1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tiến hành phỏng vấn sâu người quản lý người làm báo về các giải pháp phát triển kinh tế hiện nay của báo điện tử

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiến hành phỏng vấn sâu người quản lý, người làm báo về các giải pháp phát triển kinh tế hiện nay của báo điện tử
Tác giả Phạm Tuấn Trình, Phạm Minh Phúc
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Truyền thông hiện đại
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

ĐI HC QUC GIA H NITRNG ĐI HC KHOA HC X HI V NHN VN VINĐO TO BO CH V TRUY N TH!NGTIỂU LUẬNMÔN: TRUYỀN HÌNH HIỆN ĐẠI ĐỀ TÀI: TIẾN HÀNH PHỎNG VẤN SÂU NGƯỜI QUẢN LÝ, NGƯ

Trang 1

ĐI HC QUC GIA H NI TRNG ĐI HC KHOA HC X HI V NHN VN VIN

ĐO TO BO CH V TRUY N TH!NG

***

TIỂU LUẬN

MÔN: TRUYỀN HÌNH HIỆN ĐẠI

ĐỀ TÀI: TIẾN HÀNH PHỎNG VẤN SÂU NGƯỜI QUẢN LÝ, NGƯỜI LÀM BÁO VỀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HIỆN NAY CỦA BÁO

ĐIỆN TỬ

NHÓM THỰC HIỆN:

PHẠM TUẤN TRÌNH PHẠM MINH PHÚC

LỚP: Báo chí định hướng ứng dụng

Hệ đào tạo: Thạc sĩ

Hà Nội – 2023

1

Trang 2

MỞ ĐẦU

Báo điện tử, trong thời đại công nghệ số phát triển vượt bậc, đã trở thành một nguồn thông tin cung cấp kiến thức và tin tức phong phú cho công chúng Với khả năng truyền tải thông tin nhanh chóng và hiệu quả, báo điện tử đang ngày càng chiếm được lòng tin của độc giả và trở thành một kênh quan trọng trong việc phổ biến các giải pháp phát triển kinh tế

Để hiểu rõ hơn về các giải pháp phát triển kinh tế của báo điện tử trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu người quản lý và người làm báo Mục tiêu của cuộc phỏng vấn này là khám phá và tìm hiểu các ý kiến, kinh nghiệm và góc nhìn đa dạng từ những người có vai trò quan trọng trong việc định hình và thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế trong lĩnh vực báo điện tử

Cuối cùng, chúng tôi hy vọng rằng những thông tin và kết quả từ cuộc phỏng vấn này sẽ góp phần vào việc hiểu rõ hơn về các giải pháp phát triển kinh

tế hiện nay của báo điện tử Đồng thời, nó cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển bền vững của ngành báo điện tử trong tương lai

2

Trang 3

I NHƯNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

1 Mục đích nghiên cứu của tiểu luận

Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận là tìm hiểu các giải pháp phát triển kinh tế hiện nay của báo điện tử, xác định những thách thức mà báo điện tử đang gặp phải và giải pháp để đảm bảo chất lượng nguồn tin, bài viết đồng thời phát triển kinh tế

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các tổng biên tập, phóng viên của các bác điện tử Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu với những phóng viên và nhà quản lý hàng đầu trong của các báo điện tử để thu thập thông tin và ý kiến từ họ về các giải pháp phát triển kinh tế hiện nay của báo điện tử

Về phạm vi nghiên cứu:

Do dung lượng và thời gian hoàn thành bài tiểu luận không nhiều nên nhóm chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 04 phóng viên, biên tập viên của các báo điện tử: Bảo vệ pháp luật, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; báo Phú Thọ; Báo Dân tộc Phát triển; Báo Lao động để tăng tính khái quát cho bài viết

4 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm chúng tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập và khai thác thông tin tự liệu

Phương pháp phỏng vấn sâu:

Phương pháp phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại, trao đổi được lặp đi lặp lại giữa người phỏng vấn (nhà nghiên cứu) và người tham gia phỏng vấn (người trả lời) nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người trả lời qua chính những quan điểm, ngôn ngữ của người đó

