1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ sở văn hóa hoàng thành thăng long

17 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ sở văn hóa Hoàng thành Thăng Long
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 9,38 MB

Nội dung

Với Chiếu đời đô của vua Lý Thái Tổ, kinh thành chính thức dời về Thăng Long, cùng với đó các công trình dần được xây dựng.. Với đầy đủ các yếu tô thiên thời, địa lợi, nhân hòa, chỉ tro

Trang 1

IL Lịch sử hình thành:

Hoàng thành Thăng Long là quân thê di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long -

Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội Di chỉ khảo cổ này là minh chứng sống động cho nền văn minh châu thổ sông Hồng trong suốt 13 thế kỷ: bat đầu từ thời tiền Thăng Long vào khoảng đầu thế ký VII, đi qua thời Đinh và Tiền Lê, phát triển mạnh đưới thời Lý, Trần, hậu Lê, đến triều Nguyễn và tồn tại mãi mãi đến ngày nay

Năm 1009, Lý Công Uấn lên ngôi vua, sáng lập vương triều nhà Lý Tháng 7 năm Thuận Thiên nguyên niên (1010), Lý Thái Tổ khởi sự đời đô ra thành Đại La, vua trông thấy có hình ảnh rồng vàng bay lên trời, bèn quyết định đặt tên cho vùng đất này

là Thăng Long Với Chiếu đời đô của vua Lý Thái Tổ, kinh thành chính thức dời về Thăng Long, cùng với đó các công trình dần được xây dựng Với đầy đủ các yếu tô thiên thời, địa lợi, nhân hòa, chỉ trong một thời gian ngắn, từ mùa thu năm 1010 đến đầu năm 1011, một số công trình cung điện cơ bản nhất của Hoàng thành Thăng Long

đã được xây dựng xong Khi mới xây dựng, Hoàng thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách, phân tách nơi ở của dân thường, khu triều chính

và nơi ở của vua, hoàng hậu, cung tân mỹ nữ

Nhà Trần sau khi lên ngôi đã tiếp quản Hoàng thành rồi tiếp tục tu bổ, xây đựng các công trình mới Sang đến đời nhà Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long tiếp tục được xây đắp, mở rộng thêm ra Trong thời gian từ năm 1516 đến năm 1788 thời nhà Mạc và Lê trung hưng, Hoàng thành Thăng Long bị tàn phá nhiều lần Đầu năm 1798, vua Quang Trung dời đô về Phú Xuân, Thăng Long chỉ còn là Bắc thành Thời Nguyễn, những øì còn sót lại của Hoàng thành Thăng Long lần lượt bị các đời vua chuyển vào Phú Xuân phục vụ cho việc xây dựng kinh thành mới, chỉ có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc thành Năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng thành cũ và cho xây đựng Thành theo kiểu Pháp với quy mô nhỏ hơn

Như vậy cùng với dòng chảy của lịch sử, Hoàng thành Thăng Long đã có nhiều thay đôi, nhưng trung tâm của Hoàng thành, đặc biệt là Tử Cắm Thành gần như vẫn được gIữ nguyên

Trang 2

H Cấu trúc của Hoàng Thành Thăng Long:

vs [Ta thành/Đại La thành -‡—

NT 4

- Hoàng thành Thăng Long

là quân thê di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kimh và tính

thành Hà Nội bắt đầu từ

thời kì tiền Thăng Long (An Nam d6 h6 phi thé ky VII)

qua thoi Dinh - Tién Lé, phát triển mạnh dưới thời

Ly, Trần, Lê và thành Hà Nội đưới triều Nguyễn Đây

là công trình kiến trúc đô

sộ, được các triểu vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những dì tích quan trọng bậc nhất trong hệ thông các di tích Việt Nam Nhà Lý xây dựng Hoàng thành Thăng Long theo cấu trúc ba vòng thành (tam trùng thành quách), trong đó, vòng trong cùng - Cấm Thành — va vong thir hai — Hoang thành — tạo thành một thê tương đối thống nhất là nơi ở và làm việc của vua Vòng thành thứ ba là thành Đại La, hay La Thành, bao bọc quanh khu ở của quan lại, nhân dân và các phố phường - gọi là khu vực Kinh thành

