Trong quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, việcnhận thức được tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế là vô cùng cần thiết bởihội nhập kinh tế quốc tế không chỉ mang lại l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***
BÀI TẬP LỚN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, TIÊU CỰC CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ CỦA VIỆT NAM
Họ và tên SV: Mai Đức Hiếu Lớp tín chỉ: Kinh tế Chính trị Mác-Lênin 31
Mã SV: 11222314 GVHD: GV Mai Lan Hương
HÀ NỘI, NĂM 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 2
PHẦN A: LÝ THUYẾT 3
I Khái niệm về Hội nhập kinh tế quốc tế 3
II Tính cấp bách của đề tài 3
III Mục đích và ý nghĩa của Hội nhập kinh tế quốc tế 4
1 Mục đích 4
2 Ý nghĩa 4
PHẦN B: LIÊN HỆ 5
I Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 5
1 Thành tựu của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 5
2 Hạn chế của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 6
II Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến Việt Nam 7
1 Tác động tích cực 7
2 Tác động tiêu cực 8
III Các phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 10
PHẦN C: KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình tất yếu, có quá trình phát triển lâu dài mang tính lịch sử và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người Chính vì vậy mà bài tiểu luận nghiên cứu về đề tài “Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” chắc hẳn sẽ mang tính cấp thiết bởi trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển thì phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau Trong quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, việc nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế là vô cùng cần thiết bởi hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế cho nước ta
mà còn góp phần phát triển thế giới ngày càng trở nên văn minh, thịnh vượng hơn Hiểu được điều đó, việc nghiên cứu và đưa ra những phương pháp phù hợp cho việc hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam là hết sức quan trọng
Từ những nhận thức trên, em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” để nghiên cứu và viết bài tiểu luận do tính thực tiễn và cấp bách
của đề tài Trong quá trình nghiên cứu đề tài cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong có thể nhận được lời góp ý từ cô để bài làm có thể trở nên hoàn chỉnh hơn
Trang 4PHẦN A: LÝ THUYẾT
I Khái niệm về Hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung
Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại cũng như hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, đất nước chúng ta đã từng bước, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: “Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước.”
II Tính cấp bách của đề tài
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, thế giới đi vào một kỉ nguyên mới với nhiều sự thay đổi vượt bậc về kinh tế bởi sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất cũng như là sự ra đời của nền kinh tế thị trường Chính vì vậy mà việc hợp tác, liên kết và giao thương giữa các quốc gia cũng được thúc đẩy một cách tích cực Mong muốn của các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh đó chính là mở rộng thị trường trao đổi hàng hoá, đầu tư và chuyển giao công nghệ của mình ra nước ngoài Bên cạnh đó, họ còn muốn tận dụng và khai thác các nguồn lực kinh tế đến từ bên ngoài như tài nguyên, lực lượng lao động và thị trường qua đó làm lan rộng tầm ảnh hưởng của các quốc gia đó trên trường quốc tế Cùng với đó, các nước kém phát triển hơn cũng mong muốn được thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước phát triển trên nhiều phương diện đặc biệt là trên phương diện kinh tế để qua đó có thể tranh thủ được nguồn vốn cũng như các kỹ thuật - công nghệ tiên tiến nhằm phát triển nền kinh
tế trong nước Có thể nói rằng, hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp các nước kém phát triển có thể tận dụng thời cơ thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt
Trang 5Thêm vào đó, tính tất yếu của đề tài còn được thể hiện qua xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế Toàn cầu hoá được định nghĩa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu Toàn cầu hoá tạo ra một hệ thống phân công lao động mà ở đó các nền kinh tế phải phụ thuộc vào nhau để có thể vận hành và gần như không thể tách rời Theo Joseph E.Stiglitz thì toàn cầu hoá “không tốt, không xấu” Chính vì vậy mà hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở nên vô cùng cấp thiết và quan trọng bởi nếu không hội nhập kinh tế quốc tế thì bản thân các quốc gia không có đủ nguồn lực cũng như khả năng để có thể đảm bảo được sản xuất trong nước Do sự tác động và điều phối của toàn cầu hoá mà mỗi quốc gia cần hội nhập kinh tế quốc tế để có thể giải quyết được những vấn đề toàn cầu, tận dụng được các thành tựu công nghệ hiện đại và biến đó trở thành động lực để phát triển
III Mục đích và ý nghĩa của Hội nhập kinh tế quốc tế
1 Mục đích
Hội nhập quốc tế trên mọi hình thức trước hết đều vì mục đích quốc gia và vì lợi ích dân tộc Trên khía cạnh kinh tế, quá trình hội nhập quốc tế góp phần phát triển đất nước ngày càng trở nên hiện đại, văn minh và thịnh vượng hơn Bên cạnh đó, việc hội nhập kinh tế quốc tế còn phần nào giải quyết các vấn đề mang tính quốc tế như hàng rào thuế quan, các hoạt động như đầu tư quốc tế hay các công cụ, quy định của chính sách thương mại quốc tế khác,… Không những vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo cơ hội cho mỗi quốc gia mở rộng, đa dạng thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu từ đó nhằm khơi dậy tiềm năng của đất nước cũng như là sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân
2 Ý nghĩa
Bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt kinh tế thì việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần ổn định khu vực, duy trì hoà bình, tạo dựng môi trường thuận lợi để cho các quốc gia phát triển kinh tế từ đó xây dựng các chính sách kinh tế, cơ chế quản lí minh bạch hơn, nâng cao vị trí của các quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế
Trang 6Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho nguồn lực nước ta được khai thông, tăng cường giao lưu với các nước, đúng theo đường lối đối ngoại của Đảng đã xác định: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” Điều này cho thấy Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế không những mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực vốn, tăng năng lực cạnh tranh, mà còn tăng khả năng tích lũy vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo đều kiện để nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
PHẦN B: LIÊN HỆ
I Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Nhìn lại chặng đường gần 40 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ
1986 đến nay, ta có thể thấy rằng đó là một chặng đường đầy những khó khăn và thử thách Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế của đất nước Những thành công đạt được có ý nghĩa lịch sử không nhỏ để từ đó tạo tiền đề và động lực để Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người với nhau Ngày nay, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn dưới sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó kinh tế thị trường và sự phát triển một cách mạnh mẽ của khoa học công nghệ là động lực hàng đầu Hội nhập quốc tế đã và đang là một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng
1 Thành tựu của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Trải qua chặng đường dài đầy thử thách trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nổi bật Trong năm 2018, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước tính đạt 475 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 239 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2017 Gần đây, trong năm 2020, dưới tác động của đại dịch
Covid-19, tổng kim ngach xuất, nhập khẩu của Việt Nam vẫn đạt khoảng 543,9 tỷ USD,
Trang 7trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm
2019 Do đó, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương Theo như các báo cáo
và nghiên cứu, tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt trung bình khoảng 11,7%/năm, cao hơn mục tiêu 10% đã được đề ra trước đó tại Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Ngày 12/11/2018, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các văn kiện
có liên quan Cho đến năm 2018, đã có 71 quốc gia công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với 16 quốc gia, đối tác toàn diện với 14 quốc gia và quan hệ chiến lược đặc biệt với Lào và Campuchia (tính đến năm 2018) Trong 30 quốc gia đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, có 8/10 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, chiếm 60,7% tổng giá trị xuất khẩu; 9/10 thị trường nhập khẩu chính, chiếm 74,7% tổng giá trị nhập khẩu; 76,7% tổng lượng du khách và 74% tổng vốn FDI vào Việt Nam (số liệu năm 2018)
Điểm qua một số thành tựu tiêu biểu của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc
tế (đặc biệt là trong năm 2018), ta có thể thấy được Việt Nam đang từng ngày khẳng định được vị thế của mình trong khu vực cũng như quốc tế, thể hiện tốt khả năng của mình trong việc xử lý các vấn đề mang tính quốc tế và tận dụng tốt nhất mọi cơ hội
mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại
2 Hạn chế của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra rõ 6 điểm hạn chế của công tác hội nhập trong nước: còn yếu, chưa khai thác được tối đa lợi ích mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại
Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần bộc lộ những yếu kém cơ bản của
nền kinh tế Tăng trưởng phần lớn vẫn dựa vào tín dụng hay lao động rẻ mà chưa có
sự góp mặt của các yếu tố như công nghệ hiện đại hay gia tăng năng suất lao động cũng như hàm lượng tri thức
Trang 8Thứ hai, hiệu quả đầu tư chưa cao như những gì đã đề ra và chậm đổi mới chính
sách liên quan đến thu hút FDI
Thứ ba, sức cạnh tranh của nền kinh tế hay các doanh nghiệp, sản phẩm của Việt
Nam vẫn còn yếu so với các nước, thậm chí là với các nước trong khu vực Các doanh nghiệp và sản phẩm mũi nhọn của Việt Nam có khả năng vươn ra thị trường quốc tế vẫn chưa nhiều và vẫn chưa khai thác được triệt để những lợi ích mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại
Thứ tư, việc phát triển nền kinh tế thị trường đã có nhiều chuyển biến tích cực
nhưng đôi khi vẫn còn lúng túng trong việc xác định hướng đi và chưa đồng bộ
Thứ năm, thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,… vẫn còn yếu tuy nhiên cần cải
thiện một cách nhanh chóng, tích cực để có thể nắm bắt được các cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển hơn
Thứ sáu, một số địa phương vẫn còn lúng túng trong công tác triển khai hội nhập
kinh tế quốc tế dẫn đến nhiều hạn chế trong công tác truyền thông thông tin về hội nhập cũng như các vấn đề kinh tế mang tính quốc tế
II Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình làm gia tăng sự liên kết giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới Bên cạnh những cơ hội cũng như những tác động tích cực mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thì cũng luôn tồn tại những khó khăn và thử thách nhất định cũng như những tác động trên mặt tiêu cực đòi hỏi Việt Nam phải có những phương pháp thay đổi và cải thiện để có thể nắm bắt được các cơ hội đi cùng với đó là tiếp thu được những lợi ích mà hội nhập kinh tế quốc
tế mang lại cho đất nước ta
1 Tác động tích cực
Trên thực tế, hội nhập kinh tế quốc tế bản chất là việc mở rộng thị trường để phát triển kinh tế Chính bởi vậy mà việc hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần tạo điều kiện để tiếp thu những khoa học kĩ thuật, nâng cao chất lượng lao động đi kèm với đó là hàm lượng tri thức Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh đến
sự tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao năng lực sản
Trang 9xuất, mở rộng thị trường trong một số lĩnh vực cụ thể như: công nghiệp, thương mại, các ngành dịch vụ…; thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch
cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn; thúc đẩy thương mại, tăng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và mở rộng quan hệ hợp tác phát triển (ODA) Với mục tiêu là tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế tạo sự ổn định tương đối để cùng phát triển kinh tế và các quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam với các quốc gia khác, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập
và phát triển các quan hệ khu vực, song phương và đa phương Hội nhập kinh tế quốc tế còn góp phần làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường quốc tế từ đó đưa ra các phương thức quản trị phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường quốc tế Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế trong nước từ
đó học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến Không những vậy, nhờ có tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có được thêm nhiều ưu thế về quy
mô, nguồn lực phát triển, tạo việc làm, các ngành có tốc độ tăng việc làm cao nhất cũng là những ngành mở cửa nhanh hơn hoặc những ngành áp dụng công nghệ mới để cạnh tranh, tạo tài sản sản xuất và hạ tầng như công nghệ chế tạo, xây dựng, tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ; tác động tích cực tới tiền lương và thu nhập của mọi tầng lớp dân cư, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh (quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm) và gia tăng phúc lợi xã hội Nhận thức được tầm quan trọng của việc hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam từ đó có thể đưa
ra các phương án cũng như chính sách quản lý kinh tế để vừa đáp ứng được việc phát triển nền kinh tế trong nước vừa có thể tận dụng triệt để và nắm bắt kịp thời các cơ hội do hội nhập kinh tế mang lại
2 Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho nền kinh tế Việt Nam thì vẫn tồn tại những mặt tiêu cực khác Quá trình đổi mới ở
Trang 10trong nước, nhất là đổi mới, hoàn thiện thể chế, trước hết là hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu hội nhập và quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh Mặt khác tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế bộc lộ nhiều bất cập so với yêu cầu bảo đảm quốc phòng
-an ninh, bảo vệ -an ninh chính trị, trật tự, -an toàn xã hội, môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Hơn nữa, việc phối hợp hội nhập kinh tế quốc tế với hội nhập trong các lĩnh vực khác chưa chặt chẽ để phát huy tổng lực
và hạn chế rủi ro; chưa tạo được sự đan xen chặt chẽ lợi ích chiến lược, lâu dài với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng Việc ứng phó với những biến động và
xử lý những tác động từ môi trường khu vực và quốc tế còn bị động, lúng túng và chưa đồng bộ Không những vậy, việc hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tiếp cận những kỹ thuật công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển còn khiến các nước kém phát triển hơn như Việt Nam trở thành “bãi rác công nghiệp”
Xét về tổng thể, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam Tuy nhiên, với 96% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, áp lực cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam là rất lớn Trong đó:
Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu: Dù hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, song việc
có tận dụng được các ưu đãi về thuế quan để mở rộng thị trường hay không lại phụ thuộc vào việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ cũng như các yêu cầu khác (an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ ) Với năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu còn hạn chế, thì những yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa lại đang đặt ra thách thức và mối lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam
Đối với sản xuất trong nước: Việc tự do hóa thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là từ các nước TPP,
EU vào Việt Nam do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, phong phú hơn sẽ tác động đến lĩnh vực sản xuất trong nước
Ngoài ra, khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ nhưng các hàng rào kỹ thuật không hiệu quả, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng trong khi lại không bảo vệ được sản xuất trong nước