TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VIỆN PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC NÂNG CAO SỰ NĂNG ĐỘNG, TINH THẦN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
VIỆN PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC NÂNG CAO SỰ NĂNG ĐỘNG, TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, KHẢ NĂNG GIAO TIẾP, LÃNH ĐẠO VÀ SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Mã số:
Thuộc Chương trình nghiên cứu: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT – ĐỐI SÁNH VỚI MỘT
SỐ ĐẠI HỌC KHU VỰC PHÍA NAM VÀ THẾ GIỚI
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Phạm Ngọc Trâm
Bình Dương, tháng 2/2022
Trang 21
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề 6
2 Mục tiêu nghiên cứu 6
2.1 Mục tiêu chung 6
2.2 Mục tiêu cụ thể 6
3.Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
4 Đối tượng nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Bố cục đề tài 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 12
1.1.1 Tổ chức xã hội 12
1.1.2 Tổ chức xã hội giáo dục đại học 13
1.1.3 Vai trò của các tổ chức xã hội trong giáo dục đại học 14
1.2 Cơ sở thực tiễn 15
1.2.1 Hoạt động của các tổ chức xã hội ở Trường Đại học Thủ Dầu Một (từ 2010 đến nay) 15
1.2.2 Sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn tham gia các tổ chức xã hội (từ năm 2010 đến nay) 20
CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC NÂNG CAO SỰ NĂNG ĐỘNG, TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, KHẢ NĂNG GIAO TIẾP, LÃNH ĐẠO VÀ SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT 2.1 Đặt vấn đề 26
2.2 Phân tích và đánh giá 26
2.3 Đánh giá vai trò của các tổ chức xã hội trong sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn 27
2.2.1 Mức độ tham gia các tổ chức xã hội 27
2.2.2 Các hoạt động của các tổ chức xã hội trong Nhà trường 29
2.2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động của tổ chức xã hội 31
2.2.4 Những kỹ năng được rèn luyện khi tham gia các tổ chức xã hội 32
2.2.5 Đánh giá về hoạt động của các tổ chức xã hội 34
2.2.6 Các giải pháp tăng cường hoạt động hiểu quả của các tổ chức xã hội 36
2.4 Một số nhận xét 36
Trang 3CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
3.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng giải pháp 39
3.1.1 Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 39
3.1.2 Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của sinh viên các trường đại học 39
3.1.3 Đào tạo kỹ năng ở các trường đại học đáp ứng hội nhập quốc tế 40
3.1.4 Chiến lược phát triển của Trường Đại học Thủ Dầu Một 41
3.1.5 Kết quả phân tích về vai trò của các tổ chức xã hội trong sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn 45
3.2 Một số giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức xã hội 46
Kết luận 50 Tài liệu tham khảo
Phục lục
Trang 4hội 30
Bảng 2.9 Thống kê mô tả nguyên nhân người học không tích cực tham gia vào các
hoạt động của tổ chức xã hội 31
Bảng 2.10 Thống kê mô tả nguyên nhân trực tiếp làm cho sinh viên hiện không tích
cực tham gia vào các hoạt động của tổ chức xã hội 31
Bảng 2.11 Thống kê mô tả nhân tố truyền cảm hứng cho bạn tham gia vào các hoạt động của các tổ chức xã hội trong trường 32 Bảng 2.12 Thống kê mô tả những kỹ năng được rèn luyện khi tham gia vào các tổ chức xã hội trong trường 33 Bảng 2.13 Thống kê mô tả quyền lợi khi tham gia vào các hoạt động của tổ chức xã
hội trong Nhà trường 33
Bảng 2.14 Thống kê mô tả đánh giá của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn
về hoạt động của các tổ chức xã hội 34 Bảng 2.15 Thống kê mô tả tần suất mức độ hoạt động của các tổ chức xã hội 34 Bảng 2.16 Thống kê mô tả mức độ hoạt động của các tổ chức xã hội 34 Bảng 2.17 Thống kê mô tả tần suất đánh giá mức độ tham gia các tổ chức xã hội trong Nhà trường 35 Bảng 2.18 Thống kê mô tả tần suất tinh thần, thái độ tham gia vào các hoạt động của
tổ chức xã hội 35 Bảng 2.19 Thống kê mô tả các giải pháp hoạt động hiểu quả của các tổ chức xã hội trong Trường Đại học Thủ Dầu Một trong thời gian tới 36
Trang 5TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Viện Phát triển chiến lược
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Vai trò của các tổ chức xã hội trong việc nâng cao sự năng động, tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp, lãnh đạo và sáng tạo của sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn tại Trường Đại học Thủ Dầu Một
- Mã số:
- Chủ nhiệm: PGS.TS Phạm Ngọc Trâm
- Đơn vị chủ trì: Viện Phát triển Chiến lược
- Thời gian thực hiện: 12 tháng
2 Mục tiêu:
- Làm rõ hoạt động của các tổ chức xã hội ở Trường Đại học Thủ Dầu Một
- Phân tích và đánh giá vai trò của các tổ chức xã hội trong việc nâng cao sự năng động, tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp, lãnh đạo và sáng tạo của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn
- Đề xuất một số giải pháp về vai trò của tổ chức xã hội trong việc nâng cao năng động, tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp, lãnh đạo và sáng tạo của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn
3 Tính mới và sáng tạo:
- Qua khảo sát đề tài làm rõ vai trò và hoạt động của các tổ chức xã hội trong việc nâng cao sự năng động, tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp, lãnh đạo và sáng tạo của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn
- Đề tài tiếp cận theo hướng liên ngành và đa ngành trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 và một số diễn biến về tình hình thế giới hiện nay
4 Kết quả nghiên cứu:
Qua khảo sát đề tài làm rõ vai trò và hoạt động của các tổ chức xã hội trong việc nâng cao sự năng động, tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp, lãnh đạo và sáng tạo của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn; Đề xuất một số giải pháp
về vai trò của tổ chức xã hội trong việc nâng cao năng động, tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp, lãnh đạo và sáng tạo của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn
5 Sản phẩm:
- 01 Báo cáo tổng hợp đề tài
- 01 Báo cáo tóm tắt đề tài
- 02 Bài báo khoa học đăng Tạp chí Quốc tế uy tín (ISI/SCOPUS)
6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Trang 65
Kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ công tác đổi mới phương pháp giảng dạy; khuyến nghị về tổ chức và hoạt động các tổ chức xã hội trong môi trường đại học
Cơ sở dữ liệu để Lãnh đạo Nhà trường xây dựng và cải tiến chất lượng đào tạo
Bình Dương, ngày 22 tháng 2 năm 2022
Đơn vị chủ trì (chữ ký, họ và tên)
TS Trần Hạnh Minh Phương
Chủ nhiệm đề tài (chữ ký, họ và tên)
PGS.TS Phạm Ngọc Trâm XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam tham gia ngày một sâu rộng vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế và chiếm một vị trí trọng yếu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tại khu vực cũng như trên thế giới thì giới trẻ, trong đó sinh viên đóng một vai trò trọng yếu
Thực hiện sứ mệnh của một đại học trên đất Bình Dương, trường Đại học Thủ Dầu Một đã có bước phát triển mạnh về quy mô, bước đầu định hình một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực đồng thời cũng trở thành trung tâm tập hợp đoàn viên thanh niên, sinh viên của tỉnh Qua hơn 10 năm hoạt động, công tác Đoàn và phong trào thanh niên, sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đã có bước chuyển động tích cực trong việc tập hợp, đoàn kết, khuyến khích, giúp đỡ sinh viên học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh Trường Đại học Thủ Dầu Một là trung tâm tập hợp, đoàn kết đoàn viên thanh niên, sinh viên góp phần xây dựng thương hiệu Đại học Thủ Dầu Một
Các tổ chức xã hội của Đại học Thủ Dầu Một như Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, các câu lạc bộ… là nơi tập hợp một đội ngũ trí thức trẻ luôn khao khát được dấn thân, học tập, rèn luyện và có những ước mơ, hoài bão lớn Do đó, đề tài nghiên cứu
Vai trò của các tổ chức xã hội trong việc nâng cao sự năng động, tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp, lãnh đạo và sáng tạo của sinh viên chuyên ngành khoa học
xã hội và nhân văn tại Trường Đại học Thủ Dầu Một vừa có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn sâu sắc
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nằm trong Chương trình nghiên cứu Đổi mới phương pháp giảng dạy
chuyên ngành Khoa học xã hội và nhân văn Đại học Thủ Dầu Một – Đối sánh với một
