1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Về Thực Trạng Bạo Lực Gia Đình Ở Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới (Bài Tiểu Luận Học Phần Môn Địa Lý Kinh Tế - Xã Hội Thế Giới).Pdf

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRÊN THẾ GIỚI

(Bài tiểu luận học phần môn Địa lý kinh tế - Xã hội thế giới)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2021

Trang 3

(Bài tiểu luận học phần môn Địa lý kinh tế - Xã hội thế giới)

Họ và tên: Lê Thị Thanh Giang MSSV: 46.01.608.017

Lớp: Quốc tế học K46A

GV hướng dẫn: cô Nguyễn Thị Bình

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2021

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Một xã hội muốn phát triển toàn diện cần có một nền tảng vững chắc Và giađình chính là nền tảng của xã hội, là nơi nuôi dưỡng mỗi cá nhân về vật chất lẫn tinhthần Người ta thường nói “ đi để trở về” bởi lẽ gia đình là nơi ta trở về để tìm lại cảmgiác bình yên, ấm áp và hạnh phúc, vực dậy tinh thần ta trước những khó khăn, chônggai trên con đường đời Tuy vậy, chốn thiên đường ngọt ngào ấy vậy mà lại là nơi địangục tối tăm của một số mảnh đời bất hạnh Họ bị chính ngôi nhà thân thương ấy bạolực về thể xác lẫn tinh thần, họ bị đánh mất chỗ dựa vững chắc nhất cho tâm hồn mình.Bạo lực gia đình hiện nay đang là một vấn đề toàn cầu đáng báo động, hậu quả của bạolực gia đình để lại đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến danh dự, sức khỏecuộc sống của các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm chuẩn mực đạo đức xãhội, góp phần gia tăng các tệ nạn xã hội khác: mại dâm, ma túy, bất bình đẳng giới,…Tóm lại, bạo lực gia đình không còn là chuyện nội bộ có thể tự giải quyết trong mỗigia đình mà đã trở thành một tệ nạn mang tính toàn cầu

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được viết với mục tiêu nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về cơsở lí luận và thực tiễn của nạn bạo lực gia đình hiện nay trên thế giới, thực trạngphòng, chống, từ đó đề xuất một số phương pháp phòng, chống bạo lực gia đình, giảmtình trạng bạo lực gia đình trên toàn cầu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu, phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn về nạn bạo lực gia đình.

- Phân tích tình hình bạo lực gia đình và thực trạng nạn bạo lực gia đình ở một số quốcgia trên thế giới.

- Đánh giá kết quả phòng, chống nạn bạo lực gia đình ở một số quốc gia trên thế giới.- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm phòng, chống nạn bạo lực gia đình trênthế giới.

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG

1.Cơ sở lí luận và thực tiễn về bạo lực gia đình1.1Một số khái niệm

1.1.1 Thế nào là gia đình?

Theo Điều 3 “Luật hôn nhân và gia đình” của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội

tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệnuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.” [CITATIONLuật \l 1033 ]

Theo các nhà nghiên cứu xã hội học cho rằng: Gia đình là một thiết chế xã hộiđặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệhôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinhhoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thànhviên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.[CITATION Gia20 \l 1033 ]

Hiểu theo một cách thông thường, gia đình là một nhóm người sống chung(thường gồm cha mẹ và con cái), gắn bó và có mối liên hệ thân thiết với nhau thôngqua các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng Tuy nhiên,ngày nay còn có sự xuất hiện của một số dạng gia đình mới: gia đình đơn thân (mẹ vàcon, cha và con); gia đình các cặp đôi nam - nữ không kết hôn vẫn chung sống,…Vìtrên thế giới có nhiều nền văn hóa khác nhau, nhiều lối sống khác nhau, nên cũng cónhiều hình thức và cấu trúc gia đình khác nhau Do đó khó có thể đưa ra một địnhnghĩa chung và hoàn hảo cho “gia đình”, dù nhìn theo phương diện nào “gia đình”cũng là một cụm từ đa nghĩa.

