Sau cái chết của Socrates, Plato bắt đầuphổ biến các quan niệm giáo dục thông qua những cuộc đốithoại của nhân vật chính Socrates với những người đương thờivề đạo đức, chính trị để xây d
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC
Tiểu luận Học phần Triết học (ngành KHXH và NV)
CHỦ ĐỀ: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA PLATO Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Thị Hải
Học viên: Vũ Hoàng Anh
Khóa: 32
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số học viên: 832070244
Hà Nội, tháng 11 năm 2022
Trang 2TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA PLATO
Plato (427-347 TCN) là Triết gia Hy Lạp cổ đại, sinh ra tại đảo Egine, gần Athens trong một gia đình dòng dõi quý tộc Ông
là học trò xuất sắc nhất của Socrates – một trong những người sáng lập ra nền Triết học phương Tây Plato là người sáng lập Viện Hàn lâm ở Athens – cơ sở giáo dục được coi là trường đại học đầu tiên của châu Âu, nơi dành cho nghiên cứu, giảng dạy khoa học và triết học Sau cái chết của Socrates, Plato bắt đầu phổ biến các quan niệm giáo dục thông qua những cuộc đối thoại của nhân vật chính Socrates với những người đương thời
về đạo đức, chính trị để xây dựng nhà nước cộng hòa Tuy Plato chưa từng trực tiếp bàn về giáo dục một cách hệ thống, nhưng những tư tưởng về triết học giáo dục của Plato thể hiện rất rõ trong các tác phẩm Cộng hòa, Luật pháp, Phaedo, Meno Trong lịch sử văn minh, Plato không phải người đầu tiên làm nghề giáo hay là người đầu tiên đề ra một lý tưởng và những phương pháp giáo dục, nhưng ông là người đầu tiên có một Triết lý Giáo dục [1] Vậy điều gì bao trùm lên triết lý giáo dục của Plato, mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp giáo dục của Plato là
gì? Bài viết này sẽ phân tích những vấn đề trên, nhằm đóng góp
thêm những bài học để vận dụng xây dựng triết lý giáo dục đương đại cho Việt Nam
1 Giáo dục đức hạnh – điểm khởi đầu và bao trùm lên triết lý giáo dục của Plato
Trang 3Nền tảng của toàn bộ hệ thống triết học Plato là học thuyết ý niệm Trong thế giới ý niệm thì ý niệm Thiện là cao nhất, là ngọn nguồn của chân lý: "Trong thế giới tri thức, Mô thể
cơ bản của Sự Thiện (Cái Thiện - TG) là điều được tri giác sau cùng và khó khăn nhất Một khi nó được tri giác, chúng ta sẽ phải kết luận rằng nó là nguyên nhân của tất cả những gì đúng
và tốt; trong thế giới hữu hình, nó phát sinh ánh sáng và phát sinh ra chủ nhân của ánh sáng, trong khi nó là chúa tể của thế giới khả tri và là nguồn gốc của trí thông minh và chân lý Nếu không có sự hiểu biết về Mô thể này không ai có thể hành động một cách khôn ngoan, dù là trong đời sống cá nhân hay trong các hoạt động cộng đồng" [2]
Có thể hiểu rằng dưới cặp mắt của Plato, đạo đức tính cần đặt nền trên những nguyên lý, trên sự hiểu biết một lý tưởng và những lý do tối thượng của hành động, từ đó mới có được một đức hạnh bền vững và giáo dục đạo đức chắc chắn, hữu hiệu
Cụ thể hơn hiểu biết ở đây là hiểu biết về cái Thiện, về những cứu cánh phải hướng dẫn hành động của con người là hiểu biết cao cả nhất, là cái ngọn của giáo dục tổng quát Hiểu biết về kiến thức đơn thuần sẽ không dẫn tới những hành động một cách trực tiếp và tức thì, nhưng hiểu biết về cái Thiện lại bao trùm lấy con người và đưa tới hành động: “chỉ có Thiện và Ác đối với một chủ thể hành động, muốn và làm mà thôi; sự hiểu biết về Thiện không phải chỉ là hiểu biết về một đối tượng mà còn là sự ý thức về một giá trị” [1]