số đại học khu vực phía Nam và thế giới, do đó, mục tiêu chung của đề tài là góp phần
đổi mới tổ chức và hoạt động ngành khoa học xã hội và nhân văn theo định hướng phát triển của Trường Đại học Thủ Dầu Một
2.2 Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở những mục tiêu chung, đề tài tập trung giải quyết những mục tiêu cụ thể sau:
- Làm rõ hoạt động của các tổ chức xã hội ở Trường Đại học Thủ Dầu Một
- Phân tích và đánh giá vai trò của các tổ chức xã hội trong việc nâng cao sự năng động, tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp, lãnh đạo và sáng tạo của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn
Trang 88
- Đề xuất một số giải pháp về vai trò của tổ chức xã hội trong việc nâng cao năng động, tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp, lãnh đạo và sáng tạo của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn
3.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu vai trò của các tổ chức xã hội của sinh viên ở các trường đại học trên thế giới mặc dù được chú trọng, nhưng thường gắn liền với các kết quả nghiên cứu và thảo luận trong các nghiên cứu về sự hài lòng của khóa đào tạo, trong đó có kênh tham gia các tổ chức xã hội do các trường đại học khởi xướng
Với quan điểm xem giáo dục như là một dịch vụ và sinh viên là một khách hàng, Ali Kara, Đại học York Campus bang Pennsylvania và Oscar W DeShields, Jr.,
Đại học Northridge, bang California, với nghiên cứu Business Student Satisfaction,
Intentions and Retention in Higher Education: An Empirical 16 Investigation (Sự hài
lòng, ý định và duy trì của sinh viên kinh doanh trong giáo dục đại học: Một cuộc điều
tra thực nghiệm) (Ali Kara, 2004) Nghiên cứu này tập trung vào mối quan hệ giữa sự
hài lòng của sinh viên kinh doanh và mục đích của sinh viên khi học tại một trường đại học hay cao đẳng Tác giả cho rằng việc giảm số lượng của khóa học hay sinh viên bỏ học giữa chừng có liên quan đến sự hài lòng của sinh viên Nghiên cứu này cung cấp một con số rất đáng quan tâm đó là hơn 40% số sinh viên học đại học nhưng không hề lấy được bằng cấp, trong số sinh viên này có 75% bỏ học trong 2 năm đầu đại học Bằng một nghiên cứu thực nghiệm trên 160 sinh viên ngành kinh doanh tại một trường đại học ở phía nam trung tâm bang Pennsylvania, tác giả đã chỉ ra rằng quá trình học đại học của sinh viên liên quan đến sự hài lòng và ý định tiếp tục theo học tại trường đại học đó Trên cơ sở nghiên cứu của mình, tác giả đưa ra khuyến nghị với Ban giám hiệu các cơ sở giáo dục nên tăng cường tiếp cận sinh viên với nhiều hình thức kể cả việc thông qua các tổ chức xã hội để hỗ trợ, định hướng sinh viên như một khách hàng nhằm làm tăng lợi nhuận cũng như tăng chất lượng đào tạo của nhà trường
Một nghiên cứu khác về sự hài lòng của sinh viên là Measuring student
satisfaction with their studies in an Internationaland European Studies Departerment
(Đánh giá sự hài lòng của sinh viên tại Khoa Quốc tế và Châu Âu học) được 2 tác giả G.V Diamantis và V.K Benos, trường đại học Piraeus, Hy Lạp thực hiện năm 2007 (G.V Diamantis, V.K Benos, 2007) Tác giả cho rằng sự hài lòng của sinh viên về khóa học là rất quan trọng và sự hài lòng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chương trình đào tạo, các môn học được giảng dạy, đội ngũ giảng viên, giáo trình, kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm trí tuệ, vai trò các tổ chức xã hội mà cơ sở giáo dục cung cấp cho sinh viên Để đánh giá sự hài lòng của sinh viên tác giả sử dụng phương pháp đánh giá sự hài lòng khách hàng MUSA (Multicriteria Satisfaction Analysis – phân
Trang 9tích sự hài lòng nhiều tiêu chí) bao gồm 4 tiêu chí: Giáo dục, Hỗ trợ hành chính, Hữu hình, Hình ảnh và danh tiếng của khoa Kết quả cho thấy sự hài lòng của sinh viên khoa Quốc tế và Châu Âu học là 89.3%, cao hơn hẳn so với 8 khoa khác trong trường đại học Piraeus Các tiêu chí sử dụng để đánh giá có sự hài lòng rất cao tuy nhiên tầm quan trọng của các tiêu chí này thì không giống nhau đối với sinh viên: cao nhất là giáo dục (41.1%), hình ảnh và danh tiếng của khoa (25%), trong khi đó tiêu chí hữu hình và hỗ trợ hành chính là ít hơn đáng kể Đồng thời tác giả cũng chỉ ra rằng, để đảm bảo 4 tiêu chí nêu trên, bên cạnh bộ máy hành chính – giáo vụ của nhà trường thì vai trò các hội, câu lạc bộ cũng có vai trò hỗ trợ tích cực
An Empirical stuy of the factor underlying student service quality perceptions in higher education đăng trên Leadership Journal năm 1999 (Snipes, R.L & N.Thomson,
1999) nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng cảm nhận trong đào tạo đại học của sinh viên qua điều tra ý kiến sinh viên 06 trường đại học có qui mô vừa và nhỏ trong 3 bang của Hoa Kỳ; giảng viên các trường cũng được mời tham gia Về thang
đo, các nhà nghiên cứu đã hiệu chỉnh SERVQUAL thành hai bộ phận: kỳ vọng và cảm nhận thành một thang duy nhất bằng cách đưa các câu hỏi về chất lượng có được thấp hơn hay cao hơn mong đợi Các biến kiểm soát chủ yếu trong nghiên cứu là các biến nhân khẩu học: kinh nghiệm học tập, kết quả học tập và cảm nhận của sinh viên về sự đánh giá công bẳng của nhà trường; khối lượng công việc; kinh nghiệm của giảng viên Kết quả phân tích dữ liệu hồi đáp cho thấy từ 5 thành phần lý thuyết của SERVQUAL chỉ còn 3 thành phần đủ tin cậy và có giá trị phân biệt: (1) Cảm thông; (2) Năng lực đáp ứng và Tin cậy; (3) Phương tiện hữu hình (môi trường học tập, làm việc)
Từ kết quả trên cho thấy để tạo sự cảm thông và quan tâm của giảng viên đối với sinh viên rất cần vai trò của các tổ chức xã hội - là yếu tố quan trọng nhất cho đánh giá chất lượng Ngoài ra, các biến kiểm soát sau là có ý nghĩa trong tác động đến chất lượng dịch vụ cảm nhận của sinh viên: (1) Giới tính; (2) năm học tập của sinh viên tại nhà trường; (3) mức công bằng trong đánh giá của giảng viên
Programmer for Internatonal Student Assessment – PISA, 2000 Đây là một
chương trình khảo sát, nghiên cứu, đánh giá việc dạy và học ở Đức Nghiên cứu đã chỉ
ra những mặt bất cập của nền giáo dục Đức nói chung, trong đó có vai trò của các tổ chức xã hội chưa được phát huy đúng mức, kịp thời Nghiên cứu này được ví như một
“cú sốc PISA”, trở thành cú hích cho công cuộc cải cách giáo dục của Đức từ sau năm
2000 (OECD, 2013)
Những nghiên cứu nêu trên ở ngoài nước đã chỉ rõ các tổ chức xã hội có vai trò nhất định trong môi trường đại học như tập hợp, đoàn kết sinh viên tạo sự đồng cảm, cảm thông, chia sẻ, hỗ trợ trong học tập… và tạo nên sự hấp dẫn, thu hút người học ở các trường đại học; vai trò và tính chất xã hội của các tổ chức xã hội được đề cao trong
Trang 1010
môi trường đại học Đây là những vấn đề giúp cho đề tài có cái nhìn tham chiếu, đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khách quan, thấu đáo
Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, mặc dù đến nay, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về vài trò của các
tổ chức xã hội trong việc nâng cao sự năng động, tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp, lãnh đạo và sáng tạo của sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, nhưng đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vai trò của hai tổ chức chính trị xã hội lớn
là Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam, thường gọi tắt
là Đoàn – Hội
Các thảo luận của về vai trò của tổ chức Đoàn – Hội thường được tiếp cận dưới góc độ chính sách và tư tưởng Hồ Chí Minh bên cạnh những công trình về vai trò của các câu lạc bộ, hội, phong trào… ảnh hưởng đến sự thay đổi về giá trị và hướng nghiệp của sinh viên Việt Nam
Trung ương Đoàn và Hội sinh viên cũng có các cuộc khảo sát sinh viên (trong
và ngoài nước) nhằm đánh giá sự tham gia phong trào của các sinh viên Trong cuộc khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu Nghị quyết Trung ương 7 "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá”, Trung ương Đoàn Thanh niên đã chỉ ra rằng đa số học sinh, sinh viên, lưu học sinh Việt Nam đang học tập, làm việc tại các nước ngoài đều có ý chí và quyết
tâm học tập, làm việc tốt, luôn hướng về Tổ quốc, có tình yêu đất nước; mong muốn
trong thời gian ở nước ngoài thu nhận được kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm làm việc,
quản lý và thu nhập để sau này quay trở về Việt Nam làm việc, cống hiến, xây dựng
đất nước Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước và các cơ quan nhà nước cần có biện pháp để nắm chắc đội ngũ này; tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin, nhất là các thông tin về tình hình đất nước, các chính sách của Nhà nước về cơ hội làm việc, cống hiến, phát triển và thu nhập sau khi tốt nghiệp trở về nước
