Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Nhà Máy Nước ThủĐức, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trìnhthực tập tại Nhà Máy.Cuối cù
Trang 1KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
TÌM HIỂU VỀ NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC
VÀ QUÁ TRÌNH THU GOM, CHUYỂN GIAO
BÙN THẢI TẠI NHÀ MÁY,
CBHD: KS Huỳnh Thị Vân Chinh GVGS: TS Hồ Ngô Anh Đào
SVTH: Đoàn Chí Hưng MSSV: 91800534
Lớp : 18090101
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 02/2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết tôi xin gửi đến quý thầy, côtrong khoa Môi Trường và Bảo Hộ Lao Động lời cảm ơn chân thành
Đặc biệt, tôi xin gửi đến TS Hồ Ngô Anh Đào, người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc Bên cạnh đómột người không thể thiếu mà tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất vì đã giúp đỡtôi rất nhiều đó là kỹ sư Huỳnh Thị Vân Chinh, tôi xin chân thành cảm ơn kỹ sư đãtrực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi tại đơn vị thực tập, kỹ sư đã giúp tôi bổ sung nhữngkiến thức, kinh nghiệm thực tiễn mà tôi còn thiếu
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Nhà Máy Nước ThủĐức, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trìnhthực tập tại Nhà Máy
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các anh chị trong ban Kỹ Thuật và Công Nghệ của NhàMáy Nước Thủ Đức đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để tôi hoàn thànhtốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này
Đồng thời nhà trường đã tạo cho tôi có cơ hội được thực tập nơi mà tôi yêu thích,cho tôi bước ra thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô đã giảng dạy.Qua công việc thực tập này tôi nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong lĩnh vựccấp thoát nước để giúp ích cho công việc sau này của bản thân
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đềnày tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đónggóp từ cô cũng như quý công ty
TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 02 năm 2023
Tác giả
Đoàn Chí Hưng
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI THỰC TẬP 1
2 MỤC TIÊU THỰC HIỆN 1
3 NỘI DUNG THỰC HIỆN 1
4 PHẠM VI THỰC HIỆN 2
5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 TỔNG QUAN NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC 3
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về nhà máy nước Thủ Đức 3
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.1.3 Vị trí địa lý 5
1.1.4 Sơ đồ quản lý của nhà máy 6
1.1.5 Công nghệ xử lý 8
1.2 TỔNG QUAN NGUỒN NƯỚC CẤP 10
1.2.1 Tổng quan sông Đồng Nai 10
1.2.2 Chất lượng nước sông Đồng Nai 12
1.3 TRẠM BƠM HÓA AN 14
1.3.1 Tổng quan trạm bơm Hóa An 14
1.3.2 Quy trình công nghệ tại trạm bơm Hóa An 15
1.3.3 Các công trình tại trạm bơm Hóa An 15
1.4 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ TẠI NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC 17
1.4.1 Bể giao liên 17
1.4.2 Đồng hồ đo lưu lượng 18
1.4.3 Bể trộn sơ cấp 18
1.4.4 Bể phản ứng 19
1.4.5 Mương phân phối nước hình thang 20
1.4.6 Bể lắng ngang 21
1.4.7 Bể lọc nhanh 22
1.4.8 Bể trộn thứ cấp 24
Trang 41.4.9 Bể chứa nước sạch 25
1.4.10 Trạm bơm cấp 2 26
