1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 8 bản 1

63 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khám phá một số đặc điểm của bản thân
Chuyên ngành Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Thể loại Bài tập
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

CHỦ ĐỀ 1. KHÁM PHÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢN THÂN Nhiệm vụ 1: Khám phá một số nét đặc trưng trong tính cách 1. Chỉ ra nét đặc trưng trong tính cách của những người xung quanh. Hướng dẫn: Nét đặc trưng trong tính cách của những người xung quanh: Tốt bụng, dịu dàng, chỉn chu, ích kỉ, tham lam, hiền lành, nhiệt tình, tình cảm, cá tính, ôn hòa, trung thành, tham vọng, nghiêm khắc... 2. Mô tả một vài nét đặc trưng trong tính cách của người mà em yêu quý.

Trang 1

CHỦ ĐỀ 1 KHÁM PHÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢN THÂN

Nhiệm vụ 1: Khám phá một số nét đặc trưng trong tính cách

1 Chỉ ra nét đặc trưng trong tính cách của những người xung quanh

Hướng dẫn:

Nét đặc trưng trong tính cách của những người xung quanh: Tốt bụng, dịu dàng, chỉn chu, ích kỉ, tham lam, hiền lành, nhiệt tình, tình cảm, cá tính, ôn hòa, trung thành, tham vọng, nghiêm khắc

2 Mô tả một vài nét đặc trưng trong tính cách của người mà em yêu quý Hướng dẫn:

- Một vài nét đặc trưng trong tính cách của người mà em yêu quý:

+ Mẹ em là người dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc

+ Bố em là người nóng tính nhưng lại rất tình cảm

+ Chị em là một người con gái dịu dàng và tình cảm

+ Chú em là một người luôn nhiệt tình trong mọi việc

3 Chia sẻ những nét tính cách đặc trưng của em

Hướng dẫn:

Những nét tính cách đặc trưng của em: tốt bụng, hòa đồng, chỉn chu…

Nhiệm vụ 2: Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân

1 Chỉ ra sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của nhân vật trong tình huống

sau:

- Tình huống 1: Cuối tiết học, cô giáo trả bài kiểm tra, T bị điểm kém Đến

tiết tiếp theo, T không thể tập trung học được

- Tình huống 2: Các bạn lớp em đều rất háo hức với chuyến trải nghiệm vào

cuối tuần Khi cô giáo thông báo vì thời tiết không đảm bảo nên nhà trường hoãn chuyến đi này, không khí trong lớp bỗng chùng hẳn xuống

Hướng dẫn:

- Tình huống 1: Từ buồn bã dẫn đến không thể tập trung

- Tình huống 2: Từ cảm xúc hào hức, mong chờ chuyển sang thất vọng,

buồn bã

Trang 2

2 Chia sẻ những thay đổi cảm xúc của em trong một số tình huống cụ thể Hướng dẫn:

- Vào mùa hè năm ngoái gia đình em có kế hoạch đi du lịch Phú Quốc vào ngày 16/5, em rất hào hứng và mong chờ chuyến đi đầu hè này Tuy nhiên gần đến ngày mua vé thì bố em bất ngờ có công việc đột xuất vào ngày bay nên chuyến đi của gia đình đã bị hoãn và chờ một dịp khác gần nhất Em cảm thấy rất buồn và tiếc

= > Những thay đổi cảm xúc của em: từ hào hứng mong chờ chuyển sang buồn bã và tiếc nuối

Nhiệm vụ 3: Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

1 Chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Hướng dẫn:

- Luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan

- Chia sẻ cảm xúc với cha mẹ, bạn bè

- Làm những việc bản thân yêu thích

2 Đóng vai điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực trong những tình huống

sau:

- Tình huống 1: Đi học về, M thấy bàn học của mình bị thay đổi cách sắp đặt

khiến M không tìm thấy món đồ mình để trên bàn M thấy khó chịu và rất muốn hỏi mẹ

- Tình huống 2: T được một bạn trong lớp nói lại rằng H đã nói xấu T với các

bạn T nghe vậy gương mặt biến sắc

Hướng dẫn:

- Tình huống 1: Em sẽ chia sẻ với mẹ về cảm xúc của bản thân và hỏi mẹ

về món đồ mà mình để trên bàn

- Tình huống 2: Em sẽ hỏi H có định kiến gì với bản thân mình mà lại đi nói

xấu và yêu cầu H xin lỗi mình

3 Chia sẻ những tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích

cực

Hướng dẫn:

- Trong tiết trả bài kiểm tra, cô giáo trả bài và em bị điểm kém Em rất buồn

và suy sụp, tuy nhiên em đã lấy lại tinh thần và tự động viên bản thân phải thật cố gắng và làm tốt hơn ở bài kiểm tra lần sau

Trang 3

Nhiệm vụ 4: Thực hiện tranh biện bảo vệ quan điểm

1 Trao đổi về cách thức tranh biện

Hướng dẫn:

- HS trao đổi về cách thức tranh biện theo 3 bước:

+ Bước 1: Nêu ý kiến cá nhân: đồng tình hay phản đối

+ Bước 2: Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến

+ Bước 3: Đưa ra kết luận về ý kiến của mình

- HS tham khảo những điều nên hoặc không nên trong bảng “Lưu ý khi tranh biện” SGK Hoạt động trải nghiệp, hướng nghiệp 8/ trang 9 – Chân trời sáng tạo

2 Thực hành tranh biện quan điểm sau:

"Dành nhiều thời gian cho sử dụng thiết bị công nghệ sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình"

+ Nó khiến cho tình cảm gia đình ngày càng xa cách hơn

- Kết luận: Chúng ta nên sử dụng thiết bị công nghệ một cách phù hợp và dành nhiều thời gian hơn cho người thân

3 Chia sẻ về một tình huống cụ thể mà em đã tham gia tranh biện

Hướng dẫn:

- Tình huống em tham gia tranh biện: Tình trạng nghiện game

- Lập luận:

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân

+ Ảnh hưởng đến các mối quan hệ người thân, bạn bè

- Kết luận: Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, chỉ chơi game để giải tỏa căng thẳng với thời gian sử dụng phù hợp

Trang 4

Nhiệm vụ 5: Thực hiện thương thuyết trong một số tình huống

1 Trao đổi về cách thương thuyết

Hướng dẫn:

- Xác định mục tiêu cần thương thuyết

- Đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để giải thích cho lựa chọn của mình

