1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)

195 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÀNH XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGUYỄN ĐỨC VINH

HÀ NỘI, năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Đức Vinh Các nội dung được trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực Những số liệu sử dụng để phân tích được trích

từ bộ số liệu khảo sát Đề tài cấp nhà nước “An ninh việc làm đối với người lao động tại các khu công nghiệp trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước„ mã số KX01.39/16-20 tiến hành từ tháng 1/2018 tới tháng

12/2019 và đã nghiệm thu vào tháng 1/2021, do TS Nguyễn Thị Thanh Hương làm chủ nhiệm đề tài Các số liệu được sử dụng có sự trích dẫn nguồn dữ liệu rõ ràng và được sự đồng ý, cho phép sử dụng bộ dữ liệu từ chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Thanh Hương

Tác giả luận án

Trần Thị Thanh Tuyến

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án 4

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 6

5 Đóng góp về khoa học của luận án 7

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 8

7 Cấu trúc của luận án 10

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 11

1.1 Thực trạng an ninh công việc qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 11 1.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 19

1.3.Giải pháp về an ninh công việc qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 24

1.4.Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu về an ninh công việc qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 27

Tiểu kết 30

Chương 2 32

CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ AN NINH CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP32 2.1 Cơ sở lý luận 32

2.1.1 Các khái niệm sử dụng trong luận án 32

2.1.1.2.Khái niệm an ninh công việc 42

2.1.1.3.Các chỉ báo đo lường an ninh công việc 45

2.1.3 Khung phân tích 51

2.2.Cơ sở thực tiễn 58

2.2.1Hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan tới an ninh công việc 58

2.2.2.1 Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội và khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng 65

Trang 5

2.2.2.2 Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội và khu công nghiệp vùng Đông Nam

3.1.1 Phát triển khu công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nam 82

3.1.1.2 Đặc điểm phát triển khu công nghiệp Bình Xuyên 2 87

3.1.1.3 Đặc điểm phát triển khu công nghiệp Đồng Văn 2 88

3.1.2 Tình hình phát triển khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai 90

3.1.2.2 Đặc điểm phát triển khu công nghiệp Amata 93

3.1.2.3 Phát triển khu công nghiệp Biên Hòa 2 94

3.2 An ninh công việc tại các khu công nghiệp thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ 96

3.2.1 Đánh giá về khả năng duy trì công việc 99

3.2.3 Thu nhập thỏa đáng 103

3.2.4 Môi trường làm việc 105

3.2.5 Phúc lợi xã hội của doanh nghiệp 111

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc của người lao động tại vùng Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam bộ 117

3.3.1.Nhóm biến độc lập là nhân tố xây dựng từ các biến quan sát cảm nhận của người lao động về an ninh công việc 117

3.3.2.Các biến độc lập về đặc điểm nhân khẩu và công việc người lao động 139 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

PHỤ LỤC 157

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2 1 Các loại hình khu công nghiệp 42

Bảng 2 2 So sánh khái niệm an ninh công việc và việc làm thỏa đáng/bền vững 43

Bảng 2 3 So sánh khái niệm an ninh công việc, an ninh việc làm và việc làm thỏa đáng/bền vững 44

Bảng 2 4 Biến số phụ thuộc 56

Bảng 2 5 Nhóm biến số độc lập là các nhân tố xây dựng từ các biến quan sát về cảm nhận về an ninh công việc của người lao động 57

Bảng 2 6 Nhóm biến số độc lập liên quan tới nhân khẩu người lao động 57

Bảng 2 7 Nhóm biến số độc lập liên quan tới đặc điểm công việc của người lao động 58

Bảng 2 8 Các chính sách có liên quan tới an ninh công việc 60

Bảng 2 9 Mức lương tối thiểu theo vùng 62

Bảng 2 10 Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm của người lao động và người sử dụng lao động 63

Bảng 2 11 Đặc điểm dân số, lao động, việc làm vùng Đồng bằng sông Hồng 66

Bảng 2 12 Đặc điểm khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng 68

Bảng 2 13 Đặc điểm dân số, lao động, việc làm vùng Đông Nam bộ 69

Bảng 2 14 Đặc điểm khu công nghiệp vùng Đông Nam bộ 71

Bảng 2 15 Mẫu phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm 73

Bảng 2 16 Các câu hỏi về an ninh công việc 74

Bảng 2 17 Số lượng phiếu khảo sát sử dụng để phân tích trong luận án 77

Bảng 3 1 Tình hình sử dụng lao động Việt Nam tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 84

Bảng 3 2 Tình hình sử dụng lao động tại các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam năm 2018 86

Bảng 3 3 Tình hình sử dụng lao động tại các khu công nghiệp, tỉnh Đồng Nai 92

Bảng 3 4 Điểm trung bình đánh giá về khả năng duy trì công việc 100

Bảng 3 5 Tỷ lệ phần trăm đánh giá về khả năng duy trì công việc chung 101

Bảng 3 6 Tỷ lệ phần trăm đánh giá về khả năng duy trì công việc theo vùng 102

Bảng 3 7 Điểm trung bình đánh giá về thu nhập thỏa đáng 103

Bảng 3 8 Tỷ lệ phần trăm đánh giá về thu nhập thỏa đáng 104

Bảng 3 9 Điểm trung bình đánh giá về môi trường vật lý nơi làm việc 106

Bảng 3 10 Tỷ lệ phần trăm đánh giá về môi trường vật lý nơi làm việc 107

Bảng 3 11 Điểm giá trị trung bình đánh giá về quan hệ xã hội tại nơi làm việc 109

Trang 7

Bảng 3 12 Tỷ lệ phần trăm đánh giá về mối quan hệ xã hội tại nơi làm việc chung

110

Bảng 3 13 Tỷ lệ phần trăm đánh giá về mối quan hệ xã hội tại nơi làm việc theo vùng 110 Bảng 3 14 Điểm giá trị trung bình đánh giá về chính sách bảo hiểm, chăm lo đời sống người lao động 113 Bảng 3 15 Tỷ lệ phần trăm đánh giá về chính sách bảo hiểm, chăm lo đời sống người lao động 114 Bảng 3 16 Điểm giá trị trung bình đánh giá về chính sách, chương trình đào tạo nghề của công ty 115 Bảng 3 17 Tỷ lệ phần trăm đánh giá về chính sách, chương trình đào tạo nghề của công ty 116 Bảng 3.18 Kêt quả phân tích nhân tố biến độc lập 117 Bảng 3 19 Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc 118 Bảng 3 20 Các giả thuyết mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc trong mô hình phân tích EFA 119 Bảng 3 21 Kết quả phân tích tương quan Pearson giữa biến độc lập với biến phụ thuộc 124

Bảng 3 22 Kết quả phân tích tương quan Pearson giữa biến độc lập với các yếu tố

của biến phụ thuộc 126 Bảng 3 23 Kết quả phân tích tương quan Pearson giữa biến độc lập với biến phụ thuộc an ninh công việc và các yếu tố của biến phụ thuộc theo vùng 128 Bảng 3 24 Kết quả phân tích mô hình hồi quy bằng phương pháp enter chung 129 Bảng 3 25 Mức độ ảnh hưởng của biến độc lập tới biến phụ thuộc 130

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 2 1 Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2012-2020 40

Hình 2 2 Mối liên hệ giữa khái niệm an ninh công việc, an ninh việc làm và việc làm thỏa đáng/bền vững 45

Hình 2 3 Mô hình quan hệ lao động theo hệ thống của Dunlop 47

Hình 2 4 Mô hình quan hệ lao động của Kochan và đồng nghiệp 48

Hình 2 5 Khung phân tích 52

Hình 3 1 Sơ đồ bố trí doanh nghiệp khu công nghiệp Bình Xuyên II 87

Hình 3 2 Sơ đồ bố trí doanh nghiệp khu công nghiệp Đồng Văn II 89

Hình 3 3 Mặt bằng tổng thể khu công nghiệp Amata 94

Hình 3 4 Mặt bằng tổng thể dự án khu công nghiệp Biên Hòa II 95

Hình 3 5 Mô hình phân tích EFA 119

Hình 3 6 Tỷ lệ di cư theo vùng kinh tế xã hội 127

Hình 3 7 Đánh giá về vai trò của công đoàn tại các doanh nghiệp tại khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng 134

Biểu đồ 3 1 Mức độ an ninh công việc chung và theo vùng 96

Biểu đồ 3 2 Tỷ lệ người trả lời đánh giá tình trạng không có ANCV 97

Biểu đồ 3 3 So sánh về khả năng duy trì công việc giữa hai Vùng 100

Biểu đồ 3 4 Sự khác biệt về đánh giá thu nhập thỏa đáng giữa hai Vùng 104

Biểu đồ 3 5 Sự khác biệt về đánh giá môi trường làm việc giữa hai Vùng 107

Biểu đồ 3 6 Sự khác biệt về đánh giá quan hệ xã hội tại nơi làm việc giữa hai Vùng 109

Biểu đồ 3 7 Sự khác biệt về đánh giá về chính sách bảo hiểm, 113Biểu đồ 3 8 Sự khác biệt về đánh giá về chính sách, chương trình đào tạo nghề 115

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Ðảng, Nhà nước ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Mục tiêu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bắt đầu được đặt ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III năm 1960 và tiếp tục được khẳng định trong các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc sau đó, đặc biệt kể từ khi đổi mới đất nước 1986 Sau hơn 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm (2011-2020), công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đạt bình quân 6,17%/năm, tỷ trọng đóng góp vào GDP của công nghiệp và dịch vụ đạt 72,7% vào năm 2020, đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình Mục tiêu tới năm 2030, Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đời sống của Nhân dân được nâng cao [3].Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghiệp và dịch vụ ngày càng được chú trọng, phát triển Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính tới năm 2022, công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế, chiếm 38,24% GDP trong cơ cấu nền kinh tế cả nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2022) Các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế được thành lập tại hầu hết các tỉnh thành của cả nước, thu hút phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động tại các vùng kinh tế - xã hội Báo cáo tình hình phát triển các khu công nghiệp năm 2021 cho thấy, toàn quốc có 563 KCN đã được quy hoạch phát triển, thu hút 3,83 triệu lao động, chiếm 6,9% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước [6]

Các KCN được quy hoạch và phân bổ theo từng vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu tại các trung tâm kinh tế quan trọng nhằm phát huy lợi thế và tiềm năng, trong đó nổi bật tại hai vùng là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ với hơn một nửa số KCN của cả nước Đồng bằng sông Hồng là khu vực có số lượng KCN đứng thứ 2 của cả nước, sau Đông Nam bộ Theo báo cáo tình hình thành lập và phát triển KCN, khu kinh tế năm 2020, tổng số KCN ở Đồng bằng sông Hồng là 90, chiếm 29,34% số lượng KCN của cả nước, với tổng diện tích là 26.000,86 ha, chiếm 22,81% diện tích đất KCN cả nước, trong đó, diện tích đất công nghiệp là 17.108,65 ha Tỷ lệ lấp đầy của các KCN ở vùng này là 56,99% [5].

