ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬTBÁO CÁO MÔNTHỐNG KÊ TRONG KINH DOANHTên đề tài: KHẢO SÁT VỀ THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ NHU CẦU GIẢI TRÍ CỦA SINH VIÊN UELNhóm sinh viên thực
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
BÁO CÁO MÔN THỐNG KÊ TRONG KINH DOANH
Tên đề tài:
KHẢO SÁT VỀ THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ
NHU CẦU GIẢI TRÍ CỦA SINH VIÊN UEL
Nhóm sinh viên thực hiện:
Giảng viên hướng dẫn: Cô Huỳnh Tố Uyên
TP.HCM, Tháng 6 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
1 Mô tả dữ liệu ……….…1
2 Phân loại……….…… 2
3 Bảng tổng kết……….… 2
4 Bảng chi tiết từng đối tượng……….… 3
5 Thống kê toàn bộ biến trong mô hình……… 8
6 Vẽ biểu đồ……….9
7 Kiểm định………13
Trang 41 Mô tả bộ dữ liệu:
- Tên đề tài: Khảo sát thông tin cá nhân và nhu cầu giải trí của sinh viên trường Đại học Kinh tế- Luật
- Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
-Bộ dữ liệu khảo sát thông tin cá nhân và nhu cầu giải trí của 20 sinh viên trường UEL
được khảo sát bằng mẫu khảo sát, phỏng vấn trực tiếp.
2 Phân loại:
Giớitính Giới tính của đối tượng
1- Nam 2- Nữ
Định tính Thang đo định danh
Năm Năm học của đối tượng Định tính Thang đo định danh Khoa Khoa đối tượng theo học:
1- Kinh tế
2- Kinh tế đối ngoại
3- Tài chính - Ngân hàng
4- Kế toán - Kiểm toán
5- Quản trị kinh doanh
6- Hệ thống thông tin
Định tính Thang đo định danh
Trang 57- Toán kinh tế
8- Luật
Thờigian Thời gian mỗi ngày đối
tượng dành cho hoạt động
giải trí
Định lượng Thang đo tỉ lệ Phút
Thunhập Thu nhập của đối tượng Định lượng Thang đo tỉ lệ VND Phầntrăm Tỷ lệ phần trăm thu nhập
đối tượng dành cho việc
giải trí
Định lượng Thang đo tỉ lệ %
Tìnhtrạng Tình trạng thỏa mãn
nhu cầu giải trí của đối
tượng.
(Mức 1 đại diện cho mức
độ ''Rất không đồng ý''
cho đến mức 5 đại diện
cho mức độ "Rất đồng ý'')
Định tính Thang đo khoảng
3 Bảng tổng kết:
* Giải thích: Gồm các biến (Variable): Giớitính, Năm, Khoa, Thờigian,
Thunhập, Phầntrăm, Tìnhtrạng
- Mẫu quan sát: 20
Trang 6- Gọi X1 là Thời gian → X1 (60 ~ 80); Thời gian ít nhất là 60 phút, nhiều nhất là
180 phút
- Gọi X2 là Thu nhập → X2 (1.000.000 ~ 7.500.000); thu nhập nhỏ nhất là 1.000.000 đồng, thu nhập cao nhất là 7.500.000 đồng
- Gọi X3 là Phần trăm → X3 (10 ~ 60); phần trăm thấp nhất là 10%, cao nhất là 185cm.
