1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chuyên đề vai trò của luật sư trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can bị cáo là người chưa thành niên

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của Luật sư trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Bị can, Bị cáo là người chưa thành niên
Tác giả Lã Thị Xuân Anh
Trường học HọC VIệN TƯ PHáP
Chuyên ngành Kỹ năng tranh tụng của LUậT SƯ trong vụ án hình sự
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2005
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 70,5 KB

Nội dung

Trong khuôn khổ hạn chế của một bài tiểu luận, tác giả không có tham vọng để cập đến toàn bộ các vấn đề chi tiết mà chỉ đi vào giới thiệu một số đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành

Trang 1

BàI TIểU LUậN

(kỹ năng tranh tụng của LUậT SƯ trong vụ án hình sự)

Chuyên đề: Vai trò của Luật sư trong việc bảo đảm quyền và lợi

ích hợp pháp của Bị can, Bị cáo là người chưa thành niên

Họ và tên: Lã Thị Xuân Anh Sinh ngày: 22 02.1977

SBD: 246 Lớp: LS 4.2A

Hà Nội, tháng 10/2005

Trang 2

lời mở đầu

Thời gian gần đây, tỷ lệ các vụ án nghiêm trọng mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên ngày càng gia tăng Điều đáng chú ý ở đây nổi lên tình trạng bạo lực trong học đường, nhiều em đã hành xử với các bạn cùng trường, cùng lớp theo kiểu xã hội đen Rất nhiều vụ án xuất phát từ những nguyên nhân không đáng có và nhiều bị cáo hôm nay đứng trước vành móng ngựa mới thể hiện sự ăn năn hối lội muộn màng Điều đáng chú ý là nhiều vụ xuất phát từ nguyên nhân vô cớ khiến cho các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục, các vị quan toà không khỏi lo ngại về sự xuống cấp về đạo đức, về lối sống buông thả của đại đa số các em ở độ tuổi vị thành niên Từ những lo ngại này, các bậc phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc các em nhiều hơn đồng thời những người có trách nhiệm như các nhà giáo dục, các nhà tâm lý học, các vị quan toà, các luật sư phải hiểu được tâm sinh lý của lứa tuổi này Từ đó, có những chính sách giáo dục, có những phán quyết phù hợp với độ tuổi này Đặc biêt, đối với các luật sư cần hiểu rõ tâm sinh

lý để tạo ra sự ân cần, thân thiện trong khi tiếp xúc với bị can, bị cáo chưa thành niên, khơi dậy bản chất lương thiện của lứa tuổi này, để họ nhận thức được hành động trái pháp luật của họ và cảm thấy ăn năm hối lỗi Như vậy, Luật sư đã tạo ra được những tình tiết giảm nhẹ bảo vệ cho các em thoát khỏi con đường phạm tội Trong khuôn khổ hạn chế của một bài tiểu luận, tác giả không có tham vọng để cập đến toàn bộ các vấn đề chi tiết mà chỉ đi vào giới thiệu một số đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên, những quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với bị can, bị cáo chưa thành niên, vai trò và kỹ năng của Luật sư khi tiếp xúc với đối tương này

Do vậy, cấu trúc bài tiểu luận sẽ được xây dựng như sau:

Phần 1: Đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên

Phần 2: Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với bị can,

bị cáo chưa thành niên

Trang 3

Phần 3: Vai trò và kỹ năng của Luật sư khi tiếp xúc với bị can, bị cáo chưa thành niên

1 Đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên

Người chưa thành niên là những người chưa phát triển một cách đầy

đủ về thể chất và tinh thần, chưa có khả năng tự lập hoàn toàn trong quan

hệ xã hội Vì vậy, khả năng nhận thức và khả năng kiểm soát hành vi của

họ còn có phần bị hạn chế, dễ bị tác động từ các điều kiện bên ngoài và dễ

bị kích động Xuất phát từ đặc điểm này, đối với người chưa thành niên phạm tội, đường lối xử lý hình sự không giông như đối với những người đã thành niên phạm tội Đối với người chưa thành niên phạm tội, chính sách hình sự của Nhà nước ta nhấn mạnh yếu tố giáo dục, cải tạo, giúp đỡ họ sửa chữa lỗi lầm, tạo các điều kiện cần thiết giúp họ phát triển một cách lành mạnh để họ trở thành công dân tốt cho xã hội Tương ứng với chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, các thủ tục tố tụng cũng phải có tính chất phù hợp với đặc điểm lứa tuổi này Chính vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự nước ta quy định một chương riêng về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên

2 Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với bị can, bị cáo chưa thành niên

