Báo cáo thực tập trang trại gà (internship at chicken farm). MỤC ĐÍCH 1.2.1. Mục đích chung Tìm hiểu công tác quản lý dịch bệnh tại trại chăn nuôi gà Việt Anh. 1.2.2. Mục đích riêng - Tham gia vào các nhiệm vụ trong việc quản lý dịch bệnh trên gà sinh sản. - Hiểu được ý nghĩa của các nhiệm vụ trong quản lý dịch bệnh 1.3. YÊU CẦU - Nắm được các nhiệm vụ cơ bản của quản lý dịch bệnh tại trại gà - Đưa ra khuyến cáo về các nhiệm vụ trong công tác quản lý dịch bệnh 1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Đàn gà đẻ trứng nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp tại trại... - Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi trại thực tập
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ và động viên chúng tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp và làm tiểu luận
Với lòng biết ơn sâu sắc, gia đình và đồng nghiệp, đã động viên, nâng đỡ và hết lòng giúp tôi trong những lúc khó khăn và trong suốt quá trình học tập
Tôi xin Chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu trường Đại Học , Qúy thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú đã nhiệt tình giảng dậy, hướng dẫn chúng tôi trong suốt thời gian học tập và làm tiểu luận tốt nghiệp
Vô cùng biết ơn: Giám đốc trại gà Việt Anh, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên và anh chị em công nhân trại đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian làm tiểu luận tốt nghiệp
Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2024
Sinh viên
Trang 2
Mục lục
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 MỤC ĐÍCH 2
1.2.1 Mục đích chung 2
1.2.2 Mục đích riêng 2
1.3 YÊU CẦU 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2
PHẦN 2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TẠI CƠ SỞ 3
2.1 Giới thiệu về cơ sở 3
2.1.1 Vị trí địa lí , điều kiện tự nhiên 3
2.1.2 Tình hình sản xuất tại cơ sở thực tập 3
PHẦN 3 CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI CƠ SỞ 5
3.1 Một số đặc điểm của giống gà Ai Cập siêu trứng 5
3.2 Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và dụng cụ 6
3.2.1 Nguyên tắc vệ sinh chuồng trại 6
3.2.2 Vệ sinh chuồng trại 7
3.2.3 Kỹ thuật tiêu độc khử trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi gà theo tuần tuổi 9
3.3 CÔNG TÁC CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO GÀ 11
3.3.1 Công tác trị bệnh 11
3.3.2 Một số bệnh thường gặp trên gà 12
3.3 KẾT QUẢ HỌC TẬP TẠI CƠ SỞ 16
3.3.1 Kết quả công tác vệ sinh, phòng bệnh 16
3.3.2 Kết quả công tác tiêm phòng cho gà tại trại 16
3.3.3 Công tác khác 17
3.3.4 Thuận lợi 18
3.3.6 Bài học rút ra sau đợt Thực tế nghề 18
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 19
Trang 34.1 Kết luận 19
4.2 Đề nghị 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI 21
Trang 4Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm trong suốt những năm qua không ngừng phát triển mạnh
mẽ cả về số lượng và chất lượng Chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi gà hiện nay tại nước ta đang chuyển đổi mạnh mẽ từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, phân tán, năng suất, hiệu quả chăn nuôi thấp sang hướng tập trung, công nghiệp, năng suất, hiệu quả cao
