1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn luật dân sự phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự cho ví dụ

13 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự, cho ví dụ. Chỉ ra sự khác biệt về năng lực hành vi dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự
Tác giả Phạm Đức Trung
Người hướng dẫn Đào Ngọc
Trường học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Chỉ ra sự khác biệt về năng lực hành vi dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luậtdân sự...21.1 Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự, cho ví dụ...21.2 Những điểm khác biệt

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM ĐỨC TRUNG

BÀI TẬP LỚN

CHUYÊN NGÀNH LUẬT

MÔN: LUẬT DÂN SỰ 1

Người hướng dẫn: Đào Ngọc

Hà Nội, tháng 11/2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI TẬP LỚN CHUYÊN NGÀNH LUẬT

Đề tài: đề số 3

Người hướng dẫn: Đào Ngọc

Họ và tên sinh viên: Phạm Đức Trung

Mã sinh viên: 220001132 Lớp: Luật D2020A

Trang 3

MỤC LỤC

1 Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự, cho ví dụ Chỉ ra

sự khác biệt về năng lực hành vi dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật

dân sự 2

1.1 Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự, cho ví dụ 2

1.2 Những điểm khác biệt về năng lực hành vi dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự 5

2 Khẳng định đúng hay sai, giải thích lý do 6

3 Bài tập thừa kế 7

4 Bài tập thừa kế 8

Danh mục tài liệu tham khảo 11

1

Trang 4

1 Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự, cho ví dụ Chỉ

ra sự khác biệt về năng lực hành vi dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng Nó là công

cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới Và luật dân sự cũng không ngoại lệ, nó mang vai trò quan trọng đối với đời sống cá nhân, cá thể trong xã hội; thúc đẩy doanh nghiệp, công ty để góp phần phát triển kinh tế trong nước và đối với sự phát triển kinh tế với nước ngoài;…

1.1 Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự, cho ví dụ

Trước hết, quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh Trong hệ thống pháp luật, mỗi ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội khác nhau Quan hệ pháp luật dân sự là một dạng quan hệ pháp luật, vì vậy, nó mang đầy đủ đặc tính của quan hệ pháp luật về bản chất xã hội, bản chất pháp lí, tính cưỡng chế nhà nước…

Quan hệ pháp luật dân sự gồm có những đặc điểm sau:

 Chủ thể

Chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự đa dạng bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác Tuy nhiên khi tham gia vào quan hệ dân sự, các chủ thể độc lập với nhau về tổ chức và tài sản Xuất phát từ các quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh là những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân – những quan

hệ phát sinh trong đời sống thường nhật của các cá nhân cũng như trong các tập

Trang 5

thể, trong tiêu dùng cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh Cho nên, cá nhân

và tổ chức đều là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

Trong giao lưu dân sự, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước với tư cách là chủ thể đặc biệt tham gia vào các quan hệ dân sự, các chủ thể này độc lập với nhau về tổ chức và tài sản, được quyền tự định đoạt khi tham gia vào các quan hệ nhưng buộc phải thực hiện các nghĩa vụ khi đã tham gia vào các quan hệ đó

 Địa vị pháp lý

Địa vị pháp lí của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng, không bị phụ thuộc vào các yếu tố xã hội khác Mặc dù trong quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các bên tham gia là các chủ thể đối lập nhau trong việc phân định quyền và nghĩa vụ: Một bên mang quyền, một bên gánh chịu nghĩa vụ và thông thường, trong quan

hệ dân sự, các bên đều có quyền và nghĩa vụ đối nhau

Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi sự bình đẳng mà nó chỉ hạn chế sự bình đẳng so với trước khi tham gia vào quan hệ dân sự Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, các bên không được áp đặt ý chí của mình để buộc bên kia thực hiện nghĩa vụ mà tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ sao cho có lợi nhất cho các bên