1.4.11 Tháp chống VA 27
CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH VẬN HÀNH THU GOM VÀ CHUYỂN GIAO XỬ LÝ BÙN THẢI TẠI NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC 28
2.1 NGUỒN PHÁT SINH BÙN 28
2.2 QUY TRÌNH THU GOM VÀ LƯU CHỨA BÙN THẢI TẠI NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC 29
2.2.1 Lưu chứa bùn thải 29
2.2.2 Quy trình thu gom bùn 29
2.2.3 Công nghệ ép bùn 30
2.3 LƯỢNG BÙN SINH RA TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ 32
2.3.1 Hàm lượng SS trong nước thô 32
2.3.2 Liều lượng PAC 33
2.4 QUY TRÌNH CHUYỂN GIAO XỬ LÝ BÙN THẢI TẠI NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC 35
2.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHỐI LƯỢNG BÙN 36
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37
3.1 KẾT LUẬN 37
3.2 KIẾN NGHỊ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
DANH MỤC HÌN
Trang 5Hình 1.1 Chế tạo và lắp đặt ống dẫn nước bê tông dự ứng lực 4
Hình 1.2 Khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước và hệ thống bơm nước sông Đồng Nai 4
Hình 1.3 Lắp đặt những đường ống dẫn nước chính 4
Hình 1.4 Xây dựng tháp điều áp 5
Hình 1.5 Khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy nước Thủ Đức 5
Hình 1.6 Vị trí nhà máy nước Thủ Đức 6
Hình 1.7 Trạm bơm Hóa An 12
Hình 1.8 Sơ đồ quy trình công nghệ tại trạm bơm Hóa An 13
Hình 1.9 Họng thu nước 14
Hình 1.10 Máy lược rác tinh 14
Hình 1.11 Máy bơm ly tâm trục đứng Torishima 14
Hình 1.12 Bể giao liên 15
Hình 1.13 Hầm đo lưu lượng nước đầu vào nhà máy 16
Hình 1.14 Bể trộn sơ cấp 16
Hình 1.15 Bể phản ứng 17
Hình 1.16 Mương phân phối hình thang 18
Hình 1.17 Bể lắng ngang 19
Hình 1.18 Rửa bể lọc nhanh ở pha 1 20
Hình 1.19 Rửa bể lọc nhanh ở pha 2 20
Hình 1.20 Rửa bể lọc nhanh ở pha 3 20
Hình 1.21 Bể trộn thứ cấp 21
Hình 1.22 Bể chứa nước sạch 22
Hình 1.23 Trạm bơm cấp II 23
Hình 1.24 Tháp chống VA 23
Hình 2.1 Bể lắng ngang và bể lọc nhanh 24
Hình 2.2 Rửa bể lắng ngang 25
Hình 2.3 Máy ép bùn băng tải 26
Hình 2.4 Quá trình vận hành của công nghệ ép bùn băng tải 27
Hình 2.5 Bồn châm PAC 29
Hình 2.6 Sơ đồ chuyển giao xử lý bùn tại nhà máy nước Thủ Đức 30
Hình 3.1 Máy ép bùn ly tâm 33
Hình 3.2 Màn hình vận hành trên hệ thống HMI 34
DANH MỤC BẢN
Trang 6Bảng 1.1 Bảng thành phần tính chất nước thô đầu vào của nhà máy nước Thủ Đức
giai đoạn năm 2021 10
Bảng 1.2 Thông số bể giao liên 15
Bảng 1.3 Thông số bể trộn sơ cấp 16
Bảng 1.4 Thông số bể phản ứng 17
Bảng 1.5 Thông số mương dẫn hình thang 17
Bảng 1.6 Thông số bể lắng ngang 18
Bảng 1.7 Thông số bể lọc nhanh 21
Bảng 1.8 Thông số bể trộn sơ cấp 21
Bảng 1.9 Thông số bể chứa nước sạch 22
Bảng 2.1 Hàm lượng SS trung bình tại nhà máy nước Thủ Đức qua các tháng của năm 2021 27
Bảng 2.2 Liều lượng PAC trung bình đã dùng qua các tháng trong năm 2021 29
Bảng 2.3 Lượng bùn trung bình thải sinh ra tại nhà máy nước Thủ Đức 30
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
COD Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học)QCVN Quy chuẩn Việt Nam
RO Reverse Osmosis (Thẩm thấu ngược)
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TDS Total dissolved solids (Tổng chất rắn hòa tan)TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSS Total suspended solids (Tổng chất rắn lơ lửng)
