1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

vận dụng tư tưởng hồ chí minh về nhà nước dân chủ vào ý thức xây dựng dân chủ cho sinh viên trường đại học bách khoa đhqg hcm trong giai đoạn hiện nay

52 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ vào ý thức xây dựng dân chủ cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM trong giai đoạn hiện nay
Tác giả Trần Minh Tân, Trịnh Minh Sinh, Bùi Xuân Sơn, Nguyễn Ngọc Tân, Phạm Ngọc Thạch
Người hướng dẫn TS. Phan Duy Anh
Trường học Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 2,43 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ 1.1. Bản chất giai cấp của Nhà nước (10)
    • 1.2. Nhà nước của Nhân dân (12)
    • 1.3. Nhà nước do Nhân dân (13)
    • 1.4. Nhà nước vì Nhân dân (14)
  • Chương 2. Thực trạng ý thức dân chủ của sinh viên Trường Đại học Bách (0)
    • 2.2. Mặt hạn chế (22)
    • 2.3. Nguyên nhân (25)
      • 2.3.1 Nguyên nhân của mặt tích cực (25)
      • 2.3.2 Nguyên nhân của mặt hạn chế (33)
  • Chương 3. Giải pháp xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG. HCM theo tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh 3.1. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ (0)
    • 3.2. Một số giải pháp xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM theo tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh (40)
  • KẾT LUẬN (43)

Nội dung

Chính vì vậy, nhóm quyết định chọn đề tài VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ VÀO Ý THỨC XÂY DỰNG DÂN CHỦ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG HCM TRONG GIAI ĐOẠN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ 1.1 Bản chất giai cấp của Nhà nước

Nhà nước của Nhân dân

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nhà nước của nhân dân là nhà nước mà tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân Người khẳng định:

“Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân” Nhà nước của dân tức là “dân là chủ” Nguyên lý “dân là chủ” khẳng định địa vị chủ thể tối cao của mọi quyền lực là nhân dân

Trong nhà nước dân chủ, nhân dân thực thi quyền lực thông qua hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ trong đó nhân dân trực tiếp quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc và quyền lợi của dân chúng Hồ Chí Minh luôn coi trọng hình thức dân chủ trực tiếp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hành dân chủ trực tiếp, bởi đây là hình thức dân chủ hoàn bị nhất

Cùng với dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp hay dân chủ đại diện là hình thức dân chủ được sử dụng rộng rãi nhằm thực thi quyền lực của nhân dân Đó là hình thức dân chủ mà trong đó nhân dân thực thi quyền lực của mình thông qua các đại diện mà họ lựa chọn, bầu ra và những thiết chế quyền lực mà họ lập nên Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, trong hình thức dân chủ gián tiếp:

Quyền lực nhà nước là “thừa ủy quyền” của nhân dân Tự bản thân nhà nước không có quyền lực Quyền lực của nhà nước là do nhân dân ủy thác Do vậy, các cơ quan quyền lực nhà nước cùng với đội ngũ cán bộ “đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân” Ở đây, Hồ Chí Minh đã xác định rõ vị thế và mối quan hệ giữa nhân dân với cán bộ nhà nước trên cơ sở nhân dân là chủ thể nắm giữ mọi quyền lực Theo Hồ Chí Minh: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ

9 trưởng, thứ trưởng, ủy viên này ủy viên khác là làm gì? Làm đày tớ Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải làm quan cách mạng”; “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là nhân dân, vì dân là chủ Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đày tớ cho nhân dân” Chính vì vậy, Hồ Chí Minh kịch liệt phê phán những cán bộ nhà nước thoái hóa, biến chất, từ chỗ là công bộc của dân đã trở thành “quan cách mạng”, đứng trên nhân dân, coi khinh nhân dân,

“cậy thế” với dân, “quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân”

Để đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh quyền kiểm soát, phê bình, bãi miễn đại biểu và giải tán các thiết chế quyền lực của nhân dân Nhà nước thực sự của dân luôn coi trọng sự giám sát, đóng góp của nhân dân để hoàn thành vai trò "đày tớ trung thành" của nhân dân Luật pháp trong Nhà nước Việt Nam mới là công cụ quyền lực của nhân dân, phản ánh ý nguyện và bảo vệ quyền lợi của họ, khác biệt cơ bản với luật pháp của các chế độ tư sản, phong kiến.