Đông Nam bộ là vùng có số lượng KCN cao nhất của cả nước Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng mạnh, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP của vùng

Trang 11

Một số ngành công nghiệp đã, đang hình thành và phát triển là dầu khí, điện tử, công nghệ cao Theo báo cáo tình hình thành lập và phát triển KCN, khu kinh tế năm 2020, tổng số KCN của vùng này là 117, chiếm 31,71% số lượng KCN của cả nước Tổng diện tích các KCN vùng Đông Nam bộ năm 2020 là 44.518,87 ha, chiếm 39,05% diện tích đất KCN cả nước, trong đó, diện tích đất công nghiệp là 19,216,75 ha Tỷ lệ lấp đầy của các KCN là 63,82% [5]

Các nghiên cứu về lao động việc làm tại các KCN tại Việt Nam cho thấy, số lượng các KCN và lao động tại các KCN ngày càng tăng Tại Đông Nam bộ, tỷ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm ưu thế và tiếp tục tăng, chiếm khoảng 85,7% (trong đó 46,7% dịch vụ; 39,0% công nghiệp và xây dựng) tổng số lao động đang làm việc của vùng, sau Nam Bộ là Đồng bằng sông Hồng, với tỷ trọng tương ứng là 74,1% (trong đó 38,4% dịch vụ; 35,7% công nghiệp và xây dựng) [14] Mặc dù cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, các chính sách hỗ trợ lao động – việc làm ngày càng được Chính phủ quan tâm xây dựng, song người lao động (NLĐ) trong các KCN vẫn phải đối diện với các vấn đề liên quan tới an ninh công việc như chế độ lương, thưởng, phụ cấp chưa hợp lý; thời gian làm việc không phù hợp; chế độ bảo hộ lao động chưa được chú trọng; chế độ bảo hiểm cho người lao động chưa đảm bảo; môi trường sống, nơi vui chơi giải trí, an ninh trật tự, tiếp cận cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng, đào tạo nghề v.v chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động [10]

An ninh công việc là một vấn đề đã được nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ 19 và phát triển cho tới ngày nay Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về an ninh công việc với nhiều chiều cạnh khác nhau nhưng trong phạm vi luận án này, an

ninh công việc được định nghĩa với 4 chiều cạnh chính là “khả năng duy trì công

việc với mức thu nhập thỏa đáng, môi trường làm việc phù hợp và phúc lợi xã hội đảm bảo”

Khái niệm an ninh công việc có sự khác biệt với khái niệm an ninh việc làm An ninh việc làm là khái niệm rộng hơn, bao trùm lên khái niệm an ninh công việc An ninh công việc cũng có mối quan hệ khá mật thiết với quan hệ lao động (QHLĐ) An ninh công việc của người lao động phản ánh mối QHLĐ giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động An ninh công việc tốt phản ánh mối QHLĐ tốt và ngược lại, an ninh công việc thấp có thể là kết quả quả mối QHLĐ

Trang 12

chưa phù hợp giữa NSDLĐ và NLĐ QHLĐ đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực lao động việc làm của đất nước và đã được quy định cụ thể trong Bộ Luật lao động năm 2012 và tiếp tục quy định trong Bộ Luật lao động năm 2019

Hiện nay, các nghiên cứu về an ninh công việc tại Việt Nam còn hạn chế Các nghiên cứu về an ninh công việc, an ninh việc làm đã hướng vào an ninh công việc của người lao động trong KCN trên phạm vi toàn quốc hoặc một khu công nghiệp cụ thể Trong khi đó, chưa có nghiên cứu nào tập trung vào an ninh công việc tại hai vùng tập trung nhiều KCN và lao động nhất trên cả nước là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ để chỉ ra sự khác biệt về an ninh công việc giữa hai vùng này, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp nâng cao an ninh công việc tại hai vùng đầu tàu kinh tế, góp phần vào sự nghiệp công việc hóa, hiện đại hóa của đất nước

Xuất phát từ chủ trương và định hướng phát triển công nghiệp hóa của Đảng và Chính phủ, thực tế phát triển KCN nổi bật tại hai vùng kinh tế - xã hội quan trọng của cả nước và thực trạng nghiên cứu về an ninh công việc tại Việt Nam, việc

nghiên cứu “An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp

(Nghiên cứu tại Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam bộ)” là cần thiết nhằm cung

cấp cơ sở thực tiễn xây dựng chính sách về phát triển các KCN trên cả nước, đưa ra các kiến nghị hướng tới đảm bảo an ninh công việc cho người lao động tại các KCN, góp phần vào mục tiêu phát triển đất nước

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ hiện trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc của NLĐ tại các KCN vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ; từ đó chỉ ra sự khác biệt về an ninh công việc trong KCN giữa hai vùng và đưa ra các kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao an ninh công việc cho NLĐ tại các KCN tại hai vùng này

Nghiên cứu bao gồm các nhiệm vụ cụ thể như sau: - Làm rõ vấn đề lý luận về an ninh công việc;

- Khảo sát thực trạng về an ninh công việc của NLĐ tại các KCN vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ;

- Phân tích thực trạng về an ninh công việc của NLĐ tại các KCN vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ nhằm chỉ ra sự khác biệt về an ninh công việc giữa hai vùng này

Trang 13

- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc của NLĐ tại các KCN vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao an ninh công việc NLĐ tại các KCN theo đặc trưng từng vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án

An ninh công việc của người lao động tại các khu công nghiệp

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án

Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện tại 04 KCN: Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và Đồng Văn, tỉnh Hà Nam tại vùng đồng bằng sông Hồng; Amata và Biên Hòa II, tỉnh Đồng Nai tại vùng Đông Nam bộ

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện vào thời điểm 2018- 2019

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tìm hiểu vấn đề an ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp qua các chiều cạnh về khả năng duy trì công việc, thu nhập thỏa đáng, môi trường làm việc phù hợp và phúc lợi xã hội đảm bảo

3.4.2 Giả thuyết nghiên cứu

- H1 An ninh công việc của NLĐ ở các KCN tại Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam bộ là cao

- H2 An ninh công việc của người lao động tại vùng Đông Nam bộ cao hơn so với an ninh công việc vùng Đồng bằng sông Hồng

- H3 Các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc của NLĐ tại các KCN gồm: Tuổi, Học vấn, Tình trạng hôn nhân, Thời gian làm việc, Loại hình hợp

Trang 14

đồng, Vị trí công tác, Tính chất công việc, Vai trò của công đoàn; Chính sách của công ty, Mạng lưới quan hệ xã hội và Nỗ lực cá nhân người lao động Cụ thể:

H3.1 Chính sách của chính quyền địa phương đào tạo nghề có tác động cùng chiều đến an ninh công việc

H3.2 Sự giúp đỡ của công đoàn công ty có tác động dương cùng chiều đến an ninh công việc

H3.3 Sự bảo vệ của công đoàn công ty có tác động cùng chiều đến an ninh công việc

chiều đến an ninh công việc

H3.5 Chính sách của công ty về sa thải, ép nghỉ việc có tác động cùng chiều đến an ninh công việc

H3.6 Sự hỗ trợ từ họ hàng có tác động cùng chiều đến an ninh công việc

H3.7 Nỗ lực cá nhân có tác động cùng chiều đến an ninh công việc H3.8 Có sự khác biệt về an ninh công việc theo giới tính: Lao động

nam có an ninh công việc cao hơn so với lao động nữ

H3.9 Có sự khác biệt về an ninh công việc theo tuổi: An ninh công việc có tỷ lệ thuận với độ tuổi người lao động

H3.10 Có sự khác biệt về an ninh công việc theo trình độ học vấn: An ninh công việc có tỷ lệ thuận với trình độ học vấn người lao động

H3.11 Có sự khác biệt về an ninh công việc với tình trạng hôn nhân: Lao động đang sống cùng vợ/chồng có an ninh công việc cao hơn so với lao động độc thân/sống một mình

H3.12 Có sự khác biệt về an ninh công việc theo thời gian làm việc: An ninh công việc có tỷ lệ thuận với thời gian làm việc của người lao động

H3.13 Có sự khác biệt về an ninh công việc theo loại hình hợp đồng:

Trang 15

Lao động có hợp đồng dài hơn thường có an ninh công việc cao hơn so với lao động có hợp đồng ngắn hạn

H3.14 Có sự khác biệt về an ninh công việc theo vị trí công việc: Lao động có vị trí công việc cao sẽ có an ninh công việc cao hơn H3.15 Có sự khác biệt về an ninh công việc theo tính chất công việc:

Lao động gián tiếp có an ninh công việc cao hơn so với lao động trực tiếp

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Phương pháp luận của luận án

Nghiên cứu được tiếp cận dựa trên hai lý thuyết: Lý thuyết về quan hệ xã hội và Lý thuyết về nguồn vốn xã hội

Tiếp cận dựa trên Lý thuyết về quan hệ xã hội: An ninh công việc được coi là sự phản ánh của kết quả mối quan hệ lao động giữa NSDLĐ là các doanh nghiệp/công ty trong KCN với NLĐ là công nhân hoặc cán bộ quản lý làm việc trong các doanh nghiệp/công ty tại các KCN và nhà nước thông qua các chính sách quản lý, hỗ trợ NLĐ Bên cạnh đó, công đoàn với vai trò là bên thứ ba trong doanh nghiệp cũng sẽ được nhận diện, đánh giá mức độ ảnh hưởng từ sự bảo vệ quyền lợi NLĐ, trợ giúp NLĐ

Tiếp cận dựa trên lý thuyết về nguồn vốn xã hội: An ninh công việc được xem như có mối quan hệ chặt chẽ với nguồn vốn xã hội của NLĐ Người có mạng lưới xã hội càng rộng, trong đó đặc biệt là có sự hỗ trợ từ gia đình, họ hàng, bạn bè càng lớn thì khả năng có an ninh công việc càng cao và ngược lại

4.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án

Để tìm hiểu về hiện trạng an ninh công việc, các phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng để có sự đánh giá tổng thể, đa chiều về hiện trạng an ninh công việc của NLĐ tại các KCN

4.2.1 Các phương pháp định tính:

- Phân tích tài liệu thứ cấp: Thu thập và phân tích các tài liệu, dữ liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan tới chủ đề an ninh công việc để có một cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu; tổng quan kết quả các công trình

Trang 16

nghiên cứu đã có, từ đó xây dựng cơ sở lý luận và khung phân tích cho chủ đề nghiên cứu

- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu các đối tượng có liên quan tới quản lý lao động-việc làm như phòng lao động thương binh xã hội tỉnh, liên đoàn lao động tỉnh, ban quản lý các khu công nghiệp và lãnh đạo doanh nghiệp Bên cạnh đó, tác giả cũng thực hiện phỏng vấn sâu NLĐ để đánh giá về thực trạng an ninh công việc cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc

- Thảo luận nhóm: Thực hiện thảo luận nhóm với NLĐ tại các khu công nghiệp để đánh giá về thực trạng an ninh công việc và các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc

4.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Khảo sát bằng bảng hỏi để đánh giá về hiện trạng an ninh công việc và các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc

5 Đóng góp về khoa học của luận án

Nghiên cứu về an ninh công việc đã được thực hiện phổ biến từ lâu trên thế giới bởi nhiều học giả Tuy nhiên, tại Việt Nam, mặc dù có nhiều nghiên cứu có liên quan tới thất nghiệp, việc làm bền vững, thực trạng công việc đã được thực hiện nhưng mới có ít công trình nghiên cứu trực tiếp về an ninh công việc Luận án sẽ góp phần bổ sung các kết quả nghiên cứu về chủ đề an ninh công việc tại Việt Nam

Ngoài ra, nghiên cứu về an ninh công việc trên Thế giới được tiếp cận chủ yếu từ các lý thuyết về tâm lý học, kinh tế học trong khi các công trình nghiên cứu tiếp cận từ các lý thuyết xã hội học rất hạn chế Luận án sẽ góp phần vào nghiên cứu an ninh công việc thông qua cách tiếp cận sử dụng các lý thuyết xã hội học; từ đó giúp bổ sung nghiên cứu về an ninh công việc từ góc nhìn của ngành xã hội học tại Việt Nam

Bên cạnh đó, khái niệm về an ninh công việc được sử dụng trong luận án sẽ góp phần vào làm giàu hệ khái niệm về an ninh công việc tại Việt Nam

Cuối cùng, đề tài luận án cũng là một nhiệm vụ về đào tạo của đề tài cấp nhà

nước “An ninh việc làm đối với người lao động tại các khu công nghiệp trong bối

cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Mã số: KX.01.39/16-20 do TS

Nguyễn Thị Thanh Hương làm chủ nhiệm đề, thực hiện từ tháng 1 năm 2018 tới

Trang 17

tháng 12 năm 2019 và đã được nghiệm thu vào tháng 1/2021, do vậy cũng góp phần bổ sung và kết quả nghiên cứu của đề tài, làm rõ hơn về vấn đề an ninh công việc, một phần quan trọng cấu thành an ninh việc làm

Các số liệu khảo sát sử dụng để phân tích trong luận án được trích từ một phần bộ số liệu của đề tài nhà nước nêu trên Mặc dù cùng nghiên cứu về vấn đề lao động việc làm và sử dụng một bộ số liệu khảo sát, nhưng Luận án có sự khác biệt và không trùng lắp với đề tài KX.01.39/16-20 về nội dung nghiên cứu cũng như phương pháp luận Nếu như đề tài KX.01.39/16-20 tập trung nghiên cứu an ninh việc theo nghĩa khả năng người lao động có thể duy trì được công việc trong hiện tại và tương lai hay nói cách khác là duy trì nghề nghiệp thì chủ đề nghiên cứu an ninh công việc tập trung vào khả năng duy trì công việc hiện tại của NLĐ Nếu như chủ đề nghiên cứu an ninh việc làm gắn với thị trường lao động thì chủ đề nghiên cứu an ninh công việc gắn với mối quan hệ lao động tại nơi làm việc

Đề tài KX.01.39/16-20 có phạm vi mẫu khảo sát trên 10 KCN của 06 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, luận án chỉ tập trung vào mẫu khảo sát tại 04 KCN tại 02 vùng kinh tế - xã hội của cả nước là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ Khái niệm an ninh việc làm trong đề tài KX.01.39/16-20 mang tính chủ quan hàm ý về sự lo lắng, niềm tin của người lao động về khả năng duy trì công việc, khái niệm

an ninh công việc trong luận án bao hàm các yếu tố “khả năng duy trì công việc với

mức thu nhập thỏa đáng, môi trường làm việc phù hợp và phúc lợi xã hội đảm bảo” Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu đề tài KX.01.39/16-20 gồm Lý thuyết

cấu trúc - chức năng, Lý thuyết xã hội học lao động, Lý thuyết lựa chọn hợp lý, Lý thuyết kinh tế học lao động, còn luận án sử dụng 02 lý thuyết là Lý thuyết về quan hệ lao động và Lý thuyết vốn xã hội

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án góp phần vào bổ sung khái niệm về an ninh công việc và đo lường an ninh công việc trên thực tiễn Luận án cũng góp phần bổ sung các tri thức về an ninh công việc đối với NLĐ tại các KCN tại Việt Nam

Bên cạnh các đóng góp về mặt lý luận, luận án cũng có các đóng góp về thực tiễn qua cung cấp các kết quả nghiên cứu về thực trạng an ninh công việc, các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc và đề xuất gợi mở các giải pháp về chính sách đối với an ninh công việc cho NLĐ tại các KCN tại Việt Nam Phát triển KCN tại Việt Nam hiện nay đang ngày càng được chú trọng và có vai trò quan trọng trong

Trang 18

phát triển kinh tế của Việt Nam Các KCN đã thu hút số lượng lớn người lao động tới làm việc và sinh sống Việc đảm bảo an ninh công việc cho NLĐ không chỉ là đảm bảo về thu nhập, việc làm cho họ mà còn là sự đảm bảo về sự ổn định sản xuất của các doanh nghiệp Do vậy, nghiên cứu về an ninh công việc của luận án sẽ góp phần vào xây dựng nền tảng thực tiễn cho xây dựng các chính sách lao động việc làm, quan hệ lao động, an sinh xã hội, hạ tầng cơ sở hướng tới hoàn thiện hệ thống chính sách lao động tại các KCN ở Việt Nam

Hạn chế của luận án

Do khảo sát được tiến hành vào năm 2018-2019 nên chưa phản ánh được hiện trạng an ninh công việc của NLĐ tại các KCN sau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát kéo theo một loạt các thay đổi về lao động việc làm tại các KCN của Việt Nam Ví dụ như tại Đông Nam bộ, tác động Covid-19 là thách thức lớn nhất trong ngắn hạn mà Vùng phải đối mặt hậu đại dịch, đặc biệt liên quan tới vấn đề thiếu hụt nguồn lao động và phục hồi lại chuỗi cung ứng nói riêng, hoạt động sản xuất và kinh doanh nói chung trong trạng thái bình thường mới [17]

Nghiên cứu của Nguyễn Vân (2020) [38] cũng cho thấy dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, việc làm của nhiều công nhân, lao động Trong năm 2020, cả nước có tổng cộng 101,7 nghìn DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước, dẫn đến tình trạng thiếu việc, mất việc làm của công nhân diễn ra khá phổ biến và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của công nhân [38]

Do giới hạn về thời gian và quy mô nghiên cứu, cách đo lường an ninh công việc qua đánh giá chủ quan của NLĐ có thể gặp phải một số hạn chế như sự khác nhau về nhận thức của các cá thể; sai lệch thông tin do hiểu câu hỏi không đúng và đánh giá chủ quan có thể chưa phản ánh chính xác hiện thực khách quan

Bên cạnh đó, việc thiết kế bảng hỏi thang likert với 100% các biến theo chiều tác động tích cực có thể giảm độ tin cậy của thông tin thu thập được từ khảo sát, do vậy có thể chưa phản ánh đúng và chính xác nhất thực trạng an ninh công việc, các yếu tố tác động tới an ninh công việc của NLĐ tại các KCN

Trang 19

7 Cấu trúc của luận án

Luận án gồm 5 phần như sau:

 Phần Mở đầu

 Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

 Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu an ninh công việc của người lao động tại các khu công nghiệp

 Chương 3 Thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc của người lao động tại các khu công nghiệp

 Kết luận và kiến nghị giải pháp

Trang 20

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Thực trạng an ninh công việc qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về an ninh công việc, nhưng có thể chia ra thành hai nhóm định nghĩa là an ninh công việc mang tính chủ quan và an ninh công việc mang tính khách quan

Khái niệm an ninh công việc mang tính chủ quan

Phần lớn các công trình nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm về an ninh công việc mang tính chủ quan Các khái niệm được đưa ra khá đa dạng nhưng thống nhất ở nội hàm khái niệm bao gồm các chiều cạnh như sự lo lắng/lo sợ, mối quan tâm, cảm giác, sự trải nghiệm, niềm tin đối với sự tồn tại của công việc hiện tại theo mong muốn, kỳ vọng của người lao động

Trước hết, an ninh công việc được định nghĩa là sự lo sợ của người lao động đối với cơ hội tiếp tục công việc hiện tại trong tương lai [102] hay nỗi sợ mất đi sự ổn định công việc, năng suất lao động và cơ hội thăng tiến [90]; [118]; [93] Tương tự, an ninh công việc được đề cập tới ở khía cạnh quan tâm của người lao động về công việc hiện tại [93] hay mối quan tâm về khả năng nắm giữ được công việc hiện tại của họ [42]

An ninh công việc đề cập tới cảm giác hoặc một dạng cảm xúc ở đó nhu cầu và mong muốn về công việc của cá nhân được đáp ứng (Araabi và Kamali 2000, dẫn theo Mosaybian và Jafar, 2017) [113] An ninh công việc là cảm giác có được công việc thích hợp và sự đảm bảo công việc đó trong tương lai mà không có bất kỳ

sự đe dọa mất việc nào (Jandaghi, 2011) [102] hoặc là cảm giác công việc không bị đe dọa và sẽ được làm công việc hiện tại bao lâu theo thời gian mong muốn mà không có cảm giác hoặc lý do khách quan hay chủ quan dẫn tới mất việc [41] cũng như cảm giác được đảm bảo công việc ổn định ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác và năm này qua năm khác (Meltz, 1989 dẫn theo Daud et al., 2017)

[68] và cảm nhận công việc được kéo dài đến bất kỳ thời điểm nào bạn muốn [107]

Trang 21

Ngoài sự lo lắng, quan tâm và cảm xúc về bảo đảm công việc hiện tại, an ninh công việc cũng được định nghĩa như nhận thức, niềm tin của người lao động về duy trì công việc hiện tại An ninh công việc là nhận thức về khả năng mất việc của một người [53], nhận thức về các đe dọa tiềm tàng đối với sự tiếp tục công việc hiện tại

nguyện của mất việc làm hiện tại [102] An ninh công việc được coi là niềm tin của người lao động tới tính lâu dài công việc của họ, nói cách khác là niềm tin về bảo đảm việc làm, lợi ích công việc, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo nghề cũng như cơ hội phát triển và chế độ đãi ngộ hấp dẫn [120]

Khái niệm an ninh công việc mang tính khánh quan

Ở khía cạnh khách quan, an ninh công việc trước hết được định nghĩa là khả năng, cơ hội nắm giữ công việc hiện [137] hay khả năng, cơ hội của người lao động giữ được công việc của họ để không bị thất nghiệp [103] cũng đồng tình quan điểm

khi định nghĩa an ninh công việc là khả năng của người lao động có thể giữ công việc của họ Khả năng giữ công việc cao hơn thì an ninh công việc cao hơn Trong khi đó, [80] cho rằng, đó là khả năng giữ được công việc hiện tại trong một năm tiếp theo [91] thì cho rằng mất an ninh công việc là sự mất khả năng duy trì công việc của người lao động tại nơi làm việc trong môi trường bị đe dọa