4 Bảng chi tiết từng đối tượng:
* Phân tích:
- Bảng số liệu cung cấp thông tin về giới tính của 20 bạn học sinh
- Bảng số liệu này cho thấy đa số người trong nhóm là nữ
- Trong đó, giá trị 2 đại diện giới tính nữ có tần số lặp lại là 14, tức là có 14 người (Chiếm 70%)
- Giá trị 1 đại diện cho giới tính nam có tần số là 6, tức là có 6 người (Chiếm 30%)
* Phân tích:
3
Trang 7- Bảng số liệu cung cấp thông tin cho biết nhóm 20 bạn sinh viên đang học năm mấy tại trường đại học, có thể thấy trong đó chỉ có học sinh năm nhất và năm hai
- Giá trị 1 đại diện cho sinh viên năm nhất có tần số là 16, tức là có 16 người là sinh viên năm nhất (Chiếm 80%)
- Giá trị 2 đại diện cho sinh viên năm hai có tần số là 6, tức là có 6 người là sinh viên năm hai (Chiếm 20%)
* Phân tích:
- Bảng số liệu cung cấp thông tin cho biết nhóm 20 bạn sinh viên đang học năm mấy tại trường đại học, có thể thấy trong đó chỉ có học sinh năm nhất và năm hai
- Giá trị 1 đại diện cho sinh viên năm nhất có tần số là 16, tức là có 16 người là sinh viên năm nhất (Chiếm 80%)
Trang 8- Giá trị 2 đại diện cho sinh viên năm hai có tần số là 6, tức là có 6 người là sinh viên năm hai (Chiếm 20%)
* Phân tích:
- Bảng số liệu cung cấp thông tin về thời gian mà nhóm 20 bạn sinh viên đã sử dụng cho việc giải trí mỗi ngày
- Thời gian giải trí dao động từ 60-180 phút, giá trị 120 phút có tần số cao nhất (7 người), nghĩa là có 7 sinh viên đã dành 120 phút mỗi ngày cho việc giải trí
- Bảng số liệu cho thấy đa số sinh viên trong nhóm dành từ 120-180 phút mỗi ngày dành cho việc giải trí (Với tần số là 11 bạn)
- Còn lại số ít lần lượt là dành 60 phút (Tần số là 3, tức có 3 bạn), 90 phút (Tần số
là 2, tức có 2 bạn), 100 phút (Tần số là 3, tức có 3 bạn) cho việc giải trí mỗi ngày
5
Trang 9* Phân tích:
- Bảng số liệu cung cấp thông tin về thu nhập hàng tháng của nhóm 20 bạn sinh viên
- Thu nhập hàng tháng dao động từ 1.000.000 đồng đến 7.500.000 đồng, với giá trị trung bình (Mean) là 3.800.000 đồng
- Giá trị độ lệch chuẩn (Std dev) là 1.600.000 đồng
- Nhóm sinh viên có thu nhập 2 triệu đồng chiếm tỉ lệ ít nhất với 10%
- Nhóm sinh viên có thu nhập từ 5 triệu đến 6 triệu là phổ biến nhất với tỉ lệ lần lượt
là 75% và 90%
* Phân tích:
- Bảng số liệu cung cấp thông tin về phần trăm lượng thu nhập hàng tháng mà sinh viên dành ra cho việc giải trí
- Phần trăm lượng thu nhập hàng tháng mà sinh viên dành ra cho việc giải trí dao động từ 10% đến 60%, với các giá trị phổ biến nhất là 10% (5 sinh viên) và 20% (5 sinh viên)
Trang 10- Nhìn chung, sinh viên dành ra một phần nhỏ thu nhập hàng tháng cho việc giải trí Phần lớn sinh viên trong nhóm (Với tần số tổng là 15, tức có 15 bạn) dành ra dưới 30% thu nhập cho việc giải trí
* Phân tích:
- Bảng số liệu cung cấp thông tin về mức độ đồng ý của 20 bạn sinh viên cho các đánh giá về tình trạng sức khỏe tinh thần của bản thân trong 2 tuần qua
- Trong đó, các sinh viên chọn giá trị 2 - mức độ Không đồng ý là nhiều nhất, với tần số 11 tức là 11 bạn sinh viên
- Còn lại các mức độ Rất không đồng ý, Bình thường, Đồng ý có tần số bằng nhau, với mỗi mức độ là 3 bạn sinh viên
7
Trang 115 Thống kê toàn bộ biến trong mô hình
Trang 12* Phân tích:
- Tổng số quan sát (Obs) của tất cả các biến là 20
- Kết quả trả về từng biến với các giá trị phân vị từ 1% đến 99% trong đó có giá trị trung vị (median) là 50%
