1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài hãy giới thiệu và làm rõ một vấn đề văn hóa việt nam truyền thống mà em thích

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hãy Giới Thiệu Và Làm Rõ Một Vấn Đề Văn Hóa Việt Nam Truyền Thống Mà Em Thích
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thư
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hoa
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Văn Hóa Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,05 MB

Cấu trúc

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU (7)
    • 1.1. Ý nghĩa (7)
    • 1.2. Lý do chọn đề tài (7)
  • B. PHẦN NỘI DUNG (9)
    • 1. GIỚI THIỆU VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN (9)
      • 1.1. Khái niệm Tết Nguyên Đán (9)
      • 1.2. Lịch sử hình thành Tết Nguyên Đán (0)
      • 1.3. Quan niệm ngày tết (0)
      • 1.4. Ý nghĩa ngày Tết (0)
        • 1.4.1. Tết là ngày đoàn tụ (0)
        • 1.4.2. Ngày làm mới (0)
        • 1.4.3. Ngày tạ ơn (0)
    • 2. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG NGÀY TẾT (13)
      • 2.1. Những ngày cuối năm (13)
        • 2.1.1. Phong tục ‘đưa ông Táo về trời’ (13)
        • 2.1.2. Gói bánh chưng, bánh tét (14)
        • 2.1.3. Thăm mộ tổ tiên (14)
        • 2.1.4. Dọn dẹp nhà cửa (14)
        • 2.1.5. Cơm tất niên (15)
        • 2.1.6. Sắp xếp mâm ngũ quả (16)
          • 2.1.6.1 Ý nghĩa mâm ngũ quả (16)
          • 2.1.6.2 Mâm ngũ quả ba miền (16)
      • 2.2. Giao thừa (0)
        • 2.2.1. Cúng ngoài trời (0)
        • 2.2.2. Cúng trong nhà (0)
      • 2.3. Những ngày đầu năm (19)
        • 2.3.1. Xông đất đầu năm (19)
        • 2.3.2. Xuất hành, hài lộc (19)
        • 2.3.3. Chúc Tết (0)
        • 2.3.4. Lì xì (0)
    • 3. ẨM THỰC NGÀY TẾT (21)
      • 3.1. Bánh truyền thống (21)
      • 3.2. Cỗ Tết (21)
      • 3.3. Mứt (22)
      • 3.4. Bánh kẹo (22)
      • 3.5. Thức uống (22)
      • 3.6. Thực phẩm khác (22)
    • 4. CÁC THÚ VUI NGÀY TẾT (0)
      • 4.1. Câu đối (0)
      • 4.2. Hoa Tết (0)
    • 5. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA “TẾT NGÀY XƯA” VÀ “TẾT NGÀY NAY” (24)
      • 5.1. Tết vào thời xưa (24)
        • 5.1.1. Gói bánh chưng (24)
        • 5.1.2. Thăm mộ tổ tiên (25)
        • 5.1.3. Xông đất (25)
        • 5.1.4. Đốt pháo hoa (25)
      • 5.2. Tết thời nay (26)
        • 5.2.1. Tổng quan về Tết thời hiện đại (26)
        • 5.2.2. Tục gói bánh chưng, làm mứt ngày Tết (27)
        • 5.2.3. Dọn dẹp, trang trí nhà cửa (27)

Nội dung

Tết còn là dịp để người thân quây quần bên mâm cơm thân mật, là dịp để làng xóm, họ hàng xum họp, thăm hỏi và cầu chúc cho nhau một năm mới bình an.Tuy nhiên, ngày nay khi xã hội ngày cà

PHẦN MỞ ĐẦU

Ý nghĩa

“Phong” là tập quán phổ biến đã lan truyền rộng rãi, “tục” là thói quen lâu đời Nội dung phong tục bao gồm tất cả các khía cạnh của hoạt động xã hội

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong số các lễ hội truyền thống của Việt Nam Trải qua hàng nghìn thế hệ, Tết đã để lại những giá trị nhân văn như một thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên qua bốn mùa Đây cũng là dịp để người Việt tưởng nhớ tổ tiên, cội nguồn, gặp gỡ họ hàng, thắt chặt tình thân, gắn bó thêm tình cảm gia đình, bè bạn Ngoài ra nó còn là dịp để mọi người nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí với các hoạt động lễ hội, du xuân vui vẻ và hấp dẫn.