Theo quy đinh của pháp luật tố tụng hình sự , trong các vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên bắt buộc phải có sự tham gia của người bào chữa Quy định này vừa thể hiện tính dân chủ của hoạt động tố tụng, vừa là một điều kiện bảo đảm hiệu quả của quá trình giải quyết các vụ

án hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có kỹ năng hành nghề nói chung

và kỹ năng bào chữa trong các vụ án có tính chất đặc thù này noí riêng Trong các quy định của Luật hình sự, người chưa thành niên phạm tội

là những người ở độ tuổi từ đủ 14 đến chưa đủ 18 tuổi Khác với những người đã thành niên (đã đạt độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên), người chưa thành

Trang 4

niên là những người có những khiếm khuyết cả về thể chất và tinh thần Về thể chất, sự phát triển của người chưa thành niên chưa đạt tới độ hoàn thiện

và chính điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm sinh lý của các em Do chưa đạt độ tuổi 18 nên người chưa thành niên chưa được trang bị và chưa hiểu biết những kiến thức cần thiết về các lĩnh vực tự nhiên và xã hội, trong

đó có các kiến thức về pháp luật ở lứa tuổi này, về các lĩnh vực tự nhiên và

xã hội, trong đó có các kiến thức về pháp luật ở lứa tuổi này, người chưa thành niên đang ở trong giai đoạn không còn bé nhưng cũng chưa đủ lớn để nhận thức được tất cả những vấn đề mà Nhà nước, xã hội và pháp luật yêu cầu đối với mỗi thành viên trong xã hội

Do những nguyên nhân cả về tâm lý và sinh lý khác nhau nên trong một số trường hợp chưa thành niên chưa hoàn toàn nhận thức đúng đắn cũng như lựa chọn cho mình cách ứng xử phù hợp với các quy định chung Chính vì vậy, khi quy định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, nhà làm luật đã phân biệt người chưa thành niên và người đã thành niên Điều

58 Bộ luật hình sự (BLHS)1985 quy định: "Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý Người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm" Quy định này có thị thi hành đến trước tháng 7/2000 và sau đó được thay thế bằng Điều 12 BLHS

1999 với nội dung: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình

sự về mọi tội phạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cốy ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng"

Như vậy, các quy định về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên trong BLHS 1999 có những điểm khác so với quy định trong BLHS

1985 và điều này cũng đã dẫn tới sự thay đổi của nhiều điều luật trong Bộ luật Tố tụng hình sự "BLTTHS" quy định về trình tự, thủ tục điều tra, truy

Trang 5

tố, xét xử và thi hành án đối với các trường hợp người phạm tội là người chưa thành niên

Khi tham gia với tư cách là người chưa bào chữa vào quá trình giải quyết các vụ án hình sự mà bị can, bí cáo là người chưa thành niên, ngoài những kỹ năng chung Luật sư còn cần biết những kỹ năng đặc thù Vì vậy, nếu không nắm được những kỹ năng cần thiết thì công việc bào chữa hoặc

là không hiệu quả hoặc là đạt hiệu quả kém

Theo quy định của BLTTHS, sự tham gia của Luật sư - người bào chữa trong các vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên là bắt buộc Điều này có nghĩa là, sau khi một người chưa thành niên bị khởi tố bị cán nếu bị can hoặc gia đình bị can không mời Luật sư bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể là cơ quan điều tra có nghĩa vụ yêu cầu đoàn Luật sư cử Luật sư bào chữa cho bị can Tuy nhiên, trong thực tế ở nước ta hiện nay, nhiều trường hợp khi hồ sơ vụ án chuyển sang toà án thì Toà án mới yêu cầu cử Luật sư, còn trong giai đoạn điều tra, truy tố, bị can không có Luật sư bào chữa Vì vậy, trong mọi trường hợp, Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo khi có một trong hai điều kiện: i) Bị can, bị cáo hoặc gia đình bị can, bị cáo mời; ii) Đoàn Luật sư chỉ định trên cơ sở đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng Dù tham gia tố tụng ở thời điểm nào, trong giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, xét xử sơ thẩm hay xét xử phúc thẩm việc đầu tiên của Luật sư là nghiên cứu toàn bộ các quy định mà Luật Hình sự và Luật tố tụng hình sự về trách nhiệm hình sự của ngườ chưa thành niên phạm tội và trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án hình sự mà bị can, bí cáo là người chưa thành niên phạm tội Các quy định trên đây là căn cứ pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để Luật sư thực hiện nhiệm vụ bào chữa của mình