Ngoài các cuộc khảo sát, nghiên cứu về vai trò của tổ chức xã hội đối với sinh viên Việt Nam, có thể thấy nhiều công trình nghiên cứu dưới góc độ lịch sử nhằm nhìn nhận lại quá trình phát triển và đóng góp của các tổ chức xã hội mà chủ yếu là Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên Việt Nam, tiêu biểu: Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh và phong trào Thanh niên Việt Nam (1925-1999), Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và phong trào Thanh Niên Việt Nam (1925 - 2007), Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh người bạn lý tưởng của thanh niên: Ba bài học dành cho đối tượng đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 78 năm chặng đường qua hai thế kỷ (1931 - 2009), Lịch sử phong trào học sinh, sinh viên Việt Nam và Hội
Trang 11Sinh viên Việt Nam (1925 - 2013), Giới thiệu lịch sử phong trào đấu tranh, học tập, rèn luyện, tham gia kháng chiến và xây dựng đất nước, phát triển kinh tế của học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam giai đoạn 1925 – 2013
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước về vai trò Đoàn – Hội thường chú trọng và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của Đoàn – Hội, trong đó nhấn mạnh quá trình hình thành, phát triển của những tổ chức này
Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước đề tài sẽ có cái nhìn tham chiếu, đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách sâu sát hơn; tìm ra được
“tính mới” trong nghiên cứu đề đi sâu, nâng giá trị khoa học và thực tiễn đề tài
4 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò của các tổ chức xã hội trong việc nâng cao sự năng động, tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp, lãnh đạo và sáng tạo của sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, do đó đối tượng nghiên cứu chính là các tổ chức xã hội và sinh viên được tập hợp trong các tổ chức xã hội ấy, như Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên và các câu lạc bộ – đội – nhóm
- Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Thủ Dầu Một
Thời gian nghiên cứu, khảo sát: 8/2020 – 8/2021
Nội dung nghiên cứu, khảo sát: vai trò của các tổ chức xã hội trong việc nâng cao sự năng động, tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp, lãnh đạo và sáng tạo của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn
5 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra định lượng (social survey) và sử dụng các mô hình phân tích thống kê: Đề tài chọn mẫu khảo sát theo số lượng 200 phiếu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống dựa trên các tiêu chí: chuyên ngành đào tạo (thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn), khóa học (năm thứ 1, năm thứ 2, năm thứ 3 và năm thứ 4), giới tính (nam, nữ), hộ khẩu thường trú
+ Kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0; phương pháp thống kê mô tả được sử dụng chủ yếu trong khảo sát này
Ngoài ra đề tài sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu
Trang 1212
Chương 2 Vai trò của các tổ chức xã hội trong việc nâng cao sự năng động, tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp, lãnh đạo và sáng tạo của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn tại trường Đại học Thủ Dầu Một
Chương 3 Một số giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức xã hội cho sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn tại trường Đại học Thủ Dầu Một
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Tổ chức xã hội ở Việt Nam
Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam
có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ, không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội
Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân Việt Nam có quyền lập hội theo quy định của pháp luật” Đây là cơ sở pháp lí vững chắc để các tổ chức xã hội ra đời, tồn tại và phát triển1
Tổ chức xã hội có nhiều loại khác nhau như tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận
tổ quốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ), tổ chức xã hội - nghề nghiệp (Đoàn luật sư), tổ chức được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích hoặc dấu hiệu khác (Hội nhà văn, Hội khuyến học, )
Tổ chức chính trị: Đây là loại tổ chức xã hội mà các thành viên trong tổ chức hoạt động cùng về hướng về một khuynh hướng chính trị cụ thể Thành viên tham gia trong tổ chức chính trị này là những người đại diện của cả một giai cấp hoặc là một lực lượng xã hội nên những thành viên trong tổ chức này là những người mà do được giai cấp hay lực lượng xã hội đó bầu lên Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì xác định rõ một điều rằng chỉ có duy nhất một tổ chức chính trị cầm quyền đó là Đảng cộng sản Việt Nam
Tổ chức chính trị xã hội: Đây là một loại tổ chức chặt chẽ và được phân chia thành nhiều lớp để hoạt động hiệu quả Đứng ra đại diện để thể hiện ý chí đối với các tầng lớp trong xã hội đối với những công việc, hoạt động cụ thể của bộ máy Nhà nước
tổ chức chính trị xã hội góp phần trong việc bảo vệ, xây dựng cũng như đối với sự phát triển của đất nước
Tổ chức chính trị xã hội hoạt động dựa trên nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung dân chủ, với hệ thống trải dài từ trung ương đến địa phương Hoạt động theo điều lệ được lập tại hội nghị đại biểu các thành viên hoặc hội nghị toàn thể thông qua
Các loại tổ chức chính trị xã hội hiện nay gồm có Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội cứu chiến binh Việt Nam và Hội nông dân Việt Nam
Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp: Loại hình tổ chức này được thành lập dựa trên ý kiến, sáng kiến cũng như nhu cầu của cơ quan Nhà nước; đứng ra trợ giúp, hỗ
1 Quốc hội Việt Nam Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngày 28 tháng 11 năm 2013
Trang 1414
trợ nhà nước trong việc giải quyết một số vướng mắc, vấn đề xã hội cụ thể Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp hoạt động theo hình thức, phương châm tự quản, không mang ý chí hay tính quyền lực chính trị, cơ cấu hình thức của tổ chức được tổ chức quyết định và mọi hoạt động hoàn toàn tự nguyện; được thành lập dựa trên những quy định của Nhà nước và chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước
Tổ chức tự quản: Đây cũng là một loại hình tổ chức hình thành dựa trên sáng kiến, quan điểm của Nhà nước Cộng đồng dân cư trên một địa bàn cụ thể sẽ bầu ra tổ chức tự quản dưới những cái tên cụ thể như tổ dân phố, thôn hay tổ hòa giải cơ sở … nhằm quản lý những công việc cụ thể mang tính cộng đồng hoặc được Nhà nước ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ Được thành lập dựa trên những quy định của Nhà nước
và chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước Thực hiện nhiệm vụ tự quản trên phạm vi nhất định cụ thể các công việc tại địa phương mà không chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước
Nhóm tổ chức khác: Hình thành trên cơ sở tên gọi các hội, cùng công việc, cùng sở thích hoặc một số điểm chung khác, thành lập dựa trên quyền tự do của công dân trong công tác lập và hoạt động đối với hội đó
1.1.2 Tổ chức xã hội trong giáo dục đại học
Căn cứ theo Điều 13 của Luật Giáo dục đại học, năm 2012 quy định:
“Đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của đoàn thể, tổ chức xã hội”
Cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức xã hội được thành lập
và hoạt động theo quy định
Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của đoàn thể, tổ chức xã hội Hiện nay tại trường đại học thường có các đoàn thể, tổ chức xã hội: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Công đoàn; Hội Cựu chiến binh; Hội Phụ nữ; Hội Sinh viên; các câu lạc bộ – đội – nhóm
Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam
có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ, không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội Hiện nay tại các đại học của Việt Nam có các tổ chức xã hội: Hội sinh viên; các hội nghề nghiệp thành lập theo nhu cầu; các tổ chức câu lạc bộ – đội – nhóm
Có thể thấy tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường là các tổ chức có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của nhà trường với mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp Qua quá trình học tập, tham gia vào các đoàn thể, tổ chức xã
