1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn chuyên ngành luật pháp luật về thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành

18 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành
Tác giả Phạm Chí Thành, Lê Quỳnh Mai
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Ngọc Lan
Trường học Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

Mục đích Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sâu sắc thêm các vấn đề lý luận về thời giờ làm việc, nêu ra thực trạng việc áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc tại các doanh nghiệp trên t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐỒ HÀ NỘI _ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM CHÍ THÀNH

BÀI TẬP LỚN

CHUYÊN NGÀNH LUẬT MÔN: LUẬT LAO ĐỘNG

Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Ngọc Lan

Hà Nội, tháng 7/2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ BO HA NOI | KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI TẬP LỚN

CHUYÊN NGÀNH LUẬT

Đề tài : Pháp luật về thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật hiện

hành

Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Ngọc Lan

Họ tên sinh viên: Lê Quỳnh Mai

Mã sinh viên: 220001145 Lớp: Luật D2020A

Hà Nội, tháng 7/2021

Trang 3

MUC LUC

A.ĐẶT VẤN ĐỀ 0 00 HH tre 1

1 Lý đo nghiên cứu đề tài: cccccccseeseesessesseseessesecsvssseeevesssnsnseeeee 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: S12 E221 1111 re l

QD Mae ì)1v4:SHiidd l 2.2 In) a8 2

3 Nội dung chính của đề tài: c1 E2 2222 re 2 I: Những vấn đề lý luận chung về thời giờ làm việc: 25s 3

1.1 Khái niệm về thời giờ làm việc 2- 2S TSTEEE TH TH re 3 1.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc 3 1.3 Ý nghĩa của việc quy định thời giờ làm việc - 52s: 4

2.1 Thời giờ làm việc bình thường 5 2-2 2 2222212222111 +2 6 2.2 Thời giờ làm thêm 0 2.002 201120111111 1111111111111 11212122 7 2.3 Thời giờ làm việc ban đêm - - 2 2221221112211 2112112 ke 8 2.4 Thời giờ làm việc lĩnh hoạt - 5 2: 22222221 111122211 11122222 9 2.5 Thời giờ làm việc đối với một số lao động làm những công việc có

tính chất đặc biệt - 1T 21222 11kg tre ng 10 III: Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về thời giờ làm việc: 10 3.1 Ưu điểm 2-5 2122222122121 ra 10 3.2 Hạn chế - St 12111112112111121111 1211221122111 n tr 11

IV: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thời giờ làm viée: 11

4.1.Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc 11

4.2 Một số kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật về thời gian làm

VIỆC Q0 0H22 221 111 211gr ro 12 C.KÉT LUẬN - 5s s22 2122121121121 211 E1 T1 re 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 11221271 1121121221121 Hrye 14

Van bản quy phạm pháp luật - 2C 22 1222122221121 1 1251115211511 se 14

1 Bộ Luật Lao động 20109 L0 Q Q10 0112111211110 11 2111111101112 1 101111 14

Trang 4

1 14

Nguyễn Tiệp, A⁄ô hình thời giờ làm việc linh hoạt, Nxb Lao động xã hội, Hà

) (U26 14

Trang thông tin điện tử - Q2 0020111201111 111 1111111111111 1111k 14

1 Sach Viét, Thoi Giờ Làm Việc, Thời CGiờ Nghỉ Ngơi Của Nhóm Lao Động

Đặc Thù Theo Pháp Luật Việ Nam , Đỗ Nguyễn Diệu Linh,

https://luanvan 123 info/threads/thoi-gio-lam-viec-thoi-gio-nghi-ngoi-cua-nhom-lao- dong-dac-thu-theo-phap-luat-viet-nam I40305/ [truy cập ngày 31/7/2021] 14

2 123doc, 7rếu luận môn luật lao động thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ negoi, https://text 123docz.net/document/4458548-tieu-luan-mon-luat-lao-dong-thoi- gio-lamn-viec-va-thoi-gio-nghi-ngoi.hữm [truy cập ngày 31/7/2021] 14