Triều Nguyên-Càn Nguyên Điện

Pisce - #2 7c

Cao (Minh) Điện (8H) RR

Ngũ Phượng Tỉnh Lâu

hat

Đại Hưng Môn

KRM

1 La Thanh

Cung

thanh

t4

Hoàng thành

53 lê Thành Đại

La

Aa hk

Vòng thành ngoài cùng được gọi là thành Đại La Thành này bắt đầu được xây đắp

Trang 3

năm 1014 “bao quanh bốn mặt kinh thành Thăng Long”, năm 1024 được sửa sang, đến năm 1078 sử sách chép rõ là thành Đại La và sau này cũng gọi là La Thành Vòng thành này vừa làm chức năng thành lũy bảo vệ toàn bộ khu vực kinh thành, kê cả vùng

cư trú của nhân dân, vừa là đê ngăn lũ lụt Thành được đắp mới và có thể có đoạn thành Đại La cũ đời Đường

Thành Đại La phía đông chạy dọc theo hữu ngạn sông Nhị như một đoạn đê của sông

từ bến Nứa đến ô Đống Mác (Ông Mạc), phía bắc dựa theo bờ nam sông Tô Lịch, ở mạn phía nam hồ Tây từ Bưởi cho đến cửa sông Tô đồ ra sông Nhị gọi là Giang Khâu (khoảng Chợ Gạo phía trên Hàng Buồm ngày nay), phía tây theo bờ tây sông Tô Lịch

từ Bưởi đến ô Cầu Giấy, phía nam theo sông Kim Ngưu qua Giảng Võ, ô Chợ Dừa, ô Cau Dén dén 6 Đống Mác

Thành Đại La được bao bọc mặt ngoài bởi ba con sông: sông Nhị, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu và được tận dụng như những con hào tự nhiên Có thể nói, với số lượng sông hồ lớn, Thăng Long được biết đến với đặc điểm nổi bật của cảnh quan nhiều sông hồ Do đó, Thăng Long — Hà Nội là thành phố của sông - hồ, ngay từ khi kiến lập, nhà Lý đã biết tận dụng địa thế tự nhiên nảy trong quy hoạch xây dựng nhằm biến

hệ thống sông, hồ đó thành những con hào tự nhiên, những giao thông đường thuý tiện lợi và một hệ thống thoát nước, điều tiết môi trường, bảo vệ sinh thai Vi vay mặt bằng kiến trúc vòng thành Thăng Long không coi trọng tính ký hà, đối xứng, vuông văn mà uốn mình theo địa hình, thích nghi và tận dụng điều kiện thiên nhiên Phía ngoài thành Đại La là những vùng sông nước, nhiều nơi còn lầy lội Có thể thấy, những năm lụt lớn, nước sông Nhị vỗ vào chân thành làm xói mòn gây nguy hiểm Năm 1165, triều đình phải cho lùi đoạn thành Đại La ở cửa Triều Đông (khoảng dốc Hoè Nhai ngày nay) đến 75 thước (khoảng 2,25m) Đoạn này phải xây bằng gạch đá

để tránh nước sông Nhị vỗ lở Như vậy có thế thấy, cho đến thế kỷ XII, sông Nhị bị xói lở phía bờ hữu ngạn Sông Nhị đoạn chảy qua Thăng Long thời Lý còn ăn sâu về phía tây so với bờ sông Hồng hiện nay Năm 1108 nhà lý đắp đê Cơ Xá ở bến Cơ Xá hay phường Cơ Xá, có lẽ cũng là đoạn thành Đại La phía đông này Phía trong thành Đại La thời đó cũng có nhiều hồ ao khá dày đặc

2 Hoàng thành

Hoàng thành chính là vòng thành thứ hai, bao bọc quanh nơi ở và làm việc của nhà vua

Phần thành bao quanh Hoàng thành ban đầu được đắp đất, sau đó được gia cô và xây bằng gạch Người ta cũng gọi đây là Long thành, Phượng thành, hay Long Phượng thành Phía ngoài thành này được đảo ngòi ngự, nối với đòng Nhị Hà Theo hệ thống này, thuyền rồng có thể xuôi dòng vào Đại Nội

Hoàng thành có bồn cửa

+ Cửa thứ nhất gọi là Tường Phù (cửa phía Đông) với ý nghĩa là điềm lành, điềm tối, đón ánh sáng mặt trời phương Đông Cửa này mở ra trước chợ Đông và đền Bạch