Luật pháp đó là của nhân dân, là công cụ thực thi quyền lực của nhân dân, là phương tiện để kiểm soát quyền lực nhà nước.

Nhà nước do Nhân dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước do nhân dân trước hết là nhà nước do nhân dân lập nên sau thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo

10 của Đảng Cộng sản Việt Nam Nhân dân “cử ra”, “tổ chức nên” nhà nước dựa trên nền tảng pháp lý của một chế độ dân chủ với các quyền bầu cử, phúc quyết, v.v

Nhà nước do nhân dân còn có nghĩa “dân làm chủ” “Dân là chủ” xác định vị thế của nhân dân đối với quyền lực nhà nước, còn “dân làm chủ” nhấn mạnh quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân với tư cách là người chủ Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân” Nhân dân làm chủ thì phải tuân theo pháp luật của Nhà nước, tuân theo kỷ luật lao động, giữ gìn trật tự chung, đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung, hăng hái tham gia công việc chung, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ Tổ quốc, v.v

Trong nhà nước do nhân dân làm chủ, vai trò của Nhà nước là tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện các quyền được Hiến pháp và pháp luật quy định Bên cạnh đó, người dân cũng phải được hưởng trọn vẹn các quyền lợi và hoàn thành nghĩa vụ của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng cán bộ, đảng viên cần trân trọng và tôn trọng quyền làm chủ của toàn dân.

Nhà nước do dân cần chú trọng giáo dục nhân dân, còn nhân dân cần nỗ lực rèn luyện năng lực để thực hiện quyền dân chủ Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Chúng ta là những người lao động làm chủ đất nước Muốn làm chủ tốt, phải có năng lực làm chủ" Nhà nước do dân không chỉ khẳng định quyền làm chủ của nhân dân mà còn tạo điều kiện để nhân dân tham gia công tác quản lý nhà nước Đồng thời, nhà nước cũng động viên nhân dân nâng cao năng lực làm chủ, thể hiện tư tưởng dân chủ triệt để của Hồ Chí Minh.

Nhà nước vì Nhân dân

Trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm quốc tế, Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng Nhà nước Việt Nam lấy mục tiêu cốt lõi là phục vụ nhân dân, đảm bảo cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho họ.

Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, làm động lực để phát triển đất nước, tất cả đều vì lợi ích của dân, lấy dân làm gốc Trên tinh thần đó, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng “mọi đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân, việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh”.

Một nhà nước vì dân, theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, là từ Chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộc, làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải “làm quan cách mạng” để “đè đầu cưỡi cổ nhân dân” Đối với chức vụ Chủ tịch nước của mình, Bác cũng quan niệm là do dân ủy thác cho và như vậy phải phục vụ nhân dân, tức là làm đầy tớ trung thành cho nhân dân.

Nhà nước vì dân được thể hiện thông qua việc thực hiện các hoạt động như đảm bảo nhân dân có cái ăn, có cái mặc, có chỗ ở; đảm bảo việc học hành của công dân; chăm lo cho đời sống vật chất của nhân dân như chống nạn đói, nạn dốt và xóa các tệ nạn xã hội, tất cả đều hướng đến lợ của nhân dân Ngoài việc chăm lo đời sống vật chất, việc quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân dân với các chính sách nổi bật như thực hiện tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, nâng cao tỉnh thần đoàn kết; xây dựng lối sinh hoạt mới, nếp sống mới, lối sống văn hóa của nhân dân nhằm ổn định và cải thiện đời sống nhân dân Nhà nước vì dân còn thể hiện ở chỗ nhà nước dám chịu và biết chịu trách nhiệm trước Nhân dân Đó là trách nhiệm bảo đảm cuộc sống, đảm bảo quyền làm người, sự phát triển toàn diện của Nhân dân cũng như sự phát triển chung của đất nước.

