1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt nhựa nguyên sinh của công ty cổ phần miduco việt nam sang thị trường châu âu

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu là hoạt động tất yếu của mỗi quốc gia, mỗi doanhnghiệp, đặc biệt trong tình hình nền kinh tế hội nhập như hiện nay.Kể từ 2016 đến nay, sản phẩm hạt nhựa nguyên

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Đề tài:

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HẠT NHỰANGUYÊN SINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MIDUCO

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : Bùi Duy Đức

CHUYÊN NGÀNH: Kinh doanh thương mại / Thương mại quốc tế

HÀ NỘI - 8/ 2023

Trang 2

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬPKINH DOANH THƯƠNG MẠI

Đề tài:

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HẠT NHỰANGUYÊN SINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MIDUCO

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Quang Huy

Sinh viên thực hiện : Bùi Duy Đức

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã tận tình dạy bảo emtrong suốt quá trình em học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân !

Để hoàn thành bài luận chuyên đề thực tập này, em đã nhận được sựhướng dẫn giúp đỡ và góp ý tận tình của thầy Nguyễn Quang Huy Em xin gửilời biết ơn sâu sắc đến thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý để em có thểhoàn thành chuyên đề thực tập !

Đồng thời, Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị là nhân viên củaCông ty Cổ phần Miduco Việt Nam đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập.Khoảng thời gian thực tập tại công ty cùng những lời chỉ bảo của thầy giáo vàcác anh, chị đã giúp em có thể thực hiện được bài luận chuyên đề thực tập này.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện bài luận của mình nhưng do hạn chế về mặtkiến thức cũng như chưa đủ về kinh nghiệm nên trong bài không thể tránh đượcnhững thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy.

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

LỜI CẢM ƠNDANH MỤC BẢNGDANH MỤC SƠ ĐỒ

1.2 Nội dung hoạt động xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp 10

1.2.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu 10

1.2.2 Xây dựng kế hoạch và phương án xuất khẩu 11

1.2.3 Đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu 12

1.2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 14

1.2.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu 17

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá của doanhnghiệp 20

1.3.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 20

1.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 22

1.3.3 Một số chỉ tiêu đo lường chất lượng hàng hoá 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNGNHỰA NGUYÊN SINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MIDUCO VIỆT NAMSANG THỊ TRƯỜNG EU 27

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty 27

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 27

2.1.2 Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty 27

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty 28

Trang 5

2.2.1 Đặc điểm chung của thị trường châu Âu 30

2.2.2 Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hạt nhựa nguyênsinh của công ty Cổ phần Miduco Việt Nam sang thị trường EU 32

2.2.3 Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty Cổ phần Miduco ViệtNam sang thị trường EU 35

2.2.4 Kết quả hoạt động xuất khẩu chung của công ty 37

2.2.5 Các biện pháp mà công ty áp dụng để đẩy mạnh xuất khẩu hạt nhựanguyên sinh sang thị trường EU 38

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hạt nhựa nguyên sinh sangthị trường EU của công ty 39

2.3.1 Những kết quả đạt được 39

2.3.2 Những hạn chế 40

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 41

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠTĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NHỰA NGUYÊN SINH CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN MIDUCO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 42

3.1 Định hướng hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới 42

3.1.1 Mục tiêu hoạt động xuất khẩu của công ty 42

3.1.2 Phương hướng hoạt động xuất khẩu của công ty 42

3.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt nhựa nguyên sinh sangthị trường châu Âu của công ty 44

3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu mở rộng thị trường 44

3.2.2 Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hình ảnh của côngty 45

3.2.3 Đầu tư vào nguồn nhân lực 45

3.2.4 Đảm bảo nguồn hàng 46

3.2.5 Tạo nguồn vốn 47

3.3 Kiến nghị với nhà nước 47

KẾT LUẬN 52

Trang 7

Bảng 2.1: Sản lượng xuất khẩu vào một số thị trường chính của công ty Cổphần Miduco Việt Nam từ năm 2019-2022 29Bảng 2.2: Tình hình vốn của công ty Cổ phần Miduco Việt Nam từ 2019 đến2022 35Bảng 2.3: Các sản phẩm chủ yếu của công ty Cổ phần Miduco Việt Nam ởthị trường nước ngoài từ năm 2019-2022 36Bảng 2.4: Sản lượng xuất khẩu vào các nước EU của công ty Cổ phần Miduco Việt Nam từ năm 2019-2022………36Bảng 2.5 : Giá trị xuất khẩu phân theo phương thức năm 2019-

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong tình hình nền kinh tế có xu hướng hội nhập toàn cầu và tiến trình mởcửa thị trường, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởngvà phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ,thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinhtế, giải quyết công ăn việc làm, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi quốcgia Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu là hoạt động tất yếu của mỗi quốc gia, mỗi doanhnghiệp, đặc biệt trong tình hình nền kinh tế hội nhập như hiện nay.

Kể từ 2016 đến nay, sản phẩm hạt nhựa nguyên sinh ở Việt Nam có nhiều cơhội lớn trong việc mở rộng thị trường nước ngoài Xuất phát từ việc giá dầu thô thếgiới liên tục giảm, thuế suất xuất khẩu sản phẩm hạt nhựa tới các nước như Hàn,Nhật và đặc biệt là các nước thuộc EU được hưởng nhiều ưu đãi, nhu cầu nhậpkhẩu sản phẩm hạt nhựa nguyên sinh tại thị trường EU ở mức cao và các doanhnghiệp Việt Nam cũng có khả năng thâm nhập thị trường tốt Hơn nữa, tại thị trườngEU, sản phẩm nhựa của Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá Đây chính làđiều kiện tốt, là cơ hội đối với các nhà sản xuất hạt nhựa xuất khẩu của Việt Nam,kích thích các doanh nghiệp xây dựng mục tiêu chiến lược trong xuất khẩu sang thịtrường này.

Mặc dù ngành nhựa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, mở rộng thịtrường, nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng ngành nhựa phát triển chưa tương xứngvới điều kiện thuận lợi Các doanh nghiệp ngành nhựa cũng đang gặp nhiều tháchthức, không những khó cạnh tranh tại nước ngoài, mà còn cạnh tranh trong nước.Bởi hiện nay, với sự mở cửa của thị trường, nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đặcbiệt là Thái Lan đã tiến vào đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam hoặc đầu tư,mua cổ phần, liên kết với các doanh nghiệp trong nước Điều này khiến các doanhnghiệp trong nước luôn phải “đau đầu” với vấn đề cạnh tranh Chưa nói đến việccạnh tranh tại thị trường xuất khẩu, mà ngay trong nước, doanh nghiệp không chỉ

Trang 9

phải đối mặt với sản phẩm nhựa đến từ các nước trong khối ASEAN và sản phẩmnhựa giá rẻ đến từ Trung Quốc Tuy vậy, Việt nam vẫn có khả năng cạnh tranh caodo chi phí lao động ở nước ta vẫn đang ở mức thấp, có nhiều kinh nghiệm trong sảnxuất công nghiệp Hơn nữa, so với đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Trung Quốc,chúng ta vẫn nắm ưu thế hơn họ bởi các sản phẩm hạt nhựa của Việt Nam khi sangthị trường Châu Âu đã được bãi bỏ thuế chống bán phá giá, còn Trung Quốc thì vẫnchưa Thậm chí sản phẩm hạt nhựa của chúng ta được đánh giá cao hơn về mặt antoàn vệ sinh hơn sản phẩm từ các nhà sản xuất Trung Quốc Đứng trước tình hìnhtrên, khi cơ hội mở ra lớn hơn tại thị trường EU, nếu đẩy mạnh được xuất khẩu mặthàng hạt nhựa, công ty sẽ cải thiện nhanh chóng hoạt động sản xuất kinh doanh củamình, nâng cao lợi nhuận, uy tín và thương hiệu cho công ty, đồng thời đưa ngànhsản xuất hạt nhựa của Việt Nam dần trở nên lớn mạnh và có vị trí trên thị trườngquốc tế Vì vậy việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt nhựa nguyên sinh sang thịtrường EU là việc làm cần thiết đối với Công ty Cổ phần Miduco Việt Nam và cầnđề ra những giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang một thịtrường EU đầy cơ hội và thách thức.

2 Nội dung nghiên cứu

Phân tích những vấn đề về xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa nguyên sinh và thựctrạng xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa nguyên sinh sang thị trường EU của Công ty cổphần Miduco Việt Nam giai đoạn 2018-2022 Từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnhxuất khẩu mặt hàng hạt nhựa nguyên sinh sang thị trường EU của Công ty cổ phầnMiduco Việt Nam.

3 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hạt nhựa nguyên sinhtrong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022 của Công ty cổ phần Miduco Việt Nam.Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt nhựa nguyên sinh, những khó khăn và trởngại trong hoạt động xuất khẩu hạt nhựa nguyên sinh, các giải pháp đẩy mạnh hoạtđộng xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa nguyên sinh.

Trang 10

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích, thống kê, tổnghợp, so sánh, phân loại và mô hình hóa Đồng thời tham khảo tư liệu thông tin và kếthừa các công trình nghiên cứu trước đây, nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành để thu thập các dữ liệu cần thiết.

5 Kết cấu của chuyên đề

Bao gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệpChương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng nhựa nguyên sinh củacông ty Cổ phần Miduco Việt Nam sang thị trường EU

Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặthàng nhựa nguyên sinh của công ty Cổ phần Miduco Việt Nam sang thị trường EU

Trang 11

1CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨU HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm, vai trò và các hình thức xuất khẩu hàng hoá của doanhnghiệp

1.1.1 Khái niệm

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc giakhác trên cơ sở dùng tiền tệ là phương tiện thanh toán với mục tiêu là lợi nhuận.Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia Mụcđích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợithế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Namhoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hảiquan riêng theo quy định của pháp luật.

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện từ xuấtnhập khẩu hàng hoá tiêu dùng đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và cả côngnghệ cao Tất cả các hoạt động buôn bán trao đổi này đều nhằm mục đích là đem lạilợi ích cho quốc gia tham gia.

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu

● Đối với nền kinh tế.

Với mỗi doanh nghiệp, thương mại bảo đảm cho quá trình sản xuất, kinhdoanh diễn ra bình thường, liên tục Các mục tiêu của doanh nghiệp chỉ thực hiệnđược khi doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá Tuy nhiên, không phải lúc nào cáccông ty cũng tìm kiếm được nhiều cơ hội từ thị trường nội địa, đặc biệt khi cùngmột lúc có sự xuất hiện của nhiều công ty khác nhau cùng kinh doanh một loại hìnhsản phẩm hay dịch vụ Điều này đã dẫn đến một hệ quả là thị trường nội địa vốn đãnhỏ bé nay lại càng bị thu hẹp khiến cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty bịsụt giảm đáng kể.

Trang 12

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa buộc các công ty phải giảm giáđể tăng khả năng cạnh tranh, điều đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty nếunhư công ty không tìm cho mình một hướng đi mới Để khắc phục tình trạng nàymột giải pháp đối với các công ty là mở rộng thị trường sang nước ngoài bằng conđường xuất khẩu và đây là giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn để của các doanhnghiệp Hoạt động xuất khẩu là hoạt động nhằm khai thác những lợi thế và khắcphục những bất lợi trong cơ cấu nền kinh tế như hiện nay Vì vậy, xuất khẩu là mộttrong những nhân tố có tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tếcác quốc gia :

- Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ nôngnghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Tạo tiền đề cho các ngành khác có cơ hội cùngphát triển như ngành cơ khí – chế tạo, kỹ thuật…

- Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm cảithiện đời sống nhân dân

- Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quả sảnxuất của từng quốc gia.

- Xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ cho một quốc gia, tạo nguồnvốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Xuất khẩu tạo ra khả năng thị trường tiêu thụ cũng như cung cấp đầu vàocho sản xuất nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất trong nước phục vụ nhu cầucủa thị trường.

- Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề để xây dựng các mối quan hệ kinh tếđối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốctế, bảo hiển quốc tế, tín dụng quốc tế,…Ngược lại sự phát triển của các ngành nàylại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu, làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩuphát triển.

Nói chung, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tếcủa các quốc gia, do vậy các quốc gia đều chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để khaithác tối đa lợi ích của hoạt động này trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trang 13

● Đối với các doanh nghiệp :

Một nền kinh tế nếu chỉ chú trọng vào thị trường nội địa mà không quan tâmphát triển thương mại quốc tế thì kết quả tất yếu sẽ xảy ra là quốc gia đó sẽ rơi vàovòng xoáy của sự tụt hậu Chính vì vậy, xuất khẩu là một phương án để phát triểnnền kinh tế Việt Nam cùng như mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trongnước Cụ thể hơn những lợi ích xuất khẩu mang lại cho doanh nghiệp:

- Tăng doanh số bán hàng: Khi thị trường trong nước trở lên bão hoà thì xuấtkhẩu là hoạt động làm tăng doanh số bán hàng của công ty khi mở rộng thị trườngquốc tế.

- Xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ, tăng doanh thu, lợi nhuận cho cácdoanh nghiệp qua đó đảm bảo lợi ích, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viêntrong doanh nghiệp, nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máymóc, thiết bị, nguyên vật liệu…phục vụ cho quá trình phát triển.

- Đa dạng hóa thị trường đầu ra: Đa dạng hóa thị trường đầu ra sẽ giúp chocông ty có thể ổn định luồng tiền thanh toán cho các nhà cung cấp Việc đa dạnghóa thị trường sẽ tạo ra nguồn thu cho công ty và từ nguồn thu này công ty có thểđầu tư tiếp để tiếp tục đa dạng hóa thị trường tránh sự phụ thuộc quá mức vào mộtthị tường nào đó hay tạo điều kiện và thuận lợi cho thị trường đầu vào của doanhnghiệp.

- Thu được các kinh nghiệm quốc tế: Các nhà kinh doanh và nhà quản lý sẽtham gia kinh doanh quốc tế, các nhà kinh doanh và các nhà quản lý hoạt độngtrong những môi trường kinh tế xã hội, kinh tế, chính trị khác nhau Điều này đòihỏi các nhà kinh doanh quản lý phải học hỏi, do đó kiến thức của họ sẽ phong phúhơn và qua quá trình hoạt động lý luận sẽ được kiểm chứng trong thực tế Do vậy,họ sẽ tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm hoạt động của mình qua quá trìnhkinh doanh quốc tế Trong đó hoạt động xuất khẩu là hoạt động mang lại kinhnghiệm với chi phí và rủi ro thấp nhất.

- Mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với đối tác nước ngoài tại thị trườngxuất khẩu trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Trang 14

1.1.3 Các hình thức xuất khẩu

● Xuất khẩu trực tiếp.

Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của công ty cho kháchhàng của mình ở nước ngoài bằng phương thức xuất khẩu trong đó người bán vàngười mua trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách gặp mặt hoặc thông qua cácphương tiện thông tin như thư từ, điện tín,… để bàn bạc và thỏa thuận với nhau vềhàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán và các điều kiện giao dịch khác.

Ưu, nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp:- Ưu điểm

+ Giảm bớt lợi nhuận trung gian sẽ làm tăng chênh lệch giữa giá bán và chiphí, tức là làm tăng lợi nhuận cho công ty.

+ Người sản xuất có liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng, với thịtrường, biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng do đó có thể thayđổi sản phẩm và các điều kiện bán hàng trong trường hợp cần thiết.

- Nhược điểm

+ Hình thức này làm tăng rủi ro trong kinh doanh, nhà sản xuất phải đối đầutrực tiếp với tập hợp những khó khăn, thách thức của thị trường nước ngoài Donhững khác biệt về môi trường kinh doanh, văn hoá, ngôn ngữ, chính trị, luật pháp,sở thích tiêu dùng… Sự khác biệt này đòi hỏi nhà sản xuất phải biết cách thích nghi,thay đổi…để có thể tồn tại và phát triển sản phẩm của mình tại thị trường nướcngoài.

● Xuất khẩu gián tiếp:

Xuất khẩu gián tiếp là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ranước ngoài thông qua trung gian thương mại (thông qua người thứ ba) Các trunggian mua bán không chiếm hữu hàng hoá của công ty mà trợ giúp công ty xuất khẩuhàng hoá sang thị trường nước ngoài Các trung gian xuất khẩu như: đại lý, công tyquản lý xuất nhập khẩu và công ty kinh doanh xuất nhập khẩu.

● Xuất khẩu tại chỗ:

Trang 15

Đây là hình thức kinh doanh xuất khẩu mới đang có xu hướng phát triểnmạnh và phổ biến ở các nước đang phát triển Hình thức xuất khẩu có đặc điểm: làhàng hoá xuất khẩu không cần phải vượt qua biên giới quốc gia mà đối tác và doanhnghiệp vẫn có thể đàm phán trực tiếp với nhau, đối tác (người mua) là người tìmđến doanh nghiệp Mặt khác, doanh nghiệp tránh được một số thủ tục và những rủiro như: không phải làm thủ tục thông quan hàng hoá, mua bảo hiểm hàng hoá, thuêphương tiện vận chuyển và rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá Do đó,giúp doanh nghiệp giảm được một khoản chi phí lớn.

Hình thức xuất khẩu tại chỗ được những quốc gia có thế mạnh về du lịch vàcó nhiều công ty nước ngoài đóng tại quốc gia đó khai thác tối đa và đã mang lạinhững kết quả to lớn.

● Buôn bán đối lưu:

Buôn bán đối lưu là phương thức mua bán trong đó hai bên trực tiếp trao đổicác hàng hoá hay dịch vụ có giá trị tương đương với nhau Bản chất của buôn bánđối lưu là hoạt động xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu.

Các loại hình buôn bán đối lưu

- Hàng đổi hàng: là hình thức mua bán đối lưu mà hai bên trao đổi trực tiếpvới nhau những hàng hoá có giá trị tương đương và diễn ra cùng một thời điểm.

- Mua đối lưu: là hình thức mua bán đối lưu mà một bên sẽ cam kết mua lạicủa bên kia một lượng hàng đã xác định cụ thể với giá trị tương đương trong tươnglai.

- Trao đổi bù trừ: là hình thức mua bán đối lưu mà hai bên trao đổi hàng trêncơ sở ghi nhận lại hàng giao và hàng nhận đến cuối kỳ mới đối chiếu bù trừ chonhau bằng tiền hoặc kết chuyển số dư.

- Mua bồi hoàn: là hình thức mua bán đối lưu mà một bên cam kết nhận lạimột lượng hàng hoá có giá trị tương đương nhằm bồi hoàn cho bên kia một lượngngoại tệ đã được xác định trước trong tương lai.

Trang 16

- Chuyển nợ: là hình thức mua bán đối lưu mà một bên chuyển trách nhiệmphải mua bán hoặc thanh toán tiền hàng cho một bên thứ ba nhằm đảm bảo cho mộtbên đối lưu những loại hàng hoá không phù hợp với mình.

● Gia công quốc tế:

Gia công quốc tế là hình thức gia công thương mại mà bên đặt gia công hoặcbên nhận gia công là thương nhân nước ngoài Theo đó bên nhận gia công sử dụngmột phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện mộthay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công đểhưởng thù lao.

Gia công xuất khẩu xuất phát từ lợi ích của hai bên Bên A có nguyên liệu, cónhu cầu về thành phẩm ổn định, hạ giá thành sản phẩm, đưa ngành tốn lao động ranước ngoài Bên B thiếu vốn và thiết bị kỹ thuật, nhưng lại có nhân công, có taynghề và cơ sở sản xuất, làm tăng thêm thu nhập thu hút kỹ thuật mới và kinhnghiệm quản lý, tiếp xúc với thị trường nước ngoài thúc đẩy phát triển kinh tế.

Các hình thức gia công quốc tế

- Xét về hình thức chuyển giao quyền sở hữu

+ Hình thức giao nguyên liệu nhận thành phẩm: là hình thức gia công quốc tếmà người đặt gia công vẫn sở hữu toàn bộ nguyên vật liệu và thành phẩm, bên nhậngia công chỉ thu được phí.

+ Hình thức bán nguyên liệu mua thành phẩm: là hình thức gia công quốc tếmà bên đặt gia công chuyển giao quyền sở hữu bên nhận gia công để đổi lấy chuyểngiao quyền sở hữu sản phẩm của bên nhận Chênh lệch giữa giá chuyển nguyên vậtliệu và mua thành phẩm là phí gia công Người nhận gia công có quyền sở hữunguyên vật liệu trong thời gian gia công chế biến, do đó có điều kiện để tăng hiệuquả kinh doanh.

- Xét về hình thức thanh toán

+ Hợp đồng khoán: là hình thức gia công quốc tế mà bên đặt gia công giaocho bên nhận gia công nguyên vật liệu và một khoản phí nhất định, bên nhận đượcquyết định đoạt mức chi phí trong khoản phí gia công đó.

Trang 17

+ Hợp đồng thanh chi: là hình thức gia công quốc tế mà bên đặt gia công căncứ vào chị phí của bên nhận gia công để thanh toán chi khoản mục nào thì đượcthanh toán khoản mục đó.

- Xét về chủ thể tham gia có: Hình thức gia công nhiều bên và hình thức giacông hai bên.

● Tái xuất khẩu

Là việc xuất khẩu những hàng hoá đã nhập khẩu vào nước mình nhưng chưaqua chế biến Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước : nước xuất khẩu, nước táixuất và nước nhập khẩu.

● Đấu giá quốc tế

Là phương thức mua bán đặc biệt, được tổ chức công khai (hoặc hạn chế nếuchỉ cho một số người tham gia) ở một nơi nhất định theo cơ chế người mua đượcxem hàng hoá trước cạnh tranh mua và hàng hoá được giao cho người trả giá caonhất.

1.2 Nội dung hoạt động xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp

1.2.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu

● Đặc tính tiêu dùng của người dân tại thị trường xuất khẩu :

Đặc tính tiêu dùng của người dân thể hiện chung nhất thị hiếu, yêu cầu củaphần đông người sử dụng ở thị trường này Đây là yếu tố được doanh nghiệp xuấtkhẩu rất quan tâm do nó ảnh hưởng đến khâu sản xuất cũng như khả năng xuất khẩucủa daonh nghiệp Sản phẩm của doanh nghiệp có đáp ứng với mong muốn củangười sử dụng hay không mới có khả năng xuất khẩu được hay không.

● Các chính sách của nước nhập khẩu :

Để thuận lợi trong quá trình xuất khẩu hàng hóa sang một thị trường chúng tacần quan tâm đến các chính sách của nước nhập khẩu :

- Chính sách pháp luật : Hiểu biết chính sách pháp luật của nước nhập khẩugiúp doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện đúng theo những quy định pháp lý củanước đó về chính sách giá cả, chính sách thuế nhập khẩu, luật chống bán phá giá,

Trang 18

tránh những hậu quả có thể xảy ra đối với doanh nghiệp bị áp thuế chống bán phágiá làm sụt giảm nghiêm trọng lượng hàng xuất khẩu.

- Hàng rào kỹ thuật : Năm rõ hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu là cơ sởđể doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất, đầu tư cải tiến trang thiết bị, sản xuất theocông nghệ tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn về chấtlượng, an toàn với người sử dụng, quy định về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinhthực phẩm… tránh trường hợp hàng xuất đi bị trả lại do không đạt tiêu chuẩn gâythiệt hại lớn cho công ty về tài chính cũng như uy tín và danh tiếng của Công ty.

1.2.2 Xây dựng kế hoạch và phương án xuất khẩu

Dựa vào những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thịtrường xuất khẩu, công ty cần xây dựng kế hoạch và phương án xuất khẩu Phươngán này là bản kế hoạch hoạt động của công ty nhằm đạt được những mục tiêu xácđịnh trong hoạt động xuất khẩu Xây dựng phương án kinh doanh gồm các bướcsau:

● Đánh giá tình hình thị trường xuất khẩu và thương nhân

Công ty phải đưa ra được những đánh giá tổng quan về thị trường cần xuấtkhẩu và đánh giá chi tiết đối với từng phân đoạn thị trường Đồng thời cũng phảiđưa ra những nhận định cụ thể về thương nhân nước ngoài mà công ty sẽ hợp táckinh doanh.

● Lựa chọn thời cơ, phương thức kinh doanh.

Từ tuyến sản phẩm công ty đã chọn làm mặt hàng xuất khẩu, công ty cầntính toán và xem xét thời cơ xuất khẩu thích hợp : khi nào thì xuất khẩu, khi nào thìdự trữ hàng chờ xuất khẩu … và tuỳ thuộc vào khả năng của công ty mà công ty lựachọn phương thức kinh doanh phù hợp.

Trang 19

Giai đoạn 2: Nâng dần mức giá bán lên để thu lợi nhuận Mục tiêu này ngoàinguyên tố thực tế cần phù hợp với khả năng của công ty là mục đích để công typhấn đấu hình thành và có thể vượt mức.

● Đề ra biện pháp thực hiện.

Giải pháp thực hiện là công cụ giúp công ty kinh doanh thực hiện các mụctiêu đề ra một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất, có lợi nhất cho công ty kinh doanh.

● Đánh giá hiệu quả của hoạt động.

Giúp cho công ty đánh giá hiệu quả kinh doanh sau thương vụ xuất khẩu.đồng thời đánh giá được hiệu quả những khâu công ty đã và làm tốt, những khâucòn yếu kém nhằm giúp công ty hoàn thiện quy trình xuất khẩu.

1.2.3 Đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu

● Đàm phán

Thực chất đàm phán là việc trao đổi, học thuật vừa mang tính khoa học, vừamang tính nghệ thuật để sử dụng các kĩ năng, kĩ xảo trong giao dịch để nhằm thuyếtphục đi đến việc chấp nhận những nội dung mà đôi bên đưa ra Muốn đàm phánthành công thì khâu chuẩn bị đàm phán đóng góp một vai trò quan trọng như: chuẩnbị nội dung và xác định mục tiêu, chuẩn bị dữ liệu thông tin, chuẩn bị nhân sự đàmphán chuẩn bị chương trình đàm phán.

Để đàm phán tốt cần phải chuẩn bị những thông tin về thị trường, kinh tế,văn hoá, chính trị, pháp luật của các nước, hay như thông tin về đối tác như sự pháttriển ,danh tiếng, cũng như khả năng tài chính của đối phương Đòi hỏi các cán bộnghiệp vụ cần phải là những người nắm bắt thông tin về hàng hoá, thị trường, kháchhàng, chính trị, xã hội…chính xác và nhanh nhất sẽ giúp cho cuộc đàm phán ký kếthợp đồng đạt hiệu quả tốt.

Hiện nay trong đàm phán thương mại thường sử dụng ba hình thức đàm pháncơ bản là: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặpgỡ trực tiếp Nhưng ở Việt Nam hiện nay hai hình thức là đàm phán qua thư tín vàđàm phán qua điện thoại là được sử dụng phổ biến nhất.

Trang 20

- Đàm phán qua thư tín: là phương thức được sử dụng phổ biến, khởi đầu vàgiúp cho việc duy trì những giao dịch lâu dài Ưu điểm của giao dịch qua thư tín làtiết kiệm chi phí, các quyết định đưa ra thường được cân nhắc kỹ càng và tranh thủđược ý kiến của tập thể Tuy nhiên hình thức này có thể gây ra sự chậm trễ, dễ bỏ lỡcơ hội, khó biết được ý đồ của khách hàng và không ứng xử linh hoạt Khi soạnthảo thư cần chú ý đảm bảo tính lịch sự, chính xác, khẩn trương và kiên nhẫn vớicác chuẩn mực.

- Đàm phàn qua điện thoại: trong điều kiện kỹ thuật thông tin liên lạc pháttriển như hiện nay, giao dịch qua điện thoại cũng là một phương thức được sử dụngphổ biến Ưu điểm của phương thức này là đảm bảo tính khẩn trương, đúng thờiđiểm cần thiết Tuy nhiên cước phí điện thoại cũng là một vấn đề, ngoài ra do khôngcó gì làm bằng chứng cho các thoả thuận qua điện thoại nên phương thức nàythường chỉ sử dụng trong những trường hợp cần thiết như sợ bị bỏ lỡ cơ hội kinhdoanh

- Đàm phán trực tiếp: là việc các bên trực tiếp gặp gỡ nhau để trao đổi cácđiều kiện đặt ra là phương thức quan trọng nhất Đàm phán trực tiếp có thể tìm hiểutrực tiếp tâm lý và phản ứng của đối tác qua nhiều dấu hiệu trên vẻ mặt, cử chỉ… vàcó thể tác động đến quan điểm mong muốn của đối tác qua nhiều cách thức Phươngthức đàm phán này đẩy nhanh tốc độ giải quyết những bất đồng và nhiều khi là lốithoát duy nhất cho những cuộc đàm phán qua thư tín, điện thoại kéo dài quá lâukhông có kết quả Tuy nhiên, đàm phán theo hình thức này thường tốn kém về cácchi phí đi lại, đón tiếp Nó đòi hỏi phải nắm vững nghiệp vụ, chuẩn bị kỹ đầy đủ cácthông tin cần biết, tự chủ, linh hoạt trong việc xử lý tình huống

● Ký kết hợp đồng

Việc ký kết hợp đồng là hết sức quan trọng Hợp đồng có được tiến hành haykhông là phụ thuộc vào các điều khoản mà hai bên đã cam kết trong hợp đồng Khiký kết một hợp đồng xuất khẩu phải căn cứ vào các điều kiện sau đây:

-Các định hướng kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.-Nhu cầu thị trường xuất khẩu, đơn đặt hàng, chào hàng của đối tác.

Trang 21

Hợp đồng xuất khẩu bao gồm những nội dung sau:-Số hợp đồng

-Ngày, tháng, năm và nơi ký kết hợp đồng.-Tên và địa chỉ các bên ký kết.

-Các điều khoản bắt buộc của hợp đồng.

Điều 1: Tên hàng, phẩm chất, quy cách, số lượng, bao bì, ký mã hiệu.Điều 2: Giá cả.

Điều 3: Thời hạn, địa điểm, phương thức giao hàng, vận tải.Điều 4: Điều kiện kiểm nghiệm hàng hóa.

Điều 5: Điều kiện thanh toán trả tiền.Điều 6: Điều kiện khiếu nạiĐiều 7: Điều kiện bất khả kháng.Điều 8: Điều khoản trọng tài.

1.2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Sau khi đã ký kết hợp đồng xuất khẩu, công việc quan trọng mà doanhnghiệp cần phải làm là tổ chức thực hiện hợp đồng mà mình đã ký kết Căn cứ vàođiều khoản đã ghi trong hợp đồng doanh nghiệp phải tiến hành sắp xếp các côngviệc cần làm ghi thành bảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, kịp thời nắmbắt diễn biến tình hình các văn bản đã gửi đi và nhận những thông tin phản hồi từphía đối tác.

Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gồm:

- Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá.

Xin giấy phép xuất khẩu trước đây là một công việc bắt buộc đối với tất cảcác doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài Nhưngtheo quyết định số 57/1998/NĐ/CP tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung đăng ký kinhdoanh trong nước của mình không cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu tạibộ thương mại Quy định này không áp dụng với một số mặt hàng đang còn quản lý

Trang 22

theo cơ chế riêng (cụ thể là những mặt hàng gạo, chất nổ, sách báo, ngọc trai, đáquý, tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ).

Nếu hàng xuất khẩu qua nhiều cửa khẩu, thì cơ quan sẽ cấp cho doanhnghiệp ngoại thương một phiếu theo dõi Mỗi khi hàng thực tế được gia nhận ở cửakhẩu, cơ quan hải quan đó sẽ trừ lùi vào phiếu theo dõi.

- Chuẩn bị hàng xuất khẩu.

Để thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phảitiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồngđã ký.

- Kiểm tra chất lượng hàng hoá.

Trước khi giao hàng, nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩmchất, trọng lượng, bao bì…vì đây là công việc cần thiết quan trọng nhờ có công tácnày mà quyền lợi khách hàng được đảm bảo, ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu,phân định trách nhiệm của các khâu trong sản xuất cũng như tạo nguồn hàng đảmbảo uy tín cho nhà xuất khẩu và nhà sản xuất trong quan hệ buôn bán Công táckiểm tra hàng xuất khẩu được tiến hành ngay sau khi hàng chuẩn bị đóng gói xuấtkhẩu tại cơ sở hàng kiểm tra tại cửa khẩu do khách hàng trực tiếp kiểm tra hoặc cơquan có thẩm quyền kiểm tra tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên.

- Mua bảo hiểm hàng hoá.

Chuyên chở hàng hoá xuất khẩu thường xuất hiện những rủi ro, tổn thất vìvậy việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu là một cách tốt nhất để đảm bảo antoàn cho hàng hoá xuất khẩu trong quá trình vận chuyển Doanh nghiệp có thể muabảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu của mình tại các công ty bảo hiểm.

- Thuê phương tiện vận tải.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, việc thuê phươngtiện vận tải dựa vào căn cứ sau đây:

+ Dựa vào những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu hàng hoá: điều kiệncơ sở giao hàng số lượng nhiều hay ít.

Trang 23

+ Dựa vào đặc điểm hàng hoá xuất khẩu: là loại hàng gì, hàng nhẹ cân hayhàng nặng cân, hàng dài ngày hay hàng ngắn ngày, điều kiện bảo quản đơn giản hayphức tạp…

Điều kiện vận tải:

Đó là hàng rời hay hàng đóng trong container, là hàng hoá thông dụng hayhàng hoá đặc biệt Vận chuyển trên tuyến đường bình thường hay tuyến hàng đặcbiệt, vận tải một chiều hay vận tải hai chiều, chuyên chở theo chuyến hay chuyênchở liên tục…để có thuê phương tiện đường bộ, đường biển, hay đường hàngkhông, đường sắt.

+ Xuất trình hàng hoá: hàng hoá xuất khẩu phải được sắp xếp một cách trậttự thuận tiện cho việc kiểm soát.

+ Thực hiện các quyết định của hải quan: đây là công việc cuối cùng trongquá trình hoàn thành thủ tục hải quan.

- Làm thủ tục thanh toán.

Thanh toán là khâu quan trọng và là kết quả cuối cùng của tất cả các giaodịch kinh doanh xuất khẩu Hiện nay có hai phương thức sau được sử dụng rộng rãi.

+ Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)

Hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng doanhnghiệp xuất khẩu phải đôn đốc người mua phía nước ngoài mở thư tín dụng (L/C)đúng hạn đã thỏa thuận, sau khi nhận L/C phải kiểm tra L/C có khả năng thuận tiệntrong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó.

Trang 24

+Thanh toán bằng phương thức nhờ thu.

Hợp đồng xuất khẩu yêu cầu thanh toán bằng phương thức nhờ thu thì ngaysau khi giao hàng đơn vị doanh nghiệp phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuấttrình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền của đối tác.

Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác phù hợp với hợp đồngmà hai bên đã lập, nhanh chóng chuyển cho ngân hàng, nhằm nhanh chóng thu hồivốn.

- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có).

Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu phía khách hàng có sự viphạm thì doanh nghiệp có thể khiếu nại với trọng tài về sự vi phạm đó, trong trườnghợp cần thiết có thể kiện ra toà án, việc tiến hành khiếu kiện phải tiến hành thậntrọng, tỉ mỉ, kịp thời…dựa trên căn cứ chứng từ kèm theo

Trong trường hợp doanh nghiệp bị khiếu nại đòi bồi thường cần phải có tháiđộ nghiêm túc, thận trọng xem xét yêu cầu của khách hàng để giải quyết khẩntrương kịp thời và có tình có lý.

1.2.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu

Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là rất quan trọng vàcần thiết Qua đó, cho phép doanh nghiệp xác định được hiệu quả của mỗi hợp đồngxuất khẩu cũng như một giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Nhờ cácđánh giá đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp ứng xử phù hợp với việc thực hiệncác hợp đồng xuất khẩu tiếp theo Hiệu quả xuất khẩu được đánh giá thông qua hệthống các chỉ tiêu:

● Chỉ tiêu định tính

Các tiêu chuẩn định tính là các tiêu chuẩn không thể hiện được dưới dạngcác số đo vật lý hoặc tiền tệ Các chỉ tiêu định tính doanh nghiệp thường sử dụng đểđánh giá hiệu quả xuất khẩu là:

- Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường: Kết quả của doanhnghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình trên thị trường xuấtkhẩu, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng

Trang 25

nước ngoài, khả năng khai thác, nguồn hàng cho xuất khẩu …Các kết quả này chínhlà những thuận lợi quá trình mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ cho quátrình xuất khẩu tới độ thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường lớn hơn.(Cácchỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu)

- Kết quả về mặt xã hội: Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại khithực hiện các hoạt động xuất khẩu cũng phải đem lại lợi ích cho đất nước Do vậy,doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện các hợp đồng xuấtkhẩu, kinh doanh những mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và không xuấtkhẩu những mặt hàng mà Nhà nước cấm.

● Chỉ tiêu định lượng

- Chỉ tiêu kết quả xuất khẩu

Kết quả xuất khẩu thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp, được biểuhiện bằng các chỉ tiêu như doanh thu xuất khẩu hoặc nhập khẩu, lãi hay lỗ Còn hiệuquả xuất khẩu là các chỉ tiêu tương đối nhằm so sánh kết quả xuất khẩu với cáckhoản chi phí phải bỏ ra Các chỉ tiêu hiệu quả cho ta thấy rõ hơn chất lượng củahoạt động xuất khẩu Để tính được các chỉ tiêu tương đối phải tính một số chỉ tiêutuyệt đối phản ánh kết quả của quá trình xuất khẩu:

+ Tổng giá thành xuất khẩu là tổng chi phí sản xuất hàng hóa xuất khẩu vàcác chi phí mua và bán hàng xuất khẩu.

+ Thu nhập ngoại tệ xuất khẩu là tổng thu nhập ngoại tệ của hàng hóa xuấtkhẩu tính theo giá FOB.

+ Thu nhập nội tệ của hàng hóa xuất khẩu là số ngoại tệ thu được do xuấtkhẩu tính đổi ra nội tệ theo tỷ giá hiện hành.

- Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùngcủa hoạt động sản xuất kinh doanh Nó là tiền đề để duy trì và tái sản xuất mở rộngcủa doanh nghiệp, để cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động.(Các chỉtiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu)

Trang 26

Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được tính bằng côngthức:

TR = P x QTrong đó:

TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩuP: Giá cả hàng xuất khẩu

Q: Số lượng hàng xuất khẩu

Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu là lượng dôi ra của doanh thu xuất khẩu sovới chi phí xuất khẩu, được tính bằng công thức:

Lợi nhuận xuất khẩu = TR – TCTrong đó:

TC: tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu+ Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Hiệu quả của việc xuất khẩu được xác định bằng cách so sánh số ngoại tệ thuđược do xuất khẩu (giá trị quốc tế của hàng hoá) với những chi phí bỏ ra cho việcsản xuất hàng hoá xuất khẩu đó.(Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinhdoanh xuất khẩu)

- Chỉ tiêu về doanh lợi xuất khẩuTrong đó:

Dx: Doanh lợi xuất khẩu

Tx: Thu nhập bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra tiềnViệt Nam theo tỷ giá công bố của ngân hàng Ngoại thương (sau khi trừ mọi chi phíbằng ngoại tệ).

Cx: Tổng chi phí cho việc xuất khẩu.- Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu

Là số lượng bản tệ bỏ ra để thu được một đơn vị ngoại tệ.

Nếu tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu < tỷ giá do ngân hàng Nhà nước công bốthì nên xuất khẩu và ngược lại.

Trang 27

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá củadoanh nghiệp

1.3.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

● Hàng rào thuế quan và phi thuế quan của nước nhập khẩu :- Rào cản thuế quan của nước nhập khẩu :

Mỗi quốc gia có những chính sách thuế quan riêng quy định đối với từng mặthàng nhập khẩu như một công cụ bảo hộ mậu dịch mà các doanh nghiệp xuất khẩuphải tuân thủ đúng theo các chính sách này Các doanh nghiệp vừa phải tìm cáchtăng cường thâm nhập thị trường, vừa phải tìm cách để không phải là đối tượng củacách biện pháp bảo hộ Nếu doanh nghiệp xuất khẩu bị vướng vào các vụ kiệnchống bán phá giá, chống trợ cấp, chống tự vệ là một bất lợi bởi việc kiện tụngthường tốn nhiều thời gian và tiền của, khả năng bị áp thuế cũng tương đối cao.Việc bị áp thuế cao sẽ gây trở ngại lớn cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Các loại rào cản thuế quan :+ Thuế nhập khẩu :

Thuế nhập khẩu làm giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắthơn so với các mặt thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cáncân thương mại Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu làm giảm doanh thu, lợi nhuận củadoanh nghiệp xuất khẩu Nước nhập khẩu thường không áp dụng chung một mứcthuế nhập khẩu đối với tất cả các nước xuất khẩu mặt hàng đó mà trong cam kếtgiữa các quốc gia với nhau, giữa các khu vực với nhau có quy định mức thuế ưu đãiđối với mặt hàng xuất khẩu của một hay một nhóm nước Theo đó, nước đượchưởng mức thuế ưu đãi sẽ có lợi hơn so với nước không được hưởng mức thuế ưuđãi.

