Đối với trọng tài quốc tế, thẩm quyền của các tòa trọng tài được xác định trêncơ sở các điều khoản trọng tài ghi nhận trong điều ước quốc tế hoặc các thỏa thuậntrọng tài ký kết giữa các
Trang 1KHOA LUẬT QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN LUẬT BIỂN QUỐC TẾ
Phân tích Tính khả thi và hiệu quả của biện pháp pháp
lý và quan điểm của Việt Nam trong Vụ kiện Biển Đông
Giảng viên hướng dẫn: Trần Hữu Duy Minh
Họ và tên sinh viên: Vũ Hoàng Hải My Lớp: LQT47A1
Mã sinh viên: LQT47A10336
Điểm bài thi Chữ ký của giảng viên chấm thi
Bằng số Bằng chữ
Hà Nội, tháng 12/2023
Mục lục
Trang 2Mở đầu 3
I Khái quát chung về biện pháp pháp lý 3 1.1 Cơ sở lý luận về khái niệm, phân loại và đặc điểm của biện pháp pháp
1.2 Khái quát về biện pháp pháp lý được sử dụng trong Vụ kiện Biển Đông6
II Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của biện pháp pháp lý trong tranh chấp Biển Đông 7 2.1 Tính khả thi của biện pháp pháp lý 8 III Quan điểm của Việt Nam về việc sử dụng biện pháp pháp lý giải quyết tranh chấp Biển Đông 13 3.1 Quan điểm của Việt Nam về thẩm quyền của Tòa 14
Trang 3Mở đầu
Tranh chấp quốc tế từ xưa đến nay vẫn luôn là những tranh chấp dai dẳng, khó giải quyết và có thể gây ra những nguy cơ mất ổn định cho khu vực và thế giới, nghiêm trọng hơn là dẫn đến nguy cơ xung đột quân sự và chiến tranh Chẳng hạn như Biển Đông – do vị trí chiến lược và tầm quan trọng đặc biệt đối với các lĩnh vực kinh tế, xã hội, và quốc phòng, an ninh – đã trở thành đối tượng tranh chấp gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực, đồng thời cũng là địa bàn tranh giành ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới
Trong bối cảnh các tranh chấp quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều vấn đề nan giải, việc giải quyết tranh chấp càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là yêu cầu cấp thiết để góp phần duy trì hòa bình, an ninh thế giới, cũng như chấm dứt sự xung đột, bất đồng giữa các bên liên quan Vậy nên trong thực tiễn tranh chấp quốc tế, đã
có đa dạng các biện pháp giải quyết tranh chấp được áp dụng Hiến chương Liên Hợp Quốc đã ghi nhận một số biện pháp cơ bản nhằm giải quyết hiệu quả các tranh chấp quốc tế Một trong những biện pháp đó là việc sử dụng các biện pháp pháp lý hay cơ quan tài phán quốc tế, đã được áp dụng rất tiêu biểu trong vụ việc Cộng hoà Philippines khởi kiện Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) ra Tòa Trọng tài quốc tế được thành lập theo Phụ lục VII Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS) vào tháng 02/2013, được xem là "vụ kiện lịch sử" Theo Thông cáo ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài Quốc tế Thường trực (Permanent Court of Arbitration - PCA), Phán quyết của Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Luật biển (gọi tắt là Tòa Trọng tài) trong vụ việc Philippines kiện Trung Quốc đã
được ban hành Bài Tiểu luận dưới đây sẽ tập trung nghiên cứu về Tính khả thi và hiệu quả của Biện pháp pháp lý trong Vụ kiện Biển Đông cũng như quan điểm của Việt Nam trong vụ kiện này
I Khái quát chung về biện pháp pháp lý
I.1 Cơ sở lý luận về khái niệm, phân loại và đặc điểm của biện pháp pháp lý
Trong luật quốc tế hiện đại, giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
là một trong những nguyên tắc cơ bản và đã được ghi nhận từ lâu Theo đó, hệ thống
các biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế đã được xây dựng tại Điều
33 của Hiến chương Liên hợp quốc Căn cứ vào nội dung của Điều này, các bên
tranh chấp có thể lựa chọn các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế sau:
(i) Giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao;
(ii) Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba;
Trang 4(iii) Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán.
