Đây là hình thức đầu tiên cần được đề cập trong quá trình hội nhập kinhtế, đã tồn tại từ lâu dưới dạng các thỏa thuận, hiệp định thương mại, đầu tư, hoặc thỏathuận thương mại tự do song
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-*** -BÀI TẬP LỚN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động tích cực, tiêu cực của
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?
Họ và tên SV: Đinh Phan Anh
Lớp tín chỉ: LLNL1106 (222) 13
Mã SV: 11220137
GVHD: TS NGUYỄN VĂN HẬU
HÀ NỘI, NĂM 2023
Trang 2MỤC LỤC
A Đặt vấn đề 2
I Khái niệm và nội dung
1.1 Khái niệm và tính tất yếu
II Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
2.1 Đổi mới kinh tế (1986 – 1995) 4
2.2 Tham gia WTO (2007) 4
2.3 Ký kết các hiệp định thương mại tự do 4
2.4 Giai đoạn hội nhập sâu rộng (2016 – 2023) 5
B Nội dung 6
I Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
1.1 Tác động tích cực 6
1.2 Tác động tiêu cực 7
II Thành tựu và hạn chế của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
2.1 Thành tựu 8
2.2 Hạn chế 8
2.3 Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 9
C Tổng kết 13
Tài liệu tham khảo 14
Trang 3A ĐẶT VẤN ĐỀ
I Khái niệm và nội dung
1.1 Khái niệm và tính tất yếu
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình liên kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế toàn cầu, nhằm chia sẻ lợi ích và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế có hai hình thức chính
Hợp tác kinh tế song phương: là việc thiết lập quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia
có chủ quyền Đây là hình thức đầu tiên cần được đề cập trong quá trình hội nhập kinh
tế, đã tồn tại từ lâu dưới dạng các thỏa thuận, hiệp định thương mại, đầu tư, hoặc thỏa thuận thương mại tự do song phương
Hội nhập kinh tế khu vực: là một loại hình hội nhập kinh tế quốc tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia trong một khu vực cụ thể Từ những năm 50 của thế kỷ XX đến ngày nay, xu hướng khu vực hóa ngày càng phát triển và có
ý nghĩa quan trọng
Hội nhập kinh tế quốc tế là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam Nó không chỉ đơn thuần là việc cần thiết mà còn là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia và thế giới
Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế Toàn cầu hóa đã tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia trên toàn thế giới Trong đó, toàn cầu hoá kinh tế là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hoá các lĩnh vực khác Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu khách quan:
Trong toàn cầu hóa kinh tế, hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên
hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu Các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi toàn cầu Do đó, nếu không hội nhập kinh
tế quốc tế, các nước không thể có đủ các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước
Vì thế, hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu
đã và đang xuất hiện như: sự thiếu hụt về vốn, thiếu lao động trình độ cao, khoa học công nghệ chưa phát triển,
Trang 4Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, đặc biệt là các nước đang và kém phát triển Đối với những quốc gia này, hội nhập kinh tế quốc tế cung cấp cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như kinh nghiệm, tài chính, nguồn lực và khoa học công nghệ từ các quốc gia phát triển Trong bối cảnh các quốc gia giàu có đang kiểm soát những nguồn lực vật chất và phương tiện mạnh mẽ nhất để ảnh hưởng đến toàn cầu, các quốc gia đang và kém phát triển chỉ có thể phát triển kinh tế mở và hội nhập kinh tế quốc tế để tiếp cận những nguồn lực này và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển
Nhìn chung, hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan, đặc biệt là đối với các nước đang kém phát triển và đang phát triển Nó giúp các nước mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy công nghiệp hóa, tăng tích luỹ và tạo ra cơ hội việc làm mới cùng với việc nâng cao thu nhập tương đối của lao động
1.2 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, để thực hiện hội nhập thành công, cần có sự chuẩn bị và cân nhắc kỹ lưỡng Quá trình này đòi hỏi việc tạo ra môi trường thuận lợi trong nền kinh tế nội bộ
và xây dựng các mối quan hệ quốc tế hợp lý Điều kiện như tư duy phù hợp, sự tham gia của toàn xã hội, cải thiện và hiệu quả của thể chế, nguồn nhân lực có năng lực và hiểu biết về môi trường quốc tế là những yếu tố quan trọng để thực hiện hội nhập thành công và hiệu quả
Thứ hai, việc thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế cần đa dạng hóa các hình thức
và mức độ tham gia Hội nhập kinh tế quốc tế có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau Mức độ tham gia của một quốc gia trong các quan hệ kinh tế đối ngoại, tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực có thể xác định mức độ hội nhập kinh tế của quốc gia đó Ví dụ, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có thể được phân loại thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao, bao gồm: Liên minh thuế quan (CU), Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA),
Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều hình thức đa dạng như ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ và nhiều hình thức khác
Từ đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia
Trang 5Tóm lại, để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thành công và hiệu quả, cần chuẩn bị các điều kiện và cân nhắc kỹ lưỡng Đồng thời, cần đa dạng hóa các hình thức và mức độ tham gia để tận dụng
II Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Hiện nay Việt Nam đã bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết Tính đến nay (năm 2023), Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 trong 200 quốc gia trên toàn thế giới Có thể thấy, đây là con số đáng mong đợi trong đợi trong suốt các giai đoạn của quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế tại Việt Nam
2.1 Đổi mới kinh tế (1986 – 1995)