Lý do chọn đề tài

Tết Nguyên Đán luôn được ghi nhớ và theo suốt cuộc đời mỗi người, từ thuở ấu thơ khi còn háo hức chờ đợi chiếc áo mới, đợi đến ngày mừng tuổi, đến tuổi trưởng thành lo việc thực hiện những nghi lễ và khi về già có thể vui Tết trong yên bình Đây còn là một di sản quý báu trong kho tàng nền văn hóa Việt Nam cổ truyền mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có được Lễ tết Nguyên Đán luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần, nó luôn hòa nhập vào tâm hồn, máu thịt của người con đất Việt từ ngàn đời xưa đến nay Tết còn là dịp để người thân quây quần bên mâm cơm thân mật, là dịp để làng xóm, họ hàng xum họp, thăm hỏi và cầu chúc cho nhau một năm mới bình an.

Tuy nhiên, ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, thì nền văn hóa này càng trở nên mờ nhạt, không còn không khí háo hức, mong chờ như trước kia Chính vì vậy, em muốn chọn đề tài “ Văn hóa tết

Nguyên Đán” với mục đích hệ thống một cách căn bản, đồng thời lưu giữ và truyền bá giá trị văn hóa Tết của dân tộc Việt Nam.

PHẦN NỘI DUNG

GIỚI THIỆU VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN

1.1 Khái niệm Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán hay còn có các tên gọi như: Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm Lịch hay tên gọi chung là Tết cổ truyền là một ngày lễ vô cùng quan trọng của người Việt Nam ta Đây là dịp để những người con xa quê từ khắp mọi nơi trở về lại mảnh đất quê hương để đoàn tụ với gia đình và nhớ về tổ tiên, cội nguồn của chính mình Có thể nói, phong tục Tết Nguyên Đán là một phong tục ngàn đời của người dân đất Việt Tình theo lịch âm thì Tết Nguyên Đán luôn luôn đến muộn hơn so với Tết Dương lịch (hay còn được gọi là Tết Tây) Nó là thời điểm giao giữa năm cũ và năm mới, là bắt đầu của những điều mới mẻ đem lại niềm vui, hạnh phúc và may mắn cho một năm mới. Người Việt Nam ta từ trước đến nay luôn nói rằng :”Vui như Tết”.

1.3 Lịch sử hình thành Tết Nguyên Đán

Dân tộc Việt Nam ta có tổng cộng 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất hình chữ S Một dân tộc, mỗi vùng miền tuy có những nền văn hóa khác nhau nhưng nhìn chung tất cả đều ăn Tết Nguyên Đán Đây được coi là một biểu tượng tiêu biểu và có phạm vi rộng lớn diễn ra trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Chữ "Tết" do chữ "Tiết" mà thành Hai chữ "Nguyên đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán" Tết Nguyên Đán được người Trung Hoa hiện nay gọi là

"Xuân Tiết" hoặc "Nông lịch tân niên”, và vẫn là tết cổ truyền của họ mặc dù từ năm 1949 (bắt đầu thời kỳ Đại cách mạng văn hóa),Trung Quốc đã chính thức chuyển qua dùng dương lịch và chuyển qua gọi Tết dương lịch là Tết Nguyên Đán.

Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân Tiết của người Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa mà có thể chênh lệch 1 ngày (như vào các năm 2007, 2030, 2053, Tết Việt Nam trước Tết Trung Quốc 1 ngày).

Chúng ta thường bị nhầm lẫn rằng, do chịu ảnh hưởng mạnh mẽm từ nền văn hóa Trung Quốc trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, Tết Nguyên Đán nước ta cũng một phần nào đó dược du nhập trong thời điểm đó Chính cái nhầm này đã khiến cho rất nhiều người quên mất rằng trước khi chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, người Việt Nam ta đã có một nền văn minh sơ khai rực rỡ ở thời kì dựng nước.

Vào thời kì Hùng Vương nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, vua An Dương Vương đã hình thành nên những phong tục, những tập quán của người Việt Nam và đặc biệt trong đó có tục ‘ăn Tết” vào những ngày đầu tiên của năm mới Nhắc đến An Dương Vương, nhắc đến nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ta không thể không nhớ đến sự ra đời của chiếc “Bánh chưng bánh dày” biểu tượng cho “Trời tròn – Đất vuông” của người dân Việt làm nông nghiệp Nó là minh chứng điển hình nhất, chứng minh Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ dân tộc Việt Nam ta trước cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế bên Trung Hoa.