Trang 4

Mã, nay là phố Hàng Buôm

+ Cửa thứ hai gọi là Quảng Phúc (cửa phía Tây) với ý nghĩa là phúc lớn Cửa này

mở ra trước chùa Một Cột, thuộc khu vực đường Hùng Vương ngày nay Phía trước cửa này là một khoảng sân rộng được dùng đề tô chức hội mừng ngày sinh của nhà vud

+ Cửa thứ ba gọi là Đại Hưng (cửa phía Nam) với ý nghĩa la sw hưng thịnh lớn Cửa này mở ra ở khu vực Cửa Nam hiện nay Nơi này cũng có một khoảng sân rộng để hoàng thân, quốc thích và nhân dân tô chức lễ hội ném còn

+ Cửa thứ tư gọi là Diệu Đức (cửa phía Bắc) với ý nghĩa là đức sáng ngòi, chống lại mau den u ám của phương Bac Ctra nay mo ra trước sông Tô Lịch đoạn chảy qua phố Phan Đình Phùng ngày nay

Trong Hoang thành có núi Nùng, ngọn núi thiêng được coi là rốn rồng (Long Đổi Nhà Lý cho dựng điện Kính Thiên trên ngọn núi này

3 Cấm thành

Giữa Cấm Thành và Hoang Thành được ngăn cách bằng tường, có cổng và được lính canh nghiêm ngặt suốt ngày đêm Phàm quan lại, lính tráng và ngay cả thái tử, nếu không có lệnh đòi thì không được tự tiện đi vào khu vực này Cấm Thành thời kỳ đầu nhà Lý có quy mô chưa hoành tráng lắm, chỉ vỏn vẹn chưa đây 1,5km chu vi Cấm Thành là nơi ở của nhà vua và cung thất Tuy nhiên, riêng thái tử và các hoảng tử không được ở trong Cam Thanh, ma phải ở các cung điện thuộc khu vực Kinh Thành Thái tử và các hoàng tử được đưa ra ngoài thành ở củng dân chúng đề tích lũy vốn hiểu biết xã hội, thấu đời sống dân gian

Trang 5

Cam Thành được xây đựng lại toàn bộ vào năm 1029, dưới thời vua Lý Thái Tông Điện Càn Nguyên sau khi xây dựng lại được đổi tên thành Thiên An, nơi nhà vua thiết triều Tập Hiển và Giảng Võ được đổi tên thành Tuyên Đức và Diên Phúc Hai điện Long An và Long Thụy được thay bằng điện Thiên Khánh xây theo hình bát giác để nhà vua làm việc lúc không thiết triều và nghỉ ngơi Sau nữa là điện Trường Xuân, nơi

đề khí giới, quân trang, quân dụng của nhà vua, với gác Long Đồ ở trên Giữa Thiên

An, Thiên Khánh và Trường Xuân được nối với nhau bằng cầu Phượng Hoàng Phía trước điện Thiên Vũ là sân rồng, ở giữa được đặt một quả chuông lớn Sân rồng là nơi nhà vua tô chức những nghỉ lễ quan trọng, như lễ tuyên thệ cho các quan, mở hội Phật Bao quanh sân rồng là hành lang và giải vũ, hai bên tả hữu sân rồng là điện Văn Minh và điện Quang Vii, phía trước là điện Phụng liên Trên điện Phụng Tiên có lầu Chính Dương, là nơi có người thường trực trông coi giờ khắc

điện Thiên Khánh bát giác với lầu Phượng Hoàng

Hệ thống cung điện phía Tây được vua Lý Cao Tông mở mang vào năm 1203 gồm: Điện Thiên Thụy, điện Dương Minh, điện Thiềm Quang, điện Chính Nghị Điện Thiên Thụy được dựng ở giữa, hai bên tả hữu là điện Dương Minh, điện Thiềm Quang Trước điện Thiên Thụy là điện Chính Nghi, trên dựng điện Kính Thiên, thềm gọi là Lệ Giao Lại cho mở cửa Vĩnh Nghiêm ở giữa, cửa Việt Thành bên phải, dựng thêm Ngân Hồng, bên trái là gác Nguyệt Bảo đặt tòa Lượng Thạch Dục Đường (nhà tắm) được đựng ở phía Tây điện Thiên Thụy, phía sau là gác Phú Quốc Tiếp đó là cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư Lý Cao Tông cho khơi thông ao với sông và dựng đình Ngoạn Y tại ao nảy, lại cho trồng nhiều hoa thơm, cỏ lạ xung quanh đình Sử sách chép răng, phần cung điện mới mở này được chạm trổ khéo léo, đẹp đẽ chưa từng có Nhìn chung, các cung điện thời Lý đều được lợp ngói men xanh, men vàng, phần lớn