Giai đoạn đổi mới kinh tế từ năm 1986 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam Chính sách đổi mới này đã đưa ra mục tiêu khôi phục và phát triển kinh tế quốc gia sau những thất bại của chính sách kế hoạch hóa trước đây Đổi mới kinh tế bao gồm các biện pháp như: quản lý kinh tế, cho phép doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài, và thúc đẩy xuất khẩu
2.2 Tham gia WTO (2007)
Vào năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Việc tham gia WTO đã mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho Việt Nam, bao gồm quyền ưu tiên trong việc truy cập vào thị trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài Việc gia nhập WTO cũng buộc Việt Nam phải tuân thủ các quy định và nguyên tắc kinh doanh quốc
tế, từ đó thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế và hội nhập sâu rộng hơn Tháng 9 năm 2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên
2.3 Ký kết các hiệp định thương mại tự do
Việt Nam đã ký kết một số hiệp định thương mại tự do quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Một trong những hiệp định quan trọng là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), sau này đã trở thành
Trang 6Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) TPP đã mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các quốc gia thành viên khác
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) với Liên minh châu Âu Đây là một hiệp định mang tính chiến lược, mở ra
cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường lớn của Liên minh châu
Âu và tăng cường xuất khẩu Các hiệp định thương mại tự do khác như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) cũng đã mở rộng quy mô và phạm vi của quan hệ thương mại hai bên
2.4 Giai đoạn hội nhập sâu rộng (2016 – 2023)
Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2023 là một giai đoạn quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Trong thời gian này, Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế với các đối tác chủ chốt như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (RCEP), tạo ra một thị trường tiềm năng lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương Tham gia RCEP sẽ mang lại lợi ích lớn cho Việt Nam thông qua việc giảm thuế quan, tăng cường thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tăng cường cải cách năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ và tăng cường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu Các nỗ lực này nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam
Tóm lại, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đến năm 2023 đã trải qua nhiều giai đoạn quan trọng Việc tham gia các tổ chức quốc tế như WTO, ký kết các hiệp định thương mại tự do và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các đối tác quan trọng đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 7B NỘI DUNG
I Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gia tăng sự liên hệ giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới Do đó, một mặt, quá trình hội nhập sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực đối với quá trình phát triển của Việt Nam, mặt khác cũng đồng thời đưa đến nhiều thách thức đòi hỏi phải vượt qua mới có thể thu được những lợi ích to lớn từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới đem lại
1.1 Tác động tích cực
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu khách quan mà còn đem lại những lợi ích to lớn trong phát triển của các nước và những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng
Đầu tiên, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để phát triển kinh tế Trong đó phải kể đến: mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta trong phân công lao động quốc tế, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao Tiếp đến, hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại
và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia Nhờ đẩy mạnh việc hợp tác giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước và nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại
và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế Ví dụ như, những người lao động trình độ cao có cơ hội để đi công tác, tập huấn tại nước ngoài Việc này sẽ giúp chúng ta tiếp thu được những kiến thức, tinh hoa của những nước phát triển Từ đó, giúp nâng cao trình độ, cải thiện chất lượng của nguồn nhân lực, giáo dục - đào tạo ngành càng phát triển
Trang 8Cuối cùng, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện để tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế để tập trung cho phát triển kinh tế xã hội; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế
Có thể thấy rằng, vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế là rất lớn trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay Muốn nền kinh tế của một đất nước phát triển, muốn cải thiện chất lượng nguồn nhân lực hay muốn thúc đẩy văn hóa, chính trị, thì chúng ta buộc phải thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả nhất
1.2 Tác động tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực mà hội nhập kinh tế quốc tế đem lại, nó cũng đặt
ra rất nhiều rủi ro, hạn chế và thách thức:
Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí
là phá sản Do hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh
tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn hại trước những biến động của thị trường quốc tế
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội Trong công cuộc phát triển, tăng trưởng kinh tế nào cũng vậy, luôn xuất hiện những bất bình đẳng trong
xã hội, đặc biệt là khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng Điều này tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội
Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như nước ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp Do vậy, lợi nhuận thu được thấp mà môi trường bị phá hỏng nặng nề Trong tương lai thì việc này lại làm các nước đang và kém phát triển càng bị ảnh hưởng
