Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu rất quan trọng. Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện.Nền kinh tế đang tiến dần đến một nền kinh tế thị trường thực sự, trong đó các chủ thể kinh tế canh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển. Trong cuộc cạnh tranh đó doanh nghiệp nào có năng lực yếu hơn, khả năng cạnh tranh kém hơn sẽ dần bị thu hẹp hoạt động hoặc bị đào thải.
MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 7 Chương 1: Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của NHTM 7 1.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của NHTM 7 1.1.1. Khái niệm NHTM 7 1.1.2. Những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 7 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 7 1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 9 1.1.2.3. Hoạt động khác 11 1.2. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. 12 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh 12 1.2.2.Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh NHTM 13 1.2.2.1. Mục tiêu của đánh giá hiệu quả kinh doanh 13 1.2.2.2 Phương pháp phân tích 13 1.2.2.3 Chỉ tiêu và lựa chọn các chỉ tiêu để phân tích 14 1.2.2.4 Nội dung phân tích 14 1.2.2.5 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của một NHTM độc lập và một chi nhánh NHTM 14 1.2.3. Tiêu chí phản ánh hiệu quả kinh doanh 14 1.2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 14 1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh tính an toàn trong hoạt động 19 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. 19 1.3.1. Các nhân tố khách quan 19 1.3.2. Các nhân tố chủ quan 20 Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thương Hải Dương 22 2.1. Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Hải Dương 22 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 22 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 22 2.1.1.2. Cơ chế hoạt động và bộ máy tổ chức 22 2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Hải Dương 28 2.2.1. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Hải Dương 28 2.2.1.1 Khả năng sinh lời 28 1 2.2.1.1.1 Tỉ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), các chỉ tiêu tỉ số sinh lợi hoạt động (NPM), tỉ số hiệu quả (AU), tỉ trọng vốn chủ sở hữu (EM), hiệu quả kiểm soát chi phí. 28 2.2.1.1.2 Tỉ lệ lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản ROA, tỉ lệ lợi nhuận lãi cận biên (chênh lệch lãi suất trung bình) NIM, tỉ số lợi nhuận ngoài lãi cận biên 32 2.2.1.1.3. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận 34 2.2.2.1.1.4 Hiệu suất tín dụng 39 2.2.1.2 Tính an toàn trong hoạt động kinh doanh 40 2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Hải Dương 42 2.2.2.1. Hoạt động huy động vốn 42 2.2.2.2. Hoạt động đầu tư và cho vay 44 2.2.2.3. Hoạt động thanh toán và ngân quĩ 46 2.2.2.4. Hoạt động dịch vụ ngân hàng khác 48 2.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Hải Dương trong thời gian qua 49 2.3.1. Kết quả đạt được về hiệu quả hoạt động kinh doanh chi nhánh NHCT Hải Dương. 49 2.3.2. Hạn chế trong hiệu quả hoạt động của chi nhánh và nguyên nhân 49 2.3.2.1. H¹n chÕ 49 2.3.2.2. Nguyªn nh©n 49 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Hải Dương. 51 3.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của NHCT Hải Dương 51 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh NHCT Hải Dương. 52 3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn 52 3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động đâu tư và cho vay: 53 3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán. 56 3.2.4. Nâng cao hiệu quả các dịch vụ khác 57 3.2.5. Hạn chế rủi ro và giảm chi phí kinh doanh. 58 3.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác cán bộ của chi nhánh 59 3.2.7.Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng 60 3.3. Đề xuất và kiến nghị. 60 3.3.1. Đề xuất với ban giám đốc của chi nhánh. 