1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài thuyết trình tmđt hk2b đề tài mô hình tmđt c2c ưu và nhược điểm

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô hình TMĐT C2C, ưu và nhược điểm?
Tác giả Nguyễn Thị Thu Ngân, Lê Huỳnh Bảo Ngân, Lê Tống Khánh Linh, Trần Trung Kiên, Nguyễn Minh Hoàng Nguyên, Ngô Tấn Đạt, Trần Thị Kim Châu, Lê Nam
Người hướng dẫn Vương Thị Tuấn Oanh
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ Tp. HCM
Chuyên ngành Thương Mại Điện Tử
Thể loại Luận án
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 669,99 KB

Cấu trúc

  • I. LỜI MỞ ĐẦU (11)
  • II. NỘI DUNG CHÍNH (13)
  • CHƯƠNG 1: Khái niệm về mô hình TMĐT C2C (13)
    • 1.1. Định nghĩa mô hình TMĐT C2C (13)
      • 1.1.1. Khái niệm cơ bản về Thương Mại Điện Tử (13)
      • 1.1.2. Khái niệm cơ bản về Mô hình C2C (14)
      • 1.1.3. Phân biệt vói các mô hình kinh doanh khác (14)
      • 1.1.4. Các chủ thể trong mô hình TMĐT C2C (15)
    • 1.2. Đặc điểm của mô hình TMĐT C2C (15)
      • 1.2.1. Các bên tham gia; (15)
      • 1.2.2. Hình thức giao dịch (16)
    • 1.3. Phân loại mô hình TMĐT C2C (16)
    • 1.4. Tóm tắt Chương I (17)
  • CHƯƠNG 2: Ưu và nhược điểm của mô hình TMĐT C2C (18)
    • 2.1. Ưu điểm của mô hình TMĐT C2C (18)
      • 2.1.1. Đối với nguời mua (18)
      • 2.1.2. Đối với nguời bán (18)
    • 2.2. Nhược điểm của mô hình TMĐT C2C (18)
      • 2.2.1. Rủi ro về chất lượng sản phẩm (18)
      • 2.2.2. Rủi ro về thanh toán (19)
      • 2.2.3. Rủi ro về bảo mật thông tin (20)
      • 2.2.4. Rủi ro về thiếu sự kiểm soát của DN (21)
    • 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình TMĐT C2C (22)
    • 2.4. Một số xu hướng tiềm năng thúc đẩy sự phát triển của mô hình TMĐT C2C (22)
    • 2.5. Tóm tắt Chương II (22)
  • Chương 3: Giới thiệu một số mô hình đại diện của mô hình TMĐT C2C (24)
    • 3.1. Shopee Việt Nam (24)
      • 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Shopee Việt Nam (24)
      • 3.1.2. Mô hình hoạt động của Shopee Việt Nam (24)
      • 3.1.3. Các sản phẩm và dịch vụ chính của Shopee Việt Nam (24)
      • 3.1.4. Một số ưu điểm và nhược điểm của Shopee Việt Nam (25)
      • 3.1.5. Những thành tựu đạt được của Shopee Việt Nam (26)
    • 3.2. Lazada (27)
      • 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Lazada (27)
      • 3.2.2. Mô hình hoạt động của Lazada (27)
      • 3.2.3. Các sản phẩm và dịch vụ chính của Lazada (27)
      • 3.2.4. Một số ưu điểm và nhược điểm của Lazada (28)
      • 3.2.5. Những thành tựu đạt được của Lazada (29)
    • 3.3. TikTok Shop (30)
      • 3.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của TikTok Shop (30)
      • 3.3.2. Mô hình hoạt động của TikTok Shop (30)
      • 3.3.3. Các sản phẩm và dịch vụ chính của TikTok Shop (30)
      • 3.3.4. Một số ưu điểm và nhược điểm của TikTok Shop (31)
      • 3.3.5. Những thành tựu đạt được của TikTok Shop (32)
    • 3.4. Tóm tắt Chương III (33)
  • KẾT LUẬN (12)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (35)

Nội dung

Mô hình C2C Customer-to-Customer là một phần quan trọng của TMĐT, trong đó người dùng có thể mua bán hàng hóa trực tiếp với nhau thông qua các nền tảng thương mại trực tuyến.. Khái niệm

