1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề tranh biện để quản lý thông tin phát ngôn trên internet cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Để quản lý thông tin, phát ngôn trên Internet, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước. Bằng kiến thức Luật hiến pháp, hãy đưa ra các luận điểm để phản đối quy định trên
Tác giả Hoàng Linh Chi, Phạm Thị Hồng Diệp, Phạm Thành Đạt, Bùi Trà Giang, Phạm Việt Hà
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Kế hoạch làm việc của nhóm a, Ý tưởng triển khai - Sử dụng 2 luận điểm chính để làm hỗ trợ, bảo vệ quan điểm của nhóm, bao gồm; Luận điểm 1: Căn cứ vào các điều khoản nằm trong Hiến pháp

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN HỌC: LUẬT HIẾN PHÁP

CHỦ ĐỀ TRANH BIỆN:

Để quản lý thông tin, phát ngôn trên Internet, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước Bằng kiến thức Luật hiến pháp, hãy đưa ra các luận điểm để phản đối quy định trên

NHÓM: 2

KHÓA: 48

LỚP: 4831 – TL1

Hà Nội - 2023

Trang 2

1 Kế hoạch làm việc của nhóm

a, Ý tưởng triển khai

- Sử dụng 2 luận điểm chính để làm hỗ trợ, bảo vệ quan điểm của nhóm, bao gồm;

Luận điểm 1: Căn cứ vào các điều khoản nằm trong Hiến pháp 2013 nước Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam để giải thích, hỗ trợ cho luận điểm

Luận điểm 2: Lấy các dẫn chứng, thống kê hay các điều trong các văn bản quy phạm

pháp luật, nghị định của cơ quan nhà nước nhằm giải thích, hỗ trợ cho luận điểm

- Đề ra các giải pháp để khắc phục những mặt trái của việc livestream khi không áp dụng quy định cá nhân muốn livestream phải xin phép cơ quan nhà nước

b, Các bước làm việc nhóm

Mức độ hoàn thành

Đã hoàn thành

Chưa hoàn thành

Sửa phần công việc của từng người, tổng hợp + chốt lại luận điểm, dẫn chứng chứng minh luận điểm

X

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Trang 3

T

T

Họ tên Công việc thực hiện

Tiến độ thực hiện Mức độ hoàn thành Họp nhóm

Xếp loại

Có Không Tốt Trung bình Không tốt

Tham gia đầy đủ

Tích cực sôi nổi

Đóng góp nhiều ý tưởng

1 Linh ChiHoàng

483105

Tìm dẫn chứng,

cơ sở pháp lý

2 Hồng DiệpPhạm Thị

483106

Giải thích luận

điểm 1 + Tổng

hợp và chọn lọc

các luận điểm

3

Phạm

Thành Đạt

483108

Giải thích luận

điểm 2 + Tổng

hợp các luận

điểm vào Word

4 Trà GiangBùi

483109

Tìm dẫn chứng,

cơ sở pháp lý

5 Việt HàPhạm

483110

Tìm hiểu, viết

phần giải pháp

2 Mức độ tham gia làm bài tập nhóm của từng cá nhân

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2023

Nhóm trưởng

Phạm Thị Hồng Diệp

Trang 4

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ 5

1 Luận điểm 1: Việc cơ quan nhà nước dự định việc người nào muốn livestream trên mạng xã hội cần phải xin phép cơ quan nhà nước đã vi phạm ba điều khoản trong Hiến pháp 2013 5

1.1 Căn cứ pháp lý 6 1.2 Phân tích luận điểm 6

2 Luận điểm 2: Việc cơ quan nhà nước kiểm soát, hạn chế các tài khoản livestream là một điều không cần thiết và tốn kém về nhiều mặt 9

3 Giải pháp, gợi ý để khắc phục, giải quyết vấn đề livestream khi không áp dụng quy định 12 Danh mục tài liệu tham khảo: 15

Trang 5

GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ

“Livestream” là một cụm từ nước ngoài, được hiểu là phương thức truyền, phát video trực tiếp cho người xem trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube Hiện nay, livestream được ứng dụng rất đa dạng, phong phú trong các chương trình truyền hình trên Tivi, kinh doanh online hay

là thể thao điện tử nhằm phục vụ mục đích giải trí của khán giả Tuy nhiên, có rất nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng livestream là một phương thức để kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, phát tán những thông tin sai lệch hay thậm chí là xúc phạm danh dự của cá nhân khác, điển hình như vụ việc của bà Nguyễn Phương Hằng đã bị công an khởi tố vào ngày 24/3/2022 về việc nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thông qua việc livestream gây nhiều1

sự chú ý trên dư luận Quan ngại những vấn đề trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước để quản lý thông tin cũng như là phát ngôn trên Internet Quy định này có thể có ích cho việc giảm thiểu những rủi ro, hành vi trái pháp luật trong việc livestream trên mạng xã hội, nhưng kèm theo đó, quy định này cũng vẫn còn nhiều chỗ chưa hợp lý và việc ban hành nó cũng không phải là một điều cần thiết Do đó, nhóm phản đối việc livestream phải xin phép,

có sự kiểm duyệt của cơ quan nhà nước và sau đây là hai luận điểm để làm sáng

tỏ quan điểm này và những giải pháp, gợi ý để giải quyết những mặt trái của việc livestream nếu không áp dụng quy định