60 3.2.2. Kiến nghị với ngân hàng công thương Việt Nam. 61 2 Kết luận 62 BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT NHCT : Ngân hàng công thương NHTM : Ngân hàng thương mại TCTD : Tổ chức tín dụng NHNN : Ngân hàng nhà nước TCKT : Tổ chức kinh tế 3 TSCĐ : Tài sản cố định TDN : Tổng dư nợ VCSH : Vốn chủ sở hữu NV : Nghiệp vụ DV : Dịch vụ DT : Doanh thu LNTT : Lợi nhuận sau thuế TTNDN : Thuế thu nhập doanh nghiệp LNST : Lợi nhuận sau thuế LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu rất quan trọng. Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện.Nền kinh tế đang tiến dần đến một nền kinh tế thị trường thực sự, trong đó các chủ thể kinh tế canh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển. Trong cuộc cạnh tranh đó doanh nghiệp nào có năng lực yếu hơn, khả năng cạnh tranh kém hơn sẽ dần bị thu hẹp hoạt động hoặc bị đào thải. 4 Lĩnh vực cung cấp dịnh vụ tài chính đang ngày càng trở thành sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tư duy của khách hàng về các ngân hàng với hình thức sở hữu khác nhau đã có sự thay đổi. Các ngân hàng thương mại cổ phần với hoạt động linh hoạt, hiệu quả đang vươn lên mạnh mẽ, tạo dựng được hình ảnh tốt và thu hút khách hàng ngày một nhiều hơn. Địa bàn tỉnh Hải Dương có thể được xem như một minh chứng điển hình về sự cạnh tranh ngày một gay gắt hơn giữa các ngân hàng. Với một tỉnh diện tích không rộng (1648 km2) nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế đã tập trung tới bảy ngân hàng, chi nhánh ngân hàng cấp một, quĩ tín dụng nhân dân trung ương và sáu mươi tám quĩ tín dụng nhân dân với 143 điểm giao dịch trải khắp toàn tỉnh. Trong điều kiện đó yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng là hiệu quả kinh doanh. Thời gian vừa qua, chi nhánh NHCT Hải Dương đã xuất hiện những dấu hiệu suy giảm khả năng cạnh tranh như: khả năng huy động vốn giảm rỏ rệt, thu nhập từ phí dịch vụ tăng không đáng kể … Vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang được đặt ra cấp thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong quá trình thực tập tại chi nhánh NHCT Hải Dương em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Chuyên đề sẽ hệ thống lại những vấn đề lí luận về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động, hiệu quả hoạt động của chi nhánh NHCT Hải Dương chuyên đề sẽ tìm ra các vấn đề còn tồn tại, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động của chi nhánh NHCT Hải Dương bao gồm hoạt động của hội sở, các chi nhánh cấp hai và các phòng giao dịch. Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các chi tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chi tiêu về rủi ro tín dụng của chi nhánh. 4. Phương pháp nghiên cứu. 5 Chuyên đề tập trung sử dụng các phương pháp thống kê doanh nghiệp, phương pháp phân tích tài chính cho ngân hàng thương mại. 5. Kết cấu chuyên đề Chuyên đề ngoài phần mục lục, mở đầu và kết luận gồm có ba chương : Chương 1: Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của NHTM Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh NHCT Hải Dương. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Hải Dương. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phan Thị Thu Hà đã hướng dẫn em thực hiện chuyên đề, ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị làm việc tại phòng kinh doanh NHCT Hải Dương đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành chuyên đề này. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo và của các cô chú, anh chị trong chi nhánh NHCT Hải Dương để chuyên đề của em có thể hoàn thiện hơn. Chương 1: Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của NHTM 1.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.1.Khái niệm NHTM Nhu cầu lưu chuyển vốn từ khu vực tiết kiệm đến khu vực đầu tư dẫn đến sự ra đời của các trung gian tài chính trong đó ngân hàng thương mại là trung gian tài chính quan trọng nhất. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm ngân hàng. Một số khái niệm dựa trên các hoạt động chủ yếu của ngân hàng như Luật các tổ chức tín 6 dụng nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.” Có thể định nghĩa ngân hàng thông qua chức năng, các dịch vụ mà chúng thực hiện nhưng các yếu tố trên của ngân hàng và các trung gian tài chính khác đều không ngừng thay đổi, đan xen lẫn nhau. Do vậy, theo quan điểm của cá nhân tôi cách tiếp cận khoa học nhất về khái niệm ngân hàng là xem xét chúng thông qua các loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp: “ Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng ,tiết kiệm và các dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế ” 1.1.2. Những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn Nói một cách ngắn gọn thì hoạt động của ngân hàng thương mại là huy động vốn để cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Hoạt động huy động vốn tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng thương mại.Chất lưọng của nguồn vốn huy động có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của NHTM bao gồm: * Huy động vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu bao gồm nguồn vốn hình thành ban đầu là nguồn vốn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định buộc phải có để thành lập ngân hàng và nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động. - Nguồn vốn hình thành ban đầu có thể hình thành từ vốn ngân sách nhà nước (NHTM nhà nước) hoặc là vốn huy động từ các cổ đông nếu là NHTM cổ phần hoặc là vốn do các bên đóng góp nếu là ngân hàng liên doanh … - Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động có thể được huy động từ lợi nhuận (lợi nhuận được giữ lại một phần không chia để bổ sung vào vốn chủ sở hữu) hoặc huy động theo phương thức phát hành cổ phiếu. * Huy động vốn nợ: - Huy động tiền gửi: 7 Tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn nhất có vai trò quan trọng ảnh hưởng quyết định đến qui mô, phạm vi hoạt động của ngân hàng nên các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau để có được nguồn tiền gửi với số lượng, chất lượng ngày càng cao. + Huy động tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán là tiền của khách hàng gửi vào ngân hàng để sử dụng cho nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Lãi suất của các khoản tiền gửi này thường rất thấp hoặc bằng không. Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng và cho phép khách hàng thanh toán trong phạm vi số dư tài khoản. Khả năng huy động tiền gửi thanh toán của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. + Huy động tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội: Các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội thường có những khoản tiền tạm thời chưa sử dụng đến. Nếu muốn tăng thu, doanh nghiệp và tổ chức này có thể mở tài khoản và gửi vào ngân hàng với thời hạn thích hợp. Loại tiền gửi này tuy không có các tiện ích như tiền gửi thanh toán nhưng thu lãi cao hơn. Để huy động khoản tiền gửi này đòi hỏi ngân hàng phải có quan hệ tốt đối với khách hàng thường xuyên có tiền tạm thời chưa sử dụng: kho bạc, các đơn vị xuất nhập khẩu …. + Huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Khu vực dân cư luôn được đánh giá là nguồn cung cấp tiền gửi quan trọng nhất, nhiều nhất đối với ngân hàng. Người dân gửi tiết kiệm nhằm hai mục đích: an toàn và sinh lợi. Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, để huy động được nhiều tiền gửi tiết kiệm của người dân, các ngân hàng đưa ra nhiều hình thức huy động đa dạng, lãi suất cạnh tranh hấp dẫn và nhiều hình thức khuyến mãi. + Huy động tiền gửi của các ngân hàng khác: Khoản tiền gửi của các ngân hàng khác là nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ. Qui mô của nguồn này không lớn. - Huy động vốn bằng cách đi vay : + Vay ngân hàng trung ương: là các khoản vay trong trường hợp ngân hàng thương mại gặp vấn đề khó khăn trong thanh toán chi trả hoặc do thiếu hụt dự 8 trữ bắt buộc. Hình thức vay NHTW có thể là vay chiết khấu,vay cầm cố các giấy tờ có giá hoặc vay lại theo hồ sơ tín dụng + Vay tổ chức tín dụng khác: Một ngân hàng thương mại có thể vay tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Huy động vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác thường do NHTM đang thiếu hụt dự