Trang 6

là ngói ống với đầu bịt ngói được trang trí hình rồng, hình phượng, hình hoa sen, tao thành hệ thông diễm mái lộng lây, mỹ lệ

IH Các di tích của Hoàng Thanh Thang Long:

% Cac di tich:

Trải qua thời gian và những biến cô của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiễu thay đổi, biến dạng, nhưng đến nay vẫn còn lưu giữ được một số di tích lịch sử và khảo cỗ học Những di tích trên mặt đất và trong lòng đất tại Hoàng thành Thăng Long bao gom: Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Trục trung tâm thành cô Hà Nội (gôm nên điện Kính Thiên, Đoan Môn, Cột cờ Hà Nội, Hậu Lâu, Bắc Môn, Tường bao và 8 Công thành cung thời Nguyễn, các công trình kiến trúc Pháp, Nhà và Hâầm D67)

Hình ảnh phục dựng Hoàng cung thời Lý đặt trên bản đồ ngày nay

1 Khu khảo cô 18 Hoàng Diệu: là minh chứng không thể phủ nhận về một quan thể nền móng của các công trình kiến trúc phong phú, đa dạng thuộc nhiều thời

kỳ nằm chồng xếp, đan xen nhau bắt đầu tir thé ky VII — XIX

- Lớp đất dưới cùng là một hệ thống kiến trúc trực thuộc từ thời Đại La: hệ thống những cột gỗ và các nền tảng về kiến trúc, các đường cống tiêu dùng đề thoát nước, các giếng nước và những di vật khác

- _ Lớp trên kiến trúc thời Đại La là dấu vết kiến trúc thời Lý - Trần (thế kỉ II — XIV): hệ thống mặt bằng kiến trúc có các trụ móng sỏi kê chân cột, các lớp nền gạch, chân tảng đá hoa sen, sân gạch, đường công thoát nước, đặc biệt là các loại hình đi vật trang trí trên mái kiến trúc có kích thước to lớn và được trang trí cầu

Trang 7

kỳ, tĩnh xảo

- _ Phía trên cùng là lớp kiến trúc thời Lê (thế ki XV - XVIHI): các nền kiến trúc xây bằng gạch vỏ, hệ thống giếng nước, đặc biệt là các loại ngói thanh lưu ly, hoàng lưu ly trang trí rồng 5 móng chuyên dùng để lợp trên mái cung điện của nhà vua

và các loại đồ sứ ngự dụng dành riêng cho nhà vua

= Wy [in

[He all =)

i —=

Co 4 khu: A, B, C, D

- KhuA:

® năm giáp đường Hoang Diệu

® phát hiện được nhiều dấu tích kiến trúc quan trọng: tiêu biểu dấu tích “kiến trúc nhiều gian” thuộc niên đại thời Lý — Trần, năm ở Phía Bắc của khu khảo

cố

- KhuB:

@ nam song song véi khu A

e Tìm được rất nhiều các dấu tích về nền móng kiến trúc của triều đại thời Lý

~ Trần có kích thước khá lớn Phía bắc tìm thấy những chân tảng đá hoa sen được dùng để kê chân cột cũng có kích thước vô cùng lớn (đường kính của cột dài khoảng 52cm) và được đặt ở nguyên vỊ trí ban đầu

- KhuC:

® năm kể cạnh khu B và liền kề khuôn viên của hội trường Ba Đình.

