1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2024

Trang 2

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Vinh

Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Hữu Minh

Phản biện 2: GS.TS Trịnh Như Luân

Phản biện 3: PGS.TS Đỗ Thị Vân Anh

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Khoa, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Vào hồi giờ ngày tháng năm 202

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Ðảng, Nhà nước ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Sau hơn 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm (2011-2020), công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đạt bình quân 6,17%/năm, tỷ trọng đóng góp vào GDP của công nghiệp và dịch vụ đạt 72,7% vào năm 2020, đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình Mục tiêu tới năm 2030, Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đời sống của Nhân dân được nâng cao (Ban chấp hành Trung ương, 2022)

Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghiệp và dịch vụ ngày càng được chú trọng, phát triển Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính tới năm 2022, công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế, chiếm 38,24% GDP trong cơ cấu nền kinh tế cả nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2022) Các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế được thành lập tại hầu hết các tỉnh thành của cả nước, thu hút phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động tại các vùng kinh tế - xã hội Báo cáo tình hình phát triển các khu công nghiệp năm 2021 cho thấy, toàn quốc có 563 KCN đã được quy hoạch phát triển, thu hút 3,83 triệu lao động, chiếm 6,9% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021) Các KCN được quy hoạch và phân bổ theo từng vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu tại các trung tâm kinh tế quan trọng nhằm phát huy lợi thế và tiềm năng, trong đó nổi bật tại hai vùng là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ với hơn một nửa số KCN của cả nước

Các nghiên cứu về lao động việc làm tại các KCN tại Việt Nam cho thấy, số lượng các KCN và lao động tại các KCN ngày càng tăng Tại Đông Nam bộ, tỷ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm ưu thế và tiếp tục tăng, chiếm khoảng 85,7% (trong đó 46,7% dịch vụ; 39,0% công nghiệp và xây dựng) tổng số lao động đang làm việc của vùng, sau Nam Bộ là Đồng bằng sông

Trang 4

Hồng, với tỷ trọng tương ứng là 74,1% (trong đó 38,4% dịch vụ; 35,7% công nghiệp và xây dựng) (Nguyễn Quang Giải, 2018) Mặc dù cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, các chính sách hỗ trợ lao động – việc làm ngày càng được Chính phủ quan tâm xây dựng, song người lao động (NLĐ) trong các KCN vẫn phải đối diện với các vấn đề liên quan tới an ninh công việc như chế độ lương, thưởng, phụ cấp chưa hợp lý; thời gian làm việc không phù hợp; chế độ bảo hộ lao động chưa được chú trọng; chế độ bảo hiểm cho người lao động chưa đảm bảo; môi trường sống, nơi vui chơi giải trí, an ninh trật tự, tiếp cận cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng, đào tạo nghề v.v chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động (Lê Tuyển Cử, 2016)

Hiện nay, các nghiên cứu về an ninh công việc tại Việt Nam còn hạn chế Các nghiên cứu về an ninh công việc, an ninh việc làm hướng vào an ninh công việc của người lao động trong KCN trên phạm vi toàn quốc hoặc một khu công nghiệp cụ thể Trong khi đó, chưa có nghiên cứu nào tập trung vào an ninh công việc tại hai vùng tập trung nhiều KCN và lao động nhất trên cả nước là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ để chỉ ra sự khác biệt về an ninh công việc giữa hai vùng này, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp nâng cao an ninh công việc tại hai vùng đầu tàu kinh tế, góp phần vào sự nghiệp công việc hóa, hiện đại hóa của đất nước

