Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việc nghiên cứu hiểu rõ về điều kiện hoàn cảnh nhà Ngô-Đinh-Tiền Lê tồn tại => Trên cơ sở đó lý giải đc tại sao nhà nước có đặc trưng như vậy, tại s
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ NGÀNH LUẬT TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: Luận giải về đặc điểm, thành tựu về Nhà nước
và pháp luật thời Ngô-Đinh-Tiền Lê
Giảng viên hướng dẫn : Đinh Thị Cẩm Hà
Thành viên tham gia: 14
1 Nguyễn Ngọc Nhi (nhóm trưởng) 2214210041
2 Dương Đoàn Vân Nhi (thư kí) 2214210011
3 Ngô Nữ Huyền Nhi 2214210016
4 Châu Lê Thảo Linh 2214210050
5 Nguyễn Huỳnh Bảo Ngọc 2214210072
6 Đỗ Vân Khánh 2214210068
7 Tôn Đỗ Xuân Anh 2214210043
8 Nguyễn Thanh Thuận 2214210036
9 Nguyễn Long Thuận 2214210010
10 Nguyễn Lâm Bảo Trân 2214210014
11 Dương Mỹ Phương 2214210018
12 Huỳnh Phương Trang 2214210058
13 Nguyễn Thu Ngân 2214210056
14 Trần Thị Như Mỹ 2214210039
Trang 2Sự ra đời của ba triều đại NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ
1: triều đại nhà Ngô (938-965) trị vì 25 năm
Ngô Vương 938-944
Dương Bình Vương 945-950
Hậu Ngô Vương 951-965
2: triều đại nhà Đinh (968-980) trị vì 12 năm
Đinh Tiên Hoàng 968-979
Đinh Tuệ 980
3: triều đại nhà Tiền Lê (980-1009) trị vì 29 năm
Lê Đại Hành 980-1005
Lê Long Việt 1005
Lê Long Đĩnh 1005-1009
I Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
(Việc nghiên cứu hiểu rõ về điều kiện hoàn cảnh nhà Ngô-Đinh-Tiền Lê tồn tại => Trên cơ sở đó lý giải đc tại sao nhà nước có đặc trưng như vậy, tại sao pháp luật thời kì này có nội dung như thế)
Giai đoạn mở ra thời kì độc lập, tự chủ đầu tiên của đất nước ( Trước thời kỳ Ngô- Đinh-Tiền Lê, đất nước trải qua 1000 năm Bắc Thuộc)
Chính trị bất ổn ( thời gian tồn tại từ 939 đến 1009, trong thời gian khá ngắn nhưng lại có 3 triều đại thay nhau trị vì nhà ngô 28 năm với 3 đời vua, đinh
bộ lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân lập nhà đinh, tồn tại trong vòng 12 năm với 2 đời vua và nhà tiền lê tồn tại 29 năm với 3 đời vua => Với các triều đại tồn tại ngắn như vậy chắc chắn là bất ổn về mặt chính trị)
Kinh tế khó khăn ( là giai đoạn khắc phục những hậu quả nặng nề bởi sự tàn phá của hơn 1000 năm Bắc thuộc và chống bắc thuộc trước đó)
Xã hội loạn lạc (với tình thế thù trong giặc ngoài)
II Tổ chức bộ máy nhà nước
a) Nhà Ngô:
Đứng đầu là vua
Đội ngũ quan lại:
Trang 3 Các nguồn tư liệu lịch sử khá ít ỏi nhưng thông qua ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ, THẨM ĐỊNH VIỆT SỬ KHÔNG DÁM CƯ NGỤC, vua “Đặt trăm quan chế định triều nghi, thẩm phục” nhưng cụ thể các quan lại là gì, tổ chức ra sao thì không rõ
Địa phương: chia làm 5 cấp: Lộ, Phủ, Châu, Giáp, Xã
Về tổ chức hành chính:
+ Ngay sau khi giành được độc lập vào năm 938, Ngô Quyền đã có ý thức thiết lập chế độ nhà nước quân chủ trung ương tập quyền Bỏ chức tiết độ sứ
và xưng vương
+ Hình thức nhà nước: quân chủ độc lập, trong nước Vua là người đứng đầu Vua nhà Ngô xưng “Vương’’: Ngô Vương Quyền và Thiên Sách Vương (Ngô Xương Ngập) và Nam Tấn Vương (Ngô Xương Văn)
Về tổ chức quan chế:
+ Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã đặt trăm quan, chế định triều nghi, phẩm phục Đặt ra các chức các quan gồm quan văn và quan võ Đồng thời cũng quy định các nghi lễ trong chiều và màu sắc trang phục của các quan lại các cấp