- Kết luận và khẳng định ý kiến đồng thuận giữa 2 bên

- Khi thương thuyết cần:

+ Chú ý lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác

+ Từ tốn và có thái độ chân thành

2 Đóng vai để thương thuyết trong tình huống sau:

Tình huống: Lớp em đang bàn luận về việc lựa chọn đồng phục cho tiết mục đồng diễn thể thao của lớp gồm: quần áo, giày và một số phụ kiện Có hai nhóm ý kiến khác nhau Cô giáo chủ nhiệm đề nghị hai nhóm thương thuyết với nhau và báo cáo kết quả cuối cùng vào hôm sau

+ Lựa chọn các ý kiến giống nhau sẽ không bàn đến

+ Với các ý kiến trái chiều thì các nhóm lần lượt đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục, sau đó bình chọn theo số đông

- Kết luận: Lựa chọn các ý kiến giống nhau và các ý kiến có lượt bình chọn cao

3 Chia sẻ một tình huống cụ thể mà em đã tham gia thương thuyết

Trang 5

4 Chia sẻ cảm xúc của em sau khi thực hành thương thuyết

Hướng dẫn:

- Cảm thấy hào hứng với việc bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân khi thương thuyết

- Mọi chuyện được giải quyết dễ dàng và không có xích mích

Nhiệm vụ 6: Định hướng kế hoạch rèn luyện một số đặc điểm cá nhân trong cuộc sống

1 Xác định một số đặc điểm cá nhân mà em cần rèn luyện trong cuộc sống

và lập kế hoạch thực hiện

Hướng dẫn:

Một số đặc điểm cá nhân em cảm thấy cần rèn luyện:

- Phải biết kiểm soát cảm xúc tiêu cực

Kế hoạch rèn luyện của em:

- Kỹ năng giao tiếp: Em có thể rèn luyện kỹ năng này bằng cách tham gia

các hoạt động giao tiếp, chia sẻ quan điểm của mình một cách rõ ràng, lắng nghe và đưa ra phản hồi thích hợp

- Suy nghĩ tích cực: Để rèn luyện kỹ năng này, em có thể thực hành tập

trung vào các suy nghĩ tích cực, tìm kiếm những bài học trong mọi tình huống và tìm ra cách thích nghi với thay đổi

- Kỹ năng thuyết trình: Em có thể tự thực hành thuyết trình trước gương,

sau đó là thuyết trình trước 1 nhóm bạn và cuối cùng là tham gia các hoạt động đòi hỏi phải nói trước đám đông

3 Thực hiện kế hoạch đã đề ra

Hướng dẫn:

- HS thực hiện kế hoạch của bản thân đề ra

Trang 6

+ Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân

+ Suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn khi nhìn nhận vấn đề

+ Phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ khi tranh biện, thương thuyết

- Khó khăn:

+ Khó kiểm soát cảm xúc của bản thân

+ Gặp khó khăn khi thương thuyết

2 Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất

với em

1 Em nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân

2 Em nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân

3 Em biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích

cực

4 Em nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân

5 Em biết cách tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống

Trang 7

CHỦ ĐỀ 2 THỂ HIỆN TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN VÀ MỌI NGƯỜI

Nhiệm vụ 1 Khám phá những biểu hiện của người có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh

1 Chia sẻ những việc làm cụ thể mà em đã thực hiện để thể hiện trách

nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh

Hướng dẫn:

Trách nhiệm với bản thân:

- Trách nhiệm với sức khỏe thể chất:

 Tập thể dục mỗi sáng

 Ăn uống lành mạnh

- Trách nhiệm với sức khỏe tinh thần:

 Luôn suy nghĩ theo hướng tích cực

 Kiểm soát cảm xúc tiêu cực

- Trách nhiệm với việc học tập:

 Hoàn thành các bài tập/ nhiệm vụ học tập thầy cô giao

 Chủ động đọc và nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp

Trách nhiệm với mọi người xung quanh:

- Trách nhiệm với bố mẹ, người thân:

 Quan tâm, chăm sóc

 Làm việc nhà, thực hành tiết kiệm trong gia đình

- Trách nhiệm với những người trong cộng đồng:

 Giữ lời hứa

 Hỗ trợ và giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn

2 Trao đổi về những cách thực hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người

xung quanh

Hướng dẫn:

 Cần phải nỗ lực, kiên trì đến cùng để thực hiện kế hoạch đã đề ra

 Cố gắng giữ lời hứa và cam kết đã đưa ra

 Luôn tìm cách để trau dồi kỹ năng và kiến thức của mình, và tận dụng các

cơ hội để học hỏi từ những người xung quanh

Trang 8

 Sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tài nguyên của mình để giúp

đỡ người khác Điều này không chỉ giúp người khác mà còn giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và có ý nghĩa trong cuộc sống

3 Chia sẻ về ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm với bản thân và mọi

người xung quanh

Hướng dẫn:

Việc thực hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh là một phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp Nó cũng giúp tăng cường lòng tin và sự tôn trọng từ mọi người xung quanh và giúp đạt được thành công trong cuộc sống Ngoài ra, việc thực hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh còn khắc phục được những khuyết điểm của bản thân mình, tiến bộ từng ngày và nhận được tình yêu thương từ mọi người

Nhiệm vụ 2 Thể hiện trách nhiệm của bản thân

1 Đóng vai thể hiện trách nhiệm của bản thân qua cách xử lí các tình huống

sau

- Tình huống 1: Dạo gần đây việc học tập của M bị sa sút, nhưng M không

tỏ ra lo lắng

- Tình huống 2: Trong hoạt động thảo luận của nhóm, Y ngồi nghe lơ đãng

và ít tham gia Khi các bạn để nghị Y đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm thì Y từ chối và đề xuất bạn nhóm trưởng trình bày sẽ tốt hơn

- Tình huống 3: Khi các bạn trong tổ đang quét dọn và trang trí lớp học để

chuẩn bị tổ chức kỉ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 thì N và D lại đứng nói chuyện với nhau Các bạn nhắc nhở thì N bảo: “Các bạn cứ làm đi, chúng mình sẽ làm sau”

Hướng dẫn:

Học sinh tự đóng vai theo cách xử lí tình huống thể hiện trách nhiệm của bản thân sau:

- Tình huống 1: M sau khi thấy bài kiểm tra bị điểm kém thì bắt đầu lo lắng,

chú tâm vào việc học hành

- Tình huống 2: Trong lúc hoạt động nhóm, Y chủ động tham gia đóng góp

ý kiến với các bạn, xung phong lên trình bày kết quả thảo luận nhóm

- Tình huống 3: N và D sau khi bị các bạn nhắc nhở thì xin lỗi mọi người và

bắt đầu lại giúp các bạn dọn dẹp và trang trí lớp

Trang 9

2 Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện bản thân theo mục tiêu đã đề ra Hướng dẫn:

Mục tiêu: Nâng cao sức khỏe

=> Kế hoạch: tập thể dục hàng ngày

Mục tiêu: nâng cao trình độ ngoại ngữ

=> Kế hoạch: chủ động bắt chuyện với người nước ngoài để luyện kĩ năng giao tiếp

Mục tiêu: Từ bỏ thói quen xấu

=> Kế hoạch: Không thức khuya chơi điện thoại, thay vào đó là đi ngủ sớm

Nhiệm vụ 3 Thể hiện trách nhiệm với mọi người xung quanh

1 Đóng vai thể hiện trách nhiệm với mọi người xung quanh trong các trường

hợp sau:

- Trường hợp 1: P thấy nhóm bạn bắt nạt một em lớp dưới

- Trường hợp 2: Trong lớp có bạn A bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày

- Trường hợp 3: N kể với C về việc mình bị sàm sỡ và cảm thấy rất hoang

mang, sợ hãi N yêu cầu C giữ bí mật cho mình

Hướng dẫn:

Học sinh tự đóng vai theo các cách xử lí tình huống sau:

- Tình huống 1: P thấy vậy thì chạy vào can ngăn, khuyên các bạn đừng bắt

nạt em nhỏ nữa

- Tình huống 2: Sau giờ học, các bạn trong lớp rủ nhau mua bánh kẹo hoa

quả qua nhà thăm hỏi động viên A, chúc A nhanh khỏi để đi học lại

- Tình huống 3: C an ủi bạn, giữ lời hứa không kể chuyện đó cho người khác

Trang 10

2 Chia sẻ cảm xúc của em và mọi người khi em thể hiện trách nhiệm với mọi

người xung quanh

Hướng dẫn:

Em cảm thấy tự hào và hạnh phúc vì đã giúp đỡ người khác, đóng góp cho

xã hội, tạo ra giá trị và ảnh hưởng tích cực Mọi người xung quanh có thể cảm thấy biết ơn và đánh giá cao sự nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm của em Họ có thể tin tưởng em hơn và có sự tôn trọng đối với em hơn, bởi

vì em đã chứng tỏ mình là một người có đạo đức và có trách nhiệm

Nhiệm vụ 4 Thực hiện cam kết đề ra

1 Thảo luận về những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cam kết

Hướng dẫn:

- Khả năng thực hiện của bản thân

- Điều kiện, phương tiện thực hiện

- Ý chí, nghị lực của bản thân

- Các kĩ năng: quản lí thời gian, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề,

2 Đề xuất những việc làm để thực hiện cam kết trong các tình huống sau:

- Tình huống 1: Ba ngày nữa là nhóm phải trình bày báo cáo trước lớp

Nhóm trưởng đề nghị các thành viên đề cử một bạn làm bài trình chiếu sản phẩm và biên tập video clip đã quay để minh hoạ cho bài thuyết trình của nhóm Em đã mạnh dạn nhận nhiệm vụ này

- Tình huống 2: Bố mẹ rất buồn phiền vì việc chơi điện tử quá nhiều của T

T quyết tâm đặt ra kế hoạch từ bỏ thói quen này

- Tình huống 3: Khi tham gia hoạt động Câu lạc bộ Tiếng Anh, B hứa với các

bạn trong nhóm sẽ dành thời gian 1 buổi/ tuần để hỗ trợ các thành viên nâng cao kĩ năng giao tiếp và sẽ bắt đầu ngay vào tuần sau

Hướng dẫn:

- Tình huống 1: Em sẽ tập trung vào làm bài trình chiếu và biên tập video

sao cho kịp tiến độ

- Tình huống 2: Đề nghị bố mẹ giữ điện thoại của mình, mỗi ngày chỉ xin 30

phút - 1 tiếng để giải trí

- Tình huống 3: Chọn một buổi trong tuần các bạn cùng rảnh, sắp xếp các

lịch trình cá nhân và lên kế hoạch chi tiết mình sẽ nói gì vào buổi hỗ trợ

Trang 11

3 Chia sẻ cảm xúc của em khi thực hiện được những cam kết đặt ra

Hướng dẫn:

Khi em thực hiện được những cam kết đặt ra, em cảm thấy rất hạnh phúc

và tự hào vì đã hoàn thành một mục tiêu quan trọng Ngoài ra, em cảm thấy đầy năng lượng và có động lực để tiếp tục hoàn thành những mục tiêu khác trong cuộc sống Bên cạnh đó, em cũng cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của mình

Nhiệm vụ 5 Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn

đề

1 Thảo luận về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết

vấn đề

Hướng dẫn:

Cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề:

- Bước 1: Xác định khó khăn mình đang gặp phải

- Bước 2: Xác định người có thể hỗ trợ

- Bước 3: Bày tỏ khó khăn và mong muốn được hỗ trợ

- Bước 4: Cảm ơn người đã hỗ trợ

2 Đóng vai tìm kiếm sự hỗ trợ để giải quyết vấn đề trong các tình huống

dưới đây:

- Tình huống 1: Em cam kết nộp sản phẩm của nhóm vào tối mai nhưng

hiện giờ chưa tìm đủ tài liệu và chưa làm được bản thuyết trình

- Tình huống 2: Kết quả học tập học kì này của em giảm sút Em tự hứa với

bản thân sẽ không chơi điện tử nữa nhưng em rất khó để vượt qua

- Tình huống 3: Năm nay, em được bầu làm lớp trưởng Nhưng gần hai

tháng trôi qua, nề nếp của lớp chưa tốt, một số bạn vẫn đi học muộn và chưa hoàn thành bài trước khi đến lớp

Hướng dẫn:

Học sinh tự thực hành đóng vai theo các giải quyết vấn đề dưới đây:

- Tình huống 1: Đầu tiên em phải thành thật báo với các bạn cùng nhóm

rằng mình chưa thể tìm đủ tài liệu và chưa làm được bản thuyết trình, sau

đó em sẽ nhờ các bạn giúp đỡ em tìm kiếm tài liệu để em làm bản thuyết trình cho kịp hạn nộp bài