NỘI DUNG CHÍNH

1.1 Định nghĩa mô hình TMĐT C2C

1.1.1 Khái niệm cơ bản về Thương Mại Điện Tử

Thương Mại Điện Tử, hay còn gọi là e-Commerce, là một khái niệm rộng lớn và đa dạng, thông qua việc mua bán đa dạng các hệ thống điện tử như Internet Đây là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế số hiện đại, nơi mà các giao dịch kinh doanh có thể được thực hiện mọi lúc, mọi nơi mà không cần đến sự gặp gỡ trực tiếp

Và không chỉ giới hạn ở việc mua sắm trực tuyến thông qua các trang web bán lẻ, mà còn bao gồm cả việc trao đổi thông tin và tiền tệ điện tử Đặc trưng:

- Khả năng tiếp cận rộng rãi,

- Giảm chi phí vận hành,

Các mô hình TMĐT phổ biến:

Có các hình thức TMĐT như: G2B, G2C, G2G, B2G, B2B, B2C, C2B, C2C Trong đó, B2B, B2C và C2C là phổ biến nhất

- B2B (Business-to-Business) mô hình kinh doanh TMĐT trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các DN với nhau

- B2C (Business-to-Consumer) là hình thức TMĐT giao dịch giữa công ty với người tiêu dùng (hay là khách hàng)

- C2C (Consumer-to-Consumer) là hình thức TMĐT giữa những người tiêu dùng với nhau.

Khái niệm về mô hình TMĐT C2C

Định nghĩa mô hình TMĐT C2C

1.1.1 Khái niệm cơ bản về Thương Mại Điện Tử

Thương Mại Điện Tử, hay còn gọi là e-Commerce, là một khái niệm rộng lớn và đa dạng, thông qua việc mua bán đa dạng các hệ thống điện tử như Internet Đây là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế số hiện đại, nơi mà các giao dịch kinh doanh có thể được thực hiện mọi lúc, mọi nơi mà không cần đến sự gặp gỡ trực tiếp

Và không chỉ giới hạn ở việc mua sắm trực tuyến thông qua các trang web bán lẻ, mà còn bao gồm cả việc trao đổi thông tin và tiền tệ điện tử Đặc trưng:

- Khả năng tiếp cận rộng rãi,

- Giảm chi phí vận hành,

Các mô hình TMĐT phổ biến:

Có các hình thức TMĐT như: G2B, G2C, G2G, B2G, B2B, B2C, C2B, C2C Trong đó, B2B, B2C và C2C là phổ biến nhất

- B2B (Business-to-Business) mô hình kinh doanh TMĐT trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các DN với nhau

- B2C (Business-to-Consumer) là hình thức TMĐT giao dịch giữa công ty với người tiêu dùng (hay là khách hàng)

- C2C (Consumer-to-Consumer) là hình thức TMĐT giữa những người tiêu dùng với nhau

Hình 1.1 Phân loại hình thức kinh doanh TMĐT theo đối tượng tham gia 1.1.2 Khái niệm cơ bản về Mô hình C2C

C2C (Consumer-to-Consumer) là mô hình kinh doanh trực tuyến cho phép người tiêu dùng giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần thông qua sự tham gia của

DN Loại hình TMĐT này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới Loại hình này phổ biến trong các loại Website đấu giá, mua bán, rao vặt,…ở đó người mua và người bán có thể rao bán, chọn mua sản phẩm và tiến hành các giao dịch mua bán trực tiếp Trong mô hình này, người bán là cá nhân, tự do đăng tải sản phẩm và dịch vụ của mình lên các nền tảng C2C để bán cho người mua cũng là cá nhân

1.1.3 Phân biệt vói các mô hình kinh doanh khá c

- B2C (Business-to-Consumer): DN bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các kênh trực tuyến như website, ứng dụng di động, mạng xã hội, Đây còn được gọi là dịch vụ bán lẻ trực tuyến của các Công ty

3 qua mạng Internet và thường được thực hiện thông qua chương trình tiếp thị liên kết

- B2B (Business-to-Business): DN giao dịch với nhau thường được bắt đầu từ các giao tiếp điện tử, trong đó có giao tiếp qua các sàn giao dịch điện tử.để mua bán nguyên vật liệu, thành phẩm, dịch vụ, Đặc tính B2B B2C

Tỷ lệ tham gia Cao đến rất cao Thấp đến trung bình Độ phức tạp của quyết định mua

Phụ thuộc vào nhiều đối tượng Đơn giản hơn – Tự quyết định

Kênh Qua nhiều trung gian Thẳng đến người tiêu dùng Thanh toán Giá trị lớn Giá trị nhỏ Đặc điểm hàng hóa Chuẩn hoặc không Chuẩn