Phương pháp phỏng vấn sâu thường được thực hiện để khai thác thêm các đặc tính cụ thể của người tham gia nghiên cứu về các mặt có liên quan đến chủ đề nghiên cứu Người nghiên cứu thông qua phỏng vấn sâu có thể dễ dàng nắm bắt được đặc điểm của người tham gia phỏng vấn

3

Trang 4

Phương pháp phỏng vấn sâu thường được áp dụng khi:

Người tham gia phỏng vấn có vai trò, mối quan hệ mật thiết đối với đối tượng nghiên cứu hoặc có ảnh hưởng đến mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Người nghiên cứu sau khi tiến hành phỏng vấn vẫn chưa hiểu rõ và xác định được đề tài nghiên cứu cần tiến hành nghiên cứu sâu

4

Trang 5

II NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ.

1.1 Khái niệm báo mạng điện tử

Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông tin được truyền tải và tiếp nhận qua mạng internet vẫn chưa thống nhất và là vấn đề đang được tranh cãi

Trên thế giới loại hình có nhiều tên gọi khác nhau như online newpaper ( báo chí trên mạng/ trực tuyến), journal (electronic journal- báo chí điện tử), e-zine ( electronic magae-zine- tạp chí điện tử)…

Ở Việt Nam, thuật ngữ báo mạng điện tử được sử dụng khá phổ biến, chẳng hạn báo nhân dân điện tử, lao động điện tử… Ngoài ra, còn nhiều người gọi chúng bằng cái tên khác như: báo mạng, báo chí internet, báo trực tuyến…

Điều 3, luật báo chí ( luật báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá X) quy định: “ báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính” Cách hiểu này đã dẫn đến sự xuất hiện các: “ báo điện tử” đối với các tờ báo đưa thông tin lên mạng internet như Nhân Dân, Lao Động, thời báo kinh tế Sài Gòn…hay các trang thông tin của các nhà cung cấp thông tin trên mạng internet như tin nhanh Việt Nam ( VnExpress) của FPT, VASC ORIENT của Công ty Phát triển phần mềm VASC- hiện nay là VietNamNet, VDC Media của công y điện toán và truyền số liệu VDC…Và cũng từ cách gọi này mà văn bản pháp lý của Bộ Văn hoá - Thông tin cấp cho các bảo trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam gọi là “ giấy phép hoạt động báo điện tử”

Ngoài thuật ngữ “ online newpaper” được sử dụng rộng rãi trên trong các công trình nghiên cứu báo chí học, nhất là trong lĩnh vực truyền thông mới để chỉ các khái niệm cùng đặc tính như: online publíhing ( xuất bản trực tuyến), online

5

Trang 6

media ( phương tiện truyền thông trực tuyến), online journalist ( nhà báo trực tuyến), online radio ( phát thanh trực tuyến), online television ( truyền hình trực tuyến) Để thống nhất, trong niên luận này chúng tôi gọi bằng thuật ngữ báo mạng điện tử

1.3 Khái quát báo mạng điện tử ở Việt Nam.

Chúng ta hoà mạng internet vào năm 1997 và cho đến nay mật độ internet nước ta ngày càng tăng đáng kể Chúng ta đang cố gắng để ngày càng mở rộng cơ

sở hạ tầng

Trong điều kiện thuận lợi đó, báo mạng điện tử Việt Nam ra đời và có những bước phát triển bắt kịp thế giới Tháng 2/1998 tờ Quê Hương – cơ quan của Uỷ Ban về người Việt Nam ở nước ngoài được đưa lên mạng internet, trở thành tờ báo điện tử đầu tiên ở Việt Nam Sự kiện có ý nghĩa mở đường này được ghi nhận như một dấu ấn quan trọng trong lịch sử báo chí nước ta Từ đây các phương tiện truyền thông đại chúng của nước ta có thêm một thành viên mới, hiện đại và rất hữu ích trong khả năng truyền thông in đến công chúng và thông tin đói ngoại Ngày 19/12/1997 mạng thông in điện tử VNN, tiền thân của VASC ORIENT