SS suspended solids (Chất rắn lơ lửng)
Trang 8MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI THỰC TẬP
Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển cộng với mật độ gia tăng dân
số ngày càng cao do đó nhu cầu nước sạch là một nhu cầu không thể thiếu đối vớingười dân Hiện nay việc cung cấp nước sạch đến từng hộ gia đình đang được nhànước trú trọng và vô cùng quan tâm đến Nhà máy cấp nước Thủ Đức là một trongnhững đơn vị nổi trội trong sản xuất nước sạch đến người dân tiêu dùng, với côngsuất lên đến 750.000 m3/ngđ, nhà máy đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước cho từng hộgia đình trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Chính vì công suất nhà máy rất lớn lên đến 750.000 m3/ngđ nên lượng bùn thảisinh ra từ các công trình đơn vị sẽ rất lớn Cộng với việc muốn tìm hiểu thực tế việcthu gom bùn thải cộng với chuyển giao bùn cho đơn vị xử lý như thế nào từ đó sinhviên lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về nhà máy nước Thủ Đức và quá trình thu gom,chuyển giao bùn thải” cho đợt thực tập kỳ này để bổ sung vào kiến thức thực tiễncủa sinh viên
2 MỤC TIÊU THỰC HIỆN
Hiểu được quá trình vận hành thu gom và chuyển giao xử lý bùn thải của nhàmáy nước Thủ Đức từ đó biết thêm được cách thức thu gom bùn từ các công trìnhđơn vị và quản lý chuyển giao xử lý bùn một cách hiệu quả Bên cạnh đó có thêmkiến thức thực tiễn về công nghệ xử lý đang được áp dụng tại nhà máy cộng với cáccông trình đơn vị ngoài thực tế để bổ sung vào kiến thức đã được học Ngoài ra mụctiêu vô cùng quan trọng là cọ sát với môi trường làm việc thực từ đó tích lũy kinhnghiệm cho công việc sau này
3 NỘI DUNG THỰC HIỆN
Để đạt được mục tiêu trên nội dung cần thực hiện gồm:
- Tổng quan
+ Tổng quan nhà máy nước Thủ Đức
+ Tổng quan nguồn nước cấp
+ Tổng quan các công trình xử lý tại nhà máy nước Thủ Đức
- Quy trình thu gom và chuyển giao xử lý bùn thải tại nhà máy nước Thủ Đức+ Nguồn phát sinh bùn
+ Quy trình thu gom bùn thải tại nhà máy nước Thủ Đức
+ Quy trình chuyển giao xử lý bùn thải tại nhà máy nước Thủ Đức
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng bùn thải
Trang 9+ Đề xuất cải tiến công nghệ xử lý bùn mới
- Kết luận và kiến nghị
4 PHẠM VI THỰC HIỆN
Phạm vi thực hiện của báo cáo thực tập gồm:
- Đối tượng: Tìm hiểu về quá trình vận hành thu gom và chuyển giao xử lýbùn thải từ hệ thống xử lý nước của nhà máy, đồng thời tìm hiểu thực tế côngnghệ và các công trình xử lý nước cấp tại nhà máy cấp nước Thủ Đức
- Phạm vi thực hiện: Nhà máy nước Thủ Đức
- Thời gian thực hiện: 19/12/2022 – 26/02/2022
5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Phương pháp tham khảo tài liệu: Tham khảo tài liệu được cung cấp bởi nhàmáy nước Thủ Đức về cách thức vận hành cũng như các công trình đơn vịhiện hữu tại nhà máy Tham khảo các bản vẽ về các công trình đơn vị củanhà máy
- Phương pháp khảo sát thực tế: Tham quan, khảo sát thực tế tại nhà máy cáccông trình xử lý nước và quá trình thu gom, chuyển giao bùn thải trong thựctế
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Học hỏi từ các cán bộ kỹ thuật