Hình 1.2 Một vài điểm khác nhau giữa hai mô hình B2B và B2C

1.1.4 Các chủ thể trong mô hình TMĐT C2C

- Nhóm cung cấp dịch vụ Nền tảng TMĐT C2C

- Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán

Đặc điểm của mô hình TMĐT C2C

- Người bán: Cá nhân sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ muốn bán

- Người mua: Cá nhân có nhu cầu mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ người bán

- Nền tảng C2C: Website hoặc ứng dụng trung gian kết nối người mua và người bán, cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động giao dịch

- Gửi hàng trực tiếp: Người bán gửi hàng trực tiếp đến địa chỉ của người mua thông qua các dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh hoặc giao hàng tiết kiệm

- Giao dịch trực tiếp: Người mua và người bán gặp nhau trực tiếp để trao đổi sản phẩm và thanh toán

- Giao dịch qua trung gian: Nền tảng TMĐT C2C đóng vai trò trung gian thu hộ thanh toán và đảm bảo giao dịch an toàn cho cả hai bên

- Các phương thức thanh toán:

+ Thanh toán khi nhận hang

+ Thẻ tín dụng/ghi nợ

Phân loại mô hình TMĐT C2C

C2C theo mô hình chợ trực tuyến: Nền tảng C2C cung cấp không gian cho người bán đăng tin rao bán sản phẩm, người mua tìm kiếm và mua sản phẩm trực tiếp trên trang web

C2C theo mô hình mạng xã hội: Người bán đăng tin rao bán sản phẩm trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagra, Người mua tìm kiếm và mua sản phẩm thông qua các nhóm, fanpage hoặc tin nhắn trực tiếp

C2C theo mô hình rao vặt: Người bán đăng tin rao bán sản phẩm trên các trang web rao vặt như Chợ Tốt, Rao Vặt, Chotot.com Người mua tìm kiếm và mua sản phẩm thông qua các danh mục sản phẩm hoặc chức năng tìm kiếm

Hình 1.3 Sự thay đổi của các mô hình TMĐT C2C sau 1 năm

Tóm tắt Chương I

Thương Mại Điện Tử (TMĐT), hay còn gọi là e-commerce, là hình thức mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính Gồm các mô hình chính B2B, B2C, C2C,… C2C (Consumer-to-

Consumer) là mô hình TMĐT trong đó các giao dịch mua bán diễn ra trực tiếp giữa người tiêu dùng với nhau.Cung cấp nhiều sản phẩm hay các loại dịch vu tùy theo nhu cầu của khách hàng Người bán và mua thông qua nhiều hình thức thanh toán.Vậy nên mô hình TMĐT C2C mang lại nhiều lợi ích cho người mua, người bán và cộng đồng, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

Ưu và nhược điểm của mô hình TMĐT C2C

Ưu điểm của mô hình TMĐT C2C

- Giá cả cạnh tranh: Người mua có thể tìm kiếm và so sánh giá cả từ nhiều người bán khác nhau để chọn được sản phẩm ưng ý với giá tốt nhất

- Sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ: Người mua có thể tìm thấy nhiều sản phẩm độc đáo, hiếm có hoặc không được bán trên các nền tảngTMĐT khác

- Tính tiện lợi và dễ dàng mua sắm: Người mua có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi chỉ với một chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối internet

- Tiết kiệm chi phí vận hành: Người bán không cần phải tốn chi phí thuê cửa hàng, nhân viên bán hàng, quảng cáo,

- Tự do quản lý sản phẩm và giá bán: Người bán có thể tự do quyết định sản phẩm nào sẽ bán, bán với giá bao nhiêu và cách marketing sản phẩm

- Tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng rộng lớn: Người bán có thể tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng từ khắp nơi trên TG thông qua các nền tảng C2C.

Nhược điểm của mô hình TMĐT C2C

2.2.1 Rủi ro về chất lượng sản phẩm

- Sản phẩm không giống mô tả: Hình ảnh và thông tin mô tả sản phẩm trên website bán hàng có thể không chính xác hoặc được chỉnh sửa để che giấu khuyết điểm của sản phẩm

- Sản phẩm giả mạo: Hàng giả mạo là những sản phẩm được sản xuất nhái theo thương hiệu nổi tiếng, nhằm đánh lừa người tiêu dùng

- Sản phẩm lỗi, hỏng: Sản phẩm có thể bị lỗi do quá trình sản xuất hoặc vận chuyển, dẫn đến hư hỏng hoặc không hoạt động đúng chức năng

- Sản phẩm hết hạn sử dụng: Một số sản phẩm như thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc men có hạn sử dụng nhất định

- Người tiêu dùng có thể bị mất tiền oan nếu mua phải sản phẩm không tốt

- Sử dụng sản phẩm giả mạo, kém chất lượng có thể gây hại cho sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng

- Gây mất niềm tin của người tiêu dùng đối với mua sắm trực tuyến

- Hợp tác với các cơ quan chức năng: DN cần hợp tác với các cơ quan chức năng liên quan như quản lý thị trường, bảo vệ người tiêu dùng để kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm và xử lý các vi phạm

- Nâng cao nhận thức của người mua: DN cần cung cấp cho người mua thông tin đầy đủ về cách mua sắm an toàn trên nền tảng TMĐT C2C

2.2.2 Rủi ro về thanh toán

- Lừa đảo: Người bán có thể tạo ra các tin rao bán sản phẩm không tồn tại hoặc giả mạo danh tính để lừa đảo người mua Việc thanh toán trực tiếp cho người bán trên các nền tảng TMĐT C2C khiến người mua dễ bị tổn thất khi gặp trường hợp lừa đảo

- Gian lận: Người bán có thể gian lận về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc sử dụng các phương thức thanh toán gian lận để chiếm đoạt tiền của người mua

- Người tiêu dùng có thể bị mất tiền oan nếu bị lừa đảo hoặc gian lận

- Ảnh hưởng đến uy tín của nền tảng TMĐT C2C

- Áp dụng các biện pháp bảo mật thanh toán: DN cần áp dụng các biện pháp bảo mật thanh toán tiên tiến

- Cung cấp cho người mua các phương thức thanh toán đa dạng: DN cần cung cấp cho người mua các phương thức thanh toán đa dạng, tiện lợi và an toàn để đáp ứng nhu cầu của họ

2.2.3 Rủi ro về bảo mật thông tin

- Rò rỉ thông tin cá nhân: Thông tin cá nhân của người mua có thể bị rò rỉ do lỗ hổng bảo mật trên website bán hàng hoặc do bị đánh cắp bởi tin tặc

- Thanh toán trực tuyến không an toàn: Website bán hàng có thể sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến không an toàn, khiến thông tin tài khoản ngân hàng của người mua dễ bị đánh cắp

- Lừa đảo trực tuyến: Kẻ lừa đảo có thể tạo ra các website bán hàng giả mạo để đánh lừa người mua cung cấp thông tin cá nhân hoặc thanh toán trực tuyến

- Mất tiền do bị lừa đảo hoặc gian lận

- Thiệt hại về dữ liệu cá nhân

- Gây ảnh hưởng đến uy tín của website bán hàng

- Nâng cao nhận thức của người mua: DN cần cung cấp cho người mua thông tin đầy đủ về cách bảo vệ thông tin cá nhân khi mua sắm trực tuyến

- Hợp tác với các chuyên gia an ninh mạng: DN cần hợp tác với các chuyên gia an ninh mạng để đánh giá và cải thiện hệ thống bảo mật thông tin của mình

2.2.4 Rủi ro về thiếu sự kiểm soát của DN

- Khó khăn trong việc quản lý hoạt động: DN gặp khó khăn trong việc quản lý một lượng lớn người mua và người bán trên nền tảng của họ, dẫn đến việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tuân thủ các quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn

- Dễ bị lừa đảo và gian lận: Tính bảo mật kémcó thể bị lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo, gian lận, ảnh hưởng đến uy tín và gây thiệt hại cho người tiêu dùng

- Khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu: Người bán thường gặp khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu cho bản thân do thiếu nguồn lực và hỗ trợ từ các nền tảng

- Khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng: Người bán thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng do phải cạnh tranh với một lượng lớn người bán khác trên nền tảng

- Mất uy tín của DN

- Giảm doanh thu cùa DN

- Áp dụng các quy định chặt chẽ: DN cần xây dựng và áp dụng các quy định chặt chẽ về việc đăng ký tài khoản, đăng tải sản phẩm, thanh toán và giải quyết tranh chấp

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình TMĐT C2C

- Sự phát triển của công nghệ: Sự phát triển của internet, điện thoại thông minh và các phương thức thanh toán trực tuyến đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mô hình C2C

- Thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng mua sắm trực tuyến vì sự tiện lợi và đa dạng sản phẩm

- Sự tăng trưởng của nền kinh tế chia sẻ: Nền kinh tế chia sẻ thúc đẩy sự phát triển của mô hình C2C bằng cách khuyến khích mọi người chia sẻ tài sản và dịch vụ của họ với nhau.

Một số xu hướng tiềm năng thúc đẩy sự phát triển của mô hình TMĐT C2C

- Sự phát triển của livestreaming: Livestreaming đang trở thành một kênh bán hàng hiệu quả trên các nên tảng TMĐT C2C Người bán có thể sử dụng livestreaming để giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến khách hàng, tăng tương tác và thúc đẩy doanh số bán hàng

- Sự phát triển của social commerce: Social commerce là việc mua sắm trực tiếp trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram Mô hình này đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là đối với giới trẻ.

Tóm tắt Chương II

Mô hình TMĐT C2C cho phép người tiêu dùng mua bán trực tiếp với nhau qua internet, mang lại lợi ích như lợi nhuận cao, chi phí thấp, kết nối dễ dàng, tiết kiệm chi phí hoa hồng, đăng tin rao bán thuận tiện và sự đa dạng của sản phẩm Ưu điểm của mô hình C2C:

Một trong những ưu điểm lớn nhất của mô hình C2C là khả năng kiếm lợi nhuận cao với chi phí thấp Người bán có thể tiết kiệm được một khoản lớn tiền bởi vì họ không cần phải trả hoa hồng cho các trung gian hay môi giới

Sự kết nối dễ dàng giữa người mua và người bán cũng là một điểm mạnh của mô hình này người bán có thể tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng mà không cần phải bỏ ra chi phí quảng cáo lớn Người mua cũng có thể dễ dàng tìm kiếm và so sánh sản phẩm từ nhiều người bán khác nhau để tìm ra mức giá tốt nhất

Nhược điểm của mô hình C2C:

Tuy nhiên, mô hình C2C không phải không có nhược điểm Một trong những vấn đề lớn nhất là chất lượng sản phẩm khó kiểm soát Khi giao dịch trực tiếp giữa người mua và người bán, không có một cơ quan hay tổ chức nào đứng ra đảm bảo chất lượng sản phẩm

Rủi ro về thanh toán cũng là một vấn đề đáng quan tâm Trong mô hình C2C, việc thanh toán thường được thực hiện trực tuyến, và điều này có thể mở ra cánh cửa cho các hành vi lừa đảo và gian lận

Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhược điểm như chất lượng sản phẩm khó kiểm soát, rủi ro thanh toán và thiếu kiểm soát Người tham gia cần cẩn trọng để bảo vệ bản thân khỏi rủi ro và tận dụng cơ hội từ mô hình kinh doanh này

Giới thiệu một số mô hình đại diện của mô hình TMĐT C2C

Shopee Việt Nam

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Shopee Việt N am

Shopee là một nền tảng TMĐT hàng đầu ở Đông Nam Á và Đài Loan, được thành lập vào ngày 5 tháng 2 năm 2015 bởi công ty Sea Limited Với trụ sở chính đặt tại Singapore, Shopee đã mở rộng hoạt động của mình ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan, Brazil, Chile, Colombia và Mexico

3.1.2 Mô hình hoạt động của Shope e Việt Nam

Shopee hoạt động dựa trên mô hìnhTMĐT C2C, nơi người bán và người mua có thể gặp nhau trực tuyến trên nền tảng TMĐT và thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa Điểm nổi bật của Shopee là không giữ hàng tồn kho mà thay vào đó, tạo điều kiện cho các nhà bán lẻ và thương hiệu đăng bán sản phẩm của họ trên nền tảng này

3.1.3 Các sản phẩm và dịch vụ chính của Shopee Việt Nam

Shopee cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, từ điện tử tiêu dùng đến đồ gia dụng, sức khỏe và làm đẹp, đồ chơi trẻ em, thời trang và thiết bị thể dục thể thao Ngoài ra, Shopee còn có các dịch vụ số như nạp thẻ điện thoại, thẻ game, và phiếu quà tặng cho các dịch vụ vận chuyển và giao đồ ăn

3.1.4 Một số ưu điểm và nhược điểm của Shopee Việt Nam

Một trong những ưu điểm của Shopee:

- Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán: cung cấp giao dịch nhanh chóng và an toàn bao gồm thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, và các hình thức thanh toán khác

- Giao hàng nhanh chóng: Hệ thống Shopee Express hoạt động hiệu quả, đảm bảo đơn hàng được giao đến tay khách hàng nhanh chóng

- Chính sách đổi trả hàng: Hỗ trợ đổi trả hàng miễn phí trong một số trường hợp, giúp người mua an tâm khi mua sắm

- Hỗ trợ marketing: Shopee cung cấp nhiều chương trình hỗ trợ marketing như quảng cáo, livestream bán hàng, giúp người bán thu hút khách hàng và tăng doanh số

- Tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng lớn: Shopee sở hữu lượng người dùng khổng lồ, giúp người bán tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng

Tuy nhiên, Shopee cũng đối mặt với một số thách thức như:

- Khó khăn trong việc so sánh giá cả: Do có nhiều người bán cùng cung cấp một sản phẩm, việc so sánh giá cả và lựa chọn sản phẩm phù hợp có thể gặp khó khăn

- Chất lượng sản phẩm không đồng đều: Chất lượng sản phẩm trên Shopee có thể không đồng đều, tiềm ẩn nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

- Chi phí quảng cáo: Để tiếp cận được nhiều khách hàng, người bán cần phải chi trả cho các chương trình quảng cáo trên Shopee

- Phí hoa hồng: Shopee thu phí hoa hồng trên mỗi đơn hàng bán thành công, ảnh hưởng đến lợi nhuận của người bán

3.1.5 Những thành tựu đạt được của Shopee Việt Nam

Về thành tựu, Shopee đã đạt được những bước tiến đáng kể kể từ khi ra đời Trong năm 2022, hàng chục triệu người dùng đã mua sắm trên Shopee lần đầu tiên, với 85% số người đến từ các khu vực nông thôn ở Đông Nam Á và Đài Loan Nền tảng này cũng đã thu hút được các nhà bán hàng mới từ hơn 200 địa phương trên khắp khu vực và chứng kiến 24 triệu người dùng thực hiện giao dịch đầu tiên qua

ShopeePay Shopee cũng đã được công nhận là Nhà tuyển dụng hàng đầu trong lĩnh vực TMĐT theo Giải thưởng Lựa chọn của Sinh viên (GCA)

Hình 3.1 Doanh thu của sàn TMĐT Shopee Việt Nam qua từng năm

Lazada

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Lazada

Lazada là một trong những nền tảng TMĐT hàng đầu Đông Nam Á, được thành lập vào năm 2012 bởi công ty đầu tư và xây dựng DN internet Rocket Internet của Đức Với mục tiêu ban đầu là bán hàng tiêu dùng trực tiếp đến người tiêu dùng (B2C), Lazada đã mở rộng mô hình kinh doanh của mình để bao gồm cả thị trường B2C,C2C, cho phép các nhà bán hàng thứ ba cung cấp sản phẩm trên nền tảng của họ

3.2.2 Mô hình hoạt động của Lazada

Lazada không chỉ là C2C, mà còn là sự kết hợp giữa B2C và C2C, mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn sản phẩm và trải nghiệm mua sắm phong phú Nền tảng hoạt động bằng việc đảm bảo quy trình giao dịch, bao gồm vận chuyển, thanh toán và xử lý khiếu nại, giúp người bán chỉ cần tập trung vào việc cung cấp sản phẩm Lazada cũng cung cấp trải nghiệm mua sắm đa dạng thông qua nền tảng TMĐT C2C, cùng với LazMall, nơi cung cấp các sản phẩm đã được xác thực về tính xác thực, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dng

3.2.3 Các sản phẩm và dịch vụ chính của Lazada

Lazada không chỉ đa dạng về danh mục sản phẩm từ điện tử, sức khỏe và làm đẹp, đến thực phẩm và thú cưng, nhà cửa và đời sống, thời trang nam nữ, ô tô và xe máy, mà còn tạo điều kiện cho các nhà bán hàng tập trung vào việc cung cấp hàng hóa phù hợp với nhu cầu của khách hàng

3.2.4 Một số ưu điểm và nhược điểm của Lazada

Một trong những ưu điểm của Lazada:

- Mặt hàng đa dạng: Lazada cung cấp vô số sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng

- Giá cả cạnh tranh: Nhờ sự so sánh giá cả giữa các gian hàng, người mua có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm với mức giá phù hợp nhất

- Giao hàng nhanh chóng: Lazada cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi, đảm bảo sản phẩm được giao đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và an toàn

- Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán: Hệ thống thanh toán an toàn của

Lazada đảm bảo giao dịch suôn sẻ cho cả người bán và người mua bao gồm thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hang và các hình thức thanh toán khác

- Chính sách ưu đãi hấp dẫn: Lazada thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi, ưu đãi thu hút khách hàng, giúp người bán gia tăng doanh số bán hàng

- Tiếp cận thị trường rộng lớn: Lazada sở hữu lượng truy cập khổng lồ với hàng triệu người dùng tiềm năng, giúp người bán dễ dàng tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường kinh doanh

Tuy nhiên, Lazada cũng đối mặt với một số thách thức như:

- Dịch vụ khách hàng chưa tốt: Một số trường hợp dịch vụ khách hàng của

Lazada chưa được đánh giá cao, khiến người mua cảm thấy khó khăn khi giải quyết vấn đề

- Thời gian giao hàng lâu: Trong một số trường hợp, thời gian giao hàng có thể lâu hơn so với cam kết, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng

- Quản lý đơn hàng phức tạp: Việc quản lý một lượng lớn đơn hàng, đặc biệt trong các đợt khuyến mãi, có thể gây khó khăn cho người bán

- Rủi ro gian hàng bị khóa: Lazada có thể khóa gian hàng nếu vi phạm các quy định, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của người bán

3.2.5 Những thành tựu đạt được của Lazada

Lazada hoạt động chủ yếu tại các thị trường Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, và đã đạt được những thành tựu đáng kể, bao gồm việc chiếm lĩnh thị phần lớn tại Indonesia và mở rộng đáng kể danh mục sản phẩm và dịch vụ của mình Sự hợp tác với Alibaba cung cấp cho Lazada nguồn lực tài chính và kỹ thuật mạnh mẽ để cạnh tranh và phát triển về thị trường châu Á

Hình 3.2 Bảng dữ liệu doanh thu của Lazada

TikTok Shop

3.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của TikTok Shop

TikTok Shop là một nền tảng TMĐT tích hợp trên ứng dụng TikTok, đã mở rộng khái niệm về mua sắm trực tuyến thông qua mô hình C2C TikTok Shop bắt đầu từ sự bùng nổ của ứng dụng TikTok, nơi người dùng chia sẻ video ngắn Nhận thấy tiềm năng trong việc kết hợp giải trí và mua sắm, TikTok đã tạo ra một không gian cho người dùng không chỉ xem nội dung mà còn có thể mua sắm sản phẩm TikTok Shop tiếp tục phát triển với việc đưa ra các tính năng mới như quảng cáo có thể mua sắm được, trưng bày sản phẩm, và hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung, nhằm tăng cường mối liên kết giữa DN và khách hàng

3.3.2 Mô hình hoạt động của TikTok Shop

Mô hình hoạt động của TikTok Shop dựa trên việc tạo điều kiện cho người dùng có thể bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng khác mà không cần qua trung gian, giúp giảm chi phí và tăng tính tương tác

3.3.3 Các sản phẩm và dịch vụ chính của TikTok Shop

TikTok Shop còn cung cấp các chương trình liên kết, cho phép người sáng tạo nội dung kiếm hoa hồng từ việc quảng bá sản phẩm, và các công cụ quảng cáo để tăng cường hiển thị sản phẩm Các đối tác kinh doanh cũng có thể kết nối với người bán và nguồn lực khác để hỗ trợ họ thành công trên nền tảng này TikTok Shop không chỉ là một kênh bán hàng mà còn là một trải nghiệm mua sắm, nơi giải trí kết hợp với thương mại thông qua nội dung hấp dẫn và có thể liên quan, khơi gợi cảm hứng dẫn đến việc mua hàng

3.3.4 Một số ưu điểm và nhược điểm của T ikTok Shop

Một trong những ưu điểm của TikTok shop:

- Trải nghiệm mua sắm giải trí: Việc mua sắm trên TikTok Shop trở nên thú vị và giải trí hơn nhờ các nội dung sáng tạo và tương tác của người bán

- Tương tác trực tiếp với người bán: Người mua có thể dễ dàng trò chuyện và đặt câu hỏi cho người bán ngay trên livestream hoặc video, giúp họ có thêm thông tin về sản phẩm và đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt hơn

- Nhiều chương trình khuyến mãi: Người bán thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá và flash sale trên TikTok Shop, giúp người mua tiết kiệm chi phí

- Chi phí bán hàng thấp: So với các kênh TMĐT truyền thống, chi phí bán hàng trên TikTok Shop thấp hơn, giúp người bán tiết kiệm chi phí

- Dễ dàng tạo nội dung thu hút: TikTok cung cấp nhiều công cụ và tính năng giúp người bán dễ dàng tạo nội dung thu hút khách hàng, chẳng hạn như video ngắn, livestream, hiệu ứng đặc biệt, v.v

- Hiệu quả quảng cáo cao: Các chiến dịch quảng cáo trên TikTok thường có hiệu quả cao trong việc thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng

Tuy nhiên, TikTok shop cũng đối mặt với một số thách thức như:

- Chính sách đổi trả và hoàn tiền chưa rõ ràng: Một số người bán trên

TikTok Shop có thể có chính sách đổi trả và hoàn tiền không rõ ràng, gây khó khăn cho người mua khi cần đổi trả sản phẩm

- Khó khăn trong việc so sánh giá cả: Do giao diện hiển thị sản phẩm trên

TikTok Shop còn hạn chế, người mua có thể gặp khó khăn trong việc so sánh giá cả của các sản phẩm

- Khó khăn trong việc quản lý đơn hàng: Việc quản lý một lượng lớn đơn hàng, đặc biệt là trong các đợt flash sale hoặc livestream bán hàng, có thể gây khó khăn cho người bán

- Rủi ro vi phạm quy định: Người bán cần tuân thủ các quy định của

TikTok, nếu vi phạm có thể bị khóa tài khoản hoặc gỡ bỏ sản phẩm

3.3.5 Những thành tựu đạt được của TikTok Shop

Thị trường hoạt động của TikTok Shop không giới hạn ở một quốc gia cụ thể mà đã lan rộng ra toàn cầu, với sự hiện diện mạnh mẽ ở các thị trường châu Á như Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam,

Philippines, Singapore, cũng như ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ Thành tựu đạt được của TikTok Shop không chỉ thể hiện qua số lượng người dùng tăng trưởng mà còn qua việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và ROAS (Return on Ad Spend), đặc biệt là khi so sánh với các nền tảng TMĐT khác

Hình 3.2 Bảng dữ thâm nhập thị trường của TikTok Shop

Ngày đăng: 06/08/2024, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. “Tiktok tận dụng xu hướng e-commerce ở Đông Nam Á để mở rộng dòng doanh thu”, Truy cập ngày 11/5/2024 tại:https://vneconomy.vn/techconnect//tiktok-tan-dung-xu-huong-e-commerce-o-dong-nam-a-de-mo-rong-dong-doanh-thu.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiktok tận dụng xu hướng e-commerce ở Đông Nam Á để mở rộng dòng doanh thu
14. ThS Trần Thị Thành, ThS Vương Thị Tuấn Oanh (2023). Tài liệu Thương Mại Điện Tử. Đại học Công nghệ TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương Mại Điện Tử
Tác giả: ThS Trần Thị Thành, ThS Vương Thị Tuấn Oanh
Năm: 2023
1. Glints ( 2022) C2C là gì? Ứng dụng mô hình C2C trong kinh doanh , Truy cập ngày 9/5/2024 tại:https://glints.com/vn/blog/consumer-to-consumer-c2c-la-gi/ Link
2. Thuyển sinh UIT (2020) Tổng quan về Thương Mại Điện Tử, Truy cập ngày 9/5/2024 tại:https://tuyensinh.uit.edu.vn/tong-quan-nganh-thuong-mai-dien-tu Link
3. AMAZON global selling (2023) TMĐT là gì? Dịnh nghĩ, phân loại, ưu điểm và nhược điểm , Truy cập ngày 9/5/2024 tại:https://sell.amazon.vn/blog/danh-cho-nguoi-moi/thuong-mai-dien-tu-la-gi Link
4. Huỳnh Thị Vi Na, E-Marketplace. The Case of Shopee Vietnam, Truy cập ngày 9/5/2024 tại:https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/57735 Link
7. ProFin (2022) C2C là gì?, Truy cập ngày 9/5/2024 tại: https://www.profin.vn/dictionary/c2c/ Link
8. Những điều nên biết về mô hình kinh doanh C2C, Truy cập ngày 11/5/2024 tại: https://omicall.com/mo-hinh-kinh-doanh-c2c/ Link
10. ECDB, Lukas Gửrlitz. (2013). TikTok's Growth in eCommerce: TikTok Shop, Asian Market & Expectations. Truy cập ngày 11/5/2024 tại:https://ecommercedb.com/insights/tiktoks-growth-in-ecommerce/4719 Link
11. C2C là gì? Ưu, nhược điểm và các nền tảng hoạt động phổ biến của mô hình C2C. Truy cập ngày 11/5/2024 tại: https://fptshop.com.vn/tin-tuc/danh-gia/c2c-la-gi-174450 Link
13. Business of Apps. (2024). Shopee Revenue and Usage Statistics. Truy cập ngày 11/5/2024 tại: https://www.businessofapps.com/data/shopee-statistics/ Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w