Trang 15hội có thể tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Do đó, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức Đảng, đoàn thể và tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 của Luật Giáo dục đại học nêu trên
Trong phạm vi đề tài, các tác giả tập trung nghiên cứu vai trò Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Sinh viên, và các câu lạc bộ – đội – nhóm của trường Đại học Thủ Dầu Một trong việc nâng cao sự năng động, tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp, lãnh đạo và sáng tạo của sinh viên
1.1.3 Vai trò của các tổ chức xã hội trong giáo dục đại học
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chỉ Minh là tổ chức chính trị - xã hội, liên
minh tự nguyện của thanh niên Việt Nam, là đội dự bị và cánh tay đắc lực của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trong chức năng, nhiệm vụ của mình, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tập hợp, đoàn kết, giáo dục và rèn luyện thế
hệ trẻ, tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội; phối hợp với các
cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế và các đoàn thể quần chúng khác chăm lo và bảo vệ quyền lợi của thế hệ trẻ, đề xuất với Đảng và Nhà nước các chính sách, quan điểm phát huy năng lực và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện2
Căn cứ vào quy định tại Điều 17 của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thì Tổ chức cơ sở Đoàn gồm: Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân
Tổ chức cơ sở Đoàn có thể trực thuộc Đoàn cấp huyện, Đoàn cấp tỉnh tùy thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị
Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi Chi đoàn sinh hoạt định kỳ một tháng một lần; đối với các đơn vị đặc thù thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn Đơn vị có từ hai chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập Đoàn cơ sở Trong một địa bàn, lĩnh vực hoạt động có nhiều chi đoàn, có nhu cầu liên kết, phối hợp thì có thể thành lập liên chi đoàn Các đội thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh có thời hạn xác
2 Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua ngày 13/12/2017)
Trang 1616
định được thành lập tổ chức Đoàn theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn
Hội Sinh viên
Hội Sinh viên Việt Nam là một tổ chức tập hợp những sinh viên Việt Nam đang học tại các trường đại học, Cao đẳng ở trong và ngoài nước có mục đích phấn đấu cho nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, văn minh và vì những quyền hợp pháp của sinh viên
Hội Sinh viên Việt Nam ở các trường đại học có nhiệm vụ giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống và ý thức pháp luật cho hội viên, sinh viên; có nhiệm
vụ phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên; tham gia phản biện, đề xuất các chủ trương, chính sách liên quan đến sinh viên Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của hội viên, sinh viên và tổ chức Hội Hội có trách nhiệm to lớn trong việc định hướng, phát huy vai trò của sinh viên; tạo điều kiện cho sinh viên tích cực tham gia vào các hoạt động đoàn thể bởi vì nơi đó sẽ giúp cho sinh viên hoàn thiện những kỹ năng sống để hoàn thiện mình và cảm nhận được hết những giá trị của cuộc sống
Câu lạc bộ sinh viên là những tổ chức tập hợp những sinh viên có chung đam
mê, sở thích, là sân chơi giúp sinh viên được thể hiện tài năng, bồi dưỡng các kỹ năng của bản thân Tham gia câu lạc bộ, mỗi sinh viên sẽ được học hỏi và thực hành nhiều
kĩ năng quý giá trong học tập, giao tiếp, rèn luyện thể chất hay văn hóa Câu lạc bộ sinh viên vừa là một loại hình tổ chức, vừa là một phương thức hoạt động, là một bộ phận quan trọng của Đoàn Thanh niên nhằm hỗ trợ, giải quyết những vấn đề quan trọng trong học tập, rèn luyện, đáp ứng những nhu cầu chính đáng của sinh viên.3
Ngày 24-6-2009, trường Đại học Thủ Dầu Một được thành lập theo Quyết định
số 900/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đoàn trường Đại học Thủ Dầu Một cũng được hình thành trên cơ sở Đoàn Thanh niên trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương
3 Nguyễn Văn Đại (19/3/2019) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Câu lạc bộ sinh viên góp phần xây dựng và phát triển Đoàn thanh niên Học viện Chính trị Công an nhân dân Truy xuất từ http://hvctcand.edu.vn/trang-sinh-vien/nang-cao-chat-luong-hieu-qua-hoat-dong-cua-cac-cau-lac-bo-sinh-vien- gop-phan-xay-dung-va-phat-trien-doan-thanh-nien-810, ngày 21/12/2021 (9:28)
Trang 17Từ khi trường Đại học Thủ Dầu Một được thành lập, Đoàn Thanh niên nhà trường luôn là đơn vị dẫn đầu tích cực trong việc tập hợp, đoàn kết, khuyến khích, giúp đỡ sinh viên học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh Đoàn trường đã tạo môi trường rèn luyện, thực hiện hiệu quả việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, đạo đức lối sống, pháp luật, Đoàn trường đã lãnh đạo, hỗ trợ đoàn viên thanh niên phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, đoàn kết tập hợp thanh niên, góp phần xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp lao động, học tập, rèn luyện, trở thành những công dân tốt của đất nước; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, vươn lên ngang tầm thời đại
Các chiến dịch tình nguyện như xuân tình nguyện, hè tình nguyện đã trở thành
“thương hiệu” của đoàn viên thanh niên, sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một Qua các chiến dịch đã để lại những ấn tượng đẹp về ý thức và hành động trách nhiệm vì cộng đồng Qua từng năm các chiến dịch được mở rộng ra các mặt trận trong và ngoài tỉnh như Đồng Tháp, Bình Phước, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận
và các địa bàn vùng xa của tỉnh như: Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng Hàng năm, chiến dịch đã thu hút hàng trăm sinh viên và cán bộ giảng viên tham gia Các chiến dịch tình nguyện của sinh viên đại hcọ Thủ Dầu Một đã tập trung thực hiện các công trình như thắp sáng đường quê, làm đường giao thông nông thôn,
mở lớp ôn tập hè cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ; trao tặng máy vi tính cho xã đoàn, tặng quà cho trẻ em nghèo và các gia đình chính sách; gây quỹ hỗ trợ sinh viên không có điều kiện về quê ăn tết; thăm và tặng quà các gia đình chính sách, các hoàn cảnh khó khăn
Thúc đẩy tinh thần học tập, xác định nhiệm vụ giảng dạy, học tập chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đoàn trường Tại trường Đại học Thủ Dầu Một, đoàn viên là các giảng viên trẻ tích cực áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến (lấy việc học làm trung tâm), sử dụng các phương tiện dạy học trực quan, sinh động góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường thực hiện chiến lược cải tiến chương trình đào tạo theo CDIO Mặt khác, phương pháp học tập của SV cũng được quan tâm, từng bước tạo thói quen tự nghiên cứu tài liệu, tự học thông qua các hình thức như: giao các vấn đề, đề tài để thuyết trình trước lớp, chia nhóm để giải quyết các vấn đề, các nhóm tự tranh luận để nhận thức được nội dung bài giảng
Việc đưa chương trình kỹ năng xã hội vào đào tạo từ năm 2016 đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong phương pháp, thái độ học tập và làm việc của SV,
Trang 1818
rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo trên ghế nhà trường với nhu cầu thực tế tuyển dụng của doanh nghiệp Theo đó, các hoạt động tập trung vào các công tác: bồi dưỡng, rèn luyện tác phong, đạo đức cho sinh viên thông qua các hoạt động, cuộc thi tìm hiểu lịch
sử, văn hóa, các hội thi tìm hiểu, triển khai nghị quyết Trung ương, nghị quyết đại hội Đoàn các cấp; đẩy mạnh các hoạt động tạo môi trường giúp sinh viên phát huy chuyên môn, tích lũy kiến thức, kỹ năng hỗ trợ cho nghề nghiệp; đặc biệt là tạo môi trường hỗ trợ sinh viên sáng tạo và khởi nghiệp
Điểm nổi bật của trường Đại học Thủ Dầu Một đó là việc thành lập được rất nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm hoạt động hiệu quả trong nhà trường, như: Câu lạc bộ sinh viên 5 tốt, Câu lạc bộ IT, Câu lạc bộ Truyền thông, Câu lạc bộ Kỹ năng, Câu lạc bộ Thanh niên xung kích Đặc biệt, nhà trường đã thành lập được Câu lạc bộ sinh viên khởi nghiệp, đây là môi trường tốt để các bạn có thể giao lưu học hỏi, trao đổi những câu chuyện khởi nghiệp từ đó có những định hướng cho tương lai