1 Luận điểm 1: Việc cơ quan nhà nước dự định việc người nào muốn livestream trên mạng xã hội cần phải xin phép cơ quan nhà nước đã vi phạm ba điều khoản trong Hiến pháp 2013

1Báo Bắc Giang, “Bị can Nguyễn Phương Hằng nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người

khác”

https://thanhnien.vn/ai-kiem-duyet-noi-dung-cua-facebook-quet-nham-hon-bo-sot-1851102542.htm , truy cập ngày 10/11/2023

Trang 6

1.1 Căn cứ pháp lý

Điều 25, Hiến pháp 2013: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyền này

do pháp luật quy định."

Điều 40, Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó”

Khoản 2 Điều 14, Hiến pháp 2013: "Quyền con người, quyền công dân chỉ

có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng "

1.2 Phân tích luận điểm

Đầu tiên, chúng ta có thể thấy quyền tự do ngôn luận đã được nhà nước Việt Nam ghi nhận trong Điều 25, Hiến pháp 2013 Đặc biệt, quyền cơ bản này đã được nhà nước ghi nhận rất sớm, bằng chứng là theo Điều 10, Hiến pháp năm

1946, công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận Hơn nữa, quyền tự do ngôn

luận cũng được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có giới hạn về biên giới”2 Về khái niệm tự do ngôn luận, đây là quyền cơ bản mà công dân tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình mà không sợ bị trả thù, kiểm duyệt hay trừng phạt pháp lý, nhưng khi thực quyền tự do ngôn luận cũng phải tuân theo quy định pháp luật chứ không thể dùng một cách không có chừng mực, bừa bãi Tuy nhiên, việc muốn livestream trên mạng phải có sự xin phép,

2 Căn cứ theo Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights) năm

1948 do Đại Hội đồng Liên Hợp quốc thông qua

Trang 7

kiểm duyệt từ nhà nước là một hành động hạn chế đi quyền cơ bản này, đồng nghĩa với việc phạm Hiến

Không chỉ vậy, căn cứ theo điều 40 Hiến pháp 2013 có quy định: “Mọi người

có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.” Hình thức livestream chính là một nền

tảng, sản phẩm của sự nghiên cứu công nghệ, việc livestream cũng là thụ hưởng lợi ích từ hoạt động công nghệ đó Đồng nghĩa với việc, mọi người có quyền tiếp cận, sử dụng hình thức livestream mà không bị kiểm soát hay ràng buộc, hạn chế bởi hành vi Ai cũng có quyền được nghiên cứu, tận dụng và hưởng lợi

từ các nền tảng livestream cho nhu cầu, mục đích cá nhân hay cho các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội Vì vậy, việc muốn livestream trên mạng xã hội phải có

sự xin phép cơ quan nhà nước đã hạn chế quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 14 về hạn chế quyền con người, quyền công dân

là một điểm mới của Hiến pháp 2013 so với các bản Hiến pháp trước Theo khoản này, quyền con người và quyền công dân chỉ bị nhà nước hạn chế vì bốn

lý do: Quốc phòng, an ninh quốc gia; trật tự, an toàn xã hội; đạo đức xã hội; sức khỏe cộng đồng Việc livestream mang những điều tiêu cực, có những hành vi

vô đạo đức có thể ảnh hưởng đến vấn đề đạo đức xã hội, nhưng những video đó chỉ do một bộ phận trong xã hội thực hiện và bị ảnh hưởng chứ không phải là cả

xã hội mà có thể hạn chế quyền tự do ngôn luận và quyền được thụ hưởng các sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ của tất cả mọi người được Hơn nữa, việc livestream mang mục đích tiêu cực chưa phải là vấn đề hết sức cấp bách, khẩn cấp như Covid 19 vừa qua Ngoài ra, không phải ai livestream cũng đem lại những điều vô bổ, gây mất trật tự xã hội mà vẫn còn đó rất nhiều cá nhân sử dụng phương thức này để dạy học, bán hàng hay là truyền tải những điều tốt đẹp cho người xem Có thể lấy Thầy Thích Trúc Thái Minh là một ví dụ điển hình Thầy là một nhà sư thường phát trực tiếp các bài giảng về đạo làm người, những