An ninh công việc được định nghĩa là sự đảm bảo công việc của người lao động như đảm bảo sự tiếp tục trong điệu kiện kinh tế chung của đất nước [101] hay sự đảm bảo của người lao động sẽ giữ được công việc hiện tại lâu như mong muốn Đó là sự đảm bảo từ công ty/tổ chức rằng nhân viên của họ sẽ làm việc trong một khoảng thời gian phù hợp mà không bị sa thải [40], sự đảm bảo ở lại trong cùng một công việc với cùng một chủ lao động [144] và sự đảm bảo chắc chắn về công việc và thu nhập của người lao động [68]

Khái niệm an ninh công việc cũng được đề cập tới các yếu tố như lương, giờ làm việc, bối cảnh lao động, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo, thu nhập, chi phí mất việc, sa thải, lương, chế độ hưu trí, hợp đồng lao động v.v An ninh công việc không phải là sự kiện có thể nhìn thấy, cũng không liên quan tới bất kỳ sự kỳ thị nào Không có kỳ vọng vai trò rõ ràng nào trong hỗ trợ xã hội hay thể chế Cả hai yếu tố bối cảnh và bản thân cá nhân người lao động đều có liên quan

Trang 22

tới an ninh công việc [92] An ninh công việc liên quan tới sự hấp dẫn về lợi ích của công việc chẳng hạn như cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc tốt, đào tạo nghề nghiệp, cơ hội phát triển và đãi ngộ hấp dẫn [120] An ninh công việc ngụ ý giữ người lao động không bị thất nghiệp, ở đó thu nhập bị giảm và phải chịu sự gián tiếp của chi phí do mất việc làm, chẳng hạn như ảnh hưởng đến tâm hồn và địa vị xã hội của họ [63]; [81] An ninh công việc là điều kiện mà tổ chức mang lại nhằm đảm bảo việc làm cho người lao động, đảm bảo hưu trí, không đe dọa vị trí làm việc của người lao động trong tổ chức (Herzberg, 1968 dẫn theo Daud et al., 2011) [68].

[90] cho rằng an ninh công việc không chỉ là sự không chắc chắn về tiếp tục công việc hiện tại mà còn liên quan tới cơ hội thằng tiến và khả năng kéo dài hợp đồng lao động (Rosenblatt,1984 dẫn theoDaud et al., 2017)[68] Một số nghiên cứu xem xét tính khách quan của an ninh công việc thông qua đánh giá tỷ lệ thất nghiệp, sử dụng các thang đo về mất an ninh công việc thông qua các câu hỏi về khả năng mất việc trong một khoảng thời gian tham chiếu, thường là 6 tháng tới 1 năm [58]; [59].

Như vậy có thể thấy, trong phần lớn nghiên cứu, an ninh công việc là khái niệm mang tính chủ quan xuất phát từ các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, bao hàm chủ yếu các khía cạnh liên quan tới chiều cạnh tâm lý, cảm nhận chủ quan từ người lao động về khả năng duy trì/đảm bảo công việc làm hiện tại, thể hiện ở sự lo lắng, lo ngại, cảm xúc, quan tâm, nhận thức, niềm tin về khả năng bảo đảm công việc hiện tại theo mong muốn/trong tương lai Ở khía cạnh khách quan, an ninh công việc được đề cập tới là khả năng duy trì công việc, sự đảm bảo công việc hiện tại An ninh công việc có liên quan tới các yếu tố như môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, thu nhập, đào tạo, đảm bảo hưu trí v.v

An ninh công việc chủ quan chủ yếu liên quan tới yếu tố vi mô, cá nhân người lao động trong khi đó an ninh công việc khách quan đề cập tới các vấn đề tầm vĩ mô và trung mô Bản chất của an ninh công việc chủ quan là nhận thức, đánh giá của người lao động về khả năng duy trì công việc hiện tại trong khi đó an ninh công việc khách quan tính tới các yếu tố bên ngoài người lao động như chính sách lao động, môi trường làm việc, quan hệ lao động v.v trong việc duy trì an ninh công việc của người lao động

Trang 23

An ninh công việc chủ quan và khách quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu như an ninh công việc chủ quan cho biết về hiện trạng an ninh công việc của bản thân người lao động thì an ninh công việc khách quan bao hàm các yếu tố tác động tới việc đảm bảo an ninh công việc Cả hai loại hình an ninh công việc đều tồn tại song song khi đánh giá về hiện trạng an ninh công việc Nguyên nhân là do cả khía cạnh chủ quan và khách quan đều cấu thành một bộ phận không thể thiếu trong tổng thể an ninh công việc

Các công trình nghiên cứu trên Thế giới đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa an ninh công việc và phát triển kinh tế Các học giả cho rằng, an ninh công việc xuất hiện từ sự bất ổn của nền kinh tế Theo Christina (2015) [109], do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, mất an ninh công việc ngày càng gia tăng Suy thoái kinh tế dẫn tới sự căng thẳng về kinh tế toàn cầu dẫn tới sự bất ổn về việc làm và mất an ninh công việc Nguyên nhân là do nhiều tổ chức/doanh nghiệp phải sa thải người lao động hoặc đóng cửa để tiết kiệm chi phí cho tổ chức/doanh nghiệp của họ [82] Căng thẳng về kinh tế góp phần vào không đảm bảo an ninh công việc cho người lao động [86] Bên cạnh đó, việc cơ cấu lại tổ chức thông qua sáp nhập các tổ chức dẫn tới người lao động bị sa thải và việc đóng cửa hàng loạt các công ty đã dẫn tới công nhân trên toàn thế giới bị thất nghiệp Tình trạng này làm phát sinh vấn đề về an ninh công việc cho người lao động [128].

Từ kết quả nghiên cứu của các học giả trên Thế giới cũng có thể thấy rằng, an ninh công việc đã từng là một vấn đề phổ biến và đáng lo ngại tại các nước Châu Âu và Châu Á Mất an ninh công việc đã trở thành vấn đề quan ngại ở các nước Châu Âu vì nhiều lý do [92] Nghiên cứu của Weerdt et al (2004], chỉ ra rằng, nhận thức về mất an ninh công việc đã tăng lên ở các nước châu Âu trong vòng năm năm tính tới thời điểm nghiên cứu năm 2004 và được nhận thức bởi một bộ phận dân số lao động có vai trò quan trọng của Châu Âu [102] Nhận thức về an ninh công việc cũng như mất an ninh công việc gia tăng đáng kể ở Thụy Sỹ vào những năm 90

(Poza, 2004) Ở Châu Á, tại Kazakhstan, an ninh công việc đối với các vị trí thấp trong lĩnh vực công được đánh giá cao và thu hút nhiều lao động hơn lĩnh vực tư nhân do bối cảnh Liên Xô tan rã và lĩnh vực tư nhân khó đảm bảo an ninh công việc cho người lao động [116].

Trang 24

Khi đề cập tới bản chất của an ninh công việc, các học giả trên thế giới đã chỉ ra sự khác biệt về an ninh công việc giữa các lĩnh vực, ngành nghề, hình thức hợp đồng và vị trí làm việc của người lao động

Liên quan tới lĩnh vực ngành nghề, [80] trong công trình nghiên cứu của mình đã nêu lên sự khác biệt về an ninh công việc trong các lĩnh vực, ngành nghề và hình thức hợp đồng công việc khác nhau Sự suy giảm về an ninh công việc được nhận thức rộng rãi trên diện rộng giữa các ngành, nghề nghiệp, cơ cấu công việc và đặc điểm cá nhân Ví dụ, an ninh công việc trong ngành ngân hàng được đánh giá là thấp tại Nigeria do ngành ngân hàng ngày càng biến động và không ổn định đối với người lao động Sự cải cách ngân hàng dẫn tới sáp nhập, mua bán lại và tái cơ cấu đã dẫn tới thay đổi nhân sự và sa thải nhân viên [44].

Không chỉ có loại hình nghề nghiệp, an ninh công việc còn có sự khác biệt giữa lĩnh vực nhà nước (công) và tư nhân An ninh công việc trong lĩnh vực nhà nước được đánh giá là cao hơn lĩnh vực tư nhân [115] Người lao động cảm thấy an ninh công việc cao nhất với những công việc trong lĩnh vực công, an ninh công việc thấp nhất đối với các công việc tạm thời và có an ninh công việc trung bình đối với các công việc dài hạn trong lĩnh vực tư nhân [62]

An ninh công việc cũng có sự khác biệt giữa vị trí công việc và loại hợp đồng Công nhân cổ xanh, tay nghề thấp, người lao động trong lĩnh vực công nghiệp và người có hợp đồng lao động ngắn hạn tự nhận thức an ninh công việc không được đảm bảo [147] An ninh công việc được nhận biết là yếu tố quan trọng và đóng góp giá trị cao đối với công nhân [43] Người lao động có hợp đồng dài hạn có đánh giá về an ninh công việc cao hơn so với người lao động có hợp đồng ngắn hạn

(Kraimer et al., 2005 dẫn theo Jimenez và Didona, 2017) [103] Đánh giá về an ninh công việc đối với người có công việc bấp bênh tại các khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao do nguy cơ lớn từ quá trình tự động hóa và thương mại toàn cầu là thấp hơn [80]

Các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy, an ninh công việc đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp An ninh công việc có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của một nhóm lao động cũng như của toàn bộ tổ chức Người lao động có an ninh công việc cao thì có thể thực hiện công việc hiệu quả hơn, được phản ánh qua hoạt động của tổ chức hiệu quả hơn [111]

Trang 25

Nhân viên dễ đạt hiệu suất công việc tốt hơn ở nơi làm việc của họ nếu an ninh công việc được đảm bảo bởi các tổ chức, liên hiệp An ninh công việc được đảm bảo bởi công đoàn sẽ gia tăng hiệu suất công việc của người lao động [103] Khi một tổ chức có những người công nhân có an ninh công việc thấp sẽ dẫn tới công nhân mất niềm tin vào tương lai và hậu quả là tác động tới hiệu suất hoạt động Càng nhiều người lao động có hứng thú với an ninh công việc của tổ chức thì càng có nhiều người hoạt động hiểu quả với nhiệm vụ của họ và phản ánh qua hiệu quả của tổ chức nói chung [60] Giảm hiệu suất và chuyển việc được cho là kết quả của việc mất an ninh công việc (Abramis,1994 dẫn theo Jimenez và Didona, 2017) [103] Một nghiên cứu ở Pakistan cho thấy, năng suất của tổ chức bị giảm mặc dù đã được áp dụng nhiều chiến lược khác nhau Nguyên nhân là do an ninh công việc thấp dẫn tới giảm sự hài lòng của người lao động và giảm năng suất lao động [99].