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG VỀ Ý THỨC DÂN CHỦ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP HCM

Thứ nhất, sinh viên có những diễn đàn để thể hiện tiếng nói của riêng mình

Một diễn đàn được nhiều thế hệ sinh viên tham gia trao đổi, thảo luận và chia sẻ là hệ thống nhóm HCMUT trên mạng xã hội Facebook Các nhóm này được quản lý bởi các cựu sinh viên của nhà trường Bên cạnh đó, các nhóm HCMUT cũng có nhiều thầy cô giảng viên “nằm vùng” Tại đây, sinh viên có thể đưa ra những câu hỏi và sẽ được các bạn bè, các anh chị khoá trên hoặc thầy cô giải đáp Những câu hỏi đó có thể là về cuộc sống, những câu hỏi, thắc mắc trong quá trình học tập hay về những quy định, quy chế của nhà trường

Hình 2.1 Một bài đăng hỏi về quy định học tập trong nhóm HCMUT – K21 Nguồn: HCMUT – K21

Bên cạnh đó, sinh viên có thể chia sẻ về những kiến thức, kinh nghiệm học tập của mình với mọi người để cùng nhau tiến bộ Nó có thể là về các môn đại cương, chuyên ngành hay những kỹ năng sống cần thiết trong bối cảnh hiện nay

Hình 2.2 Một bài chia sẻ về kinh nghiệm học tập tiếng Anh trong nhóm HCMUT

Sinh viên có thể cảnh báo cho nhau về những tệ nạn đang diễn ra Các hội nhóm, công ty đa cấp biến tướng là trọng tâm cảnh báo cho sinh viên xuyên suốt những năm vừa qua, qua đó giúp các bạn tân sinh viên tỉnh táo trước những thủ đoạn của chúng Vào mùa dịch năm 2021, tệ nạn lừa đảo thi hộ đã khiến nhiều bạn sinh viên mắc bẫy, tiền mất tật mang Bên cạnh đó là các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư và trật tự xã hội trong trường

Thứ hai, sinh viên có cơ hội thể hiện tài năng, sở trưởng của mình qua những câu lạc bộ, đoàn hội

Một trong những khát khao lớn nhất của tuổi trẻ là được thể hiện những khía cạnh mạnh nhất của bản thân Ở môi trường tưởng chừng như khô khan như Bách Khoa, CLB là một phần không thể thiếu để sinh viên mở rộng sự kết nối của mình Ở mỗi khoa, ta thường thấy có những câu lạc bộ đặc thù để sinh viên các khoa có thể sinh hoạt và trao đổi về sở thích, học thuật hay tổ chức sự kiện Về học thuật, ta có những câu lạc bộ như Pay It Forward, Developer Student Club – HCMUT, … hoạt động nhằm đào tạo và phát triển những bạn trẻ có niềm đam mê học thuật về các hướng khác nhau như vi mạch, trí tuệ nhân tạo, …Bên cạnh đó, những câu lạc bộ này đã tổ chức những hoạt động training về những nội dung, công cụ hữu ích cho sinh viên trực tiếp tại trường hoặc trực tuyến, được đông đảo các bạn sinh viên đón nhận và ủng hộ Ví dụ như Pay It Forward với các lớp học liên quan đến điện tử, vi mạch, vi điều khiển; Developer Student Club – HCMUT thường tổ chức những Workshop với những chủ đề nóng bỏng như trí tuệ nhân tạo, công nghệ phần mềm, … với sự tham gia của diễn giả là cựu thành viên, khách mới có những thành tựu đáng nhớ

Hình 2.3 Hoạt động trong lớp học của CLB Pay It Forward năm 2020 Nguồn:

Về văn hoá – nghệ thuật, một số CLB nổi bật trong trường có thể kể đến như CEM Club, BKFire CEM Club CEM Club được biết đến qua những video cover nhạc theo từng chủ đề, các sự kiện trong và ngoài trường và các buổi giao lưu văn nghệ công cộng tại cả hai cơ sở BKFire với những tấm hình thật thơ mộng về những gì đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày và các hoạt động của HCMUT

Hình 2.4 Một góc Bách Khoa Nguồn: Facebook Pay It Forward

Các sự kiện tiêu biểu bao gồm BK – DRT với hoạt động hiến máu nhân đạo, trao cơ hội cho sinh viên đóng góp những đơn vị máu quý giá cho các bệnh viện lớn của thành phố như Chợ Rẫy BK Dynamic Day là sự kiện kết nối các tân sinh viên với nhau và giúp họ hòa nhập vào môi trường đại học.