Cụ thể hơn, Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc đã liệt kê các biện pháp giải
quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia, bao gồm: “đàm phán, điều
tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình”1 Như vậy, giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua con đường tài phán quốc tế hay biện pháp pháp lý là việc sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế trên cơ
sở sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các bên tranh chấp bằng các phương pháp, thủ tục tư pháp. Kết quả giải quyết tranh chấp của các cơ quan này có giá trị pháp lý ràng buộc với các bên
Căn cứ vào sự hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động, phương thức giải quyết tranh chấp, giá trị hiệu lực của phán quyết cũng như cơ chế đảm bảo thi hành phán quyết,
có thể phân loại cơ quan tài phán quốc tế thành hai hình thức cơ bản bao gồm: Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế Điển hình của hai loại cơ quan tài phán này có thể kể đến như Tòa trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration - PCA); Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice ICJ); Toàn án Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea - ITLOS); Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII Công ước Luật Biển; Tòa Trọng tài đặc biệt theo Phụ lục VIII…
Cơ quan tài phán quốc tế có những đặc điểm cơ bản sau Thứ nhất, về sự hình thành, cơ quan tài phán quốc tế hình thành trên cơ sở thỏa
thuận của các chủ thể luật quốc tế; trong đó, chủ yếu là quốc gia Điều này có nghĩa
là, cơ quan tài phán quốc tế không được hình thành, không hoạt động trên cơ sở quyền lực nhà nước và không nhân danh bất kỳ quốc gia nào Đây thực chất chỉ là một thiết chế do các chủ thể của luật quốc tế, chủ yếu là quốc gia thỏa thuận xây dựng nên nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh giữa những chủ thể này trong quan hê quốc
tế Do được hình thành trên cơ sở thỏa thuận nên tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan này như thẩm quyền, cơ cấu tổ chức, trình tự, thủ tục tố tụng…
sẽ do các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận quyết định và ghi nhận trong các điều ước quốc tế cũng như nội quy, quy chế với ý nghĩa là cơ sở pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của cơ quan tài phán quốc tế.2
Thứ hai, về chức năng, cơ quan tài phán quốc tế có chức năng chính là giải quyết
tranh chấp quốc tế Giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế là biện
1 https://www.un.org/en/about-us/un-charter
2 PGS.TS Nguyễn Thị Thuận (2022), Cơ quan tài phán quốc tế và thực thi phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 07 (455), tháng 04/2022.
Trang 5pháp giải quyết tranh chấp được các chủ thể Luật Quốc tế lựa chọn sử dụng, với tính chất là công cụ pháp lý khi nhu cầu bảo vệ lợi ích chủ thể được đặt ra.3
Thứ ba, về thẩm quyền, cơ quan tài phán quốc tế không có thẩm quyền đương nhiên
vì thẩm quyền của cơ quan tài phán quốc tế không bắt nguồn từ quyền lực nhà nước cũng như không được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của quốc gia Cơ quan tài phán quốc tế chỉ có thẩm quyền khi được các bên tranh chấp chấp nhận và cũng chỉ được giải quyết những nội dung trong phạm vi mà các bên yêu cầu Nói cách khác, vì
là một thiết chế do các chủ thể thành lập ra để giải quyết tranh chấp nên chỉ khi nào được các bên tranh chấp yêu cầu, thông qua sự chấp nhận thẩm quyền, cơ quan tài phán quốc tế mới có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp Sự chấp nhận này có thể được thể hiện bằng nhiều cách thức, trong đó phổ biến là thông qua các tuyên bố, các thỏa thuận đặc biệt chấp nhận thẩm quyền hoặc chấp nhận theo quy định của điều ước quốc tế Đối với trọng tài quốc tế, thẩm quyền của các tòa trọng tài được xác định trên
cơ sở các điều khoản trọng tài ghi nhận trong điều ước quốc tế hoặc các thỏa thuận trọng tài ký kết giữa các bên.4
Thứ tư, về luật áp dụng, luật áp dụng để giải quyết tranh chấp tại cơ quan tài phán