Trang 4Lý thuyết giáo dục của Plato xuất phát điểm với câu hỏi: có thể nào dạy được Đức hạnh không? Trong quyển Meno, Socrates đã cho rằng Đức hạnh là một khoa học, có thể giảng dạy được và trong môn học này cần có thầy và trò Xuyên suốt triết lý giáo dục của mình, Plato cũng khẳng định giáo dục con người không chỉ là truyền thụ kiến thức về khoa học, mà còn là giáo dục phẩm chất, về những ý niệm và hiểu biết về “cái Thiện tối cao”
Plato coi đức hạnh chính là tri thức và người có đức hạnh phải là người có tri thức, hiểu biết Tuy nhiên khoa học về cái Thiện không thể thực hiện được bằng những cuộc thuyết trình công cộng, cũng không thể diễn tả bằng những công thức truyền đạt được mà “phải được chinh phục nhờ sự suy tư của mỗi người” [1], cần sự tự trị của tinh thần
Trang 52 Về mục đích giáo dục
Bên cạnh đó, Plato cho rằng triết học đạo đức gắn bó mật thiết với triết học chính trị Khi xây dựng nhà nước giả tưởng, Plato đã ví nó như “hình ảnh phóng đại của con người” Do đó mục đích cao nhất trong giáo dục của Plato là đào tạo người cầm quyền trong nhà nước lý tưởng với các phẩm chất cơ bản: Thông thái, can đảm, tiết độ, công bằng
Tư tưởng này của Plato bao trùm trong tác phẩm Cộng hòa: “Muốn có được nhà nước lý tưởng cần giáo dục các công
dân ngay từ khi còn trẻ, giáo dục đóng vai trò quyết định hình thành nhân phẩm công dân tương lai Mọi người được giáo dục theo hướng nào thì sẽ quyết định đời sống tương lai của họ theo hướng đó" [2]
Để nhà nước công bằng được duy trì và ổn định, Plato cho rằng những công dân trong đó người nào làm việc của người ấy, không tranh giành công việc của người khác hoặc làm những công việc không phù hợp với mình Plato đã chia những công dân trong nhà nước thành ba tầng lớp khác nhau, những công dân này được xếp vào tầng lớp nào là phụ thuộc vào bộ phận linh hồn nào trong họ nổi trội hơn cả Tầng lớp đầu tiên là các triết gia – người chăn dắt, còn được gọi là “đẳng cấp vàng”; tầng lớp thứ hai là các chiến binh – người bảo vệ; và cuối cùng
là những nông dân, thợ thủ công, những người lao động chân tay và buôn bán, hay còn gọi là “đẳng cấp đồng, sắt”
Trang 6Theo Plato “Không có hai người nào sinh ra hoàn toàn giống nhau Có những khác biệt bẩm sinh phù hợp với công việc của riêng mỗi cá nhân” [2] Cụ thể, những nhà cai trị có quyền điều hành đất nước là do họ có linh hồn lý trí chiếm ưu thế; những người lính làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước thì được chiếm
ưu thế bởi linh hồn dũng cảm; những người nông dân, thợ thủ công, những người buôn bán thì linh hồn dục vọng nổi trội hơn
cả Sự khác biệt bẩm sinh là do linh hồn nào đó chiếm vị trí chủ đạo trong mỗi con người chi phối Do vậy, để đảm bảo hiệu quả trong công việc thì phải có tính chuyên môn hóa, nghĩa là mỗi người chỉ nên làm một nghề phù hợp với tài năng thiên bẩm của mình, chứ không nên làm nghề mà mình không có tố chất bẩm sinh phù hợp cho công việc đó