ra đời Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho ngày 2/9/2001, trang chủ www.vnn.vn lần ầu tiển mắt công chúng mang tên VASC ORIENT trên nền mạng VNN VASC ORIENT phát triển theo hướng thời sự và chuyên sâu, công chúng có thể thu nhận thông tin, thảo luận trao đổi trực tiếp về nội dung vấn đề trong và ngoài nước Hiện nay lượng truy cập VietNamNet đã lên tới con số trên 2 tỷ/ tháng Đây là một trong những báo mạng điện tử hàng đầu Việt Nam hiện nay Và hiện nay đây là tờ báo có nhiều đổi mới khiến nó luôn hấp dẫn và được công chúng hưởng ứng, bàn tròn trực tuyến là ví dụ tiêu biểu Giao lưu trực tuyến lần đầu tiên ra đời tại toà soạn này, hiện nay ở VietNamNet các chương trình giao lưu trực tuyến được tổ chức thường xuyên đều đặn, hấp dẫn và sinh động

Như vậy ở Việt Nam hiện nay, báo mạng điện tử trở thành phương tiện công

cụ đặc biệt hiệu quả trong việc đưa tiêng nói của Đảng, nhà nước và Việt kiều bè

6

Trang 7

bạn năm châu Báo mạng điện tử đang cùng các PTTTĐC xây dựng củng cố và hoàn thiện hình ảnh đất nước con người và văn hoá dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế

* Tiểu kết chương I.

Chúng ta có thể khái quát sự phát triển của báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay qua trích dẫn của chỉ thị số 52-CT/TW về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay do Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Ngày 22/7/2005 Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền thống, dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia Từ khi ra đời, báo điện tử nước ta đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mở rộng hiệu quả thông tin đối ngoại; nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân

Tuy nhiên, các báo điện tử của nước ta còn một số hạn chế, yếu kém Tính

tư tưởng, tính định hướng chính trị, tính chiến đấu, tính khoa học, tính chuyên nghiệp ở một số tờ báo điện tử chưa cao Một số báo thiếu cân nhắc khi đưa tin, bài

về các vấn đề trong nước và thiếu chọn lọc khi khai thác tư liệu, bài viết ở bên ngoài; một số tin, bài chạy theo thị hiếu tầm thường, giật gân, câu khách Ở một số

cơ sở dịch vụ Internet, còn để xảy ra tình trạng lưu hành, phát tán các thông tin phản động, đồi trụy, vu khống, bôi nhọ danh dự cá nhân, gây bất bình trong nhân dân Chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước lợi dụng mạng Internet và báo điện tử để chống phá cách mạng nước ta

7

Trang 8

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA BÁO

MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY

1 Tiến hành phỏng vấn sâu:

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với các biên tập viên, phóng viên, nhà báo của các trang báo mạng điện tử Mục đích của phỏng vấn là để hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế hiện nay của toàn soạn báo mạng điện về các thách thức đang đối mặt và giải pháp cải thiện tình hình

Các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn tập trung vào các khía cạnh sau:

Câu 1: Tình hình hoạt động kinh tế báo chí của toàn soạn (Cơ quan) anh, chị hiện nay thế nào?

Câu 2: Quảng cáo là một nguồn thu quan trọng cho tòa soạn báo điện tử Anh, chị vui lòng cho biết hoạt động quảng cáo hiện tại của tòa soạn nơi anh chị công tác?

Câu 3: Các nguồn thu của tòa soạn anh, chị đến từ đâu?

Câu 4: Xin anh, chị cho biết, giải pháp cải thiện vấn đề khó khăn về kinh

tế hiện nay của tòa soạn?

Câu 5: Quan điểm của anh, chị về một số mô hình kinh doanh báo chí trên thế giới (thu phí độc giả, B2B, ) - Điều kiện để triển khai mô hình tại tòa soạn anh chị là gì?

Câu 6: Xin hỏi anh, chị, cần làm gì để đảm bảo chất lượng bài viết, nguồn tin trong bối cảnh hiện nay?

Câu 7: Quan điểm của anh/chị về việc bảo trợ truyền thông cho các đơn vị, chương trình, sự kiện, đây có phải mô hình lâu dài, bền vững không?

8

Trang 9

2 Phân tích kết quả phỏng vấn

Dựa trên kết quả các cuộc phỏng vấn được tiến hành, chúng tôi đưa ra kết luận như sau:

Câu 1: Tình hình hoạt động kinh tế báo chí của toàn soạn (Cơ quan) anh, chị hiện nay thế nào?

