1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại
Tác giả Lê Thị Trâm Anh, Lê Vũ Phương, Nguyễn Thị Thanh Phương, Nguyễn Anh Thư, Nguyễn Hải Yến, Ngô Hoàng Như Ý
Người hướng dẫn TS. Lê Hà Diễm Chi
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị Ngân hàng Thương mại
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 191,91 KB

Nội dung

Các nhântố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng GDP, và tỷ giá hối đoái,cùng với các yếu tố vi mô như quản trị rủi ro, chất lượng tài sản, và hiệu quả hoạtđộng của

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

-BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI: MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ

XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 1

ST

T Thành viên Công việc Đánh giá

Tính data, chạy stata, soạn thảoword, vẽ biểu đồ, làm yêu cầu 1

5/5

Tính data, chạy stata, vẽ biểu

đồ, làm yêu cầu 2, soạn thảo word

5/5

Tính data, chạy stata, vẽ biểu

đồ, làm yêu cầu 2, soạn thảo word

5/5

Tính data, chạy stata, vẽ biểu

đồ, làm yêu cầu 3, soạn thảo word

5/5

Tính data, chạy stata, vẽ biểu

đồ, làm yêu cầu 3, soạn thảo word

5/5

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU i

DANH MỤC HÌNH ẢNH ii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU 2

2.1 Cơ sở lý thuyết 2

2.2 Mô hình các nhân tố tác động nợ xấu 3

2.3 Các nhân tố tác động nợ xấu 4

2.3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP 4

2.3.2 INRATE - Lãi suất 4

2.3.3 INF - tỷ lệ lạm phát 4

2.3.4 SIZE - quy mô ngân hàng 5

2.3.5 CREGRO- Tốc độ tăng trưởng tín dụng 5

2.3.6 LA-tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản của ngân hàng 5

2.3.7 LLR-tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng 5

2.3.8 LDR-tỷ lệ dư tín dụng/ số vốn huy động của ngân hàng 6

2.3.9 ROA-tỷ suất lợi nhuận/ tài sản, ROE-tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu 6

Phân tích Mean, Min, Max 7

Phân tích sự tương quan dựa vào ma trận và đồ thị giữa các biến 8

Đồ thị 8

Ma trận tương quan 12

Phân tích những biến có ý nghĩa thống kê 13

Tỷ lệ lạm phát (INF) 14

Quy mô ngân hàng (SIZE) 14

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Nợ xấu của các ngân hàng thương mại luôn là một vấn đề quan trọng và nhạy cảm,ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tài chính của cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tếnói chung Trong bối cảnh từ năm 2011 đến 2023, nền kinh tế Việt Nam đã trải quanhiều biến động, từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đếnnhững thách thức mới như đại dịch COVID-19 Những yếu tố này đã tạo ra những tácđộng đa chiều và phức tạp lên tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại

Trong giai đoạn này, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đối mặt với nhiều tháchthức trong việc kiểm soát và giảm thiểu nợ xấu Nợ xấu không chỉ gây thiệt hại về tàichính mà còn ảnh hưởng đến uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng Các nhân

tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng GDP, và tỷ giá hối đoái,cùng với các yếu tố vi mô như quản trị rủi ro, chất lượng tài sản, và hiệu quả hoạtđộng của ngân hàng, đều có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nợxấu

Đề tài "Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại"nhằm phân tích, đánh giá các nhân tố kinh tế, tài chính, và chính sách đã ảnh hưởngđến nợ xấu trong giai đoạn này Qua đó, đề tài không chỉ cung cấp cái nhìn tổng quan

về thực trạng nợ xấu mà còn đi sâu vào phân tích các mô hình kinh tế lượng để xácđịnh mối quan hệ giữa các nhân tố và nợ xấu

Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn hướng tới việc đưa ra các giải pháp và khuyến nghị

cụ thể để cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, và đề xuấtcác chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước nhằm ổn định và phát triển bền vững hệ thốngngân hàng thương mại tại Việt Nam Thông qua việc phân tích chi tiết và toàn diện, đềtài kỳ vọng sẽ đóng góp một phần vào việc xây dựng nền tảng tài chính vững chắc, hỗtrợ sự phát triển kinh tế quốc gia trong những năm tới

i

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Tương quan giữa NPL và CREGRO 9