Tuy nhiên chỉ dựa vào tài năng thiên bẩm chưa đủ mà phải thông qua giáo dục "Muốn có được nhà nước lý tưởng cần giáo dục các công dân ngay từ khi còn trẻ, giáo dục đóng vai trò quyết định hình thành nhân phẩm công dân tương lai Mọi người được giáo dục theo hướng nào thì sẽ quyết định đời sống tương lai của họ theo hướng đó" [2] Chính vậy, mục đích xuyên suốt của giáo dục là nhằm khơi dậy, phát huy những đức tính bẩm sinh của mỗi người để họ phát triển được những tài năng thiên bẩm và xác định được trách nhiệm, vị trí, vai trò của mình
từ đó họ cống hiến hết mình cho lĩnh vực mà họ đảm nhiệm Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng, tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển, Plato ví nhà nước giống như một cỗ xe, nếu ngay từ đầu nó có sự khởi đầu tốt, thì sẽ giúp cho cỗ máy
Trang 7đó chuyển động ngày càng mạnh, nhà nước cũng vậy, nếu được giáo dục tốt thì nó sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội Giáo dục mà Plato nói đến phải là nền giáo dục công lập "Hãy để người bảo vệ luật pháp, cũng là người bảo vệ giáo dục theo dõi sát sao và chú tâm đặc biệt đến việc rèn luyện con cái chúng ta, dẫn dắt bản tính chúng và luôn luôn hướng chúng đến điều tốt theo pháp luật" [3]
3 Về đối tượng giáo dục
Tư tưởng triết học giáo dục của Plato hướng đến một bộ phận tầng lớp quý tộc trong xã hội chứ không phải cho tất cả mọi người dân, vì ông quan niệm không thể đưa giáo dục vào những linh hồn không thể có nó Trong ba tầng lớp, ông chỉ tập trung giáo dục hai tầng lớp trên – người cai trị và người bảo vệ Tuy nhà cai trị được Plato đánh giá rất cao song theo ông cần tiến hành giáo dục những người lính, sau đó mới tuyển chọn những người xuất sắc nhất trong hàng ngũ những người lính để tiếp tục đào tạo trở thành những nhà cai trị làm nhiệm vụ điều hành đất nước
Những người lính là đối tượng được Plato đề cập giáo dục trước tiên Tầng lớp này có nhiệm vụ bảo vệ đất nước, đảm nhiệm công việc giao chiến chống lại quân xâm lược, bảo vệ tài sản và công dân của nhà nước Tuy nhiên, không phải bất kỳ người nào cũng được xếp vào hàng ngũ những người lính, mà họ phải có đức tính bẩm sinh sẵn có phù hợp với tính chất nghề nghiệp của mình Plato khẳng định những người lính phải là
Trang 8người có “những đức tính thích hợp để làm những người lính bảo
vệ đất nước và rồi tuyển mộ họ theo các đức tính ấy” [2] Những đức tính Plato yêu cầu ở một người lính là “phải nhạy bén phát hiện kẻ địch nhanh nhạy truy bắt địch và có sức mạnh để chiến đấu khi bắt kịp kẻ địch” [2] Plato cho rằng công việc của người lính là công việc mang tính đặc thù, cần phải xử trí mau lẹ các tình huống trong chiến đấu Đó là công việc hết sức khó khăn, gian khổ, phức tạp và đầy nguy hiểm, nó không chỉ liên quan đến tính mạng của bản thân người lính, mà nó còn ảnh hưởng đến việc bảo vệ và duy trì luật pháp của nhà nước
đó Không chỉ vậy, người lính phải có lòng dũng cảm để vượt qua mọi khó khăn thử thách, như các cuộc hành quân xa, đói rét, trong điều kiện thiếu thốn Do đó, bản thân những người lính phải có sức khỏe tốt, không được hèn nhát, lười biếng và đặc biệt là phải là những người gan dạ, dũng cảm