Để đạt được mục tiêu đó thì đòi hỏi các hộ nông dân, các trại chăn nuôi phải từng bước áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Cải tạo giống nâng cao chất lượng thức ăn, thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, đúng quy trình, chuyển từ phương thức chăn nuôi truyền thống sang phương thức chăn nuôi công nghiệp có sự đầu tư thỏa đáng về thiết bị, chuồng trại, con giống và công tác thú y… Chính vì lẽ đó, chăn nuôi gà đang được chú trọng và khuyến khích tới các hộ nông dân, các trang trại trong cả nước
Trong những năm gần đây chăn nuôi gia cầm gặp rất nhiều khó khăn như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, Xuất phát từ thực tiễn và để góp phần giảm
thiểu thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi tôi thực hiện đề tài sau: “Quản lý dịch bệnh và thực hành thú y tại trại chăn nuôi gà Việt Anh, Quận Đống Đa,
Hà Nội
Trang 51.2 MỤC ĐÍCH
1.2.1 Mục đích chung
Tìm hiểu công tác quản lý dịch bệnh tại trại chăn nuôi gà Việt Anh
1.2.2 Mục đích riêng
- Tham gia vào các nhiệm vụ trong việc quản lý dịch bệnh trên gà sinh sản
- Hiểu được ý nghĩa của các nhiệm vụ trong quản lý dịch bệnh
1.3 YÊU CẦU
- Nắm được các nhiệm vụ cơ bản của quản lý dịch bệnh tại trại gà
- Đưa ra khuyến cáo về các nhiệm vụ trong công tác quản lý dịch bệnh
1.4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Đàn gà đẻ trứng nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp tại trại
- Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi trại thực tập
- Địa điểm: Đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn tại trại gà Việt Anh quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Thời gian thực hiện: Từ ngày tháng 02 tháng 07 năm 2024 đến ngày 16 tháng 07 năm 2024
Trang 6PHẦN 2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TẠI CƠ SỞ 2.1 Giới thiệu về cơ sở
2.1.1 Vị trí địa lí , điều kiện tự nhiên
Địa hình quận Đống Đa tương đối bằng phẳng Phía đông có một vài gò nhỏ, trong đó có gò Đống Đa
Quận Đống Đa có vị trí địa lý:
Phía bắc giáp quận Ba Đình với ranh giới là các phố Nguyễn Thái Học, Giảng
Võ, Láng Hạ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng, Đê La Thành
Phía đông bắc giáp quận Hoàn Kiếm với ranh giới là phố Lê Duẩn
Phía đông giáp quận Hai Bà Trưng với ranh giới là phố Lê Duẩn, đường Giải Phóng và phố Vọng
Phía nam giáp quận Thanh Xuân với ranh giới là đường Trường Chinh, đường Nguyễn Trãi và sông Tô Lịch
Phía tây giáp quận Cầu Giấy với ranh giới là sông Tô Lịch
Thủy văn
Quận có sông Tô Lịch chảy theo đường viền địa giới rồi tách thành 2 sông Sét và sông Lừ Trước có nhiều ao, đầm nhưng cùng với quá trình đô thị hóa đã
bị lấp Nhiều hồ trong quận đang bị thu hẹp do san lấp Trên địa bàn quận Đống
Đa có 15 ao, hồ, bao gồm hồ Ba Mẫu, hồ Kim Liên lớn, hồ Kim Liên nhỏ, hồ Đống Đa, hồ Hào Nam, hồ Hố Mẻ, hồ Văn Chương, hồ Linh Quang, hồ Nam Đồng, hồ Giám, hồ Láng Thượng, hồ Bán Nguyệt, hồ Vuông, ao Phủ và ao Đình Khương Thượng
2.1.2 Tình hình sản xuất tại cơ sở thực tập
Trang trại có 01 kho đựng cám
02 dãy chuồng: dãy 1 và dãy 2
Sân trại và lối đi giữa các chuồng được đổ bằng bê tông
Trang 7Hệ thống điện sử dụng dòng điện 3 pha, có 1 máy phát điện, mỗi chuồng có
1 máy bơm và 1 dàn máy làm mát chuồng
Trong mỗi chuồng được lắp đặt từ 4 - 6 quạt thông gió tùy theo diện tích của chuồng và hệ thống đèn thắp sáng
Trong mỗi chuồng đều có 1 nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ của chuồng