Mất an ninh công việc cũng có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của tổ chức và gây ra sự chuyển việc của người lao động Mất an ninh công việc dẫn tới việc hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp và luân chuyển nhân viên [41] [56]

chứng minh rằng, tình trạng mất an ninh công việc gây ra giảm hiệu suất làm việc của tổ chức Khi nhận thức về tình trạng mất an ninh công việc, một số lao động sẽ có thể nỗ lực hơn để làm việc nhưng một số lao động lại tìm kiếm việc làm nơi khác Mất an ninh công việc có liên hệ với giảm phúc lợi và cảm giác tiêu cực của người lao động và là nguyên nhân của căng thẳng, có tác động tới thái độ và hành vi của người lao động đối với tổ chức [103] [132] thấy rằng mất an ninh công việc có tác động trực tiếp tới hiệu suất hoạt động tổ chức do làm yếu hệ thống quản lý nhân sự và làm suy yếu sự tích hợp các nỗ lực của nhân viên nhằm đạt được mục tiêu tổ chức

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, an ninh công việc có ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ hài lòng công việc của người lao động do đây là yếu tố chính quyết định sự hài lòng công việc Mức độ hài lòng của công nhân có trình độ bị ảnh hưởng bởi an ninh công việc nhiều hơn so với công nhân không có trình độ [143].

Một nhân viên mất an ninh công việc thì sẽ không cảm thấy hài lòng về công việc

[108] Việc theo đuổi an ninh công việc có mối quan hệ thuận với hài lòng công việc và ý định chuyển việc [116] An ninh công việc là cấu thành quan trong của hài lòng công việc [46] Trong bối cảnh thắt chặt nền kinh tế, an ninh công việc làm

Trang 26

tăng sự hài lòng công việc [43] Nếu người lao động nhận thấy rằng an ninh công việc của họ bị đe dọa và nguy hiểm thì điều này sẽ ảnh hưởng đến hài lòng công việc và hạnh phúc của họ do đó sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất của họ [77] Tình trạng mất an ninh công việc đã trở thành một hiện tượng cấu trúc liên quan đến sự hài lòng của nhân viên tạm thời và lâu dài trong cùng một tổ chức [65] Mất an ninh công việc có ảnh hưởng tiêu cực tới hài lòng công việc và ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hành vi công việc và cảm xúc của người lao động [131].[98] trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa an ninh công việc và hài lòng công việc trong lĩnh vực y tế cũng chỉ ra rằng, có mối quan hệ tích cực giữa an ninh công việc và hài lòng công việc Nếu tổ chức hỗ trợ các y bác sỹ, chính sách chi trả và bảo đảm sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của người lao động theo hướng tốt hơn

Mất an ninh công việc sẽ dẫn tới những phản ứng liên quan đến thái độ muốn nghỉ việc, giảm cam kết và giảm sự hài lòng [47] Nghiên cứu của Hyunkang Hur (2019) [96] cũng chỉ ra rằng, có mối liên hệ giữa an ninh công việc và thái độ làm việc cũng như có mối liên hệ giữa hài lòng công việc và cam kết tổ chức Kết quả nghiên cứu đã làm nổi bật tầm quan trọng của an ninh công việc tại nơi làm việc và chỉ ra rằng việc hình thành và nâng cao thái độ làm việc của người lao động đối với an ninh công việc là cần thiết và đáng duy trì ở một số hình thức của lĩnh vực công Các phát hiện phân tích tổng hợp đã đưa ra kiến nghị về việc cần thiết phải xây dựng chính sách an ninh công việc hiệu quả [96].

An ninh công việc có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cam kết của người lao động đối với tổ chức Nhân sự sẽ kiên định hơn với công việc của tổ chức nếu họ thấy an ninh công việc được đảm bảo An ninh công việc được coi là song hành với công việc của nhân viên, làm cho nhân viên trung thành và cam kết với tổ chức do họ có cảm giác an toàn cao và có ý thức với tổ chức, nhiệt tình với tổ chức [120].

An ninh công việc cũng tạo ra quan hệ dễ chịu giữa lực lượng lao động và tổ chức Các tổ chức nơi nhân viên được đảm bảo công việc sẽ có thể được hưởng sự ổn định, tiến bộ và lâu dài [133] Một người lao động nhận thức được về mất an ninh công việc sẽ có cam kết với tổ chức thấp hơn và ít có sự sẵn sàng ở lại với tổ chức trong khi ngược lại với những lao động hài lòng với công việc [84] [49] chỉ ra rằng, trong tình huống tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và tăng tình trạng mất an ninh công việc,

Trang 27

có những ảnh hưởng tới cam kết của nhân viên đối với tổ chức Sự hài lòng công việc giảm, mất an ninh công việc làm cho người lao động giảm đi sự cam kết với tổ chức Người lao động có an ninh công việc cao sẽ làm gia tăng sự cam kết với tổ chức của mình [84] Kết quả nghiên cứu của Akpan (2013) [43] cũng cho thấy, an ninh công việc và hài lòng công việc đều có ảnh hưởng đáng kể tới cam kết của giáo viên đại học với nhà trường Mặc dù sự hài lòng với công việc có tác động tới cam kết tổ chức mạnh hơn an ninh công việc, song an ninh công việc có mối quan hệ chặt chẽ với cam kết với tổ chức

Ngoài ra, an ninh công việc cũng có mối liên hệ với tiền lương và sức khỏe của người lao động Người lao động có an ninh công việc tốt hơn thường có mức tăng lương cao hơn [80] Khi người lao động cảm thấy an ninh công việc tốt họ sẽ cảm thấy được an toàn thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động [139]

An ninh công việc là một lĩnh vực nghiên cứu mới tại Việt Nam Trong các công trình nghiên cứu được tổng quan, mới có một nghiên cứu về an ninh công việc của công nhân tại các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ của Nguyễn Thị Thanh Hương (2020a) [23] Kết quả nghiên cứu cho thấy, công nhân lao động ở tỉnh Bắc Ninh có tâm lý khá ổn định về an ninh công việc Ngoài ra, một số ít công trình nghiên cứu về an ninh việc làm đã được thực hiện trong thời gian qua Các tác giả Hoàng Hương Giang và cộng sự (2020) [89] nghiên cứu về an ninh việc làm của lao động nữ tại khu công nghiệp Khai Quang, tỉnh Vĩnh Phúc Kết quả cho thấy an ninh việc làm của lao động nữ được đánh gía là tốt hơn so với nam giới Trong khi đó, Nguyễn Thị Thanh Hương (2020b) [24] nghiên cứu về an ninh việc làm đối với người lao động tại các khu công nghiệp trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với kết quả an ninh việc làm được đánh giá là khá cao bởi người lao động

Ngoài ra có một số nghiên cứu khác có liên quan tới chủ đề về an ninh công việc của GIZ và ILSSA (2011) [16] về tổng hợp thuật ngữ an sinh xã hội; Nguyễn Hữu Dũng (2014) [13] về an ninh việc làm trong bối cảnh toàn cầu hòa và hội nhập quốc tế;

Nguyễn Thị Lan Hương (2009) [21] về đánh giá thực trạng an ninh linh hoạt cấp doanh nghiệp ở Việt Nam; Doãn Mậu Diệp (2007, 2008) [11; 12] về thị trường lao động linh hoạt và an ninh việc làm; và Nguyễn Thường Lạng (2008) [29] về an ninh trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 28

Tóm lại, các nghiên cứu về an ninh công việc cho thấy đây là một vấn đề toàn cầu, xuất hiện trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế An ninh công việc có sự khác biệt giữa các lĩnh vực, ngành nghề, tính chất công việc và loại hình hợp đồng lao động Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, an ninh công việc có vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu suất hoạt động của người lao động cũng như của tổ chức/doanh nghiệp, tăng sự hài lòng và cam kết của người lao động tới tổ chức/doanh nghiệp An ninh công việc có mối quan hệ với mức tăng lương và sức khỏe của người lao động

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

Kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu về an ninh công việc trên thế giới đã cho thấy có nhiều yếu tố tác động tới an ninh công việc Có thể chia các yếu tố tác động thành ba mức độ khác nhau gồm: Các yếu tố tác động tầm vĩ mô, các yếu tố tác động tầm trung mô (cấp độ doanh nghiệp) và các yếu tố tác động tầm vi mô (bản thân người lao động)

Liên quan tới các yếu tố tầm vĩ mô: Các học giả cho rằng, an ninh công việc

chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tầm vĩ mô, ví dụ như tình trạng thất nghiệp cấp quốc gia, vùng và sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế [142] Có rất nhiều yếu tố có thể tác động tới an ninh công việc như thị trường lao động, khả năng công việc tự động hóa hoặc chuyển giao nước ngoài Nhận thức về mức độ an ninh công việc có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như lĩnh vực công nghiệp, nghề nghiệp, thỏa thuận công việc cũng như các mối quan tâm chung về toàn cầu hóa và tự động hóa Các điều kiện thị trường lao động có ảnh hưởng quan trọng tới an ninh công việc [80] Sự bất ổn chính trị, luật pháp hà khắc, suy thoái kinh tế toàn cầu có thể tác động tới mất an ninh công việc [41].

Toàn cầu hóa và các chính sách của các tổ chức đã có sự tác động tới ổn định công việc truyền thống Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tạo ra nhiều thách thức để đảm bảo an ninh công việc Tình trạng mất an ninh công việc đã trở thành một mối quan tâm trên toàn Châu Âu [92] Chính sách không thuận lợi của chính phủ và môi trường kinh tế khắc nghiệt đã đe dọa an ninh công việc, làm cho tương lai công việc không được bảo vệ và dự đoán trước Tỷ lệ thất nghiệp, các yếu tố văn hóa xã hội (nghèo đói, quan hệ với các thành viên khác trong gia đình) đã góp phần làm gia tăng mất an ninh công việc [44].