3 Vai trò và kỹ năng của Luật sư khi tiếp xúc với bị can, bị cáo chưa thành niên

Trang 6

Từ trước tới nay, không ít người quan niệm việc bào chữa chỉ được thực hiện tại phiên toà xét xử Đây là một quan niệm sai lầm dẫn tới tình trang các cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc không yêu cầu đoàn Luật sư cử Luật sư bào chữa cho bị can hoặc gây khó

dễ cho Luật sư (trong trường hợp Luật sư được mời), còn Luật sư không tích cực trong công việc bào chữa của mình, thụ động hồ sơ chuyển sang toà án mới nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tham gia phiên toà Cần hiểu rằng, công việc bào chữa của Luật sư phải được xúc tiến ngay sau khi được tham gia tố tụng Khi được tham gia trong giai đoạn điều tra, Luật sư cần tiến hành những công việc sau đây; tiếp xúc với bị can; gia đình bị can (kể cả trường hợp bị can bị tạm giam); tiếp xúc với cơ quan điều tra; đề xuất những ý kiến; thu thập tài liệu, chứng cứ về vụ án; sưu tầm tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan

Trong bất kỳ vụ án nào và đặc biệt là trong vụ án bị can là người chưa thành niên; việc bị can hoặc gia đình bị can mời Luật sư bào chữa ngay trong gia đoạn điều tra thể hiện sự bức xúc của chính bị can hoặc gia đình

bị can Họ muốn nhận được sự trở giúp pháp lý của Luật sư thông qua sự tư vấn, khuyên nhủ và giúp đỡ thực hiện những công việc cụ thể mà bản thân

họ không thể thực hiện Vì vậy, việc tiếp xúc với gia đình bị can, bản thân

bị can là rất quan trọng Trước hết, sự tiếp xúc này giải toả về mặt tâm lý cho bị can rằng trong những lúc khó khăn nhất khi đang bị khởi tố điều tra

họ vẫn có gia đình, có Luật sư là người am hiểu pháp luật bên cạnh động viên, an ủi, giúp đõ Sau nữa, sự tiếp xúc giữa Luật sư với bị can, gia đình

bị can còn làm cho người thân của bị can an tâm hơn, không sợ bị can bị oan sai hoặc bị bức xúc với bị can và gia đình bị can là để Luật sư thu nhận được những thông tin về sự việc đã xảy ra, về nhân thân bị can và về những vấn đề khác như hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ của bị can với gia đình

và bạn bè ở trường học hay nơi cư trú Để có thể thu nhận được những thông tin chính xác, Luật sư cần có thái độ cởi mở, chân tình, cảm thông,

Trang 7

chia sẻ với bị can và gia đình bị can Đối với những bị can là người lớn, người đã thành niên, nếu không có sự hợp tác từ phía bị can, gia đình bị can, Luật sư có thể ngay lập tức từ chối bào chữa, nhưng đối với bị can là người chưa thành niên thì Luật sư không được làm như vậy Bằng kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật, Luật sư cần thuyết phục bị can cung cấp những thông tin chính xác, khai ra các đồng phạm khác (nếu điều đó không làm xâu đi tình trạng của bị can) thuyết phục gia đình sớm khắc phục hậu quả, chủ động gặp gỡ thoả thuận với bên

bị hại để sau này được hưởng tình tiết giảm nhẹ Người chưa thành niên

là những người trong độ tuổi mà tâm lý chưa ổn định, luôn cần sự tác động nhẹ nhàng, tình cảm nên không được áp dụng cách thức thu nhận thông tin

từ họ bằng cách chất vấn, đặt những câu hỏi như đối với người lớn Việc này có thể dẫn tới hậu quả là họ khai báo không đúng sự thật im lặng hoặc xấu nhất là từ chối Luật sư Mặc dù, về nguyên tắc, Luật sư không được hứa hẹn một kết quả cụ thể nào, nhưng khi tiếp xúc với bị can, Luật sư phải tạo cho họ một niềm tin rằng sự tham gia của Luật sư để bào chữa sẽ có lợi cho họ

Trong thực tiễn điều tra các vụ án hình sự có bị can là người chưa thành niên, cơ quan điều tra hầu như không lưu giữ trong hồ sơ bản sao giấy khai sinh của bị can Chính vì vậy, việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can đôi khi không được chính xác Khi tiếp xúc với gia đình bị cn, Luật sư cần tìm hiểu chính xác ngày, tháng, năm sinh của bị can Trong nhiều trường hợp, ngay một việc làm tưởng như đơn giản này lại có tác dụng rất lớn, nó có thể dẫn tới việc đình chỉ vụ án, thay đổi biện pháp ngăn chặn áp dụng với bị can từ nghiêm khắc sang ít nghiêm khăc hơn

Song song với quy định bị can là người chưa thành niên phải có Luật

sư bào chữa, pháp luật tố tụng hình sự còn quy định về vai trò của người giám hộ, người đại diện hợp páhp của bị can Những người này phải có mặt khi hỏi cung bị can và các bản cung của bị can chỉ có giá trị pháp lý khi có