Cuối cùng, hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng nguy cơ bản mai một bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việc mở cửa, tiếp thu những nền tinh hoa trên thế giới thì không thể tránh khỏi việc bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài Vì thế, chúng ta phải biết cách hòa nhập mà không hòa tan, phải tiếp thu một cách chọn lọc và kế thừa những điều vốn có của đất nước mình
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa có khả năng tạo ra những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, vừa có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng Vì
Trang 9vậy, phải tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm
II Thành tựu và hạn chế của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
2.1 Thành tựu
Về tăng trưởng kinh tế, trong suốt hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới và
mở cửa, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Giai đoạn đầu Đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4% Trong các giai đoạn tiếp theo, tỷ lệ này được cải thiện đáng kể: giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân tăng 8,2% năm; giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP tăng 7%; giai đoạn 2001- 2010 GDP tăng bình quân 7,26%; giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng GDP giảm nhẹ còn 6% năm, giai đoạn 2016-2019 mức tăng GDP đạt 6,8%, năm 2020 và 2021 mức tăng GDP chỉ đạt lần lượt là 2,91% và 2,58% do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 Tuy nhiên mức tăng trưởng của Việt Nam trong hai năm này vẫn nằm trong số ít các quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất thế giới Quy mô nền kinh tế được mở rộng đáng kể,
năm 2020, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD Đặc biệt, hội nhập kinh tế quốc tế có thể nói tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế với năm 2022 GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022
Về xuất nhập khẩu, thời kỳ 2001-2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,42%, cao hơn 2,42% so với chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển xuất khẩu 2001-2010 Tính riêng trong giai đoạn 2007-2010, là giai đoạn sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu tăng bình quân 14% năm, nhập khẩu tăng bình quân 11% năm
Từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm, từ 1,77 tỷ USD (năm 2016); 2,1 tỷ USD (năm 2017); 6,8 tỷ USD (năm 2018); 10,9 tỷ USD (năm 2019); trên 19 tỷ USD (năm 2020) và năm 2021mức xuất siêu gần 4 tỷ USD Trong tháng 12-2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 66,5 tỉ USD Tính chung cả năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỉ USD, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19%; nhập khẩu tăng 26,5%, dù chịu ảnh hưởng nặng nề dịch COVID-19 (Theo
số liệu từ Tổng cục Thống kê)
Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sau khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987 đến nay, chúng ta cả nước có 26.500 dự án FDI, đến từ 129 quốc gia, vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký trên 334 tỷ USD, tổng vốn thực hiện đạt trên 185 tỷ USD, trong đó khoảng 58% tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và tạo ra 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như dầu khí, điện tử, viễn thông…
Trang 102.2 Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục Bời vì những hạn chế này đã tác động bất lợi tới phát triển kinh tế-xã hội của nước ta trong thời gian qua và có thể còn tác động bất lợi lâu dài
Đầu tiên, chúng ta chưa xác lập được một cách thật sự bền vững môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước Chúng ta đang bị tập trung vào những lợi ích ở hiện tại mà chưa quá chú trọng vào những tác hại nó có thể gây ra trong một thời gian dài Như những thời điểm chúng ta tập trung vào các lợi ích mang tính ngắn hạn như cắt giảm thuế quan mà chưa chú trọng đúng mức đến các mục tiêu dài hạn như nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng, cải cách môi trường, thể chế trong nước, khả năng thích ứng nhanh của nền kinh tế với biến động bên ngoài
Thứ hai, sự phụ thuộc nền kinh tế và những lỗ hổng được bộc lộ Có thời gian chúng ta tập trung các nỗ lực hội nhập kinh tế vào khu vực Đông Á làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào các nền kinh tế lớn trong khu vực về nguồn nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ… Sự tập trung này tạo hiệu ứng cộng hưởng với các căn nguyên khác dẫn đến tỉ trọng nhập siêu của Việt Nam tăng cao từ một số đối tác trong khu vực Đông Á Hơn thế, việc hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần bộc
lộ những yếu kém cơ bản của nền kinh tế Cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện căn bản, hiệu quả đầu tư chưa cao như mong muốn Tăng trưởng phần nhiều dựa vào các yếu tố như: tín dụng, lao động rẻ mà thiếu sự đóng góp của việc gia tăng năng suất lao động hay hàm lượng tri thức.Bên cạnh đó, chúng ta đang thiếu các ngành kinh tế, doanh nghiệp mang tính mũi nhọn, có khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới, chưa có khả năng đi đầu, kéo các ngành khác cùng phát triển Trong khi đó, một số sản phẩm đã bắt đầu gặp khó khăn trong cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm như: nông sản, thủy sản, dệt may,…
Cuối cùng, hội nhập kinh tế quốc tế chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chưa được tiến hành đồng bộ với quá trình gia tăng liên kết giữa các vùng, miền trong cả nước Có thể thấy, trong quá trình hội nhập, phát triển nào cũng đi kèm những vấn đề đời sống - xã hội: sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng rõ rệt, bản sắc văn hóa bị mai một, môi trường bị ảnh hưởng, ô nhiễm nặng nề,
2.3 Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 2.3.1 Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức
Thứ nhất, tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức của người dân Đặc biệt, của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung; nâng cao hiểu biết và sự đồng thuận của cả xã hội, đặc biệt là của doanh nghiệp, doanh nhân đối với các thỏa thuận quốc tế, đặc biệt