+ Tổ chức bộ máy cơ bản vẫn theo mô hình hị khúc, Nhưng các Sử gia nhìn nhận là bộ máy còn giản đơn, hoạt động chưa được thể chế hóa
Tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương
+ Vẫn phỏng theo bộ máy của chính quyền Trung hoa trước đây (do thời gian nắm quyền ngắn ngủi) Các đơn vị bên dưới kế thừa thời tự chủ gồm có giáp, xã Đứng đầu giáp là Quản Giáp và Phó tư giáp, đứng đầu xã là hai người lệnh trưởng, Chính và Tá
+ Ngô Quyền chỉ có được quyền lực ở các miền trung du và miền Đồng Bằng Bắc Bộ cùng miền Trung và Đồng Bằng Thanh Nghệ, còn miền Thượng du là các Châu Ki-mi thì có lẽ do các trù trưởng giữ
Trang 4b) Nhà Đinh: (Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, xây dựng
chính quyền nhà Đinh, đổi tên nước là Đại Cồ Việt)
Đứng đầu là HOÀNG ĐẾ
Dưới là các quan chia 2 ngạch văn và võ,có sự phân công rõ ràng ở các lĩnh vực:
+ Định quốc công (viên quan đầu triều, tương đương tể tướng sau này) + Đô hộ phủ sĩ sư (trông coi việc hình án, xét xử ở phủ đô hộ)
+ Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy 10 đạo quân, quân đội cả nước tức tổng
tư lệnh quân đội
+ Nha hiệu (là một chức quan to trong triều nhưng không rõ phụ trách việc gì) + Tăng thống (chức quan phong cho vị sư, được triều đình coi là người đứng đầu phật giáo)
+ Tăng lục (chức quan trông coi phật giáo nhưng dưới trướng tang thống) + Sùng chân uy nghi (trông coi về đạo giáo, do đạo sĩ đảm nhận)
+ Ngoài ra trong sử sách còn nhắc đến một số chức quan như Chi hậu nội nhân,
Đô úy
Địa phương:
+ Đạo là cấp hành chính cao nhất, được chia làm 10 đạo
+ Dưới cấp đạo là giáp, xã
NHẬN XÉT: Nhìn chung, về tổ chức chính quyền Trung ương thời Đinh, từ quan
chế, nghi tiết, phần lớn đều phỏng theo các triều đại Đường, Tống của Trung Quốc Tuy bộ máy hành chính thời Đinh là bộ máy chính quyền quân chủ thời kỳ mới độc lập, tự chủ, nên còn khá sơ sài, đơn giản, chưa thật hoàn bị nhưng việc củng cố bộ máy chính quyền Nhà nước quân chủ của Đinh Tiên Hoàng đã được lịch sử ghi nhận
Trang 5 Về kinh tế, văn hóa, đối ngoại
▪ Về kinh tế: Thời Đinh, kinh tế nông nghiệp được quan tâm Nhà vua nắm toàn bộ ruộng đất trong nước, vừa để khẳng định quyền lực vừa để nắm lấy thần dân, thu tô thuế, bắt lính Bên cạnh đó, nhà nước cũng quan tâm tới việc khai hoang, lập làng, mở rộng diện tích canh tác xuống vùng đồng bằng và ven biển
▪ Về văn hóa: Cùng với việc xây dựng một chính quyền nhà nước có chủ quyền, vua
Đinh Tiên Hoàng cũng chú ý đến phát triển văn hóa; những mầm mống đầu tiên của một nền văn hóa mang tính dân tộc được manh nha hình thanh
▪ Về đối ngoại: Ngay sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã quan tâm đến việc thiết lập mối quan hệ bang giao với nhà Tống
c) Nhà Tiền Lê: Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám sát, Lê Hoàn
lên ngôi vua và bắt đầu xây dựng chính quyền Tiền Lê
Đứng đầu là vua
Dưới vua là
+ Tổng quản tri quân dân sự (viên quan đầu triều)
+ Thái sư (quan văn)
+ Thái úy (quan võ dưới chức tổng quản)
+ Nha nội đô chỉ huy sứ (cũng là quan võ nhưng chức năng k cụ thể)
Địa phương: “ Đổi 10 đạo làm lộ, phủ, châu”
NHẬN XÉT: Tổ chức nhà nước khá đơn giản, nặng tính hành chính quân