Trang 5

A.DAT VAN DE

1 Lý do nghiên cứu đề tài:

Theo như khoa học chứng minh, con người là một thực thể sinh học, hệ thần kinh của con người cũng hoạt động theo chu kỳ Bên cạnh đó các nhà khoa học nhất trí rằng một con người bình thường phải dành ít nhất 08 giờ đồng hỗ đề ngủ mỗi ngày Như vậy, trong số 24 giờ mỗi ngày sẽ chỉ còn lại trên dưới I6 giờ, trong đó có một số giờ giành cho làm việc, hoạt động cá nhân và hoạt động xã hội khác Khi con người lao động đến một mức nào đó sẽ có cảm giác mệt mỏi, sinh lý bắt đầu xuất hiện Đó là một cơ chế bảo vệ, như cái phanh, bắt cơ thê ngừng hoạt động để khỏi kiệt sức Để có thê làm việc hiệu quả, người lao động phải có thời gian nhất định giành cho nghỉ ngơi Đó chính là giai đoạn mà người lao động tái sản xuất sức lao động Như vậy, thời giờ làm việc là có giới hạn và cần có một khoảng thời gian

dé tai sản xuất theo luật định thì đó chính là thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Chính vì vậy, chế độ thời giờ làm việc được hình thành trên cơ sở cả sinh học, tâm

lý và kinh tế xã hội có liên quan đến quyền và lợi ích thiết thực trong quan hệ lao động, được người lao động và cả người sử dụng lao động củng quan tâm Từ những mối quan hệ lao động của con người, nên pháp luật đã đưa ra những quy định cụ thể về thời giờ làm việc Việc đưa ra những quy định như vậy, nó liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm của người lao động Đề hiểu rõ hơn những quy định mà pháp luật lao động quy định về thời giờ làm việc người viết xin chọn đề tài:

“Pháp luật về thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành” với mong muốn năm bắt cặn kẽ và hiểu rõ hơn những quy chế pháp lý về thời giờ làm việc mà Bộ luật Lao động 2019 quy định Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về thời giờ lao động trong thời gian tới

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:

2.1 Mục đích Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sâu sắc thêm các vấn đề lý luận về thời giờ làm việc, nêu ra thực trạng việc áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc tại các doanh nghiệp trên thực tế trong phạm vi toàn quốc mà chủ yếu là các thành phố lớn, tập trung đông các doanh nghiệp và khu công nghiệp như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh v.v và một số hạn chế, tồn tại trong các quy định hiện hành của pháp luật về thời giờ làm việc Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhăm hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật về thời giờ làm việc nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động

Trang 6

2.2 Nhiệm vụ Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được cụ thê hóa ở những vấn đề sau:

1 Khái quát chung về thời giờ làm việc;

2 Lam 16 thực trạng pháp luật về thời giờ làm ở Việt Nam;

3 Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật về thời giờ làm

4 Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc ở

Việt Nam

3 Nội dung chính của đề tài:

Nội dung chính của bài có kết cầu thành 03 phần cụ thê như sau:

Phan |: Khai quat chung vẻ thời giờ làm việc;

Phần 2: Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc ở Việt Nam;

Phần 3: Hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc ở Việt Nam

Trang 7

B.NOI DUNG NGHIEN CUU DE TAI I: Những vấn đề lý luận chung về thời giờ làm việc:

1.1 Khái niệm về thời giờ làm việc

Trong khoa học kinh tế lao động, thời giờ làm việc được xem xét chủ yếu dưới góc độ của việc tổ chức quá trình lao động với việc đặt trong mỗi quan hệ hữu cơ với năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động Theo đó thời giờ làm việc chính là khoảng thời gian cần và đủ để người lao động hoàn thành định mức lao động hoặc khối lượng công việc đã được giao

Trong khoa học lao động, thời giờ làm việc được xem xét như là một chế định của luật lao động, thể hiện nguyên tắc bảo vệ người lao động Thời giờ làm việc được hiểu là khoảng thời gian do pháp luật quy định, theo đó, người lao động phải

có mặt tại địa điểm làm việc và thực hiện những nhiệm vụ được giao phù hợp với

nộ quy lao động của đơn vị, điều lệ doanh nghiệp và hợp đồng lao động

Dưới góc độ pháp lý, thời giờ làm việc được ghi nhận trong các văn bản pháp lý

có giá trị cao, đó là quyền và nghĩa vụ cơ bản của các chủ thê tham gia trong quan

hệ lao động Việc quy định thời giờ làm việc nhằm thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động Trong mỗi quan hệ ràng buộc này, người lao động phải tuân thủ những quy định nội bộ được đề ra để hoàn thành nghĩa vụ lao động, đồng thời có quyền được hưởng thành quả từ lao động của minh

Như vậy, về mặt pháp lý có thê hiểu:

Thời giờ làm việc là khoảng thời gian do pháp luật quy định, theo đó người lao động phải có mặt tại địa điểm làm việc và thực hiện những nhiệm vụ được giao phù hợp với nội quy lao động của đơn vị, điều lệ doanh nghiệp và hợp đồng lao động Tóm lại, dù thời giờ làm việc có được nghiên cứu dưới góc độ gì đi nữa thì mục đích chính của việc nghiên cứu đó cũng là dé tìm ra một thời giờ làm việc hợp lý nhăm tăng năng suất lao động đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người lao động

1.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc

Hệ thống pháp luật nước ta điều tiết thời giờ làm việc bằng ba loại quy định:

1 Quy định pháp luật của nhà nước: pháp luật quy định mức tối đa làm việc

ma không quy định cụ thê;

2 Quy định chung trong nội bộ doanh nghiệp: dựa vào những quy định về mức tối thiểu của Nhà nước mà các doanh nghiệp có quy định cụ thé (trong nội quy của doanh nghiệp) về thời giờ làm việc thực hiện với những người lao

3

Trang 8

động trong doanh nghiệp Những quy định đó phải phù hợp với quy định của nhà nước và điều kiện thực tế của doanh nghiệp cùng như thỏa ước lao động tập thê của doanh nghiệp:

3 Quy định cụ thể: thông qua hợp đồng lao động, người lao động, người sử dụng lao động thống nhất với nhau về thời giờ làm việc của người lao động Quy dinh vé thời giờ làm việc:

Pháp luật Việt Nam quy định thời giờ làm việc bằng việc giới hạn khung tối đa

mà không được phép vượt qua hoặc phải đảm bảo hơn quyền lợi cho người lao động Trên cơ sở đó, pháp luật đưa ra khái niệm về thời giờ làm việc tiêu chuẩn Thời giờ làm việc tiêu chuẩn được quy định trên cơ sở tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc bằng việc quy định số giờ làm việc trong một ngày đêm, một tuân lễ, hoặc số ngày làm việc trong một tháng, một năm Ngày làm việc tiêu chuân chính là việc quy định độ dài thời giờ làm việc của người lao động trong một ngày đêm (24 giờ)

và tuần làm việc tiêu chuẩn là số giờ hoặc ngày làm việc trong một tuần lễ 7 ngày Ngoài ra đối với các đối tượng lao động đặc thù thì thời giờ làm việc được rút ngắn giảm từ I đến 4 giờ làm việc mỗi ngày theo quy định của pháp luật hiện hành Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về thời giờ làm thêm, làm ban đêm và thời giờ làm việc linh hoạt cho người lao động nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tránh sự lạm dụng sức lao động từ phía người sử dụng lao động Đồng thời pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, người lao động và người sử dụng lao động có thê thỏa thuận làm thêm giờ, làm thêm ban đêm, phù hợp với quy định pháp luật

1.3 Ý nghĩa của việc quy định thời giờ làm việc Quyền làm việc là một trong những quyền rất cơ bản của con người, trước hết là người lao động trong quan hệ lao động, phải được pháp luật can thiệp, bảo vệ Hiễn pháp của các nước đều ghi nhận điều này trong đó có Hiến pháp của nước ta Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc năm 1948 cũng nghi nhận quyền đó Pháp luật lao động của các quốc gia cũng quy định về thời giờ làm việc, tạo hành lang pháp lý nham bảo vệ sức khỏe người lao động trong quan hệ lao động đề làm việc được lâu đài, có lợi cho cả hai bên

Việc quy định chế độ về thời giờ làm việc có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thé: Đối với người lao động

Thứ nhất, việc quy định thời gian làm việc tạo điểu kiện cho người lao động thực hiện đây đủ nghĩa vụ lao động trong quan hệ, đồng thời giúp người lao động

bố trí, sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý

Trang 9

Thứ hai, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ lao động của người lao động Trong khoảng thời gian lao động, người lao động phải tuân thủ các nội quy an toàn

đề tự bảo vệ mình

Ở Việt Nam, vẫn đề này luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu, điều

này thê hiện trong Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và Điều 55 Hiến pháp 1992: “Lao

động là quyền và nghĩa vụ của công dân; Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ra ngày cảng nhiều việc làm cho người lao động” Xuất phát từ quyền con người, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, Bộ luật Lao động đã có hắn Chương VII quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Các quy định này đã tạo ra hành lang pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động, có tính đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, vừa không thiệt hại cho sản xuất kinh doanh, vừa không làm giảm sút khả năng lao động, khả năng sáng tạo của người lao động