Song song với các hoạt động học tập, hoạt động xung kích hội nhập quốc tế cũng đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, qua các chương trình, hoạt động, phong trào vừa tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên vừa tạo môi trường cho sinh viên nâng cao trình độ ngoại ngữ; đồng thời có cơ hội giao lưu văn hóa với các nước bạn Theo đó, Đoàn trường đã xây dựng và triển khai thực hiện 2 chương trình tiêu biểu, nổi bật đó là chương trình Ngày hội sinh viên Đại học Thủ Dầu Một với Cộng đồng ASEAN, chương trình Ngày hội Văn hóa - TDMU Culture Festival Thông qua nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn như: triển lãm gian hàng văn hóa, ẩm thực, trò chơi dân gian của các nước; tổ chức cuộc thi ảnh “Tự tin hội nhập”; cuộc thi Vũ điệu ASEAN và trình diễn trang phục truyền thống các nước ASEAN;… Qua đó, đã tạo môi trường cho sinh viên nhà trường giao lưu cùng sinh viên các nước bạn và học hỏi thêm nhiều kiến thức, nền văn hóa mới Song song đó, với các hoạt động tiêu biểu trên, hằng năm Đoàn trường cũng là đơn vị chính phối hợp cùng Tỉnh đoàn tổ chức chương trình giao lưu sinh viên
“Chung dòng Mê Kông” tỉnh Bình Dương - sân chơi giao lưu giữa các sinh viên Việt Nam, Lào, Campuchia đang học tập và sinh hoạt tại tỉnh Bình Dương4
Để đồng hành cùng sinh viên trên con đường học tập, Đoàn trường đã xây dựng quỹ học bổng “Thắp sáng ước mơ tân sinh viên” Quỹ học bổng này được duy trì hàng năm, dành tặng cho các tân sinh viên thủ khoa và các tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn Các Đoàn khoa trong trường đã chủ động tổ chức các chương trình giao lưu, đối thoại giữa sinh viên với các doanh nghiệp, với các doanh nhân trẻ thành đạt để chia sẻ
4
Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên (2020) Đoàn trường Đại học Thủ Dầu Một: Người bạn đồng hành của sinh
viên Truy xuất từ Nguoi-ban-dong-hanh-cua-sinh-vien, ngày 21/12/2021 (9:28)
Trang 19https://tuoitre.tdmu.edu.vn/danh-muc/gioi-thieu-chung/Doan-truong-Dai-hoc-Thu-Dau-Mot-kinh nghiệm và tạo cơ hội tìm kiếm nơi thực tập, việc làm phù hợp cho các sinh viên, đây là những chương trình rất thiết thực, ý nghĩa và sẽ được phát huy trong thời gian tới
Đoàn trường, Hội sinh viên trường cũng đã phối hợp với các phòng, ban chuyên môn, các khoa trực thuộc trường tổ chức tuyển chọn và bồi dưỡng, hướng dẫn các đội tuyển tham dự các cuộc thi học thuật do các cấp bộ, ngành, đoàn thể tổ chức và đạt nhiều giải thưởng cao, từng bước khẳng định vị thế và chất lượng đào tạo của trường; đồng thời tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi thông tin học thuật, hướng dẫn và từng bước định hướng cho sinh viên tiếp cận nghiên cứu khoa học, phương pháp học tập hiệu quả đối với bậc cao đẳng, đại học Trong những năm qua, Đoàn trường cũng đã tích cực tăng cường nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên, thông qua việc tham gia các cuộc thi do Trung ương đoàn và Tỉnh đoàn tổ chức và đạt được nhiều kết quả khả quan
Đồng hành cùng sinh viên trong nghề nghiệp, việc làm, Đoàn trường đã tích cực tổ chức, phối hợp thực hiện các hoạt động nhằm cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức cho đoàn viên thanh niên về nghề nghiệp đang được đào tạo, cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân như: cung cấp các thông tin tuyển dụng làm việc bán thời gian, thực tập của các tổ chức, cá nhân; giới thiệu 130 hồ sơ đăng ký tham gia chương trình tham quan thực tế sản xuất tại doanh nghiệp với chủ đề “Trải nghiệm” do Hội Sinh viên tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ tỉnh tổ chức
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ thông tin việc làm cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối, Hội sinh viên trường, Đoàn trường phối hợp với Trung tâm Thị trường lao động tổ chức Ngày hội việc làm hàng năm Ngày hội việc làm thu hút hơn 70 doanh nghiệp với hơn 3.000 vị trí việc làm và quy mô 4.000 sinh viên tham gia, bao gồm các nội dung: Gian hàng tuyển dụng, hội thảo ngành nghề, cuộc thi chinh phục nhà tuyển dụng
Với những kết quả trên, Đoàn trường Đại học Thủ Dầu Một liên tục được Tỉnh đoàn công nhận là đơn vị xuất sắc trong phong trào của khối trường học tỉnh; nhiều tập thể, cá nhân đã được nhận bằng khen, giấy khen của Trung ương đoàn, Ủy ban nhân dân tỉnh và Tỉnh đoàn
Năm 2010, Đại hội Đoàn trường lần thứ nhất được tổ chức, trường Đại học Thủ Dầu Một có gần 2.000 đoàn viên, sinh hoạt trong 6 cơ sở Đoàn với gần 40 chi đoàn Đến năm 2014, trường có 19 cơ sở Đoàn (18 đoàn khoa và một chi đoàn khối chuyên viên), 218 chi đoàn (trong đó có 18 chi đoàn cán bộ giảng viên) với tổng số hơn 9.000 đoàn viên Hội sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một được thành lập năm 2010, tập hợp đông đảo sinh viên tham gia
Trang 2020
Thực hiện sứ mệnh của một trường đại học, Đoàn trường Đại học Thủ Dầu Một
đã có bước phát triển mạnh về quy mô, trở thành trung tâm tập hợp đoàn viên thanh niên, sinh viên của tỉnh Qua 5 năm hoạt động (2010 – 2015), công tác Đoàn và phong trào thanh niên, sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đã có bước chuyển động tích cực trong việc tập hợp, đoàn kết, khuyến khích, giúp đỡ sinh viên học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh
Với thế mạnh của một đại học đa ngành, trong những năm 2015 – 2021, các chiến sĩ tình nguyện của trường Đại học Thủ Dầu Một đã mạnh dạn phát huy lĩnh vực đào tạo của mình giúp người dân nơi đóng quân xử lý các vấn đề của địa phương, như: sinh viên ngành khoa học tự nhiên hướng dẫn người dân cách trồng và chăm sóc các loại cây đúng quy trình, sinh viên ngành xây dựng với công trình làm đường giao thông nông thôn, sinh viên ngành công nghệ thông tin tham gia phổ cập tin học cho thanh niên, cán bộ địa phương
Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên Đại học Thủ Dầu Một có một đội ngũ trí thức trẻ luôn khao khát được dấn thân, học tập, rèn luyện và có những ước mơ, hoài bão lớn So với các cơ sở Đoàn thuộc khối trường học trong tỉnh, sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một có bề dày về hoạt động học thuật và nghiên cứu khoa học Đoàn trường
đã phối hợp với Phòng Khoa học công nghệ tổ chức hội thi “Sinh viên với nghiên cứu khoa học” Đến nay đã tổ chức được 2 lần với hơn 200 đề tài có chất lượng và trao tặng giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một” Đoàn - Hội của trường cũng phối hợp với Khoa Lý luận chính trị tổ chức Hội thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thu hút 12 đội tuyển các khoa tham gia Thông qua hội thi, trường đã tuyển chọn được 2 đội tuyển tham gia hội thi cấp tỉnh và gặt hái kết quả rất khả quan: 2 giải nhất cá nhân, 1 giải nhì và 1 giải ba tập thể5
Để góp phần nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên, Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên luôn chủ động phối hợp với các đơn vị trong nhà trường tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nhằm tạo điều kiện cho sinh viên bộc lộ hết khả năng và tự hoàn thiện minh
Với việc ra đời hơn 20 câu lạc bộ, đội nhóm như Câu lạc bộ Nhà lãnh đạo tương lai, Câu lạc bộ tiếng Anh, Đội xung kích… những tổ chức này đã trở thành cánh tay vươn dài của Đoàn - Hội trong việc gắn kết hiệu quả các nhóm đối tượng sinh viên thuộc nhiều sở thích, nhu cầu khác nhau Qua đó, chứng tỏ hoạt động Đoàn - Hội
5 Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên (2017) Tuổi trẻ Đại học Thủ Dầu Một: Sức mạnh và hoài bão Truy xuất từ
https://tuoitre.tdmu.edu.vn/danh-muc/gioi-thieu-chung/tuoi-tre-dai-hoc-thu-dau-mot-suc-manh-va-hoai-bao, ngày 21/12/2021 (9:28)
Trang 21không chỉ mang tính chất bề nổi, phong trào mà ngày càng có chiều sâu, chú trọng đến chất lượng thực tiễn, mang tầm vóc trí tuệ của thanh niên thời đại mới
Dấu ấn đậm nét trong phong trào tình nguyện của Đoàn trường Đại học Thủ Dầu Một là hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng Các chương trình tình nguyện truyền thống như Mùa hè tình nguyện; Tiếp sức mùa thi; Tiếp sức đến trường; Thứ bảy tình nguyện; Chủ nhật xanh… được đổi mới theo hướng tăng cường
áp dụng kiến thức chuyên môn của mỗi sinh viên trong từng nội dung tình nguyện Các chương trình tình nguyện như Xuân yêu thương, Góp đá xây Trường Sa, Hướng
về Biển Đông… đã trở thành những chương trình mang bản sắc riêng của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một