Trang 8

chữ ký của người giám hộ, người đại diện hợp pháp kèm theo các chữ ký của bị can và điều tra viên Xuất phát từ những quy định trên đây, qua tiếp xúc với gia đình bị can, Luật sư có thể thoả thuận với người giám hộ, người đại diện hợp pháp của bị can về việc có mặt trong các lần cơ quan điều tra hỏi cung bị can Cũng qua việc tiếp xúc với gia đình bị can, Luật sư mới có

kế hoạch cụ thể tìm hiểu về nhân thân của bị can, về những mối quan hệ của bị can với các bạn cùng trường, cùng nơi cư trú Trong những trường hợp cần thiết, Luật sư phải tìm hiểu ai là người xúi giục, mua chuộc, lôi kéo bị can thực hiện hành vi phạm tội

Tiếp xúc với cơ quan điều tra, với điều tra viên trực tiếp điều tra vụ án

là nhằm biết được các thông tin ban đầu về vụ án Lúc này rõ ràng là hồ sơ

vụ án chưa đầy đủ, nhưng việc tiếp xúc của Luật sư với cơ quan điều tra, với hồ sơ vụ án là nhằm xác định tính có căn cứ của quyết định khởi tố bị can, tính có căn cứ của việc áp dụng biện pháp tạm giam (nếu có).Trên cơ

sở các thông tin thu nhận được so sánh với các quy định của pháp luật hình

sự và pháp luật tố tụng hình sự, Luật sư có thể có những đề xuất bằng văn bản gửi đến cơ quan điều tra và viện kiểm sát đề nghị huỷ quyết định khởi

tố bị can, thay đổi quyết định khởi tố bị can từ tội nặng sang tội nhẹ hơn, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, thực hiện một số hoạt động điều tra như trưng cầu giám định, thực nghiệm điều tra, mời thêm người làm chứng mới, đối chất, nhận dạng

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bào chữa của mình, Luật sư cần vận động nhà trường nơi bị can học tập,đoàn thể xã hội nơi bị sinh hoạt có những ý kiến nhận xét, đánh giá bị can bằng văn bản gửi cho cơ quan tiến hành tố tụng và đứng ra bảo lãnh cho bị can taị ngoại trong trường hợp bị can bị tạm giam Pháp luật không cấm người bào chữa đồng thời là người bảo lãnh cho bị can, vì vậy, Luật sư cũng có thể chủ động đề xuất cơ quan điều tra, viện kiểm sát để cùng với người có uy tín trong gia đình bị can bảo lãnh cho bị can

Trang 9

Để các đề xuất đối với cơ quan điều tra, viện kiểm sát có trọng lượng, Luật sư phải căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu thu thập được và phải viện dẫn các quy định trong các văn bản pháp luật liên quan Chính vì vậy, Luật

sư phải chủ động trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ Văn bản kết luận điều tra mới chỉ là quan điểm của cơ quan điều tra về vụ án, vì vậy, để bào chữa có hiệu quả, Luật sư phải tiếp tục nghiên cứu hồ sơ, trao đổi, đề xuất với viện kiểm sát thực hiện những công việc mà trước đây cơ quan điều tra chưa thực hiện

Pháp luật tố tụng hình sự của nước ta quy định điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tiến hành tố tụng đối với những vụ án người chưa thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, về khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm của người chưa thành niên Tuy nhiên, trong thực tiễn, quy định trên đây khó được áp dụng bởi khả năng đang rất còn hạn chế của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán về các lĩnh vực nêu trên Vì vậy, việc đề nghị những người tiến hành tố tụng có được trình độ tâm lý, giáo dục nhận trách nhiệm giải quyết vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên rất khó Thế nhưng Luật sư hoàn toàn có thể yêu cầu toà án thành lập hội đồng xét

xử trong đó có hội thẩm nhân dân là giao viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Vì người chưa thành niên thường là người chưa quen ứng xử trong những chỗ đông người đặc biệt là trước công đường, vì vậy, trước khi mở phiên toà xét xử, Luật sư cần gặp lại bị can an ủi và giúp họ chuẩn bị tốt tinh thần Thường những người chưa thành niên là những người phạm tội lần đầu, khi bị đưa ra xét xử thì hay hoàng mang, thậm chí sở hãi, có khi quên hết diễn biến vụ án và những điều đã khai ở giai đoạn điều tra Luật

sư cần giúp họ nhớ lại nội dung khai trước đây để lời khai tại phiên toà thống nhất với lời khai tại giai đoạn điều tra cũng như trước viện kiểm sát ở giai đoạn truy tố

Ngày đăng: 16/08/2024, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w