Hình 2.5 Hoạt động hiến máu tình nguyện do BK-DRT phối hợp với trường tổ chức Nguồn: hcmut.edu.vn

Thứ ba, sinh viên có những công cụ để giao tiếp với giảng viên và nhà trường

Nhà trường đã cung cấp cho chúng ta những công cụ hiệu quả để giao tiếp với giảng viên Sinh viên có thể giao tiếp với họ trên lớp học, qua email hay qua Facebook/ Zalo cá nhân của giảng viên (nếu có), giao tiếp thông qua chức năng tạo forum trên BKeL Với công cụ email, sinh viên có thể trao đổi về những khúc mắc liên quan đến quá trình giảng dạy, và đưa ra những câu hỏi liên quan đến khó khăn mà mình mắc phải trong lúc làm bài tập lớn, hiện thực dự án một cách nhanh chóng nhất có thể Với Facebook/Zalo, sinh viên có thể có những trao đổi tâm sự thầm kín với giảng viên của mình về định hướng tương lai, những vấn đề gặp phải trong cuộc sống

Với công cụ là fourm trên BKeL, đây là một kênh thuận tiện hơn email giảng viên, vốn dĩ đã đầy những thông báo liên quan đến công việc riêng tư của họ Tại đây, sinh viên có thể thoải mái đưa ra thắc mắc của mình và nhận đc sự trợ giúp không chỉ

Thực trạng ý thức dân chủ của sinh viên Trường Đại học Bách

Mặt hạn chế

Thứ nhất, sinh viên bị hạn chế trong việc góp ý, biểu quyết về những chính sách của nhà trường

Hiện tại, nhà trường vẫn chưa có một kênh thông tin phù hợp để công bố những chính sách sắp tới của mình cho sinh viên góp ý Điều này dẫn đến việc sinh viên có phản ứng tiêu cực trước một số công trình và chính sách của nhà trường Điển hình như thay đổi về nhà xe tại CS2 Nhà xe mới được xây dựng làm sinh viên đi lấy xe cảm thấy rất bất tiện đặc biệt vào những lúc trời nắng nóng hay trời mưa vì không có mái che đàng hoàng và không được đổ bê tông nền Thay đổi này được thực hiện ngay sau giai đoạn dịch và chưa hề có bất kì một thông báo bằng văn bản chính thức từ nhà trường/ Bên cạnh đó, việc toà nhà H1 được sơn màu nâu cũng làm nhiều sinh viên

19 không hài lòng vì màu xanh vốn là biểu tượng đẹp trong lòng nhiều thế hệ sinh viên

Trường Đại học Bách khoa có toà nhà H1 đặc trưng với màu xanh nước biển, thường xuất hiện trên các ấn phẩm truyền thông của trường Mới đây, trường có thay đổi quy định chuyển điểm tiếng Anh kỳ II năm học 2021-2022, ảnh hưởng đến sinh viên khóa 21 muốn đổi điểm tiếng Anh sang điểm Anh văn 1, 2, 3, 4 Đáng chú ý, những thay đổi trong quy chế học vụ của Phòng Đào tạo Bách khoa thường không được công khai để sinh viên có cơ hội đóng góp ý kiến, góp phần sửa đổi hoàn thiện.