Hình 2: Tương quan giữa NPL và LA 9

Hình 3: Tương quan giữa NPL và LLR 9

Hình 4: Tương quan giữa NPL và LDR 10

Hình 5: Tương quan giữa NPL và SIZE 10

Hình 6: Tương quan giữa NPL và ROA 11

Hình 7: Tương quan giữa NPL và ROE 11

Trang 7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hiện tại, ngành ngân hàng đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mìnhtrong nền kinh tế Đặc biệt, trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại –thành phần chính của ngành ngân hàng, đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như: ổnđịnh thị trường tiền tệ, kiểm soát lạm phát, áp dụng công nghệ cao vào quy trình thanhtoán, góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Tuy nhiên, rủi ro trongkinh doanh là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong ngành ngân hàng Một trongnhững rủi ro nổi bật nhất là vấn đề nợ xấu

Trên thực tế, nợ xấu luôn tồn tại song hành với hoạt động của ngân hàng và được xem

là một trong những nguyên nhân chính gây ra những bất ổn vĩ mô Tỷ lệ nợ xấu caođồng nghĩa với việc một lượng vốn lớn không thể quay vòng, gây khó khăn cho tínhthanh khoản của ngân hàng và tạo ra biến động trong các chính sách điều hành, quản

lý của Ngân hàng Nhà nước Nghiêm trọng hơn, nếu tình trạng nợ xấu kéo dài, sốlượng doanh nghiệp thiếu vốn để duy trì hoạt động sẽ tăng lên và có thể dẫn đến phásản, kéo theo những nguy cơ về sự kém bền vững của hệ thống ngân hàng và nền kinhtế

Do đó, việc xử lý nợ xấu trở thành một yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hiện nay, bởinếu quá trình xử lý kéo dài, nguồn vốn trong nền kinh tế sẽ bị ứ đọng, dẫn đến nhữngảnh hưởng tiêu cực khác Để giải quyết vấn đề này một cách triệt để và hiệu quả, bướcđầu tiên cần thực hiện là xác định rõ các yếu tố tác động đến nợ xấu và mức độ tácđộng của chúng, từ đó đề xuất những giải pháp hiệu quả và phù hợp để khắc phục nợxấu và cải thiện hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng Vì lý do này, nhóm em

đã chọn "Mô hình các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại ViệtNam" làm đề tài nghiên cứu của mình

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này là xác định được những yếu tố vĩ mô và vi mô tácđộng đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam; đồng thời phân tích mức độ ảnh hưởng củacác yếu tố đó như thế nào Và từ kết quả nghiên cứu, có thể đưa ra một số khuyến nghịnhằm giảm thiểu nợ xấu tại các NHTM Việt Nam

1

Trang 8

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nợ xấu và các yếu tố vĩ mô, vi mô tác động đến nợxấu tại các NHTM tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Về nội dung: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM

- Về thời gian: giai đoạn từ 2011 – 2023

- Về không gian: Nhóm em sẽ phân tích 29 NHTM lớn trên cả nước

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC

ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU

2.1 Cơ sở lý thuyết

Nợ xấu là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên thế giới với các từ như performing loans” (NPL), “bad debt”, “doubtful debt” chỉ các khoản nợ khó đòi(Fofack, 2005) hoặc các khoản vay có vấn đề (Berger & De Young, 1997) hoặc khoản

“Non-nợ không trả được (defaulted loans) mà ngân hàng không thể thu lợi từ nó (Ernst &Young, 2004) hay các khoản cho vay bắt đầu được đưa vào nợ xấu khi đã quá hạn trả

nợ gốc và lãi 90 ngày trở lên (Rose, 2004)

Tại Việt Nam, theo quan điểm của NHNN, nợ xấu được định nghĩa là những khoản nợđược phân loại vào nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.Trong đó, nợ xấu được phân loại theo hai tiêu chí là định lượng và định tính Về địnhlượng, nợ nhóm 3 là các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; nợ nhóm 4 là cáckhoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ nhóm 5 là các khoản nợ quá hạntrên 360 ngày Trong khi đó theo định tính, nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, bịnghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ (Dinh, 2012; N T.Nguyen, 2013)

Từ những cơ sở lý thuyết trên, theo quan điểm của nhóm nợ xấu (Non-PerformingLoans - NPLs) là các khoản nợ mà người vay không thể trả lãi hoặc gốc theo đúngthời hạn và điều khoản đã cam kết với tổ chức cấp tín dụng Đây là những khoản nợ

có nguy cơ cao không được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn Các đặc điểm của nợ xấubao gồm:

Trang 9

Quá hạn trả: Các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 3 tháng.