Trang 12

- Tình huống 2: Em sẽ nhờ bố mẹ giúp đỡ, em muốn bố mẹ giữ điện thoại

của mình để tập trung học hành

- Tình huống 3: Em sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm, đề nghị giáo viên

đưa ra hình phạt cho những bạn thường xuyên đi học muộn và chưa hoàn thành bài trước khi đến lớp

3 Chia sẻ cảm nhận của em khi tìm kiếm được sự hỗ trợ lúc gặp khó khăn

trong giải quyết vấn đề

Lời giải

Hướng dẫn:

Em cảm thấy rất vui sướng khi có người hỗ trợ mình lúc gặp khó khăn

Nhiệm vụ 6 Thực hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình

1 Chia sẻ cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình mà em đã thực hiện Hướng dẫn:

 So sánh giá ở các cửa hàng khác nhau trước khi quyết định mua

 Tự nấu ăn ở nhà, hạn chế đi ăn hàng quán

 Lên kế hoạch chi tiêu

 Tái chế giấy, chai nhựa,

 Tắt các thiết bị điện khi ra ngoài

 Tăng cường sử dụng ánh sáng, gió tự nhiên

2 Xây dựng kịch bản và đóng vai thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh

hoạt gia đình ở tình huống sau

Tình huống: N thấy em đang rửa rau, vòi nước mở rất to và nước tràn ra

ngoài

Hướng dẫn:

Hôm nay mẹ vắng nhà, hai chị em N ở nhà tự nấu ăn N giao cho em gái nhiệm vụ rửa rau Lúc em gái rửa rau, N thấy em mở vòi nước rất to và nước tràn ra ngoài N thấy vậy, liền chạy lại tắt vòi nước

- N: Sao em lại mở nước to như vậy, còn tràn hết ra ngoài

- Em gái: Có sao đâu ạ, rửa như vậy mới sạch được

- N: Em chỉ nên lấy lượng nước vừa đủ trong chậu thôi, em làm như vậy rất lãng phí đó Tiền nước cũng không phải rẻ

Trang 13

- Em gái: Dạ vâng em hiểu rồi ạ, em xin lỗi, lần sau em sẽ chú ý hơn

3 Chia sẻ kết quả thực hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt của gia đình

em

Hướng dẫn:

Kết quả: Tiết kiệm được một khoản chi tiêu cho gia đình

Nhiệm vụ 7 Lan tỏa giá trị của tinh thần trách nhiệm

1 Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về trách nhiệm

Hướng dẫn:

- Ai làm người ấy chịu

- Ăn cây nào rào cây ấy

- Bụng làm dạ chịu

- Bút sa gà chết

- Có gan ăn cướp, có gan chịu đòn

2 Xây dựng bài thuyết trình để lan tỏa tinh thần trách nhiệm trong việc hoàn

thiện bản thân

Hướng dẫn:

Lợi ích của việc thể hiện tinh thần trách nhiệm:

Việc thực hiện tinh thần trách nhiệm giúp chúng ta đạt được sự tôn trọng và

sự tin tưởng từ những người xung quanh

Tinh thần trách nhiệm giúp tăng tính tổ chức, năng suất và hiệu quả trong công việc, giúp chúng ta đạt được thành công trong sự nghiệp

Tinh thần trách nhiệm là một giá trị đáng quý, nó giúp người khác đánh giá cao bạn và tin tưởng vào khả năng của bạn trong việc giải quyết các vấn đề Khi bạn thể hiện tinh thần trách nhiệm, bạn sẽ cẩn thận hơn, điều này giúp bạn tránh được những rắc rối và đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh

Sự cần thiết của tinh thần trách nhiệm trong việc hoàn thiện bản thân: Tăng khả năng tự chủ: Khi có tinh thần trách nhiệm, bạn sẽ tự động đảm

nhận trách nhiệm của mình Bạn sẽ không trông chờ vào người khác hoặc xin lỗi vì những việc không hoàn thành đúng hạn Điều này sẽ giúp bạn trở nên độc lập hơn và có khả năng tự chủ cao hơn

Trang 14

Xây dựng niềm tin và tôn trọng bản thân: Tinh thần trách nhiệm giúp bạn

có một ý thức tốt về việc hoàn thành nhiệm vụ Khi bạn hoàn thành nhiệm

vụ một cách đúng đắn, bạn sẽ cảm thấy hài lòng và tin tưởng bản thân hơn Điều này sẽ giúp bạn xây dựng niềm tin và tôn trọng bản thân

Phát triển kỹ năng quản lý thời gian: Tinh thần trách nhiệm giúp bạn tổ

chức và quản lý thời gian tốt hơn Khi bạn có trách nhiệm với một nhiệm vụ, bạn sẽ cần phải lên kế hoạch và tổ chức thời gian để hoàn thành nó đúng hạn Điều này giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý thời gian tốt hơn, giúp bạn hoàn thiện bản thân và tăng hiệu quả công việc

Tăng khả năng giải quyết vấn đề: Tinh thần trách nhiệm giúp bạn có khả

năng tìm kiếm các giải pháp và lựa chọn phù hợp nhất để hoàn thành nhiệm

vụ Khi bạn trở nên trách nhiệm, bạn sẽ cố gắng giải quyết mọi vấn đề trước mắt một cách tốt nhất có thể Điều này giúp bạn phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và trở nên chuyên nghiệp hơn

Tăng cơ hội thành công: Tinh thần trách nhiệm giúp bạn trở nên nghiêm

túc và chuyên nghiệp trong công việc Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội thành công hơn, vì những người chuyên nghiệp và nghiêm túc thường

Tấm gương thành công nhờ tinh thần trách nhiệm:

Elon Musk - nhà sáng lập và CEO của Tesla, SpaceX và The Boring Company: Elon Musk được biết đến là một trong những nhà lãnh đạo nổi

tiếng với tinh thần trách nhiệm cao Ông luôn đặt mục tiêu rõ ràng và phấn đấu làm việc hết sức mình để đạt được những mục tiêu đó Một trong những

ví dụ về tinh thần trách nhiệm của Elon Musk là việc xây dựng các trạm sạc điện cho xe điện Tesla trên khắp thế giới

Bill Gates - Nhà sáng lập Microsoft: Bill Gates là một trong những người

giàu nhất thế giới nhờ tinh thần trách nhiệm của mình Ông đã đóng góp rất nhiều vào các hoạt động từ thiện và hỗ trợ những vấn đề về sức khỏe, giáo dục, và phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển

Satya Nadella - CEO của Microsoft: Satya Nadella, CEO của Microsoft,

được biết đến với tinh thần trách nhiệm cao và sự cống hiến cho các vấn đề liên quan đến giáo dục và phát triển kinh tế Ông cũng đã đưa ra những quyết định đúng đắn để đưa Microsoft trở lại đường đua với các công ty công nghệ hàng đầu thế giới

Ca dao, tục ngữ, danh ngôn về trách nhiệm:

- Ai làm người ấy chịu

- Ăn cây nào rào cây ấy

Trang 15

- Bụng làm dạ chịu

- Bút sa gà chết

- Có gan ăn cướp, có gan chịu đòn

3 Thuyết trình để lan tỏa giá trị của tinh thần trách nhiệm

1 Em xác định được những việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh

2 Em thực hiện được những việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân

3 Em thực hiện được những việc làm thể hiện trách nhiệm với mọi người xung quanh

4 Em thực hiện được cam kết đề ra

5 Em thực hiện được trách nhiệm của bản thân khi tham gia các hoạt động và thực hiện nhiệm vụ được giao

6 Em thực hiện được trách nhiệm sống tiết kiệm trong sinh

Trang 16

CHỦ ĐỀ 3 XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN

Nhiệm vụ 1: Nhận diện các dấu hiệu bắt nạt học đường

1 Chỉ ra dấu hiệu bắt nạt học đường trong những bức tranh dưới đây: Hướng dẫn:

- Tranh 1: Lớn tiếng, đe dọa bạn, bắt bạn đưa đồ cho mình

 Hòa đồng, vui vẻ, thân ái với bạn bè

 Tự tin, mạnh mẽ hơn trong suy nghĩ và hành động

 Chia sẻ với người tin cậy, tìm kiếm sự hỗ trợ khi có nguy cơ bị bắt nạt

- Khi chứng kiến bạn bị bắt nạt cần:

 Khéo léo giải tỏa sự xung đột của hai bên

 Vận dụng kĩ năng thương lượng, thương thuyết

 Báo cáo sự việc kịp thời với người có thể xử lí

Nhiệm vụ 2 Tìm hiểu những tình huống cần từ chối và cách từ chối

1 Xác định các tình huống cần từ chối

1 Bạn muốn em thực hiện ngay việc gì đó khi em đang bận

2 Bạn rủ em chơi điện tử khi em không muốn

3 Bạn giục em đưa ra quyết định khi chưa đủ thời gian suy nghĩ

4 Bạn đề nghị em thực hiện một việc nằm ngoài khả năng của em

5 Bạn rủ em hút thuốc lá

6 Bạn rủ em tham gia môn thể thao yêu thích

7 Bạn khuyên em làm những điều tốt đẹp cho mọi người,

Hướng dẫn:

Trang 17

3 Trao đổi về những cách từ chối trong các tình huống khác nhau

Hướng dẫn:

Bước 1 Nhận diện được các tình huống cần từ chối

- Từ chối trực tiếp: Từ chối trong các tình huống có thể gây hại cho mình và người khác

- Từ chối trì hoãn: Từ chối khi không có khả năng, điều kiện để thực hiện, cần thời gian để suy nghĩ

- Từ chối đàm phán: Từ chối khi có phương án thay thế

Bước 3 Thực hiện theo cách đã xác định

Nhiệm vụ 3 Thực hành kĩ năng từ chối

1 Đóng vai thực hành kĩ năng từ chối trong tình huống dưới đây

- Tình huống 1: Nhóm của T được phân công làm một dự án và T là nhóm

trưởng Khi T phân công, một bạn nói: "Cậu làm hộ tớ đi, chúng ta là bạn thân mà!"

- Tình huống 2: Hôm nay, B rủ H đi chơi điện tử trong khi H chưa làm xong

bài tập: "H ơi, trò chơi điện tử này hay lắm đấy, đi chơi với mình đi!"

- Tình huống 3: Bạn rủ A tham gia câu lạc bộ nhưng A chưa biết thông tin

về câu lạc bộ và muốn tìm hiểu thêm trước khi trả lời

Trang 18

Hướng dẫn:

Học sinh tự đóng vai theo cách xử lí tình huống sau:

- Tình huống 1: T sẽ nói với bạn kia rằng: Tớ với cậu là bạn thân nhưng đây

là việc chung của cả nhóm, ai cũng phải làm một phần công việc như nhau Nếu cậu không làm thì tớ sẽ ghi lại và báo với cô giáo, cậu sẽ không có điểm nhóm

- Tình huống 2: H sẽ từ chối với lí do: tớ chưa làm xong bài tập đâu, hẹn cậu

hôm khác nhé

- Tình huống 3: A; Tớ cần thời gian tìm hiểu thông tin về câu lạc bộ này đã,

tớ sẽ quyết định sau nhé

2 Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của em khi từ chối trong các tình

huống khác nhau của cuộc sống

 Tạo mối quan hệ chân thành: Nếu bạn biết từ chối một cách lịch sự và thông cảm, bạn sẽ tạo được mối quan hệ chân thành hơn với những người xung quanh, vì họ sẽ cảm thấy được kính trọng và đánh giá cao tính thẳng thắn của bạn

- Khó khăn:

 Cảm thấy áp lực từ người khác: Có thể có những người quan trọng đối với bạn cảm thấy bất mãn hoặc bị thất vọng khi bạn từ chối họ Điều này

có thể tạo cảm giác áp lực và căng thẳng trong mối quan hệ

 Lo lắng về cảm xúc của người khác: Khi từ chối một yêu cầu hoặc lời mời của người khác, bạn có thể lo lắng rằng họ sẽ cảm thấy bị từ chối hoặc bị xúc phạm Điều này có thể gây ra một mối quan hệ căng thẳng hoặc gây

ra sự khó chịu

Trang 19

Nhiệm vụ 4 Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường

Xây dựng kịch bản và đóng vai từng nhân vật trong tình huống sau để rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường

Tình huống:

H vốn nhút nhát, không biết cách hòa mình vào tập thể nên bị bạn bè cô lập

Q chơi với H kèm điều kiện mỗi ngày H phải tặng cho Q một món đồ

M ngồi cùng bàn với H và biết Q bắt nạt H nhưng nghĩ không liên quan đến mình nên không nói gì?