 Lợi ích

Lợi ích (trước tiên là lợi ích kinh tế) là tiền đề trong phần lớn các quan hệ dân

sự Quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật đã tạo điều kiện cho các chủ thể thông qua các biện pháp pháp lí để thoả mãn các nhu cầu vật chất cũng như tinh thần

Sự đền bù tương đương là đặc trưng của quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ do luật dân sự điều chỉnh Bởi vậy, bồi thường toàn bộ thiệt hại là đặc trưng của trách nhiệm dân sự Quan hệ dân sự chủ yếu là quan hệ tài sản, do vậy, yếu tố tài sản là cơ sở, là tiền đề phát sinh quan hệ dân sự, cho nên bảo đảm

3

Trang 6

bằng tài sản là đặc trưng để buộc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của họ và bên có quyền có thể thông qua các biện pháp bảo đảm này để thoả mãn các quyền tài sản của mình

 Các biện pháp cưỡng chế

Các biện pháp cưỡng chế đa dạng không chỉ do pháp luật quy định mà có thể

tự các bên quy định về các biện pháp cưỡng chế cụ thể về hình thức áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó Nhưng đặc tính tài sản là đặc trưng cho các biện pháp cưỡng chế trong luật dân sự

 Ví dụ: A ký hợp đồng với B, nội dung hợp đồng là A sẽ cho B thuê nhà với giá 10.000.000 đồng/tháng Mỗi tháng đến ngày 5 A sẽ đến và thu tiền nhà

từ B Thời hạn hợp đồng thuê nhà là 3 năm tính từ ngày 1/5/2021

 Về mặt chủ thể (ở đây là A và B) đã cho thấy sự đa dạng tuy nhiên khi tham gia vào mối quan hệ dân sự (ở đây là cho thuê nhà) các chủ thể này độc lập với nhau về mặt tài sản

 Về mặt địa vị pháp lý, các chủ thể (A và B) có địa vị pháp lý bình đẳng, không bị phụ thuộc vào các yếu tố xã hội khác mặc dù trong quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các bên tham gia là các chủ thể đối lập nhau trong việc phân định quyền (cụ thể ở đây bên A có quyền yêu cầu B trả tiền thuê nhà; A có quyền yêu cầu B trả lại nhà đã thuê (khi hết hạn hợp đồng); bên B có quyền cho thuê lại nhà nếu được bên cho thuê đồng ý)

và nghĩa vụ (cụ thể ở đây bên A có nghĩa vụ phải giao nhà; A phải bảo đảm giá trị sử dụng của ngôi nhà cho thuê; và A phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê là B; bên B có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà; phải bảo quản tài sản cho thuê là ngôi nhà; sử dụng tài sản thuê đúng với mục đích, công dụng; trả lại ngôi nhà khi hết hạn hợp đồng)

Trang 7

 Về mặt lợi ích, bên A có lợi ích về mặt kinh tế khi nhận tiền thuê nhà tương xứng với chất lượng ngôi nhà đem lại hàng tháng, bên B có lợi ích về mặt tài sản khi có thể sử dụng ngôi nhà tương ứng với số tiền đã

bỏ ra để thuê

 Về mặt các biện pháp cưỡng chế, ở đây A và B đã có những thỏa thuận riêng trong mối quan hệ này (đóng tiền nhà đúng hạn, không làm đồ vật trong nhà bị hỏng hóc, nếu làm hỏng phải đền bù,…)

1.2 Những điểm khác biệt về năng lực hành vi dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự

 Về cơ sở pháp lý: nằm tại điều 19 BLDS 2015

 Về thời điểm phát sinh: không hiển nhiên có từ khi cá nhân được sinh ra

Cụ thể:

 Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người hạn chế năng lực hành vi dân sự

 Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi

 Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý

 Về thời điểm biến mất: khi có quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án

 Về tính bình đẳng: năng lực hành vi dân sự là khả năng mà cá nhân có thể thực hiện, xác lập các quyền nghĩa vụ dân sự mà Nhà nước đã trao và