Hình 2.6 Chi tiết về thay đổi học vụ liên quan đến tín chỉ tự do áp dụng từ học kì 222 (HK2 năm học 2022 – 2023) Nguồn: hcmut.edu.vn

Hình 2.7 Chi tiết về thay đổi liên quan đến quy đổi điểm Anh văn (1,2,3,4) từ các chứng chỉ ngoại ngữ, áp dùng từ HK221 (HK1 năm học 2022 – 2023) Nguồn: e- learning.hcmut.edu.vn

Hình 2.8 Ảnh chụp màn hình “BÀI THƠ VỀ CÁI NHÀ XE KHÔNG MÁI” của tài khoản “Nguyễn Hoàng Duy” Nguồn: nhóm Facebook HCMUT-K21

Thứ hai, nhiều sinh viên vẫn còn tâm lý e ngại trong việc sử dụng các kênh trao đổi, liên lạc với giảng viên và nhà trường (Phòng Đào Tạo, Phòng CTCT-SV)

Dù đã có nhiều kênh thông tin để liên lạc với giảng viên và nhà trường, tuy nhiên nhiều sinh viên vẫn còn tâm lý e ngại khi sử dụng những kênh này Các vấn đề sinh viên cần trao đổi chủ yếu liên quan đến học vụ, đào tạo, việc gia đình, vấn đề cá

21 nhân và những thắc mắc trong học tập Những điều này thường được hỏi và chia sẻ trong các nhóm , cộng đồng sinh viên Bách Khoa như HCMUT – K22, HCMUT – K21, … Về vấn đề học vụ và đào tạo , sinh viên thường hỏi các vấn đề liên quan đến các chuẩn sinh viên, vắng các buổi học lý thuyết, thí nghiệm , các cột điểm , … Các bạn sinh viên khác có thể đưa ra câu trả lời về một số vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác Tuy nhiên, có một số vấn đề học vụ rất khó để sinh viên đúng sai, cần phải có sự tham giả của giảng viên giảng dạy hoặc phòng đào tạo để đưa ra câu trả lời chính xác nhất

Về vấn đề cá nhân và gia đình, đây là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm hơn là vấn đề học vụ Thường sinh viên sẽ sử dụng những tài khoản ảo để đăng tải nhằm tránh sự lo lắng của người thân, bạn bè Các phản hồi của sinh viên về vấn đề này thường chia làm hai luồng: tích cực và tiêu cực Trong tình huống tốt nhất, sinh viên có thể có được câu trả lời về vấn đề của mình và giải quyết nó ổn thoả Trong tình huống xấu nhất, vấn đề của sinh viên nghiêm trọng đến mức không thể giải quyết chỉ bằng những lời góp ý mà cần có sự phối hợp đến từ nhà trường (ví dụ như cuộc sống khó khăn, gia đình mâu thuẫn, …) Một kênh tư vấn mà nhiều sinh viên thường “bỏ quên” hoặc không nhớ tới là phòng CTCT-SV – nơi mà sinh viên có thể trao đổi về vấn đề liên quan đến hoàn cảnh của mình một cách riêng tư với các chuyên viên của trường.

Nguyên nhân

2.3.1 Nguyên nhân của mặt tích cực

Thứ nhất, sinh viên ý thức được nhiệm vụ của mình trong quá trình học tập và rèn luyện

Trong quá trình học tập, làm việc với giảng viên trong nhà trường, sẽ có những vấn đề sinh viên gặp phải trong giờ học hoặc những góc nhìn mới về một nội dung

22 được thảo luận mà sinh viên muốn được trao đổi với thầy cô để được làm rõ hơn Một buổi dạy kéo dài từ 2 đến 3 tiếng không thể nào giải đáp hết tất cả những thắc mắc, tồn động giữa giảng viên và sinh viên Bằng việc sử dụng các kênh để liên lạc với giảng viên ngoài giờ lên lớp, sinh viên có thêm đam mê, động lực để tiếp tục nghiên cứu, đào sâu vào môn học Qua đó, thực hiện nhiệm vụ “chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo” 1 nêu ra trong Điều 4, khoản 2, thông tư 10/2016/TT-BGDĐT về quy chế công tác sinh viên Nhờ đó, khoảng cách thế hệ giữa sinh viên và giảng viên được giảm đi, giúp cho việc trao đổi và thấu hiểu giữa thầy và trò tốt hơn Bên cạnh đó, việc này còn giúp sinh viên rèn luyện được khả năng giao tiếp trong một tập thể