Chương trình Mùa hè tình nguyện năm 2019 là một hoạt động tiêu biểu Chương trình là một sự tiếp nối, đẩy mạnh hoạt động xóa mù chữ của những năm trước Riêng năm 2019, chương trình đã vận động gần 200 em học sinh tham gia trong mỗi mùa chiến dịch Đội hình tình nguyện của trường vừa làm công tác xóa mù chữ, vừa làm công tác phụ đạo, giúp các em học sinh củng cố kiến thức, tăng thêm các kỹ năng sống chuẩn bị cho năm học mới cho những trẻ em vùng xa xôi, hẻo lánh
Từ hoạt động thực tiễn của các đoàn thể, tổ chức xã hội trường Đại học Thủ Dầu Một đã giáo dục cho đoàn viên thanh niên nhận thức rõ vai trò của bản thân trong môi trường đại học, đáp ứng mong mỏi của xã hội, đóng góp vào sự phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh nhà Các thế hệ sinh viên Đại học Thủ Dầu Một nỗ lực học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thời đại Các đoàn thể, tổ chức xã hội của Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tích cực phối hợp với các đơn vị tổ chức các diễn đàn “Kết nối sinh viên với doanh nghiệp”, “sinh viên với phong trào lập thân lập nghiệp”… để sinh viên có thể có điều kiện cọ xát, tiếp xúc nhiều hơn với các ngành nghề mà mình lựa chọn Đoàn trường cũng động viên kêu gọi mỗi đoàn viên - giảng viên trẻ phải là tấm gương tiên phong trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học và hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học… nhằm phát huy nội lực của tuổi trẻ Đại học Thủ Dầu Một trong thời kỳ mới6
1.2.2 Hoạt động sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn Đại học Thủ Dầu Một trong các tổ chức xã hội (2010 - 2021)
Từ năm 2010 đến nay, sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn tham gia nhiều tổ chức xã hội ở nhiều cấp: cấp Trường, cấp Khoa, cấp Chương trình, cấp Liên Chương trình Sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn chủ yếu tham gia các
6 Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên (2017) Tuổi trẻ Đại học Thủ Dầu Một: Sức mạnh và hoài bão Truy xuất từ
https://tuoitre.tdmu.edu.vn/danh-muc/gioi-thieu-chung/tuoi-tre-dai-hoc-thu-dau-mot-suc-manh-va-hoai-bao, ngày 21/12/2021 (9:28)
Trang 2222
phong trào và hoạt động của Đoàn – Hội sinh viên, các câu lạc bộ do Đoàn trường – Hội sinh viên, Khoa, Chương trình tổ chức Một số câu lạc bộ của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn: Câu lạc bộ học thuật Luật gia tương lai, Câu lạc bộ tài chính- kế toán, Câu lạc bộ tiếng Anh, Câu lạc bộ Sử học, Câu lạc bộ Hán ngữ, Câu lạc
bộ Văn học – Báo chí – Truyền thông, Câu lạc bộ kỹ năng sư phạm,
Câu lạc bộ Sử học Trẻ được thành lập vào ngày 10/03/2016 là một tổ chức học thuật được ra đời dựa trên sự đòi hỏi và niềm đam mê nghiên cứu học thuật của đông đảo sinh viên trong và ngoài ngành Hoạt động của câu lạc bộ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, không phân biệt giới tính, tôn giáo, sắc tộc Câu lạc bộ Sử học Trẻ là nơi để các thành viên học tập, trao đổi, nghiên cứu và tham gia các hoạt động liên quan đến học thuật và chia sẽ học thuật: Tổ chức các buổi tọa đàm học thuật với sự tham gia của tất cả các thành viên toàn câu lạc bộ; Tổ chức, các Hội thi/Cuộc thi/Chương trình học thuật cho sinh viên thành viên tham gia; Tổ chức giao lưu với các đơn vị/nhóm/câu lạc bộ học thuật khác; Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tham gia nghiên cứu, trao đổi, học hỏi và hổ trợ lẫn nhau trong học tập và nghiên cứu khoa học7
Câu lạc bộ Sử học Trẻ Trường Đại học Thủ Dầu Một đã phát triển và làm phong phú thêm vốn hiểu biết cho sinh viên ngành Sử về lịch sử dân tộc qua các thời
kỳ, trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng để chung tay vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam trong tương lai
Câu lạc bộ Tiếng Anh tạo môi trường cho các thành viên cũng như các sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một củng cố, trau dồi và phát triển khả năng tiếng Anh Phát triển chất lượng tiếng Anh của thành viên khoa Ngoại Ngữ nói riêng và sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một nói chung Tạo môi trường cho sinh viên trường được thể hiện bản thân, rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,…Nâng cao chất lượng thành viên, năng lực quản lý của Ban chủ nhiệm - Các hoạt động nổi bật của Câu lạc bộ: Cuộc thi English Olympiad năm 2020; Chương trình Defeating Speaking English năm 2020; Talkshow “Working abroad - Chance for young people” kết hợp với trung tâm Wall Street English năm 2020; Cuộc thi TESC’S RADIO YoYoYo - Chào mừng kỷ niệm 12 năm thành lập Trường Đại học Thủ Dầu Một (24/6/2009 - 24/6/2021); Cuộc thi trắc nghiệm Tiếng
7 Đoàn Thanh niên– Hội sinh viên (10/11/2021) Câu lạc bộ Sử học trẻ Truy xuất từ https://tuoitre.tdmu.edu.vn/danh-muc/gioi-thieu-chung/CLB-SU-HOC-TRE, ngày 21/12/2021 (9:28)
Trang 23Anh trực tuyến Chào mừng kỷ niệm 76 năm ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2021)8
Câu lạc bộ Tài chinh - Kế toán thành lập ngày 14/4/2015, trải qua 6 năm hoạt động câu lạc bộ đã đạt được những thành công nhất định Các chương trình học thuật của câu lạc bộ ngày càng được cải thiện về mặt số lượng lẫn chất lượng, các chương trình tiêu biểu của câu lạc bộ có thể kể đến như chương trình “Kế toán viên tương lai”,
“Thử thách tài chính”, “Tìm hiểu chính sách bảo hiểm tiền gửi”
Câu lạc bộ Tài chinh - Kế toán trường Đại học Thủ Dầu Một là câu lạc bộ chính thức được thành lập dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của khoa Kinh tế, nhằm mục đích mang đến một kênh tương tác giữa những giảng viên, người đang theo học, đang làm việc kế toán Đây là nơi trao đổi, chia sẻ, cập nhật những thông tin mới nhất và giải đáp thắc mắc liên quan đến kế toán và tài chính Thực hiện sữ sứ mệnh kết nối những đam mê với chuyên ngành Tạo sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên Cầu nối nguồn nhân lực Tài chính ngân hàng và các doanh nghiệp9
Câu lạc bộ Hán ngữ, tuy còn là một Câu lạc bộ khá mới mẻ trong trường, nhưng những thành viên của Ban chủ nhiệm đã không ngừng nỗ lực xây dựng, phát triển để Câu lạc bộ xứng tầm là một tổ chức mang tính đại diện cho toàn bộ những sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Câu lạc bộ đang đã tạo ra một môi trường học tập và sinh hoạt lành mạnh để tất cả sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc nói riêng và sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một nói riêng có cơ hội khẳng định năng lực bản thân, phát triển tư duy và gây dựng các mối quan hệ xã hội Mỗi thành viên trong Câu lạc bộ xem nhau như những thành viên trong cùng một gia đình, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong học tập lẫn trong cuộc sống Đây là nơi các bạn được tư do nói lên những suy nghĩ của mình trong khuôn khổ nhất định, các thành viên khác lắng nghe và chia sẻ với thái độ thực sự cầu thị để góp phần kiến thiết một “tế bào xã hội” thu nhỏ văn minh và mang tính xây dựng Song song với quá trình kiến tạo mang tính đổi mới để phù hợp với thời đại, Câu lạc bộ Hán ngữ còn mang những khát vọng đại diện cho tập thể sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một10 Các hoạt động này thu hút số đông sinh viên tham gia, cùng với các Câu lạc bộ khác hiện hữu, tạo nên một làn sóng phong trào vững mạnh Bên cạnh đó, Câu lạc bộ còn có nhiệm như là một chất xúc tác giúp cho các sinh viên
8 Đoàn Thanh niên– Hội sinh viên (11/10/2021) Câu Lạc Bộ Tiếng Anh Trường Đại Học Thủ Dầu Một Truy xuất từ https://tuoitre.tdmu.edu.vn/danh-muc/gioi-thieu-chung/Cau-Lac-Bo-Tieng-Anh-Truong-Dai-Hoc-Thu- Dau-Mot, ngày 21/12/2021 (9:28)
Trang 2424
được thể hiện bản thân, tu dưỡng bản thân và phát triển bản thân Xây dựng nên những thế hệ sinh viên ngành ngành Ngôn ngữ Trung Quốc “vừa hồng vừa chuyên” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy
Là một tổ chức đại diện cho tất thảy sinh viên của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Câu lạc bộ Hán ngữ có sứ mệnh cao cả trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành nói riêng và khoa Ngoại ngữ nói chung; góp phần thúc đẩy sự phát triển các hoạt động, phong trào của trường Đại học Thủ Dầu Một
Câu lạc bộ Luật gia tương lai được thành lập ngày 1/10/2020 Nhận thức được tầm quan trọng của việc vun đắp các mối quan hệ, Câu lạc bộ Luật gia tương lai chú
trọng xây dựng sự đoàn kết giữa các cá nhân trong Câu lạc bộ, kết nối các bạn sinh viên luật lại với nhau, cùng nhau chia sẻ về kiến thức, kinh nghiệm; đồng thời hướng dẫn và hỗ trợ các thành viên trong quá trình vận dụng kiến thức pháp luật vào thực tiễn Câu lạc bộ giúp các thành viên gia tăng cơ hội tiếp cận với pháp luật Việt Nam, thông qua các chương trình đào tạo, trao đổi cơ hội hành nghề luật một cách có tổ chức; đề cao tinh thần học hỏi, tinh thần đoàn kết của các thành viên trong Câu lạc