Trang 29

An ninh công việc còn phụ thuộc vào đặc điểm của thị trường hàng hóa và lao động Nếu sự cạnh tranh trong thị trường hàng hóa tạo nhiều hơn thì các công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn hơn và có thể miễn cưỡng đảm bảo công việc An ninh công việc thường được định lượng bằng các biện pháp sa thải, giống như sự chuyển đổi ngành nghề, vị trí dẫn tới thất nghiệp Nếu sự cạnh tranh tăng lên thì sẽ giảm khả năng công nhân chuyển từ hợp đồng tạm thời sang dài hạn, tăng khả năng công nhân trong một lĩnh vực chuyển sang lĩnh vực khác và tăng khả năng công nhân trở nên thất nghiệp Sự cạnh tranh làm giảm an ninh công việc qua hai kênh: Thứ nhất công nhân ở trong lĩnh vực mà cạnh tranh tăng lên thì dường như ít chuyển sang hợp đồng dài hạn; thứ hai, an ninh công việc giảm đối với công nhân người đã mất việc vì các công việc mới thường là hợp đồng ngắn hạn [79]

Công nghệ thay đổi góp phần vào giữ cho người lao động làm việc ít thời gian hơn, do vậy tăng khả năng mất an ninh công việc [60] Ngăn chặn các doanh nghiệp FDI ra nước ngoài sẽ dẫn tới nhiều lao động trong nước bị mất việc do FDI sử dụng tỷ lệ lớn lao động trong nước được đào tạo bậc cao [135]

Liên quan tới các yếu tố tầm trung mô (cấp độ tổ chức/doanh nghiệp): Môi

trường làm việc của tổ chức/doanh nghiệp kém có thể là một yếu tố dẫn tới sự mất an ninh công việc Môi trường làm việc ảnh hưởng tới sự hài lòng của nhân viên và hiệu quả hoạt động của tổ chức Môi trường lao động thân thiện thì người lao động sẽ ở lại lâu hơn [41].

Chính sách về sa thải, nghỉ hưu sớm, hợp đồng của tổ chức/doanh nghiệp với người lao động, thăng tiến, lương thưởng có tác động tới an ninh công việc Yếu tố tác động tới an ninh công việc còn liên quan tới sự luân chuyển, sa thải nhân viên vì nhiều lý do khác nhau, sự không đáp ứng của tổ chức tới nhu cầu của nhân viên như sự thăng tiến trong công việc, thăng chức, khen thưởng, điều kiện làm việc kém, lương thấp, thiếu cơ sở y tế an toàn, nghèo hoặc thiếu phúc lợi xã hội Người lao động có khả năng sẽ rời khỏi tổ chức để có vị trí tốt hơn [41].

An ninh công việc bị ảnh hưởng bởi các quyết định quản lý của tổ chức, doanh nghiệp [108] Việc quản lý kém, nguồn lực không đủ, không có khả năng cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ, thiếu công nghệ cần thiết, tuyển dụng và bố trí không tốt, thiếu chính sách đào tạo v.v đều có thể đe dọa tới an ninh công việc

Trang 30

của người lao động Bên cạnh đó, phân biệt đối xử dựa trên giới tính, chủng tộc, khuyết tật về thể chất và các hình thức phân biệt đối xử khác tại tổ chức, doanh nghiệp cũng có thể dẫn tới mất an ninh công việc [41].

Công đoàn, hệ thống thông tin liên lạc của tổ chức/ công ty cũng có ảnh hưởng tới an ninh công việc Công đoàn độc lập có thể đóng góp đáng kể vào an ninh công việc và quyền lao động thông qua thương lượng tập thể [112] Giao tiếp, thông tin, liên lạc có vai trò quan trọng giúp cho người công nhân hiểu được những gì cần phải làm từ tổ chức Sử dụng thông tin liên lạc không đúng cách có thể ảnh hưởng tới hiệu suất của người lao động và tới an ninh công việc [41].

Liên quan tới các yếu tố tầm vi mô (đặc điểm người lao động): Các nghiên

cứu chỉ ra rằng, các yếu tố liên quan tới đặc điểm của người lao động có ảnh hưởng tới an ninh công việc gồm có tuổi, trình đồ học vấn/đào tạo/tay nghề, giới, dân tộc, tình trạng hôn nhân, ngành nghề, loại hình hợp đồng/thời gian làm việc, thái độ, nhận thức và cơ hội việc làm của người lao động

Tuổi là một yếu tố có tác động tới an ninh công việc do người lớn tuổi không có khả năng lao động hoặc lao động với năng suất thấp có thể bị thôi việc khi doanh nghiệp muốn giảm chi phí [74] An ninh công việc giảm dần theo độ tuổi Tuy nhiên, ở lĩnh vực công thì biến tuổi không có quan hệ có ý nghĩa với an ninh công việc [62] Lao động nhiều tuổi hơn thì sẽ ít lo lắng hơn về an ninh công việc [146]; [134].

Ngoài tuổi, yếu tố đào tạo có tác động tới an ninh công việc [46] Trình độ học vấn thấp hơn có an ninh công việc kém hơn so với trình độ học vấn cao ở tất cả các công việc dài hạn [62] Nguyên nhân của mất an ninh công việc gồm: Thiếu đào tạo, người lao động không có khả năng theo kịp các xu hướng mới trong kinh doanh, công nghệ [41] Công nhân có trình độ học vấn cao hơn thì lo lắng ít hơn về an ninh công việc [146]; [134]

Bên cạnh đó, sự khác biệt về hình thức hợp đồng, thời gian làm việc cũng có ảnh hưởng tới an ninh công việc An ninh công việc thấp thường đến từ các trường hợp có hợp đồng ngắn hạn [79] Công nhân bán thời gian lo lắng nhiều hơn về an ninh công việc [119] Việc làm ngắn hạn hay dài hạn có ảnh hưởng tới an ninh công

[76] Hợp đồng ngắn hạn có tác động tiêu cực tới an ninh công việc Chúng làm giảm an ninh công việc và dẫn tới căng thẳng trong công việc Nhân viên tạm thời

Trang 31

có ít an ninh công việc hơn, ít vai trò hơn trong việc ra quyết định [123] Những người lao động theo hợp đồng tạm thời có mức độ an ninh công việc thấp [78] Lao động hợp đồng ngắn hạn/tạm thời giảm an ninh công [112] Công nhân có hợp đồng ngắn hạn hoặc tạm thời thì có an ninh công việc thấp hơn so với lao động có hợp đồng dài hạn [144].

Liên quan tới yếu tố ngành nghề/lĩnh vực tham gia, nhân viên nhà nước ít có khả năng sa thải so với nhân viên khu vực tư nhân [115] Công việc nhà nước thường thu hút đối với người lao động đang tìm kiếm an ninh công việc Công nhân cổ xanh, kỹ năng tay nghề thấp, làm việc trong các ngành công nghiệp với các hợp đồng ngắn hạn thường cảm nhận có sự mất an ninh công việc [121]; [50]; [48].

Người lao động có thái độ làm việc kém, thiếu phối hợp, bất bình, thiếu kỷ luật và làm việc trái với đạo đức của tổ chức thường có an ninh công việc thấp [41] An ninh công việc là quan trọng hơn đối với nam giới so với phụ nữ [104]; [57] Sự khác biệt về dân tộc là yếu tố chính trong một số tổ chức dẫn tới an ninh công việc thấp giữa các nhóm dân tộc khác nhau [111] Công nhân đã kết hôn ít coi trọng an ninh công việc [134] nhưng lại quan trọng đối với người lao động đã có con [50]; [134].

Như vậy, các yếu tố có ảnh hưởng tới an ninh công việc có thể được phân thành ba cấp độ gồm các yếu tố vĩ mô liên quan tới bối cảnh kinh tế, toàn cầu, thể chế, chính sách quốc gia, vùng miền cũng như hoàn cảnh kinh tế - xã hội tại mỗi quốc gia, khu vực Cấp độ thứ hai là các yếu tố liên quan tới chính sách, môi trường, chế độ quản lý, lương thưởng, phúc lợi xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp Và cuối cùng là yếu tố liên quan tới đặc điểm cá nhân người lao động như tuổi, học vấn, trình độ đào tạo/tay nghề, giới tính, tình trạng hôn nhân, dân tộc, tính chất và loại hình hợp đồng làm việc cũng như thái độ làm việc và cơ hội tìm kiếm việc làm

Trong phạm vi luận án này, các yếu tố được lựa chọn để phân tích, tìm hiểu chủ yếu ở cấp độ doanh nghiệp và đặc điểm cá nhân người lao động Sự phân tích các yếu tố này được đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Hồng cũng như bối cảnh phát triển các khu công nghiệp tại vùng Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam bộ

Tại Việt Nam, các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố tác động tới an ninh việc làm và an ninh công việc Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương (2020a) đã chỉ

Trang 32

ra các yếu tố tác động tới an ninh công việc gồm các biến số nhân khẩu (tuổi, giới, học vấn v.v), loại hình hợp đồng, chính sách của công ty, quan hệ với đồng nghiệp tại nơi làm việc, sự sa thải lao động của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Theo đó, nam giới có lợi thế trong tìm kiếm cơ hội việc làm hơn nữ giới, không có mối liên hệ giữa trình độ học vấn, số năm làm việc, thu nhập và khả năng tiết kiệm tiền của người lao động với an ninh công việc Loại hình hợp đồng có ảnh hưởng tới an ninh công việc khi người có hợp đồng ngắn hạn có lo lắng nhiều hơn về công việc so với người lao động có hợp đồng dài hạn Chính sách lương thưởng của công ty, mối quan hệ với đồng nghiệp, môi trường làm việc và chính sách sa thải của doanh nghiệp có tác động thuận chiều với an ninh công việc Chính sách đào tạo nghề có tác động tích cực tới an ninh việc công việc của người lao động Sự nỗ lực của cá nhân, trợ giúp của gia đình và họ hàng cũng là các yếu tố có tác động tích cực tới an ninh công việc

Các nghiên cứu về an ninh việc làm cũng chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng tới việc bảo đảm và duy trì công việc của người lao động Nghiên cứu của Hoàng Hương Giang và cộng sự (2020) cho thấy, an ninh việc làm của nữ tốt hơn nam giới Quan hệ lao động, chính sách của công ty, yếu tố hôn nhân và gia đình, sự thay đổi của công nghệ 4.0 có tác động tích cực tới an ninh việc làm Trong khi đó, yếu tố Covid-19 có tác động nghịch chiều với an ninh công việc

Nhóm nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới an ninh việc làm của người lao động trong các khu công nghiệp là Ngành nghề hoạt động của công ty; Sự giúp đỡ của gia đình, họ hàng; Môi trường làm việc ở công ty; Quan hệ với cấp trên; Nỗ lực cá nhân tự đào tạo Tiếp theo là nhóm nhân tố Quan hệ đồng nghiệp; Sự giúp đỡ của bạn bè; Chính sách đào tạo lao động của địa phương; Công đoàn bảo vệ quyền lợi; Chính sách sa thải của công ty; Nỗ lực cá nhân; Sự giúp đỡ vật chất và tinh thần của công đoàn công ty và Chính sách của công ty về chế độ lương thưởng [24].

Trong phân tích về thị trường lao động linh hoạt và an ninh việc làm, tác giả

[11; 12] cũng cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến ổn định việc làm, duy trì việc làm

Trang 33

Đối với an ninh linh hoạt, các yếu tố có tác động tới an ninh linh hoạt của doanh nghiệp gồm: Thị trường lao động, chính sách sa thải, loại hình doanh nghiệp, tổ chức công việc, chế độ lương và quan hệ lao động [21].