quốc tế là các nguyên tắc và quy phạm của Luật Quốc tế, bao gồm cả luật hình thức
và luật nội dung để giải quyết tranh chấp để bảo đảm phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, cũng như đảm bảo sự công bằng cho các bên Luật Quốc tế ở đây cụ thể là các điều ước quốc tế mà các bên đã ký kết, tham gia và tập quán quốc tế.5 Trong đó, luật hình thức là các quy tắc, thủ tục tố tụng được ghi nhận trong các điều ước quốc tế và nội quy, quy chế của cơ quan tài phán quốc tế; luật nội dung là các quy định của luật quốc tế làm cơ sở pháp lý giải quyết những vấn đề trong vụ tranh chấp Tuy nhiên, trong trường hợp các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp theo phương thức trọng tài, Tòa trọng tài có thể áp dụng luật quốc gia để giải quyết nếu các bên chấp nhận áp dụng luật quốc gia
Thứ năm, về giá trị pháp lý của phán quyết: Phán quyết của các cơ quan tài phán
quốc tế có giá trị chung thẩm và bắt buộc với các bên tranh chấp Điều này có nghĩa
là, phán quyết của các CQTPQT là kết quả giải quyết tranh chấp cuối cùng và các bên không thể kháng cáo lên bất kỳ một cơ quan nào khác Đồng thời, các bên tranh chấp
có nghĩa vụ pháp lý phải thi hành đầy đủ phán quyết đã được đưa ra Bên cạnh đó, ,
3 PGS.TS Nguyễn Hồng Thao (2011), Tòa án công lý quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4 PGS.TS Nguyễn Thị Thuận (2022), Cơ quan tài phán quốc tế và thực thi phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 07 (455), tháng 04/2022.
5 PGS.TS Nguyễn Hồng Thao (2011), Tòa án công lý quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trang 6cơ quan tài phán quốc tế sẽ áp dụng luật quốc tế, bao gồm cả luật hình thức và luật nội dung để giải quyết tranh chấp.6
Thứ sáu, về địa vị pháp lý, cơ quan tài phán tồn tại hoàn toàn độc lập (các thiết chế
tài phán như Tòa PCA; Tòa án Luật Biển; Trọng tài Luật Biển ) Cơ sở pháp lý cho
sự ra đời và hoạt động của những thiết chế này là các điều ước quốc tế được các quốc gia thỏa thuận ký kết Các điều ước quốc tế này xác định rõ chức năng, thẩm quyền,
cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của những cơ quan nêu trên Nhóm còn lại là các cơ quan tài phán tồn tại với tư cách là một trong những cơ quan của tổ chức quốc
tế liên chính phủ như ICJ, CJEU… Mặc dù là thiết chế tài phán, nhưng xét về bản chất, những cơ quan này cũng chỉ là cơ quan thuộc cơ cấu tổ chức của một tổ chức quốc tế liên chính phủ nên chức năng, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức… cũng như quan
hệ giữa cơ quan tài phán với các cơ quan khác thuộc tổ chức quốc tế đó cũng được xác định rõ trong các điều ước quốc tế có liên quan.7
I.2 Khái quát về biện pháp pháp lý được sử dụng trong Vụ kiện Biển Đông
Ngày 22/1/2013, Philippines đã nộp bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện để khởi
kiện ra Tòa trọng tài PCA để chống lại Trung Quốc trong một vụ kiện về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines” theo các
quy định của Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
PCA (Permanent Court of Arbitration hay Tòa trọng tài thường trực) là một cơ quan tài phán quốc tế được thành lập theo Hiệp định Thành lập Tòa trọng tài Thường trực, được ký kết tại Washington, D.C vào ngày 31 tháng 3 năm 1899.8
Khi tiến hành xét xử một vụ kiện, PCA sẽ trao quyền phán xử cho một Hội đồng
Trọng tài (còn được gọi là Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc
về Luật Biển 1982 là một trong hai hình thức trọng tài được quy định tại UNCLOS 1982) về các tranh chấp nằm trong thẩm quyền giải quyết của PCA.
Để xác định rõ thẩm quyền của PCA đối với các tranh chấp, Thỏa thuận Trọng tài được tách biệt ra khỏi các tuyên bố pháp lý chứa đựng trong Thỏa thuận Trọng tài đó
Có nghĩa là nếu thỏa thuận, hoặc điều ước, hoặc cam kết pháp lý nào đó của các bên tranh chấp bị vô hiệu đi nữa, thì thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài mà PCA trao
6 PGS.TS Nguyễn Thị Thuận (2022), Cơ quan tài phán quốc tế và thực thi phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 07 (455), tháng 04/2022.