Trại có 2 phòng ở cho công nhân, 1 nhà kho để chứa dụng cụ chăn nuôi, 1 nhà ở của gia đình chủ trại, 1 nhà kho đựng trứng
Mô hình tổ chức của trang trại
- Hiện nay trang trại gồm có:
+ 01 công nhân
+ Gia đình chủ trại (gồm có 4 người) Vợ chồng chủ trại, 2 người con trai của chủ trại
+ 01 sinh viên thực tập
Trang 8PHẦN 3 CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI CƠ SỞ 3.1 Một số đặc điểm của giống gà Ai Cập siêu trứng
Gà Ai Cập hay còn gọi là gà Fayoumi là một giống gà có nguồn gốc từ vùng
Ai Cập và được nhân giống từ lâu trong lịch sử Đây là giống gà cao sản và cho năng suất cao về sản phẩm trứng gà Ngay từ thời trước công nguyên, người Ai Cập đã nổi tiếng về việc nuôi gà để lấy trứng Họ nuôi giống gà Fayoumi là giống
có nguồn gốc từ thành phố Fayoum cổ đại của Ai Cập
Đặc điểm của gà Ai Cập
Gà Ai Cập có tầm vóc trung bình, con cái có thân hình nhỏ nhẹ, tiết diện hình nêm thể hiện rõ hướng chuyên dụng trứng Gà Ai Cập có chân cao, rất nhanh nhẹn, thịt săn chắc và ngon, chúng có bộ lông hoa mơ đen đốm trắng, chân chì,
cổ dài, lông đuôi cao một số có lông màu hoa mơ đen đốm trắng, cổ trắng, mào
cờ đỏ tươi, da trắng, chân màu chì, xung quanh mắt có màu lông sẫm hơn cho nên gọi là mắt hoa hậu
Gà Ai Cập - giống gà siêu trứng
Gà mái lúc 19 tuần tuổi chỉ đạt 1,35-1,45 kg, lúc này nó đã bắt đầu đẻ Gà có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, chịu được kham khổ, có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn Gà Ai cập có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn tùy theo khả năng diện tích đất đai của chủ hộ Đây là loại gà ưa yên tĩnh, thích hợp với vùng đồi
Sau 20 tuần tuổi gà Ai Cập đã bắt đầu đẻ trứng, chúng sẽ kết thúc giai đoạn hậu
bị, gà bước vào giai đoạn sinh sản, gà đẻ nhiều, chỉ cần nuôi hơn 4 tháng là có thể cho lứa trứng đầu tiên Năng suất trứng đạt 250-280 quả/mái/năm, trung bình từ
Trang 9200-210 trứng/năm Sản lượng trứng chỉ đạt 141 quả, năng suất trứng có thể đạt 195-205 quả ở mức 72 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ trứng cao, thời kỳ sinh sản đạt tỷ lệ 85% trong đó khoảng trên 80% trứng to và đều Trứng chúng rất ngon, ngon hơn các loại trứng gà khác, tỷ lệ lòng đỏ cao, trứng có tỷ lệ lòng đỏ chiếm 34%
Sau khi nuôi 20 tuần tuổi chọn những con đạt tiêu chuẩn chuyển sang đàn gà
đẻ, gà mái sinh sản có mào và tích tai to mềm, màu đỏ tươi, khoảng cách giữa 2 xương háng rộng đặt lọt 2-3 ngón tay, khoảng cách giữa mỏm xương lưỡi hái và xương háng rộng rộng đặt lọt 3 ngón tay Lỗ huyệt ướt, cử động màu nhạt Màu vàng của mỏ và chân nhạt dần theo thời gian đẻ Ghép gà trống với gà mái theo
tỷ lệ 1/8 đến 1/10 Gà đẻ chỉ cho năng suất cao trong vòng một năm đầu
3.2.vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và dụng cụ
3.2.1 Nguyên tắc vệ sinh chuồng trại
Nguyên tắc vệ sinh, sát trùng:
- Phải luôn luôn làm sạch tất cả phân và các chất bẩn Khi có phân là có vi
sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Salmonella
- Chỉ dùng thuốc sát trùng sau khi đã làm sạch bề mặt
- Phải để khô hoàn toàn vì vi sinh vật gây bệnh không thể sống trong môi trường khô
Quy trình vệ sinh, sát trùng:
Bước 1- Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa:
Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ Đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi…
Trang 10Bước 2 – Rửa sạch bằng nước:
Sau khi vệ sinh cơ học các chất hữu cơ tiến hành rửa sạch bằng nước Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1-3 ngày trước khi rửa Đối với một số chỗ khó rửa (các góc, khe …), phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi
Bước 3 – Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy:
Dùng nước xà phòng, nước vôi 30% hoặc thuốc tẩy rửa để phun, dội rửa lên nền hoặc ngâm các dụng cụ chăn nuôi
Bước 4 – Sát trùng bằng thuốc sát trùng:
Dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp Cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha loãng Không được dùng nước cứng để pha thuốc sát trùng vì sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc sát trùng Dùng nước có nhiệt độ phù hợp
để pha loãng thuốc
Lưu ý: thời hạn dùng thuốc và thời hạn dùng dung dịch thuốc sát trùng đã
pha loãng Cần đảm bảo đủ thời gian cho thuốc tiếp xúc với dụng cụ được sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Khi phun thuốc sát trùng, phải mặc quần áo bảo hộ lao động
Bước 5 – Để khô:
Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1-2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ
3.2.2 Vệ sinh chuồng trại
Vệ sinh tiêu độc khử trùng thực hiện hàng tuần, hàng tháng và hàng quý
* Sát trùng chuồng trại
Nên tẩy uế chuồng trại khắp mọi ngóc ngách, khe kẹt bằng cách moi móc, quét dọn, tẩy uế với thuốc sát trùng để diệt trừ các loài ký sinh trùng, rận, mạt hút
Trang 11máu gà Các vách thường chung quanh chuồng trại cũng phải quét vôi để sát trùng, tiêu diệt mầm bệnh Đệm lót định kỳ cào, xúc hết ra ngoài và thay vào lớp trấu mới cho hợp vệ sinh
* Phát quang và khai thông cống rãnh
Xung quanh khu vực chuồng trại, cứ ba tháng hay sáu tháng 1 lần nên chặt phá, đốn bỏ hết những cây tạp, và làm sạch cỏ dại, vun thành đống rồi đốt để ngăn ngừa ruồi, muỗi, chuột bọ lui tới Ngoài ra, còn phải khơi thông các mương, rãnh
để nước rửa chuồng, nước mưa có lối thoát, không tù đọng dơ bẩn
* Tẩy uế sân nắng
Sân nắng cạnh chuồng gà để gà được thả ra tắm nắng hàng ngày cũng được tẩy uế theo định kỳ ba tháng một lần bằng sulfate đồng 1% và sulfate sắt 1% Tẩy
uế vừa giúp thảm cỏ được tươi tốt để gà có thêm thức ăn xanh mà sống mạnh
Các tính lượng chất khử trùng, nguyên tắc phun
a cách tính lượng chất khử trùng
Bước 1 Tính tổng diện tích cần phun khử trùng
Diện tích sàn nhà (m2) = chiều dài x chiều rộng
Diện tích cả nhà (sàn, tường, trần) cần phun (m2) = Diện tích sàn x 2,5 Bước 2 Tính lượng dung dịch khử trùng cần dùng
Lượng dung dịch khử trùng cần dùng (lít) = Tổng diện tích cần phun x 0,3 Liều phun trung bình là 300 ml (0,3 lít) dung dịch đã pha cho 1m²
Bước 3 Tính lượng hóa chất khử trùng (dạng nguyên chất) cần dùng
Căn cứ vào tỷ lệ pha loãng dung dịch khử trùng do nhà sản xuất khuyến cáo
b Lưu ý khi pha loãng hóa chất
Cho khoảng 1/3 lượng nước cần dùng vào bình
Trang 12Cho từ từ lượng hóa chất cần dùng vào bình, chú ý tránh làm rơi rớt lên nắp, thành bình; Dùng que khuấy đều
Đổ tiếp lượng nước còn lại vào bình: Dùng que khuấy đều Nếu hóa chất đổ vào tay, rửa tay ngay lập tức Thay và giặt quần áo sau khi làm việc với hóa chất
c Nguyên tắc phun khử trùng
Phun xuôi chiều gió
Phun từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài
Phun theo hình chữ Z, lượt sau phun đè lên một phần của lượt trước để thuốc thấm đều lên toàn bộ bề mặt cần khử trùng
3.2.3 Kỹ thuật tiêu độc khử trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi gà theo tuần tuổi
* Gà con 0 - 4 tuần tuổi
a Chuồng nuôi và bãi chăn thả
Chuồng trại phải được vệ sinh sát trùng trước khi đưa gà vào nuôi
Sau khi xuất gà, nền chuồng, tường, trần, rèm che kể cả hành lang phải được quét sạch bụi bẩn, rửa sạch bằng nước
Phát dọn quanh chuồng, gom rác, phân gà lại rồi phun vi sinh loại dùng để ủ phân, đóng vào bao xếp ra khu riêng biệt với chuồng trại để thực hiện việc ủ phân (khu này có mái che nắng mưa)
Dùng vòi cao áp xịt rửa sạch nền chuồng, lưới quây, cột,… bằng nước có pha xà phòng
Sau khi khô nền, tiến hành tiêu độc bằng dung dịch sát trùng, liều lượng 1lít/ 4m2, hoặc quét nước vôi đặc
Thay thế trang thiết bị, sửa chữa chuồng (nếu cần)
Tiêu độc, sát trùng chất độn chuồng 2 lần
Trang 13Trong quá trình phun sát trùng, đảo đều đệm lót, có thể ủ thành đống, sau
đó phơi cho thật khô Trải nền một lớp đệm lót có độ dày tối thiểu là 5cm
Đưa vào chuồng nuôi những dụng cụ đã được cọ rửa sạch, sát trùng và ngâm trong dung dịch sát trùng, thời gian 10 - 15 phút
Khay ăn, máng ăn, máng uống được rửa sạch, phơi khô
Trang 14Thời gian trống chuồng sau khi vệ sinh càng lâu càng tốt
3.3 CÔNG TÁC CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO GÀ
3.3.1 Công tác trị bệnh
Phòng bệnh là khâu quan trọng nhất trong công tác thú y, nó là yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi
Công tác phòng bệnh bao gồm các nội dung sau:
- Hạn chế cho người ngoài vào khu vực chăn nuôi, công nhân được trang bị quần áo bảo hộ lao động
- Phải thường xuyên quét dọn chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát
quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng, tẩy uế máng ăn, máng uống, cũng như phải sát trùng giầy dép trước khi vào chuồng gà
- Trại đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vắc-xin cho toàn bộ đàn gà trong trại theo lịch tiêm phòng của công ty
Lịch tiêm phòng thuốc và vắc-xin tại trại như sau:
Nhỏ mắt hoặc mũi 50ml/1000 con/1giọt
con/1giọt
28
ND – IB
Newcastle Viêm phế quản TN
Nhỏ mắt hoặc mũi 50ml/1000 con/1giọt
Trang 15Newcastle Newcastle
Tiêm dưới da cổ 250ml/1000 con/0,25ml
với 20ml nước pha/1000 con
phế quản TN
Nhỏ mắt hoặc mũi 50ml/1000 con/1giọt
3.3.2 Một số bệnh thường gặp trên gà
Bệnh đường tiêu hóa
* Bệnh nhiễm khuẩn E coli
- Nguyên nhân:
Do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) gây ra
Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là giai đoạn gà con 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết 20 - 60%, gà lớn bệnh ở thể nhẹ và ít chết Truyền
bệnh trực tiếp qua trứng bệnh, lây bệnh nhanh chóng trong lò ấp, ngoài
ra có thể lây bệnh gián tiếp qua thức ăn, nước uống và qua vết hở của rốn
- Triệu chứng:
+ Đầu ổ dịch gà bệnh thường kém ăn, sức lớn cả đàn chậm lại, sau đó bệnh
có thể tiến triển cấp tính ở những đàn gia cầm con
+ Gà bị bệnh thường ủ rũ, xù lông, gầy rạc Một số con có triệu chứng sốt,
sổ mũi và khó thở Sau vài ngày gà ỉa chảy, phân lỏng có dịch nhầy màu nâu, trắng, xanh, đôi khi lẫn máu rồi chết hàng loạt Đôi khi gà có hiện tượng sưng khớp
- Bệnh tích:
+ Gan sưng và xuất huyết, gan sưng đỏ, gan và màng bao tim có lớp nhầy