và cán bộ hướng dẫn tại nhà máy nước Thủ Đức từ đó hoàn thiện nội dungcần thực hiện
- Phương pháp tính toán: Thực hiện tính toán lượng bùn sinh ra tại nhà máynước Thủ Đức
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về nhà máy nước Thủ Đức
Nhà máy nước Thủ Đức là đơn vị sản xuất hạch toán nội bộ trực thuộc TổngCông ty Cấp nước Sài Gòn - Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (gọi tắt là TổngCông ty) Phạm vi quản lý của nhà máy bao gồm: Công trình thu, trạm bơm nướcsông tại phường Hóa An, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, công trình xử lý nước
và trạm bơm nước sạch tại phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức, TP Hồ ChíMinh, 01 tuyến ống truyền dẫn nước sông D2400mm và 1 phần tuyến ống nướcsạch D2000mm
Tên đầy đủ: Chi nhánh Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH Một thành viên –Nhà máy nước Thủ Đức
Địa chỉ: 2 Lê Văn Chí, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, Thành phố HồChí Minh
Website của đơn vị chủ quản: Sawaco.com.vn
Loại hình kinh doanh: Doanh nghiệp nhà nước
Lĩnh vực hoạt động: Khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch phục vụ cho sản xuất
và tiêu dùng
Chức năng:
- Khai thác, chế biến, xử lý từ nguồn nước sông Đồng Nai thành nước sạch theođúng tiêu chuẩn chất lượng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của Thànhphố Hồ Chí Minh
- Đảm bảo hoạt động sản xuất và truyền tải nước sạch vào hệ thống cấp nước củaTổng Công ty (Công ty mẹ) an toàn và liên tục
- Quản lý, điều hành và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm hànghóa cho nhà máy theo ủy quyền của Tổng Giám đốc Tổng Công ty
- Quản lý lao động, vật tư, kỹ thuật tài chính theo đúng quy định phân cấp củaTổng Công ty (Công ty mẹ)
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Trang 111.1.2.1 Lịch sử hình thành
Theo nguồn tài liệu tham khảo từ nhà máy nước Thủ Đức, lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy như sau:
Ngày 1962: Chế tạo và lắp đặt đường ống dẫn nước bằng bêtông dự ứng lực
Hình 1.1 Chế tạo và lắp đặt ống dẫn nước bê tông dự ứng lực
Năm 1963: Khởi công xây dựng trạm thu và hệ thống bơm nước sông Đồng Nai vànhà máy xử lý nước
Hình 1.2 Khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước và hệ thống bơm nước sông
Đồng NaiNăm 1964: Lắp đặt những đường ống dẫn nước chính (ống cấp 1) bằng bêtông dựứng lực trong Thành phố Sài Gòn
Trang 12Hình 1.3 Lắp đặt những đường ống dẫn nước chínhNăm 1965: Xây dựng 8 thủy đài và một tháp điều áp
Hình 1.4 Xây dựng tháp điều ápNgày 01/07/1966: Nhà máy được đưa vào hoạt động thử nghiệm
Ngày 12/12/1966: Tổ chức Lễ khánh thành và đưa Nhà máy đi vào hoạt động chínhthức
Hình 1.5 Khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy nước Thủ Đức
1.1.2.2 Quá trình cải tạo, nâng cấp
Quá trình cải tạo và nâng cấp nhà máy nước Thủ Đức trải qua các giai đoạn:
Trang 13- Giai đoạn từ 1996 – 1974: nhà máy hoạt động với công suất 300.000 – 400.000
- Phía Đông tiếp giáp Xa lộ Hà Nội
- Phía Tây tiếp giáp với khu dân cư
- Phía Nam giáp với đường Lê Văn Chí
- Phía Bắc giáp với công ty cổ phần B.O.O nước Thủ Đức
Hình 1.6 Vị trí nhà máy nước Thủ Đức
1.1.4 Sơ đồ quản lý của nhà máy
Trang 14Nhà máy được tổ chức và quản lí điều hành bởi Giám đốc theo chế độ thủ trưởng,