Khả năng trả nợ kém: Khách hàng không còn khả năng tài chính để trả nợ đúng hạn,

do gặp khó khăn về kinh doanh, mất việc làm, hoặc các sự kiện bất khả kháng khác.Rủi ro thu hồi nợ cao: Các khoản nợ này có nguy cơ lớn không được thu hồi đầy đủ,buộc các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng rủi ro

Ảnh hưởng xấu đến tài chính: Nợ xấu gia tăng sẽ làm giảm chất lượng tài sản, ảnhhưởng đến khả năng sinh lời và an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng

Có nhiều lý thuyết nói về mối quan hệ giữa nợ xấu và các nhân tố tác động đến nợxấu, tuy nhiên để phù hợp với bài nghiên cứu nên nhóm chọn các lý thuyết sau:

Bofondi và Ropele (2011) sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian 1990 – 2010 khoản nợ mấtvốn của các ngân hàng Italy và tìm ra rằng khả năng khoản vay có tổn thất có mốiquan hệ thuận chiều với tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất danh nghĩa ngắn hạn, quan hệngược chiều với tốc độ tăng trưởng GDP Trước đó, Shu (2002) đã chỉ ra rằng chỉ sốgiá tiêu dùng, tăng trưởng GDP, tăng giá bất động sản có ảnh hưởng ngược chiều vớikhối lượng nợ xấu; còn lãi suất danh nghĩa thì có quan hệ cùng chiều với nợ xấu

Về mối quan hệ giữa đặc thù của mỗi ngân hàng và nợ xấu, Hu và cộng sự (2004) đãphân tích mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và nợ xấu của ngân hàng tại Đài Loan Kếtquả tìm ra là quy mô ngân hàng có quan hệ ngược chiều với nợ xấu, và khi có nhànước sở hữu thì nợ xấu của ngân hàng cũng giảm đi Nhiều tác giả cũng đã nghiên cứumối quan hệ giữa yếu tố giám sát, quản trị và chất lượng các khoản vay Việc quản lýkhông hiệu quả có thể làm gia tăng nợ xấu cho ngân hàng

Từ đó, nhóm đã chọn ra các biến vĩ mô: GDP( tốc độ tăng trưởng GDP), INRATE (lãisuất), INF (tỷ lệ lạm phát) kết hợp với những biến bên trong ngân hàng: SIZE (quy

mô ngân hàng), CREGRO (tốc độ tăng trưởng tín dụng), LA (tỷ lệ cho vay/ tổng tàisản của ngân hàng), LLR (tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng), LDR (tỷ lệ dư tín dụng/ sốvốn huy động của ngân hàng), ROA (tỷ suất lợi nhuận/ tài sản), ROE (tỷ suất lợinhuận/ vốn chủ sở hữu)

2.2 Mô hình các nhân tố tác động nợ xấu

Dựa theo mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu đã trình bày ở mục 2.3 Nhóm đưa

ra mô hình có dạng:

3

Trang 10

NPLit = α0 + α1GDPit + α2INFit + α3INRATEit + α4CREGROIit+ α5LAit + α6LLRit +

α7LDRit + α8SIZEit + α9ROAit + α10ROEit

2.3 Các nhân tố tác động nợ xấu

2.3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP

Salas và Saurina (2002) cho thấy ảnh hưởng ngược chiều đáng kể của tăng trưởngGDP tới nợ xấu và suy ra việc lan truyền nhanh chóng của nhân tố kinh tế vĩ mô đếnkhả năng cho vay của các tác nhân kinh tế Ngoài ra, Jajan và Dhal (2003), Fofack(2005), Jimenez và Saurina (2005), Pasha và Khemraj (2009), Louzis và các cộng sự(2012) và Saba và các cộng sự (2012) đã cho rằng tồn tại mối quan hệ ngược chiềugiữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với mức độ nợ xấu của các NHTM Theo các giảthuyết tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ có tương quan cùng chiều với thu nhập của các cánhân lẫn tổ chức trong nền kinh tế, kết quả là sẽ cải thiện khả năng thanh toán lãi vay

và nợ của người đi vay, và do đó sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Ngượclại, khi nền kinh tế suy thoái (chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hoặcâm), các hoạt động kinh tế nhìn chung sẽ suy giảm, lượng tiền mặt được nắm giữ bởicác tổ chức kinh doanh hoặc các hộ gia đình cũng sẽ suy giảm theo Những yếu tố này

sẽ làm giảm khả năng trả nợ của người đi vay, và dẫn đến gia tăng xác suất các khoảnvay của ngân hàng thành các khoản nợ xấu

