Một sốkinhnghiệmchongườihọc đàn organ - keyboard Thầy giáo Nguyễn Văn Đức là giảng viên Bộ môn nhạc cụ, Khoa Sư phạm Âm nhạc, trường ĐHSP Nghệ thuật TW. Gần 40 năm đứng trên bục giảng, kinhnghiệm và lòng yêu nghề của thầy đã giúp cho nhiều thế hệ sinh viên trưởng thành. Ban biên tập Website xin trân trọng giới thiệu bài viết của thầy về một sốkinhnghiệmcho sinh viên trong học tập môn nhạc cụ. Ở khoa Sư phạm Âm nhạc, trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, trong môn học Nhạc cụ sinh viên được lựa chọn 1 trong 2 loại đàn: Ghita hoặc Organ. Qua nhiều năm giảng dạy tại trường, thực tế tôi nhận thấy nhiều bạn sinh viên họcđànOrgan chưa chú ý tới phương pháp học và luyện tập cơ bản hàng ngày để có kết quả tốt nhất. Nhiều bạn sau khi nhận bài mới đã không đọc nhẩm giai điệu của bài trước khi tập mà ngồi vào tập luôn 2 tay dẫn đến việc không tập đúng, nhiều ngày thành quen đến khi lên lớp trả bài mới biết là mình đã tập sai Sau đây tôi có vài ý kiến - kinhnghiệm trao đổi với các bạn sinh viên đang họcOrgan tại trường: - Khi ngồi vào tập đàn, bạn cần có 5 phút chạy luyện ngón 2 tay (HANON) hoặc chạy 1 gam Rải và ARPE nào đó. - Trước khi tập vào bài mới, bạn cần đọc nhẩm + đập nhịp nhiều lượt giai điệu của bài, chú ý quan sát hóa biểu (khóa Sol- khóa Fa- dấu hóa -chỉ số nhịp ). Bạn cần chia bài nhỏ ra làm nhiều đoạn, nhiều câu nhạc ngắn để tập cho dễ nhớ, dễ thuộc. Khi luyện tập, bạn cần chú ý ngón tay; dấu hóa; trường độ; dấu lặng để không bị tập nhầm, tập sai sau này sửa lại rất mất thời gian. Trong môn họcOrgan thường có 2 dạng bài học. Dạng bài học có kỹ thuật sử dụng 2 tay 2 khóa nhạc (bài pianô) và dạng bài học có sử dụng phần nhạc đệm hòa âm tự động của đàn. 1. Dạng bài học có kỹ thuật tập 2 tay- 2 khóa nhạc - Bạn cần chia nhỏ bài, từng câu, từng đoạn 2 tay chú ý đến ngón tay, dấu hóa nhất là các nốt nhạc ở khóa pha, các ký hiệu luyến- ngắt. Bạn cần tập ban đầu cho đúng, vừa bấm phím đàn bạn vừa đọc nhẩm giai điệu cho dễ thuộc. - Trong khi tập, nếu thấy câu nào khó, bạn cần tập riêng từng tay cho chắc chắn sau đó mới ghép dần 2 tay. Bạn cũng nên luyện tập từng câu thật cẩn thận sau khi thuộc hãy ghép cả bài. - Sau khi tập đúng, tập thuộc từng câu nhạc 2 tay, để kiểm tra bài tập của bạn không bị sai trường độ (chỗ nhanh chỗ chậm) bạn cần ghép dần từng đoạn nhạc với nhịp trống của đàn (bạn chọn tiết tấu sao cho phù hợp với từng loại bài). Khi bạn cảm nhận bài tập đã khá hơn rồi, bạn bắt đầu xử lý sắc thái to nhỏ theo các ký hiệu trong bài (chú ý khi biểu diễn với các tác phẩm cổ điển bạn không nhất thiết phải sử dụng nhịp trống của đàn). 