trữ hoặc có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo tính thanh khoản. Các khoản vay này có tính thanh khoản cao và lãi suất rất cao. + Vay trên thị trường vốn: Ngân hàng thương mại có thể huy động trên thị trường vốn bằng cách phát hành các giấy nợ trên thị trường vốn.Các khoản vốn huy động trên thị trường vốn thường có lãi suất cao, kì hạn đa dạng. Để huy động bằng hình thức này ngân hàng thường phải có đủ uy tín, qui mô hoạt động lớn. - Huy động vốn nợ khác: Ngân hàng có thể huy động từ nguồn khác như nguồn vốn uỷ thác. Dựa trên năng lực, điều kiện của ngân hàng thương mại, ngân hàng có thể thực hiện các dịch vụ uỷ thác. Qua đó ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn uỷ thác về mình. Huy động được nguồn vốn uỷ thác không chỉ mang lại lợi ích về chi phí thấp, an toàn mà còn mang lại uy tín cho ngân hàng. 1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn * Cho vay Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản phản ánh đặc trưng của NHTM. Các ngân hàng cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau tương ứng với mục đích vay vốn đa dạng của khách hàng. - Phân loại theo thời gian, hoạt động cho vay bao gồm: + Cho vay ngắn hạn: thời hạn từ 12 tháng trở xuống và thường tài trợ cho tài sản lưu động. + Cho vay trung hạn: thời hạn từ 1 năm đến 5 năm và thường tài trợ cho các tài sản cố định. + Cho vay dài hạn: thời hạn trên 5 năm, thường để tài trợ cho công trình xây dựng, máy móc thiết bị lớn có thời gian sử dụng dài. - Phân loại theo mục đích thì hoạt động cho vay bao gồm: 9 + Cho vay công nghiệp và thương mại: Các khoản cho vay đầu tư thiết bị kinh doanh, trang trải các chi phí hoạt động của doanh nghiệp, tài trợ cho các công việc kinh doanh. + Cho vay cá nhân: Các khoản cho vay mua ô tô, cho vay theo thẻ tín dụng, cho vay mua nhà, hàng hoá… +Cho vay kinh doanh bất động sản: Cho vay xâydựng và giải phóng mặt bằng, cho vay mua các bất động sản ở nước ngoài… + Cho vay đối với các tổ chức tài chính: các khoản cho vay đối với các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính khác. + Cho vay hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, các khoản cho vay khác dành cho nông dân. + Cho vay khác: cho vay đối với chính quyền, cho vay theo thương phiếu chấp nhận thanh toán của các ngân hàng khác. - Phân loại theo hình thức cấp tín dụng, hoạt động cho vay bao gồm: + Cho vay thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. + Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay trong đó mỗi lần vay được tách biệt thành các hồ sơ khác có qui mô cho vay, thời hạn giải ngân,kì hạn trả nợ, lãi suất riêng biệt. + Cho vay theo hạn mức: là hình thức cho vay theo đó ngân hàng thoả thuận câp cho khách hàng hạn mức tín dụng tính cho cả kì hoặc cuối kì. Khách hàng cỏ thể vay với số dư tối đa bằng hạn mức tín dụng. + Cho vay luân chuyển: là hình thức cho vay dựa trên chu kì luân chuyển của hàng hoá. Khi doanh nghiệp mua hàng có thể thiếu vốn sẽ vay ngân hàng và trả ngân hàng khi bán hàng. + Cho vay trả góp: Cho vay trả góp là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. + Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. * Đầu tư : Ngân hàng đầu tư các loại chứng khoán nhằm hai mục đích : thanh khoản và sinh lời. Các loại chứng khoán chủ yếu mà ngân hàng đầu tư là tín phiếu kho 10 [...]... quả kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một thuật ngữ kinh tế phản ánh sự phát triển kinh tế theo chi u sâu của một đơn vị kinh doanh, phản ánh khả năng sử dụng tốt nhất các nguồn lực, chi phí các nguồn lực để thực hiện mục tiêu kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp tập trung phản ánh sự phát triển của một đơn vị kinh doanh. .. lời của NHTM: Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối = Kết quả – Chi phí Kết quả Hiệu quả kinh doanh tương đối = Chi phí Kết quả trong kinh doanh ngân hàng có thể được đo bằng: doanh thu, thu nhập trước thuế, thu nhập sau thuế… Chi phí bỏ ra có thể được đo bằng: tổng chi phí ,chi phí vốn, chi phí trả lãi, chi phí tài sản cố định… Công