Bên cạnh vấn đề học tập, trong nhà trường, không phải bất kì chủ trương, chính sách nào đưa ra cũng được tất cả các sinh viên ủng hộ Ngoài ra, trong quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên có thể gặp những vướng mắc và khó khăn cần được lắng nghe và thấu hiểu Việc có những diễn đàn riêng để sinh viên nói lên suy nghĩ, ý kiến, thắc mắc của mình về nhà trường một trong các nhóm HCMUT trện Facebook đã thể hiện quyền của sinh viên “Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục” 2 nêu ra trong Điều 5, khoản

Theo quy định tại Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT về quy chế công tác sinh viên, các trường đại học, cao đẳng phải tổ chức sinh viên xét, đánh giá nhà trường trong nhiều lĩnh vực, góp ý về chất lượng cán bộ quản lý, chất lượng đào tạo, điều kiện sinh hoạt, phúc lợi Đây là cơ hội cho nhà trường nắm bắt thực tế nhu cầu, nguyện vọng và những khó khăn, vướng mắc của sinh viên để có thể điều chỉnh, khắc phục kịp thời những vấn đề còn tồn đọng.

Sinh viên Bách Khoa cũng không “ngoảnh mặt làm ngơ” trước những hành vi tệ nạn đã và đang diễn ra trong cộng đồng sinh viên trường Trong tháng 10/2022, một số sự việc quay lén, nhìn trộm trong nhà vệ sinh nữ đã xảy ra tại cơ sở Lý Thường Kiệt

Thông tư 10/2016/TT-BGDDT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy.

Hành vi này không những xâm phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của nữ sinh, mà còn thể hiện sự suy đồi về đạo đức của kẻ quay lén Bên cạnh đó, nó còn làm tổn hại đến sự an toàn trong khuôn viên trường Minh chứng rõ ràng nhất là một bài đăng thu hút gần 1,3 nghìn tương tác dưới đây

Hình 2.9 Bài tố cáo hành vi quấy rối tại cơ sở 1 của tài khoản “Võ Ngọc Yến Xuân” Nguồn : HCMUT – K21

Nhà trường đã phải ra thông báo chấn chỉnh tình hình ngay sau đó

Hình 2.10 Thông báo V/v nhắc nhở sinh viên không vi phạm nội quy nhà trường Nguồn : HCMUT

Bên cạnh đó, các hành vi gian lận thi cử cũng được vạch trần nhằm củng cố sự công bằng trong môi trường giáo dục Trong mùa dịch năm 2021, lợi dụng sự lỏng lẻo của việc thi online mà nhiều thành phần đã tổ chức các hoạt đông thi hộ nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền hoặc phục vụ cho những thành phần sinh viên “không làm mà đòi có ăn”

Hình 2.11 Bài tố cáo gian lận thi trong BKHCM do tài khoản “Thuý Trần” đăng tải Nguồn : HCMUT – K19

Những hành động trên đã thể hiện việc sinh viên thực hiện nhiệm vụ “Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên; kịp thời báo cáo với khoa, phòng chức năng” 1 nêu trong khoản 9, điều 4 , thông tư 10/2016/TT-BGDĐT về quy chế công tác sinh viên Qua đó, thể hiện ý thức về dân chủ trong sinh viên Bách Khoa

Thứ hai, sinh viên có tinh thần ham học hỏi, không ngừng thử thách giới hạn bản thân Một cách khuyến khích để sinh viên thử sức chính là tham gia vào các câu lạc bộ trong trường Tại đây, sinh viên sẽ có cơ hội gặp gỡ những người bạn có cùng chí hướng và được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị đi trước.

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (2016), THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG TÁC SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong- tu-10-2016-TT-BGDDT-quy-che-cong-tac-sinh-vien-chuong-trinh-dao-tao-dai-hoc-he-chinh-quy-308413.aspx, truy cập lần cuối ngày 19/03/2023

Tham gia câu lạc bộ là sân chơi sáng tạo, tổ chức các hoạt động bổ ích, giúp sinh viên bứt phá giới hạn bản thân Qua những hoạt động của câu lạc bộ, sinh viên được rèn luyện kỹ năng sinh hoạt, làm việc nhóm, xây dựng các mối quan hệ hữu ích cho quá trình học tập và sự nghiệp tương lai.