1.3 Giải pháp về an ninh công việc qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra ở cấp độ vĩ mô, các kiến nghị giải pháp cho an ninh công việc tập trung chủ yếu ở xây dựng chính sách nhằm nâng cao an ninh công việc được thực hiện bởi chính phủ Chính phủ, các tổ chức có thể nâng cao an ninh công việc bằng ban hành luật, thiết lập các chương trình nhằm nâng cao giáo dục và kinh nghiệm Bên cạnh đó, tổ chức công đoàn là đơn vị có tác động cao nhất và ảnh hưởng lớn nhất tới an ninh công việc Lao động nơi có hoạt động công đoàn mạnh mẽ sẽ được an toàn hơn trong khi công việc trong lĩnh vực tư nhân được cho rằng ít đảm bảo an ninh công việc hơn, do vậy cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn [90] Trong nghiên cứu về nhân viên ngành ngân hàng tại Nigeria, [44] cũng đề cập tới vai trò của Chính phủ trong xây dựng chính sách ngăn chặn việc sa thải nhân viên tùy ý của ngành ngân hàng, đặc biệt là khi họ đã đáp ứng các mục tiêu của ngân hàng hay [43] trong nghiên cứu về giảng viên đại học đã cho rằng Chính phủ và quản lý các trường đại học nên cải thiện chiến lược hành động nhằm đảm bảo sự hài lòng trong công việc của giảng viên đại học, nhằm nâng cao động lực và cam kết của họ với nhà trường Các hành động của Chính phủ và cơ quan quản lý trường có thể dẫn tới mối đe dọa về an ninh công việc giữa các nhân viên

Ở cấp độ doanh nghiệp, các kiến nghị giải pháp tập trung chủ yếu vào hành động của các nhà quản lý nhằm tạo ra an ninh công việc cũng như nhấn mạnh vào công tác tuyển dụng, đào tạo người lao động Người hoạch định chính sách của tổ chức phải tập trung và chú ý tới các yếu tố gây mất an ninh công việc [41] Sự quản lý cần đề phòng các hành vi có thể đe dọa mất an ninh công việc của nhân viên

[120] Các nhà quản lý và người sử dụng lao động nên tính tới tác động bất lợi của mức độ giảm an ninh công việc và cố gắng đối phó và ngăn chạn tác động của mất an ninh công việc bằng cách tăng cường cam kết của nhân viên đối với hiệu quả công việc Các nhà quản lý phải ý thức về hệ quả do giảm an ninh công việc trong

Trang 34

tổ chức, doanh nghiệp của họ [44] Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng cần phải tối đa hóa các biện pháp khuyến khích phi tiền tệ để thu hút các cá nhân, thương hiệu và định hướng cách quản lý theo hướng thu hút và giữ chân những nhân viên có sự phù hợp với tổ chức, doanh nghiệp của họ [116] Việc khuyến khích phi tiền tệ có thể thực hiện bằng cách cung cấp an ninh công việc và bảo hiểm thất nghiệp trong hợp đồng của họ để bảo vệ các quyền của người lao động [123] Các nhà quản lý cũng cần tìm cách thúc đẩy an ninh công việc thông qua đảm bảo sức khỏe người lao động tại nơi làm việc [68].

Ngoài các giải pháp đối với nhà quản lý, các kiến nghị về tuyển dụng, đào tạo cũng đã được đưa ra bởi các nghiên cứu Theo Abolade (2018) [41], cần có chính sách đào tạo nhân viên do yêu cầu công việc ngày càng trở nên phức tạp hơn với các công nghệ mới Việc lựa chọn, tuyển dụng và bố trí phải được thực hiện một cách nghiêm túc để các ứng viên phù hợp được lựa chọn và đặt vào đúng vị trí, chức vụ Đào tạo và đào tạo lại phải là một chính sách của tổ chức để có lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động toàn cầu vì tiến bộ công nghệ diễn ra liên tục và nhân viên không được đào tạo để sử dụng thì sẽ bị tụt hậu Cần mở rộng các chương trình đào tạo lại việc làm cho những người lao động có kỹ năng lao động thấp hơn và cho những người trong các ngành nghề có vẻ dễ bị mất việc hoặc chậm sự phát triển [46].

Cuối cùng là các kiến nghị giải pháp liên quan tới tăng động lực và hài lòng công việc đối với người lao động Để tăng an ninh công việc cho người lao động, các giải pháp nên được sử dụng để tăng sự hài lòng công việc của người lao động như một yếu tố làm tăng năng suất tổ chức [99] Cần tạo động lực, khuyến khích lao động làm việc tốt hơn bằng cách nâng cao an ninh công việc [90] [120] trong nghiên cứu về nhân viên thư viện ở Nigeria cũng đề xuất cần cải thiện các yếu tố động lực bên trong và bên ngoài trong hoạt động học thuật và quản lý giáo dục của thư viện Điều này sẽ thúc đẩy sự hài lòng và cam kết giữa các nhân viên Động lực đẩy đủ của nhân sự cũng sẽ dẫn tới an ninh công việc

Các công trình nghiên cứu có liên quan tới an ninh công việc tại Việt Nam cũng cho kết quả tương tự Các giải pháp đối với an ninh công việc được chia thành 03 nhóm gồm nhóm giải pháp liên quan tới chính sách đối với thị trường lao động

Trang 35

và người sử dụng lao động; các giải pháp liên quan tới tổ chức bảo vệ quyền lợi của công nhân và các giải pháp liên quan tới bản thân người công nhân [23]

Liên quan tới an ninh việc làm, các tác giả cũng đã đề cập tới một số giải pháp tương tự như giải pháp chính sách đào tạo từ chính quyền địa phương và giải pháp chính sách công ty về phúc lợi xã hội, lương thưởng, sức khỏe sinh sản và môi trường làm việc [89]; các giải pháp về điều chỉnh chính sách thị trường lao động, tuân thủ pháp luật và áp dụng trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp, cải cách tổ chức công đoàn, phát huy vai trò tự làm chủ của người lao động cũng đã được đề cập đến [24]

Tác giả Doãn Mậu Diệp (2007, 2008) [11;12] cũng nêu lên các giải pháp về thị trường lao động để nâng cao an ninh việc làm cho người lao động gồm có: Thực hiện tốt ký kết hợp đồng lao động; thúc đẩy và thực chất hóa các thỏa ước lao động tập thể; đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội; tổ chức tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp; nghiên cứu sử đổi Bộ Luật lao động về trợ cấp mất việc làm, trợ cấp chấm dứt hợp đông; tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo, cơ quan dịch vụ việc làm và doanh nghiệp và tăng cường đối thoại giữa cơ quan hoạch định và thực hiện chính sách với công đoàn và các tổ chức đại diện người sử dụng lao động

Ở khía cạnh an ninh linh hoạt, tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2009) [21] đã đề cập các giải pháp chính sách như: Sửa đổi bộ Luật Lao động; phát triển các quan hệ hài hòa 3 bên; phát triển các chính sách thị trường lao động chủ động; và phát triển hệ thống an sinh xã hội và chính sách thị trường lao động thụ động

Kết lại, các kiến nghị giải pháp được đưa ra bởi các tác giả qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tập trung chủ yếu vào cấp nhà nước và doanh nghiệp Ở đó, nhà nước cần phải ban hành, xây dựng và cải thiện hệ thống chính sách liên quan tới sa thải, thất nghiệp và đảm bảo an ninh công việc; các tổ chức, doanh nghiệp cần nâng cao an ninh công việc của tổ chức thông qua vai trò của các nhà quản lý, các chương trình đào tạo và tạo động lực, sự hài lòng đối với công việc của người lao động

Trang 36

1.4 Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu về an ninh công việc qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

Trên thế giới, nhiều nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ cấp từ các cuộc khảo sát quốc gia, xuyên quốc gia như Khảo sát lực lượng lao động của Tây Ban Nha, Khảo sát doanh nghiệp ngành công nghiệp, Cơ sở dữ liệu quy định thị trường hàng hóa của OECD [79]; Khảo sát về Chẩn đoán xã hội (Diagnosis) tại Hà Lan (Wilczyńska et al., 2014); Chương trình khảo sát quốc tế ISSP năm 1997 của Thụy Sỹ (Poza, 2004); Khảo sát thị trường lao động hàng năm của Mỹ (Munnell và Fraenkel, 2013); Điều tra quốc gia về thay đổi lực lượng lao động giữa 1997 và 2008 của Ả Rập Xê Út [46]; Khảo sát Sức khỏe cộng đồng của Phần Lan [52] ;

Khảo sát điều tra hộ gia đình Châu Âu và Khảo sát lực lượng lao động Bồ Đào Nha

[110]; Khảo sát xã hội Châu Âu năm 2010 và Khảo sát quốc gia về tuổi trẻ và Khảo sát dân số của Tây Ban Nha [117]

Ưu điểm có được từ dữ liệu các cuộc điều tra quốc gia, liên quốc gia là cỡ mẫu lớn, bao trùm nhiều vấn đề, nhiều đối tượng nghiên cứu, có thể sử dụng để phân tích các mô hình thống kê với độ tin cậy cao Tuy nhiên, nhược điểm của sử dụng dữ liệu thứ cấp là không thể đánh giá đầy đủ và đa chiều về một trường hợp cụ thể Các dữ liệu thống kê ở các thời điểm trước đó, không được cập nhật tới thời điểm nghiên cứu do vậy có các hạn chế trong phân tích dữ liệu và đưa ra các kết luận trong bối cảnh kinh tế - xã hội và chính trị của thời điểm thực hiện nghiên cứu Phần lớn các nghiên cứu còn lại sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng qua điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi tại thời điểm nghiên cứu Chỉ một số ít nghiên cứu sử dụng hình thức bảng hỏi online, còn lại đa số các nghiên cứu sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định lượng qua khảo sát bằng bảng hỏi với các phương pháp nghiên cứu định tính và sử dụng dữ liệu thứ cấp

Ví dụ nghiên cứu của Abolade Dupe Adesubomi (2018) [41] về mất an ninh việc làm đối với các tổ chức lĩnh vực công tiến hành khảo sát 120 người lao động tại các tổ chức tài chính tư nhân và nhà nước ở Ibadan, Nigeris; Nghiên cứu của

Alexander Kwabiah et al (2016) [108] về an ninh công việc, hài lòng công việc và cam kết tổ chức của công nhân ở Takoradi, Ghana với khảo sát 294 người lao động tại 3 lĩnh vực kinh tế, dịch vụ công dân và lĩnh vực tư nhân Nghiên cứu sử dụng kết