Thêm vào đó, Plato cũng cho rằng những người lính cũng cần phải có bản chất triết học, đó là “lòng yêu mến sự khôn ngoan” [2] Với đức tính này người lính mới thực sự là người nhanh nhạy, hoạt bát và thông minh Đặc biệt, một người có bản chất triết học sẽ luôn tự giáo dục để hoàn thiện mình, để trở thành người lính thực thụ chứ không hoàn toàn lệ thuộc chương trình giáo dục
Đối với người cai trị, đây là đối tượng Plato đặc biệt quan tâm giáo dục Plato chủ trương, những người cầm quyền phải là những người ưu tú nhất và phải được huấn luyện chu đáo nhất, chỉ những người được hoàn thiện nhờ thời gian và giáo dục mới
Trang 9được giao trọng trách của nhà nước "Những nhà cai trị mới là những người giàu có, không phải về vàng bạc, nhưng giàu có về nhân đức và khôn ngoan, là hạnh phúc đích thực của đời sống" [2] Những nhà cai trị tuy chiếm số lượng ít nhất trong xã hội, song lại đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nhà nước Đồng thời, đây chính là những người quyết định đức tính khôn ngoan của nhà nước giả tưởng mà ông dày công xây dựng
Những người lính trải qua một quá trình giáo dục họ sẽ trải qua những kỳ thi sát hạnh rất nghiêm túc, nếu vượt qua được
họ sẽ được tiếp tục giáo dục để trở thành nhà cai trị Plato đã gắn vấn đề nhà nước với những người cai trị, nhà cai trị không chỉ có bản tính tự nhiên thích hợp mà còn phải luôn quan tâm tới nhà nước coi đó như là số phận của mình Đến mức khi nhìn vào đời sống của họ, chúng ta sẽ thấy được lòng nhiệt thành của họ, để khi làm bất cứ điều gì họ nghĩ là có lợi cho nhà nước
và không bao giờ làm điều ngược lại, làm ảnh hưởng tới lợi ích của nhà nước đó
4 Nội dung và phương pháp giáo dục
Từ việc xác định đối tượng và nội dung giáo dục cho những người lính và đặc biệt là những người cai trị, Platôn còn bàn đến phương pháp giáo dục từng đối tượng, nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong quá trình giáo dục cho các công dân trong nhà nước giả tưởng của mình
Trang 10Đối tượng được tuyển chọn vào hệ thống giáo dục phải là những người lành mạnh cả về thể chất và tinh thần Chính vì vậy, theo Plato giai đoạn đầu tiên của giáo dục là sự đào luyện tính cách nhờ đó học sinh biết tự chủ về tâm hồn và thể xác để trang bị cho họ chống lại những cám dỗ của giác quan và sự a dua theo các ý kiến thời thượng Để thực hiện điều đó hai môn học đầu tiên phải dạy cho trẻ là môn âm nhạc và thể dục "Nền giáo dục có hai phần, thể dục cho thân thể và âm nhạc cho tâm hồn" [2]
Âm nhạc là môn học được đưa vào giảng dạy đầu tiên khi trẻ chưa tới tuổi học thể dục Khi còn nhỏ, người ta sẽ kể cho trẻ nghe các câu chuyện thần thoại nào nói về lòng dũng cảm, về điều thiện, điều tốt của các vị thần Sau đó mới dạy các loại hình âm nhạc khác Âm nhạc có vai trò quan trọng cho hình thành phẩm hạnh của con người "Huấn luyện âm nhạc là một dụng cụ mạnh hơn mọi thứ khác, bởi vì tiết tấu và âm điệu tìm được lối đi vào nơi sâu thẳm của tâm hồn, chúng gắn chặt vào tâm hồn với đầy sức mạnh, tạo sự diễm lệ cho tâm hồn và làm cho tâm hồn của người được giáo dục đúng trở thành diễm lệ, hay làm cho người không được giáo dục đúng trở thành xấu xa" [2]
Mục đích của âm nhạc là yêu cái đẹp, giúp tâm hồn con người hài hòa cân đối Trong tác phẩm Luật pháp, Plato đề cập đến phương pháp giáo dục trẻ trong những năm đầu đời thông qua nhận thức về thú vui và hình phạt, vui thú chủ yếu là nhờ múa hát Trong ba năm đầu tiên trẻ em chỉ cần được quan tâm