5

Trang 8

công nhận Không phải cá nhân nào cũng có khả năng thực hiện, xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự giống nhau (ví dụ: khả năng thực hiện các quyền

và nghĩa vụ dân sự của người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là không giống nhau)

 Không có tính bình đẳng

 Về tính liên tục: có thể gián đoạn hoặc bị mất đi Điều đó tùy thuộc vào tình trạng và khả năng từng người, trong từng thời kì nhất định

Như vậy, có thể thấy:

 Xuất phát từ đối tượng điều chỉnh và đặc điểm phương pháp điều chỉnh của luật dân sự mà quan hệ pháp luật dân sự có những đặc điểm riêng biệt

để phân biệt với những loại quan hệ pháp luật khác

 Năng lực hành vi dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự khác biệt so với năng lực pháp luật dân sự về cơ sở pháp lý, thời điểm phát sinh, thời điểm biến mất, tính bình đẳng, tính liên tục

2 Khẳng định đúng hay sai, giải thích lý do

a) Sai Vì dựa theo điều 613 và điều 615/BLDS 2015, thì người thừa kế theo pháp luật chỉ có cá nhân, không có tổ chức Do đó, nhận định “người được thừa kế là mọi cá nhân, tổ chức” là sai

b) Đúng Vì dựa theo điều 194/ BLDS 2015 thì chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật

c) Đúng Vì dựa theo điều 74/BLDS 2015 thì pháp nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình

d) Đúng Vì dựa theo điều 16/BLDS 2015 thì mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau và có từ khi người đó sinh ra và chỉ chấm dứt khi người đó chết

Trang 9

e) Đúng Vì dựa theo điều 37/BLDS 2015 thì việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về

hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan

f) Sai Vì dựa theo khoản 1 điều 47/BLDS 2015 thì người được giám hộ bao gồm: người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; người mất năng lực hành vi dân sự; Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Do đó, nhận định “tất cả cá nhân chưa thành niên đều phải có người giám hộ” là sai

3 Bài tập thừa kế

a) Thứ nhất, theo như tình huống trên, ông Sơn đã lập di chúc để lại trước khi chết, vì vậy xét chiếu theo điều 624/BLDS 2015 thì việc để lại di chúc của ông Sơn là hoàn toàn hợp pháp

Thứ hai, căn cứ Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thừa

kế thế vị như sau:“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

7

Trang 10

Theo quy định nêu trên nếu ông bà nội còn sống nhưng bố của cháu bé

đã mất trước ông bà, nay ông bà mất thì cháu được hưởng phần di sản mà

bố cháu được hưởng nếu còn sống Vì vậy, Dũng và Đào có được hưởng tài sản khi ông Sơn mất

b) Theo những dữ kiện có như trên thì ông Sơn mất để lại di chúc là sổ tiết kiệm 60 triệu đồng cho Dũng, số tiền này nằm trong tổng tài sản của ông Sơn và bà Hải trị giá 900 triệu đồng, anh Thắng mất trước khi ông Sơn mất, tài sản chung của anh và vợ là 800 triệu đồng Vì vậy, số tiền thừa kế

mà mọi người nhận được sẽ được chia như sau:

 Bà Hải : 80 triệu ( từ tài sản chung của vợ chồng Thắng ) + 166,7 triệu ( từ tài sản của ông Sơn ) = 246,7 triệu đồng

 Thảo : 166,7 triệu đồng (từ tài sản của ông Sơn)

 Vợ Thắng : 80 triệu đồng (từ tài sản chung của anh Thắng và chị)

 Dũng : 80 triệu ( từ tài sản của anh Thắng ) + 30 triệu ( sổ tiết kiệm của ông Sơn ) + 83,3 triệu (do anh Thắng đã mất trước ông Sơn nên được thừa hưởng kế vị theo điều 652/BLDS2015) = 193,3 triệu đồng

