1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tại sao nói hai tính trội của văn hóa việt nam truyền thống là sông nước và thực vật

17 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tại sao nói: Hai tính trội của văn hóa Việt Nam truyền thống là: sông nước và thực vật?
Tác giả Nguyễn Mai Linh, Nguyễn Thùy Linh
Người hướng dẫn Ngô Thị Hồng Giang
Trường học Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Chuyên ngành Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Thể loại Bài tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 10,3 MB

Nội dung

Vùng đất đỏ Tây Nguyên,vùng ven biển Trung bộ vàcực nam Trung bộ, nơi cư trúcủa đồng bào nhiều dân tộctrong đại gia đình dân tộc ViệtNam là khu vực nông nghiệptrù phú, có điều kiện khai

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

****************

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Đề bài: Tại sao nói: Hai tính trội của văn hóa Việt Nam truyền thống là: sông nước và thực vật? Nêu ví dụ minh họa, đặc biệt trong mỹ thuật nói chung và mỹ thuật công nghiệp nói riêng?

Lớp: DH17A1

Giảng viên: Ngô Thị Hồng Giang

Nhóm sinh viên thực hiện:

Nguyễn Mai Linh Nguyễn Thùy Linh

Hà Nội – 6.2021

Trang 2

I KHÁI NIỆM VĂN HÓA:

- Khái niệm văn hóa của UNESCO Theo UNESCO:“Văn hóa hôm nay có thể coi là

tổng thể những nét riêng biệt và tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách cử một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương,những lối sống,những quyền cơ bản của cong người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân.Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản,có lí tính,có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân,tự biết mình là một phương

án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sang tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân

- Trong cuộc sống hằng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như

thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất

II ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VIỆT NAM:

1 Vị trí địa lý:

- Nằm ở đông nam lục địa châu Á, bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và vương quốc Campuchia, đông và nam giáp Biển Đông (Thái Bình Dương), có diện tích 329.600 km2 đất liền, gần 700.000 km2 thềm lục địa với nhiều đảo, quần đảo

Trang 3

- Địa hình vùng đất liền của Việt Nam khá đặc biệt với hai đầu phình ra (Bắc bộ và Nam bộ) ở giữa thu hẹp và kéo dài (Trung bộ)

Địa hình miền Bắc tương đối phức tạp Rừng núi trải dài từ biên giới Việt Trung cho đến tây Thanh Hóa với nhiều núi cao như Phanxipăng (3.142m), nhiều khu rừng nhiệt đới, và nhiều dãy núi đá vôi như Cao Bằng, Bắc Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng với hàng loạt hang động, mái đá Cùng với nhiều loại thực vật khác nhau, rừng Việt Nam còn có hàng trăm giống thú vật quý hiếm; nhiều loại đá, quặng, tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển con người

Địa hình Trung bộ với dải

Trường Sơn trải dọc phía tây

về giải đồng bằng hẹp ven

biển Vùng đất đỏ Tây Nguyên

,vùng ven biển Trung bộ và

cực nam Trung bộ, nơi cư trú

của đồng bào nhiều dân tộc

trong đại gia đình dân tộc Việt

Nam là khu vực nông nghiệp

trù phú, có điều kiện khai thác

thuỷ, hải sản hết sức thuận lợi

Địa hình Nam Bộ bằng phẳng,

thoải dần từ đông sang tây là

vựa lúa của cả nước, hàng năm

đang tiếp tục lấn ra biển hàng

trăm mét

- Biển Việt Nam bao bọc phía đông và nam đất liền nên từ lâu đời được người Việt Nam gọi là biển Đông Việt Nam có khoảng 3.200 km bờ biển, 700.000 km2 thềm lục

Trang 4

địa với nhiều đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Côn Sơn Biển đông là một phần của Thái Bình Dương với diện tích 3.447.000 km2, là biển lớn hàng thứ ba trong số các biển có trên bề mặt Trái Đất Phần biển Đông của Việt Nam là ngư trường phong phú và là con đường giao lưu hàng hải quốc tế rất thuận lợi nối liền Ấn

Độ Dương và Thái Bình Dương

Bờ biển Việt Nam là những điểm du lịch hấp dẫn có di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh

Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh Trong

nước biển và thềm lục địa của Việt Nam

có nhiều tài nguyên quý

Từ lâu đời nhà nước Việt Nam đã khẳng

định chủ quyền đối với biển Đông, các

quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và nhiều

đảo khác trên biển

Kinh tế biển là nguồn sống lâu đời của

nhân dân ta, là thế mạnh của dất nước ta

trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại

hoá

- Việt Nam có nhiều sông ngòi Hai con

sông lớn Hồng Hà và Cửu bắt nguồn từ

cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc) bồi đắp lên hai châu thổ lớn là đồng bằng Bắc Bộ

và đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam còn có hệ thống sông ngòi phân bổ đều khắp

từ bắc tới nam với lưu vực lớn, nguồn thuỷ sản phong phú, tiềm năng thuỷ điện dồi dào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và tụ cư của con người, hình thành nền văn minh lúa nước lâu đời của người Việt bản địa

Trang 5

2 Khí hậu:

- Nằm trong khoảng 8"30' - 23"22' độ vĩ bắc với một chiều dài khoảng 1650 km, Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đởi gần xích đạo Nhờ gió mùa hàng năm, khí hậu điều hòa,

ẩm, thuận lợi eho sự phát triển của sinh vật Miền Bắc, khí hậu ẩm, độ chênh lớn: ở Hà Nội, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 12 độ 5, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất

là 29 độ 3 Miền Trung, như Huế, nhiệt độ chênh lệch dao động trong khoảng 20 m- 30

độ c Ở thành phố Hồ Chí Minh, nhiệt độ chênh lệch giảm dần dao động giữa 26 - 29,8

độ C Những tháng 6,7,8 ở Bắc và Trung bộ là tháng nóng nhất, trong lúc ở Nam bộ,nhiệt độ điều hòa hơn Mùa xuân, mùa hạ, mưa nhiều, lượng nước mưa trong năm có khi lên rất cao: Hà Nội năm 1926 là 2,741 mm, Huế lượng mưa trung bình là 2.900 mm, thành phố Hồ Chí Minh trung bình là 2.000 mm mỗi năm

Là một quốc gia ven biển Việt Nam có nhiều thuận lợi về địa hình, khí hậu, động thực vật nhưng cũng là quốc gia có nhiều thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc, gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải và đời sống con người

2 Tài nguyên:

- Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng về loại hình với khoảng 80 loại khoáng sản khác nhau và có tất cả hơn 3000 mỏ lớn nhỏ ở cả nước Nhưng tất cả khoáng sản có thể được gộp làm 3 nhóm chính sau đây: + Nhóm khoáng sản nhiên liệu - năng lượng gồm: Than đá, than nâu, than mỡ, than bùn, dầu mỏ và khí đốt, năng lượng thủy điện (than trắng)

+ Nhóm khoáng sản kim loại: quặng sắt, mỏ mangan, crom, titan, boxit, thiếc, chì, kẽm, đồng, vàng + Nhóm khoáng sản phi kim: apatit, cát thủy tinh,

đá vôi, đá quý Ngoài các khoáng sản nêu trên nước ta

Trang 6

còn nhiều loại khoáng sản khác khá phong phú như đất sét, cao lanh, cát đen, cát vàng, đa

ốp lát

- Thuận lợi:

+ Là cơ sở để tạo ra nhiều nguồn nguyên liệu đa dạng để phát triển nhiều ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến như: khai thác than, luyện kim đen, luyện kim màu… + Điều kiện khai thác nhiều mỏ khoáng sản rất thuận lợi như khai thác lộ thiên ở Quảng Ninh, cát thuỷ tinh lộ thiên ở bờ biển, Apatit lộ thiên ở Lào Cai Cho nên việc khai thác các khoáng sản này cho phép làm giảm giá thành trong đầu tư khai thác

+ Nhiều mỏ khoáng sản phân bố kề nhau hoặc nằm rất gần các nguồn năng lượng thuỷ điện như: quặng sắt Thái Nguyên nằm rất gần than mỡ làng Cẩm (Phấn Mễ) dẫn đến rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên; mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) lại nằm rất gần thuỷ điện Tà Sa, Nà Ngần dẫn đến rất thuận lợi để cung cấp điện cho nhà máy luyện thiếc ở Cao Bằng

+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nóng nắng quanh năm, nước sông biển không đóng băng, ta có thể khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản quanh năm ở cả trên đất liền

và dưới biển với chi phí thấp

- Khó khăn:

+ Trữ lượng khoáng sản nhỏ: tuy nước ta có 80 loại khoáng sản khác nhau với hơn 3000

mỏ nhưng hầu hết trữ lượng các loại khoáng sản của ta đều nhỏ so với thế giới (nhỏ hơn 5% trữ lượng của khoáng sản đó ở trên toàn thế giới) cho nên việc khai thác khoáng sản ở nước ta chỉ phù hợp với quy mô nhỏ và vừa

+ Điều kiện khai thác nhiều mỏ khoáng sản rất khó khăn điển hình khai thác dầu mỏ ở biển Đông vì các mỏ dầu khí đều nằm sâu dưới đáy biển từ 3000-4000m cho nên phải nhờ vào kĩ thuật nước ngoài rất tốn kém, nhiều mỏ khoáng sản lại phân bố gần biên giới: bôxit (Lạng Sơn) hoặc nằm dưới cánh đồng lúa (than nâu ở ĐBSH)…những mỏ này không những rất khó khai thác mà khi khai thác sẽ làm cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên khác

Trang 7

+ Hàm lượng các chất khoáng sản rất phức tạp như đồng lẫn chì, vàng lẫn bạc…cho nên phải có công nghệ kĩ thuật hiện đại tiên tiến mới có thể tinh luyện thành những nguyên liệu nguyên chất có giá trị mà ta lại chưa có

+ Khoáng sản nước ta phân bố rất phân tán, mất cân đối giữa miền Bắc và miền Nam, giữa đất liền với biển cho nên khi phát triển công nghiệp ở miền Nam phải chi phí lớn để vận chuyển khoáng sản từ Bắc vào như vận chuyển than đá, đá vôi Các mỏ khoáng sản trên đất liền thì đã được khai thác từ lâu và đang có xu thế cạn kiệt, còn khoáng sản dưới biển thì mới bắt đầu khai thác

+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến thất thường khắc nghiệt và nhiều thiên tai cho nên khi khai thác khoáng sản dễ làm đảo lộn hệ sinh thái gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khác

III HAI TÍNH TRỘI CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG:

Sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên sự

đa dạng văn hóa Trong vô vàn yếu tố tác động đến cuộc sống hàng ngày từ góc độ tự nhiên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hầu như đều nêu bật hai tính trội của văn hóa Việt Nam truyền thống: sông nước và thực vật

1 Tính sông nước:

- Cội nguồn của những đặc điểm, đặc trưng văn hóa dân tộc cố nhiên phải tìm trong

những điều kiện lịch sử của dân tộc Nhưng trước đó, và trong suốt quá trình lịch sử, những điều kiện địa lý có ảnh hưởng đến phương thức canh tác, hình thái kinh tế - xã hội

- chính trị Văn hóa là sự trả lời, sự ứng phó của cộng đồng cư dân trước những thành thức của điều kiện địa lý khí hậu và xã hội lịch sử Bởi vậy, khi bàn đến nét riêng biệt -cái đặc trưng của văn hóa Việt Nam, phải tìm đến cội nguồn của nó từ thời đại đá mới, thời đại phát sinh nông nghiệp và làng xóm, phải chú ý đến những điều kiện nền tảng địa

lý và môi trường thiên nhiên đã sản sinh nên những đặc trưng, đặc điểm văn hóa ấy Xét

về mặt thiên nhiên, văn hóa Việt Nam khởi thủy cùng chung trong khu vực Đông Nam Á Khởi thủy, không gian địa lý tự nhiên Đông Nam Á bao gồm khu vực sông Trường Giang kéo dài về phương Nam, khu vực phía Nam dải Tần Lãnh và khu vực Atxam hiện tại Môi trường thiên nhiên ở đây nảy sinh và phát triển văn hóa nông nghiệp lúa nước

Trang 8

- Khu vực Đông Nam Á -Dòng sông Mê Công chảy qua-là hạ lưu bắt nguồn từ các con

sông lớn từ hai dãy núi Hy-ma-lay-a và Thiên Sơn -Việt Nam-bán đảo Đông Dương là đầu cầu để mở vào Đông nam á từ hướng Ấn Độ và Trung Quốc

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa:nóng ẩm,mưa nhiều và có hai mùa rõ rệt -Núi rừng chiếm

2/3 diện tích,sông ngòi nhiều và phân bố đều khắp

- Biển và địa hình sông nước cùng với nền văn minh lúa nước đã trở thành một đặc điểm

địa lý tự nhiên ảnh hưởng đến văn hóa Việt – một dạng văn hóa – địa khá đặc trưng Chính vì lẽ đó mà bên cạnh nền văn hóa gốc nông nghiệp, môi trường sông nước đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Giao thông đường bộ không có cơ hội phát triển, người Việt phải tận dụng tối đa môi trường giao thông sông nước Cho nên, làng xã Việt Nam thường hình thành bên cạnh một bến sông, mọi quan hệ giao thương, buôn bán đều diễn ra ở bến sông Từ đó hình thành nên những trung tâm đông người, cho nên không lạ gì khi các đô thị Việt Nam hiện nay đều tồn tại bên cạnh một dòng sông

- Những biểu hiện của tính sông nước:

a Thủy sản và những nguồn thực phẩm sông nước là thức ăn chủ yếu: Từ khi loài người biết dùng những loài động vật để làm thức ăn, thì sông nước là nơi cung cấp nguồn thức

ăn nhiều nhất và sớm nhất Chim thú rất nhiều nhưng săn bắt không dễ dàng Con người chẳng tốn mấy công sức có thể bắt được tôm cá, cua rạm làm nguồn đạm rất bổ dưỡng

Cá, tôm, ruốc và nhiều loài thủy sản khác không chỉ là nguồn thức ăn chủ đạo của con người, mà còn được chế biến thành mắm, trở thành vật phẩm để ban thưởng cho quan lại

có công trong các thời đại phong kiến xa xưa Chất đạm từ thủy sản, đến thời bây giờ vẫn còn giá trị trong đời sống

thường nhật, kể cả miền núi

có nhiều thịt chim, thú rừng

nhưng chất đạm từ mắm và

muối không thể thiếu

Có thể nói, nước là “người

mẹ” của con người từ thuở sơ

khai Cây lúa nước xuất hiện

Trang 9

trên đồng ruộng là một điều kỳ diệu với người Việt Nó cung cấp thức ăn là chất bột có nhiều dinh dưỡng lại bảo quản được lâu Thiếu nước sẽ không có lúa nước và sẽ chẳng có một nền văn minh lúa nước

- Nhà ở: Không ngẫu nhiên mà con người lại dựa vào các triền sông làm nhà ở Tục ngữ

có câu: “Nhất cận thị, nhị cận giang” (thứ nhất là gần chợ, thứ nhì là gần sông) đã chứng minh điều đó Con người cư trú ven sông, trồng lúa nước, quăng chài, kéo lưới sinh sống Những ngã ba sông, nơi ven biển nhanh chóng tạo thành làng mạc đông vui, thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa Ở đây là nơi hội tụ những gì tinh túy, những thông tin mới

mẻ từ kinh thành về các vùng quê, con gái ở ven sông thường gặp gỡ được bạn trai tứ xứ, kết mối lương duyên

Trang 10

Thời kỳ chưa có đê, người Việt cổ sống bằng thuyền Trên các sông ngòi đầy thuyền thay thế ngôi nhà Khi mà trên đường bộ chưa hình thành, thì việc đi lại chủ yếu là trên sông nước Trên đồ đồng Đông Sơn người ta đã thấy xuất hiện thuyền, mảng, bè… do con người tự tạo từ thời Hùng Vương Những con thuyền đầu tiên được trang trí khá đẹp Trên các thạp, trống, rìu đều có hình thuyền với đủ kiểu phong phú Đến quan tài dành cho người chết cũng có hình thuyền với mái chèo chôn theo, đã minh chứng một văn minh thời Việt cổ Đến thế kỷ 18 người phương Tây vẫn còn nhận xét: “Xứ này (tức Việt Nam) không có đường cái lớn, lại chằng chịt ruộng đồng Muốn đến Huế cũng như bất kỳ nơi nào đều phải đi đường thủy”

Ngày xưa người Việt đã biết dùng ba loại thuyền Nhỏ nhất là thuyền độc mộc, thuyền thúng Loại thuyền lớn hơn đóng bằng ván, có chèo lái ở đằng đuôi thuyền dùng để vận tải, trang trí tương đối đẹp Loại lớn nhất là thuyền chiến, trang bị vũ khí như: Rìu, giáo, con lao, dao găm, mộc chắn, cung nỏ… phục vụ chiến đấu Cho đến khi quen dần với sự định cư, yên vị của mặt đất thì kiến trúc mái nhà Việt Nam vẫn uốn cong theo dáng con thuyền Cứ nhìn vào mái đình, miếu, chùa cổ, cố cung, nhà cổ của Việt Nam ta sẽ dễ nhận

ra nét uốn cong của dáng con thuyền Thuyền là nhà, và vì thế, con thuyền luôn có hai con mắt để biết đi đâu về đâu Nhìn luồng nước nào nhiều tôm, nhiều cá để đánh bắt; đi

Trang 11

tới bến nào để trao đổi cá tôm lấy hàng hóa khác; mắt nhìn được nơi đâu là sóng gió, chốn nào là bình yên… Mắt con thuyền quả là một biểu tượng đẹp, một hình tượng độc đáo trong văn hóa kiến trúc Việt Nam

Con người nhờ sông nước mà có thức ăn, nhà ở, phương tiện đi lại, sinh tồn Sông nước che chở con người Chẳng có gì khó hiểu tại sao con người thờ Mẫu là nước

Hội đua thuyền

Hàng nghìn năm người Việt cổ sống gắn bó với sông nước đã hình thành hệ thống văn hóa sông nước Chuyện sấm sét dông mưa, hô vân hoán vũ có ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân Người dân thuở xưa cho rằng trên đời này có các thần linh trông coi về nước, về mưa để dân chúng trồng cấy và sinh sống Các hình thức làm lễ nguyện cầu các thần phù hộ độ trì cho con người thoát khỏi tai ương ra đời, lâu dần thành tập tục Nhiều tập tục có ý nghĩa xã hội như hội té nước, hội đua thuyền còn lưu truyền đến tận ngày nay Vua Lê Đại Hành chính thức lấy hội đua thuyền hằng năm làm thành quốc lễ Nhà vua ý thức rằng, nước Việt như một hòn núi đặt trên thuyền bồng bềnh sông nước, đã phát huy truyền thống sông nước trong dân chúng

Ngày đăng: 16/08/2024, 17:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w