hỗ trợ cho cho Giám đốc có 03 Phó Giám đốc
Các thành viên của Ban Giám đốc nhà máy do Tổng Giám đốc bổ nhiệm có thờihạn quy định của Tổng công ty
Mô hình tổ chức nhà máy bao gồm 09 ban, Trạm, Phân xưởng chuyên môn – tácnghiệp thực hiện những nhiệm vụ được phân công theo từng lĩnh vực công tác baogồm:
Ban Tổ chức Hành chính Ban Bảo vệ
Ban Kế toán Tài chính Phân xưởng Điều hành
Ban Kế hoạch Đầu tư Phân xưởng Bảo Trì Sửa Chữa
Ban Kĩ thuật Công nghệ Trạm bơm Hóa An
Ban Quản lý Dự án
Trang 151.1.5 Công nghệ xử lý
Trang 16Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước của nhà máy Thủ Đức:
Tai trạm bơm cấp 1 (Trạm bơm Hóa An), nước sông Đồng Nai được thu vào
3 hầm thu nước, qua 2 ống thu nước D = 2000mm dài 34m tính từ mép sông, đặtdưới mực nước sông trung bình là 4m Tại các miệng thu nước có đặt song chắn rác
để giữ rác lớn Tai ngõ vào hầm có đặt 3 máy lược rác tự động để thu gom rác nhỏ.Trên 3 hầm thu nước đặt 6 bơm li tâm trục đứng 2.250 HP, lưu lượng Q = 6.800 m3/
h, cột áp 57m Số bơm nước sông được vận hành từ 4 đến 5 bơm, dự phòng từ 1 đến
2 bơm Nước sông được bơm truyền tải về Nhà máy qua đường ống Ø 2400mm dài10,8km Công suất truyền tải nước sông trung bình vào khoảng từ 750.000 m3/ngàyđêm đến 780.000 m²/ngày
Tại Nhà máy, nước sông được tiếp nhận từ bể giao liên, rời bể giao liên,nước được dẫn qua ống ngầm có lắp đồng hồ đo lưu lượng nước sông nối tiếp vớikênh dẫn hở Tại đầu kênh, có đặt ống châm dung dịch PAC Kênh dẫn nước vào 2
bể trộn sơ cấp có lắp 2 máy khuấy 36kW - 105 vòng/phút để tăng cường độ khuấytrộn Sau đó nước được đưa qua 2 bể phản ứng Bể phản ứng có chiều dài 112m với
32 máy khuấy được phân bố đều suốt chiều dài bể, mỗi bể phản ứng chia ra làm 8buồng thông với nhau bởi các vách ngăn hở Tiếp đến nước đi qua bể phân phốinước hình thang để phân phối nước đều cho 7 bể lắng ngang Tại bể này có đặt hệthống thổi gió, sục khí để bông cặn không lắng xuống Bể lắng ngang gồm 5 bể lớn
và 2 bể nhỏ, Giai đoạn này giữ lại phần lớn các hạt lơ lửng trong nước (80%), cặnlắng xuống nhiều nhất ở 1/4 chiều dài bể lắng Thời gian lưu nước trong bể khoảng
2 giờ Nước sau khi qua bể lắng được đổ vào 1 kênh dẫn, phân phối nước cho 20 bểlọc Lượng bùn lắng tích tụ nhiều ảnh hưởng đến cơ chế thủy lực trong bể, vì vậyđịnh kỳ bể được xả bùn, hút ép để vệ sinh Bể lọc được chia làm 2 dãy, mỗi dãy 10
bể, kết cấu bể lọc đáp ứng yêu cầu công nghệ Degremont Mỗi bể lọc có diện tíchlọc 132m2, tốc độ lọc trên 13m/h, công suất lọc 50.000 m3/ngày đêm Bể lọc cókhoang thu nước ở đáy bể, phía trên là lớp đan đỡ vật liệu lọc, đan có lỗ gắn chụplọc nhựa Lớp vật liệu lọc được sắp xếp thành 2 lớp: lớp sỏi dày khoảng 150mmnằm bên dưới và lớp cát dày khoảng 950mm nằm bên trên Sau thời gian lọc trungbình 32- 48 giờ, bể lọc bị nghẽn, tổn thất áp lực tại vật liệu lọc đạt 1,5m thì hệ thốnglọc sẽ báo nghẹt và phát tín hiệu yêu cầu rửa bể Công việc rửa bể lọc trải qua 3công đoạn: rửa gió, rửa gió kết hợp với nước và cuối cùng là rửa nước với tổng thờigian rửa lọc khoảng 21 phút và lượng nước rửa là 450 m3/bể