2.3.2 INRATE - Lãi suất

Lãi suất là một yếu tố vĩ mô quan trọng ảnh hưởng] đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Louzis, Vouldis và Metaxas (2010) nghiên cứu nợ xấu theo các khoản vay của hệthống ngân hàng ở Hy lạp đã chỉ ra rằng, “lãi suất cho vay có tác động cùng chiều với

tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng

2.3.3 INF - tỷ lệ lạm phát

Lạm phát sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thanh toán lãi vay và trả nợ của cáckhách hàng vay của ngân hàng thông qua nhiều kênh khác nhau, và do đó tác độngcủa lạm phát đến nợ xấu có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều (Fofack, 2005; Pasha

và Khemraj, 2009; Nkusu, 2011) Từ giả

Trang 11

t trên có thể hiểu lạm phát làm giảm các khoản thu nhập thực tế của người đi vay, từ

đó làm suy giảm khả năng trả nợ của họ Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát cao dẫn tới sự suygiảm nhanh chóng vốn sở hữu của các ngân hàng thương mại và mức độ nợ xấu lớnhơn

2.3.4 SIZE - quy mô ngân hàng

Về quy mô ngân hàng có thể nói qua một giả thuyết được đề cập đến rong bài nghiêncứu của Berger và DeYoung (1997), giả thuyết “Too big to fail”: Các ngân hàng lớn

sẽ nhận rủi ro quá mức do việc gia tăng sử dụng nợ và do đó có nhiều nợ xấu hơn.Thêm vào đó, Theo Hu và các cộng sự (2004), các ngân hàng có quy mô lớn sẽ cónhiều nguồn lực và kinh nghiệm hơn trong công tác xử lý và phân tích các vấn đề sựlựa chọn đối nghịch (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard) Trong khi đócác ngân hàng có quy mô nhỏ không thể giải quyết tốt vấn đề sự lựa chọn đối nghịch

do thiếu năng lực và kinh nghiệm để đánh giá chất lượng tín dụng của người đi vay

2.3.5 CREGRO- Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Khi các ngân hàng cho vay quá mức, tăng trưởng tín dụng quá cao sẽ dẫn đến việc nợxấu ra tăng Trong nhiều nghiên cứu như Keeton và Morris (1987), Sinkey vàGreenwalt (1991), Keeton (1999), Salas và Saurina (2002), Jimenez và Saurina(2005), các tác giả đã chỉ ra quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu

2.3.6 LA-tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản của ngân hàng

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đề cập đến sự chấp nhận rủi ro của các ngân hàng đốivới các khoản nợ xấu Nguyên nhân là các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sảncao có thể dẫn tới các khoản nợ xấu cao hơn trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái.Sinkey và Greenwalt (1991); Dash và Kabra (2010) đã tìm thấy quan hệ cùng chiềugiữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản với nợ xấu Từ nghiên cứu trên nhận thấy có 2nhóm nhân tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng trên thế giới với các nhân tốtrên Nhóm áp dụng vào nghiên cứu tại Việt Nam để tìm ra những nhân tố thực sự tácđộng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

2.3.7 LLR-tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng được tính theo công thức dự phòng rủi ro trên tổng dư

nợ, là số tiền được trích lập hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những

5

Trang 12

tổn thất có thể xảy ra đối với ngân hàng Khi dự phòng gia tăng làm tăng dự trữ chongân hàng để hạn chế nợ xấu Dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ nghịch biếnvới nợ xấu.

2.3.8 LDR-tỷ lệ dư tín dụng/ số vốn huy động của ngân hàng

Quy mô cho vay trên vốn huy động và tác động đến tỷ lệ nợ xấu của NHTMMuhammad Khafid và Anisykurlilah (2020) thực hiện nghiên cứu về tác động của cácyếu tố đến tỷ lệ nợ xấu ở Hợp tác xã người lao động tại Indonesia đã phát hiện mốiquan hệ thuận chiều và có ý nghĩa thống kê giữa quy mô cho vay trên vốn huy độngvới tỷ lệ nợ xấu trong khi hệ số an toàn vốn và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên dường nhưkhông tác động đến tỷ lệ nợ xấu