Xuất phát từ chủ trương và định hướng phát triển công nghiệp hóa của Đảng và Chính phủ, thực tế phát triển KCN nổi bật tại hai vùng kinh tế - xã hội quan trọng của cả nước và thực trạng nghiên cứu về an ninh công việc tại Việt Nam,

việc nghiên cứu “An ninh công việc của người lao động ở các khu công nghiệp

(Nghiên cứu tại Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam bộ)” là cần thiết nhằm

cung cấp cơ sở thực tiễn xây dựng chính sách về phát triển các KCN trên cả nước, đưa ra các kiến nghị hướng tới đảm bảo an ninh công việc cho người lao động tại các KCN, góp phần vào mục tiêu phát triển đất nước

2 Mục đích nghiên cứu của luận án

Nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ hiện trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc của NLĐ tại các KCN vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ; từ đó chỉ ra sự khác biệt về an ninh công việc trong KCN giữa hai vùng và đưa

Trang 5

ra các kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao an ninh công việc cho NLĐ tại các KCN tại hai vùng này

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu: An ninh công việc của người lao động tại các khu công nghiệp

- Phạm vi nghiên cứu:

o Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện tại 04 KCN: Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và Đồng Văn, tỉnh Hà Nam tại vùng đồng bằng sông Hồng; Amata và Biên Hòa II, tỉnh Đồng Nai tại vùng Đông Nam bộ

o Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện vào thời điểm 2018- 2019 o Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tìm hiểu vấn đề an ninh công việc của

người lao động ở các khu công nghiệp qua các chiều cạnh về khả năng duy trì công việc, thu nhập thỏa đáng, môi trường làm việc phù hợp và phúc lợi xã hội đảm bảo

- Khách thể nghiên cứu: Người lao động tại các KCN nêu trên, bao gồm lao động di cư tới làm việc tại các khu công nghiệp có độ tuổi từ 20-60 tuổi

- Câu hỏi nghiên cứu

o Thực trạng an ninh công việc của NLĐ ở các KCN tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ?

o Liệu có sự khác biệt về an ninh công việc của NLĐ tại các KCN giữa hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ?

o Các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc của NLĐ ở các KCN tại Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ là gì và chúng có tác động ra sao?

- Giả thuyết nghiên cứu

o H1 An ninh công việc của NLĐ ở các KCN tại Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam bộ là cao

o H2 An ninh công việc của người lao động tại vùng Đông Nam bộ cao hơn so với an ninh công việc vùng Đồng bằng sông Hồng

Trang 6

o H3 Các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc của NLĐ tại các KCN gồm: Tuổi, Học vấn, Tình trạng hôn nhân, Thời gian làm việc, Loại hình hợp đồng, Vị trí công tác, Tính chất công việc, Chính sách của chính quyền địa phương, Vai trò của công đoàn; Chính sách của công ty, Mạng lưới quan hệ xã hội và Nỗ lực cá nhân người lao động

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Nghiên cứu được tiếp cận dựa trên hai lý thuyết: Lý thuyết về quan hệ xã hội và Lý thuyết về nguồn vốn xã hội

- Phương pháp nghiên cứu:

o Phương pháp nghiên cứu định tính: Phân tích tài liệu thứ cấp; Phỏng vấn sâu và Thảo luận nhóm

o Phương pháp nghiên cứu định lượng: Khảo sát bằng bảng hỏi

5 Đóng góp về khoa học của luận án

Luận án sẽ góp phần bổ sung các kết quả nghiên cứu về chủ đề an ninh công việc tại Việt Nam cũng như nghiên cứu an ninh công việc thông qua cách tiếp cận xã hội học Khái niệm về an ninh công việc được sử dụng trong luận án sẽ góp phần vào làm giàu hệ khái niệm về an ninh công việc tại Việt Nam Kết quả của luận án cũng góp phần bổ sung và kết quả nghiên cứu của đề tài, làm rõ hơn về vấn đề an ninh công việc, một phần quan trọng cấu thành an ninh việc làm của đề

tài cấp nhà nước “An ninh việc làm đối với người lao động tại các khu công

nghiệp trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Mã số:

KX.01.39/16-20 do TS Nguyễn Thị Thanh Hương làm chủ nhiệm đề, thực hiện từ tháng 1 năm 2018 tới tháng 12 năm 2019 và đã được nghiệm thu vào tháng 1/2021

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Luận án góp phần vào bổ sung khái niệm về an ninh công việc và đo lường an ninh công việc trên thực tiễn Luận án cũng góp phần bổ sung các tri thức

về an ninh công việc đối với NLĐ tại các KCN tại Việt Nam

Trang 7

- Cung cấp các kết quả nghiên cứu về thực trạng an ninh công việc, các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc và đề xuất gợi mở các giải pháp về chính

sách đối với an ninh công việc cho NLĐ tại các KCN tại Việt Nam

- Hạn chế của luận án

o Do khảo sát được tiến hành vào năm 2018-2019 nên chưa phản ánh được hiện trạng an ninh công việc của NLĐ tại các KCN sau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát kéo theo một loạt các thay đổi về lao động

việc làm tại các KCN của Việt Nam

o Cách đo lường an ninh công việc qua đánh giá chủ quan của NLĐ có thể gặp phải một số hạn chế như sự khác nhau về nhận thức của các cá thể; sai lệch thông tin do hiểu câu hỏi không đúng và đánh giá chủ

quan có thể chưa phản ánh chính xác hiện thực khách quan

o Việc thiết kế bảng hỏi thang likert với 100% các biến theo chiều tác động tích cực có thể giảm độ tin cậy của thông tin thu thập được từ khảo sát, do vậy có thể chưa phản ánh đúng và chính xác nhất thực trạng an ninh công việc, các yếu tố tác động tới an ninh công việc của NLĐ tại các KCN

7 Cấu trúc của luận án

Luận án gồm 5 phần như sau:

 Phần Mở đầu

 Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

 Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu an ninh công việc của người lao động tại các khu công nghiệp

 Chương 3 Thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc của người lao động tại các khu công nghiệp

 Kết luận và kiến nghị giải pháp

Trang 8

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Thực trạng an ninh công việc qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về an ninh công việc, nhưng có thể chia ra thành hai nhóm định nghĩa là an ninh công việc mang tính chủ quan và an ninh công việc mang tính khách quan Phần lớn các công trình nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm về an ninh công việc mang tính chủ quan Các khái niệm được đưa ra khá đa dạng nhưng thống nhất ở nội hàm khái niệm bao gồm các chiều cạnh như sự lo lắng/lo sợ, mối quan tâm, cảm giác, sự trải nghiệm, niềm tin đối với sự tồn tại của công việc hiện tại theo mong muốn, kỳ vọng của người lao động Ở khía cạnh khách quan, an ninh công việc được đề cập tới là khả năng duy trì công việc, sự đảm bảo công việc hiện tại An ninh công việc có liên quan tới các yếu tố như môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, thu nhập, đào tạo, đảm bảo hưu trí v.v An ninh công việc chủ quan và khách quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu như an ninh công việc chủ quan cho biết về hiện trạng an ninh công việc của bản thân người lao động thì an ninh công việc khách quan bao hàm các yếu tố tác động tới việc đảm bảo an ninh công việc

Các công trình nghiên cứu trên Thế giới đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa an ninh công việc và phát triển kinh tế Khi đề cập tới bản chất của an ninh công việc, các học giả trên thế giới đã chỉ ra sự khác biệt về an ninh công việc giữa các lĩnh vực, ngành nghề, hình thức hợp đồng và vị trí làm việc của người lao động An ninh công việc đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp An ninh công việc có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của một nhóm lao động cũng như của toàn bộ tổ chức

An ninh công việc là một lĩnh vực nghiên cứu mới tại Việt Nam Trong các công trình nghiên cứu được tổng quan, mới có một nghiên cứu về an ninh công việc của công nhân tại các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ của Nguyễn Thị Thanh Hương (2020a) Ngoài ra, một số ít công trình nghiên cứu về an ninh việc làm đã được thực hiện trong thời gian qua