Hướng dẫn:

H vốn nhút nhát, không biết cách hòa mình vào tập thể nên bị bạn bè cô lập

- Q: H này, tớ thấy cậu cứ ngồi một mình trong giờ ra chơi suốt thôi, làm bạn với tớ nhé!

- H: Tuyệt quá! Cả lớp không ai muốn chơi với tớ cả Cảm ơn cậu nhiều lắm!

- Q: Nhưng mà tớ có một điều kiện Cậu phải đồng ý tớ mới chơi với cậu

- H: Tớ đồng ý, điều kiện gì cũng được!

- Q: Mỗi ngày cậu phải tặng tớ một món đồ thì tớ mới chơi với cậu cơ Cậu

đã đồng ý rồi đấy nhé

Mặt H tối sầm lại

- H: Tại tại sao vậy chứ?

- Q: Cứ làm thế đi Ngày mai mang sữa chua lên lớp cho tớ nhé Cậu không mang thì đừng có trách

H không nói gì Gục xuống bàn và khóc

M ngồi bên cạnh H, thấy thế cũng không an ủi bạn Ngày hôm sau, H mang cho Q một hộp sữa Q thấy thế rất vui

- Q: Tuyệt, đúng là bạn tốt Ngày mai mang bánh kem cho tớ nhé!

Nhiệm vụ 5 Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống

1 Chia sẻ về các biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ

Hướng dẫn:

- Chủ động thiết lập và phát triển mối quan hệ bạn bè

- Kiểm soát được cảm xúc của bản thân trong các mối quan hệ

Trang 20

- Sẵn sàng chịu trách nhiệm cho mọi hành động và quyết định của mình trong các mối quan hệ

2 Đóng vai thể hiện sự tự chủ của em trong các mối quan hệ ở mỗi tình

huống sau:

- Tình huống 1: H là một bạn mới chuyển đến lớp của em H khá rụt rè vì

chưa quen được với môi trường học tập mới

- Tình huống 2: Em và N học khác lớp nhưng chơi rất thân với nhau Hôm

nay, N có mâu thuẫn với một bạn ở lớp của mình nên rủ em chặn đường để nói chuyện với bạn ấy khi tan học

Hướng dẫn:

Học sinh tự đóng vai theo cách giải quyết tình huống sau:

- Tình huống 1: Em sẽ chủ động đến bắt chuyện, làm quen với H Giới thiệu

H với các bạn cùng lớp để bạn có thể nhanh chóng hòa nhập

- Tình huống 2: Em sẽ khuyên N đừng làm như vậy mà hãy lại hẹn bạn nói

chuyện đàng hoàng để giải quyết

3 Chia sẻ cảm xúc của em khi thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan

Nhiệm vụ 6 Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội

1 Chỉ ra các biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã

hội

Hướng dẫn:

- Tự chủ trong xây dựng mối quan hệ trên mạng

 Kết bạn với những người bạn phù hợp mà mình đã biết thông tin

 Từ chối kết bạn với người lạ

- Tự chủ trong giải quyết vấn đề

 Chia sẻ các thông tin khi đã tìm hiểu kĩ

Trang 21

 Bình luận tích cực bài viết của người khác

 Bảo mật tài khoản mạng xã hội của mình, tránh để người xấu lợi dụng

2 Đóng vai thể hiện sự tự chủ của em trong các mối quan hệ trên mạng xã

hội khi gặp những tình huống sau:

- Tình huống 1: Các bạn rủ em tham gia vào một nhóm kín trên mạng xã

hội

- Tình huống 2: Một người bạn rất thân trong nhóm của em đăng thông tin

nói xấu kèm hình ảnh bạn A trên mạng xã hội Các bạn trong nhóm đã chia

sẻ, bình luận rất sôi nổi và rủ em tham gia cùng

- Tình huống 3: Một người bạn thân nói không đúng về em trên mạng xã

hội

Hướng dẫn:

Học sinh tự đóng vai theo cách giải quyết tình huống sau:

- Tình huống 1: Em sẽ hỏi kĩ thông tin về nhóm kín đó (có bao nhiêu thành

viên, mục đích chính của nhóm kín là gì, trong nhóm chia sẻ nội dung gì ) rồi mới quyết định có tham gia hay không

- Tình huống 2: Em sẽ từ chối tham gia chia sẻ và bình luận bài viết đó vì

làm như vậy là vi phạm quyền riêng tư và gây tổn thương đến danh dự, hình ảnh của bạn A Đó là một hành động không tốt và có thể gây thêm tổn thương đến bạn A Thay vào đó, em sẽ đề nghị nhóm bạn nên gỡ bài viết

- Tình huống 3: em sẽ trực tiếp nhắn tin hoặc liên lạc với người bạn của

mình để hỏi họ về nội dung bài đăng và yêu cầu gỡ bài đăng đó Họ có thể đang có hiểu lầm về em hoặc đã nói sai về em

3 Chia sẻ cảm xúc của em khi thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan

hệ trên mạng xã hội

Hướng dẫn:

Khi thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội, em cảm thấy rất hài lòng và tự tin về bản thân Việc tự chủ đối với mối quan hệ trên mạng xã hội giúp em kiểm soát tốt hơn những thông tin và hình ảnh được chia sẻ về mình trên mạng Em không bị ảnh hưởng quá mức bởi những bình luận hoặc đánh giá không tích cực từ người khác Em cũng biết cách bảo vệ thông tin cá nhân và hạn chế sự xâm phạm vào quyền riêng tư của mình trên mạng

Trang 22

Nhiệm vụ 7 Thực hiện một số việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường

1 Trao đổi về cách xây dựng truyền thống nhà trường

- Tuyên truyền về truyền thống của nhà trường

2 Thực hiện những việc làm sau để góp phần xây dựng truyền thống nhà

trường

Hướng dẫn:

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể

- Đoàn kết, tương thân tương ái với bạn bè

- Xây dựng và giữ gìn tình bạn

- Tự chủ trong quan hệ bạn bè

- Cùng nhau học tập tốt

- Đấu tranh, phòng tránh các biểu hiện không lành mạnh

- Tự tin giao tiếp, ứng xử văn minh

- Nói không với bạo lực học đường

3 Chia sẻ cảm xúc của em khi thực hiện được việc làm góp phần xây dựng

truyền thống nhà trường

Hướng dẫn:

Khi thực hiện được việc góp phần xây dựng truyền thống của nhà trường,

em cảm thấy rất tự hào và vui mừng vì đã đóng góp vào việc xây dựng một môi trường học tập và làm việc tốt hơn cho toàn thể cộng đồng Việc góp phần xây dựng truyền thống nhà trường giúp em có cơ hội giao lưu, trao đổi với nhiều người và rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, tổ chức, quản lý thời gian và các kỹ năng mềm khác