7 PGS.TS Nguyễn Thị Thuận (2022), Cơ quan tài phán quốc tế và thực thi phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 07 (455), tháng 04/2022.
8 Các điều ước ghi nhận thẩm quyền của PCA xem tại: https://pca-cpa.org/en/documents/instruments-referring-to-the-pca/ , truy cập ngày 25/12/2023.
Trang 7quyền theo Thỏa thuận Trọng tài đã thiết lập giữa các bên không thể vì thế mà đương nhiên (ipso facto) trở thành vô hiệu Việc chọn lựa luật áp dụng cho Phán quyết Trọng tài sẽ do các bên tự thỏa thuận lựa chọn Trong trường hợp không có thỏa thuận lựa chọn, Hội đồng Trọng tài sẽ quyết định lựa chọn luật áp dụng, dựa trên các nguyên tắc chung của luật quốc tế về chọn lựa luật áp dụng cho giải quyết tranh chấp
Các quy định liên quan đến thẩm quyền của Tòa Trọng tài được quy định cụ thể tại Phụ lục VII của UNCLOS 1982 Theo các quy định này, Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII có những thẩm quyền quan trọng như sau:
(i) Thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp giữa các thành viên của
UNCLOS 1982 liên quan đến việc áp dụng và giải thích Công ước.
(ii) Là cơ chế giải quyết tranh chấp có tính chất bắt buộc đối với các thành viên
Công ước.
Nghĩa là, khi phát sinh tranh chấp liên quan đến việc áp dụng và giải thích UNCLOS
1982 mà các bên không thống nhất được một cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định tại Khoản 1 Điểu 2879 thì một bên tranh chấp có thể đưa vụ việc ra Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII Và trong trường hợp đó, Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII có thẩm quyền đương nhiên mà không cần có sự đồng ý của bên kia
Trong vụ kiện Biển Đông, PCA đã ra phán quyết vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 Trung Quốc đã không công nhận phán quyết của PCA và tuyên bố rằng phán quyết này là "vô giá trị" Trung Quốc đã tiếp tục các hoạt động quân sự hóa các cấu trúc trên Biển Đông, khiến tình hình căng thẳng trong khu vực tiếp tục leo thang
II Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của biện pháp pháp lý trong tranh chấp
Biển Đông
II.1 Tính khả thi của biện pháp pháp lý
Thông cáo của PCA nêu rõ: PCA khẳng định vụ kiện phản ánh " tranh chấp giữa hai nước liên quan tới việc diễn giải và áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982" và vấn đề này thuộc thẩm quyền của PCA.
Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, vì cả hai nước đều là thành viên của Công ước Luật Biển năm 1982 nên những điều khoản của Công ước sẽ được áp dụng để xác
9 Điều 287 Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) quy định, khi ký kết, phê chuẩn, tham gia Công ước
hoặc ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, một quốc gia dưới hình thức tuyên bố bằng văn bản, được quyền tự do lựa chọn một hay nhiều biện pháp sau để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích, áp dụng Công ước gồm: ITLOS; ICJ; một Tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước; một Tòa trọng tài đặc biệt
để giải quyết các tranh chấp trong từng lĩnh vực riêng biệt như nghiên cứu khoa học biển, nghề cá, giao thông vận tải biển được thành lập theo đúng Phụ lục VIII của Công ước…
Trang 8định Tòa trọng tài theo Phụ lục VII có thẩm quyền giải quyết vụ kiện này hay không Theo quy định của UNCLOS thì khi một quốc gia trở thành thành viên của Công ước thì quốc gia đó đã đồng ý chấp thuận thẩm quyền bắt buộc của các toà án và toà trọng tài được thành lập theo Điều 287 UNCLOS, trong đó có Toà Trọng tài theo Phụ lục VII, và vì thế, trong vụ kiện này, Philippines và Trung Quốc được xem như đã chấp nhận thẩm quyền của Toà Trọng tài
Tuy nhiên, thẩm quyền của Toà trọng tài theo UNCLOS lại đi kèm ba điều kiện chính Đó là:
Tranh chấp này liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS
Toà đã làm rõ bản chất của tranh chấp mà Philippines đưa ra Theo quy định tại Điều 288(1) UNCLOS, Toà trọng tài theo Phụ lục VII chỉ có thể xét xử một vụ tranh chấp nếu vụ việc này liên quan đến việc “giải thích và áp dụng Công ước”
Vì thế, Toà phải cân nhắc liệu tranh chấp mà Phillipines đệ trình có thực sự liên quan đến UNCLOS hay không, hay bản chất của tranh chấp, như Trung Quốc phản bác, là
về vấn đề chủ quyền đối với các thực thể đang tranh chấp trên Biển Đông Toà cho rằng việc giải quyết các đệ trình của Philippines sẽ không đòi hỏi Toà phải đưa ra một quyết định về chủ quyền một cách trực tiếp hay gián tiếp, và mục đích thực sự của các
đệ trình của Philippines không phải là để tranh cãi về yêu sách chủ quyền của các bên Philippines không hề yêu cầu Toà đưa ra phán quyết về chủ quyền, mà ngược lại, còn yêu cầu Toà tránh không xem xét chủ quyền Vì thế, mặc dù đúng là giữa hai bên có tồn tại tranh chấp về chủ quyền, tranh chấp mà Toà phải giải quyết không liên quan đến vấn đề này mà chỉ liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS Chính vì vậy, tranh chấp này thuộc thẩm quyền của Toà.10
Philippines phải thỏa mãn các yêu cầu thủ tục về trao đổi quan điểm trước khi tiến hành khởi kiện và gữa hai bên không có một thoả thuận về việc sử dụng một cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc khác.
Liên quan đến điều kiện thứ hai, giữa Philippines và Trung Quốc tồn tại các thoả thuận song phương cũng như các thoả thuận mang tính khu vực như Tuyên bố Ứng
xử của các bên trên Biển Đông (DOC), Hiệp ước hữu nghị và hợp tác
Trung Quốc từ trước đến nay vẫn theo đuổi lập trường rằng các các thoả thuận song phương và DOC tạo ra nghĩa vụ cho các bên phải đàm phán và tham vấn song phương
để đi đến biện pháp giải quyết cuối cùng Vì thế, nước này cho rằng việc Philippines
10 Nguyễn Ngọc Lan (2016), Phân tích Phán quyết về Thẩm quyền của PCA, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế
Trang 9đơn phương khởi kiện nước này ra trước Toà Trọng tài đã vi phạm nghĩa vụ đàm phán, cũng như đã vi phạm nguyên tắc thiện chí, cấu thành việc lạm dụng quy trình pháp lý theo UNCLOS
Tuy nhiên, Toà Trọng tài không đồng ý với lập luận của Trung Quốc Toà Trọng tài xác định rằng cả DOC và các tuyên bố song phương mà Philippines và Trung Quốc đưa ra đều không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý và vì thế không tạo ra nghĩa vụ bắt buộc cho các bên phải đàm phán Kể cả có mang tính ràng buộc đi nữa, tương tự như Hiệp ước hữu nghị hợp tác, các văn bản này đều không chứa đựng một cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc nào, đồng thời cũng không loại trừ quyền của các bên
sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS để giải quyết tranh chấp của mình
Toà cũng xác định rằng Philippines và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán, tham vấn
về các tranh chấp tồn tại giữa hai bên liên quan đến Biển Đông trong một thời gian dài, trong đó hai bên đã thảo luận về các phương án giải quyết tranh chấp khả thi, nhưng không đi đến một kết quả cuối cùng nào cho đến trước khi Philippines khởi kiện Vì thế, Toà kết luận rằng Trung Quốc không thể ngăn cản Philippines đưa vụ kiện này ra trước Toà trọng tài trên cơ sở rằng hai bên vẫn tiếp tục phải đàm phán.11
Hơn thế nữa, Toà xác định rằng việc Trung Quốc không tham gia quá trình tố tụng không ảnh hưởng đến quyền xét xử của tòa, đồng thời quyết định đơn phương khởi kiện của Philippines không vi phạm thủ tục giải quyết tranh chấp theo UNCLOS
Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố ‘nước này không chấp nhận cũng như không tham gia vào tiến trình trọng tài do Philippines đơn phương khởi xướng’ Tuy nhiên, Phụ lục VII quy định rằng “việc vắng mặt của một bên hoặc việc một bên không thực hiện việc biện hộ không tạo nên bất kỳ rào cản nào cho tiến trình tố tụng” Phụ lục VII cũng quy định rằng trong trường hợp một bên không tham gia vào tiến trình tố tụng, Toà Trọng tài “phải chắc chắn rằng Toà có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp cũng như nội dung kiện phải được chứng minh đầy đủ cả về mặt pháp lý và thực tế”.12
Theo đó, trong suốt quá trình tố tụng, Toà Trọng tài đã thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm tra tính xác thực của các đệ trình do Philippines đưa ra, bao gồm cả việc yêu cầu Philippines cung cấp thêm các lập luận, đặt ra các câu hỏi cho Philippines trước và trong hai phiên tranh tụng,… Cuối cùng, Toà Trọng tài nhắc lại rằng Điều
286 trao cho quốc gia thành viên của UNCLOS quyền đơn phương khởi kiện mà
11 Nguyễn Ngọc Lan (2016), Phân tích Phán quyết về Thẩm quyền của PCA, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế
12
Trang 10không cần phải đàm phán hay được sự đồng ý của bên còn lại, miễn sao phù hợp với quy định về thủ tục của Công ước
Các tranh chấp được Philippines nêu ra không bị loại trừ khỏi thẩm quyền của tòa trọng tài theo tuyên bố của Trung Quốc theo Điều 298.
Cuối cùng, liên quan đến các giới hạn và ngoại lệ đối với thẩm quyền theo Điều 297
và 298 UNCLOS, Toà Trọng tài cho rằng việc xem xét liệu các điều khoản này có loại trừ thẩm quyền của toà, như Trung Quốc đã lập luận, phụ thuộc một phần lớn vào quyết định của Toà đối với một số vấn đề thực chất Toà đã quyết định sẽ gác lại vấn
đề thẩm quyền để xem xét trong Phiên điều trần về nội dung vụ việc đối với một số đệ trình của Philippines có liên quan đến các ngoại lệ này.13
Tóm lại, việc áp dụng biện pháp pháp lý là Tòa trọng tài thường trực (PCA) trong Vụ kiện Biển Đông là một vấn đề phức tạp và có nhiều ý kiến khác nhau Có những lập luận ủng hộ và phản đối việc áp dụng biện pháp pháp lý trong vụ kiện này Trong phạm vi của bài Tiểu luận, sinh viên đưa ra lập luận ủng hộ như đã phân tích ở trên và cho rằng việc áp dụng biện pháp pháp lý là Tòa PCA trong Vụ kiện Biển Đông là một lựa chọn khả thi dựa trên cơ sở về thỏa thuận trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc cũng như Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS)
II.2 Tính hiệu quả của biện pháp pháp lý
Về nguyên tắc, hiệu lực pháp lý của các phán quyết của tòa trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS được quy định ở Điều 296 Công ước14 và Điều 11 của Phụ lục VII15 là chung thẩm và ràng buộc Philippines và Trung Quốc, cũng như không thể phúc thẩm Vậy nên, Philippines và Trung Quốc với tư cách là thành viên UNCLOS, cả hai nước đều có nghĩa vụ thực thi tất cả và toàn bộ các quy định của Công ước theo nguyên tắc pacta sunt servanda Nghĩa vụ này bao gồm nghĩa vụ tuân thủ các Phán quyết của Tòa trọng tài theo Phụ lục VII trong Vụ kiện Biển Đông được đưa ra phù hợp với quy định của Công ước Việc không tuân thủ phán quyết đồng nghĩa với việc vi phạm quy định của Công ước, và làm phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế cho Trung Quốc
13 Nguyễn Ngọc Lan (2016), Phân tích Phán quyết về Thẩm quyền của PCA, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế
14 Điều 296(1) về “Hiệu lực ràng buộc và chung thẩm của các phán quyết” quy định rằng: “Bất kỳ phán quyết nào
được đưa ra bởi một tòa án hay trọng tài có thẩm quyền theo mục này sẽ là chung thẩm và sẽ phải được tất cả các bên tranh chấp tuân thủ.”
15 Điều 11 Phụ lục VII quy định cụ thể hơn rằng: “Phán quyết sẽ có tính chất chung thẩm và không thể phúc thẩm,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận trước về một thủ tục phúc thẩm Phán quyết phải được các bên tranh chấp tuân thủ.”