Trang 9

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh công việc qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

Liên quan tới các yếu tố tầm vĩ mô: Các học giả cho rằng, an ninh công việc

chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tầm vĩ mô, ví dụ như tình trạng thất nghiệp cấp quốc gia, vùng và sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế (Witte, 2005), đặc điểm của thị trường hàng hóa và lao động (Fenoll, 2015) và sự thay đổi công nghệ (Butali và Njoroge, 2018)

Liên quan tới các yếu tố tầm trung mô (cấp độ tổ chức/doanh nghiệp): Môi

trường làm việc, chính sách sa thải, nghỉ hưu, hợp đồng, lương thưởng, quản lý của tổ chức/doanh nghiệp kém có thể là một yếu tố dẫn tới sự mất an ninh công việc (Adesubomi, 2018)

Liên quan tới các yếu tố tầm vi mô (đặc điểm người lao động): Các yếu tố

liên quan tới đặc điểm của người lao động có ảnh hưởng tới an ninh công việc gồm có tuổi, trình đồ học vấn/đào tạo/tay nghề, giới, dân tộc, tình trạng hôn nhân, ngành nghề, loại hình hợp đồng/thời gian làm việc, thái độ, nhận thức và cơ hội việc làm của người lao động

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương (2020a) đã chỉ ra các yếu tố tác động tới an ninh công việc gồm các biến số nhân khẩu (tuổi, giới, học vấn v.v), loại hình hợp đồng, chính sách của công ty, quan hệ với đồng nghiệp tại nơi làm việc, sự sa thải lao động của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Chính sách lương thưởng của công ty, mối quan hệ với đồng nghiệp, môi trường làm việc và chính sách sa thải của doanh nghiệp có tác động thuận chiều với an ninh công việc

1.3 Giải pháp về an ninh công việc qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

Ở cấp độ vĩ mô, các kiến nghị giải pháp cho an ninh công việc tập trung chủ yếu ở xây dựng chính sách nhằm nâng cao an ninh công việc được thực hiện bởi chính phủ Ở cấp độ doanh nghiệp, các kiến nghị giải pháp tập trung chủ yếu vào hành động của các nhà quản lý nhằm tạo ra an ninh công việc cũng như nhấn mạnh vào công tác tuyển dụng, đào tạo người lao động Để tăng an ninh công việc

Trang 10

cho người lao động, các giải pháp nên được sử dụng để tăng sự hài lòng công việc của người lao động như một yếu tố làm tăng năng suất tổ chức (Imran et al.,2015)

1.4 Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu về an ninh công việc qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

Nhiều nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ cấp từ các cuộc khảo sát quốc gia, xuyên quốc gia Phần lớn các nghiên cứu còn lại sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng qua điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi tại thời điểm nghiên cứu Hầu hết bảng hỏi sử dụng để khảo sát được xây dựng từ các câu hỏi với thang likert từ 1-5 từ mức “Rất không đồng ý” đến mức “Rất đồng ý” để đánh giá về hiện trạng an ninh công việc và các yếu tố tác động tới an ninh công việc Các kỹ thuật thống kê đã được sử dụng để phân tích kết quả khảo sát như tần suất, tương quan, các kiểm định thống kê, mô hình hồi quy

Tại Việt Nam, các phương pháp để nghiên cứu về an ninh công việc, an ninh việc làm qua các công trình nghiên cứu có thể kể đến phương pháp nghiên cứu định lượng qua khảo sát bằng bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu định tính qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và phân tích tài liệu thứ cấp

Trang 11

2.1.1 Các khái niệm sử dụng trong luận án

2.1.1.1 Các khái niệm có liên quan tới an ninh công việc

 Khái niệm An ninh (Security)

 Mất an ninh công việc (Job Insecurity)