thức hiệu quả tuyệt đối phản ánh quy mô hiệu quả đạt được, công thức hiệu quả. .. giá hiệu quả kinh doanh ta phải chú ý những vấn đề sau: - Một là, hiệu quả kinh doanh phải gắn liền với tuân thủ pháp luật Khi chúng ta đánh giá một đơn vị kinh doanh hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả trước tiên phải đảm bảo đơn vị đó có tuân thủ các qui định của pháp luật hay không Một đơn vị có chi phí thấp, lợi nhuận thu về cao, nhưng vi phạm pháp luật thì không thể đánh giá là đơn vị kinh doanh. .. kinh doanh đòi hỏi phải có sự phát triển đồng bộ ở nhiều mặt của hoạt động kinh doanh - Bốn là, đánh giá hiệu quả kinh doanh cuối cùng phải dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận Có thể có nhiều chỉ tiêu khác nhau cùng phản ánh hiệu quả kinh doanh nhưng lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị 1.2.2 Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh NHTM 1.2.2.1 Mục tiêu của. .. có hiệu quả - Hai là, hoạt động kinh doanh phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích đơn vị, lợi ích người lao động và lợi ích xã hội 12 Hiệu quả kinh doanh của đơn vị phải đặt trong lợi ích xã hội và gắn liền với lợi ích người lao động bởi đó là động lực để người lao động làm việc và đạt hiệu quả kinh doanh cho đơn vị - Ba là, hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp do đó nâng cao hiệu quả kinh. .. động của chi nhánh NHCT Hải Dương 2.2.1 Thực trạng hiệu quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Hải Dương 2.2.1.1 Khả năng sinh lời 2.2.1.1.1 Tỉ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), các chỉ tiêu tỉ số sinh lời hoạt động (NPM), tỉ số hiệu quả (AU), tỉ trọng vốn chủ sở hữu (EM) và hiệu quả kiểm soát chi phí 27 Bảng các chỉ tiêu sinh lời hoạt động chi nhánh NHCT Hải Dương Chỉ... giá hiệu quả kinh doanh Đánh giá hiệu quả kinh doanh là một công tác hết sức quan trọng giúp cho các nhà quản lí ngân hàng đánh giá hoạt động ngân hàng xây dựng các mục tiêu và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Mục tiêu hoạt động đánh giá hiệu quả kinh doanh: - Làm rõ thực trạng hoạt động của ngân hàng, nhân tố tác động đến hoạt động của ngân hàng - Tìm ra các nguyên nhân gây ra sự kém hiệu quả. .. sinh lời HĐ x Tỉ số hiệu quả x Tỉ trọng VCSH (NPM ) (AU) (EM) - Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM) không phải là một chỉ tiêu trực tiếp phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nhưng nó là chỉ tiêu trung gian phản ánh tính hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ.Tỉ lệ này càng cao thì ROE càng cao - Hiệu quả sử dụng tài sản (AU) là một chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ngân hàng phản... Tỉ số hiệu quả kiểm soát CP x Tỉ số hiệu quả sử dụng tài sản x Tỉ trọng VCSH Tỉ số hiệu quả kiểm soát chi phí không phải là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nhưng nó là chỉ tiêu trung gian phản ánh hiệu quả kiểm soát chi phí để thu được lợi nhuận cao Chỉ tiêu này càng cao thì ROE càng cao Bên cạnh ROE thì ROA cũng là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt... nhập cho ngân hàng Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thương Hải Dương 2.1 Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Hải Dương 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tiền thân của ngân hàng công thương Hải Dương là ngân hàng công thương Hải Hưng .Chi nhánh ngân hàng công thưong Hải Hưng được thành lập từ tháng 8 năm . cơ bản về hiệu quả kinh doanh của NHTM Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh NHCT Hải Dương. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Hải Dương. Em. động kinh doanh của NHCT Hải Dương 51 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh NHCT Hải Dương. 52 3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn 52 3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt. giá hiệu quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Hải Dương trong thời gian qua 49 2.3.1. Kết quả đạt được về hiệu quả hoạt động kinh doanh chi nhánh NHCT Hải Dương. 49 2.3.2. Hạn chế trong hiệu quả