Từ bể lọc, nước được thu vào 1 mương chung dẫn đến bể trộn thứ cấp, bể cótrang bị 2 máy khuấy 50HP Tại đây có đường ống châm các dung dịch: Clor đểkhử trùng, Fluor để chống sâu răng, vôi để ổn định hóa nước, đảm bảo tiêu chuẩn
Trang 17nước sinh hoạt Sau đó, nước được chuyển về 4 bể chứa nước sạch với tổng thể tíchchứa là 250.000m3 (2 bể lớn với dung tích 90.000 m3/bể và 2 bể nhỏ với dung tíchchứa 45.000 m3/bể) Nước từ các bể chứa nước sạch dẫn vào Trạm bơm cấp 2 bằng
1 mương dẫn ngầm Trên mương có gắn 1 Ventury đo lưu lượng nước, tại đây dungdich Clor được châm vào 1 lần nữa để đảm bảo lượng Clor dư đạt tiêu chuẩn trongmạng lưới cấp nước Trạm bơm cấp 2 có 5 bơm chính lắp song song nối với ốnggóp Ø 2000 mm và nối tiếp đường ống truyền tải nước sạch Ø 2000 mm Hai bơmlớn với công suất 2000 HP, lưu lượng 8.200 m3/h, cột áp 52,2 m; 3 bơm nhỏ vớicông suất 1500 HP, lưu lượng 6.800m3/h, cột áp 46 m Ngoài ra còn có 1 đường ống
đi tắt từ đồng hồ đo lưu lượng ra ống góp Ø 2000 mm với van 48” được điều khiển
mở cho nước chảy vào mạng lưới khi trạm bơm mất điện
1.2 TỔNG QUAN NGUỒN NƯỚC CẤP
1.2.1 Tổng quan sông Đồng Nai
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Đồng Nai có một hệ thống sông lớn ở phía Nam cũng như trong cả nước ta,đặc biệt là về lượng nước Hệ thống sông này phát triển trên các cao nguyên Mạ,Mnông, Di Linh và Lâm Viên ở phía Nam Tây Nguyên và một phần của đồng bằngNam bộ; chỉ có một bộ phận rất nhỏ nằm bên đất nước Campuchia anh em (668 km2
chiếm khoảng gần 2% diện tích toàn lưu vực)
Sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ hai ở phía Nam, và đứng thứ ba toàn quốc.Sông Đồng Nai dài khoảng 586,4 km, diện tích toàn lưu vực là 36.000 km2 SôngĐồng Nai ở phía thượng lưu có tên là Đa Dung, bắt nguồn từ phía bắc dãy núi LangBiang ở độ cao khoảng 1.770 m Sau khi hợp lưu với Đa Nhim, sông có tên là ĐạĐờng hay Đồng Nai Thượng Từ đó cho tới chỗ hợp lưu với sông Sài Gòn, sôngmang tên chính thức là Đồng Nai hay Đồng Nai ngắn
Dưới thành phố Hồ Chí Minh, sông chia làm 2 chi lưu chính Lòng Tàu hay sôngSài Gòn, chảy vào vũng Cần Giờ Cửa sông rộng và sâu nên tàu bè ra vào cảng SàiGòn đều theo đường này Nhánh dưới là sông Nhà Bè rồi đổ ra biển qua Soi Ráp
Hệ thống các sông Vàm Cỏ Đông và Tây từ Campuchia về đổ vào Đồng Nai ở cửanày Cửa Soi Ráp rất rộng, có thể tới 11 km, song đi lại khó khăn vì vướng nhiềusoi, bãi cát
Sông Đồng Nai có nhiều uốn khúc, quanh co, hệ số uốn khúc trung bình 1,3 đặc biệttrên cao nguyên Di Linh và Đà Lạt có nhiều uốn khúc lớn, nhưng nhìn chung dòngchảy của sông có hai hướng chính:
- Hướng Tây Bắc - Đông Nam chủ yếu ở phần thượng lưu
Trang 18- Hướng Đông Bắc - Tây Nam chủ yếu ở trung và hạ lưu.
bố mưa mỗi năm Về cơ bản mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 tới hết tháng 11, có nămmưa sớm hơn vào nửa cuối tháng 4, cũng có năm kết thúc muộn hơn vào nửa đầu
tháng 12 (Theo Nguyễn Văn Giáo, (1991), Tài nguyên nước Đồng Nai) Mùa lũ
chính thức bắt đầu từ tháng 7 và mùa khô từ tháng 12 năm trước cho đến tháng 4năm sau
Trang 191.2.2 Chất lượng nước sông Đồng Nai
Bảng 1.1 Bảng thành phần tính chất nước thô đầu vào của nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn năm 2021
Chỉ tiêu Đơn vị Tháng
1
Tháng 2
Tháng
3 Tháng 4
Tháng 5
Tháng
6 Tháng 7
Tháng 8
Tháng
9 Tháng 10 Tháng 11
