1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh

292 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh

Trang 1

Vũ Thị Bích Duyên

VAI TRÒ TỰ QUẢN CỦA CỘNG ĐỒNG

TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÒNG HỌ TIÊN CÔNG Ở QUẢNG NINH

Ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9229042

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Hà Nội - 2023

Trang 2

Vũ Thị Bích Duyên

VAI TRÒ TỰ QUẢN CỦA CỘNG ĐỒNG

TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÒNG HỌ TIÊN CÔNG Ở QUẢNG NINH

Ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9229042

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận án Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện

trong những năm qua Số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Tác giả luận án

Vũ Thị Bích Duyên

Trang 4

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 9

1.1.1 Nhóm công trình về lịch sử văn hóa và vai trò của cộng đồng, dòng họ 9

1.1.2 Nhóm công trình về chính sách quản lý di sản văn hóa 18

1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến địa bàn nghiên cứu 21

1.1.4 Nhận xét, đánh giá về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 25

1.2 Cơ sở lý luận 27

1.2.1 Các khái niệm 27

1.2.2 Một số quan điểm về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ 34

1.2.3 Lý thuyết vận dụng trong luận án 37

1.3 Khái quát về các dòng họ Tiên Công và địa bàn nghiên cứu 41

1.3.1 Khái quát dòng họ Tiên Công và việc hình thành làng xã 41

1.3.2 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 49

Tiểu kết 53

Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ TỰ QUẢN CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÒNG HỌ TIÊN CÔNG Ở QUẢNG NINH 55

2.1 Di sản văn hóa các dòng họ Tiên Công 55

2.1.1 Di sản văn hóa vật thể 55

2.1.2 Di sản văn hóa phi vật thể 65

2.2 Cơ cấu tổ chức và vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công 84

2.2.1 Cơ cấu tổ chức tự quản của cộng đồng 84

2.2.2 Tự quản về vấn đề tài chính 86

2.2.3 Bảo vệ di tích Nhà thờ họ và các hiện vật trong nhà thờ họ 90

2.2.4 Tổ chức hoạt động lễ hội, nghi lễ dòng họ 108

Trang 5

HUY DI SẢN VĂN HOÁ DÒNG HỌ TIÊN CÔNG Ở QUẢNG NINH 132

3.1 Những vấn đề đặt ra đối với việc tự quản của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công hiện nay 132

3.1.1 Vấn đề nhận thức về vai trò di sản văn hóa dòng họ 132

3.1.2 Hành lang pháp lý của tự quản cộng đồng 135

3.1.3 Nghiên cứu, thống kê hiện trạng, bảo quản di sản văn hóa dòng họ với ứng dụng kỹ thuật và công nghệ số 136

3.2 Định hướng bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dòng họ Tiên Công trong giai đoạn hiện nay 137

3.2.1 Định hướng chung từ phía Nhà nước 137

3.2.2 Định hướng của tỉnh Quảng Ninh 139

3.3 Giải pháp nâng cao vai trò tự quản của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công 142

3.3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ tự quản của cộng đồng 142

3.3.2 Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò của di sản văn hóa dòng họ 1453.3.3 Nhóm giải pháp phát huy hiệu quả bộ máy tự quản về di sản văn hoá dòng họ 147

3.3.4 Giải pháp về huy động các nguồn lực đầu tư 150

3.3.5 Nhóm giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng trong quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch 151

3.3.6 Nhóm giải pháp tăng cường truyền thông, quảng bá về di sản văn hóa dòng họ Tiên Công 153

3.3.7 Nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả phối hợp giữa ngành Văn hóa, Du lịch với các ngành và tổ chức liên quan 156

3.3.8 Giải pháp về tăng cường vai trò của Đảng, phối hợp giữa quản lý Nhà nước và vai trò của cộng đồng, các tổ chức trong tỉnh 157

3.3.9 Nhóm giải pháp lồng ghép quản lý, tổ chức và bảo vệ phát huy di sản văn hóa trong phát triển kinh tế, văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh 158

Tiểu kết 159

KẾT LUẬN 161

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 166

TÀI LIỆU THAM KHẢO 167

PHỤ LỤC 183

Trang 6

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa

VHTTDL

Liên hiệp quốc

Văn hóa, Thể thao và Du lịch VHTT-TT Văn hóa Thông tin - Thể thao

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy dòng họ Tiên Công 86Biểu đồ 1: So sánh hiện vật cổ được bảo quản tại từ đường các dòng họ Tiên Công tại phường Yên Hải 97Biểu đồ 2: So sánh hiện vật mới được đầu tư vào từ đường các dòng họ Tiên Công tại phường Yên Hải

222Biểu đồ 3: So sánh hiện vật cổ được bảo quản tại từ đường các dòng họ Tiên Công tại phường Phong Cốc 99Biểu đồ 4: So sánh hiện vật mới được đầu tư tại từ đường các dòng họ Tiên Công tại phường Phong Cốc 223Biểu đồ 5: So sánh hiện vật cổ được bảo quản tại từ đường các dòng họ Tiên Công tại xã Cẩm La 101Biểu đồ 6: So sánh hiện vật cổ được bảo quản tại từ đường các dòng họ Tiên Công tại xã Liên Vị 102Bảng 2.2 Kinh phí đóng góp của con cháu các dòng họ Tiên Công cho việc trùng tu tôn tạo di tích từ năm 2017 đến 2022 88

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Quảng Ninh là một tỉnh có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước và có kho tàng di sản văn hóa hết sức đặc sắc, trong đó có di sản văn hóa của các dòng họ Tiên Công Trong lịch sử các dòng họ Tiên Công ở nơi đây, việc lập làng xã thường gắn kết theo dòng họ, chẳng hạn như họ Vũ Tam (thờ Tiên công Vũ Tam Tỉnh) tại làng Yên Đông, phường Yên Hải; họ Hoàng (thờ thuỷ tổ Tiên công Hoàng Kim Bảng- Đồng Đức Hấn) tại Vị Khê, xã Liên Vị, họ Dương (thờ Tiên công Dương Quang Tấn) tại xóm Ngoài, xã Cẩm La; họ Lê ( thờ Tiên Công Lê Mở, Lê Khép) tại xóm Cống, phường Phong Cốc Trường hợp trên cho thấy, cộng đồng làng xã ở đây cùng chính là cộng đồng dòng họ Mỗi dòng họ lại có một kho tàng di sản văn hóa của mình hết sức đặc sắc, được trao tuyền cho các thế hệ từ xưa đến nay Tuy nhiên, với sự biến động của xã hội hiện đại, vai trò của cộng đồng, dòng họ trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ngày càng trở nên quan trọng và đầy thách thức Do vậy, nghiên cứu về vai trò tự quản của cộng đồng trong bảo tồn di sản văn hóa của dòng họ Tiên Công là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu về vai trò của cộng đồng, dòng họ trong đời sống xã hội đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu thuộc các lĩnh vực sử học, dân tộc học/nhân học, xã hội học, văn hoá học, Các nhà nghiên cứu tuy có góc nhìn khác nhau, tựu trung lại đều nhằm miêu thuật, luận giải những biểu hiện của văn hóa cộng đồng, dòng họ trong không gian mà nó sinh tồn Chưa có nhiều công trình nghiên cứu, khai thác triệt để từ góc nhìn quản lý văn hóa để làm rõ hơn vai trò tự quản của cộng đồng (bao gồm cả những mặt tích cực, những mặt con lạc hậu, bảo thủ ) với tư cách là chủ thể của quá trình sáng tạo, lưu giữ, phát huy những giá trị của di sản dòng họ trong xã hội đương đại Chưa có nhiều công trình nghiên cứu bài bản về vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy di sản dòng họ, cho nên chúng ta cũng chưa hiểu biết nhiều về quản lý di sản văn hóa từ cấp độ cộng đồng

Các dòng họ Tiên Công là hiện tượng xã hội tiêu biểu “độc nhất vô nhị” không chỉ ở Quảng Ninh mà trong phạm vi toàn quốc Họ là chủ nhân của vùng đất Quảng Yên (Quảng Ninh) ngày nay với những giá trị di sản văn hóa độc đáo, tất cả đều tạo

Trang 9

nên nét riêng cho không gian lịch sử văn hóa ở vùng đất này Di sản văn hóa dòng họ Tiên Công là một tiểu hệ thống trong di sản văn hóa dân tộc Việt Nam Điều mà chúng tôi quan tâm ở đây chính là vai trò của cộng đồng, dòng họ trong quá trình sáng tạo, khai thác, sử dụng những di sản mà chính họ làm ra trong xã hội đương đại Việc nhận diện, đánh giá đầy đủ không gian lịch sử, văn hóa Quảng Ninh, trong đó có di sản văn hóa dòng họ Tiên Công sẽ góp một phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội và chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương

Đất nước hội nhập quốc tế là một xu thế có tính khách quan, mở ra hướng phát triển kinh tế xã hội hiện đại Tỉnh Quảng Ninh những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức về di sản văn hóa, quản lý di sản văn hóa, đặc biệt là vai trò tự quản của cộng đồng về di sản văn hóa dòng họ gắn với sự phát triển chung của đất nước Nhờ đó mà DSVH được đầu tư, trùng tu, bảo tồn, phát huy đáng kể, không chỉ là các di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh, mà còn có những di tích, lễ hôi thuộc dòng họ Tuy nhiên, về phương diện tự quản của cộng đồng, bên cạnh những mặt mạnh còn có cả những mặt tiêu cực, hạn chế mà chúng ta chưa lường hết được

Những năm gần đây, kinh tế người dân được nâng cao, đồng thời cũng xuất hiện một xu hướng chuyển biến khá mạnh mẽ về đời sống tâm linh, sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hướng về cội nguồn, dòng họ/dòng tộc trở nên sinh động hơn, thậm chí có phần thái quá Tiếp cận từ vai trò tự quản của cộng đồng cho thấy việc lưu giữ, thống kê, đánh giá chất lượng, số lương loại hình di sản văn hóa dòng họ cũng còn những hạn chế, đôi khi còn để di sản hư hoại, mất mát Mặt khác, một số văn bản pháp quy về lĩnh vực văn hóa còn những bất cập, chưa quy định cụ thể, rõ ràng về phân cấp quản lý đối với các loại hình di sản văn hóa cộng đồng Di sản văn hóa nào cũng biến đổi theo thời gian, không gian Quá trình ấy nó cũng bộc lộ những vấn đề tiêu cực, hạn chế níu kéo quá trình phát triển Vì thế, việc đánh giá thực trạng vai trò tự quản của cộng đồng, dòng họ đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công là rất cần thiết

2 Mục đích và nghiêm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng vai trò tự quản của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh,

Trang 10

luận án nhằm làm rõ những vấn đề đặt ra, đề xuất định hướng và giải pháp góp phần nâng cao vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến di sản văn hóa dòng họ, quản lý di sản văn hóa dòng họ, vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ

- Khảo sát, đánh giá thực trạng vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở tỉnh Quảng Ninh

- Nhận diện những vấn để đặt ra, làm rõ định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò tự quản của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Tiên Công hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò tự quản của cộng đồng trong việc

bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở tỉnh Quảng Ninh 3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Quản lý di sản văn hóa có thể tiếp cận từ hai

hướng: Quản lý nhà nước và tự quản của cộng đồng Luận án tập trung nghiên cứu về vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Trong khuôn khổ có hạn, luận án giới hạn nghiên cứu tập trung vào những di sản văn hóa tiêu biểu như: nhà thờ họ, gia phả, sắc phong, long ngai, bài vị, hoành phi, câu đối, nghệ thuật dân gian, các nghi lễ, lễ hội, phong tục, tập quán (thống kê đầy đủ những nội dung như phần thực trạng đã khảo sát)

- Phạm vi thời gian: Việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng vai trò tự

quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Tiên Công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được tiến hành từ năm 2017 đến nay, khi lễ hội Tiên Công được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Thời

Trang 11

gian nghiên cứu các nguồn tài liệu, sử liệu liên quan được mở rộng hơn, bao gồm tất cả những thông tin, tư liệu có đề cập đến dòng họ Tiên Công, văn hóa dòng họ Tiên Công và hoạt động tự quản về di sản văn hóa của cộng đồng

- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu, khảo sát về vai trò tự quản của

cộng đồng đối với di sản văn hóa dòng họ Tiên Công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tập trung tại thị xã Quàng Yên với các nghiên cứu trường hợp (case study) là các xã phường Yên Hải, Cẩm La, Phong Cốc, Liên Vị

4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

4.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh có giá trị như thế nào? - Thực trạng vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở tỉnh Quảng Ninh thời gian qua như thế nào?

- Những vấn đề gì đặt ra đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay? Cần có những định hướng và giải pháp gì để góp phần nâng cao hiệu quả vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở địa phương trong thời gian tới?

4.2 Giả thuyết nghiên cứu

- Với lịch sử hình thành và phát triển hơn 5 thế kỷ quai đê, lấn biển, mở đất, lập làng tại nơi địa đầu ở vùng đất Quảng Ninh, các dòng họ Tiên Công đã để lại một di sản văn hóa dòng họ độc đáo, khác biệt so với các dòng họ khác, được thể hiện ở hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú

- Trong thời gian qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Tiên Công được tiến hành chủ yếu nhờ vai trò của cộng đồng Công việc này đã đạt nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần khắc phục, cải thiện

- Để góp phần nâng cao hiệu quả vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Tiên Công hiện nay cần có một hệ thống các giải pháp đồng bộ, thiết thực, khả thi, đáp ứng đúng nhu cầu của cộng đồng, cũng như phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Trang 12

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

5.2.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp

NCS thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý các nguồn tài liệu thứ cấp như: các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, các đề tài khoa học, luận văn, luận án, sách, báo, tạp chí, bài viết đã công bố có nội dung liên quan đến di sản văn hóa dòng họ, quản lý di sản văn hóa dòng họ, vai trò tự quản của cộng đồng và những vấn đề khác Ngoài ra, NCS cũng tham khảo, tìm hiểu các văn bản pháp luật của Nhà nước, các báo cáo, số liệu có liên quan của địa phương Từ đó NCS có thể hệ thống hóa cơ sở lý luận của luận án, xác định các nội dung nghiên cứu, kế thừa và xử lý các thông tin, số liệu phù hợp để phục vụ cho nội dung nghiên cứu của luận án

5.2.2 Phương pháp quan sát tham dự

NCS trực tiếp tham gia các lễ hội, các sinh hoạt dòng họ của một số họ tộc như các cuộc giỗ họ, họp họ, các đám cưới, đám tang, các cuộc họp của họ tộc, các trình diễn nghệ thuật của cộng đồng với tư cách vừa là con cháu của dòng họ, vừa là nhà nghiên cứu Trong quá trình đó, NCS có thể kín đáo hoặc công khai quan sát, trải nghiệm, đánh giá, từ đó nhận biết được ý nghĩa, giá trị của các sinh hoạt văn hóa dòng họ ở các bối cảnh, chức năng, tình huống khác nhau

Trang 13

5.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm

NCS dùng 02 hình thức: Phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm Với hình thức phỏng vấn sâu, NCS dùng khung câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc có tính chất định hướng nội dung để thực hiện phỏng vấn Tổng số người được chọn để phỏng vấn sâu

là 28 người, được phân bố như sau: Chuyên gia nghiên cứu: 04 người; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo phòng VHTT-TT: 02 người; Công chức văn hóa xã hội : 04 người; các thành viên hội đồng gia tộc và thành viên trong các dòng họ Tiên Công: 18 người

Bên cạnh đó, NCS cũng tiến hành hình thức phỏng vấn nhóm trong một số tình huống thuận lợi tại địa điểm nghiên cứu với một nhóm nhỏ, khi mọi người cùng trong quá trình tham gia một sinh hoạt dòng họ nào đó Những phỏng vấn như vậy thường được tiến hành rất tự nhiên, thoải mái, các câu hỏi được đưa ra linh hoạt, uyển chuyển, tùy thuộc tình huống, thời gian, bối cảnh

5.2.4 Phương pháp thống kê

NCS tiến hành thu thập, tổng hợp số liệu từ các báo cáo, ghi chép của xã và các dòng họ Tiên Công về các vấn đề: mức đầu tư tài chính, hoạt động, nhân lực cho các hoạt động của các dòng họ… thông qua nguồn tiếp cận các dữ liệu thống kê từ các báo cáo hoạt động trong các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022 của Phòng VHTT-TT thị xã Quảng Yên, số liệu kiểm kê di tích của các xã Yên Hải, Cẩm La, Phong Cốc và Liên Vị và số liệu NCS tự thống kê qua các đợt khảo sát trực tiếp tại địa điểm nghiên cứu

5.2.5 Phương pháp so sánh

Trên cơ sở tổng hợp, phân loại các dữ liệu, NCS tiến hành so sánh lịch đại các thông tin, số liệu về về việc tự quản của các dòng họ Tiên Công trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Tiên Công qua các giai đoạn từ năm 2017 đến 2022 NCS cũng tiến hành so sánh đồng đại các dữ liệu về việc tự quản của các dòng họ Tiên Công trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở mỗi địa bàn nghiên cứu

6 Đóng góp mới của luận án

6.1 Về mặt khoa học

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung và hoàn thiện thêm những

Trang 14

vấn đề lý luận về văn hóa dòng họ, quản lý di sản văn hóa dòng họ, vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ nói chung, di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh nói riêng

Luận án cũng góp phần minh chứng và phát triển thêm một số nội dung của lý thuyết vai trò trong ứng dụng vào nghiên cứu hoạt động tự quản của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ

6.2 Về mặt thực tiễn

Luận án cung cấp những cứ liệu thực tiễn về vai trò tự quản của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Tiên Công tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh, mà cụ thể là tại 4 xã ở thị xã Quảng Yên Trên cơ sở đó luận án đề xuất một hệ thống giải pháp có giá trị tham khảo đối với công tác quản lý, nghiên cứu và giảng dạy trong những vấn đề liên quan

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, mà trực tiếp là Sở VHTT, UBND Thị xã Quảng Yên và UBND các xã phường, kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh, ban hành, thực hiện các chủ trương, chính sách phù hợp, kịp thời hơn để tạo động lực pháp lý cho hoạt động bảo tồn, phát huy DSVH dòng họ Tiên Công trong đời sống hiện nay

Đối với các dòng họ Tiên Công, kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng để tham khảo, thúc đẩy vai trò tự quản của cộng đồng, cũng như từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động tự quản trong việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH dòng họ phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội hiện nay

Đối với các cơ sở nghiên cứu và đào tạo về VHNT, kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các đối tượng khác nhau trong các vấn đề liên quan

Trang 15

Chương 2: Thực trạng vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh (77 trang)

Chương 3: Những vấn đề đặt ra, định hướng và giải pháp nâng cao vai trò tự quản của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh (29 trang).

Trang 16

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của các tác giả trong và ngoài nước khá phong phú và đa dạng từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau Trong luận án khái quát một số công trình chính như sau:

1.1.1 Nhóm công trình về lịch sử văn hóa và vai trò của cộng đồng, dòng họ

Cộng đồng làng xã, cộng đồng dòng họ có lịch sử gắn với lịch sử xã hội của mỗi dân tộc, do đó nó trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau

Từ năm 1877, Lewis Morgan đã xuất bản tác phẩm Xã hội thời cổ hay những con đường tiến bộ của loài người từ thời đại mông muội, qua thời đại dã man đến thời đại văn minh Tác phẩm được coi là kinh điển này đã đề cập đến sự hình thành và phát

triển về tố chức của cộng đồng gia đình, tộc họ Morgan cũng đã kế thừa một số luận

điểm của những công trình trước đó như Chế độ mẫu quyền (xuất bản năm 1861) của học giả người Đức J.Bachofen, hoặc Hôn nhân nguyên thủy (1865) của J.F.Lennan ,

nhưng ông chính là người đầu tiên sắp xếp thời kỳ tiền sử của loài người theo một trật tự nhất định và trong mỗi thời đại, ông lại chia ra 3 giai đoạn: giai đoạn thấp, giai đoạn

giữa và giai đoạn cao Khẳng định của ông “Tất cả các thời đại tiến bộ lớn lao của loài người, nhiều hay ít, đều trực tiếp ăn khớp với những thời đại mở rộng các nguồn sinh sống” Phriđrích Ăng-ghen cũng có nhiều phân tích và luận giải sâu sắc qua khảo sát

của Morgan về thị tộc I-rô-qua và thị tộc Hy-Lạpđể khẳng định sự hình thành một tổ chức mới là nhà nước Qua sự phân tích của Ăng-ghen, một sơ đồ hình thành và phát

triển của loài người và xã hội đã được vạch ra: con người/chế độ hôn nhân >gia đình >dòng họ/thị tộc >nhà nước Công trình này đã giúp NCS có cái nhìn về vai trò của

gia đình, dòng họ trong tiến trình phát triển của xã hội áp dụng trong luận án, khẳng định gia đình và dòng họ chính là một thành tố quan trọng, mắt xích không thể thiếu trong tiến trình phát triển đó Claude Lévi-Strauss, nhà nghiên cứu người Pháp với

công trình Huyền sử xuất bản năm 1964, Gia đình xuất bản năm 1971, Cái nhìn dĩ vãng

Trang 17

xuất bản năm 1983 Các công trình tiếp theo của ông vẫn dựa vào các lý thuyết nền tảng của các tác giả đi trước, nghiên cứu, khảo sát chuyên sâu về một số địa phương, tộc người hoặc một dòng họ, các tín ngưỡng liên quan Tác giả Grant Evans lại nêu đặc điểm cụ thể hơn về chức năng của dòng họ (một dạng cộng đồng cơ bản dựa trên quan hệ huyết thống (gia đình, họ tộc) ở châu Á trong tác phẩm Bức khảm văn hóa châu Á là những thực thể chính trị có thể hoặc không có thể phát triển tùy theo tình thế chính trị và kinh tế của các thành viên có khả năng trong dòng họ [64] Đây cũng là những nghiên cứu quan trọng mà NCS quan tâm khi nghiên cứu để tài của luận án đó là nhìn nhận vai trò chức năng của dòng họ Tiên Công như một thực thể chính trị và yếu tố kinh tố của các gia đình hay cá nhân trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các dòng họ này và thể hiện cụ thể trong luận án đó là đóng góp tự nguyện của các thành viên về mặt kinh phí trong duy trì các hoạt động của mỗi dòng họ Tiên

Công Tác giả Michelle Stefano và cộng sự trong cuốn Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đã đưa ra nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể Cuốn sách

đề cập đến quyền lực của các bên tham gia quản lý và thực hành di sản, trong đó nhấn mạnh đến vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng địa phương Cuốn sách đề xuất một quan điểm trong quản lý di sản bao gồm “nhiều quyền lực” của cả nhà nước, cộng đồng, các bên tham gia tạo nên một chỉnh thể hòa hợp [213]

Ở Việt Nam, cộng đồng làng xã, cộng đồng dòng họ cũng được ghi chép từ khá sớm, có thể tìm thấy trong các bộ sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục và các sách viết về địa chí như

Dư địa chí của Nguyễn Trãi, các bộ sách của Lê Quỷ Đôn, Lịch triều hiến chương loạỉ chí của Phan Huy Chú…Các bộ sách này chủ yếu hệ thống lại, mô tả về phả hệ

của các cộng đồng dòng họ chứ chưa đi sâu tìm hiểu về vai trò, chức năng của các cộng đồng này Về gia phả ở nước ta, một số nhà nghiên cứu cho rằng gia phả đã xuất hiện từ thời Sỹ Nhiếp làm Thái thú quận Giao Chỉ, hoặc gần hơn là từ thời Lý Nam Đế (khoảng 476 - 545), nhưng phải đến thời nhà Lý, nhà Trần mới thấy xuất hiện những cuốn ghi rõ thế thứ, tông tích toàn tộc họ, phả ký ghi lại hành trạng, sự nghiệp của tổ tiên, về thế hệ các vua Hùng Đây là những thông tin mà NCS có thể tham

Trang 18

khảo khi nghiên cứu về gia phả cũng như cách thức tiến hành và biên soạn gia phả mới hiện nay của các dòng họ Tiên Công tại Quảng Ninh

Đầu thế kỷ XX, xuất hiện thêm nhiều công trình sử học, văn hoá, tôn giáo - tín ngưỡng ít nhiều có đề cập đến sự hình thành tổ tiên, gia đình, dòng họ ở Việt Nam

Giáo sư Bửu Lịch với Nhân chủng học và Lược khảo thân tộc học [97] do nhà xuất

bản Lửa Thiêng ấn hành năm 1971 tại Sài Gòn Cho dù “thân tộc học”, vẫn còn là lý thuyết mới mẻ, ít được quan tâm với tư cách là một đối tượng nghiên cứu trọn vẹn Nhưng trong cuốn sách này, Giáo sư Bửu Lịch đã tóm tắt lại các thành tựu nghiên

cứu về thân tộc học của nhân loại qua 3 phần chính: “Danh từ thân tộc”, “Tử hệ” và “Thân tộc và hôn nhân” Tác giả Bình Nguyên Lộc trong tác phẩm Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam do Nxb Bách Lộc, Sài Gòn xuất bản năm 1971 [101] đã đưa ra một lộ trình chung cho sự hình thành các dân tộc: Cá nhân lang thang> Gia đình mẫu hệ> Gia đình phụ hệ> Thị tộc (Clan)> Bộ lạc (tribu)> quốc gia Ông cũng

khẳng định dân Lạc Việt vốn có họ khác với họ Trung Hoa, bằng chứng là người

Mường còn giữ được một số họ cổ xưa như họ Ai, Kem, Khói, Sa, Xa không hề thấy ở Trung Quốc Tác giả Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, Nxb TP Hồ Chí

Minh tái bản năm 2000 [86] thì cho rằng lịch sử nước ta bắt đầu từ “họ Hồng Bàng”,

con cháu của Vua Thần Nông Pierre Gouro trong Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ,

được xuất bản tại Paris năm 1933, Nxb Trẻ - Trung tâm ngôn ngữ và văn minh Pháp, tái bản 2004 Trong công trình này, Pierre Gourou đã tiến hành điều tra, thống kê tên các dòng họ ở vùng châu thổ Sông Hồng (202 họ) và bước đầu có những nhận xét sơ bộ về tên họ và sự phân bố tại các làng xã, vùng miền [127] Nguyễn Đức Dụ trong

cuốn Gia phả khảo luận và thực hành [42] (xuất bản lần đầu năm 1967 tại Sài Gòn)

ước tính nước ta có khoảng 300 tên họ Gần đây, nhà nghiên cứu Vũ Hiệp trên cơ sở phân tích số liệu thống kê nhân khẩu của Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra con số sơ bộ có 355 họ tộc ở thành phố Hồ Chí Minh

Những năm sau khi thống nhất đất nước (năm 1975), nhiều công trình nghiên cứu sâu rộng trên hầu như toàn bộ những phương diện cấu thành cộng đồng như: tổ

chức, vai trò của cộng đồng, quan hệ ứng xử trong tộc họ, gia phong, tục thờ tổ tiên,

Trang 19

thờ tổ họ, những giá trị gia đình, gia tộc truyền thống và hiện đại , được các nhà

khoa học tiếp cận, triển khai theo nhiều phương pháp khác nhau như nhân học văn hoá, xã hội học văn hoá, tâm lý học, địa - văn hoá, lịch sử văn hoá Trong những nghiên cứu về gia đinh và một chút ít bóng dáng của cộng đồng gia tộc, dòng họ, có thể kể đến học giả Từ Chi với những nhận xét bước đầu nhưng gợi mở nhiều điều về gia đình của người Việt, đặc biệt là những gợi ý của ông về hình thức tập hợp họ (dòng họ) trên cơ sở huyết thống Ông còn cho rằng, dòng họ đóng một vai trò nhất định trong lịch sử xây dựng làng mới: những người đầu tiên bỏ quê đi lập làng mới thường là họ hàng với nhau, thổ cư các gia đình thành viên thường áp sát nhau và chiếm vị trí trung tâm trên khu đất mới Quan điểm này giúp NCS thấy được vai trò của các dòng họ Tiên Công trong việc hình thành các làng xã tại vùng đất Quảng Yên, Quảng Ninh Đồng thời, trong nghiên cứu cũng khẳng định dòng họ còn đóng vai trò “một chỗ dựa tinh thần, và đôi khi chính trị nữa” (chứ “không phải một viện trợ vật chất”) cho các thành viên trong làng Việt cổ truyền vốn chằng chịt vô vàn mâu thuẫn [178] Yếu tố này cũng giúp NCS nhìn nhận đúng về các giá trị về tinh thần khi nghiên cứu về các di sản văn hóa phi vật thể của các dòng họ Tiên Công Công trình của tác giả Trịnh Thị Quang, từ góc nhìn xã hội học để nghiên cứu về vai trò của cộng đồng dòng họ và quan hệ dòng họ mà tác giả gọi là “tổ chức thân tộc” Tác giả cho rằng, quan hệ thân tộc vốn thường đảm nhận ba chức năng: là một cộng đồng pháp lý, một cộng đồng kinh tế, cộng đồng sinh sống, đạo đức và tôn giáo; và chú ý xem xét những chức năng đó đã và đang biến đổi như thế nào Đây lại là một khía cạnh nữa giúp làm rõ được vai trò về mặt pháp lý, về mặt kinh tế, đạo đức, tôn giáo đó chính là Cụ thể trong luận án đề cập đến về mặt pháp lý đó là việc tự quản của các dòng họ thông qua tộc ước hay quy ước của các dòng họ Tiên Công, về mặt kinh tế đó là sự tự nguyện đóng góp về kinh tế cho các hoạt động của các dòng họ hay về mặt đạo đức tôn giáo đó chính là các truyền thống trong dòng họ và các nghi lễ nghi thức của các dòng họ với tục thờ Tiên Công của vùng đất Dựa trên sự tiếp cận đồng đại và lịch đại, tác giả Ngô Thị Chính còn phân tích hệ thống thân tộc người Việt truyền thống qua các chiều cạnh của ngôn ngữ cũng như qua các tài liệu điền dã dân tộc học để đưa ra một bức

Trang 20

tranh khá đầy đủ về hệ thống thân tộc phụ hệ truyền thống của người Việt [133] Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu với những chỉ dẫn sâu sắc về gia đình truyền thống Việt Nam dưới ảnh hưởng của Nho giáo; Toan Ánh, Phạm Côn Sơn đề cập cụ thể những vấn đề về tập tục, đạo lý, gia phong, nghi lễ gia đình; Nguyễn Khánh Toàn về những tàn dư của chế độ cũ trong gia đình Việt Nam Học giả Đào Duy Anh, một trong

những người được coi là đặt nền móng cho nghiên cứu văn hoá Việt Nam trong Việt Nam văn hóa sử cương (1938) đã chú ý tới việc tế tự ở gia tộc bên cạnh việc tập trung

nghiên cứu gia tộc, dòng họ như là một hình thái tố chức kinh tế, sinh hoạt làng xã Nhà nghiên cứu Từ Chi từ góc độ dân tộc học và văn hoá học nghiên cứu dòng họ, gia đình với tư cách một bộ phận cấu thành cơ cấu cổ truyền của làng xã Bắc Bộ trong mối liên hệ giằng ghép với các bộ phận khác như láng giềng, phe, giáp, hội, họ, hội đồng kỳ mục, dân hàng xã Một số tác phẩm, tư liệu, bài viết của các nhà nghiên cứu Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Cần, Toan Ánh, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Duy Hinh, Đoàn Văn Chúc, Mai Văn Hai, Đặng Nghiêm Vạn bước đầu đi vào nghiên cứu mối quan hệ thân tộc trong bối cảnh chuyển đổi mô hình gia đình, sự biến thái của gia đình (hồn nhân, cưới xin, tang ma, nghi lễ vòng đời ) trong đời sống, chính trị, kinh tế, xã hội nhiều giai đoạn khác nhau Nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng, từ góc nhìn văn hóa học đã có nhận định tổng quan về thân tộc, dòng họ của người Việt

rằng, một người Việt Nam bình thường có ba họ: họ bố, họ mẹ, họ vợ chồng [199]

Tác giả Đặng Nghiêm Vạn cho rằng “họ” có thể được hiểu theo ba nghĩa: (1) Là những người cùng mang một tên họ, nhưng không thể chứng minh có chung một nguồn gốc…; (2) Là những thành viên mang cùng tên họ, có cùng một nguồn gốc…;

(3) Là những người cùng thuộc về một ông tổ 5 đời (chi họ) [182] Công trình Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ [123] do Phillipe Papin và Olivier

Tessier chủ biên qua việc khảo sát, nghiên cứu 4 làng điển hình là Tả Thanh Oai, Ninh Hiệp, Mộ Trạch và làng Hay đã dành một số nội dung nghiên cứu cụ thể về các dòng họ trong cơ cấu làng xã Từ việc nghiên cún sâu về nguồn gốc và thực trạng hôn nhân ở họ Vũ Mộ Trạch, tác giả Alain Fiorucci đã bước đầu khái quát một số nét về quan hệ họ hàng ở Việt Nam thời xưa - “quan hệ họ hàng hợp pháp được xác định bởi

Trang 21

trang phục tang lễ Nó trải qua suốt chín đời của họ nội: từ “cái Tôi” cho đến đời kị (“ông tổ đời thứ tư” hay còn gọi là Cao tổ) và từ “cái Tôi” cho đến chít trai hay còn

gọi là huyền tôn” [28, tr.291] Còn qua khảo sát những biến đổi của quan hệ dòng họ

ở Ninh Hiệp, tác giả Vũ Văn Quân đã tập trung xem xét quan hệ dòng họ truyền thống duới ba góc độ: dấu ấn sự gắn kết dòng họ, quan hệ họ và họ trong làng và

quan hệ họ và làng - "quan hệ dòng họ - dòng họ và dòng họ với các thiết chế xã hội

khác có khuynh hướng tiên tới sự hài hòa nhưng cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp”

[28, tr.326] Những năm gần đây, một số cơ quan nghiên cứu và địa phương đã tổ

chức nhiều hội thảo khoa học bàn luận, trao đổi về những vấn đề chung như vai trò, ảnh hưởng của dòng họ, văn hóa dòng họ trong đời sống xã hội hoặc lịch sử cụ thể của một số dòng họ, gia đình, danh nhân chẳng hạn như hội thảo tại tỉnh Nghệ An

(3/1997): Văn hóa các dòng họ ở Nghệ An với sự nghiệp thực hiện chiến ỉược con người Việt Nam đầu thế kỷ XXI với 45 bản tham luận đã được xuất bản thành kỷ yếu

[118]; năm 1999, Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian phối họp với Sở VHTT Thái

Bình tổ chức hội thảo và in kỷ yếu Văn hoá dòng họ ở Thái Bình [119]; Trung tâm

UNESCO Việt Nam cũng tổ chức hội thảo về các dòng họ ở Việt Nam; một số Ban

liên lạc các dòng họ (mà hiện nay hầu hết đã đổi tên thành Hội đồng dòng họ ) đã tổ

chức một số cuộc toạ đàm khoa học về danh nhân và dòng họ mình Gần đây, đã có thêm một số luận án tiến sĩ, thạc sĩ và đề tài khoa học (chủ yếu ở cấp cơ sở) được triển

khai hướng vào nghiên cứu quan hệ dòng họ ở một địa phương cụ thể, như đề tài: Văn hoá dòng họ ở châu thổ Bắc Bộ của Nguyễn Hồng Hà (Viện Văn hoá), luận án tiến sĩ chuyên ngành Dân tộc học: Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ qua tư liệu ở một số xã thuộc huyện Thạch Thất - Hà Tây của Phan Chí Thành, luận án thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học của Đỗ Thị Phương Anh: Văn hóa dòng họ Nguyễn Quý làng Đại Mỗ (xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội) Ngoài ra, còn có một số bài viết

khẳng định tầm quan trọng của vấn đề văn hóa tộc họ ở nước ta hiện nay như “Văn hoá họ tộc - một vấn đề văn hoá có tầm quan trọng chiến lược chưa được đánh giá và quan tâm tới mức cần thiết” của tác giả Trần Ngọc Vương [196] hoặc đi sâu tìm hiểu một vấn đề như “Tư tưởng tộc quyền trong xã hội Việt Nam truyền thống và những hệ

Trang 22

luỵ của nó” của tác giả Nguyễn Thị Việt Hương v.v

Các công trình về vai trò cộng đồng tập trung chủ yếu vào hai vấn đề Thứ nhất,

vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng: Trong Công ước bảo vệ đa dạng văn hóa

năm 2003 UNESCO đã khẳng định vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc bảo tồn: “không có văn hóa nếu không có người dân và cộng đồng” Đồng thời UNESCO cũng đánh giá cao sự tham gia tích cực và những tri thức sâu sắc về di sản của người dân trong việc thực hành, truyền dạy và bảo vệ di sản, coi đó như nguồn lực quan trọng có tính quyết định trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa Những người làm công tác văn hóa và di sản đều đã nhận thức rõ vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa là trách nhiệm trước hết của cộng đồng Tác giả Michelle Stefano và

cộng sự trong cuốn Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đã đưa ra nhận thức về tầm quan

trọng của di sản văn hóa phi vật thể Cuốn sách đề cập đến quyền lực của các bên tham gia quản lý và thực hành di sản, trong đó nhấn mạnh đến vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng địa phương Cuốn sách đề xuất một quan điểm trong quản lý di sản bao gồm “nhiều quyền lực” của cả nhà nước, cộng đồng, các bên tham gia tạo

nên một chỉnh thể hòa hợp [213]

Trong các nước châu Á và khu vực Thái Bình Dương, Hàn Quốc là một quốc gia rất quan tâm đến lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Cụ thể, chính phủ đã điều chỉnh lại Luật di sản văn hóa cho tương thích với Công ước 2003, cũng như quan tâm, đầu tư nguồn lực cho công tác bảo vệ di sản văn hóa nói chung Đánh giá về Công ước UNESCO 2003 ở Hàn Quốc, tác giả Yim Dawnhee nhấn mạnh vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc phục hồi di sản của Hàn Quốc, đồng thời đánh giá cao sự hỗ trợ về tài chính của chính phủ cho những nghệ nhân trong việc trao truyền, trình diễn di sản [[203]

Công trình Quản lý di sản văn hóa châu Á - Bối cảnh, sự quan tâm, và viễn

cảnh của tác giả Kapila D Silva và Neel Kamal Chapagain [210]] đưa ra sự cần thiết

phải có các cách tiếp cận quản lý di sản văn hóa hỗn hợp mà chúng bao quát được đặc tính đa dạng của di sản văn hóa ở các nước châu Á Các loại hình di sản bao chứa trong chúng cả các yếu tố vật thể lẫn phi vật thể, và có sự tham gia quản lý cũng như

Trang 23

thực hành của các bên tham gia, trong đó cộng đồng vừa là chủ thể sáng tạo vừa là người thức hành văn hóa đó Cách tiếp cận của công trình nghiên cứu này cũng là cách tiếp cận mà luận án hướng tới đó là tiếp cận quản lý di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở 2 khía cạnh di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Có thể nói nhiều quốc gia đã cụ thể hóa, luật hóa vai trò quan trọng của cộng đồng tự quản, tự trị về bảo vệ và phat huy di sản văn hóa cộng đồng, tuy nhiên Công ước 2003 ra đời là tiếng nói chính thức toàn cầu khẳng định mạnh mẽ vai trò của các cộng đồng địa phương Các công trình của Giáo sư Janet Blake, có một ý nghĩa quan

trọng, vì tác giả là “người trong cuộc” của Công ước 2003 [205] Công trình thứ hai

của Giáo sư Janet Blake là hợp các bài viết từ các ngành khoa học khác nhau như nhân học, luật pháp, lịch sử và những ngành liên quan khác đến lĩnh vực di sản văn

hóa phi vật thể [206] Cuốn sách Cách tiếp cận nhân học tới di sản văn hóa phi vât thế của Lourdes Arizpe được xuất bản đúng 10 năm sau khi Công ước 2003 có hiệu

lực Cuốn sách như một cẩm nang liên quan đến khái niệm, quan điểm, tinh thần của Công ước, cũng như là phân tích vai trò của cộng đồng Cộng đồng cũng nhận diện và nhận thức rõ hơn về chính di sản của họ [204] Trong hơn một thập kỷ qua, từ khi Công ước 2003 ra đời, trên thế giới cũng xuất hiện nhiều công trình hơn về vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng Cộng đồng bảo vệ tài sản văn hóa, tri thức bản địa của họ tốt hơn khi những công việc liên quan như tư liệu hóa, thực hành, trao truyền được sự hỗ trợ, tư vấn của các nhà chuyên môn, của chính phủ

Ở Việt Nam, tác giả Ngô Đức Thịnh khi nghiên cứu về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền đã có nhận định: Vai trò tự quản, sự cố kết cộng đồng trong các làng xã là một trong những nét văn hóa, xã hội đặc thù của người Việt [165, tr 343] Tác giả Lương Hồng Quang cho rằng, “Năng lực tự quản cộng đồng ở nông thôn vẫn là một giá trị xã hội được coi trọng do ý thức về cộng đồng, về tập thể vẫn còn sâu đậm trong đời sống tâm linh cũng như trong cuộc sống hàng ngày, thế hiện qua sự trường tồn của hội làng, tâm thức hướng về ông tổ của làng, tinh thần tình làng nghĩa xóm, sự kiểm soát của dư luận vẫn là những giá trị tác động mạnh đến mọi thành viên trong cộng đồng” [128, tr 307-329] Ở khía cạnh nghiên cứu này giúp NCS đánh giá và phân

Trang 24

tích ý thức về cộng đồng của các dòng họ Tiên Công qua nghiên cứu lễ hội Tiên Công, đánh giá tâm thức hướng về tổ tiên của các dòng họ Tiên qua các hoạt động nghi lễ trong các hoạt động dòng họ, đồng thời cũng đánh giá được tác động của các tâm thức này đối với các thành viên của dòng họ Tiên Công thể hiện qua việc tự nguyện tham gia các hoạt động của dòng họ

Thông qua việc quan sát và nghiên cứu thực tế tại đền Bà Chúa Kho, tác giả Trần Thị Thủy đi sâu phân tích năng lực tự quản, cố kết cộng đồng trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, dẫn đến một sự đồng thuận cao, tạo ra một hiệu quả quản lý chung đảm bảo việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa một cách bền vững Thực tế cho thấy, người dân làng Cổ Mễ (Bắc Ninh) đã tạo nên sự đoàn kết cộng đồng, phát huy sức mạnh tập thể thông qua tổ chức Hội Người cao tuổi để tự quản lý, phục dựng, tổ chức lễ hội Cùng quan điểm trên, Nguyễn Hồng Hà đề cao nhiệm vụ bảo vệ di sản văn hóa như là nghĩa vụ, quyền lợi thiết thực của mỗi người, mỗi nhóm xã hội, cộng đồng [70] Tác giả Tạ Long với cách tiếp cận mới, làng nghề truyền thống gắn với cộng đồng (gia đình, dòng họ) dưới tác động của quá trình biến đổi kinh tế, văn hóa

-xã hội với bài viết “Vai trò của dòng họ trong phát triển làng nghề La Phù” [100]

Tác giả đề cập tương quan giữa dòng họ với các ngành nghề được phát triển ở La Phù như nông nghiệp, buôn trâu, dệt len, buôn bán và dịch vụ Qua đó cho thấy vai trò quan trọng của dòng họ trong quá trình phát triển nghề ở La Phù

Thứ hai, lợi ích của cộng đồng: Một nghiên cứu kết hợp giữa xã hội học và sử

học, Phan Đại Doãn và Mai Văn Hai [40] cho thấy rõ vai trò của cộng đồng làng xã với tư cách một bộ phận của tổ chức quyền lực và quản lý làng xã, một thiết chế trong đời sống văn hoá tín ngưỡng cộng đồng, một đơn vị kinh tế Các tác giả Nguyễn Quang Minh và Nguyễn Thu Trang [111] cho rằng: trong quá khứ, yếu tố huyết thống/cội nguồn dòng giống tổ tiên và nơi cư trú/không gian sinh tồn có vai trò hàng đầu trong việc gắn kết cộng đồng Gắn kết cộng đồng đem lại những lợi ích và sự quan tâm chung là yếu tố quyết định sự bền chặt của cộng đồng, cộng đồng luôn đi cùng yêu cầu phát trển du lịch cộng đồng, bởi vì chỉ có du lịch cộng đồng mới có khả năng đạt được mục tiêu kép là bảo tồn và chuyển giao di sản văn hóa cho các thế hệ

Trang 25

tương lai và phát huy di sản văn hóa phục vụ cộng đồng gắn với phát triển du lịch bền vững Tác giả Nguyễn Hữu Thức thẳng thắn chỉ ra rằng, cộng đồng hơn ai hết biết phải tổ chức lễ hội như thế nào tùy thuộc vào khả năng tài chính, ý thức tự giác để đáp ứng các nhu cầu văn hóa lễ hội Với cơ chế tự quản của cộng đồng, người dân biết cách điều chỉnh hài hòa các lợi ích xuất phát từ nhu cầu của họ [168]

Tóm lại, qua khái quát một số công trình nghiên cứu tiêu biếu ở trên cho thấy: Thứ nhât, tùy những cấp độ nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu ở phương Tây cũng như phương Đông và ở Việt nam, từ xưa đến nay đều có quan điểm chung rằng cộng đồng theo quan hệ huyết thống là một hiên tượng lịch sử - xã hội đặc biệt, phổ quát của nhân loại Loại hình cộng đồng này là dấu hiệu quan trong đánh dấu bước phát triển của xã hội loài người từ mông muội đến văn minh Thứ hai, các công trình về vai trò của cộng đồng, nhìn chung đều tập trung đề cập tới những vấn đề cơ bản:

(1) Vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng; (2) Những lợi ích kinh tế của cộng đồng gắn kết với

truyền bá về vùng đất, văn hóa, con người thông qua các hoạt động văn hóa cộng đồng Mặt khác, các công trình nghiên cứu về vai trò cộng đồng đều có một điểm chung thống nhất, khẳng quan: tự quản cộng đồng về bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa là mô hình hợp lý nhất, bởi chính họ là chủ thể sáng tạo ra di sản đó Công ước 2003 ra đời mở ra hướng đi mới trong nghiên cứu với quan điểm quản lý di sản hỗn hợp, không tách bạch di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể và với sự tham gia của chính quyền, của nhiều bên liên quan, cộng đồng, cá nhân

1.1.2 Nhóm công trình về chính sách quản lý di sản văn hóa

Tác giả Lewis trong công trình Phác thảo về chính sách văn hóa đã đưa ra

những định hướng chung về chính sách văn hóa và sự phát huy quyền lực nhà nước trong quản lý di sản văn hóa [211] Trong khi đó, tác giả Mercer lại bàn kỹ hơn về vai trò của người dân và quyền của họ trong việc hoạch định chính sách và tham gia vào các hoạt động quản lý di sản [212] Các công trình này nói khá rõ về vai trò của người dân không chỉ thực hiện các chính sách mà còn là những người trực tiếp tham gia vào công tác hoạch định chính sách, bởi lẽ các chính sách là dành cho họ và vì

Trang 26

họ, vì di sản văn hóa của cộng đồng Công trình Quản trị bảo vệ di sản phi vật thể - Bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương của tác giả Park, Seong-Yong Đây là một cuốn

sách quan trọng trực tiếp hướng tới việc quản lý di sản văn hóa phi vật thể, cung cấp cho người đọc những quan điếm, tham chiếu về chính sách di sản văn hóa phi vật thể Từ một cách nhìn liên Đông Á, từ di sản của hai quốc gia Hàn Quốc và Nhật Bản, tác

giả Hyung II Pai trong cuốn sách Quản lý di sản ở Hàn Quốc và Nhật Bản Chính trị về cổ tục và bản sắc đã phân tích di sản văn hóa phi vật thể như là tài sản quốc gia

thu hút hàng triệu du khách đến tham quan Cuốn sách chỉ ra nhiều vấn đề về quản lý di sản, luật di sản và sự can thiệp, hỗ trợ của nhà nước vào lĩnh vực di sản ở Nhật Bản

và Hàn Quốc [210] Cuốn sách Nhận xét về Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đã cung cấp một phần chung giới thiệu về Công ước 2003

và sự phát triển trong lịch sử của nó cũng như phân tích kỹ lưỡng các điều khoản của

Công ước [205] Công trình thứ hai của Giáo sư Janet Blake là Bảo vệ di sản văn hóa

phi vật thể - Thách thức và cách tiếp cận tập họp các bài viết từ các ngành khoa học

khác nhau như nhân học, luật pháp, lịch sử và những ngành liên quan khác đến lĩnh

vực di sản văn hóa phi vật thể [206] Cuốn sách Cách tiếp cận nhân học tới di sản

văn hóa phi vât thế của Lourdes Arizpe được xuất bản đúng 10 năm sau khi Công

ước 2003 có hiệu lực Cuốn sách như một cẩm nang liên quan đến khái niệm, quan điểm, tinh thần của Công ước, cũng như là phân tích vai trò của cộng đồng Cộng

đồng cũng nhận diện và nhận thức rõ hơn về chính di sản của họ [204] Trong hơn

một thập kỷ qua, từ khi Công ước 2003 ra đời, trên thế giới cũng xuất hiện nhiều công trình hơn về vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng Cộng đồng bảo vệ tài sản văn hóa, tri thức bản địa của họ tốt hơn khi những công việc liên quan như tư liệu hóa, thực hành, trao truyền được sự hỗ trợ, tư vấn của các nhà chuyên môn, của chính phủ Ở Việt Nam, một trong những công trình đầu tiên giới thiệu tổng quan về chính sách văn hóa Việt Nam là tập sách do Nguyễn Văn Kiêu và Trần Tiến biên soạn với

nhan đề: Tổng thuật chính sách văn hóa của một số nước trên thế giới [92] trong đó

các tác giả đã giới thiệu định nghĩa về văn hóa, về chính sách văn hóa và những nguyên lý, nguyên tắc, phương hướng, mục tiêu của chính sách văn hóa Trần Quốc

Trang 27

Bảng với Chính sách văn hóa đối với phát triển [19], Lưu Trần Tiêu về Thập kỷ quốc

tế phát triến văn hóa và đổi mới chính sách phát triển văn hóa Việt Nam [172];

Nguyễn Danh Ngà về Chính sách văn hóa trong giai đoạn hiện nạy [114]; Đỗ Huy với Mấy suy nghĩ về phạm vi điều chỉnh chính sách phát triển văn hóa ờ nước ta hiện nay [89] Một số tác giả khác lại đi sâu nghiên cứu chính sách văn hóa trên những

lĩnh vực cụ thể, như bảo vệ di sản văn hóa [190] Trong nhiều năm qua đường lối quan trọng của Đảng được thế hiện ở phương châm “xây dựng một nền vănhóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và được thể chế hóa bằng nhiều “chương trình quốc gia về văn hóa” [161] Đánh giá về chính sách văn hóa Việt Nam, trong công trình Văn hóa Việt Nam trước xu thế toàn câu hóa - thời cơ và thách thức, tác giả Thành Duy đã đề xuất 5 mục tiêu lớn về chính sách văn hóa vì sự phát triển đối với các dân tộc ở Việt Nam, trong đó mục tiêu thứ ba là đảm bảo một chính sách văn hóa nhằm bảo vệ những di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc Việt Nam [47] Đánh giá, phân tích những tác động của các văn bản pháp quy về vấn đề bảo vệ di sản văn hóa Việt Nam, tác giả Bùi Hoài Sơn cho rằng, di sản văn hóa “được xem là một ngành công nghiệp” [151] Công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa năm 2013, Nguyễn Thế Hùng trình bày 11 nhiệm vụ trọng tâm và 7 giải pháp trong thời gian tới, đồng thời nhấn mạnh hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức xã hội đoàn thể [88] Đặng Thị Bích Liên đánh giá thực tiễn công tác quản lý di sản văn hóa và cho rằng, trong thời gian tói cần nâng cao vai trò chỉ đạo, định hướng của Bộ chủ quản về văn hóa; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai các quy hoạch; triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực di sản văn hóa [98] Ngoài ra còn có một số công trình viết theo quy cách giáo trình phục vụ việc giảng dạy và học

tập của sinh viên như Giáo trình văn hóa của Lê Thị Hiền [78], Chính sách văn hóa

của nhóm tác giả Lương Hồng Quang, Phạm Bích Huyền Lê Thị Huyền, Nguyễn

Lâm Tuấn Anh [131]

Tóm lại, các công trình về chính sách quản lý di sản văn hóa đã đề cập đến sự

tác động của chính sách, của Luật di sản văn hóa, và sự chỉ đạo, định hướng của mỗi

Trang 28

nhà nước Tuy nhiên, ở Việt Nam các chính sách văn hóa đôi khi chưa có những chính sách phù hợp với từng cộng đồng để khuyến khích vai trò chủ động của cộng đồng, các bên tham gia, cũng như sự hài hòa về lợi ích của các bên để cả hệ thống quản lý vận hành một cách hiệu quả

1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến địa bàn nghiên cứu

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các công trình nghiên cứu về Quảng Ninh có khá nhiều công trình đồ sộ của các nhà khoa học với các góc độ tiếp cận khác nhau như khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa dân gian, văn hóa học, sử học Trong đó, các công trình nghiên cứu về khảo cổ đã tạo nên sự chú ý đặc biệt, bởi những giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất này do các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm thực hiện như Nguyễn Lân Cường, Nguyễn Khắc Sử, Cao Xuân Phổ hoặc: Về tộc danh Đản, Sín trong nhóm người Hoa ở vùng ven biển Quảng Ninh của Nguyễn Trúc Bình Các công trình này không trực tiếp nghiên cứu về lĩnh vực vai trò tự quản của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ, nhưng ít nhiều đã minh chứng rõ hơn các chủ nhân văn hóa nơi đây, trong đó có sự đóng góp của các cư dân, gia đình, dòng họ trong tiến trình của lịch sử, sáng tao nên một nền văn hóa đặc sắc của vùng đất Quảng Ninh

Công trình nghiên cứu có liên quan gần hơn với đề tài nghiên cứu của luận án, trước nhất là các thông báo khoa học, những công trình nghiên cứu về địa chí, khảo cứu về các di tích, lễ hội của dòng họ hoặc lễ hội làng xã truyền thống “Thông báo về cuộc điều tra nghiên cứu các làng xã thuộc khu Hà Nam huyện Yên Hưng”, năm 1971 của tác giả Huy Vu - Trần Lâm (nay là TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh);

Quảng Ninh miền đất hứa của tác giả Nguyễn Phương Quỳnh, Nxb Thế giới năm 1992; Địa chí Quảng Ninh (gồm 3 tập - xuất bản năm 2001), công trình này có một phần đề cập khái quát đến di tích và lễ hội ở vùng đảo Hà Nam; Di tích và danh thắng Quảng Ninh (tập 1- xuất bản năm 2002), cuốn sách này chủ yếu giới thiệu, khảo cứu

về các di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, trong đó có một số di tích liên quan đến tín ngưỡng thờ Tiên Công, lễ hội Tiên Công của một số dòng họ, song chỉ dừng lại ở mô tả, giới thiệu khái quát; “Quảng Ninh miền đất của những trầm

Trang 29

tích” của tác giả Nguyễn Thanh Sỹ; Đỗ Lan Phương (Hội thập cửu Tiên Công) (Báo cáo khoa học - Viện Văn hóa - Thông tin - năm 2000), báo cáo này chủ yếu khảo tả lễ hội Tiên Công để phục vụ việc lưu trữ; “Văn hóa Yên Hưng lịch sử hình thành và phát triển”, “Văn hóa Yên Hưng di tích, văn bia, câu đối” của tác giả Lê Đồng Sơn tập trung về lịch sử hình thành của vùng đất và giới thiệu qua về các di tích, dòng họ ở Yên Hưng qua các văn bia và câu đối; Tác giả Phạm Thanh Quyết sưu tầm (hát Đúm Hà Nam - Yên Hưng), chỉ tập trung vào việc sưu tầm những bài hát Đúm trong dân gian ở vùng đảo Hà Nam; và thông báo khoa học “Về số lượng “Tiên Công” ở khu đảo Hà Nam (Yên Hưng - Quảng Ninh) qua một số tư liệu Hán Nôm” của tác giả Bùi Xuân Đính đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Hán Nôm năm 2005

Thứ hai, các nghiên cứu sâu hơn về văn hóa, thực hành văn hóa ở vùng đất này cũng không kém phần đậm đặc so với các nghiên cứu khác Tác giả Điền Nam -

Trần Nhuận Minh có bài “Những lễ hội độc đáo ở tỉnh Quảng Ninh” đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian năm 1996 [113] Tác giả giới thiệu khá chi tiết về 3 lễ hội truyền

thống: lễ hội làng Quan Lạn (huyện Vân Đồn), lễ hội Tiên Công (thuộc 7 xã vùng

Nam sông Bạch Đằng thuộc huyện Yên Hưng); Sách Văn hóa dân gian làng Vân viết

về đảo Quan Lạn của tác giả Nguyễn Quang Vinh được xuất bản năm 2002 [192] cũng giới thiệu đôi nét về lịch sử, vị thế và cư dân vùng văn hóa làng Vân - một làng quê lâu đời trên đảo Cuốn sách đề cập đến cuộc sống lao động, các ngành nghề, một số phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, đình, chùa, nghè, miếu và lễ hội, thơ ca

hò vè sưu tầm ở làng Vân; tiếp theo là cuốn Dư địa chí Quảng Ninh xuất bản năm

2003 [124] gồm 3 tập, trong đó tập 3, viết về văn hóa xã hội, đề cập tới các vấn đề gia đình, dòng họ, làng xã, di tích, danh thắng, văn học, nghệ thuật, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, lễ tết, tôn giáo, ăn, mặc, ở, y tế, thể dục thể thao, văn hóa, báo, phát thanh truyền hình; các tác giả Đàm Thị Uyên, Nguyễn Thanh Thủy có bài “Tục thờ cúng trong đời sống tâm linh

của ngư dân đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á năm 2009 [181] Cũng trong năm này, tác giả Nguyễn Thị

Phương Thảo có bài viết về “Lễ hội Quan Lạn, nét văn hóa độc đáo của ngư dân biển

Trang 30

đảo Vân Đồn” đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật [159], bài viết phân tích những

giá trị cơ bản của lễ hội Quan Lạn, từ đó khẳng định vị thế của vùng đất này không chỉ trong lịch sử mà trong hiện tại vẫn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc xứ sở Ngoài ra, công trình “Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống” năm 2014 của Tác giả Nguyễn Thị Phuong Thảo đã làm rõ những nét đặc trưng, đa dạng phong phú của lễ hội tại Quảng Ninh trong đó có lễ hội Tiên Công, những phân tích của công trình này đã giúp hoạch định hướng phát triển của văn hoá coi lễ hội truyền thống là nguồn lực phát triển văn hóa, kinh tế của địa phương Từ những kía cạnh nghiên cứu của công trình của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo thì đây cũng là khía cạnh mà NCS quan tâm để nhìn nhận đánh giá về lễ hội Tiên Công như một nguồn lực phát triển văn hóa xã hội của địa phương nói chung và các dòng họ Tiên Công nói riêng Về văn hóa phi vật thể ở Yên Hưng phải kể đến công trình của Lương Hồng Quang [129] Công trình này được biên tập trên cơ sở các đề tài dự án sưu tâm, bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể được tiến hành từ năm 2007- 2011 tại Yên Hưng của Viên Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Công trình gồm 4 phần (8 chương), các tác giả đã đề cập về vùng đất và con người, những tri thức dân gian và thực hành văn hóa của chủ thể văn hóa, định hướng phát triển văn hóa trong một bối cảnh có nhiều chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Yên Hưng

Thứ ba, các công trình về cộng đồng, vai trò tự quản của cộng đồng, dòng họ Lê Hải Đăng trong bài “Quan hệ gia đình, dòng họ và hoạt động đi biển của cư dân

thủy diện ở Quảng Ninh” [53] cho thấy mối quan hệ gia đình, dòng họ của cư dân

thủy diện có những khác biệt so với cư dân nông nghiệp do lối sống dựa vào nguồn lợi biển, nhưng họ vẫn có những đặc điểm chung của dòng họ người Việt Đó là sự tan rã loại gia đình lớn, thay vào đó là loại gia đình hạt nhân hai hoặc ba thế hệ có quan hệ sở hữu riêng Lối sống cả trên bờ và nay đây mai đó khi đi làm biển càng đòi hỏi tính tự chủ, tự cấp, tự túc của từng hộ gia đình, đó cũng là lý do thúc đẩy ý thức sở hữu riêng Còn mối quan hệ dòng họ khá bền chặt, được củng cố qua các nghi lễ chung của cộng đồng dòng họ và công việc ra khơi đánh cá, cũng như sự tương trợ

Trang 31

giúp đỡ trong lúc khó khăn, hoạn nạn Dự án tái định cư người dân trên bờ đã tác động mạnh làm biến đổi nhiều về khía cạnh sinh hoạt văn hóa và thực hành tín ngưỡng dân gian do thay đổi về môi trường sống và bối cảnh văn hóa Tác giả Vũ Thị Bích Duyên có bài “Các dòng họ Tiên Công trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa ở khu

đảo Hà Nam”, đăng trên Tạp chí VHNT năm 2018 Theo nghiên cứu của tác giả, các

dòng họ ở đây với tư cách là chủ nhân của vùng đất, họ chính là người đại diện cho cộng đồng, là người sáng tạo ra giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hóa nơi đây Qua nghiên cứu này cho thấy tác giả đúc kết: có nhiều mô hình quản lý di sản văn hóa được áp dụng song những mô hình này cần phải được vận dụng một cách linh hoạt, tùy vào điều kiện lịch sử và tự nhiên, nét đặc thù và các mặt giá trị tiêu biểu của các di tích cụ thể Đối với các di sản văn hóa Tiên Công, có lẽ, mô hình tốt nhất đó chính là kết hợp giữa tự quản cộng đồng với sự trợ giúp của nhà nước, tôn trọng vai trò chủ thể văn hóa của các dòng họ Tiên công, trao quyền tự quyết, tự quản cho các dòng họ dưới sự định hướng của nhà nước Có như vậy, các di sản văn hóa này mới thực sự sống trong đời sống của người dân, từ đó, góp phần tạo dựng quảng bá hình ảnh của vùng đất con người, đồng thời tạo nên thương hiệu du lịch thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường giao lưu văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế

Ngoài ra còn có một số luận văn, giáo trình có gía trị tham khảo đối với đề tài luận án như: Hoàng Quốc Thái (2005) “Tín ngưỡng thờ Tiên Công ở vùng đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh”; Nguyễn Thị Phương Thảo (2008) “Di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội trên đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh)”; Vũ Thị Bích Duyên (2010 ) “Giá trị văn hóa dòng họ, trường hợp các dòng họ Tiên Công ở làng Yên Đông” (xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh); Bùi Thị Ninh (2021) “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”; Tác giả Trương Thị Thu Hương “Khai thác tiềm năng của loại hình du lịch văn hoá ở huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh” Một số bài viết khác giới thiệu lễ hội Tiên công và các lễ hội ở đảo Hà Nam được in trên báo Quảng Ninh; một số phóng sự được phát trên Đài truyền hình Quảng Ninh giới thiệu về vùng đất,

Trang 32

di tích, lễ hội Tiên công của vùng đảo Hà Nam và Giáo trình điện tử Lễ hội truyền thống tiêu biểu ở Quảng Ninh của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch

Hạ Long, năm 2008 [72]

Tóm lại, có thể nói, các công trình nghiên cứu về Quảng Yên, rộng hơn là tỉnh Quảng Ninh, bao gồm nhiều phương diên, lĩnh vực cũng rất phong phú đa dạng Các công trình nghiên cứu về vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa bước đầu có khởi sắc; các công trình phát huy di sản văn hóa găn kết với du lịch cộng đồng địa phương có phần nổi trội hơn Công trình về các dòng họ Tiên Công cũng rất nhiều nhưng chỉ là những bài viết nghiên cứu về lịch sử hình thành, giá trị DSVH dòng họ, lễ hội Tiên Công…nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về vai trò của cộng đồng với việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH các

dòng họ Tiên Công… chính vì vậy nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh là để tài nghiên cứu luận án của mình

1.1.4 Nhận xét, đánh giá về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Qua phần tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, tùy những cấp độ nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu ở

phương Tây cũng như phương Đông, từ xưa đến nay đều có quan điểm chung rằng dòng họ là một hiên tượng lịch sử - xã hội đặc biệt, phổ quát của nhân loại; ý thức về dòng họ là dấu hiệu quan trong đánh dấu bước phát triển của xã hội loài người từ mông muội đến thông minh; trước khi xã hội phân chia giai cấp đã xuất hiện dòng họ/dòng tộc và cũng sẽ tồn tại với tư cách là sự trao truyền phát triển liên tục từ thế hệ trước cho thế hệ sau

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về vai trò cộng đồng đều có một điểm

chung thống nhất, khẳng định rằng: tự quản cộng đồng về bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa là mô hình hợp lý nhất, bởi chính họ là chủ thể sáng tạo ra di sản đó Công ước 2003 ra đời mở ra hướng đi mới trong nghiên cứu với quan điểm quản lý

Trang 33

di sản hỗn hợp, không tách bạch di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể và với sự tham gia của chính quyền, của nhiều bên liên quan, cộng đồng, cá nhân

Thứ ba, về vấn đề vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di

sản văn hóa dòng họ, các công trình nhìn chung tập trung đề cập đến những nội dung

sau: (1) Vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng, tự quản trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng; (2) Những lợi ích kinh tế của cộng đồng tự

quản gắn kết với truyền bá về vùng đất, văn hóa, con người thông qua các hoạt động du lịch cộng đồng đã đem lại những lợi ích kinh tế đáng kể cho quê hương

Thứ tư, các công trình nghiên cứu về lịch sử vùng đất, văn hóa, con người

Quảng Ninh nói chung, Quảng Yên nói riêng rất phong phú đa dạng Các công trình nghiên cứu về vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa bước đầu có khởi sắc, các công trình phát huy di sản văn hóa găn kết với du lịch cộng đồng địa phương có phần nổi trội hơn Công trình về các dòng họ Tiên Công cũng rất nhiều nhưng đa phần là những bài viết nghiên cứu về lịch sử hình thành, giá trị DSVH dòng họ, lễ hội Tiên Công , chưa có công trình nào nghiên cứu về vai trò của cộng đồng với việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH các dòng họ Tiên

Công… chính vì vậy NCS đã lựa chọn đề tài Vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dòng họ Tiên Công ở Quảng Ninh

làm để tài nghiên cứu luận án của mình

Trên cơ sở tham khảo, kế thừa những thành tựu nghiên cứu đi trước, NCS sẽ tập trung làm rõ và bổ khuyết những khoảng trống trong nghiên cứu ở các vấn đề như sau:

Một là, làm sâu sắc và đầy đủ hơn cơ sở lý luận về di sản văn hóa dòng họ,

quản lý di sản văn hóa dòng họ, vai trò tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dòng họ

Hai là, nhận diện những giá trị nổi bật của di sản văn hóa dòng họ Tiên Công

ở tỉnh Quảng Ninh cả trên phương diện di sản văn hóa vật thể lẫn di sản văn hóa phi vật thể

Ba là, tìm hiểu, đánh giá thực trạng vai trò tự quản của cộng đồng trong việc

bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở tỉnh Quảng Ninh thời

Trang 34

gian vừa qua

Bốn là, tìm ra những giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả vai trò

tự quản của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Tiên Công ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Các khái niệm

- Tự quản cộng đồng

Theo Từ điển Tiếng Việt, “Tự quản là tự mình trông coi, quản lý với nhau công

việc của mình không cần có ai điều khiển” [14, tr.34].] Trong lĩnh vực quản lý xã

Trang 35

hội, tự quản được hiểu là một hình thức dân chủ trực tiếp: “Đó là việc dân chúng tự tổ chức thực hiện công việc nào đó, tự quản lấy những mặt nào đó của đời sống cộng

đồng trong khuôn khổ pháp luật” [86] Nói rộng ra, tự quản là chế độ tổ chức và hoạt

động của một tổ chức, một đơn vị hoặc một cộng đồng nào đó; tự đặt kế hoạch hành động, tự quyết định lấy công việc của mình, tự giám sát công việc, tự đánh giá kết quả công việc, hành vi xử sự của mình mà không cần có sự điều hành, chỉ huy của người quản lý, hoặc một tổ chức quản lý cấp trên Thứ hai, là sự tự nguyện của người dân trong việc tham gia hay ủy nhiệm cho người khác tham gia vào chủ thể quản lý có tính tập thể Thứ ba, đó là sự tự nguyện xác định những công việc gì sẽ thuộc về khách thể của sự quản lý với tập thể Thứ tư, đó là sự tự nguyện thỏa thuận những biện pháp quản lý, chẳng hạn xác định những quy định hay những điều khoản thưởng, phạt; tự nguyện đóng góp các nguồn tài chính cần thiết cho cộng đồng để thực hiện những công việc chung

Từ những quan điểm nêu trên, có thể đưa ra một khái niệm như sau: Tự quản cộng đồng là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của các cá nhân, tự quản lý công việc chung nhằm đạt mục tiêu đề ra của cộng đồng

Từ các khái niệm trên thì vai trò tự quản của cộng đồng là việc cộng đồng đứng ra tự tổ chức, tự quản lý các hoạt động cũng như lựa chọn những thành viên từ cộng đồng tham gia các hoạt động của đời sống hay nói một cách khác vai trò tự quản của cộng đồng chính là việc cộng đồng là người tự quyết, tự chủ thực hiện các hoạt động của đời sống

- Dòng họ

Nhiều nhà Nhân học phương Tây cho rằng, các dòng họ được xác định bằng những mối quan hệ với tổ tiên và vì vậy chúng có một bề dày thời gian Nguyên tắc của quan hệ dòng họ bao gồm sự truyền lại qua mối liên hệ cha mẹ - con cái và sự liên kết những người này lại với nhau thành nhóm xã hội Trong một số xã hội tư cách thành viên trong một dòng họ sẽ quyết định cách thức người ta được huy động để phục vụ cho hành động xã hội [63, tr.267] Giới nhân học phương Tây cũng thường nhấn mạnh đến vai trò của dòng họ:

Trang 36

Dòng họ là một phần quan trọng trong thân tộc và gia đình Dòng họ là một đơn vị xã hội trường tồn mà các thành viên tự cho là xuất phát từ một tổ tiên xác định căn cứ vào quan hệ phả hệ tổ tiên và con cháu được nhận biết rõ ràng Nó đóng vai trò liên kết các cá nhân có cùng mối quan hệ huyết thống chung với nhau, đồng thời chi phối khá mạnh mẽ đối với quan hệ hôn nhân và gia đình Các thành viên trong cùng một dòng họ có trách nhiệm quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau về mọi phương diện, chịu sự ràng buộc theo một quy tắc nhất định, trong đó, thể hiện rõ nét nhất là sở hữu tài sản và nguyên tắc hôn nhân theo dòng họ [91]

Ở Việt Nam, khi đề cập đến mối quan hệ dòng họ người Kinh (Việt), các nhà nghiên cứu cho rằng, mỗi dòng họ thường bắt nguồn từ một thủy tổ - thường là người có công “khai sơn phá thạch”, khởi đầu cho dòng họ tại một địa vực nhất định, mặc dù khái niệm vị thủy tổ có thể chỉ mang ý nghĩa hết sức tương đối Theo thời gian, dòng họ có thể sinh sôi nảy nở, bao gồm nhiều chi ngành, thế hệ nối tiếp thế hệ [40,

tr.18] Theo Phan Đại Doãn, dòng họ có hai nghĩa chính: Nghĩa hẹp, dòng họ là quan

hệ huyết thống (thân sơ khác nhau), có một mối quan hệ tín ngưỡng và kinh tế nhất định (có nhà thờ, và có thể có “vốn” chung, trước kia có ruộng hương hỏa), nhưng không chung một ngôi nhà, một bếp, các gia đình duy trì quan hệ ngang Nghĩa rộng, dòng họ, ngoài mối liên hệ ngang, lại có mối liên hệ dọc tính đến 9 đời (cửu tộc), ngoài ra còn có quan hệ nội ngoại, nhưng huyết thống quan hệ bên nội là quyết

định nhất Trong Đại từ điển tiếng Việt cắt nghĩa, dòng họ là những người cùng huyết thống trong các thế hệ kế tiếp nhau nói chung [202, tr.546] Từ điển tiếng Việt [185, tr.249] cho thấy dòng họ là những người có cùng tổ tiên Nhìn chung,

những kiến giải của các nhà khoa học quan tâm tới vấn đề này, cho dù ở các góc độ tiếp cận khác nhau nhưng đều có điểm chung thống nhất: dòng họ là một thiết chế xã hội tập hợp những người có cùng huyết thống, có cùng tổ tiên nhằm nối dõi truyền thống và cố kết, phát triển cộng đồng Trong quá trình hình thành, phát triển, dòng họ đã sản sinh, xây dựng nên các giá trị văn hóa đóng góp vào thành tựu văn hóa làng, vùng miền, quốc gia, nhân loại Văn hóa dòng họ là một dạng thức của văn hóa dân tộc, một tiểu hệ thống văn hóa chứa đựng toàn bộ những giá trị văn hóa vật chất,

Trang 37

văn hóa tinh thần và tâm linh do các dòng họ sản sinh ra trong quá trình hình thành và phát triển Các giá trị đó, cả giá trị cấu trúc và giá trị chức năng, chẳng hạn tính cố kết cộng đồng; sự trao truyền và nhập thân văn hóa giữa các thế hệ; sự giao tiếp, ứng xử cá nhân trong gia đình và dòng họ; những biểu trưng, quy ước, lễ nghi, phả hệ , được thể hiện trong các mối quan hệ đa chiều: giữa dòng họ với làng xã, với vùng miền, với quốc gia; giữa dòng họ với các gia đình và cá nhân thuộc dòng họ và khác dòng họ Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, văn hóa dòng họ thường được thể hiện tập trung nhất, sinh động nhất, trực tiếp nhất trong mối quan hệ với làng xã (cộng đồng lớn) và với gia đình (cộng đồng nhỏ) Vì lẽ đó, xưa nay, khi đề cập tới gia phong, gia giáo, gia lễ, gia nghiệp thì ít nhiều cũng có nghĩa bao hàm cả dòng họ: lề thói gia đình, dòng họ; nền nếp giáo dục gia đình, dòng họ; nghi lễ gia đình, dòng họ; sản nghiệp gia đình, dòng họ do tổ tiên, cha ông để lại Từ các quan

niệm trên, chúng tôi cho rằng: Dòng họ là tập hợp những người có chung huyết thống trải qua các thế hệ nối tiếp nhau tạo nên những nét truyền thống văn hóa riêng biệt Sự hình thành và phát triển của mỗi dòng họ phụ thuộc vào các yếu tố về kinh tế, lịch sử xã hội, môi trường xung quanh và phụ thuộc vào chính bản thân của các thành viên trong họ

những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [85, tr.458]

Có lẽ đây là một cách hiểu văn hóa mang đầy đủ ý nghĩa và toàn diện nhất Bởi văn hóa theo quan niệm của Hồ Chí Minh là toàn bộ những sáng tạo và phát minh

Trang 38

của con người tạo ra trong quá trình lịch sử, bằng lao động của mình, trên cả hai lĩnh vực sáng tạo vật chất “những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng” và sáng tạo giá trị tinh thần như “ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, ”, nhằm đáp ứng vấn đề “ sinh tồn” và “mục đích của cuộc sống” con người Do đó, văn hóa được hiểu là sự tổng hợp, là toàn bộ những phương thức sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần cùng với những biểu hiện của các phương thức ấy nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn của con người Như vậy Hồ Chí Minh đã quan niệm, văn hóa là sự sáng tạo, là phát minh của con người, là lẽ sinh tồn, cũng là mục đích, ý nghĩa của cuộc sống Văn hóa cũng là cơ sở tạo nên đời sống xã hội và là đặc trưng của xã hội loài người Do đó, con người vừa là chủ thể của văn hóa vừa là sản phẩm của văn hóa Từ đó cho thấy văn hóa đã được Hồ Chí Minh xem xét trên hai mặt: Một mặt (nghĩa hẹp), là sáng tạo văn hóa tinh thần của xã hội, tập trung vào những lĩnh vực trọng yếu như: ngôn ngữ, đạo đức, lối sống, giáo dục, khoa học, pháp luật, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, Mặt khác (nghĩa rộng), là toàn bộ những sáng tạo vật chất và sáng tạo tinh thần của con người Đây là khái niệm văn hóa phù hợp với khía cạnh nghiên cứu của luận án

- Văn hóa dòng họ

Theo quan niệm của Vân Hạnh văn hoá dòng họ - họ tộc là những giá trị thiêng liêng sâu thảm trong tâm khảm của các thế hệ Đó không chỉ là do di truvền của gien sinh học tạo nên những thế hệ mới kê thừa tổ tông, mà còn bao hàm án nghĩa sinh thành dưỡng dục Văn hóa dòng họ - họ tộc có các yếu tố như sau:

Thứ nhất: Những quy định, quy ước của dòng họ (như việc cấm kết hôn trong cùng một dòng máu, cấm mọi hành vi loạn luân, luật pháp quy định sau 5 đời mái cho phép kết hôn;

Thứ hai: Ứng xử theo tôn ti trật tự theo cây phả hệ trong cuốn Gia phả dòng họ vì mỗi dòng họ sự cố kết huyết thông được hoàn thiện ở mỗi cây phả hệ các thế hệ lịch đại (tức các đời từ vị tổ đầu tiên trở xuống) và các chi nhánh thứ tự đương đại Tất cả được duy trì một cách nghiêm ngặt trong xưng hô - ứng xử và cách ứng xử này

Trang 39

đã được các dòng họ văn bản hoá bằng một cuốn gia phả dòng họ

Thứ ba: Nhà thờ họ Cũng từ gia phả - phả hệ dòng họ, người ta tạo lập các nhà thờ để phụng thờ tổ tiên các vị đã quá cố Nhà thờ họ và các nghi lễ cùa từng nhà thờ đuợc duy trì theo tập tục và truyền thông của từng họ Nhà thờ họ là nơi tập trung con cháu của cả dòng họ

Thứ tư: Mộ tổ Cùng với nhà thờ là phần mộ tổ tiên hay nghĩa trang của dòng họ, cùng là một nét biểu hiện cùa văn hoá dòng tộc Dân tộc ta có truyền thông giử gìn mồ mả tổ tông, dân gian có câu: sống ngôi nhà, chết ngôi mả chính là phản ánh tâm lý đó

Thứ năm: Các nghi lễ, giỗ chạp đuợc duy trì theo tập tục và truyền thống của

từng họ [76, tr.7-10]

Như vậy, nói đến văn hoá dòng họ là đề cập đến vấn để cội nguồn - một vấn để có ý nghĩa rất thiêng liêng trong tâm thức con ngưòi Việt Nam Và nó được nhìn ở 2 góc độ chính là văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể Trong đó văn hóa vật thể của của dòng bao gồm: nhà thờ họ, mộ tổ, gia phả…văn hóa phi vật thể của dòng họ bao gồm: quy ước, phong tục tập quán, ứng xử theo tôn ti, nghi lễ nghi thức, giỗ chạp…

- Di sản văn hóa và di sản văn hóa dòng họ

Luật Di sản văn hóa năm 2009 và văn bản hợp nhất Luật Di sản văn hóa

năm 2013 đã đề cập khái niệm di sản văn hóa trong chương 1, điều 4, khoản 1 và 2 chia di sản làm hai nhóm đó là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia [137]

Trang 40

Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là hai bộ phận hữu cơ cấu thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc Chúng luôn gắn bó mật thiết, có tác động tương hỗ lẫn nhau GS Trần Quốc Vượng đã đề cập: "Thực ra trên đời này, khó có thể phân biệt rạch ròi đâu là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Nhiều loại hình văn hóa vừa là vật thể lại vừa là phi vật thể Trong tiếng Anh, người ta gọi di sản văn hóa phi vật thể là “intangible heritage” Tra từ nguyên “intangible” thì lại bao hàm nghĩa "không thể sờ thấy được, không thể chạm vào được” [199, tr.45] Cho nên sự phân biệt nào cung chỉ mang tính tương đối, còn thực tế yếu tố vật thể và phi vật thể gắn chặt chẽ với nhau, cùng tồn tại làm nên giá trị của một di sản Trong đó DSVH phi vật thể là linh hồn là cốt lõi, biểu hiện tinh thần của DSVH vật thể, còn cái hiện hữu, cái làm nên DSVH vật thể tồn tại như là biểu hiện vật chất của di sản phi vật thể Có thể nói, (1) DSVH là tài sản của cả cộng đồng; (2) Tài sản đó được lưu giữ, bảo tồn, phát triển và trao truyền cho các thế hệ kế tiếp để trở thành di sản cho các thế hệ người tiếp theo Nhìn từ góc độ cấu trúc, di sản văn hóa dòng họ mang tính bộ phận trong chuỗi liên kết hệ thống văn hóa với các bộ phận khác và văn hóa hay di sản văn hóa dòng họ chính là giá trị do bộ phận này sản sinh và kết tinh lại qua quá trình phát triển lịch sử Văn hóa liên kết theo chuỗi đó là: cá nhân - gia đình - họ hàng - xóm làng - vùng - miền - đất nước (thế giới)

Từ tất cả những nội dung nêu trên, NCS đưa ra khái niệm như sau: Di sản văn hóa dòng họ là tổng hòa những sản phẩm vật chất và tinh thần do cộng đồng/dòng họ ấy tạo ra trong quá trình hình thành và phát triển, được trao truyền qua các thế hệ và mang những đặc trưng riêng phân biệt dòng họ này với dòng họ khác

- Bảo tồn và phát huy

Bảo tồn: Theo Từ điển Tiếng Việt, “Bảo tồn là giữ lại không để mất đi” [122,

tr.39] Bảo tồn văn hóa, tiếp cận từ di sản có hai đối tượng chính: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể Bảo tồn là các hành động nhằm bảo vệ, gìn giữ, bảo lưu lại sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng, gìn giữ chúng để tồn tại cùng với thời gian Bảo tồn các sự vật, hiện tượng là lưu giữ, không làm cho chúng bị mai một, bị thay đổi và biến dạng

Ngày đăng: 12/08/2024, 15:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w