Trang 8

vấn đề thiết thực trong cuộc sống nhằm bày tỏ một mong muốn lan tỏa những thông điệp tốt đẹp về cách sống nhân văn, không làm những điều gian trá Do

đó, những video phát trực tiếp của Thầy được đông đảo khán giả theo dõi, ủng

hộ Thêm vào đó, nhà nước cũng đã“khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước – con người, văn hóa tốt đẹp Việt Nam, chia

sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt – việc tốt” trong Bộ quy tắc

ứng xử chung trên mạng xã hội Nếu áp dụng quy định “người nào muốn3

livestream trên mạng xã hội cần có sự cho phép của nhà nước”, những video trực tiếp của những cá nhân truyền tải thông điệp tích cực sẽ hạn chế rất nhiều

do có sự can thiệp của nhà nước Ngoài ra, nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân phải có tính tương xứng, tức là khi nhà nước hạn chế một quyền nào đó, thì lợi ích mang lại sẽ phải lớn hơn so với những gì bị hạn chế Ta có thể lấy ví dụ về Covid 19, nhà nước đã hạn chế quyền tự do đi lại của công dân ,4

bất cứ ai ra đường trong trường hợp không cần thiết đều sẽ bị xử lý, nhưng mà đổi lại, sức khỏe cộng đồng được bảo đảm do lúc đó dịch bệnh bùng phát rất mạnh, nguy cơ gây nguy hiểm đến con người là quá lớn Còn việc livestream trên mạng xã hội cần phải xin phép cơ quan nhà nước là một việc hạn chế không

có tính đối xứng bởi vì lợi ích của sự hạn chế này đem lại không đáng kể, chỉ giảm thiểu một phần nhỏ của xã hội – những người sử dụng livestream cho những mưu cầu bất chính và lợi ích này không có sự tương xứng với những gì

mà xã hội bị hạn chế – quyền tự do ngôn luận và quyền được hưởng các sản phẩm công nghệ Vì vậy, việc thực hiện theo dự định về vấn đề livestream sẽ vi phạm vào Khoản 2, Điều 14 của Hiến pháp 2013, đồng nghĩa với việc bổ sung thêm một sự ràng buộc về các quyền cơ bản của con người, công dân đối với tất

cả cá nhân, tổ chức trong xã hội là chưa thực sự hợp lý

3 Căn cứ theo Khoản 7, Điều 4, Bộ quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội (Ban hành kèm theo Quyết định số 874/QĐ – BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền Thông)

4 Được xác định trong Điều 23, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013

Trang 9

2 Luận điểm 2: Việc cơ quan nhà nước kiểm soát, hạn chế các tài khoản livestream là một điều không cần thiết và tốn kém về nhiều mặt

Thứ nhất, việc kiểm duyệt các yêu cầu muốn livestream của công dân sẽ gây tốn kém về nhiều mặt khác nhau Hiện nay, chúng ta có thể thấy số lượng tài

khoản Mạng xã hội ở Việt Nam rất là lớn, theo thống kê của báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Mạng xã hội tại Việt Nam 2023 đang phát triển mạnh với hơn 70 triệu người dùng (tháng 1 năm 2023) Do đó, việc tiếp nhận những5

đơn đề nghị xin phép các cơ quan nhà nước cho phép được livestream sẽ gây áp lực lớn cho công chức nhà nước bởi vì hằng ngày phải đi giải quyết hàng nghìn đơn đề nghị mà nguồn nhân lực có hiểu biết sâu về công nghệ ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế Hậu quả của việc này đó sẽ là sự chậm trễ và phức tạp về thủ tục cấp phép livestream cho công dân có nhu cầu, từ đó dẫn đến hệ lụy là gây khó khăn, mất thời gian vào những việc không cần thiết làm gián đoạn công việc kinh doanh và mở ra cơ hội cho những hành vi phi pháp, tinh vi như là lách luật hay giả mạo giấy tờ, con dấu của nhà nước để được livestream Hơn nữa, khi áp dụng quy định quản lý tài khoản livestream, nhà nước hay chính xác hơn là Bộ thông tin và Truyền thông sẽ phải thành lập một phòng ban có thẩm quyền, nhiệm vụ tiếp nhận những đề nghị cho phép các cá nhân, tổ chức được phép livestream Việc này sẽ gây tốn nguồn nhân lực, kinh phí để duy trì phòng ban