Hình 2.12 Hoạt động Phát suất ăn tại cổng Bệnh viện Ung Bướu của CLB Gia sư Bách Khoa Nguồn : Facebook “Một quyển vở - Một ước mơ”

Bên cạnh đó, học chế tín chỉ cho phép sinh viên có thể tự đề ra kế hoạch học tập của riêng minh cho mỗi kì học nhằm đi thực tập sớm, học lên bậc học cao hơn, du học, học song ngành, … Nhờ vậy, sinh viên có quyền tự quyết về tương lai cũng như những mục tiêu mình muốn đạt được trong quá trình học đại học Trong đợt tốt nghiệp tháng 04/2021, sinh viên BKHCM khoá 2017 Nguyễn Phú Cường đã được vinh danh với thành tích hoàn thành chương trình trong 3 năm rưỡi Bên cạnh đó là chương trình đào

27 tào liên thông thạc sĩ của BKHCM dành cho những sinh viên năm 3 trở lên có học lực giỏi, khá trong học tập nhằm tạo điều kiện cho sinh viên học lên các bậc cao hơn trong tương lai Qua đó, sinh viên và trường đã thực hiện quyền “Được tạo Điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm” 1 của sinh viên, được quy định trong khoản 3, điều 5, thông tư 10/2016/TT-BGDĐT về quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đại học chính quy

Thứ ba, sinh viên có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện

Quá trình học ở BKHCM được đánh giá là áp lực và khó khăn đối với nhiều sinh viên do những nguyên nhân như: khối lượng kiến thức cần tiếp nhận và áp lực nặng nề từ bạn bè đồng trang lứa Nhờ vào các nhóm HCMUT, sinh viên có thể nói lên tâm sự của mình để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời từ mọi người, tránh được những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra Bên cạnh đó, nhóm “Hội những người rớt nhiều môn ĐH Bách Khoa” đã giúp nhiều sinh viên chưa ra được trường, nợ nhiều môn hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống một nơi riêng tư để có thể tâm sự, đồng cảm và nhận được sự giúp đỡ từ những người đã từng trải qua hoàn cảnh tương tự

Giải pháp xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM theo tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh 3.1 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ

Một số giải pháp xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM theo tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ nhất, nâng cấp, thêm tính năng cho hệ thống trả lời câu hỏi trực tuyến BKSi

Hiện nay, hệ thống BKSi đã và đang nhận rất nhiều những câu hỏi đến từ các bạn sinh viên Không ít trong số chúng có sự trùng lặp về nội dung và ngữ cảnh Các chuyên viên của phòng đào tạo và phòng CTCT-SV thì không thể nào giải đáp hết ngần ấy câu hỏi một cách nhanh chóng trong trạng thái tốt nhất được Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể thêm một một trang riêng trong hệ thống BKSi, trong đó đăng tải những câu trả lời đã giải đáp trong quá khứ của chuyên viên với sinh viên Nội dung bao gồm câu hỏi, nội dung giải đáp, thời gian hỏi và thời gian giải đáp Để đăng tải câu trả lời, cần có sự đồng ý chia sẻ của sinh viên khi sinh viên nhận được câu trả lời trên trang của riêng mình Chuyên viên có thể chọn che đi một số tình tiết nhạy cảm liên quan đến câu hỏi và câu trả lời khi đăng Việc này giúp các sinh viên có thể tham khảo lại các câu trả lời cũ liên quan đến vấn đề mình đang gặp phải một cách nhanh nhất, qua đó củng cố thêm ý thức dân chủ trong trao đổi giữa sinh viên và nhà trường Bên cạnh đó, nó giúp các chuyên viên có thêm thời gian để phối hợp giải đáp những câu hỏi khó hơn, hóc búa hơn, qua đó nâng cao năng lực và tâm huyết của đội ngũ quản lý và giảng viên trong “Giá trị cơ bản” mà trường đã đề ra

Thứ hai, có một kênh để công bố sớm những dự thảo liên quan đến những thay đổi trong học vụ, đào tạo và cơ sở vật chất nhà trường cho các sinh viên trao đổi, góp ý và biểu quyết

Các thay đổi về học vụ, đào tạo và cơ sở vật chất thường được thông báo và áp dụng ngay học kỳ kế tiếp Thông tin này thường chỉ được thảo luận nội bộ trong cán bộ quản lý hoặc ban giám hiệu trước khi công bố cho sinh viên, gây hoang mang và tạo cơ hội cho những thông tin xuyên tạc, ảnh hưởng đến ý thức dân chủ của sinh viên Bách Khoa.