Hay nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa – Khổng Tử trong sách Kinh Lễ có viết như sau: “Ta không biết Tên là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó.”

Trong sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này"

Từ những điều trên, ta càng có thể chắc chắn rằng, Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam và sau đó đượcc người Hoa du nhập và phát triển như ngày nay.

Người Việt cho rằng, ngày Tết mọi thứ đều phải mới, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy họ thường sơn sửa, quét dọn nhà cửa trước Tết khoảng chục ngày Họ cũng bận rộn sắm sửa quần áo mới cho dịp đặc biệt này Trong ngày Tết, họ kiêng nóng giận, cãi cọ, xích mích nhau Tết là cơ hội để con người hòa giải mối hận thù trong quá khứ và là cơ hội để hàn gắn mỗi tâm hồn Mọi người đến thăm nhau và trao nhau những lời chúc có ý nghĩa.Trẻ em sau khi chúc tết, thường được người lớn lì xì với những chiếc phong bao màu đỏ đựng một số tiền để tiêu ngày Tết Bên cạnh đó, Tết ở 3 miền Bắc

- Trung - Nam cũng có những điều khác nhau.

Tết Nguyên Đán là biểu hiện cho sự giao cảm giữa trời đất và con người đối với thần linh Xét dưới góc độ mối quan hệ giữa thiên nhiêu và con người thì tết – do thời tiết thuận theo sự vận hành của vũ trị, nó được thể hiện ở sự vận hành lần lượt giữa các mùa Xuân,

Hạ, Thu, Đông Sở dĩ, từ xưa đến nay dân tộc ta xuất phát từ nền công nghiệp trồng lúa nước, chính vì vậy yếu tố thời tiết là một phần quan trọng đối với xã hội đặc biệt là nền kinh tế của nước nhà.

1.5.1 Tết là ngày đoàn tụ

Từ xưa đến nay, ông cha ta thường quan niệm rằng ngày tết là ngày đoàn tụ, đoàn viên Hàng năm, người Việt Nam mỗi khi Tết đến, xuân về dù ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ ngành nghề gì đều mong muốn được trở về bên gia đình, sum họp, quây quần bên mâm cơm giao thừa, được thăm lại những người họ hàng lâu ngày chưa được trò chuyện,…

Tết cũng là ngày để gia đình đoàn tụ với những người cõi trên.

Từ những bữa cơm đêm giao thừa, các gia đình luôn đã thắp hương mời ông bà và tổ tiên về nhân gian để cùng ăn cơm, vui tết cùng con cháu Hay vào khoảng trước tết mươi ngày, gia đình cùng nhau ra mộ ông bà dọn dẹp, thắp hương mời các cụ về nhà ăn tết với con cháu Tất cả những việc làm này đều xuất phát từ tấm lòng kính trọng, tưởng nhớ của con cháu đối với những người thân đã khuất.

CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG NGÀY TẾT

2.1.1 Phong tục ‘đưa ông Táo về trời’

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà”- vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc Tuy vậy ngườidân vẫn quen gọi chung là

Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể

(thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là

“Vua Bếp” Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng các vị thần sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình.

Các vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện dở hay tốt xấu của mọi người trong một gia đình, cho nên để

Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp”lên chầu trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

2.1.2 Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng là món ăn truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán của người dân nước Việt đã tồn tại từ thời vua Hùng Các gia đình thường gói bánh chưng từ ngày 27 đến 29 Tết Đây cũng có thể coi là món quà biếu ý nghĩa cho họ hàng và bạn bè trong dịp tết đến xuân về

Bánh chưng được gói theo hình vuông và phổ biến ở miền Bắc nước ta Còn trong miền Nam, miền Trung người ta ưa chuộng cách gói theo hình trụ và được gọi là bánh tét Bánh được làm từ những vật liệu vô cùng đơn giản và quen thuộc của nền nông nghiệp lâu đời ở nước Việt ta như: gạo nếp, đậu xanh, lá dong, thịt heo,….

Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp con cái trong gia đình tụ tập đông đủ, tụ họp ở nghĩa trang để đi thăm, sửa sang quét dọn mồ mả tổ tiên và những người quá cố Khi đi, ta thường đem theo hương đèn, hoa quả đểcúng, mời vong linh, hương hồn tổ tiên về ăn tết cùng những người còn sống Trong quan niệm của người dân ta, khi năm mới đến mọi thứ đều phải được sửa sang cho mới mẻ kể cả với những người đã mất.