Đối với người sử dụng lao động Thứ nhất, việc quy định thời giờ làm việc giúp người sử dụng lao động xây dựng

kế hoạch tô chức sản xuất kinh doanh khoa học và hợp lý, sử dụng một cách tiết kiệm các nguôn tài nguyên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện tốt tat cd cdc muc tiêu đã đề ra

Căn cứ vào khối lượng công việc, tổng quỹ thời gian cần thiết hoàn thành và số thời gian làm việc pháp luật quy định với mỗi người lao động mà người sử dụng lao động định mức lao động, xác định được chỉ phí nhân công và bố trí sử đụng lao

động linh hoạt, hợp lý đảm bảo hiệu quả cao nhất

Thứ hai, những quy định về thời giờ làm việc là căn cứ pháp lý cho việc người

sử dụng lao động thực hiện quyên quản lý, điều hành, giám sát lao động, đặc biệt trong xử lý kỷ luật lao động, từ đó tiễn hành trả lương, thưởng khen thưởng và xử phạt người lao động

Đổi với Nhà nước

Quy định pháp luật về thời giờ làm việc thê hiện rõ thái độ của Nhà nước đối với

lực lượng lao động - nguồn tài nguyên quý giá nhất của quốc gia, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình Bằng các quy định về thời giờ làm việc, Nhà nước kiểm tra giám sát quan hệ lao động, tạo cơ

sở pháp lý để giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh giữa các bên tham gia quan hệ lao động liên quan đến thời giờ làm việc

Chế độ thời giờ làm việc còn là một trong những nội dung đề tô chức công đoàn tham gia xây dựng và đâu tranh quyền lợi cho người lao động Vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, người sử dụng lao động rất dễ vi phạm chế độ thời giờ làm việc Chính vì thế, công đoàn với tư cách là tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động sẽ

5

Trang 10

phải căn cứ vào các quy định về thời giờ làm việc để đấu tranh với người sử dụng lao động, đem lại quyên lợi chính đáng cho người lao động

Ngoài ra, cùng với các quy định pháp luật về việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động quy định pháp luật về thời giờ làm việc cũng phản ánh trình

độ phát triển, điều kiện kinh tế của các quốc gia và tính ưu việt của chế độ xã hội

H: Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc ở Việt Nam:

2.1 Thời giờ làm việc bình thường

Thời giờ làm việc bình thường là loại thời giờ làm việc áp dụng cho đại bộ phận những người lao động làm việc trong điều kiện lao động, môi trường lao động binh thường

Theo pháp luật Việt Nam, thời giờ làm việc còn được xác định bao gồm cả những loại thời giờ nghỉ trong giờ làm, nghỉ cần thiết đo nhu cầu sinh lý tự nhiên, ngừng việc không đo lỗi của người lao động, thời giờ học tập huấn luyện an toản,

vệ sinh lao động, hội họp, tập huấn công đoàn (Nghị định số 45/2013/NĐ-

Ở Việt Nam, bằng việc quy định khung tôi đa, thời giờ làm việc của người lao động được xác định “không quá 0S giờ trong một ngày hoặc không quả 48 giờ trong một tuần” (khoản L Điều 105 BLLĐ 2019) Trong trường hợp quy định thời gian làm việc theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong một ngày nhưng không quá 48 giờ trong một tuần Đề đảm bảo hơn nữa quyền nghỉ ngơi của người lao động, Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ Thời giờ làm việc này áp đụng cho các công việc bình thường, không có tính chất nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hay đối tượng lao động đặc biệt nảo

Quy định này là cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, ngăn chặn các hậu quả có thê xảy ra, đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài cho người sử dụng lao động Trên cơ sở quy định này, các bên thỏa thuận thời gian làm việc trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể không được cao hơn mức thời gian quy định Như vậy, càng phù hợp với sự phát triên của nền sản xuất cũng như nhu cầu nghỉ ngơi ngày càng tăng của con người trong đời sống hiện đại

Đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc một số đối tượng lao động có đặc điểm riêng như phụ nữ có thai, lao động chưa thành niên, cao tuổi thì thời giờ làm việc được rút ngắn hơn thời giờ làm việc bình thường mà người lao động vẫn hưởng nguyên lương (Điều 137, Điều 155,

Điều 144, Điều 148 BLLĐ 2019) Sự điều chỉnh pháp luật về thời giờ làm việc của

nhóm đối tượng này phải được cân nhắc trong sự phủ hợp chung về quyền lợi, trách

6

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w