Tháng 12
Quy chuẩn 08:2015/B TNMT (Cột A1)
(NO2-N) mgN-NO2/L 0.014 0.006 0.005 0.008 0.007 0.011 0.004 0.006 0.005 0.001 0.005 0.006 ≤ 0.05Sunphat mg/l 14 <10 <10 <10 <10 <10 90.4 <10 <10 KPH <10 <10 -
Trang 20Bảng được nêu trên là thành phần tính chất đặc trưng của nước Sông ĐồngNai đoạn đặt trạm Bơm Hóa An Đối với một nguồn nước được chọn làm nguồnnước cấp thì các chỉ tiêu cần chú trọng và cực kỳ quan tâm đến đó là độ đục và hàmlượng SS có trong nước thô đầu vào Kết quả phân tích ở bảng 1.1 cho thấy chỉ tiêu
độ đục và hàm lượng SS phụ thuộc mật thiết với sự phân bổ các tháng mùa mưa vàcác tháng mùa khô Mùa mưa tại khu vực lấy nước đầu vào bắt đầu từ tháng 5, kếtthúc vào tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Về mặt độ đục, vào tháng 5 khi bắt đầu màu mưa thì độ đục của nước sông ĐồngNai bắt đầu có sự thay đổi tuy nhiên sẽ không có sự thay đổi quá nhiều do vào giaiđoạn chuyển giao mùa thì lượng mưa sẽ không tăng quá đột ngột Bắt đầu đi vàocác tháng giữa mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10 thì độ đục tăng cao hơn rất nhiều
so với độ đục của các tháng đầu mùa mưa, từ 21 tăng lên 90 NTU, từ đó thấy được
sự thay đổi rõ rệt khi chuyển giao mùa Đi vào giai đoạn mùa mưa, độ đục của nướcsông tăng lên khi vào các tháng đỉnh điểm của mùa mưa, vào tháng 7 và tháng 9 độđục lần lượt là 90 và 95 NTU đây là đỉnh điểm của mùa mưa và có độ đục cao nhấttrong 7 tháng mùa mưa Khi bước qua tháng 9, lượng mưa có xu hướng giảm dầnchuẩn bị vào màu khô thì độ đục của nước cũng ngày càng giảm từ 55 xuống 36NTU vào tháng 11, tháng cuối cùng của mùa mưa Bước qua giai đoạn màu khô từtháng 12 đến tháng tháng 4 thì độ đục ngày càng giảm đi, thấp nhất là vào tháng 2khi độ đục chỉ còn 11 NTU Ngoài ra qua các giai đoạn chuyển mùa độ đục có chiềuhướng giảm nhưng không giảm một cách đột ngột vì vào khoảng giao mùa sẽ cónhững cơn mưa trái mùa còn sót lại do đó độ đục trong nước sông không giảm mộtcách quá sâu
Cũng giống như độ đục thì hàm lượng SS có trong nước cũng biến đổi tăng giảmphụ thuộc vào các tháng màu mưa và mùa khô Vào mùa mưa hàm lượng SS caonhất đo đạc được là 72 mg/l vào đỉnh mưa là tháng 7 Vào mùa khô, hàm lượng SSthấp nhất được ghi nhận là 14 mg/l vào tháng 2 Từ độ đục và hàm lượng SS ta thấyđược 2 chỉ tiêu này tỉ lệ thuận với nhau và với lượng mưa trong năm
Tiếp đến, chỉ tiêu cũng không kém phần quan trọng đó là độ pH của nước Đối với
pH của nước thô đầu vào nhà máy thì pH giao động từ 6.9 đến 7.6, đây là mức pH
ổn định và thuận lợi cho quá trình xử lý của hệ thống xử lý nước tại nhà máy cấpnước Thủ Đức Đây là lý do giải thích vì sao nhà máy không châm hóa chất vôi vàonước thô trước khi vào hệ thống xử lý
Ngoài ra các chỉ tiêu còn lại đa số đáp ứng đủ điều kiện về quy chuẩn kỹ thuật quốcgia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2015/BTNMT (Cột A1)) chỉ có hàm lượng
Trang 21Coliform và Ecoli là không đạt QCVN (2500 đối với Coliform và 20 đối với Ecoli).Hai chỉ tiêu này sẽ được xử lý cùng với các chỉ tiêu khác trong các công trình đơn vịcủa hệ xử lý để đáp ứng đúng yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chấtlượng nước sạch nhằm mục đích cấp nước sinh hoạt (QCVN 01-1: 2018/BYT).
