công bằng của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại đã lý giải nguyên nhân vì sao cần có tình yêu thương con người, từ đó đề xuất một xã hội đoàn kết, hướng đến cái chung Điều này rất cần thiết đối với mọi thời đại, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay Cách mạng 4.0 dần tạo ra khoảng cách giữa chúng ta, nhiều bộ phận sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà chà đạp lên tính mạng, làm những điều bất lương với người khác Bởi vậy, tình yêu thương rất cần được lan tỏa trong cuộc sống Nó tạo nên sức mạnh đồng lòng, thấu hiểu, xoa dịu những mảnh đời bất hạnh, xóa bỏ hận thù và đẩy lùi chiến tranh… Chúng ta cần nuôi dưỡng tâm hồn, trái tim mình những “hạt giống” của tình yêu thương, sự bao dung để làm nên một xã hội tươi đẹp Vì lẽ đó, quan niệm công bằng của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại có giá trị vượt thời gian và rất đáng được trân trọng

Thứ hai, tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ đề cao giáo dục tri thức và thực hành phẩm hạnh

Chủ nghĩa Khắc kỷ nhấn mạnh việc theo đuổi trí tuệ thông qua con đường giáo dục và thực hành Hai yếu tố này phải đi đôi và bổ trợ cho nhau bởi nó là phương tiện dẫn đến phẩm hạnh Giáo dục - đặc biệt là thông qua triết học, giúp con người trang bị nền tảng tri thức nhân loại, nuôi dưỡng tư duy; còn thực hành phẩm hạnh làm nên kỹ năng sống, phát triển sự tự phản ánh và tự nhận thức Quá trình này cần thiết phải được thực hiện suốt đời Qua đó, giúp con người có những hành động phù hợp, làm chủ chính mình, vượt qua nghịch cảnh Các nhà Khắc kỷ cho rằng mục đích của giáo dục là phát triển những cá nhân có khả năng sống một cuộc đời đạo đức, đóng góp tích cực cho xã hội Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của kỷ luật tự giác, tự chủ và hành động theo lý trí

Tư tưởng trên mang giá trị rất ý nghĩa đối với ngành giáo dục thời đại hiện nay Học tập không chỉ đơn thuần tri thức mà học phải đi đôi với hành, áp dụng kiến thức vào thực tế hàng ngày Đích đến cuối cùng của giáo dục không nằm ở thành tích điểm số hay trở thành một chuyên viên thạo việc; mà cần đào tạo nên một con người lương thiện, chủ động nắm bắt trong mọi tình huống, có trách nhiệm với chính mình và xã hội Đây là những điều kiện quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách, phẩm chất đạo đức

Tư tưởng trên cũng cổ vũ tinh thần tự giác hành động vì mục đích sống của mỗi người Chúng ta muốn có được hạnh phúc, thành công trong công việc… hãy có ý chí và quyết tâm hành động Đừng để khao khát đó chỉ nằm trong suy nghĩ mà hãy biến nó thành hiện thực Trước tiên, chúng ta cần xác định mục tiêu, hiểu rõ bản thân, tự mình quyết định những giá trị và nguyên tắc nào cần tập trung để hành động Sau đó, chúng ta hãy thực hiện nó một cách chăm chỉ và có kỷ luật, tạo thành thói quen hàng ngày Thất bại là điều không thể tránh khỏi, nhưng quan trọng hơn là thái độ đối đầu với nó Sau mỗi trở ngại, chúng ta rút ra được bài học mới cho mình và bước tiếp đầy mạnh mẽ hơn Sức bền ý chí kết hợp với sự nỗ lực chăm chỉ của bản thân sẽ mang đến những kết quả ngoài mong đợi

Thứ ba, tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại là một phương pháp chữa lành tâm hồn

Nếu ai đó đang đi tìm cho mình một lẽ sống, hay đang rơi vào trạng thái bế tắc của cuộc đời, thì tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại là một phương pháp tâm lý rất hữu hiệu để chữa lành tâm hồn, vực dậy sau vấp ngã Chủ nghĩa Khắc kỷ trang bị cho chúng ta những kỹ năng làm chủ cảm xúc, lường trước hoàn cảnh, đưa ra những lời khuyên áp dụng vào mỗi tình huống, nhằm đạt được và duy trì sự bình thản tâm trí Đến với chủ nghĩa Khắc kỷ, mỗi người đang được trở thành một vị bác sĩ tâm lý chữa bệnh cho chính bản thân mình Ta học được cách đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực: nỗi sợ hãi, nỗi buồn đến từ sự thất bại, cơn bạo bệnh và nuôi dưỡng những cảm xúc tốt như lòng yêu thương, sự biết ơn

Chủ nghĩa Khắc kỷ dạy chúng ta phân biệt giữa những gì nằm trong tầm kiểm soát của mình và những gì không, đồng thời tập trung mối quan tâm vào những gì có thể kiểm soát được Những nguyên tắc này giúp mỗi cá nhân quan tâm đến bản thân mình hơn, bỏ ngoài tai những lời gièm pha, tránh cảm xúc tiêu cực

Chủ nghĩa Khắc kỷ cũng đưa ra những lời khuyên rất bổ ích trong từng trường hợp cụ thể mà mỗi người có thể sẽ gặp: về cái chết, về bệnh tật, về thất bại… để chúng ta thấy rằng, qua lăng kính Khắc kỷ, những điều đó không phải vấn đề to tát Chỉ có tâm trí mới là tài sản đáng quý nhất của mỗi con người

Nhìn lại những gì đang phải trải qua ở thế kỷ 21, chúng ta càng thấm thía những bài học cổ xưa mà tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại để lại Xã hội hiện tại phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề trước mắt Sự bủa vây của đại dịch, chiến tranh, những vấn đề hạt nhân nổi cộm đã khiến con người trăn trở đi tìm một điểm tựa tinh thần Suốt quãng thời gian khó khăn xảy ra, điều gì khiến chúng ta bị ám ảnh nhất? Đó chính là nỗi sợ! Nỗi sợ về việc ảnh hưởng đến sức khỏe, hay nó có thể cướp đi tính mạng của người thân; sợ mất việc, sợ mất tài sản… Nếu những mối lo ấy trở thành một bức tường thành tâm lý không thể phá bỏ bằng công nghệ hiện đại, hãy tự chữa lành bằng một tâm trí khỏe mạnh

Tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại sẽ giúp chúng ta tìm ra một lẽ sống cao cả, tìm thấy hạnh phúc trong chính bản thân mình Nơi đó ta có thể sống chậm lại, nhìn nhận điều gì là quan trọng nhất với mình Nó giúp ta cải thiện tính cách, tinh thần để trở nên tốt hơn, lập kế hoạch cho cuộc sống, sử dụng thời gian một cách hợp lý, giảm thiểu ảnh hưởng bởi hoàn cảnh bên ngoài Cuộc sống sẽ trở nên thật ý nghĩa khi mỗi người biết con đường mình sẽ đi và làm chủ được bản thân

2.3.2 Một số hạn chế của tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại

Thứ nhất, tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại mang tính chất duy tâm

Tính chất duy tâm của tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ

Hy Lạp cổ đại thể hiện trong quan niệm hạnh phúc Quan niệm hạnh phúc của chủ nghĩa Khắc kỷ thời kỳ Hy Lạp cổ đại tuyệt đối hóa vai trò tinh thần, bỏ qua tính hiện thực của con người

Ngày đăng: 19/08/2024, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w