sự, hình thức chính thể là quân chủ tuyệt đối
+ Giai đoạn mở ra thời kì độc lập tự chủ
+ Chính trị bất ổn, kinh tế khó khăn, xã hội loạn loạc TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Chính quyên trung ương Chính quyền địa phương Quân đội CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THỜI TIỀN LÊ giáp; đứng đầu xã là tánh lệnh trưởng và
tá lệnh trưởng Cấp đạo: trong các bộ sử cũ, chỉ có khâm định việt sử thông giám cương mục chép rằng ĐINH TIÊN HOÀNG chia nước thành 10 đạo nhưng ko ghi chép rõ tên và vị trí các đơn vị hành chính
+ Qua sự phản ánh của sử sách cũng cho thấy các triều đại rất chú trọng đến cấp hành chính cơ sở vì các công xã nông thôn là cơ sở kinh tế-xã hội của cả nước
Trang 6III Quân đội:
a) Nhà Ngô:
Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”
Gồm hai bộ phận chính: quân triều đình và quân ở các địa phương
Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh
Vũ khí phong phú, đa dạng: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo
Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ thường xuyên
Ở vùng biên giới được có bố trí quân đội mạnh để canh phòng và bảo vệ
b) Nhà Đinh
Về tổ chức, từ nòng cốt là đội quân “cờ lau” của mình, Đinh Bộ Lĩnh đã dần xây dựng quân đội nhà Đinh trở thành quân đội quốc gia có tổ chức chặt chẽ, qui củ và kỉ luật
Sử chép rằng: “Mùa xuân, tháng Hai năm Giáp Tuất (974), vua Đinh chia quân đội trong nước thành 10 đạo Mỗi đạo 10 quân, mỗi quân 10 lữ, mỗi lữ
10 tốt, mỗi tốt 10 ngũ, mỗi ngũ 10 người” “Thập đạo quân” là hệ thống biên chế, tổ chức quân đội có qui củ đầu tiên của quốc gia dân tộc Việt Nam
Theo hệ thống này, quân đội được phiên làm năm cấp: “đạo”, “quân”, “lữ”,
“tốt” và “ngũ”; Theo đó, “ngũ” là đơn vị cơ sở nhỏ nhất gồm 10 người, một
“tốt” có 100 người, một “lữ’ có 1.000 người, một “quân” có 10.000 người và
“đạo” là đơn vị lớn nhất có 100 000 người
c) Nhà Tiền Lê
Được tổ chức thành hai lực lượng chính là quân Cấm vệ và quân Vương hầu
Quân Cấm vệ
+ Còn gọi là quân Điện tiền hay quân Túc vệ
+ Là lực lượng thường trực của Quân đội Tiền Lê và của triều đình lực lượng này được biên chế, tổ chức khá hoàn chỉnh từ năm 986, trên cơ sở đổi mới quân Điện tiền của nhà Đinh, Quân Cấm vệ có khoảng 3.000 người, được lựa chọn trong các đơn vị quân đội, hàng năm được bổ sung từ những đinh tráng khỏe mạnh nhất trong cả nước
Trang 7+ Quân Cấm vệ gồm có hai bộ phận chính, quân Tùy long làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ nơi vua ở và làm việc, quân Tứ sương làm nhiệm vụ canh gác bên ngoài các vòng thành ở kinh đô Hoa Lư
Quân Vương hầu (còn gọi là quân Vương phủ), đây là những đội quân riêng của những người được nhà vua phong tước vương
NHẬN XÉT: Thập Đạo Quân thể hiện lực lượng vũ trang toàn dân Tổ chức
quân sự gắn liền với tổ chức hành chính trong chế độ Thập Đạo Quân Có quân đội thường trực
IV Tình hình pháp luật:
1) Khái quát chung:
Pháp luật thời Ngô, Đinh, Tiền Lê được phản ánh rất ít trong Đại Việt sử ký toàn thư và một số tài liệu
Pháp luật thời kì này còn tương đối sơ khai, đơn giản, sơ sài và phiến diện Pháp luật chưa được phát triển nhiều, bởi giai đoạn này đang tập trung cho việc bình định chống cát cứ và chống ngoại xâm
2) Hình thức và nội dung pháp luật:
a) Tình hình pháp luật thời nhà Ngô:
Một năm sau khi giành được độc lập, năm 939 Ngô Vương đã bắt tay vào việc
tổ chức triều đình, định ra quan chế, nghi thức làm việc và y phục của quan triều
Sách Đại Việt Sử Kí toàn tư chép: “ Mùa xuân, Vua bắt đầu xưng Vương lập Dương Thị làm hoàng hậu, đặt tram quan, chế định triều nghi, phẩm phục” Với
sử liệu này ta có thể phỏng đoán rằng việc: “đặt tram quan, chế định triều nghi, phẩm phục” được nhà Ngô thực hiện bằng chữ viết, văn bản chứ không thể hiện chỉ truyền miệng bằng khẩu lệnh được
Tuy nhiên sử sách không ghi chép rõ về việc ban hành luật lệ thời kỳ này chỉ có thể phỏng đoán phần nào mà thôi
b) Tình hình pháp luật thời nhà Đinh:
Trang 8 Từng bước xây dựng toàn bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương, củng
cố lực lượng quân sự, nền pháp chế thời kỳ này cũng bắt đầu được để ý đến
Đinh Tiên Hoàng đã đặt chức Đô hộ phủ sĩ sư coi việc hình án - Một chức quan
tư pháp và giao cho Lưu Cơ giữ chức này Mặc dù vậy, dưới chế độ võ trị, luật pháp thời Đinh còn nghiêm khắc và tùy tiện, dựa theo ý muốn của nhà Vua Vua Đinh cho đặt vạc dầu và cũi hổ ở sân triều để trừng phạt phạm nhân
c) Tình hình pháp luật thời nhà Tiền Lê:
Pháp luật lúc này chưa thể phát triển được, vì các vương triều phải tập trung cho việc bình định chống cát cứ và chống ngoại xâm là chính, chưa có điều kiện bỏ nhiều công sức cho viếc xây dựng pháp luật
Thời kỳ này chưa có luật pháp thành văn Trong sử sách đôi chỗ cũng thấy nói hiện tượng vua “chế định triều nghi phẩm phục”, pháp luật thành văn có những văn bản gì, thì không thấy nói trong sử sách
TỔNG QUAN:
Tuy với nguồn sử liệu ít ỏi, nhưng qua đó cũng hình dung một số nét về pháp luật thời kỳ này như sau:
Pháp luật tồn tại với những hình thức:
Luật thành văn: Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1002, Lê Hoàn bắt đầu định luật lệ, và cho rằng thời đó đã có luật thành văn Có ý kiến cho rằng, Lê Hoàn có ý định ban hành một bộ luật nhưng chưa thực hiện được
Tập quán chính trị
Luật tục: Lệ làng xã cổ truyền
Nội dung pháp luật:
Những pháp luật thành văn và tập quán chính trị chủ yếu xác lập và điều chỉnh một số lĩnh vực về quan chế, quân sự để trấn áp những kẻ chống đối, nhà Đinh dùng những hình phạt khốc liệt như đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi và quy định: ai có tội sẽ bỏ vào vạc nấu hay cho hổ ăn
Trang 9Đến thời Lê, theo lời của Tống Cảo (sứ giả nhà Tống), quan lại tả hữu có lỗi nhỏ cũng bị giết, hoặc đánh từ 100 đến 200 roi Quan lại giúp việc, ai hỏi có điều gì làm phật ý quan trên cũng đánh từ 30 đến 50 roi, truất xuống làm gác cổng
Đến thời Lê Long Đĩnh, nhà vua áp dụng những hình phạt giết người dã man tàn bạo như thiêu người, xẻo thịt cho chết dần (lăng trì), giam người vào nhà tù dưới nước (thủy lạo), bắt trèo cây rồi đẩy cho cây đổ…
Trong khi những lệ làng cổ truyền có hiệu lực không gian rộng khắp điều chỉnh quan hệ trong lĩnh vực ruộng đất, hôn nhân, gia đình
Nhìn chung pháp luật thời kì này khá hà khắc đối với các thế lực cát cứ, chống đối Những hình phạt tàn bạo không phải đặt ra để trừng trị toàn thể nhân dân
(Thời kì này, khi đất nước mới thoát khỏi hơn 1000 năm Bắc thuộc những nhà nước mở đầu cho thời kỳ quốc gia độc lập thống nhất Vì vậy, nhà nước mang đậm màu sắc tù trưởng quân sự, ảnh hưởng lớn đến luật pháp.Từ những tư liệu