Dọn dẹp nhà cửa là một phần không thể thiếu trong nét văn hóa của người Việt từ bao đời nay Sau một năm lao động đầy vất vả, thì đây chính là thời điểm để mọi người sắp xếp lại những ‘bộn bề’ của năm cũ và chào đón một năm mới an khang, thình vượng Đây cũng chính là lúc các thành viên trong gia đình gắn kết hơn vì suốt một năm vừa qua, mọi người đã quá bận rộn với tất cả các công việc riêng của chính mình vì vậy, đây chính là thời điểm tốt để mọi người cùng nhau chia sẻ mọi công việc và nó giúp tình cảm gia đình trở nên ấm áp hơn.

Theo văn hóa của người Việt ta, ngôi nhà sạch sẽ tươm tất trong những ngày đầu năm sẽ đón được nhiều tài lộc, may mắn hơn Khi nhà cửa sạch sẽ, khách đến chơi nhà cũng sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn khi chủ nhà đón tiếp trong một không gian lịch sự, ấm áp.

Theo quan niệm của người Việt, bữa cơm tất niên sẽ được tổ chức vào chiều ngày 30 tết, lúc đó mọi công việc chuẩn bị cho ngày tết cơ bản là đã xong, bánh chưng đã được vớt ra và bày biện ngay ngắn trên bàn thờ, nhà cửa cũng đã gọn gàng, sạch sẽ Ngoài ý nghĩa tiễn biệt năm cũ, việc các gia đình sửa soạn bữa cơm tất niên còn mang ý nghĩa mời ông Công, ôngTáo trở về trần gian tiếp tục cai quản việc bếp núc tư gia Đây cũng là bữa cơm để con cháu thể hiện tấm lòng tôn kính, hiếu thảo với những người đã khuất trong gia đình. Ở một số nơi, chiều ngày 30, trước lúc diễn ra bữa cơm tất niên,các gia đình thường ra mộ thắp hương mời ông bà, tổ tiên về ăn tết cùng con cháu, nhưng cũng có nhiều nơi không có phong tục này mà chỉ đơn giản là thắp hương tại nhà Có thể nói, bữa cơm tất niên là nét văn hoá, in đậm trong tâm trí người con đất Việt và trở thành sợi dây vô hình, liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình mỗi khi tết đến.

2.1.6 Sắp xếp mâm ngũ quả

Theo phong tục người xưa truyền lại, trên bàn thờ tổ tiên không thể thiếu mâm ngũ quả Đây được coi là thành quả kết tinh từ lao động sau 1 năm vất vả làm việc Mâm ngũ quả được bày lên bàn thờ vừa mang ý nghĩa tưởng nhớ ông bà tổ tiên vừa như một cách thức để tạ ơn trời đất.

Theo quan niệm dân gian, “ngũ” thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: “Phúc”, “Quý”, “Thọ”, “Khang”,

Mâm ngũ quả sẽ có 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau, tượng trưng cho quy luật đất trời theo ngũ hành Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng) Bên cạnh đó, "ngũ" còn tượng trưng những ước nguyện của gia chủ về một cuộc sống sung túc, viên mãn: Phúc (may mắn); Quý (Giàu có, sang trọng), Thọ (sống lâu), Khang (khỏe mạnh), Ninh (bình yên). Tùy theo từng vùng miền mà mâm ngũ quả cũng sẽ mang những đặc trưng riêng biệt Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về cội nguồn, tổ tiên và ước mong một năm mới đủ đầy.

2.1.6.2 Mâm ngũ quả ba miền

 Mâm ngũ quả miền Nam

Người Nam bộ có cách đọc lái âm hay đơn tiết hóa một số từ, ví dụ chỉ tên trái mãng cầu thì gọi đơn tiết hóa là Cầu (mãng cầu: thoả mãn trong sự cầu xin); Sung (sung: chỉ sự sung túc, sung mãn); Vừa(đọc chệch âm là dừa: quả dừa); Đủ (đơn tiết hóa của đu đủ và xài(là cách đọc chệch của âm xoài).

Người miền Nam kỵ cúng một số loại quả vì phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt như: Chuối (đọc lái thành chúi ý chỉ sự không may mắn, thuận lợi); Lê, táo ( ý chỉ sự lê lết, đổ bể, dễ thất bại); Cam, quýt (ý chỉ quýt làm cam chịu).

 Mâm ngũ quả người miền Trung

ẨM THỰC NGÀY TẾT

Thành ngữ Việt Nam có câu: “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết” Tết đến, dù nghèo khó đến đâu thì người ta cũng cố vay mượn, xoay xở để có đủ ăn trong ba ngày Tết Hơn thế nữa, dù có đói khát quanh năm thì đến Tết ,mọi người mà nhất là trẻ em thường được ăn uống no đủ Bữa ăn ngày Tết thường có nhiều món, đủ chất hơn và sang trọng hơn bữa ăn ngày thường Vì vậy mà người ta cũng thường gọi là "ăn Tết" Ngoài cơm, ngày Tết còn có nhiều món ngon khác.

Bánh chưng, bánh dày, bánh tét là các loại bánh đặc trưng cho phong tục ăn uống ngày Tết ở Việt Nam Bánh chưng và bánh dày còn được gắn với các sự tích cổ từ thời vua Hùng, tổ tiên của người Việt.

Vào dịp Tết người Việt thường tổ chức ăn uống lớn, gọi là ăn cỗ. Các món cỗ trong nhiều gia đình có thể có bóng bì, canh măng, chân giò có nấm hương, miến nấu lòng gà, nem rán, xôi gấc, xôi đỗ, thịt gà, thịt đông, món xào, giò lụa, giò mỡ, nộm, dưa hành muối

Mứt Tết và các loại bánh kẹo khác để thờ cúng, sau đó dọn ra để đãi khách Mứt có rất nhiều loại như: mứt gừng, mứt bí, mứt cà chua, mứt táo, mứt dừa, mứt quất, mứt sầu riêng, mứt mít, mứt khoai, mứt hạt sen, mứt chà-là, mứt lạc, mứt me,…

Kẹo bánh thì đa dạng hơn như: Kẹo bột, kẹo dồi, kẹo vừng (mè), kẹo dừa, kẹo cau, kẹo đậu phụng (kẹo cu-đơ), bánh chè lam Ngoài ra, Tết còn có hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, hạt dẻ rang,….

Phổ biến nhất vẫn là rượu Các loại rượu truyền thống của dân tộc như rượu nếp thơm, nếp cái hoa vàng (người Kinh), nếp nương (người Thái), nếp cẩm (người Mường), rượu San lùng, rượu ngô (người H'Mong, người Dao), rượu Mẫu sơn (người Tày, nguời Nùng), rượu Bàu đá (Trung bộ), rượu đế (Nam Bộ) thường được dùng Sau bữa ăn,người ta thường dùng trà xanh Ngày nay còn có thêm các loại ruợu của phương Tây, bia và các loại nước ngọt.

Ngoài ra, các gia đình miền Nam thường có thêm nồi thịt kho nước dừa (thịt kho rệu) nồi khổ qua hầm và nem bì, dưa giá miềnNam, củ kiệu ngâm, để ăn mấy ngày tết Ngày trước miền Bắc có chè kho ngày Tết, hiện nay ít được biết đến, cơm rượu và thịt đông,dưa hành Miền Trung có dưa món và món tré, giống giò thủ của miền Bắc nhưng nhiều vị củ riềng, thịt chua và tai heo. cho con người sức sống mới và những gì tươi đẹp nhất của một mùa xuân

 Với miền Bắc, hoa đào được coi là biểu tượng thiêng liêng của ngày Tết Nó không chỉ làm cho nhà cửa thêm phần đẹp đẽ, ấm cúng, mà màu đỏ thắm của hoa theo quan niệm dân gian còn đem lại sự may mắn cho cả năm Ðào ở miền Bắc cũng có nhiều giống khác nhau như: đào bích, đào phai, đào bạch và đào thất thốn hay còn gọi là đào thế.

 Còn người miền Nam một cái Tết ý nghĩa là một cái tết không thể thiếu nhành mai Khác với đào, mai phương Nam dường như mang một phong cách trẻ trung và năng động hơn, biểu tượng cho cái đẹp bừng nở, sự hưng vượng trong năm mới.

 Ngược lên Tây Bắc, mùa xuân về cũng là thời điểm hoa mai, hoa mận đang nở trắng cả một vùng trời Sau đào và mai, lay ơn và cúc là các loại hoa được người dân ở cả ba miền ưa thích.

Một năm có 365 ngày, dù bận rộn đến đâu, người Việt Nam đều hướng về những ngày Tết với ý nghĩa thiêng liêng, trang trọng nhất.

Và tất nhiên, ai nấy cũng đều mong muốn tìm chọn cho nhà mình một chậu hoa thật đẹp và rực rỡ để trưng bày trong những ngày này. Đó dường như là một nét đẹp truyền thống gắn với bản sắc văn hóa của dân tộc.

5 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA “TẾT NGÀY XƯA” VÀ “TẾT NGÀY NAY” 5.1 Tết vào thời xưa

Bánh chưng là món ăn truyền thống, quen thuộc, gắn liền với

Tết nước ta Nên các gia đình thường sẽ nấu và gói bánh chưng vào ngày cuối năm (Bánh chưng cũng được coi là một món quà ý nghĩa ngày Tết) Tết xưa, mọi người thường tất bật chuẩn bị những nồi bánh chưng để đón Tết đến.

“Uống nước nhớ nguồn” là một trong những truyền thống tốt đẹp đối với người Việt ta nên ngày Tết xưa chúng ta thường đến thăm mộ ông bà.Con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình Đây là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.

Tết xưa, đối với các hộ gia đình, người xông đất đóng vai trò quan trọng Sau thời điểm giao thừa, bước sang năm mới, ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất.Theo quan niệm của người Việt, người xông đất đầu năm rất quan trọng vì vậy, các gia đình thường chọn những người hợp tuổi, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình.

Ngày xưa, đốt pháo là một trong những thú vui không thể thiếu của ngày Tết Theo phong tục, việc đốt pháo đêm giao thừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều xui xẻo, đưa tiễn những cái cũ để đón những điều mới, may mắn, tốt tươi, tiễn đưa một năm cũ với những nỗi vui buồn để đón năm mới với nhiều hy vọng Đối với mọi người Tết là dịp để con cháu, bà con từ nhiều nơi tụ họp,sum vầy, cùng nhau thưởng thức các món ngon, thú vui ngày Tết.

5.2.1 Tổng quan về Tết thời hiện đại

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA “TẾT NGÀY XƯA” VÀ “TẾT NGÀY NAY”

Bánh chưng là món ăn truyền thống, quen thuộc, gắn liền với

Tết nước ta Nên các gia đình thường sẽ nấu và gói bánh chưng vào ngày cuối năm (Bánh chưng cũng được coi là một món quà ý nghĩa ngày Tết) Tết xưa, mọi người thường tất bật chuẩn bị những nồi bánh chưng để đón Tết đến.

“Uống nước nhớ nguồn” là một trong những truyền thống tốt đẹp đối với người Việt ta nên ngày Tết xưa chúng ta thường đến thăm mộ ông bà.Con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình Đây là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.

Tết xưa, đối với các hộ gia đình, người xông đất đóng vai trò quan trọng Sau thời điểm giao thừa, bước sang năm mới, ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất.Theo quan niệm của người Việt, người xông đất đầu năm rất quan trọng vì vậy, các gia đình thường chọn những người hợp tuổi, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình.

Ngày xưa, đốt pháo là một trong những thú vui không thể thiếu của ngày Tết Theo phong tục, việc đốt pháo đêm giao thừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều xui xẻo, đưa tiễn những cái cũ để đón những điều mới, may mắn, tốt tươi, tiễn đưa một năm cũ với những nỗi vui buồn để đón năm mới với nhiều hy vọng Đối với mọi người Tết là dịp để con cháu, bà con từ nhiều nơi tụ họp,sum vầy, cùng nhau thưởng thức các món ngon, thú vui ngày Tết.

5.2.1 Tổng quan về Tết thời hiện đại

Ngày nay, vì điều kiện kinh tế đã được cải thiện hơn, những nỗi lo toan được giảm đi rất nhiều Có lẽ những gì người ta nghĩ đến là kiếm tiền tiêu Tết Chẳng còn những cảnh nuôi lợn, nuôi gà cũng chẳng rỗi rãi chuyện gia đình tấp nập ngồi lại gói bánh, gói chả giò. Gần Tết, họ lên danh sách những thứ cần mua và đi siêu thị, đi chợ sắm Tết, thậm chí nếu không muốn xếp hàng chờ đợi tính tiền ở siêu thị, nhiều người online trên mạng, chỉ với một cú điện thoại đã có ngay một cái Tết tươm tất mà chẳng phải mất thời gian xếp hang dài ở chợ hay siêu thị Việc chuẩn bị các món ăn dần mất đi bản chất của nó khi các gia đình không còn quay quần bên nhau thay vào đó là một cú điện thoại và các món ăn sẽ được giao đến tận nơi Tết nay dường như lũ trẻ mất hẳn niềm vui hóng Tết bởi đã được ăn ngon mặc đẹp quanh năm, nếu có cũng chỉ là mong Tết để được nghỉ học đi du lịch Những bao lì xì khiến chúng háo hức, tuy nhiên mức độ cũng giảm bởi các em không còn thiếu thốn như xưa.Tết nay việc đốt pháo bị cấm kị mà thay vào đó là tối giao thừa mỗi tỉnh đều tổ chức bắn pháo bông Tại các thành phố lớn người dân đổ xô ra đường chung vui đón giao thừa Nhiều gia đình ở nhà xem ti vi, đón giao thừa với mâm cỗ, bánh trái, đồ ăn… Ngày nay việc ăn uống ngày Tết dường như ai cũng sợ, cũng ngán vì bình thường họ vẫn có đủ những món ăn ngon Tết nay không chỉ ngược xuôi những chuyến đi về của công nhân, sinh viên về quê ăn Tết mà còn là những chuyến đi xa của những người dư giả muốn khám phá vùng đất mới.Khái niệm “tha hương” không còn mang những nỗi ngậm ngùi mà có thêm những sắc thái trải nghiệm thú vị Nhiều gia đình còn lựa chọn những chuyến du lịch dài ngày thay vì sum họp gia đình như xưa.

5.2.2 Tục gói bánh chưng, làm mứt ngày Tết

Như đã nói ở trên, quá trình chuẩn bị cho ngày Tết đã dần mất đi bản chất Mứt là món ăn quen thuộc ngày Tết Nhưng không giống với Tết ngày xưa với chỉ một vài loại mức đơn giản được làm tại nhà, ngày nay việc làm mứt đã dần biến mất trong các gia đình, thay vào đó là các loại mứt với nhiều màu sắc, hương vị được bày bán khắp nơi Nói về Tết Việt Nam, truyền thống gói bánh chưng ở miền Bắc và gói bánh tét ở miền Nam vốn đã nổi tiếng và được duy trì lâu đời, nhưng thời đại càng hiện đại, nhiều gia đình không còn duy trì truyền thống đó, họ có thể mua mọi thứ ở siêu thị Việc này vốn đã dần làm mất đi bản chất và không khí quây quần bên nồi bánh chưng, mất đi một phần truyền thống phải có ở Tết Việt Nam.

5.2.3 Dọn dẹp, trang trí nhà cửa

Việc mua các loại hoa như hoa đào, hoa mai… vẫn còn được duy trì trong ngày Tết hiện đại, việc gia đình dọn dẹp nhà cửa vẫn còn nhưng ở một vài gia đình, họ thuê người đến để dọn dẹp, vệ sinh lại nhà cửa của mình.

5.2.4 Các hoạt động ngày Tết

Tục chúc Tết vốn là một điểm truyền thống ở ngày Tết Việt Nam Ngày nay việc con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ và các người thân trong gia đình vẫn còn được thực hiện nhưng theo hướng hiện đại hơn.Ngày nay, việc chúc Tết, chúc sức khỏe đã được đơn giản hóa đi rất nhiều với sự trợ giúp từ công nghệ Thay vì đến nhà gửi lời chúc thì bây giờ, mọi người chỉ việc mở chiếc smartphone cùng một vài phím bấm là có thể gửi lời chúc đến tất cả mọi người họ yêu quý.

1 Thời gian ăn tết và đón tết

Tết là phong tục được truyền từ đời này sang đời khác, trải qua thời gian Tết càng khẳng định vai trò không thể thiếu đối với ngườiViệt, với những đặc trưng những phong tục phong phú và đa dạng,phù hợpvới nước ta, Tết mang một ý nghĩa to lớn đối với đời sống cộng đồng, góp phần phong phú thêm phong tục tập quán quê hương.

Ngày đăng: 01/05/2024, 21:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w