Tình hình hoạt động kinh tế của các cơ quan báo chí như Báo Bảo vệ pháp luật (BVPL), Báo Phú Thọ và Báo Dân tộc và Phát triển đang gặp phải nhiều thách thức

Báo BVPL là một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc VKSND tối cao và tuân thủ cơ chế tự chủ tài chính Tuy nhiên, trong thời gian dịch Covid-19 phức tạp, Báo BVPL vẫn đảm bảo nguồn thu từ quảng cáo để duy trì đời sống cho nhân viên Đồng thời, do ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

và sự cạnh tranh từ các nền tảng truyền thông xã hội, các doanh nghiệp hiếm khi quảng cáo trên các tờ báo Điều này ảnh hưởng đến hoạt động tái sản xuất các sản phẩm báo chí

Cơ quan báo chí địa phương như Báo Phú Thọ cũng gặp khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác thông tin, tuyên truyền, đặc biệt là chi thường xuyên Doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất và kinh doanh, dẫn đến ít nhu cầu và kinh phí cho quảng cáo Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tái sản xuất các sản phẩm báo chí

Báo Dân tộc và Phát triển có vai trò là cơ quan ngôn luận của Uỷ ban Dân tộc và diễn đàn của các dân tộc Việt Nam Báo này tự chủ hoàn toàn và tập trung vào công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước liên quan đến dân tộc Tuy nhiên, việc cân đối giữa nhiệm vụ tuyên truyền và tạo nguồn thu đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của báo Các hoạt động quảng cáo và tài trợ chưa được đầu tư để thu hút bạn đọc Ban

9

Trang 10

Chuyên đề, cơ quan chịu trách nhiệm tạo nguồn thu cho báo, đã được thành lập nhưng hiệu quả chưa cao

Tổng hợp lại, tình hình hoạt động kinh tế báo chí của các cơ quan trên đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Điều này đòi hỏi các tờ báo phải tìm kiếm cách thức mới để tạo nguồn thu, chủ động cân nhắc giữa công tác thông tin, tuyên truyền với hoạt động kinh tế

Câu 2: Quảng cáo là một nguồn thu quan trọng cho tòa soạn báo điện tử Anh, chị vui lòng cho biết hoạt động quảng cáo hiện tại của tòa soạn nơi anh chị công tác?

10

Trang 11

BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU

1 Người thực hiện phỏng vấn: Phạm Tuấn Trình

2 Người được phỏng vấn: Nhà báo C, phó tổng biên tập Báo Dân tộc Phát triển

3 Ngày thực hiện: 30 tháng 8 năm 2023

II NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Câu hỏi 1: Tình hình hoạt động kinh tế báo chí của toàn soạn (Cơ quan) anh, chị hiện nay thế nào?

Trả lời:

Báo Dân tô ‡c và Phát triển là Cơ quan ngôn luâ ‡n của ˆy ban Dân tô ‡c; Diễn đàn của đồng bào các dân tô ‡c Viê ‡t Nam Báo Dân tộc và Phát triển là đơn vị sự nghiệp tự chủ hoàn toàn với chức năng, nhiệm vụ làm công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước trên các lĩnh vực, đặc biệt ưu tiên lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc Theo đó, đối tượng phục vụ chủ yếu là bạn đọc vùng đồng bào DTTS, miền núi, các tin, bài không sản xuất theo hướng thị trường, câu like, câu view…

Vì vậy, việc cân đối giữa hai nhiệm vụ tuyên truyền và tạo nguồn thu ít nhiều đã ảnh hướng đến hoạt động tạo nguồn thu cho tờ báo nói chung, Báo điện tử nói riêng Báo Dân tộc và Phát triển là tờ báo cấp Bộ duy nhất, chuyên sâu về lĩnh vực dân tộc thiểu số và miền núi Hầu hết các Bộ, ngành, địa phương đều có một số hoạt động liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc Đây chính là thuận lợi to lớn, là tiềm năng để Báo trở thành “kênh” tuyên truyền lớn nhất, có đô ‡ phủ sóng sâu rô ‡ng trong lĩnh vực tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, văn hóa, giáo dục ở vùng dân

tô ‡c thiểu số và miền núi

Với những lợi thế đó, các Bộ, ngành, địa phương đã ít nhiều chủ động, tích cực phối hợp tuyên truyền trên Báo Dân tộc và Phát triển khi có nhu cầu và ký kết hợp đồng truyền thông có hỗ trợ kinh phí