Trang 23

Nhiệm vụ 8 Xây dựng và giữ gìn tình bạn

1 Chia sẻ về tình bạn của em

Hướng dẫn:

Em có một người bạn thân từ năm lớp 6 Chúng em đã cùng vui, cùng buồn, giúp đỡ nhau trong học tập để cùng nhau tiến bộ Chúng em luôn đồng hành với nhau, chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống

2 Chia sẻ về cách xây dựng và giữ gìn tình bạn

Hướng dẫn:

- Quan tâm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng nhau

- Cùng giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống

- Thẳng thắn giải quyết xung đột nảy sinh

3 Đóng vai thể hiện cách xây dựng và giữ gìn tình bạn trong tình huống sau:

Tình huống: P và H là hai người bạn thân từ những năm học trước Đầu năm học này, gia đình P gặp khó khăn nên P phải chuyển trường

Hướng dẫn:

Cách xây dựng và giữ gìn tình bạn: Giữ liên lạc với nhau, gọi điện cho nhau thường xuyên để cập nhật thông tin của nhau, kể cho nhau nghe về những câu chuyện về trường học, cuộc sống và các sự kiện liên quan đến bản thân

4 Chia sẻ về các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện về tình bạn

- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

- Sông Cửu Long nhìn năm vẫn chảy

Nghĩa bạn bè mãi mãi không phai

- Suốt đời gắn bó keo sơn

Cùng chung chí hướng cùng nhau kết tình

- Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau

Bạn bè là nghĩa trước sau

Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai

Trang 24

1 Em nhận diện được dấu hiệu của bắt nạt học đường

2 Em thực hiện được kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường

3 Em nhận biết được những tình huống cần từ chối

4 Em thực hiện được kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể

5 Em thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống

6 Em thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội

7 Em thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần gây dựng

truyền thống nhà trường

8 Em xây dựng và giữ gìn được tình bạn

Trang 25

CHỦ ĐỀ 4 SỐNG HÒA HỢP TRONG GIA ĐÌNH

Nhiệm vụ 1 Tìm hiểu về những việc làm và lời nói để người thân hài lòng

1 Chia sẻ những việc làm để người thân hài lòng

Hướng dẫn:

- Cùng nhau chia sẻ việc nhà

- Chăm sóc khi người thân bị ốm, mệt

- Giúp đỡ người thân những công việc phù hợp

2 Chia sẻ những lời nói để người thân hài lòng

Hướng dẫn:

- Hỏi thăm khi người thân bị ốm, mệt

- Chia sẻ, quan tâm, động viên khi người thân có niềm vui, nỗi buồn

- Bày tỏ sự tôn trọng ý kiến của người thân

Nhiệm vụ 2 Thực hiện những việc làm và lời nói để người thân hài lòng

1 Chỉ ra vì sao việc làm của bạn nhỏ trong tranh lại mang đến niềm vui cho

bố mẹ

Hướng dẫn:

Vì bạn ấy đã chủ động chia sẻ với bố về chuyện trong cuộc sống của bạn ấy

2 Đóng vai thể hiện những việc làm và lời nói để người thân hài lòng trong

các trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Khi mẹ hỏi kĩ về mối quan hệ bạn bè của em

- Trường hợp 2: Khi bố gợi ý em tham gia sinh hoạt ở câu lạc bộ mà em

không muốn

- Trường hợp 3: Khi đi học về em nhìn thấy mâm cơm chị đã chuẩn bị sẵn

sàng

Hướng dẫn:

- Trường hợp 1: Em sẽ kể cho mẹ nghe

- Trường hợp 2: em sẽ chia sẻ với bố rằng câu lạc bố ấy không phù hợp với

em, và mong bố ủng hộ em

- Trường hợp 3: Em sẽ cảm ơn chị gái vì đã nấu cho em một bữa cơm ngon

Trang 26

3 Chia sẻ những tình huống mà em đã có việc làm và lời nói để người thân

hài lòng

Hướng dẫn:

Tình huống: Em đạt điểm cao ở trên trường và em khoe với bố mẹ

4 Chia sẻ cảm xúc của em khi thực hiện những việc làm và lời nói khiến

người thân hài lòng

1 Thảo luận về những biểu hiện thể hiện thái độ tôn trọng ý kiến của các

thành viên trong gia đình

Hướng dẫn:

Để thể hiện thái độ tôn trọng ý kiến của người thân, cần:

- Lắng nghe tích cực và chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp của người thân

- Giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện và không ngắt lời khi người thân đang nói

- Có phản hồi phù hợp khi nghe ý kiến của người thân

- Đặt mình vào vị trí của người thân và cố gắng thấu hiểu suy nghĩ của họ

- Đặt những câu hỏi để người thân thấy mình thực sự quan tâm đến ý kiến của họ

- Khen và ghi nhận ý kiến của người thân trước khi nêu ý kiến của mình

2 Đóng vai thể hiện thái độ tôn trọng ý kiến của các thành viên trong gia

đình trong các tình huống sau:

- Tình huống 1: H học thêm Tiếng Anh trực tuyến với thầy giáo người nước

ngoài Học được hai buổi thì H nói với bố mẹ muốn chuyển sang lớp khác vì giọng của thầy hơi khó nghe mặc dù phương pháp giảng dạy của thầy khá

dễ hiểu Bố H khuyên nên học thêm một số buổi nữa H có thể sẽ nghe quen giọng nói của thầy

- Tình huống 2: Bài kiểm tra Toán lần này của M bị điểm kém Mẹ hỏi M lí

do và nhắc nhở M nên tập trung hơn vào việc học

Trang 27

- Tình huống 3: Anh trai nhắc nhở X:“Hôm nay đến lịch trực nhật của em,

em cần phải dọn nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ hơn”

Hướng dẫn:

Học sinh tự đóng vai theo cách xử lí tình huống sau

- Tình huống 1: H đồng ý với bố tiếp tục học với thầy

- Tình huống 2: M chân thành xin lỗi mẹ, hứa sẽ tập trung học hành

- Tình huống 3: M đồng ý với anh và dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ

3 Chia sẻ cảm xúc của các thành viên trong gia đình khi em tôn trọng ý kiến

của mọi người

Hướng dẫn:

Các thành viên trong gia đình cảm thấy hạnh phúc và cảm kích khi em tôn trọng ý kiến của họ Họ có thể cảm thấy rằng họ được quan tâm và được coi trọng Ngoài ra, các thành viên sẽ cảm thấy hài lòng vì họ thấy bản thân được đồng tình và được lắng nghe

Nhiệm vụ 4 Thực hành kĩ năng thuyết phục người thân

1 Trao đổi về cách thuyết phục người thân

Hướng dẫn: Để thuyết phục người khác, cần:

- Chuẩn bị kĩ vấn đề cần thuyết phục:

 Xác định mục đích thuyết phục

 Liệt kê nội dung trình bày theo thứ tự nhất định

 Chuẩn bị các thông tin cho từng nội dung

- Lựa chọn thời điểm thích hợp để thuyết phục:

 Khi người thân vui vẻ, cởi mở

 Khi người thân có tâm trạng tốt

 Khi có nhiều thời gian rảnh (sau giờ ăn cơm tối )

- Tạo hứng thú với người nghe:

 Kể chuyện để khơi gợi sự đồng cảm

 Kết hợp ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, nụ cười, cử chỉ tay )

- Trình bày vấn đề rõ ràng và trực tiếp:

 Trình bày rõ ràng, cụ thể các nội dung và làm rõ các ý kiến cần thiết

Trang 28

 Tránh nói dài dòng, lan man

- Tôn trọng ý kiến và tìm ra điểm chung với người được thuyết phục

 Lắng nghe tích cực ý kiến của người thân

 Giữ vững ý kiến nhưng không bảo thủ, cực đoan

 Đưa ra những điểm tương đồng trong suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề

- Sử dụng dẫn chứng, lập luận kèm theo quan điểm của mình

 Sử dụng dẫn chứng để tạo sự tin tưởng

 Nội dung phải có tính logic và tính khả thi

2 Thực hành kĩ năng thuyết phục bố mẹ, người thân trong các tình huống

sau:

- Tình huống 1: T rất thích cắt tóc ngắn nhưng mẹ lại không đồng ý Mẹ nói

với T: “Cắt tóc ngắn nhìn không hợp với khuôn mặt của con, mẹ nghĩ con nên

- Tình huống 1: T nên trình bày với mẹ một cách chân thành về lý do tại sao

T muốn cắt tóc ngắn T giải thích cho mẹ thấy rằng T đã tìm hiểu và cân nhắc

kỹ lưỡng trước khi quyết định cắt tóc, thuyết phục mẹ rằng kiểu tóc ngắn có thể phù hợp với T

- Tình huống 2: Em cần giải thích cho bố mẹ rằng bọn em đi học cùng nhau

thật, có thể lấy dẫn chứng là em tiến bộ rõ rệt, đạt điểm cao, được cô giáo khen để bố mẹ tin tưởng

3 Xây dựng kịch bản thuyết phục người thân trong những tình huống ở gia

đình em

Hướng dẫn:

Gợi ý: Thuyết phục bố mẹ cho mua máy tính bảng để phục vụ mục đích học tập

Trang 29

Nhiệm vụ 5 Sắp xếp và thực hiện các công việc trong gia đình

1 Lập thời gian biểu cho các công việc em cần làm trong gia đình

Gợi ý:

Dọn dẹp nhà cửa, rửa cốc chén Sau khi đi học về

Trông em và hướng dẫn em học Sau khi ăn tối

Tổng vệ sinh nhà cửa Cuối tuần

Chăm sóc vật nuôi và cây cối Sau khi đi học về

Hướng dẫn:

Dọn dẹp nhà cửa, rửa cốc chén Sau khi đi học về

Trông em và hướng dẫn em học Sau khi ăn tối

Tổng vệ sinh nhà cửa Cuối tuần

Chăm sóc vật nuôi và cây cối Sau khi đi học về

2 Thực hiện các công việc em đã sắp xếp trong thời gian biểu và chia sẻ kết

quả

Hướng dẫn: Học sinh tự thực hiện

Trang 30

Nhiệm vụ 6 Triển lãm hình ảnh gia đình

1 Lựa chọn và làm sản phẩm để tham gia triển lãm

Hướng dẫn: Học sinh tự lựa chọn sản phẩm và trưng bày

2 Giới thiệu sản phẩm trưng bày

Hướng dẫn: Học sinh tự giới thiệu sản phẩm trưng bày

3 Chia sẻ cảm xúc của em sau khi tham gia triển lãm

Hướng dẫn:

Sau khi tham gia triển lãm, em cảm thấy tự hào và hạnh phúc về những thành tựu mà gia đình đã có được, những kỷ niệm đáng nhớ và tình cảm trong gia đình

1 Em chia sẻ được những việc làm, lời nói để người thân hài lòng

2 Em thực hiện được những việc làm và lời nói để người thân hài lòng

3 Em thể hiện được thái độ tôn trọng ý kiến của các thành viên trong gia đình

4 Em thể hiện được khả năng thuyết phục người thân

5 Em sắp xếp và hoàn thành được các công việc trong gia đình

Trang 31

CHỦ ĐỀ 5 LÀM QUEN VỚI KINH DOANH

Nhiệm vụ 1 Tìm hiểu về kế hoạch kinh doanh

1 Chia sẻ những ý tưởng hoặc công việc em đã từng làm có liên quan đến

- Ý tưởng kinh doanh

- Nhu cầu của khách hàng

- Tiếp thị, quảng cáo sản phẩm

- Vốn kinh doanh

3 Chỉ ra ý nghĩa của việc lập kế hoạch kinh doanh

Hướng dẫn:

- Xác định hướng đi đúng đắn trong kinh doanh

- Đưa ra các cách kinh doanh hiệu quả

- Thu hút các nhà đầu tư

- Đánh giá mức độ khả thi của kế hoạch

- Xác định rõ ràng các mức chi phí cho mỗi hoạt động

Nhiệm vụ 2 Tìm hiểu về ảnh hưởng của tiếp thị, quảng cáo đến quyết định chi tiêu cá nhân

1 Chia sẻ những cách tiếp thị, quảng cáo sản phẩm mà em biết

Hướng dẫn:

- Phát tờ rơi

- Quảng cáo trên mạng xã hội

- Quảng cáo trên truyền hình

- Tổ chức buổi giới thiệu sản phẩm

- Quảng cáo treo ở nơi công cộng, đông người qua lại

Ngày đăng: 16/08/2024, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w