bộ
Câu lạc bộ Hữu Nghị Việt – Lào, với mục đích tạo điều kiện tốt nhất cho các sinh viên Lào trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường đại học Thủ Dầu Một, cũng như tạo môi trường giao lưu văn hóa Việt Nam – Lào Ban thường vụ Đoàn trường đã phối hợp với Phòng Hợp tác quốc tế thành lập Câu lạc bộ Hữu nghị Việt – Lào vào ngày 17/9/2018
Sau 3 năm thành lập, Câu lạc bộ đã tổ chức được các buổi sinh hoạt hằng tháng, các buổi giao lưu thành viên, học hỏi nền văn hóa hai nước, tổ chức các lớp dạy tiếng Việt và lớp học tiếng Lào… Tất cả tạo nên một môi trường hội nhập vừa vui vẻ, vừa có ý nghĩa thực tế, góp phần nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của các thành viên Được sự hỗ trợ từ Trung Tâm Đào tạo Quốc Tế trường Đại học Thủ Dầu Một, các hoạt động của câu lạc bộ đang ngày một đa dạng, đáp ứng nội dung
hoạt động và nguyện vọng của các bạn thành viên Câu lạc bộ là cầu nối trong giao
lưu quốc tế, góp phần hỗ trợ sinh viên quốc tế đang theo học tại trường Hoạt động của Câu lạc bộ đang tạo dựng một môi trường giao lưu rộng rãi cho các bạn sinh viên Việt Nam và sinh viên Lào đang theo học tại trường đại học Thủ Dầu Một với sinh viên Việt Nam thông qua các hoạt động hội nhập, các hoạt động kỹ năng, học thuật
và ngoại khóa, tạo điều kiện giao thoa văn hóa giữa Lào và Việt Nam trong môi trường đại học Hoạt động của Câu lạc bộ đã tạo hứng thú và trải nghiệm với những hoạt động bổ ích nâng cao kỹ năng, bứt phá và phát triển trong môi trường hội nhập
Trang 25cũng như mở rộng kiến thức thực tiễn về nền văn hóa – xã hội – con người của hai nước Việt Nam và Lào11
Dự án “Lớp học Việt – Lào” được duy trì xuyên suốt năm học 2020 – 2021 của Câu lạc bộ và dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức trong năm học 2021 – 2022 khi các bạn sinh viên quay lại học trực tiếp tại trường Dự án nhằm củng cố và mở rộng vốn tiếng Việt cho các bạn sinh viên Lào, đồng thời tạo cơ hội cho sinh viên Việt Nam tự tin hội nhập, tìm hiểu thêm về ngôn ngữ, văn hóa của đất nước Lào 90% thành viên của Câu lạc bộ đã đăng ký và tham gia dự án trên trong ít nhất 1 học kỳ
Chương trình “Hùng biện tiếng Việt” được tổ chức vào tháng 4/2021, nhằm tổng kết dự án “Lớp học Việt – Lào” trong năm học 2020 – 2021 và chào đón Tháng thanh niên Đó là dịp để sinh viên Lào thể hiện được sự hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam, sinh viên hai nước đoàn kết, gắn bó Chương trình có sự tham gia của 100% thành viên câu lạc bộ, đồng thời nhận được sự tham gia cổ vũ của hơn 120 bạn sinh viên trong trường cùng sự hỗ trợ, ủng hộ của Sở Ngoại Vụ tỉnh Bình Dương, Hội Hữu nghị Việt – Lào tỉnh Bình Dương, Lãnh đạo trường, Đoàn trường, các khoa – viện có sinh viên Lào đang theo học, phòng Hợp tác Quốc tế và trung tâm Đào tạo Quốc tế
Từ năm 2018, hoạt động Đoàn – Hội và các câu lạc bộ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn tiêu biểu như phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” do Khoa Sử trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương đến thăm và tặng 25 phần quà cho những hộ gia người già
neo đơn có hoàn cảnh khó khăn xã An Sơn, thành phố Thuận An Các thầy cô, đoàn
viên, sinh viên đã ân cần thăm hỏi sức khỏe, đời sống, đồng thời dọn dẹp nhà cửa chung tay đóng góp để giúp những người già neo đơn có hoàn cảnh khó khăn đón một mùa xuân ấm áp12
Đoàn khoa Sử phối hợp với Xã đoàn Mỹ Bình (huyện Tân Trụ, tỉnh Long An)
tổ chức hoạt động “Chương trình Về nguồn và Tình nguyện của Đoàn Khoa Sử năm
2018” tại xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An Chương trình diễn ra với các
hoạt động sôi nổi và đầy tính xung kích của đoàn viên thanh niên Sau hành trình tham quan và tìm hiểu về xã Mỹ Bình, đoàn đã đến thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách ở địa phương, tham quan và dọn dẹp bia tưởng niệm liệt sĩ, ra quân phát
Trang 26Câu lạc bộ Biến đổi khí hậu COP23 tổ chức chuỗi sự kiện Fresh Wednesday ngày Quốc tế Giảm nhẹ Thiên tai (13/10) và lan tỏa thông điệp của ngày môi trường thế giới về ô nhiễm rác thải nhựa Câu lạc bộ Biến đổi khí hậu COP23 trực thuộc Đoàn Khoa Khoa học Quản lý, trường Đại học Thủ Dầu Một đã kết hợp với Dự án Trung tâm Cộng đồng trẻ Sáng tạo và Hành động vì Môi trường đồng tổ chức chuỗi
sự kiện Fresh Wednesday với sự tài trợ của Quỹ Sáng kiến thanh niên nằm trong khuôn khổ dự án Youth Drivers for Change từ ngày 16/10 – 27/10/2018 tại trường Đại học Thủ Dầu Một15
Đoàn – Hội Viện Kỹ thuật - Công nghệ cùng với Câu lạc bộ Sử học trẻ tổ chức chương trình "Hành trình về nguồn" tại địa đạo Tam Giác Sắt nhằm chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.03.1931-26.03.2021) và
70 năm (28.03.1951 -28.03.2021) ngày Bác Hồ đến thăm Liên phân đội 312 và tặng 4 câu thơ cho thanh niên xung phong: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”16
13 Đoàn Khoa Sử (2018) Chương trình về nguồn và tình nguyện tại Tỉnh Long An năm 2018 Truy xuất từ https://tuoitre.tdmu.edu.vn/danh-muc/ban-tin-hoat-dong-co-so/khoa-su-chuong-trinh-ve-nguon-va-tinh-nguyen- tai-tinh-long-an-nam-2018, ngày 21/12/2021 (0:33)
14 Ban chủ nhiệm CLB Sử học trẻ (8/2/2018) Câu lạc bộ Sử học trẻ: Tập huấn Phương pháp Nghiên cứu khoa học cho sinh viên năm học 2017 – 2018 Truy xuất từ https://tuoitre.tdmu.edu.vn/danh-muc/ban-tin-hoat-dong- co-so/cau-lac-bo-su-hoc-tre-tap-huan-phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc-cho-sinh-vien-nam-hoc-2017-2018
15 Ban chủ nghiệm CLB COP 23 (29/10/2018) Khoa Khoa học Quản lý: Câu lạc bộ Biến đổi khí hậu COP23 tổ
chức chuỗi sự kiện Fresh Wednesday Truy xuất từ so/khoa-khoa-hoc-quan-ly-cau-lac-bo-bien-doi-khi-hau-cop23-to-chuc-chuoi-su-kien-fresh-wednesday, ngày 21/12/2021 (9:28)
https://tuoitre.tdmu.edu.vn/danh-muc/ban-tin-hoat-dong-co-16 Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một (2021) Đoàn Hội Viện Kỹ thuật Công nghệ cùng với CLB Sử học trẻ tổ chức chương trình Hành trình về nguồn Truy xuất từ https://tuoitre.tdmu.edu.vn/danh-muc/ban-tin-hoat-dong-co-so/Doan-Hoi-Vien-Ky-thuat-Cong-nghe-cung-voi- CLB-Su-hoc-tre-to-chuc-chuong-trinh-Hanh-trinh-ve-nguon, ngày 21/12/2021 (0:33)
Trang 27CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC NÂNG CAO SỰ NĂNG ĐỘNG, TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, KHẢ NĂNG GIAO TIẾP, LÃNH ĐẠO VÀ SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC XÃ
HỘI VÀ NHÂN VĂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
2.1 Đặt vấn đề
Để làm rõ vai trò của các tổ chức xã hội trong việc nâng cao sự năng động, tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp, lãnh đạo và sáng tạo của sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, ban chủ nhiệm đề tài tiến hành khảo sát với số lượng 200 phiếu - theo phương pháp ngẫu nhiên - dựa trên các tiêu chí: chuyên ngành đào tạo (thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn), khóa học (năm thứ 1, năm thứ 2, năm thứ 3 và năm thứ 4), giới tính (nam, nữ), hộ khẩu thường trú; sau đó xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0
2.2 Phân tích và đánh giá
Để phân tích và đánh giá khách quan vai trò của các tổ chức xã hội trong việc nâng cao sự năng động, tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp, lãnh đạo và sáng tạo của sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn tại Trường Đại học Thủ Dầu
Một, đề tài đã tiến hành khảo sát với số lượng 200 phiếu (xem bảng 2.1; bảng 2.2)
Bảng 2.1 Thống kê mô tả số lượng phiếu khảo sát người học ngành khoa học
xã hội và nhân văn
Trang 2828
Năm nhất 50 25 Năm thứ hai 50 25 Năm thứ ba 50 25 Năm thứ tư 50 25
Về phương pháp phân tích và đánh giá số liệu, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và xử lý số liệu điều tra định lượng bằng phần mềm SPSS 22.0
2.3 Đánh giá vai trò của các tổ chức xã hội trong sinh viên ngành khoa học
xã hội và nhân văn
2.3.1 Mức độ tham gia các tổ chức xã hội
Với 200 mẫu khảo sát cho thấy sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn tham gia các tổ chức xã hội ở Trường Đại học Thủ Dầu Một chủ yếu là Đoàn – Hội sinh viên cấp Trường và cấp Khoa; ngoài ra sinh viên cũng tham gia các câu lạc bộ do Đoàn – Hội sinh viên tổ chức Bảng số liệu 2.3 thể hiện ở các mức độ tham gia tổ chức