+ Thuế chống bán phá giá :

Biện pháp chống bán phá giá là để đối phó với hành vi bán sản phẩm với giáthấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh Nướcnhập khẩu là thành viên của WTO được phép áp dụng biện pháp chống bán phá giávới mặt hàng nhập khẩu bị điều tra nhằm chống lại các hành vi bán phá giá và cũng

Trang 28

để khắc phục thiệt hại đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu Các biện phápnày thường là áp thêm một khoản thuế nhập khẩu đối với sản phẩm bị coi là bánphá giá nhằm đưa các mức giá của sản phẩm đó xấp xỉ với mức giá chung của thịtrường.

Nước nhập khẩu áp mức thuế chống bán phá giá quá cao đối với một nướcxuất khẩu nào đó có thể dẫn đến các doanh nghiệp của nước xuất khẩu không thểtiếp tục xuất khẩu được hàng hóa vào thị trường này nữa, việc khôi phục lại thịtrường sau khi thuế chống bán phá giá hết hiệu lực cũng không hề dễ dàng.

+ Thuế chống trợ cấp :

Biện pháp chống trợ cấp được áp dụng để loại nỏ các tác động tiêu cực gâyra cho ngành sản xuất hàng hóa trong nước xuất phát từ các chính sách trợ cấp củachính phủ nước xuất khẩu Đối với mặt hàng được nhà nước trợ cấp xuất khẩu sẽ rấtdễ phải đối mặt với việc bị kiện chống trợ cấp.

+ Thuế tự vệ :

Biện pháp tự vệ thường được nói đến như một công cụ bảo vệ ngành sảnxuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước trong trường hợp khẩncấp nhằm hạn chế những tác động gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trongnước do tình trạng gia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu Như vậy, biện pháptự vệ có thể được áp dụng kể cả khi các đối tác thương mại thực hiện kinh doanhmột cách chính đáng, không có tình trạng bán phá giá hoặc trợ cấp Việc nước nhậpkhẩu sử dụng các biện pháp tự vệ một cách quá đáng gây trở ngại rất lớn tới hoạtđộng xuất khẩu của doanh nghiệp.:

- Rào cản phi thuế quan của nước nhập khẩu :

Rào cản phi thuế quan được xem là những rào cản thương mại cực kỳ nguyhiểm và mang nặng tính bảo hộ đối với sản xuất trong nước Xu hướng này ngàycàng gia tăng vì nó có thể hạn chế hiệu quả việc nhập khẩu và nhập siêu.

Rào cản kỹ thuật là biện pháp kỹ thuật chủ yếu mà nước nhập khẩu sử dụngđể bảo vệ lợi ích người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất vàtiêu dùng nội địa của các quốc gia nhập khẩu Cụ thể là các tiêu chuẩn về chất

Trang 29

lượng sản phẩm, tiêu chuẩn về sự an toàn cho người dùng, tiêu chuẩn về môitrường, điều kiện về lao động… Ở tầm thế giới, các biện pháp này tập trung trongHiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (viết tắt theo tiếng anh là TBT) doTổ chức thương mại thế giới (WTO) soạn thảo.

Muốn có thể xâm nhập vào một thị trường nào đó, sản phẩm của doanhnghiệp cần phải vượt qua những hàng rào kỹ thuật này của nước nhập khẩu Đó làlý do vì sao các doanh nghiệp cần phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩmcủa mình bằng việc thường xuyên nâng cấp, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật Tuynhiên việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị kỹ thuật đối với các doanh nghiệp làkhông dễ thực hiện vì các doanh nghiệp cần phải bỏ ra nguồn vốn rất lớn để đầu tưthực hiện hoạt động này.

Ngoài ra còn có các quy định về xuất xứ, trách nhiệm xã hội, bảo hộ sở hữutrí tuệ, các chương trình hỗ trợ xuất khẩu, xúc tiến quảng cáo…Nếu doanh nghiệpkhông đáp ứng được những yêu cầu trên của nước nhập khẩu thì sẽ không thể xuấtkhẩu được sản phẩm của mình.

1.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động xuất khẩu của mỗidoanh nghiệp đó chính là năng lực của công ty như tài chính, nhân lực, công nghệ,danh tiếng…Bên nhập khẩu sẽ luôn muốn lựa chọn đối tác của mình là những côngty có danh tiếng, uy tín,năng lực, chất lượng sản phẩm tốt để ký kết hợp đồng.

Doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn nhân lực mạnh, có tay nghề chuyên môncao cũng như sở hữu những trang thiết bị công nghệ hiện đại sẽ tạo ra những sảnphẩm có chất lượng tốt, năng suất lao động cao Bộ phận nghiên cứu thị trường,hoạch định chiến lược cho công ty giúp công ty có khả năng nắm bắt tình hình thịtrường xuất khẩu để từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh có hiệu quả.

Các doanh nghiệp luôn luôn nâng cao, cải thiện và không ngừng đổi mới đểtạo nên lợi thế cạnh tranh của mình so với các công ty cùng ngành Năng lực củađối thủ cạnh tranh cùng ngành mạnh là yếu tố gây trở ngại đối với hoạt động xuấtkhẩu của công ty Vì vậy, công ty cần phải tạo nên một lợi thế cạnh tranh hơn so với

Trang 30

đối thủ bằng cách không ngừng nâng cao thương hiệu, luôn có chính sách nghiêncứu thị trường tốt để tạo ra những sản phẩm có chất lượng sẽ có tính cạnh tranh caohơn.

1.3.3 Một số chỉ tiêu đo lường chất lượng hàng hoá

 Kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị thu về từ hoạt động xuất khẩu một ngànhhàng trong một khoảng thời gian nhất định như năm, quý, tháng Đơn vị tính là mộtđồng tiền nào đó Giá trị này càng lớn thì càng thể hiện khả năng kinh doanh củangành hàng đó có hiệu quả.

 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tìnhhình doanh thu Công thức tính như sau :

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100% x (Lợi nhuận sau thuế)(Doanh thu)

Đơn vị tính là %

Lợi nhuận sau thuế và doanh thu lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của côngty.tỷ số càng lớn nghĩa là công ty đang càng có lãi lớn Tỷ số mang giá trị âm nghĩalà công ty đang thua lỗ.

Ngày đăng: 12/08/2024, 14:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w