1.3 TRẠM BƠM HÓA AN
1.3.1 Tổng quan trạm bơm Hóa An
Trạm bơm Hóa An tọa lạc tại 510 Quốc lộ 1K, Hoà An, Thành phố BiênHòa, Đồng Nai Trạm bơm được xây dựng với tổng diện tích khoảng 5,7 ha, hiện tạicòn lại 2,5 ha do phân bố diện tích đất cho hai dự án nhà máy nước BOO và nhàmáy nước 3 Trạm bơm Hóa An nằm trên bờ sông Đồng Nai, cách Nhà máy nướcThủ Đức khoảng 10,5 km về phía Đông Bắc Tọa độ của trạm bơm: 10°56'41"N106°48'11"E
Hình 1.7 Trạm bơm Hóa An
Công suất khai thác ban đầu của trạm bơm Hóa An vào năm 1966 là 450.000
m3/ngày với 6 máy bơm tuốc-bin đứng (Jonhson, 1.000 Hp) Vào năm 1974, côngsuất của trạm bơm được nâng lên 550.000 m3/ngày nhờ việc thay thế các máy bơmmới (Layne, 6180 m3/h) ở công suất cột áp bằng 75 m Năm 1991, do một số vấn đềtrong công tác vận hành và bảo trì, các máy bơm hiệu Layne lại được thay thế bằngcác máy bơm hiệu Torishima (cột áp 75,6 m) Năm 1996, theo quyết định của chínhphủ, Nhà máy Xử lý Nước Thủ Đức được nâng công suất lên 815.000 m3/ngày đêm(với khả năng nâng cấp lên 1.830.000 m3/ngày đêm vào năm 2015) Đến giai đoạnhiện tại, trạm bơm hoạt động ổn định với công suất 815.000 m3/ngày đêm, cung cấpnguồn nước thô cho Nhà máy nước Thủ Đức (Trạm bơm Hóa An, 2020)
Trang 221.3.2 Quy trình công nghệ tại trạm bơm Hóa An
Sơ đồ công nghệ tại trạm bơm Hóa An:
Hình 1.8 Sơ đồ quy trình công nghệ tại trạm bơm Hóa An
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Nước từ sông Đồng Nai sẽ được máy bơm nước thu vào hầm thu nước thôngqua họng thu, tại họng thu có lắp lưới lọc rác thô để loại bỏ rác có kích thước lớn,trước mỗi hầm thu nước có một máy lọc rác tinh để loại bỏ rác có kích thước nhỏcòn sót lại Máy lược rác tinh được làm sạch nhờ hệ thống nước rửa lưới lược rác.Hầm thu có hệ thống châm Clo để diệt rong rêu và tảo trên đường ống, nước đượcvận chuyển vào nhà máy xử lí nhờ đường ống truyền tải nước thô có D = 2.400 mmthông qua quá trình tự chảy
1.3.3 Các công trình tại trạm bơm Hóa An
Đường ống truyền tải nước thô
Hầm thu nước
Sông Đồng
Nai
Họng thu và song chắn rác thô
Máy lược rác tinh
Hệ thống rửa lưới lược rác
Trang 23đầu ngoài sông của 2 ống có lắp song chắn rác thô có nhiệm vụ loại trừ vật trôi nổi,
lơ lửng trong dòng nước để bảo vệ các thiết bị và nâng cao hiệu quả làm sạch củacác công trình
Hình 1.9 Họng thu nước
1.3.3.2 Máy lược rác tinh
Trước khi nước được bơm vào hầm thu thì sẽ được đi qua máng lược rác, đểloại bỏ các rác có lẫn trong nước mỗi hầm có 1 máy lược rác, hiện nay trạm bơm có
3 máy lược rác, có chức năng loại bỏ rác có kích thước nhỏ hoạt động theo hìnhthức luân phiên Khi lượng rác quá nhiều sẽ tiến hành vệ sinh máy để tránh hiệntượng tắc nghẽn, thực hiện theo hình thức luân phiên tức là mỗi lần chỉ vệ sinh mộtmáy để đảm bảo công việc vẫn diễn ra bình thường
Hình 1.10 Máy lược rác tinh
1.3.3.3 Hầm thu nước và máy bơm ly tâm trục đứng
Hầm thu nước được chia làm 3 ngăn mỗi ngăn có một máy lược rác và 2 bơm trục đứng Các máy bơm ly tâm trục đứng: 6 bơm (hiệu Torishima), họat động 4-5 bơm với lưu lượng tổng là 815,000 m3/ngày, cột áp 57m
Trang 24Hình 1.11 Máy bơm ly tâm trục đứng Torishima 1.4 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ TẠI NHÀ MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC
1.4.1 Bể giao liên
Nước từ trạm bơm cấp I được dẫn vào bể giao liên thông qua đường ống cóđường kính 2400mm, sau khi nước thô đến bể giao liên, nước sẽ được dẫn vàomương dẫn qua bể trộn và bể phản ứng Hóa chất keo tụ (PAC) sẽ được châm vàođầu mương dẫn
Chức năng: Chức năng của bể giao liên để ổn định lưu lượng, đảm bảo cao trìnhmực nước để duy trì dòng tự chảy, giảm áp lực từ trạm bơm cấp I trước khi vào hệthống xử lí
Bể giao liên có hình chữ nhật với thông số thiết kế bể như sau:
Bảng 1.2 Thông số bể giao liên