xã hội: Đoàn trường với 107/319, 33,5% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học, Đoàn khoa với 99/319, 31,0%, Hội sinh viên trường với 94/319, 29,5% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học, Câu lạc bộ Kỹ năng với 11/319, 3,4% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học, Câu lạc bộ Truyền thông với 6/319, 1,9% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học và Câu lạc bộ Ngoại ngữ với 2/319, 0,6% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học
Bảng 2.3 Thống kê mô tả sinh viên tham gia sinh hoạt các tổ chức xã hội
Tiêu chí Số lựa chọn Tỷ lệ trên tổng số
trả lời của người học
Bảng số liệu cho thấy với tổng số 319 ý kiến trả lời, việc sinh viên tham gia các
tổ chức Đoàn trường, Đoàn khoa và Hội sinh viên vẫn là kênh truyền thống Các câu lạc bộ kỹ năng, truyền thông, ngoại ngữ do Đoàn – Hội cấp trường, cấp khoa tổ chức vẫn chưa thu hút sự tham gia của người học ngành khoa học xã hội và nhân văn (phụ thuộc vào sở thích, tài năng, khả năng và nhu cầu của người học)
Trang 29Người học cho biết những hoạt động khi tham gia vào tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh như tham gia hoạt động hội họp do Đoàn tổ chức với 108/296, 36,5% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; tham gia vào các phong trào do Đoàn phát động với 112/296, 37,8% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; tham gia hoạt động hỗ trợ sinh viên trong học tập và cuộc sống 65/296, 22,0% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; chỉ tham gia cho có mà không có hoạt động nào với 11/296, 3,7% (bảng 2.4)
Bảng 2.4 Thống kê mô tả những hoạt động tham gia vào tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Tiêu chí Số lựa chọn Tỷ lệ trên tổng
số trả lời của người học
Tỷ lệ trên tổng số người học
Tham gia hoạt động hội
họp do Đoàn tổ chức 108 36,5% 54,8%
Tham gia vào các phong
trào do Đoàn phát động 112 37,8% 56,9%
Tham gia hoạt động hỗ
trợ sinh viên trong học tập
và cuộc sống
65 22,0% 33,0%
Chỉ tham gia cho có mà
không có hoạt động nào 11 3,7% 5,6%
Tổng cộng 296 100,0% 150,3%
Về tham gia các hoạt động trong Hội sinh viên: tham gia hoạt động hội họp do Hội tổ chức với 101/288, 35,1% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; tham gia vào các phong trào do Hội phát động với 100/288,34,7%; tham gia hoạt động hỗ trợ sinh viên với 76/288, 26,4% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; chỉ tham gia cho có mà không có hoạt động nào với 11/288, 3,8%
Bảng 2.5 Thống kê mô tả những hoạt động khi tham gia vào tổ chức Hội Sinh viên trường đại học
Tiêu chí Số lựa chọn Tỷ lệ trên
tổng số trả lời của người học
Trang 30trên tổng số trả lời của người học
Bảng 2.6 Thống kê mô tả những hoạt động khi tham gia vào các Câu lạc bộ
Tiêu chí Số lựa chọn Tỷ lệ trên tổng
số trả lời của người học
Tỷ lệ trên tổng số người học Tham gia hoạt động hội
Tham gia hoạt động đặc
trưng của từng Câu lạc bộ 50 19,2% 26,6%
Chỉ tham gia cho có mà
không có hoạt động nào 15 5,7% 8,0%
Tổng cộng 261 100,0% 138,8%
2.3.2 Các hoạt động của các tổ chức xã hội trong Nhà trường
Bảng 2.7 thể hiện các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức xã hội ở Trường Đại học Thủ Dầu Một, người học cho biết hoạt động hỗ trợ sinh viên học tập với 106/400, 26,5% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên với 73/400, 18,3% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; hoạt động trên những lĩnh vực chuyên môn khác nhau (nghiên cứu khoa học, kỹ năng sống, sử học, ngoại ngữ,…) với 64/400, 16,0% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; phát động những phong trào tình nguyện với 76/400, 19,0% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; hỗ trợ đời sống cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với 81/400, 20,3 tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học
Trang 31Bảng 2.7 Thống kê mô tả các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức xã hội trong trường Đại học Thủ Dầu Một
Tiêu chí Số lựa chọn Tỷ lệ trên tổng số
trả lời của người học
Tỷ lệ trên tổng số người học
Hỗ trợ sinh viên học tập 106 26,5% 54,1%
Hỗ trợ hoạt động NCKH của sinh
Hỗ trợ đời sống cho những sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn 81 20,3% 41,3% Phát động những phong trào tình
Về các hoạt động thường xuyên tham gia của sinh viên ngành khoa học xã hội
và nhân văn, bảng 2.8 thể hiện hoạt động hỗ trợ sinh viên học tập với 84/282, 29,8% tỷ
lệ trên tổng số trả lời của người học; hỗ trợ đời sống cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với 49/282, 17,4% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; phát động những phong trào tình nguyện với 84/282, 29,8% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; hoạt đông trên những lĩnh vực chuyên môn khác nhau (nghiên cứu khoa học, kỹ năng sống,
sử học, ngoại ngữ,…) với 65/282, 23,0% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học
Bảng 2.8 Thống kê mô tả các hoạt động tham gia thường xuyên vào các tổ
chức xã hội
Tiêu chí Số lựa chọn Tỷ lệ trên
tổng số trả lời của người học
Tỷ lệ trên tổng số người học
Hoạt đông trên những lĩnh
vực chuyên môn khác nhau 65 23,0% 33,3%
Trang 322.3.3 Yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động của tổ chức xã hội
Các nguyên nhân tác động đến sinh viên ít tham gia vào hoạt động của tổ chức
xã hội qua bảng 2.9: tốn nhiều thời gian với 118/287, 41,1% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; tốn kinh phí với 50/287, 17,4% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; ảnh hưởng đến việc học với 57/287, 19,9% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; hoạt động nhàm chán, ít sáng tạo với 62/287, 21,6% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học
Bảng 2.9 Thống kê mô tả nguyên nhân người học không tích cực tham gia vào
các hoạt động của tổ chức xã hội
Tiêu chí Số lựa
chọn
Tỷ lệ trên tổng
số trả lời của người học
Tỷ lệ trên tổng số người học Tốn nhiều thời gian 118 41,1% 60,5%
tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học
Bảng 2.10 Thống kê mô tả nguyên nhân trực tiếp làm cho sinh viên hiện không
tích cực tham gia vào các hoạt động của tổ chức xã hội
Trang 33Về nhân tố lôi cuốn người học tham gia các hoạt động của các tổ chức xã hội, bảng 2.11 cho biết: giảng viên với 58/276, 21,0% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; các anh chị trong Ban chấp hành các tổ chức với 84/276, 30,4% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; các anh chị khóa trên với 60/276;, 21,7% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học, bạn bè trong lớp với 74/276, 26,8% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học
Bảng 2.11 Thống kê mô tả nhân tố truyền cảm hứng cho bạn tham gia vào các hoạt động của các tổ chức xã hội trong trường
Tiêu chí Số lựa chọn Tỷ lệ trên
tổng số trả lời của người học
Tỷ lệ trên tổng số người học
2.3.4 Những kỹ năng được rèn luyện khi tham gia các tổ chức xã hội
Kết quả khảo sát cho thấy những kỹ năng được rèn luyện khi tham gia vào các
tổ chức xã hội: xử lý tình huống, giao tiếp với 159/404, 39,4% tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học tốt với 82/404, 20,3% tỷ
lệ trên tổng số trả lời của người học, tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; kỹ năng
Tiêu chí Số lựa
chọn
Tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học
Trang 3434
thuyết trình trước đám đông với 79/404, 19,6%; kỹ năng lãnh đạo nhóm với 48/404, 11,9%, tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học; khởi nghiệp và hoạt động sáng tạo khoa học với 36/404, 8,9%, tỷ lệ trên tổng số trả lời của người học
Bảng 2.12 Thống kê mô tả những kỹ năng được rèn luyện khi tham gia vào các
tổ chức xã hội trong trường
Tiêu chí Số lựa chọn Tỷ lệ trên
tổng số trả lời của người học
Tỷ lệ trên tổng số người học
Xử lý tình huống, giao tiếp 159 39,4% 79,5%
Phương pháp học tập và
nghiên cứu khoa học tốt 82 20,3% 41,0%
Kỹ năng thuyết trình trước
xã hội cũng tạo điều kiện nâng cao các kỹ năng học tập và kỹ năng sống Việc tham gia với mục đích làm lãnh đạo trong các tổ chức xã hội cũng được quan tâm đến sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn
Bảng 2.13 Thống kê mô tả quyền lợi khi tham gia vào các hoạt động của tổ
chức xã hội trong Nhà trường
Tiêu chí Số lựa
chọn
Tỷ lệ trên tổng
số trả lời của người học
Tỷ lệ trên tổng số người học Được cộng điểm rèn luyện 149 45,7% 75,3%
Được học tập thêm nhiều kỹ
năng học tập và kỹ năng sống 140 42,9% 70,7%