- Giá trị trung bình (Mean) của biến Thunhập là 3.825.000 đồng, của biến Thờigian
là 118.5 phút, của biến Phầntrăm là 21,75%
- Giá trị độ lệch chuẩn của biến Thunhập là 1.648.564 đồng, của biến Thờigian là 39.10512 phút, của biến Phầntrăm là 12.27696%
- Kết quả phương sai (Variance) của biến Thunhập là 2.72e+12, của biến Thờigian
là 1529.211, của biến Phầntrăm là 150.7237
- Độ lệch dữ liệu (Skewness) của biến Thunhập là 0.4259482, của biến Thờigian là 0.2671184, của biến Phầntrăm là 1.597212
- Độ nhọn dữ liệu (Kurtosis) của biến Thunhập là 2.518682, của biến Thờigian là 2.250967, của biến Phầntrăm là 5.772871
6 Vẽ biểu đồ:
a) Biểu đồ cột:
● Yêu cầu: Vẽ biểu đồ của biến Tìnhtrạng:
9
Trang 13* Nhận xét:
- Số sinh viên thuộc nhóm Rất không đồng ý, Rất đồng ý và Bình thường có số lượng
ít nhất và bằng nhau với tần số là 3 (Tức có 3 bạn sinh viên), lần lượt chiếm 15%
- Số sinh viên thuộc nhóm Không đồng ý có số lượng nhiều nhất với số lượng 11 sinh viên (Chiếm 55%)
- Còn lại ta thấy không có sinh viên nào thuộc nhóm Rất đồng ý
● Yêu cầu: Vẽ biểu đồ của biến Phầntrăm
Trang 14* Nhật xét:
- Số sinh viên dành từ 0-20% lượng thu nhập hàng tháng cho việc giải trí có tần số cao nhất với 13 bạn sinh viên
- Số sinh viên dành từ 21-40% lượng thu nhập hàng tháng cho việc giải trí có tần số
là 6, tức có 6 bạn
- Số sinh viên dành từ 41-60% lượng thu nhập hàng tháng cho việc giải trí có tần số thấp nhất với 1 bạn sinh viên
b) Biểu đồ tròn
● Yêu cầu: Vẽ biểu đồ của biến Thunhập
11
Trang 15* Nhận xét: - Số sinh viên có thu nhập từ 0-2 triệu mỗi tháng chiếm tỉ lệ chiếm 15%,
- Số sinh viên có thu nhập từ 2-4 triệu mỗi tháng chiếm tỉ lệ cao nhất với 45%
- Số sinh viên có thu nhập từ 4-6 triệu mỗi tháng chiếm 35%,
- Số sinh viên có thu nhập từ 6-8 triệu mỗi tháng chiếm tỉ lệ ít nhất với 5%
● Yêu cầu: Vẽ biểu đồ của biến Thời gian
Trang 16* Nhận xét:
- Số sinh viên dành từ 0-1 giờ mỗi ngày dành cho hoạt động giải trí chiếm
tỷ lệ thấp nhất 15%
- Số sinh viên dành từ 1-2 giờ mỗi ngày dành cho hoạt động giải trí chiếm
tỉ lệ cao nhất với 60%
- Số sinh viên dành từ 2-3 giờ mỗi ngày dành cho hoạt động giải trí chiếm
tỉ lệ 25%
7 Kiểm định
Ví dụ 1: Ước lượng thu nhập trung bình tổng thể với độ tin cậy 95%
a) Giải bằng Stata:
→ Giải thích: Với độ tin cậy 95% thì thu nhập trung bình tổng thể nằm trong khoảng
từ 3.053.448 đến 4.596.552
b) Giải bằng công thức:
Ta có bảng tần số như sau:
13
Trang 176000000 2
Từ mẫu khảo sát ta tính được : =3825000, s=1648564, n=20X
Gọi u là mức thu nhập trung bình của đối tượng:
Ta có : 1-α=095 => 2,093
Sai số ước lượng : ε =771542
Khoảng tin cậy cho mức thu nhập trung bình là
X- ε < u < X+ ε
<=> 3053457 < u < 4596542
Vậy mức thu nhập trung bình của đối tượng nằm trong khoảng ( 3053457; 4596542)
Ví dụ 2: Kiểm định thời gian giải trí trung bình của đối tượng là 142 đúng hay sai
a) Giải bằng Stata:
* Nhận xét:
- Với cặp Ho: μ=142, H1: μ<142, ta thấy P- Value = 0.73% < 5% → Bác bỏ Ho, chấp nhận H1
- Với cặp Ho: μ=142, H1: μ khác 142, ta thấy P - Value = 1.46% < 5% → Bác
bỏ Ho, chấp nhận H1
Trang 18- Với cặp Ho: μ= 142, H1: μ>142, ta thấy P - Value = 99.27% > 5% → Chấp nhận Ho, bác bỏ H1
→ Kết luận: Vậy thời gian giải trí trung bình của đối tượng không phải 142 phút
b) Giải bằng công thức:
15