Trường có thể tạo một mục trên hệ thống BKeL, có tên là “Thu thập ý kiến về dự thảo liên quan đến học vụ, đào tạo và cơ sở vật chất” Tại đây, trường sẽ đăng tải những dự thảo cùng với lý do đưa ra nó Ứng với từng dự thảo, trong một khoảng thời gian nhất định, sinh viên sẽ làm một bài kiểm tra trắc nghiệm, có phần tự luận để thu thập ý kiến cá nhận riêng để hiểu rõ phần nào tâm tư, nguyện vọng của sinh viên Việc thông báo sẽ tiến hành qua hệ thống tin nhắn BKeL và fanpage Facebook của trường Để khuyến khích sinh viên cho ý kiến, nhà trường có thể cộng điểm rèn luyện với những sinh viên hoàn thành bài khảo sát với minh chứng rõ ràng Hệ thống BKeL được chọn lựa bởi vì đây là nơi mà nhóm nghĩ sinh viên Bách Khoa sẽ truy cập nhiều nhất trong suốt quá trình học tập và làm việc tại trường Bên cạnh đó, nó đảm bảo được sự riêng tư và nội bộ trong nhà trường, giúp sinh viên có thể yên tâm đưa ra ý kiến của mình hơn Việc có một kênh để góp ý về dự thảo không những giúp sinh viên rèn luyện được ý thức về dân chủ của mình trong nhà trường mà còn giúp họ hiểu thêm về vai trò “chủ nhân tương lai” của đất nước Việt Nam này qua hành động góp ý Nó còn giúp chiến lược “Hoàn thiện cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật” của trường có những bước tiến đáng kể trong quá trình thực hiện

Thứ ba, khuyến khích tổ chức các hoạt động, cuộc thi nhằm nâng cao tinh thần học hỏi, rèn luyện của sinh viên

Bên cạnh những hoạt động như tham gia câu lạc bộ, các cuộc thi ở ngoài nhà trường hay đi làm thêm, việc trường tự tổ chức những cuộc thi nhằm nâng cao tinh thần học hỏi, rèn luyện của sinh viên cũng là một hành động cần thiết để nâng cao ý thức về dân chủ của sinh viên Bách Khoa Với những cuộc thi về học thuật, sinh viên sẽ có cơ hội thử thách bản thân mình , rèn luyện tinh thần làm việc nhóm và đánh giá lại những kiến thức đã học được tại trường trong thời gian vừa qua Đội ngũ giảng viên tham gia tổ chức sẽ thu được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, giám sát , tổ chức sự kiện, hoạt động và kiểm tra kiến thức sinh viên

Các cuộc thi về năng khiếu như vẽ, hát, nhảy, múa, … hay các cuộc thi về thể thao cũng cần được chú trọng bên cạnh các hoạt động về học tập Sinh viên Bách Khoa có cơ hội thể hiện năng khiếu của mình sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi Hơn nữa, nó còn là một cách để xoá bỏ những định kiến về Bách Khoa như sinh viên Bách Khoa chỉ có học và thi, qua đó lan toả ngọn lửa Bách Khoa đến mọi nha Ngoài người chơi và các giảng viên phụ trách chuyên môn, đội/nhóm tổ chức sự kiện sẽ có thêm những bài học quý giá về quy trình tổ chức một cuộc thi hoàn chỉnh, hài lòng cả khách mời và người chơi

Một số cuộc thi nổi bật tại Bách Khoa có thể kể đến như Bách Khoa Innovation về sáng tạo và khởi nghiệp, Minathon (do Đoàn khoa Khoa học và kĩ thuật Máy tính phối hợp cùng công ty atWare Việt Nam tổ chức) liên quan đến phát triển ứng dụng theo chủ đề đặt ra, …

Ngày đăng: 14/08/2024, 11:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w