1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

[9 ĐIỂM] Tiểu luận học phần Xây dựng Đời sống văn hóa cơ sở

42 15 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Và Quản Lý Đời Sống Văn Hóa Cơ Sở Ở Nước Ta Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng
Người hướng dẫn Bùi Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương
Chuyên ngành Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa Cơ Sở
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW KHOA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở Đề tài: Xây dựng và quản lý đời sống văn hóa cơ sở ở nước ta hiện nay

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW

KHOA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

-TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Đề tài: Xây dựng và quản lý đời sống văn hóa cơ sở

ở nước ta hiện nay

Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng Lớp: K13 - QLVH

Mã sinh viên: 1953420010

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Hồng Hạnh

Hà Nội – 11/2022

Trang 2

Môn học: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng

Lớp: K13 - QLVH

Mã sinh viên: 1953420010

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Hồng Hạnh

Đề tài: Xây dựng và quản lý đời sống văn hóa cơ sở ở nước ta hiện nay

A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu 52.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu 53.2 Phạm vi nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 6

B NỘI

DUNG

Chương 1:

Những lý luận chung

về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm văn hóa 61.1.2 Khái niệm và cấu

trúc của đời sống văn hóa

1.2.1 Xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

1.3.1 Ý nghĩa của tổ chứcxây dựng đời sống văn hóa cơ sở

15

1.3.2 Vai trò xây dựng đời sống văn háo ở cơ sở

17

Chương 2:

Thực trạngxây dựng

và quản lý

2.1 Chủ trương, đường lối của Đảng,Chính sách của nhà nước về xây dựng

2.1.1 Về xây dựng môi trường văn hóa

19

2.1.2 Về củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể

20

Trang 3

đời sống văn hóa cơ

2.2.1 Kết quả đạt được 22

2.2.2 Những hạn chế, khókhăn trong quá trình thực hiện phong trào

26

2.3 Bài học kinh nghiệm 28Chương 3:

Phương hướng, nhiệm vụ

và các giải pháp trong thời gian tới

Được nhìn nhận là nguồn lực nội sinh và trung tâm điều tiết sự phát triển kinh

tế - xã hội, văn hóa ngày càng được coi trọng, đánh giá cao trong sự phát triển toàndiện và bền vững của xã hội, Đảng ta xác định: “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã

Trang 4

hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” Từ nhậnthức này, Đảng tập trung lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc một cách toàn diện, trong đó tập trung chỉ đạo những lĩnhvực văn hóa cơ bản: xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống; xây dựng đời sống văn hóa

cơ sở; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển văn học, nghệ thuật và

hệ thống thông tin đại chúng… Sự lãnh đạo của Đảng đã hướng các hoạt động văn hóađến các giá trị chân, thiện, mỹ và bảo đảm đúng định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở

cơ sở giữ vị trí hết sức quan trọng, có tác động trực tiếp tới tư tưởng, đạo đức, lối sống,nếp sống của người dân và cộng đồng dân cư Đời sống văn hóa cơ sở được coi là nềntảng của văn hóa, tạo dựng sự gắn bó sâu sắc giữa văn hóa với đời sống xã hội Xâydựng đời sống văn hóa cơ sở là bước đi đầu tiên trong công cuộc củng cố và phát huynhững giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc, nâng cao những thành tựu văn hóa hiện có vàtừng bước xây dựng đời sống văn hóa tiến bộ, văn minh và trở thành định hướngchung trong quá trình phát triển

Đời sống văn hóa ở nước ta những năm gần đây đã có nhiều đổi mới Nhiều chủtrương, nghị quyết của cấp uỷ, chính quyền các cấp về xây dựng “Gia đình văn hóa”,

“Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”… được ban hành, triển khai thực hiện có hiệuquả Nhiều đề án về phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch đã xác định rõcác mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về xây dựng và phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở Cácđịa phương đã chú ý xây dựng và củng cố hệ thống thiết chế văn hóa, chính sách đầu

tư cho văn hóa thông tin cơ sở như xây dựng nhà văn hoá thôn, sân vận động… Cácphong trào được phát động đã được quần chúng nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ, có sứchấp dẫn với mọi tầng lớp nhân dân ở thành thị cũng như nông thôn

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn đọng nhiều mặt hạnchế và khó khăn trong bối cảnh đất nước phải đối mặt với các thách thức như bước vàogiai đoạn già hóa dân số; suy thoái, cạn kiệt tài nguyên; dịch bệnh; biến đổi khí hậu vàcác vấn đề về an ninh phi truyền thống, Vì thế, công tác xây dựng đời sống văn hóa

cơ sở là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững,phục vụ tích cực cho việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

Trang 5

nghĩa cần được chú trọng và quan tâm nhiều hơn Chính vì vậy, em lựa chọn: “Xâydựng và quản lý đời sống văn hóa cơ sở ở nước ta hiện nay” làm đề tài tiểu luận kếtthúc học phần Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, với mong muốn nắm được kiến thức

cơ bản về về xây dựng và quản lý đời sống văn hóa cơ sở trong thời kỳ đổi mới, đồngthời ứng dụng có hiệu quả trong hoạt động thực tiễn ở địa phương trong tương lai

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng công tác xây dựng và quản lý đời sống văn hóa cơ sở ởnước ta hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng và quản lýđời sống văn hóa cơ sở ở nước ta trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, đề tài sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở Đây là nềntảng quan trọng để tổ chức triển khai đánh giá những nhiệm vụ xây dựng đời sống vănhóa của đề tài;

- Khảo sát đánh giá thực trạng xây dựng và quản lý đời sống văn hóa nhằm nắm bắtđược những vấn đề cần điều chỉnh;

- Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng công tác xâydựng đời sống văn hóa cơ sở

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu hoạt động xây dựng và quản lý đời sống văn hóa cơ sở ởnước ta hiện nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Vấn đề nghiên cứu trên địa bàn cả nước

Trang 6

Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài từ sau Cách mạng tháng 8 thànhcông (Đảng ta chủ trương phát động phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống mới”đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành việc thực hiện đề tài tiểu luận kết thúc học phần, các phươngpháp được sử dụng là: Phương pháp tra cứu tài liệu; Phương pháp phân tích, tổnghợp;

B NỘI DUNG

Chương 1: Những lý luận chung về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm văn hóa

Văn hóa được biểu thị như phương thức hoạt động người bao chứa toàn bộ cácsản phẩm vật chất và tinh thần của con người cũng như năng lực phát triển của chínhbản thân con người Người ta thường gọi đó là thế giới của con người do con người và

vì con người

Năm 1988, UNESCO phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988

-1997), ông Federico Mayor (nguyên Tổng Giám đốc UNESCO) đã đưa ra khái niệm:

“Văn hóa là tổng thể sống động của các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và tronghiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành tạo nên hệ thống giá trị,các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”

Ở Việt Nam, quan niệm về văn hóa được nhận thức khá cơ bản Hồ Chí Minh

đã đưa ra một quan niệm về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sốngloài người, mới sáng tạo và phát minh ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoahọc, tôn giáo, văn học, nghệ thuật những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc ở

và các phương thức sử dụng khác Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là vănhóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt, cùng với biểu hiện của nó

mà loài người đã sản sinh ra, nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của

sự sinh tồn"

Trang 7

Như vậy, có thể hiểu "Văn hóa là hoạt động sáng tạo của con người trong quá

khứ và hiện tại, thể hiện hành vi, trình độ ứng xử đối với môi trường tự nhiên và xã hội, tạo ra những chuẩn mực, những giá trị làm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người nhằm vươn tới cái đẹp chân - thiện - mỹ" Nghị quyết Hội nghị lần

thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳngđịnh: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” Nghị quyết cũng xác định những bộ phận cơ bảnnhất cấu thành nền tảng tinh thần của xã hội là: "tư tưởng, đạo đức, lối sống, phongtục, tập quán, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, văn học nghệ thuật, thôngtin đại chúng, giao lưu văn hóa, thể chế và thiết chế văn hóa"

Xây dựng đời sống văn hóa là một trong những hoạt động quan trọng của quátrình văn hóa, trong quá trình đó con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của mọisáng tạo

1.1.2 Khái niệm và cấu trúc của đời sống văn hóa

Đời sống văn hóa có liên quan chặt chẽ, phản ánh biểu hiện tập trung nhất cácmặt của quá trình văn hóa, từ hoạt động sáng tạo, hưởng thụ, đến quan niệm giá trị, tưtưởng, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo…

Trong cuốn sách Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, báo cáo của Viện Văn hóa

Nghệ thuật Việt Nam đã viết: “Đời sống văn hóa nói chung là một tổng hợp những yếu

tố vật thể văn hóa nằm trong những cảnh quan văn hóa, những yếu tố hoạt động vănhóa của con người, những sự tác động lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra nhữngquan hệ có văn hóa trong cộng đồng người, trực tiếp làm hình thành lối sống của conngười trong xã hội…”

Đời sống văn hóa chính là tổng thể sống động các hoạt động văn hóa trong quátrình sáng tạo (sản xuất), bảo quản, phổ biến, tiêu dùng các sản phẩm văn hóa và sựgiao lưu văn hóa, nhằm thoả mãn nhu cầu văn hóa của một cộng đồng Đời sống vănhóa chính là tổng thể sống động các hoạt động văn hóa trong quá trình sáng tạo (sảnxuất), bảo quản, phổ biến, tiêu dùng các sản phẩm văn hóa và sự giao lưu văn hóa,nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa của một cộng đồng

Cấu trúc của đời sống văn hóa bao gồm 4 thành tố cơ bản sau:

Trang 8

Chủ thể hoạt động văn hóa: Chủ thể hoạt động văn hóa chính là con người (hay

còn gọi là con người văn hóa, xã hội) Trong các yếu tố cấu thành đời sống văn hóacủa bất cứ cộng đồng dân cư nào, thì chủ thể hoạt động văn hóa cũng đều là yếu tốquan trọng và quyết định nhất, bởi vì chỉ có con người mới có hoạt động văn hóa Vănhóa là sự thích ứng của con người với môi trường tự nhiên và xã hội trong từng giaiđoạn lịch sử Chủ thể của văn hóa tộc người không phải là một cá nhân đơn lẻ, mà làmột cộng đồng người nhất định có chung những đặc điểm: Nguồn gốc, phong tục, tínngưỡng, mối quan tâm Đề cập đến chủ thể hoạt động văn hóa cần chú ý đến các đặcđiểm của cộng đồng đó như: Lứa tuổi, sức khỏe, nghề nghiệp, trình độ học vấn, phongtục, tập quán, tín ngưỡng, quan niệm sống, hành vi ứng xử

Hệ thống các giá trị văn hóa: Cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” định nghĩa: “Giá

trị - cái được xác định có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật chất và tinh thần” Theođịnh nghĩa này, khi nói đến giá trị văn hóa là nói đến những giá trị kết tinh trong cácsản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạtđộng thực tiễn Giá trị văn hóa chính là hạt nhân của đời sống văn hóa; là nhân tố quantrọng tác động, thúc đẩy sự phát triển cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội

Hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa: Hệ thống các thiết chế văn hóa là

một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy văn hóa phát triển; nó đóng vaitrò là nơi lưu giữ và chuyển tải các giá trị văn hóa của cộng đồng đến từng cá nhân Đó

là môi trường để đảm bảo cho các hoạt động văn hóa diễn ra trong đời sống xã hội.Vậy, thiết chế văn hóa là gì? Có quan niệm cho rằng, “Thiết chế văn hóa là cơ quanvăn hóa, có nhiệm vụ tổ chức và điều hành quá trình sản xuất, bảo quản, phân phối và

tiêu dùng các sản phẩm văn hóa trong một cộng đồng dân cư nhất định” Từ điển Bách

khoa Việt Nam định nghĩa: Thuật ngữ thiết chế văn hóa được sử dụng rộng rãi trong

ngành Văn hóa Việt Nam từ những năm 70 thế kỷ XX Thiết chế văn hóa là chỉnh thểvăn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, hệ thống biện pháphoạt động và kinh phí hoạt động cho thiết chế đó Ví dụ, thiết chế nhà văn hóa baogồm ngôi nhà, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí; chỉ riêngngôi nhà hoặc công trình văn hóa chưa đủ để gọi là thiết chế văn hóa

Các hoạt động văn hóa: Xét theo nghĩa rộng nhất của văn hóa, hoạt động sống

nào của con người cũng chứa đựng các giá trị văn hóa, từ lao động, học tập, ăn, mặc,

Trang 9

ở, đi lại đến giao tiếp, vui chơi… Tuy nhiên, ở đây, tiếp cận theo quan niệm coi vănhóa và đời sống văn hóa chủ yếu là thuộc lĩnh vực tinh thần, do đó hoạt động văn hóađược hiểu là những hoạt động trong lĩnh vực tinh thần, mà mục đích và nội dung trựctiếp của nó là các giá trị chân, thiện, mỹ Đó cũng chính là những hoạt động sáng tạo,hưởng thụ, lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa Những hoạt động này có thể là hoạtđộng của các cá nhân, nhưng luôn diễn ra trong mối liên hệ với cộng đồng

1.1.3 Khái niệm đời sống văn hóa cơ sở

Thuật ngữ “Đời sống văn hóa ở cơ sở” đã được sử dụng trong ngành Văn hóa từnăm 1982, nhưng không phải tất cả mọi người đã có một quan niệm thống nhất về nó

Vì vậy, trước hết phải làm rõ nghĩa của thuật ngữ này trước khi trình bày các vấn đềtiếp theo Thuật ngữ “Đời sống văn hóa cơ sở” được lắp ghép bởi hai khái niệm: “Đờisống văn hóa” và “cơ sở” Trong đó, đời sống văn hóa được hiểu là một bộ phận củađời sống xã hội, mà đời sống xã hội là một phức thể những hoạt động sống của conngười, nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nó Nhu cầu vật chất đượcđáp ứng làm cho con người tồn tại như một sinh thể, còn nhu cầu tinh thần thì giúp conngười tồn tại như một sinh thể xã hội, tức là một nhân cách văn hóa”

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một trong những chủ trương lớn củaĐảng và Nhà nước ta được đặt ra từ Đại hội toàn quốc lần thứ V (1981) Đây là chủtrương quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa, lối sống

và con người phù hợp với đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội Nói về chủ trương này, Văn kiện Đại hội V của Đảng có đoạn viết: “Một nhiệm

vụ của cách mạng tư tưởng và văn hóa là đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống hàngngày của nhân dân Đặc biệt chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, bảo đảmnhà máy, công trường, nông trường, lâm trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, công

an nhân dân, mỗi cơ quan, trường học, bệnh viện, cửa hàng, mỗi xã, hợp tác xã,phường, ấp, đều có đời sống văn hóa”

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng Trong di chúc,

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế

và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

Trang 10

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được coi như bước đi ban đầu của sựnghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, theo hướng đi lên chủnghĩa xã hội Đó là công việc xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa để tiến hành các hoạtđộng giáo dục xã hội chủ nghĩa đối với nhân dân lao động Mục đích chủ yếu của giáodục xã hội chủ nghĩa là nhằm hình thành nhân cách phát triển hài hòa và toàn diện,trước mắt hướng vào việc xây dựng nhân cách công dân, có ý thức đầy đủ về nghĩa vụ

và quyền công dân, tôn trọng Hiến pháp và Pháp luật; có ý thức xã hội chủ nghĩa, sống

theo đạo lý “mỗi người vì mọi người - mọi người vì mỗi người”, có ý thức lao động tự

giác; có phẩm chất đạo đức trong sáng và tình cảm lành mạnh trong mọi quan hệ ứng

xử, từ gia đình đến xã hội Ngoài ra, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở còn là xâydựng những điều kiện để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho nhândân

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là phát huy quyền làm chủ của nhân dântrong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tạo dựng một lối sống vănminh, lịch sự, những phong tục, tập quán tốt đẹp, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa phùhợp với trào lưu văn hóa tiến bộ của nhân loại

1.2 Hoạt động văn hóa ở cơ sở

1.2.1 Xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Thiết chế văn hóa cơ sở là những cơ quan văn hóa do ngành văn hóa cơ sở quản

lý, có chức năng thông tin và giáo dục văn hóa, có khi kiêm cả thể thao, vui chơi giảitrí…đáp ứng nhu cầu của mọi người về hưởng thụ, sáng tạo và bảo lưu những giá trịvăn hóa Nói cách khác, các thiết chế văn hóa cơ sở có chức năng giáo dục văn hóangoài nhà trường, nâng cao dân trí, góp phần phát triển dân sinh, dân chủ ở cơ sở.Cùng với các hoạt động đa dạng, đa năng phong phú thiết chế đó còn là nơi hội tụ gắnkết cộng đồng, góp phần điều chỉnh hài hoà các mối quan hệ ở địa bàn dân cư Đó còn

là niềm tự hào của cộng đồng

Thiết chế Văn hóa cơ sở là công cụ trực tiếp của cấp uỷ, chính quyền trong lãnhđạo quần chúng, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Thiết chế này cung cấpnhững thông tin chính thống, tổ chức những hoạt động văn hóa lành mạnh mà cấp uỷ,chính quyền định hướng, khuyến khích phát triển Đây là kênh thông tin tuyên truyền

Trang 11

sinh động bằng nhiều cách thức: Thông tin trực tiếp tình hình nhân dân ở cơ sở đangthực hiện các nhiệm vụ cụ thể; tổ chức các hình thức tập họp quần chúng để truyền đạt

sự chỉ đạo của Đảng, chính quyền nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội; giớithiệu các mô hình sản xuất hiệu quả, các kiến thức khoa học kỹ thuật, cách tổ chức đờisống vật chất, tinh thần, văn hóa văn nghệ

Thiết chế văn hóa cơ sở là nơi thực hiện phúc lợi xã hội của nhân dân cơ sởtrong hưởng thụ văn hóa qua các hội thi, liên hoan, tập luyện, giao lưu, truyền bá cácgiá trị văn hóa truyền thống Đây cũng là nơi họp Chi bộ, Đoàn thể, Hội Người caotuổi, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên; là nơi tổ chứccác hoạt động khuyến học, tương thân tương ái; là nơi tụ hội vui chơi thể thao, dưỡngsinh, là nơi cất giữ các trang thiết bị, công cụ phục vụ hội họp, sinh hoạt văn hóa vănnghệ quần chúng…Đồng thời thiết chế văn hóa cơ sở cũng bắt nguồn từ nhu cầu gắnkết tình đồng chí, nghĩa đồng bào thể hiện trách nhiệm với cộng đồng trong ngôi nhàchung Cũng do điều kiện kinh tế, nhiều nơi đã tập trung các thiết chế văn hóa cơ sở tạimột địa chỉ được gọi chung là: Nhà văn hóa hoặc Nhà Thông tin…

Việc xây dựng Thiết chế văn hóa cơ sở (xã, phường, thị trấn) cần đảm bảo hội

tụ các yếu tố sau:

- Có tổ chức bộ máy, cán bộ nghiệp vụ có phương pháp hoạt động

- Có địa điểm, cơ sở vật chất, phương tiện trang thiết bị

- Có thể chế, luật lệ (quy chế, kinh phí hoạt động, chế độ chính sách)

- Có đối tượng, nội dung, chương trình thường xuyên

1.2.2 Nội dung hoạt động văn hóa ở cơ sở

Nhu cầu về văn hóa của nhân dân rất phong phú và đa dạng, vì vậy các hoạtđộng văn hóa ở cơ sở cũng rất phong phú, da dạng, bao gồm các nội dung hoạt độngchủ yếu như sau:

Hoạt động thông tin - tuyên truyền, cổ động:

Nhiệm vụ chủ yếu của công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động là phổ biếnrộng rãi trong công chúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, độngviên nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trung ương và địa phương, nêu gương

Trang 12

người tốt, việc tốt; phê phán thói hư, tật xấu; góp phần tạo dựng đời sống văn hóa mới,xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở cơ sở.

Hoạt động câu lạc bộ, nhà văn hóa:

Câu lạc bộ là một tổ chức xã hội tập hợp theo nguyên tắc tự nguyện của nhữngngười cùng sở thích hoặc giới thuộc các lĩnh vực chính trị - xã hội - kinh tế, khoa học -

kỹ thuật, văn học - nghệ thuật và các hoạt động vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, thể dục thểthao khác Loại câu lạc bộ này cũng thường được tổ chức tại các cơ quan văn hóa -giáo dục như: Nhà Văn hóa (Cung), Trung tâm Văn hóa Thông tin thuộc hệ thống Nhànước (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hoặc thuộc các ngành, giới như Quân đội,Công an, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Mặt trận…

Hoạt động thư viện, đọc sách báo:

Sách báo là nguồn tri thức, là bạn tốt của mỗi người, góp phần trực tiếp vàoviệc nâng cao hiểu biết cho mọi đối tượng Vì vậy, thư viện, phòng đọc thường xuyênchiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động khai trí của các cơ quan văn hóa Ở xãphường đã có điểm bưu điện văn hóa, một số xã/phường đã xây dựng tủ sách Muốncho việc đọc sách báo được phổ biến rộng rãi trong công chúng thì người hướng dẫnphải biết lựa chọn, giới thiệu các loại sách báo có tác dụng thiết thực đến đời sống củacộng đồng ở cơ sở Phải chú ý tới nhu cầu về sách, báo của bạn đọc, nhất là của thanhniên, thiếu nhi, của người cao tuổi, người khuyết tật… Hướng dẫn và thu hút lớp trẻđọc sách báo lành mạnh để nâng cao nhận thức, để tự hoàn thiện về nhân cách lànhiệm vụ quan trọng của công tác thư viện, tủ sách…thực hiện tốt chủ trương pháttriển văn hóa đọc và tổ chức tốt ngày Hội đọc sách và bản quyền thế giới 2/4 hàngnăm Có rất nhiều cách đưa sách hay, sách tốt đến quần chúng theo tinh thần “sách đitìm người”, “túi sách trên lưng” Hoạt động luân chuyên sách của thư viện vừa làmcho bạn đọc được tiếp cận nhiều với sách và vốn sách cũng như được tăng lên

Hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, giáo dục truyền thống:

Trên địa bàn cơ sở còn tồn tại nhiều di sản văn hóa gồm di sản văn hóa vật thể(đình, chùa, đền, miếu, am, phủ); di sản văn hóa phi vật thể (phong tục, tập quán, tínngưỡng, lễ hội…) Cơ sở phải có kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa:

Trang 13

Chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo di tích theo Luật Di sản, tổ chức khai thác các giá trịvăn hóa truyền thống tốt đẹp từ các di sản văn hóa phi vật thể

Hoạt động văn nghệ quần chúng:

Hoạt động văn nghệ quần chúng là dạng hoạt động rất hấp dẫn, phong phú, đadạng, không thể thiếu ở cơ sở, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, kể cả mọi lứatuổi Có thể nói hoạt động văn nghệ quần chúng là nhân tố quan trọng làm nên sứcsống của một đơn vị văn hóa ở cơ sở Hoạt động văn nghệ quần chúng bao gồm cảviệc sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa nghệ thuật, biểu diễn lưu giữ và truyền bánhững giá trị đó kể cả văn hóa - văn nghệ dân gian truyền thống

Hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa, môi trường văn hóa:

Nếp sống là toàn bộ những ứng xử của con người, biểu hiện trong mối quan hệđối với thiên nhiên, với xã hội và bản thân được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộcsống, trở thành thói quen, thành phong tục Đó cũng là một hệ thống chuẩn mực xã hộiđược cộng đồng chấp nhận và tự nguyện thực hiện, Phong tục tập quán có những giátrị tốt đẹp cần bảo lưu và phát triển, có những hạn chế lạc hậu cần khắc phục

Hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi giải trí:

Hoạt động thể dục, thể thao không chỉ nhằm mục đích tăng cường thể chất, màcòn rèn luyện nên những phẩm chất tinh thần như: ý chí bền bỉ, lòng dũng cảm, hoạtbát, thông minh và tinh thần tập thể, đồng đội, cũng như các hoạt động vui chơi khác,hoạt động thể dục, thể thao có tác dụng giải trí lớn

Xây dựng gia đình văn hóa:

Gia đình là môi trường hình thành nhân cách con người Môi trường văn hóatrong gia đình là yếu tố quan trọng cho việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống củamọi thành viên Tiêu chuẩn danh hiệu Gia đình văn hóa hiện nay được Thực hiện theoquy định tại Điều 29 Luật Thi đua, khen thưởng với những nội dung cụ thể (áp dụngtheo Điều 4 Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 quy định chi tiết vềtiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”, Thôn vănhóa, Làng văn hóa, Ấp văn hóa, Bản văn hóa, Tổ dân phố văn hóa và tương đương)

Xây dựng làng, bản, ấp, tổ dân phố văn hóa:

Trang 14

Làng và văn hóa làng là nét đặc thù riêng có của Việt Nam Từ thực tiễn xâydựng đời sống văn hóa ở cơ sở nảy sinh phong trào xây dựng làng văn hóa từ nhữngnăm 1990, đến năm 1992 được Bộ Văn hóa - Thông tin phát động, nhân rộng ra toànquốc Tiêu chuẩn danh hiệu Làng văn hóa hiện nay được Thực hiện theo quy định tạiĐiều 29 Luật Thi đua, khen thưởng với những nội dung cụ thể (áp dụng theo Điều 4Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn,trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”, Thôn văn hóa, Làngvăn hóa, Ấp văn hóa, Bản văn hóa, Tổ dân phố văn hóa và tương đương)

Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư:

Đây là cuộc vận động do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phátđộng từ năm 1995 với 6 nội dung định hướng:

- Đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, làm giàu hợp pháp và xóa đói giảmnghèo

- Đoàn kết phát huy truyền thống tương thân tương ái, hoạt động nhân đạo vàđền ơn đáp nghĩa

- Đoàn kết phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương mọi nguồn sống và làm việctheo pháp luật và quy ước cộng đồng

- Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dântộc và thuần phong mỹ tục trong nhân dân

- Đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí, thực hiện tốt chươngtrình chăm lo sức khỏe ban đầu cho mọi người

- Đoàn kết xây dựng cơ sở chính trị trong sạch, vững mạnh, gắn bó với nhândân

Xây dựng công sở, doanh nghiệp, đơn vị, lực lượng vũ trang có nếp sống văn hóa:

Tất cả các cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang, công an, trườnghọc, bệnh viện… (gọi chung là công sở), các doanh nghiệp (nơi làm việc, nơi sản xuất,dịch vụ) đều tham gia phong trào với tên gọi cụ thể phù hợp với từng ngành từng lĩnhvực Tiêu chuẩn đơn vị có nếp sống văn hóa gốm các điểm sau:

Trang 15

- Công sở xanh, sạch, đẹp, an toàn - Sinh hoạt chính trị nền nếp

- Có ý thức lao động, kỷ luật, sáng tạo, hợp tác giúp đỡ nhau làm việc với năngsuất cao, có hiệu quả rõ rệt Có chế độ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ

- Quan hệ chặt chẽ với cơ sở, với nhân dân khắc phục thủ tục phiền hà, thựchiện cải cách hành chính có hiệu quả, có nếp sống văn minh, lịch sự trong sinh hoạt vàgiao tiếp

- Thực hiện dân chủ ở cơ sở; đoàn kết nội bộ, nghiêm túc tự phê bình và phêbình; đấu tranh có hiệu quả với nạn tham nhũng lãng phí của công và các hiện tượngtiêu cực khác

- Giữ gìn bí mật quốc gia

- Thường xuyên có các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao góp phầnnâng cao đời sống văn hóa và rèn luyện thể chất cho người lao động

Quản lý và tổ chức lễ hội:

Trong xu thế hiện nay, lễ hội được khôi phục và tổ chức Cơ sở cần quản lý cáchoạt động lễ hội hoạt động theo quy định của nhà nước Trong công tác tổ chức lễ hội,phải đặc biệt chú trọng bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội, tránh tình trạngthương mại hóa lễ hội (tổ chức lễ hội vì mục đích kinh tế, xem nhẹ các giá trị văn hóa)đặc biệt chú trọng bảo tồn nội dung cả phần lễ và phần hội

1.3 Vai trò, ý nghĩa của tổ chức xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

1.3.1 Ý nghĩa của tổ chức xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một trong những chủ trương lớn

của Đảng và Nhà nước ta từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (năm 1982) Đây là một

chủ trương rất quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng nền vănhóa mới, lối sống mới và con người mới phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của lịch sử và bốicảnh, điều kiện của đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội Về chủ

trương này, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ V (năm 1982) đã nêu

rất cụ thể: Một nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng và văn hóa là đưa văn hóa thâm nhậpvào cuộc sống hàng ngày của nhân dân Đặc biệt chú trọng xây dựng đời sống văn hóa

Trang 16

ở cơ sở, bảo đảm mỗi nhà máy, công trường, lâm trường, mỗi đơn vị lực lượng vũtrang, công an nhân dân, mỗi cơ quan, trường học, bệnh viện, cửa hàng, phường, ấphợp tác xã, đều có đời sống văn hóa.

Tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng: Trong Dichúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế

và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” Thực hiện di chúccủa Bác Hồ, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng vai trò của văn hóa, văn nghệ, thườngxuyên chăm lo đời sống văn hóa, đáp ứng các nhu cầu văn hóa của nhân dân lao động,đồng thời thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào quá trình sáng tạo và hưởng thụnhững giá trị văn hóa Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được coi như bước đi banđầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bảnsắc dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhiệm vụ này chính là xây dựng kết cấu

hạ tầng để tiến hành hoạt động giáo dục văn hóa đối với nhân dân, đồng thời tổ chứchoạt động giao lưu giữa các thành phần, các tầng lớp nhân dân nhằm mục đích để hìnhthành nhân cách công dân, giúp họ có ý thức đầy đủ về nghĩa vụ và quyền hạn củangười công dân, tôn trọng Hiến pháp và Pháp luật, sống theo đạo lý nhân văn: “mình

vì mọi người, mọi người vì mình” Hơn nữa, cũng giúp họ có ý thức lao động tựnguyện, tự giác, có phẩm chất đạo đức trong sáng và tình cảm lành mạnh trong mọimối quan hệ ứng xử từ trong gia đình và ngoài xã hội Bên cạnh đó xây dựng đời sốngvăn hóa ở cơ sở còn là điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trílành mạnh đáp ứng mọi nhu cầu về hoạt động văn hóa của nhân dân

Tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là phát huy quyền làm chủ củanhân dân trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tạo dựng lên mộtlối sống văn minh, lịch sự, những phong tục tập quán tốt đẹp, vừa đậm đà bản sắc dântộc, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, đồng thời phù hợp với xuhướng tiến bộ của văn hóa nhân loại trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển

1.3.2 Vai trò xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, các lĩnh vực đời sống xã hội đã cónhiều chuyển biến sâu sắc Đời sống kinh tế của nhân dân được nâng cao một bướcđáng kể Đời sống văn hóa tinh thần cũng có điều kiện mở rộng và được đáp ứng ngàymột tốt hơn Đặc biệt sự xuất hiện các phương tiện thông tin hiện đại, thì văn hóa ngày

Trang 17

càng đa dạng, phong phú làm cho người dân được tiếp xúc với nhiều loại hình, nhiềusản phẩm văn hóa Như vậy, có thể khẳng định xây dựng đời sống văn hóa đã tác độngmạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các địa phương ở nước ta Vaitrò đó được thể hiện cụ thể:

Giáo dục và hoàn thiện nhân cách con người:

Nhân cách con người là nhân cách của chủ thể hoạt động trong đời sống vănhóa con người Nhân cách không có sẵn (không được đề ra), mà được hình thành trongquá trình gắn với các hoạt động sống và môi trường nhất định

Phát triển nhân cách con người theo quan điểm này chính là phát triển toàn diệncon người cả đức và tài Về đức (phẩm chất): con người cần có thế giới quan khoa học,biện chứng theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; có lý tưởng cao đẹpxây dựng đất nước “vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”;con người cần phải có phẩm chất trung thực, dám nghĩ, dám làm; phải là người tự tinnhưng khiêm tốn, ham học hỏi; là những người có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tự giácchấp hành luật pháp; con người phải thể hiện tác phong thanh lịch, nhẹn trong ứngxử…Về tài, con người cần phải rèn luyện cho mình khả năng thích ứng, hòa nhập vớimọi hoàn cảnh; có năng lực sáng tạo trong công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ côngviệc; có khả năng giao tiếp tạo lập các mối quan hệ xã hội; có ngoại ngữ để mở rộngkhả năng giao tiếp, học hỏi, hội nhập…

Đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hóa:

Trong quá trình tiếp cận với các giá trị văn hóa, ngoài việc thỏa mãn nhu cầugiải trí, thưởng thức nghệ thuật, con người còn có nhu cầu được học tập, tự giáo dục,tìm cho mình những chuẩn mực giá trị, từ đó định hướng cho mình về lối sống, cáchsống và cách cảm thụ Song trên thực tế vẫn còn diễn ra sự lộn xộn về chuẩn mực giátrị Thông tin của một số báo, tạp chí và trên mạng internet còn hiện tượng nhiễu loạnthông tin về giá trị thẩm mỹ khiến cho con người nhiều khi lúng túng khó tìm đượccăn cứ để đối chiếu, đánh giá Do vậy, bên cạnh việc đòi hỏi nâng cao tính định hướng,tính giáo dục về văn hóa trên các phương tiện truyền thông, cần tạo điều kiện cho conngười được tích cực tham gia vào các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa Việc

Trang 18

nghiên cứu tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu văn hóa của các tầng lớp nhân dân là vô cùngcần thiết, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.

Góp phần phát triển văn hóa dân tộc:

Đời sống văn hóa con người chính là cầu nối giao lưu, là bộ phận tiên phongcủa đời sống văn hóa dân tộc trong quá trình “tự làm mới bản thân” của đời sống vănhóa đó Thực tế những năm gần đây cho thấy rằng, đời sống văn hóa của đất nước đã

có những biến đổi rõ nét theo hướng tươi mới, phong phú, đa dạng hơn Điều đó thểhiện qua sự phong phú, đa dạng của các hình thức hoạt động văn hóa, các dịch vụ vàsản phẩm văn hóa

Trong những năm qua, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng đời sống văn hóa thựcchất là tiếp tục coi trọng và đề cao “sức mạnh mềm” của đất nước Đó là sức mạnh bắtnguồn từ bên trong, được kết tinh từ trí tuệ, ý chí, tâm hồn, cốt cách, truyền thống lịch

sử vẻ vang, tinh thần anh dũng, quật cường, mưu trí, sáng tạo của dân tộc Việt Nam từhàng ngàn đời nay Đánh thức những “tiềm năng” còn tiềm ẩn trong mỗi con người vàkết nối những tiềm năng ấy thành sức mạnh vật chất trong cuộc chiến chống đóinghèo, lạc hậu; trong xây dựng xã hội văn minh; đồng thời thể hiện sức mạnh nội sinhcủa văn hóa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Vậy, cần phải làm như thế nào đểvăn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của sự phát triển theo tinhthần Nghị quyết của Đảng?

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa không chỉ là sức mạnh nội sinhcủa một dân tộc, mà còn là phương tiện, công cụ quảng bá hình ảnh dân tộc, vị thế đấtnước ra thế giới rất hữu hiệu nhất Qua đó tạo niềm tin, cơ hội để chúng ta mở rộnghợp tác quốc tế về văn hóa, chính trị, xã hội và kinh tế Văn hóa trực tiếp tạo động lựcthúc đẩy phát triển kinh tế đất nước Đời sống văn hóa càng được nâng cao thì việcbảo vệ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc càng vững chắc;góp phần thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội

Chương 2: Thực trạng xây dựng và quản lý đời sống văn hóa cơ sở ở nước ta hiện nay

2.1 Chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách của nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Trang 19

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một trong những chủ trương lớn của Đảng,Nhà nước nhằm không ngừng nâng cao đời sống vất chất và tinh thần cho nhân dân;tạo sự chuyển biến lớn trong nhận thức, hành động của người dân, mang lại diện mạo,không gian sống giàu giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ trong các khu dân cư, trườnghọc, nhà máy, xí nghiệp từ thành thị cho tới những vùng sâu, vùng xa trên khắp mọimiền của Tổ quốc.

Việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gắn liền với các phong trào, các cuộc

vận động do Đảng, Nhà nước Đặc biệt là Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa Vì thế, đánh giá về quá trình xây dựng, quản lý đời sống văn hóa, chúng

tôi chủ yếu dựa vào báo cáo tổng kết của các địa phương và kinh nghiệm thực tiễnquản lý với cái nhìn bao quát, khách quan

Ý thức được vai trò, vị trí quan trọng của công tác xây dựng đời sống văn hóa

cơ sở, Đảng, Nhà nước, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những kế sách, chiếnlược cụ thể nhằm phát huy mạnh mẽ tinh thần, ý thức trách nhiệm của các cấp, cácngành và toàn thể nhân dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa, tạo ra không gian,môi trường sống và làm việc văn minh, khoa học

Nghị quyết Trung ương năm khóa VIII (1980 về xây dựng và phát triển nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp

lớn mang tính đột phá để xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam, trong đó Nghịquyết đặc biệt nhấn mạnh đến những giải pháp về xây dựng đời sống văn hóa, môitrường văn hóa cơ sở với những nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể như:

2.1.1 Về xây dựng môi trường văn hóa

Về xây dựng môi trường văn hóa, tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản,

xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, trường học, đơn

vị bộ đội…), các vùng dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi…) đời sống văn hóa lànhmạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hóa đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầnglớp nhân dân Gìn giữ và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam Nêucao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa Xâydựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội Đẩy mạnh phongtrào xây dựng làng, ấp, xã, phường văn hóa, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân

Trang 20

cư trong công cuộc xây dựng nếp sống văn minh Thu hẹp dần khoảng cách đời sốngvăn hóa giữa các trung tâm đô thị và nông thôn, giữa những vùng kinh tế phát triển vớicác vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới, hải đảo, giữa các tầng lớp nhân dân Pháttriển và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa ở cơ sở;đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm tầm quốc gia Tăng cường hoạtđộng của các tổ chức văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, phát triển phong trào quầnchúng hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2.1.2 Về củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa

Về củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa Củng cố, hoàn thiện thể

chế văn hóa bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả củaNhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân và lực lượng những người hoạt động văn hóa,tạo nhiều sản phẩm và sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng, theo định hướng xã hộichủ nghĩa Nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa hiện có, sắp xếphợp lý các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và kinh doanh, nâng cấp các đơn

vị văn hóa - nghệ thuật trọng điểm, tạo chất lượng mới cho toàn ngành Thực hiệnkhẩu hiệu "Nhà nước và nhân dân cùng làm văn hóa", hình thành các hình thức sángtạo và tham gia hoạt động văn hóa của các tập thể, cá nhân trong khuôn khổ luật pháp

và chính sách Khuyến khích các hình thức bảo trợ văn hóa Xây dựng các thiết chếvăn hóa ở cơ sở Hoàn chỉnh các văn bản luật pháp về văn hóa, nghệ thuật, thông tintrong điều kiện của cơ chế thị trường; ban hành các chính sách khuyến khích sáng tạovăn hóa và nâng mức đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân

Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã thu hút sự thamgia của mọi tầng lớp nhân dân, mọi vùng miền trong cả nước Trong những năm vừaqua, Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã đạt được nhữngthành tựu nhất định, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân Tuy nhiên,Phong trào còn gặp không ít khó khăn và nhiều điểm yếu kém Việc đánh giá thựctrạng Phong trào trong những năm qua sẽ góp phần hình thành nên các giải pháp đểthúc đẩy chất lượng hoạt động của Phong trào trong những năm sắp tới

Trong những năm qua, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa” các cấp đã kịp thời xây dựng kế hoạch triển khai phong trào vớinhững nội dung thiết thực, mang tính khả thi được triển khai đến các địa bàn trong

Trang 21

toàn quốc Công tác phối hợp hoạt động giữa các thành viên Ban chỉ đạo tiến hànhchặt chẽ, từng bước đã đem lại hiệu quả thiết thực, khơi dậy ý thức đoàn kết và tinhthần tự quản trong từng khu dân cư, phương pháp tiến hành đẩy mạnh nâng cao chấtlượng phong trào đã kết hợp giữa công tác tuyên truyền, thuyết phục làm cho nhân dânthấy lợi ích của mình gắn với lợi ích chung của cộng đồng Nhờ vậy, phong trào đã cótác động tốt đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và tình hình chấp hành pháp luật củangười dân ngày càng tiến bộ.

Ở địa phương, cùng với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5(khóa VIII), các cấp ủy Đảng, chính quyền ở các địa phương đã quan tâm lãnh đạotriển khai thực hiện Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa: Đưamục tiêu, chỉ tiêu thực hiện Phong trào vào nghị quyết của các cấp ủy Đảng, kế hoạchnhà nước các cấp Cụ thể hóa ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Phong trào trênđịa bàn Tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp quyết định việc đầu tư, hỗ trợ ngânsách Nhà nước và khuyến khích các nguồn lực hỗ trợ kinh phí xây dựng đời sống vănhóa Ưu tiên dành kinh phí trong quỹ khen thưởng của tỉnh, huyện, xã để động viên,khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc thực hiện Phong trào Đảm bảokinh phí hoạt động thường xuyên của Ban chỉ đạo trung ương, 100% Ban Chỉ đạo cấptỉnh, 70% Ban Chỉ đạo cấp huyện, 40% Ban Chỉ đạo cấp xã được đảm bảo kinh phíhoạt động theo tinh thần Thông tư Liên tịch số 31/2006/TTLT/BTC-BVHTT Ban chỉđạo địa phương được kiện toàn về tổ chức theo hướng gọn nhẹ; thực hiện chức năngchỉ đạo, tổ chức Phong trào ở địa phương, cơ sở Tổ chức tốt các hội nghị sơ kết, tổngkết, triển khai Phong trào; phổ biến, quán triệt thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướngdẫn và khen thưởng các cá nhân, tập thể xuất sắc thực hiện Phong trào Phát động đăng

ký xây dựng, hướng dẫn bình xét và kiểm tra, phúc tra công nhận, công nhận lại cácdanh hiệu văn hóa Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng Phong trào, nhất là phongtrào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa Tăng cường cáchoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về mục đích, yêu cầu, nội dung

và tiêu chí của Phong trào Tổ chức hàng vạn cuộc tuyên truyền cổ động; biên soạntrên 500 tài liệu nghiệp vụ, mở trên một nghìn lớp tập huấn nghiệp vụ cho trên 150nghìn lượt cán bộ văn hóa cơ sở về Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa Thông qua tổ chức triển khai hoạt động phong trào đã đẩy mạnh và phát huyhiệu quả của công tác xã hội hóa văn hóa, nhận thức của các tầng lớp nhân dân về

Ngày đăng: 19/08/2024, 00:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w