 An ninh công việc và thất nghiệp (Job Security and Unemployment)  An ninh việc làm (Employment Security)

 Việc làm bền vững/thỏa đáng (Decent Work)

 Phúc lợi xã hội (Social Welfare)

 An sinh xã hội (Social Security)

 Môi trường làm việc

 Người lao động

 Người lao động tại khu công nghiệp

Khu công nghiệp

2.1.1.2 Khái niệm an ninh công việc

Trong giới hạn của một luận án, khái niệm an ninh công việc được hiểu là

“khả năng người lao động có thể duy trì công việc với mức thu nhập thỏa đáng,

môi trường làm việc phù hợp, phúc lợi xã hội bảo đảm”

Nội hàm của khái niệm an ninh công việc này vừa có sự tương đồng vừa có sự khác biệt với khái niệm việc làm thỏa đáng/bền vững An ninh công việc và an ninh việc làm có mối quan hệ chặt chẽ Mối liên hệ giữa an ninh công việc, an ninh việc làm và việc làm thỏa đáng được thể hiện trong hình dưới đây:

Trang 12

2.1.2 Các chỉ báo đo lường an ninh công việc

Trong phạm vi luận án, an ninh công việc được đo lường qua một chỉ báo tổng hợp từ 04 chỉ báo thành phần: Khả năng duy trì công việc; Mức thu nhập thỏa đáng; Điều kiện làm việc phù hợp và Phúc lợi xã hội đảm bảo qua 40 biến quan sát là 40 câu hỏi sử dụng thang Likert từ 1 đến 5 theo mức độ từ “Rất không đồng ý” tới “Rất đồng ý” Mỗi chỉ báo thành phần được đo lường bằng các biến quan sát là cảm nhận của người lao động về an ninh công việc Các biến quan sát đã được xây dựng sẵn trong theo thiết kế nghiên cứu và công cụ khảo sát của đề tài cấp nhà nước KX01.39/16-20, luận án kế thừa bộ số liệu khảo sát của đề tài này

2.2 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

2.2.1 Lý thuyết về quan hệ lao động 2.2.2 Lý thuyết về nguồn vốn xã hội

2.3 Khung phân tích

Môi trường làm việc Phúc lợi xã hội Thu nhập thỏa đáng

Việc làm thỏa đáng/bền vững

An ninh công việc

- Cơ hội việc làm - Thời gian làm việc

thỏa đáng

- Kết hợp công việc với đời sống gia đình, cá nhân - Cơ hội đối xử bình

đẳng - An toàn

- Đối thoại xã hội

Khả năng giữ việc/mất việc

hiện tại

An ninh việc làm

Khả năng tiếp tục công việc tương tự hoặc tốt hơn trong tương lai

Trang 13

2.4 Các biến số

2.4.1 Biến số phụ thuộc

Chỉ báo tổng hợp của biến phụ thuộc được tạo ra bằng trung bình cộng của các chỉ báo thành phần Mỗi chỉ báo thành phần được xây dựng bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá từ các biến quan sát về đánh giá của người lao động đối với từng chiều cạnh của an ninh công việc sử dụng thang likert từ 1-5 theo chiều từ rất không đồng ý tới rất đồng ý

2.4.2 Biến số độc lập

Các nhân tố ảnh hưởng tới an ninh công việc được đo lường thông qua 03 nhóm biến số độc lập gồm: (1) Nhóm biến số độc lập gồm các nhân tố được xây dựng từ các biến quan sát là cảm nhận của người lao động về an ninh công việc; (2) Nhóm biến số độc lập liên quan tới đặc điểm nhân khẩu học của người lao động; và (3) Nhóm biến số độc lập liên quan tới đặc điểm công việc của người lao động

2.5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Phân tích tài liệu thứ cấp; Phỏng vấn sâu và Thảo luận nhóm

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Khảo sát bằng bảng hỏi

Ngày đăng: 15/08/2024, 17:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w