ấy và thời gian để Nhà nước có thể sử dụng nguồn của cải vật chất giải quyết vấn đề không quá nghiêm trọng so với những vấn đề cấp bách cần phải thực hiện triệt để, quan trọng hơn như là xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, môi trường Lấy vấn đề giáo dục là một ví dụ, về tỷ lệ trẻ em mẫu giáo

và nhà trẻ chưa được tiếp cận giáo dục, theo thống kê từ báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, cả nước còn 8% trẻ em mẫu giáo và 71,8% trẻ nhà

5 Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Vũ Hội, “Bất ngờ với con số 70 triệu tài khoản mạng

xã hội tại Việt Nam”, https://plo.vn/bat-ngo-voi-con-so-70-trieu-tai-khoan-mang-xa-hoi-tai-viet-nam-post746518.html , truy cập ngày 7/11/2023

Trang 10

trẻ chưa được tiếp cận giáo dục Đây là một trong các vấn đề cần phải được nhà nước giải quyết một cách nhanh chóng và triệt để nhất để phát triển mầm non tương lai của nước nhà sau này Vì thế, việc thực hiện quy định livestream phải xin phép nhà nước là một vấn đề gây tốn nhân lực, kinh phí, thời gian để tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng Cho nên, nếu thực hiện thêm quy định này sẽ chẳng khác nào lực nhà nước lại tự thêm một việc không cấp bách cho mình giải quyết

Thứ hai, việc đề ra quy định muốn livestream phải xin phép cơ quan nhà nước là không hề cấp thiết Thực tế cho thấy, mạng xã hội là một nền tảng rất

rộng mở, ai ai cũng có thể sử dụng chúng một cách dễ dàng, cho nên chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những bài đăng, những video trực tiếp mang nội dung nhạy cảm, tiêu cực với xã hội Để giải quyết vấn đề này, các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, Youtube đã có một đội ngũ chuyên kiểm soát các bài đăng, các livestream trên nền tảng của họ Những đội ngũ kiểm duyệt của các trang này đã được chính các công ty này lựa chọn và đào tạo rất kỹ càng nhằm cải thiện môi trường mạng xã hội của thế giới Hơn nữa, những nền tảng mạng xã hội trong thời đại công nghệ hiện nay đã sử dụng nhiều cách thức hiện đại, tiên tiến để kiểm duyệt các bài đăng của người dùng họ một cách chính xác

và nhanh chóng hơn Facebook là một ví dụ điển hình của sự áp dụng trí tuệ nhân tạo AI vào kiểm duyệt các bài viết, livestream Theo báo Thanh niên, cuối năm 2020, AI của Facebook đã phát hiện 94,7% trường hợp sử dụng ngôn từ gây thù địch và đã thực hiện gỡ bỏ tài khoản Không những vậy, hơn 96% nội dung gây thù địch liên quan tới các tổ chức, nhóm đã bị hệ thống phát hiện và

xử lý Tuy nhiên, hệ thống này vẫn sẽ phải hoàn thiện trong tương lai vì có rất7

6 Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Phi Hùng, “Hơn 40% trẻ em vùng khó khăn chưa

được tới trường”,

https://plo.vn/hon-40-tre-em-vung-kho-khan-chua-duoc-toi-truong-post699789.html , truy cập ngày 8/11/2023

7 Báo Thanh Niên, tác giả Anh Quân, “ AI kiểm duyệt nội dung Facebook ‘quét nhầm còn hơn bỏ sót’

https://thanhnien.vn/ai-kiem-duyet-noi-dung-cua-facebook-quet-nham-hon-bo-sot-1851102542.htm , truy cập ngày 8/11/2023

Trang 11

nhiều lúc AI của nền tảng này đã hiểu lầm một số nội dung và vô tình khóa hay xóa các tài khoản của những bài viết ấy Ngoài ra, nhằm xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật qua mạng xã hội, nhà nước đã ban hành những chế tài, quy định cụ thể đối với các trường hợp sai phạm trong việc livestream trên mạng xã hội Một ví dụ cụ thể của việc giải quyết những phát ngôn nhục mạ, xúc phạm người khác, nhà nước đã ban hành Điều 155 bộ luật Hình sự 2015 quy định hình phạt của những đối tượng này là từ 10 triệu đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm Hay là trong Khoản 1 Điều 5, Nghị8

định số 72/2013/NĐ-CP đã quy định các hành vi bị cấm khi lợi dụng việc cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng nhằm những mục đích sau: “

a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;

b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín

dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những

bí mật khác do pháp Luật quy định;

d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;

e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.” 9

8 Căn cứ theo Điều 155 bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017 của Quốc hội

9 Căn cứ theo Khoản 1 Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý, cung cấp,

sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Ngày đăng: 09/08/2024, 19:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w