Hiện báo có hai ẩn phẩm đó là:

+ Báo in: xuất bản 4 kỳ/tuần, phát hành hơn 3,3 vạn bản/kỳ trên phạm vi cả nước Đây là một trong những số ít tờ báo có mặt ở hầu hết ở các địa bàn xa xôi, hẻo lánh nhất của đất nước Theo đó, trong năm 2021, hàng chục chuyên đề có hỗ trợ kinh phì từ các

11

Trang 12

Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp… đã được đăng tải trên Báo in, tạo dấu ấn nhất định đối với các đơn vị, đối tác ký kết chương trình hỗ trợ truyền thông

+ Báo điện tử Dân tộc và Phát triển với tên miền baodantoc.vn Mặc dù, ngày 04/11/2020, Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển mới chính thức khai trương và đi vào hoạt động Nhưng sau gần 2 năm, đến nay, độc giả của Báo Điện tử Dân tộc đã thu hút được hàng triệu lượt người xem; nhiều chuyên mục đã thu hút được nhiều bạn đọc quan tâm; đặc biệt nhiệm vụ tuyên truyền đã cơ bản được đáp ứng

Tuy nhiên, trong hoạt động tạo nguồn thu của Báo còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế Năm 2021, đại dịch covid-19 cũng như các vấn đề về thiên tai đã để lại những dư chấn nặng nề lên nền kinh tế nói chung, ngành công nghiệp truyền thông nói riêng Điều này càng khiến bài toán phát triển nguồn thu trở nên cấp bách với báo chí, trong đó có Báo Dân tộc và Phát triển

- Các bài viết quảng cáo, pano khẩu hiệu có thu phí chưa được đầu tư để thiết kế đặt ở vị trí trang trọng, dễ nhìn, dễ thấy, dễ thu hút bạn đọc

- Bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn thu cho tờ báo là Ban Chuyên

đề đã được thành lập, nhưng hiệu quả chưa cao

Câu hỏi 2: Quảng cáo là một nguồn thu quan trọng cho tòa soạn báo điện tử Anh, chị vui lòng cho biết hoạt động quảng cáo hiện tại của tòa soạn nơi anh chị công tác?

Trả lời:

Hoạt động Quảng cáo của Báo Dân tộc và Phát triển hiện nay chỉ chiếm khoảng 20% trên tổng doanh thu hoạt động kinh tế báo chí Hoạt động kinh tế báo chí của Báo phần lớn là các chuyên đề tuyên truyền về chính sách, dự án, chương trình của các Bộ, ngành, địa phương Còn hoạt động quảng cáo đối với các Doanh nghiệp, tập đoàn chưa phải là thế mạnh của Báo

Câu hỏi 3: Các nguồn thu của tòa soạn anh, chị đến từ đâu?

Trả lời

- Hoạt động tạo nguồn thu đối với Báo Dân tộc và Phát triển: Nguồn thu chủ yếu là thực hiện theo chính sách đặt hàng của Thủ tướng Chính phủ cho đồng bào DTTS Cụ thể như: Quyết định 45/QĐ-TTg và Quyết định 12/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ Ngoài ra là các nguồn thu từ các chuyên đề, quảng cáo, tổ chức sự kiện, nhưng không đáng kể Cụ thể:

Theo đơn đặt hàng của Chính phủ: 1 tuần/2 số báo với số lượng xuất bản gần 30.000 tờ Giá bán 5000đ/tờ

Doanh thu quảng cáo, chuyên đề: Uớc 1 năm khoảng 5-10 tỷ đồng

Câu hỏi 4: Xin anh, chị cho biết, giải pháp cải thiện vấn đề khó khăn về kinh

tế hiện nay của tòa soạn?

Trả lời:

Tiếp tục củng cố, hoàn thiện bộ phận triển khai Ban chuyên môn về hoạt động kinh tế báo chí;

Phát huy thế mạnh thông tin và những thuận lợi của Báo, từ đó nâng cao chất lượng thông tin trên Báo, thu hút độc giả, xây dựng thương hiệu tờ báo qua chất lượng chuyên môn

12

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w