2.3.9 ROA-tỷ suất lợi nhuận/ tài sản, ROE-tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu

Godlewski (2004) đã sử dụng lợi nhuận trên tổng tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sởhữu làm chỉ số đo lường ảnh hưởng đến nợ xấu, có thể thấy ROA và ROE có tươngquan ngược chiều với nợ xấu Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Garciya-Marco vàRobles-Fermandez (2008) tại 129 Ngân hàng Tây Ban Nha giai đoạn 1993-2000 chỉ raROE cao làm tăng rủi ro nợ xấu

Ký hiệu Ý nghĩa Công thức

Biến trong ngân hàng

Ngày đăng: 16/08/2024, 15:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Berger, A. và DeYoung, R. (1997), ‘Problem loans and cost efficiency in commercial banks’, Journal of Banking and Finance, tập 21, trang 849-870 Khác
2. Bofondi, M. và Ropele, T. (2011), ‘Macroeconomic determinants of bad loans:evidence from Italian banks’, Bank of Italy Occasional Paper, số 89, trang 1-40 Khác
3. Cifter, A., Yilmazer, S. và Cifter E. (2009), ‘Analysis of Sectoral Credit Default Cycle Dependency With Wavelet Networks: Evidence from Turkey’, Economic Modelling, tập 26 số 6, trang 1382-1388 Khác
4. Dash, M. và Kabra, G. (2010), ‘The determinants of non-performing assets in Indian commercial bank: An econometric study’, Middle Eastern Finance and Economics, số 7, trang 94-106 Khác
5. Fofack, H. (2005), Non-performing loans in sub-Saharan Africa: Causal Analysis and Macroeconomic Implications, World Bank Policy Research Working Paper, truy cập lần cuối ngày 02 tháng 9 năm 2015, từ<http://ssrn.com/abstract=849405&gt Khác
6. Garcia-Marco, T. và Robles-Fernandez, M.D. (2008), ‘Risk-taking Behaviour and Ownership in the Banking Industry: The Spanish Evidence’, Journal of Economics and Business, tập 60 số 4, trang 332-354 Khác
7. Hu, J.L., Li, Y. và Chiu, Y.H. (2004), ‘Ownership and nonperforming loans:Evidence from Taiwan’s banks’, The Developing Economies, tập 42 số 3, trang 405- 420 Khác
8. Jimenez, G. và Saurina J. (2006), ‘Credit cycles, credit risk, and prudential regulation’, International Journal of Central Banking, tập 2 số 2, trang 65-98 Khác
9. Keeton, W. và Morris C.S. (1987), ‘Why do banks’ loan losses differ? Federal Reserve Bank of Kansas City’, Economic Review, tập 72 số 3, trang 3‐21 Khác
10. Keeton, W.R. (1999), ‘Does Faster Loan Growth Lead to Higher Loan Losses?Federal Reserve Bank of Kansas City’, Economic Review, tập 84 số 2, trang 57-75 Khác
11. Louzis, D.P., Vouldis, A.T. và Metaxas, V.L. (2010), ‘Macroeconomic and bank‐specific determinants of non‐performing loans in Greece: A comparative study of mortgage, business and consumer loan portfolios’, Journal of Banking and Finance, tập 36 số 4, trang 1012-1027 Khác
12. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015). Yếu tố tác động đến nợ xấu các NHTM Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26 (11) Khác
13. Rajan, R. và Dhal, S.C. (2003), ‘Non-performing loans and terms of credit of public sector banks in India: An empirical assessment’, Reserve Bank of India Occasional Papers, tập 24 số 3, trang 81-121 Khác
14. Salas, V. và Saurina, J. (2002), ‘Credit risk in two institutional regimes:Spanish commercial and savings banks’, Journal of Financial Services Research, tập 22 số 3, trang 203-224 Khác
15. Shu, C. (2002), The Impact of macroeconomic environment on the asset quality of Hong Kong’s banking sector, Hong Kong Monetary Authority Research Memorandums, truy cập lần cuối ngày 02 tháng 9 năm 2015, từ<http://www.hkma.gov.hk/media/eng/publication-and- research/research/working- papers/pre2007/RM20-2002.pdf&gt Khác
16. Sinkey, J.F. và Greenwalt, M. (1991), ‘Loan-loss experience and risk-taking behavior at large commercial banks’, Journal of Financial Services Research, tập 5 số 1, trang 43-59 Khác
w