Trang 8

®_ mới khai quật 5 hố đảo

e Dấu vết của kiến trúc triều đại thời Lý với rất nhiều các hệ thống móng trụ được kê cột lớn hình vuông và đã được gia cô bằng sỏi, gạch cũng như là hệ thống cọc bằng gỗ

- KhuD.:

® nằm ở trung tâm thê thao quận Ba Đình

® Khai quật được 7 hồ (từ DI đến D7) Tại khu vực hồ D4 đến D6: nền tảng kiến trúc của nhiều thời kỳ phong kiến được nằm xếp lớp lên nhau Trong đó

có một số các di vật rất quan trọng trông như mảnh lá màu vàng được trang trí hình rồng vảo thời Lý, những mảnh ngói có in chữ cho biết răng khu vực này ngày xưa có điện Kim Quang và điện Hoàng Môn thự

2 Kỳ đài (cột cờ Hà Nội): được xây dựng năm 1812 dưới thời vua Gia Long, cao 33,4m Gồm 3 tầng: đế, thân cột, vọng canh

3 Đoan môn: là cửa vòm cuốn dẫn vào điện Kính Thiên Gồm 5 công xây bằng đá: cửa chính dành cho vua và 4 cửa còn lại dành cho các quan, hoàng tộc

4 Điện Kính Thiên: nằm ở vị trí trung tâm của Hoàng thành (thời Lê Sơ), xây đựng trên nền cũ của điện Càn Nguyên thời Lý (sau đổi tên là điện Thiên An) năm

1428 Năm 1886, điện này đã bị thực dân Pháp phá để xây dựng Sở Chỉ huy Pháo binh quân đội Pháp Hiện nay, chỉ còn lại dấu tích của nền móng của điện Kính thiên Đặc biệt, khu vực này còn lưu giữ được hai bậc thềm rồng băng đá,

có niên đại thế ky XV

5 Hậu lâu (Lầu Công chúa): xây đựng năm 1821, 1a noi nghi ngoi cua cac cung nit trong đoàn hộ tống các Vua nhà Nguyễn khi xa giá ra Bắc Cuối thế kỷ XIX, Hậu lâu bị hư hỏng nặng, thực dân Pháp đã cho cải tạo, xây dựng lại như hiện nay

6 Chính Bắc môn (Cửa Bắc): là công thành phía Bắc, được xây dựng năm 1805, gồm hai tầng, tám mái, với đầu đao cong, theo kiểu truyền thông Năm 1805, nhà Nguyễn đã cho xây dựng tường bao từ cửa Đoan môn quanh nội điện, làm hành cung để vua làm việc và nghỉ ngơi mỗi khi Bắc tuần Hiện nay, trong khu thành

cô còn 8 công thành cùng với hệ thống tường bao xung quanh hành cung bằng gạch vo

7 Nha D67: được xây dựng năm 1967, trong khu A, có diện tich 604,41m2 Kết cầu móng, tường và mái băng bê tông cốt thép nguyên khối mác 400 Tường ngoài dày 0,60m, tường ngăn dày 0,28m Đây là nơi Bộ Chính trị, Đảng ủy Quân

SỰ Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh đã đưa ra nhiều quyết định mang tính lịch sử, đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam: Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, chiến dịch năm 1972, Cuộc tổng tiến công năm 1975 và đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh

IV Lý do Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản văn hóa Thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội mang trong mình những giá trị nỗi bật toàn câu, là trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của Việt Nam trong hơn một nghìn năm lịch sử Hoàng thành Thăng Long là minh chứng có một không hai về sự tiên hóa

Trang 9

của nền văn minh dân tộc Việt Nam trong lịch sử phát triển của một nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á Theo đó, Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 01 tháng 08 năm 2010 dựa trên 3 tiêu chí sau theo quy chuẩn cua UNESCO tại Hướng dẫn thực hiện Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thé giới:

Tiêu chí số II về chiều dài lịch sử văn hóa: Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long — Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu đài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoải, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), đến từ Trung Hoa, Champa, Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kính tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thô sông Hồng Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo đựng cảnh quan, quy hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với điễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử

Tiêu chí số III về các tầng di tích đi vật đa đạng, phong phú: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hong trong suốt lịch sử liên tục 13 thế ký và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của đi sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triểu cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thế hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long —Hà Nội

Trang 10

;

Ngói úp nóc mái, gắn lá đề trang trí chim phượng, thời Lý (thế ký I1- 12)

Vò gốm men trắng xám phối vàng, thời Đại La (thế ký 8- 9) và Ngói úp nóc gắn tượng uyên ương, thời Đinh

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w