ít ỏi, chúng ta có thể rút ra một vài nhận xét đối với pháp luật thời kì này như sau:
+ Triều đình chủ yếu dùng uy lực để răn dạy và chế ngự nhân dân, nhằm củng
cố quyền lực trung ương Các biện pháp rất cụ thể như vua Đinh cho đặt vạc dầu sôi lớn ở sân, kẻ nào phạm tội thì bỏ vào đó, vua còn nuôi hổ cũng nhằm răn đe những kẻ phạm tội Phần nhiều ý kiến hiện nay cho rằng luật pháp thời kì này chưa thành văn mà chỉ dừng lại ở những biện pháp trên Phổ biến vẫn là những phong tục tập quán của nhân dân Những phong tục này vẫn được bảo tồn và phát triển trải qua quá trình lịch sử lâu dài Nó ảnh hưởng sâu sắc và lớn lao đối với nhân dân.Những hạn chế của pháp luật thế kỉ X tập trung ở những điểm như có nhiều tùy tiện trong qui định, xét xử Do đó dẫn đến sự không công bằng của luật pháp, không hiệu quả Ngoài ra, các biện pháp hình phạt của
Lê Long Đĩnh rất bất nhân tùy tiện, lấy hành động giết người làm thú vui: bắt người có tội trèo lên cây cao rồi chặt gốc để ngã chết, hay bắt người nhốt trong cũi, thả ven biển chờ nước triều lên ngập cũ làm sặc nước mà chết… Những hạn chế này được chấp nhận, nó phù hợp với hoàn cảnh lúc đó là nhà nước mới thoát nạn Bắc thuộc, trong thế kỷ bản lề của dân tộc.)
BÁO CÁO TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG BUỔI THUYẾT TRÌNH
Trang 101 Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê ở khoảng thời gian nào? Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội như thế nào?
a) Thời Ngô – Đinh - Tiền Lê ở khoảng thời gian nào?
- Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước bị 12 sứ quân cát cứ, gây ra cảnh loạn lạc Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh tái thống nhất đất nước, lên ngôi vua lập nên triều Đinh (968-981), lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt, đóng
đô tại Hoa Lư, định ra phẩm hàm quan văn võ, thiết lập quân đội chính quy Tiếp nối triều Đinh, năm 981, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập triều Tiền Lê (981-1009), lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất thành công, giữ vững nền độc lập
b) Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội ra sao?
Về chính trị:
+ Nhà Ngô (939-965)
- Đánh đuổi quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương (939), đóng đô ở Cổ Loa Ngô Vương đặt ra các chức quan văn võ, qui định triều nghi, lập bộ máy chính quyền mang tính chất tập quyền
- Ngô Xương Văn xưng vương và cho người đi rước anh về cùng làm vua Không bao lâu Ngô Xương Ngập bệnh chết (954) Thế lực nhà Ngô ngày một suy yếu, khắp nơi loạn lạc Trong một chuyến đi dẹp loạn (965), Xương Văn bị trúng tên chết Kể từ đấy, nhà Ngô không còn là một thế lực trung tâm của đất nước nữa Con của Xương Văn là Ngô Xương Xí trở thành một trong 12 sứ quân
- Từ đó đất nước trải qua một thời kỳ nội chiến tranh quyền khốc liệt mà sử sách gọi là loạn 12 sứ quân Sau nhờ Đinh Bộ Lĩnh (924-979) đánh thắng tất cả các sứ quân, m nước mới thoát cảnh nội chiến
+ Nhà Đinh (968 – 980)
- Đinh Tiên Hoàng 968-979 ; Đinh Tuệ (Đinh Toàn) 980
- Sau khi dẹp tan loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế tức là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình)