1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay pot

100 522 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 908,03 KB

Nội dung

LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, đất nước ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới: thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, hướng tới kinh tế tri thức và mở rộng hội nhập quốc tế với nhiều thuận lợi và khó khăn, thử thách phải vượt qua. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “Lấy việc phát triển nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng nhấn mạnh: tiếp tục “phát huy nhân tố con người” và “tăng cường nguồn lực con người” để “từng bước phát triển kinh tế tri thức”. Bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển, đầu tư cho con người chính là tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển, là bảo đảm vững bền cho sự phồn thịnh của mỗi quốc gia. Việc phát triển nguồn nhân lực là “chìa khóa” quyết định thành công của giai đoạn cách mạng mới trên đất nước ta. GD-ĐT có vị trí quan trọng để phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục trong hệ thống trường học với chủ thể là đội ngũ nhà giáo là con đường ngắn nhất và khoa học nhất để truyền thụ tri thức cho học sinh một cách cơ bản có hệ thống và hiệu quả. Hệ thống giáo dục nước ta hiện nay có nhiều cấp học, ngành học được xây dựng chặt chẽ và mang tính phát triển, đội ngũ nhà giáolực lượng nòng cốt thực hiện mục tiêu GD-ĐT, là người xây dựng cho học sinh thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, trang bị cho học sinh tri thức và phương pháp tư duy khoa học, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo. Vì vậy, vai trò của đội ngũ nhà giáo rất quan trọng, công việc của họ sẽ để lại dấu ấn trong tương lai. Khi nói về vai trò của đội ngũ nhà giáo, tại hội nghị giáo dục Australia năm 1993 các đại biểu đã đưa ra nhận định “Người giáo viên sẽ là người có trách nhiệm làm thay đổi thế giới”. Đảng ta cũng xác định “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh” [10, tr.38-39]. Nằm trong cấu trúc chung của hệ thống giáo dục quốc dân, các trường THPT là một cấp học, một bộ phận hữu cơ của giáo dục phổ thông, là cầu nối giữa bậc tiểu học, THCS với bậc đại học. Nếu giáo dục đại học là khâu trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia quá trình CNH, HĐH đất nước, thì giáo dục THPT là khâu chuẩn bị cho học sinh THPT – bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. cấp học này, đội ngũ nhà giáovai trò rất quan trọng trong việc đào tạo học sinh thành nguồn nhân lực có tri thức, có năng lực và phẩm chất, có đủ điều kiện để tiếp cận bậc GD-ĐT cao hơn hoặc lao động một ngành nghề cụ thể khi chưa có khả năng học tiếp. Nhưng hiện nay trong các trường THPT, “đội ngũ nhà giáo vừa thiếu lại vừa thừa, một bộ phận nhỏ nhà giáo chưa đạt chuẩn đào tạo, một số thiếu năng lực giảng dạy và tinh thần trách nhiệm. Đáng lo ngại là tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đã làm xói mòn phẩm chất của một số nhà giáo gây ảnh hưởng xấu đến uy tín người thầy trong xã hội” [4, tr.21]. Điều đó làm hạn chế việc thực hiện vai trò đào tạo nguồn nhân lực của đội ngũ nhà giáo, là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng: nhiều học sinh kiến thức lệch lạc, thiếu hiểu biết các vấn đề chính trị - xã hội, một bộ phận học sinh suy thoái về đạo đức, lối sống; phần lớn học sinh sau khi tốt nghiệp THPT thiếu khả năng tự tìm kiếm việc làm, chưa vững vàng trước những biến đổi phức tạp của cuộc sống. Chất lượng đào tạo cấp học này chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Đặc biệt, vào thời điểm hiện nay dấu hiệu một cuộc khủng hoảng GD-ĐT đã đến mức khiến xã hội phải lên tiếng. Là người đã từng trực tiếp tham gia công tác giáo dục một trường THPT thuộc tỉnh Thái Bình, mong muốn qua việc khảo sát vai trò của đội ngũ nhà giáo một tỉnh để có thể phát hiện những tiềm năng đang tiềm tàng, khơi dậy năng lực sáng tạo, nhiệt tình cống hiến của đội ngũ nhà giáo trong công tác giáo dục thế hệ công dân mới của đất nước, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay” . 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của GD-ĐT và vai trò của đội ngũ nhà giáo đối với việc phát triển nguồn nhân lực nên nước ta đã có một số công trình nghiên cứu khoa học đề cập tới các khía cạnh khác nhau của vấn đề nhà giáovai trò của đội ngũ nhà giáo: Những công trìnhtính chất định hướng cho việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa GD-ĐT với việc phát triển nguồn nhân lựcđội ngũ nhà giáo trong mối quan hệ đó như: “Con người Việt Nam, mục tiêu và động lực phát triển KT-XH” mã số KX.07 do GS.TS Phạm Minh Hạc chủ biên với nhiều vấn đề được phân tích trong đó có các vấn đề phát triển GD-ĐT, bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực, gia đình - nhà trường - xã hội với việc phát hiện, tuyển chọn, giáo dục và đãi ngộ người tài; “Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ 21, kinh nghiệm của các quốc gia” của Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, là tập hợp những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến lĩnh vực chiến lược phát triển giáo dục. Những công trình nghiên cứu khoa học ít nhiều có đề cập đến đặc điểm, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay như: “Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác- Lênin trong các trường đại học nước ta hiện nay” của Phạm Văn Thanh, công trình chủ yếu bàn về đội ngũ nhà giáo Mác-Lênin và vai trò của đội ngũ này trong các trường đại học; “Trí thức giáo dục đại học Việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” của Nguyễn Văn Sơn với nội dung bàn về việc xây dựng đội ngũ nhà giáo các trường đại học đáp ứng yêu cầu của giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay; “Giáo dục đạo đức cho học sinh THCS tại thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới hiện nay” của Đỗ Tuyết Bảo đi sâu nghiên cứu vai trò, ý nghĩa của GD-ĐT đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh THCS trong điều kiện mới; “Kinh tế thị với sự hình thành và phát triển nhân cách của người thầy giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Như Thơ đã lý giải những biến đổi trong quá trình hình thành và xây dựng nhân cách sư phạm cho đội ngũ nhà giáo; “Giáo dục đạo đức XHCN qua bộ môn GDCD cho học sinh THPT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” của Nguyễn Sỹ Quyết Tâm với những giải pháp đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh THPT Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực các trường THPT trên địa bàn một tỉnh, trong đó có tỉnh Thái Bình. Do vậy, trên cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình khoa học đi trước, đứng giác độ chuyên ngành CNXHKH chúng tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay” để thực hiện luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn nhân lựcvai trò của đội ngũ nhà giáo, luận văn làm rõ thực trạng vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực các trường THPT tỉnh Thái Bình, từ đó đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực các trường THPT của tỉnh. Nhiệm vụ: Luận văn có 3 nhiệm vụ cụ thể sau: Làm rõ những khái niệm: đội ngũ nhà giáo, nguồn nhân lực, học sinh THPT, từ đó phân tích đặc điểm, vai trò của đội ngũ nhà giáo với tư cách là chủ thể quan trọng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực các trường THPT. Đánh giá đúng thực trạng vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực các trường THPT tại tỉnh Thái Bình hiện nay. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực các trường THPT tỉnh Thái Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Nghiên cứu đội ngũ nhà giáo dưới góc độ chính trị - xã hội thể hiện trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực. - Phạm vi: Vai trò của đội ngũ này trong thời kỳ đổi mới nhất là trong những năm gần đây. - Địa bàn nghiên cứu: Các trường THPT tỉnh Thái Bình. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực từ lực lượng học sinh THPT. * Cơ sở thực tiễn: Luận văn nghiên cứu toàn bộ hoạt động của đội ngũ nhà giáo các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay trong mối quan hệ với quá trình đào tạo nguồn nhân lực. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, kế thừa, logic và lịch sử, thống kê, điều tra xã hội học…, gắn lý luận với thực tiễn chính trị - xã hội của vấn đề. 6. Những đóng góp mới của luận văn Xác định các xu hướng biến động về vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực các trường THPT hiện nay. Xác định quan điểm và hệ thống giải pháp để nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực các trường THPT trong thời gian tới. 7. ý nghĩa của luận văn mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực; làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo các trường THPT; làm tài liệu tham khảo cho ngành GD-ĐT mà trước hết là ngành GD-ĐT Thái Bình. Góp phần làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu một số vấn đề về trí thức, con người, nguồn nhân lực. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương 6 tiết. Chương 1 Học sinh trung học phổ thông - Bộ phận của Nguồn nhân lựcVai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo bộ phận nhân lực này 1.1. Học sinh trung học phổ thông - Bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực 1.1.1. Nguồn nhân lực 1.1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, quốc gia nào cũng nhận thức rõ nguồn nhân lựcnhân tố quyết định đến sự phát triển KT-XH của đất nước. Nhiều quốc gia đã xây dựng cho mình chiến lược phát triển nguồn nhân lực và coi đó là vấn đề cốt lõi cho sự phát triển. Khi nói đến “nguồn nhân lực” tức là muốn nói đến một tài sản quý, vốn quý có khả năng sinh sôi nảy nở và có thể đem ra sử dụng. Tài sản quý, vốn quý đó gắn liền với con người - một đơn vị tế bào tạo nên nguồn nhân lực, là đối tượng cần được đầu tư, được giáo dục và được đào tạo. Có thể hiểu nguồn nhân lực một số nội dung sau: Thứ nhất, nói tới nguồn nhân lực là nói tới con người hiện thực và chất lượng phát triển của con người gắn liền với bản chất xã hội. Các nhà triết học mácxít đã khẳng định: con người hiện thực là một chỉnh thể sinh học - xã hội, nhưng yếu tố xã hội mới là bản chất đích thực của con người. Kết hợp hai mặt sinh học và xã hội, con người có một năng lực tiềm ẩn (tiềm năng), khi được sử dụng và gặp môi trường thuận lợi thì tiềm năng ấy được phát huy, lúc đó con người trở thành động lực cho sự phát triển KT-XH. Môi trường đó chính là hoạt động lao động - hoạt động bản chất nhất của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống: “Lao động là điều kiện cơ bản, đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến một mức mà trên một nghĩa nào đó chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”[26, tr.641]. Và, mặc dù: “Bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc, chúng ta là thuộc về tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên”[26, tr.665] nhưng nhờ có lao động mà: “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật” [26, tr.673]. Lao động mang ý nghĩa nhân bản sâu xa bởi trong lao động con người đã làm biến đổi tự nhiên, biến đổi cả bản thân mình và đã làm nên lịch sử của cả xã hội loài người. Điều đó cho thấy, nếu con người là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử - xã hội thì đặc trưng bản chất nhất của nguồn nhân lực là sự phản ánh trình độ phát triển, mức độ hoàn thiện con người trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Chính các hoạt động nhận thức thực tiễn của con người đã làm hoàn thiện nhân cách, trình độ, trí tuệ và thể lực của con người, giúp con người thực hiện các chức năng xã hội của mình. Vì vậy, khi đào tạo nguồn nhân lực cần phải phát triển cả mặt sinh học (sức khỏe, nuôi dưỡng, vệ sinh, môi trường ) và mặt xã hội (kiến thức, kỹ năng, đạo đức, lối sống ) cho con người. Đây là điều kiện để tạo ra những khả năng, tiềm năng của nguồn nhân lực đồng thời cũng là cơ sở để có giải pháp phát huy vai trò của nguồn nhân lực. Thứ hai, nói tới nguồn nhân lực là nói tới con người trong tư cách cá nhân và cá thể tồn tại, hoạt động, sống và tự biểu hiện đời sống của mình trong mối liên hệ với những người khác, với cả cộng đồng, chịu ảnh hưởng cũng như sự tác động của các quan hệ xã hội và điều kiện lịch sử - xã hội mà cá nhân đó đang sinh sống. Khi xem xét mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh, các nhà triết học mácxít đã chứng minh được: con người là sản phẩm của hoàn cảnh, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra hoàn cảnh. Nhưng hoạt động sáng tạo ra hoàn cảnh của con người lại chỉ được thực hiện trong mối quan hệ với cộng đồng. Xã hội và quan hệ xã hội là điều kiện để con người thể hiện bản tính phong phú và tư duy sáng tạo của mình. Do đó, khả năng của con người hay của nguồn nhân lực được huy động vào quá trình phát triển xã hội sẽ trở thành những thông số quan trọng để nghiên cứu và điều chỉnh một cách có ý thức nguồn nhân lực của từng quốc gia hoặc từng địa phương. Thứ ba, nói đến nguồn nhân lực cần nhấn mạnh đến vai trò tích cực, sáng tạo của con người trong hoạt động thực tiễn, nó thể hiện vai trò chủ thể sáng tạo trong quá trình phát triển đồng thời cũng là khách thể của quá trình phát triển, thể hiện trong việc con người cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo bản thân. Các nhà mácxít khẳng định: sự thay thế của các hình thái KT-XH trong lịch sử là do sự phát triển của LLSX. Mà trong LLSX, con người là yếu tố cách mạng và năng động nhất. Chính con người đã làm nên những biến đổi về tính chất và trình độ của LLSX để rồi đưa xã hội tiến lên. Với luận điểm, xã hội tạo ra con người mức độ nào thì con người cũng tạo ra xã hội mức độ đó đã cho thấy: trong tiến trình các cuộc cải biến xã hội, con người luôn là mục tiêu đồng thời là động lực của tiến trình đó. Thực tế đã chứng minh, đâu các lực lượng cách mạng có ý thức đầy đủ về vai trò của con người, có giải pháp hiện thực hóa vai trò của con người thì sự nghiệp cách mạng đó sẽ giành thắng lợi. Với ý nghĩa đó, xét trong quá trình phát triển thì con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Kế thừa và phát triển những luận điểm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp tục nghiên cứu và khẳng định, con người là những cá nhân cụ thể, vừa tồn tại với tư cách cá nhân với những nhu cầu, khát vọng và năng lực tiềm tàng lại vừa tồn tại với tư cách là những thành viên của gia đình, của cộng đồng dân tộc. Bằng năng lực và trách nhiệm đối với xã hội, con người có vai trò to lớn, quyết định tới thành công của cách mạng, tiến bộ của xã hội, tiền đồ của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Người viết: “Vô luận việc gì đều do con người làm ra”[32, tr.113]. Rằng “Phải bồi dưỡng, đào tạo và phát huy năng lực của con người, của từng cá nhâncủa cả cộng đồng dân tộc [34, tr.56]. Từ cơ sở đó có thể quan niệm rằng: Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng của con người trong một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương đã được chuẩn bị mức độ nào đó, có khả năng huy động vào quá trình phát triển KT-XH của đất nước hoặc một vùng, một địa phương cụ thể. Nguồn nhân lực là nơi cung cấp sức lao động cho xã hội, là bộ phận quan trọng nhất của dân số, của các nguồn lực, có khả năng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Cấu trúc nguồn nhân lực của một quốc gia gồm những người nằm trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không kể đến trạng thái có hay không làm việc. Việt Nam, theo Luật lao động, nam tuổi từ 15-60; nữ tuổi từ 15-55, có khả năng lao động đều thuộc nguồn nhân lực. 1.1.1.2. Phát triển nguồn nhân lựcvai trò củađối với sự phát triển xã hội Để phát triển KT-XH cần có nhiều nguồn lực, trong đó nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định sự phát triển, vì con người vừa là một nguồn lực, vừa là chủ thể của các nguồn lực khác. Con người bằng lao động sáng tạo đã phát hiện ra ngày càng nhiều nguồn lực trong tự nhiên và từ nguồn lực tự nhiên tạo thành những nguồn lực mới, làm tăng lên những khả năng có thể có của đất nước, của dân tộc cho sự phát triển. Mặt khác do đặc tính lao động sáng tạo của con người mà nguồn nhân lực trở nên sinh động và không cạn kiệt, hơn nữa nguồn nhân lực có khả năng phát triển, tái sinh và tự nhân mình lên gấp bội. Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững thì cần phải quan tâm bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cả về trí tuệ, năng lực, thể lựcđạo đức. Cách đây hơn 150 năm, Mác đã đề cập tới phát triển con người toàn diện, lấy đó làm cơ sở cho sự phát triển xã hội CSCN. Ông cho rằng sự phát triển LLSX xã hội trước hết là: “Phát triển sự phong phú của bản chất con người, như là một mục tiêu tự thân”[28, tr.168]. Theo Mác-Ăngghen, cuộc đấu tranh của những người cộng sản chống lại trật tự tư sản chính là nhằm mục đích “tạo ra hoàn cảnh có tính người” để “phát triển những năng lực phẩm chất người”. Kết quả của cuộc đấu tranh đó là sự xuất hiện một liên hợp, trong đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người”. Nguồn nhân lực vừa là một yếu tố của sản xuất, của tăng trưởng kinh tế, vừa là mục tiêu của sự phát triển, “phát triển nguồn nhân lực chính là hoạt động đầu tư, là quá trình bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo ra cho lực lượng này những năng lực, phẩm chất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển KT-XH”. Việc phát hiện và làm bộc lộ tiềm năng của nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của con người chỉ có thể thông qua hoạt động thực tiễn, qua đó làm tích cực hóa nguồn nhân lực, tạo ra sự giải phóng cho tiềm năng của con người để dẫn tới sự sáng tạo của con người. Vấn đề là phải phát triển một nguồn nhân lực như thế nào, làm thế nào để khơi dậy và phát huy được vai trò của của nguồn nhân lực đó? Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin, để xây dựng CNXH và CNCS cần phải có một nguồn nhân lực có chất lượng, nguồn nhân lực đó chính là những con người mới XHCN. Thời Mác-Ăngghen, tuy chưa có những điều kiện khách quan cho sự ra đời của con người mới XHCN nhưng qua việc nghiên cứu những quy luật phát triển nội tại của CNTB, các ông đã phác họa những nét chính của con người mới đại diện cho nguồn nhân lực của chế độ xã hội mới. Đó là những con người phát triển toàn diện, không bị trói buộc suốt đời vào một sự phân công lao động nào, những con người lấy lao động làm nguồn hứng thú duy nhất trong đời sống, ngày càng có đầy đủ năng lực và phẩm chất để làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân. Lênin cũng nói đến con người mới khá cụ thể, đó là những con người có tinh thần làm chủ tập thể, có năng lực làm chủ, hăng say lao động, coi trọng sản xuất, coi trọng của công, có kỷ luật tự giác cao, có tri thức khoa học, có khả năng tiếp thu những thành tựu mới nhất của nền văn minh hiện đại vì “người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản sau khi làm giàu trí tuệ của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra”[22, tr.8]. Chủ tịch Hồ Chí [...]... nâng cao hơn nữa vai trò của đội ngũ này trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực nước ta trong hiện tại và trong tương lai Chương 2 vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay thực trạng, xu hướng biến đổi 2.1 Thực trạng vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực các trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình. .. GD-ĐT, trong đó đội ngũ nhà giáo giữ vai trò quyết định Đội ngũ nhà giáo THPT là một bộ phận của đội ngũ nhà giáo Việt Nam, là lực lượng chủ chốt các trường THPT, có vai trò quyết định chất lượng giáo dục cấp học nàyđào tạo những học sinh THPT thành những con người có đức, có tài, có năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện nay Vai trò của đội ngũ nhà giáo THPT. .. cuộc đổi mới đất nước hiện nay 1.2 Vai trò của đội ngũ nhà giáo trong việc đào tạo nguồn nhân lực các trường trung học phổ thông 1.2.1 Nhà giáođội ngũ nhà giáo trong các trường trung học phổ thông 1.2.1.1 Nhà giáođội ngũ nhà giáo Giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội, đã xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của xã hội loài người Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là chuẩn bị... điểm của đội ngũ nhà giáo trung học phổ thông tỉnh Thái Bình Ngoài những đặc điểm chung của đội ngũ nhà giáo THPT nước ta, đội ngũ nhà giáo THPT tỉnh Thái Bình còn có những đặc điểm riêng Những đặc điểm riêng đó là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến kết quả thực hiện vai trò đào tạo nguồn nhân lực của đội ngũ nhà giáo Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh ra đời và sự chi phối, quy định bởi các. .. của đội ngũ nhà giáo Việt Nam nên đội ngũ nhà giáo THPT cũng có đầy đủ những phẩm chất, nhân cách của nhà giáo Việt Nam, đồng thời xuất phát từ yêu cầu giáo dục và đối tượng giáo dục của cấp THPT, đội ngũ nhà giáo cấp học này có một số điểm đáng lưu ý sau đây: Một là, đội ngũ nhà giáo THPT là những người trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục các trường THPT, những người đạt chuẩn đào tạo theo... sở để lựa chọn và đào tạo đội ngũ trí thức cho đất nước Chất lượng và hiệu quả của giáo dục THPT sẽ là trình độ đích thực của nền dân trí, là tiềm năng của nguồn nhân lực nước ta Lực lượng chủ chốt góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của giáo dục THPT chính là đội ngũ nhà giáo các trường THPT nước ta, đội ngũ nhà giáo THPT được đào tạo để làm công tác giảng dạy, giáo dục cho các em học sinh lớp... khỏe, giáo dục các kiến thức về thể chất, sức khỏe, vệ sinh ngay từ khi còn tuổi ấu thơ Trong các nhà trường nhiệm vụ này được giao cho các nhà giáo các trường THPT, các em học sinh đang giai đoạn đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với yêu cầu thể lực của nguồn nhân lực Đội ngũ nhà giáo trong quá trình giảng dạy các môn học, trực tiếp là môn thể dục và các. .. dân tộc trong giai đoạn hiện nay 1.2.2 Vai trò của đội ngũ nhà giáocác trường trung học phổ thông trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực Khi nói về vai trò của nhà giáo, Lênin nhấn mạnh: Đội quân giáo sư phải tự đặt cho mình nhiệm vụ lớn lao là truyền bá văn minh và trước hết phải là đội quân chủ yếu trong công tác giáo dục XHCN” [20, tr.185], Cômenski, nhà giáo dục vĩ đại người Tiệp từng nói: “Dưới... gọi là nhà giáo dạy học); có những nhà giáo chuyên hay chủ yếu làm việc những cơ quan quản lý giáo dục (ta gọi là nhà giáo quản lý) Trong các trường THPT, nhà giáo đảm nhiệm cả ba chức năng trên chỉ là số ít, còn số đông các nhà giáo chủ yếu đảm nhiệm việc dạy học, vì thế trong luận văn, chúng tôi chủ yếu bàn về đội ngũ nhà giáo dạy học” các trường THPT Giáo dục phổ thông là một bậc học trong hệ... giải pháp nâng cao vai trò của lực lượng này trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực 1.1.2.2 Nhà giáo trong các trường trung học phổ thông, một số đặc điểm và yêu cầu Thời cổ đại, mỗi nhà giáo vừa tự xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục, vừa trực tiếp lựa chọn người học và truyền thụ nội dung giáo dục cho học trò của mình Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội nói chung và giáo dục . trạng vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tại tỉnh Thái Bình hiện nay. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình. đề lý luận về nguồn nhân lực và vai trò của đội ngũ nhà giáo, luận văn làm rõ thực trạng vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình, . LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của

Ngày đăng: 27/06/2014, 21:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ph.Ăngghen (1960), Chống Đuyrinh, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống Đuyrinh
Tác giả: Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1960
4. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2002), Hỏi đáp về các kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về các kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
5. Nguyễn Thị Bình (1998), “Bài phát biểu tại Hội thảo nghiên cứu, phát triển tự học – tự đào tạo”, Nghiên cứu giáo dục, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài phát biểu tại Hội thảo nghiên cứu, phát triển tự học – tự đào tạo”, "Nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1998
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1993
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1993
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1993
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
14. Điều lệ trường trung học (2000), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường trung học
Tác giả: Điều lệ trường trung học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
15. Phạm Văn Đồng (1969), Đào tạo thế hệ trẻ của dân tộc thành những người chiến sỹ cách mạng dũng cảm thông minh sáng tạo, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo thế hệ trẻ của dân tộc thành những người chiến sỹ cách mạng dũng cảm thông minh sáng tạo
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1969
16. Phạm Văn Đồng (1979), Sự nghiệp giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự nghiệp giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1979
18. T.A.Ilina (1973), Những nguyên lý chung của giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nguyên lý chung của giáo dục học
Tác giả: T.A.Ilina
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1973
19. Nguyễn Lân (1960), Người thầy giáo xã hội chủ nghĩa , Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người thầy giáo xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1960
20. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1980
21. Luật giáo dục (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục
Tác giả: Luật giáo dục
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
22. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, I.V.Xtalin (1976), Về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
Tác giả: C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, I.V.Xtalin
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1976
23. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, I.V.Xtalin (1978), Bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về giáo dục
Tác giả: C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, I.V.Xtalin
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1978
24. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, I.V.Xtalin (1978), Về thanh niên, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về thanh niên
Tác giả: C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, I.V.Xtalin
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1978

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w