2. Dạng bài học có sử dụng phần đệm hòa âm tự động của đàn - Cũng với những phương pháp tập luyện như trên, phần giai điệu tay phải của bài, bạn cần tập thuộc từng câu, từng phần và ghép với nhịp trống trước. - Sau khi đã chắc rồi, từng câu từng đoạn của bài bạn nên đọc nhẩm giai điệu của tay phải, đồng thời tay trái bấm các hợp âm đệm bằng tiếng của pianô theo tiết tấu bài. Bạn lưu ý khi bấm các hợp âm đệm tay trái không nhất thiết phải bấm các hợp âm gốc, cần chuyển đổi các thể đảo của hợp âm để ngón tay trái không phải nhảy xa. Lấy ví dụ ở bài “Em là hoa hồng nhỏ” trong sách “Hướng dẫn dạy và họcđàn Organ” tập I của Trường Cao đẳng Sư phạm nhạc họa TW trang 39: Ở phần dạo nhạc có ghi các hợp âm đệm sau: G - Em - Am - D7 - G Bạn có thể bấm theo các thế ngón như sau: GHD GHE ACE F#CD GHD 531 531 421 521 531 Tiếp theo phần đệm tay trái có các ký hiệu: G - C - A7 - D - G Bạn cần bấm tiếp các thế ngón: GHD GCE GAC#E DF#A GHD 531 521 5421 531 531 Ở dòng nhạc thứ 5 có các hợp âm đệm như sau: G - Em - Am - Hm - D - G Các bạn có thể bấm các thế ngón như sau: GHD GHE ACE DF#H DF#A GHD 531 531 421 531 531 531 Riêng 2 hợp âm Hm và D các bạn có thể bấm ngón ở các thế sau cũng được: F#HD - F#AD - GHD 521 531 531 Lưu ý: Khi bấm các hợp âm đệm tay trái, bạn không nên giữ hợp âm mà nên bấm đệm ngắt để rồi sau đó bấm chuyển đổi sang các hợp âm khác được nhanh hơn và do tay trái còn phải thao tác xử lý bấm các nút dồn trống tự động (Fill) hoặc còn phải bấm đổi tiếng (voice) - Khi ghép cả bài 2 tay với nhịp trống, bước đầu bạn để Tempo chậm - vừa phải. Sau khi đã ghép chắc chắn hãy tăng dần Tempo đến đúng quy định của bài. - Trong quá trình tập luyện, các bạn cần lưu ý đến nhịp phách của từng bài, ở mỗi ô nhịp đều có phách mạnh, phách yếu. Khi tập bạn nên nhấn rõ vào phách mạnh (nhẹ ở phách yếu) nhấn rõ vào các nốt có đảo phách. Với các nét chạy nhanh (móc kép) hoặc chùm 3 nên nhấn rõ vào các nốt đầu của mỗi chùm móc kép hoặc nốt đầu của mỗi chùm 3 để khi ghép với nhịp trống sẽ dễ dàng hơn. Môn học Nhạc cụ là môn học rèn luyện kỹ năng vì thế các bạn nên luyện tập hàng ngày (đều đặn), trung bình mỗi ngày nên tập luyện từ 1 đến 2 tiếng, không nên nghỉ dài quá 3 ngày để rồi trước khi lên lớp trả bài 1-2 ngày mới tập, bài sẽ không đạt hiệu quả cao. Trên đây là mộtsốkinhnghiệm trao đổi cùng với các bạn sinh viên họcđàn Organ, cuối cùng chúc các bạn học tốt. . Một số kinh nghiệm cho người học đàn organ - keyboard Thầy giáo Nguyễn Văn Đức là giảng viên Bộ môn nhạc cụ, Khoa. giảng, kinh nghiệm và lòng yêu nghề của thầy đã giúp cho nhiều thế hệ sinh viên trưởng thành. Ban biên tập Website xin trân trọng giới thiệu bài viết của thầy về một số kinh nghiệm cho sinh. tập, bài sẽ không đạt hiệu quả cao. Trên đây là một số kinh nghiệm trao đổi cùng với các bạn sinh viên học đàn Organ, cuối cùng chúc các bạn học tốt.