 Đào : 80 triệu ( từ tài sản của anh Thắng ) + 83,3 triệu (do anh Thắng đã mất trước ông Sơn nên được thừa hưởng kế vị theo điều 652/BLDS2015) = 163,3 triệu đồng

Tổng kết lại, ta có như sau:

 Bà Hải: 246,7 triệu đồng

 Thảo: 166.7 triệu đồng

 Dũng: 193,3 triệu đồng

 Đào: 163,3 triệu đồng

 Vợ anh Thắng: 80 triệu đồng

Trang 11

4 Bài tập thừa kế

a) Thứ nhất, theo như tình huống trên, ông Quang đã lập di chúc để lại trước khi chết, vì vậy xét chiếu theo điều 624/BLDS 2015 thì việc để lại di chúc của ông Quang là hoàn toàn hợp pháp

Thứ hai, căn cứ Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thừa

kế thế vị như sau:“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Theo quy định nêu trên nếu ông bà nội còn sống nhưng bố của cháu bé

đã mất trước ông bà, nay ông bà mất thì cháu được hưởng phần di sản mà

bố cháu được hưởng nếu còn sống Vì vậy, Danh và Dự có được hưởng tài sản khi ông Quang mất

b) Theo những dữ kiện có như trên thì ông Quang mất để lại di chúc là sổ tiết kiệm 300 triệu đồng cho Dự, số tiền này nằm trong tổng tài sản của ông Quang và bà Thủy trị giá 1,8 tỉ đồng, anh Bình mất trước khi ông Quang mất, tài sản chung của anh và vợ là 1,6 tỉ đồng Vì vậy, số tiền thừa kế mà mọi người nhận được sẽ được chia như sau:

Tổng kết lại ta có như sau:

 Bà Thủy: 160 triệu ( từ tài sản chung của vợ chồng Bình) + 303,3 triệu ( từ tài sản của ông Quang) = 463,3 triệu đồng

 Thảo : 303,3 triệu đồng (từ tài sản của ông Quang)

 Vợ anh Bình: 160 triệu đồng (từ tài sản chung của anh Bình và chị)

 Dự: 160 triệu ( từ tài sản của anh Bình) + 150 triệu ( sổ tiết kiệm của ông Quang) + 151,7 triệu (do anh Bình đã mất trước ông Quang

9

Trang 12

nên được thừa hưởng kế vị theo điều 652/BLDS2015) = 461,7 triệu đồng

 Danh: 160 triệu ( từ tài sản của anh Bình) + 151,7 triệu (do anh Bình đã mất trước ông Quang nên được thừa hưởng kế vị theo điều 652/BLDS2015) = 311,7 triệu đồng

Tổng kết lại ta có như sau:

 Bà Thủy: 463,3 triệu đồng

 Thảo: 303,3 triệu đồng

 Danh: 311,7 triệu đồng

 Dự: 461,7 triệu đồng

 Vợ anh Bình: 160 triệu đồng

Trang 13

Danh mục tài liệu tham khảo

 Văn bản quy phạm pháp luật:

1 Bộ luật dân sự 2015

 Sách, báo, tạp chí:

1 Trường Đại Học Luật Hà Nội, (), Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1,

NXB Công An Nhân Dân

 Trang thông tin điện tử:

1. Nguyễn Văn Dương, 11/01/2021, Quan hệ pháp luật dân sự là gì? Đặc

điểm, thành phần quan hệ pháp luật dân sự, https://luatduonggia.vn/khai-niem-dac-diem-quan-he-phap-luat-dan-su/

2. Nguyễn Bích Phượng, 26/08/2021, Năng lực pháp luật dân sự của cá

nhân, hiểu thế nào cho đúng, https://phaptri.vn/nang-luc-phap-luat-dan-su-cua-ca-nhan-hieu-the-nao-cho-dung/

3 Công ty Luật TNHH Lawkey, (không có thời gian sửa lần cuối), https://lawkey.vn/khai-niem-va-dac-diem-cua-quan-he-phap-luat-dan-su/

11

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w