Trang 37

hợp khảo sát điều tra và số liệu thứ cấp của Aliyu Taofeek Kolawole (2013) [44] về giảm an ninh công việc trong lĩnh vực ngân hàng ở Nigeria gồm bảng hỏi dành cho 210 nhân viên và 15 phỏng vấn sâu, và số liệu thứ cấp lấy từ báo cáo các ngân hàng Nghiên cứu của Babatunde Ogunbanjo (2021) [120] về ảnh hưởng của an ninh công việc và hài lòng công việc đối với cam kết của nhân viên thư viện sử dụng mẫu khảo sát cho 290 nhân viên Nghiên cứu của Bengt Furaker và Berglund (2014) [84]

về mất an ninh công việc và cam kết tổ chức với cỡ mẫu 2023 người lao động tại Thụy Điển Nghiên cứu của Eitan Hourie et al (2017) [95] về giá trị của an ninh công việc có mẫu khảo sát 107 nhân viên xã hôi của Israel Nghiên cứu của Gayle Allard (2005) [45] về đo lường an ninh công việc tại Châu Âu với mẫu khảo sát 600 nhân viên tại các cơ quan hành chính công Nghiên cứu của Gholamreza Jandaghi (2011) [102] về tác động của an ninh công việc tới cam kết và hài lòng công việc khảo sát 158 nhân viên Nghiên cứu của Heydy Jimenez và Toni Didona (2017) [103] về nhận thức an ninh công việc có mẫu khảo sát 100 nhân viên tại sân bay quốc tế Miami Nghiên cứu của Lara Christina (2015) [61] về ảnh hưởng của mất an ninh công việc với hiệu suất công việc ở Trung Quốc, Mỹ và Đức sử dụng 374 bảng hỏi online…

Hầu hết bảng hỏi sử dụng để khảo sát được xây dựng từ các câu hỏi với thang likert từ 1-5 từ mức “Rất không đồng ý” đến mức “Rất đồng ý” để đánh giá về hiện trạng an ninh công việc và các yếu tố tác động tới an ninh công việc Các kỹ thuật thống kê đã được sử dụng để phân tích kết quả khảo sát như tần suất, tương quan, các kiểm định thống kê, mô hình hồi quy

Các biến số về an ninh công việc và các yếu tố tác động đến an ninh công việc được xây dựng và sử dụng đa dạng bao gồm các biến nhân khẩu học của bản thân người lao động; chính sách của chính phủ; sự sa thải của tổ chức; tái cơ cấu tổ chức; giảm biên chế; thiếu vắng công đoàn; thu nhập [44]; loại hình hợp đồng; nhận thức về an ninh công việc của người lao động [62]; kinh nghiệm làm việc; chức năng công việc; giám sát lao động [51]; [105]; [114]; [126]; thể chế an ninh công việc; chính sách sa thải; chính sách bảo vệ người lao động; quy định về thưởng, phạt; chi phí tăng thêm của doanh nghiệp [45]; vị trí địa lý; cơ hội thăng tiến; khả năng duy trì mức lương; vị trí công việc; tự chủ lịch trình công tác; tự do thể hiện

Trang 38

năng lực bản thân; tiếp cận các nguồn lực; quan hệ đồng nghiệp; quan hệ lãnh đạo; môi trường làm việc; khả năng thay đổi công việc [47]

An ninh công việc được đo lường bằng nhiều chỉ báo khác nhau như: tỷ lệ thất nghiệp; kiểu hợp đồng lao động (ngắn hạn/dài hạn); nhận thấy nguy cơ bị sa thải trong 12 tháng tiếp theo (rất lớn, khá lớn, không lớn không nhỏ, khá nhỏ và rất nhỏ); nhận thấy tiềm năng tìm được công việc khác ít nhất là ngang với công việc hiện tại (rất lớn, khá lớn, không lớn không nhỏ, khá nhỏ và rất nhỏ); mức độ hài lòng với an ninh công việc (rất hài lòng, khá hài lòng, bình thường, khá không hài lòng, rất không hài lòng); lo lắng về việc thất nghiệp (rất nhiều, ở mức độ nào đó, một chút, hoàn toàn không) [84] Các chỉ báo thường được đo qua các câu hỏi sử dụng thang likert từ 1-5 hoặc từ 1-7 từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý”, ví dụ

như: " Tôi sẽ làm việc ở đây đến lúc về hưu" [77]; “Có thể, tôi sẽ sớm mất việc; Tôi

chắc chắn là sẽ giữ được việc; Tôi nghĩ tôi sẽ mất việc trong tương lai gần” [61];

“Công việc của tôi là không đảm bảo và nếu tổ chức này đối mặt với vấn đề kinh tế, công việc của tôi sẽ bị mất đầu tiên” [72];“Tôi lo lắng rằng chủ doanh nghiệp sẽ đưa công việc của tôi ra nước ngoài trong vòng 5 năm tới; Tôi lo lắng rằng, công nghệ thay đổi đồng nghĩa với việc công việc của tôi sẽ một phần hoặc hoàn toàn bị thay thế bởi máy móc và rô bốt trong vòng 5 năm tới” [55].

Nhiều tác giả đưa ra mốc thời gian để đánh giá an ninh công việc là 12 tháng,

ví dụ như “Khả năng bạn sẽ mất công việc của mình vì một vài lý do nào đó trong

12 tháng tới" (Lent, 2012 dẫn theo Zikic, 2006) [144]; “Nhận thấy nguy cơ bị sa thải trong 12 tháng tiếp theo” [84]; "Đánh giá của bạn về tỷ lệ thất nghiệp của bạn

trong 12 tháng tới" [80]; “Lương và thu nhập trong công việc có trong 1 năm hoặc

ít hơn” (những người có mong muốn công việc của họ sẽ duy trì trong vòng 1 năm

tiếp theo hoặc ít hơn) hay “Những người tự làm chủ và có hợp đồng lao động độc

lập trong công việc trong 1 năm hoặc ít hơn” (kỳ vọng công việc sẽ tiếp tục thêm 1

năm hoặc ít hơn nhưng có được tăng lương) [117]; “Bạn có nghĩ đến việc thay đổi công việc trong 12 tháng sắp tới? Bao nhiêu phần trăm cho việc này?” [62];

“Trong vòng 12 tháng qua, thị trường lao động trở nên: giảm mạnh đến tăng mạnh” (thang 5 điểm) [122].

Trang 39

Nhìn chung, các phương pháp điều tra chọn mẫu tại thời điểm nghiên cứu đã giúp cung cấp một đánh giá xác thực về vấn đề an ninh công việc trong bối cảnh kinh tế, xã hội và chính trị của thời điểm nghiên cứu Các biến số và thang đo được sử dụng đa dạng và phù hợp với bối cảnh nghiên cứu Đo lường an ninh công việc bằng các câu hỏi nhận thang đo likert là hợp lý do an ninh công việc được định nghĩa liên quan tới cảm nhận, lo lắng, nhận thức của người lao động về sự đảm bảo công việc hiện tại

Tại Việt Nam, các phương pháp để nghiên cứu về an ninh công việc, an ninh việc làm qua các công trình nghiên cứu có thể kể đến phương pháp nghiên cứu định lượng qua khảo sát bằng bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu định tính qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và phân tích tài liệu thứ cấp

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương (2020a,b) [24] về an ninh công việc và an ninh việc làm, của Hoàng Hương Giang và cộng sự (2020) [89] về an ninh công việc và của Nguyễn Thị Lan Hương (2009) [21] về an ninh linh hoạt sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng trong đó phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế gồm phần các câu hỏi về đặc điểm người lao động và phần các câu hỏi sử dụng thang likert từ 1-5 để đo về các đánh giá của người lao động về an ninh công việc/an ninh việc làm và các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc/an ninh việc làm/an ninh linh hoạt

Các nghiên cứu còn lại sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích tài liệu từ các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, các số liệu khảo sát thứ cấp để đưa ra các khái niệm, các yếu tố và giải pháp về an ninh việc làm

Tiểu kết chương 1

Nói tóm lại, an ninh công việc là một chủ đề nghiên cứu đã được thực hiện từ lâu trên thế giới Có rất nhiều khái niệm về an ninh công việc đã được đưa ra nhưng có thể chia thành hai nhóm khái niệm: (1) các khái niệm về an ninh công việc mang tính chủ quan đề cập tới cảm xúc quan tâm, lo lắng, niềm tin, cảm nhận của người lao động về sự đảm bảo công việc và (2) các khái niệm an ninh công việc mang tính khách quan nhấn mạnh vào khả năng duy trì công việc, sự đảm bảo công việc hiện tại trong mối liên hệ với môi trường làm việc, điều kiện làm việc, chính sách lao động – việc làm, chế độ lương – thưởng v.v

Trang 40

Các nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa an ninh công việc và phát triển kinh tế An ninh công việc vừa là hệ quả của sự bất ổn nền kinh tế vừa là nhân tố có tác động tới hiệu suất hoạt động của các tổ chức/công ty sản xuất kinh doanh, có thể tạo ra hoặc tác động tới sự ổn định của nền kinh tế An ninh công việc không giống nhau giữa các lĩnh vực nghề nghiệp, vị trí công việc cũng như loại hình hợp đồng An ninh công việc tạo ra sự hài lòng của người lao động đối với công việc, sự cam kết của người lao động với tổ chức/công ty và là một yếu tố quan trọng quyết định sự bền vững của tổ chức/doanh nghiệp

Các nghiên cứu trên thế giới chủ yếu tiếp cận từ chuyên ngành tâm lý học và kinh tế học, các tiếp cận nghiên cứu từ ngành xã hội học còn rất hạn chế

Ở Việt Nam, nghiên cứu về an ninh việc làm, an ninh công việc vẫn còn tương đối mới Các công trình nghiên cứu chưa đưa ra khái niệm chính xác về an ninh công việc nhưng đã có một số tác giả đưa ra khái niệm về an ninh việc làm, an ninh linh hoạt và chỉ ra an ninh công việc có mối quan hệ chặt chẽ và là một phần của an ninh việc làm, an ninh linh hoạt

Các nghiên cứu trong nước cũng nêu lên các yếu tố có tác động tới an ninh công việc gồm có các yếu tố vĩ mô bao gồm chính sách nhà nước, thị trường cạnh tranh, thị trường lao động, các yếu tố tầm trung mô bao gồm chính sách của công ty, tổ chức, sắp xếp của doanh nghiệp, môi trường làm việc, quan hệ đồng nghiệp và các yếu tố tầm vi mô liên quan tới đặc điểm nhân khẩu, mối quan hệ họ hàng, bạn bè, người thân, sự nỗ lực của bản thân người lao động

Tương tự như các nghiên cứu về an ninh công việc trên thế giới, các công trình nghiên cứu trong nước về an ninh việc làm, an ninh công việc cũng đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng qua khảo sát bảng hỏi sử dụng thang đo likert từ 1-5 và các phương pháp định tính gồm phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, phân tích tài liệu thứ cấp

Để tiếp nối và bổ sung và các công trình nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới và tại Việt Nam về an ninh công việc, luận án nghiên cứu về an ninh công việc bằng sử dụng lý thuyết xã hội học và sử dụng khái niệm an ninh công việc từ góc nhìn của ngành xã hội học vào nghiên cứu trong đó khái niệm an ninh công việc bao hàm khả năng duy trì công việc hiện tại với mức thu nhập thỏa đáng, môi trường làm việc phù hợp và phúc lợi xã hội đảm bảo.

Ngày đăng: 15/08/2024, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w