Trang 11về sự phát triển thể xác Từ ba đến sáu tuổi chúng có thể chơi thể thao và các trò chơi Khi lên sáu tuổi, nếu muốn, trẻ có thể luyện võ công Giáo dục dành cho tất cả mọi người Thể dục và
âm nhạc phải được dạy như nhau cho cả trẻ nam cũng như nữ Mặc dù cho rằng cả trẻ nam và nữ đều được giáo dục như nhau, nhưng trong một số đoạn miêu tả quá trình học tập của trẻ ở tác phẩm Luật pháp, Plato chỉ nói tới trẻ nam Nếu vậy, phụ nữ sẽ không thể đảm nhiệm chức vụ cao trong nhà nước, khác với điều mà ông đề cập đến trong tác phẩm Cộng hòa Đây cũng là mâu thuẫn trong quan niệm của ông
Cùng với âm nhạc, trẻ cần được tập luyện thể lực qua môn thể dục "Chế độ thể dục hoàn hảo là chị em song sinh với âm nhạc đơn sơ" [2] Môn thể dục mà Plato đặc biệt nói đến là thể dục quân sự, để rèn luyện các chiến binh cho nhà nước lý tưởng sau này Âm nhạc cùng với thể dục đơn sơ sẽ tạo nên sự điều độ trong tâm hồn và một thể chất khỏe mạnh Hai môn học này được dạy từ khi trẻ còn nhỏ và phải được duy trì tiếp tục suốt đời
Mục đích của việc học hai môn âm nhạc và thể dục đều hướng đến sự phát triển tâm hồn "Điều tôi tin tưởng là, không phải một thân thể khỏe mạnh tốt đẹp làm cho tâm hồn tốt đẹp, nhưng ngược lại, một tâm hồn đẹp, nhờ sự tuyệt hảo của nó, làm cho thân thể tốt đẹp" [2] Một tâm hồn hài hòa thì vừa tiết
độ, lại vừa can đảm Ở đây Plato nhấn mạnh đến một nền giáo dục đức hạnh "nó làm cho con người háo hức theo đuổi lý tưởng tuyệt hảo của người công dân, dạy bảo họ cai trị sao cho phải lẽ
Trang 12và đồng thời cũng biết vâng phục" [3] Như vậy, giai đoạn đầu tiên của giáo dục là nhằm rèn luyện tính cách cho con người, sao cho họ trở thành những con người cân đối, hài hòa, không bị
lệ thuộc vào các đam mê thể xác
Giai đoạn thứ hai của giáo dục là đưa vào các môn học tri thức trừu tượng như: Thiên văn học, số học, hình học Trong số các môn khoa học và nghệ thuật thì toán học được coi là đứng đầu, đồng thời là một dạng lý tưởng mà các môn nghệ thuật và khoa học hướng đến Môn Thiên văn học được hiểu là khoa học
về chuyển động học một cách thuần túy và nó có ý nghĩa ứng dụng nhiều hơn lý thuyết Để công việc giáo dục đạt mục tiêu mỗi người được đào tạo phù hợp với năng lực sau này đảm nhận công việc phù hợp, cần trải qua các kỳ thi khác nhau Sau mỗi
kỳ thi sẽ tìm ra những người phù hợp với các công việc khác nhau trong nhà nước lý tưởng Những người còn lại cuối cùng sau mỗi kỳ thi sẽ tiếp tục học môn triết học và trải qua thực tiễn
để trở thành người đứng đầu trong nhà nước lý tưởng
Môn biện chứng pháp - triết học là khoa học duy nhất không dựa vào các giả thuyết để làm vững nền tảng của mình
"Biện chứng pháp là mấu chốt của mọi khoa học và được đặt cao hơn mọi khoa học; không một khoa học nào được đặt cao hơn nó" [2] Chính vì vậy, những người được chọn học môn học này phải là người chắc chắn nhất, dũng cảm nhất và phải có các thiên khiếu tự nhiên giúp họ tiếp thu nền giáo dục một cách dễ dàng Khi phê phán thực trạng xã hội Hy Lạp lúc đó để triết học trong tay những người không có năng khiếu khiến cho triết học