Trang 9

Theo Điều 1 “Luật phòng, chống bạo lực gia đình” của Quốc hội nước Cộng hoàXã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII (kỳ họp thứ 2, ngày 21 tháng 11 năm 2007 ):” Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả nănggây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.[CITATION Luậ07 \l 1033 ]

Như vậy, bạo lực gia đình là hiện tượng xảy ra trong phạm vi gia đình, đó là sựxâm phạm và ngược đãi về thân thể hay tinh thần, tình cảm hay tình dục kinh tế hayxã hội giữa các thành viên trong gia đình Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực,một hành vi sử dụng vũ lực nhằm hăm dọa hoặc đánh đập một người thân trong gia

đình để điều khiển hay kiểm soát người đó [CITATION Hoà16 \l 1033 ]

1.2 Các hình thức bạo lực gia đình

Hiện nay tình trạng bạo lực gia đình vẫn đang tiếp tục diễn ra trên toàn cầu và tầnsuất đặc biệt cao ở các nước đang phát triển Có thể phân chia hình thức bạo lực giađình thành hai kiểu chính: phân chia theo kiểu bạo lực và phân chia theo nạn nhân

1.2.1 Phân chia theo kiểu bạo lực

Dựa vào kiểu phân chia theo kiểu bạo lực, có thể chia thành năm nhóm bạo lựcchính: bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác, bạo lực kinh tế, bạo lực tình dục và bạo lựcxã hội.

Nhóm một, bạo lực tinh thần còn hay gọi là bạo lực tâm lí/ tình cảm là nhữnghành vi dùng lời nói, thái độ nhằm lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập,xua đuổi hay dùng ngôn từ nhằm dày vò tinh thần với thành viên trong gia đình Ngăncản việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ gia đình: giữa anh chị với em, giữavợ với chồng, giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà với con cháu Đây là một dạngbạo lực âm thầm, không được xác định rõ ràng như bạo lực thể xác và thường để lạimột nỗi đau về tinh thần rất lớn, khó chữa lành,…

Nhóm hai, bạo lực thể xác là những hành vi thường dùng sức mạnh cơ bắp (tay,chân) hay bất kì một vật dụng nào được coi là vũ khí, sử dụng vũ lực gây ra đau đớn,thương tích cho thân thể có thể dẫn tới tử vong với thành viên trong gia đình Nhữnghình thức phổ biến của bạo lực thể xác thường thấy là: đánh đập, tát, đấm, đá,… Ngoàira bạo lực thể xác ở dạng nhẹ hơn là những hành vi ngăn cản nạn nhân thực hiện

Trang 10

những hành động thiết yếu như ăn, ngủ, uống nước, nghỉ ngơi,… Đây là một dạng bạolực nhìn thấy được, và thường được xác định bằng các vết thương trên cơ thể

Nhóm ba, bạo lực kinh tế là những hành vi cố ý cưỡng đoạt tiền riêng hay kiểmsoát thành viên trong gia đình nhằm mục đích tạo tình trạng lệ thuộc về tài chính Làhành vi ngược đãi, cắt giảm chi tiêu sinh hoạt trong gia đình ngăn cản người khác cócông ăn việc làm Đây là một dạng bạo lực gây đau khổ không thua kém gì bạo lực thểxác Đó là các hành động cấm vận vợ/ chồng sử dụng tài sản chung, cố ý làm hỏng,đập phá tài sản của gia đình, chiếm đoạt tài sản chung vào mục đích cá nhân, bắt épthành viên trong gia đình lang thang, xin ăn kiếm sống…

Nhóm bốn, bạo lực tình dục là sự cưỡng bức, ép buộc một phụ nữ phải làmnhững việc liên quan đến tình dục trái với mong muốn của họ; bàn luận về những bộphận trên cơ thể của phụ nữ, đòi hỏi tình dục, cưỡng hiếp, giam cầm và sử dụng cáccông cụ tình dục; xem phụ nữ chỉ như là một đối tượng tình dục Những hành vi bạolực tình dục thường thấy là: quấy rối tình dục, hiếp dâm và lạm dụng tình dục trẻ em.Bạo lực tình dục là một vấn đề phổ biến thường thấy trong bối cảnh xã hội của cácquốc gia hiện nay.

Nhóm năm, bạo lực xã hội diễn ra ở nhiều dạng: hành động chỉ trích về gia đìnhvà bạn bè của người vợ/ chồng, không cho người ấy có các mối quan hệ ngoài xã hộinhằm cô lập, cách ly họ Hay kiểm soát mọi hành động, việc làm của người vợ/ chồng,không để cho họ có không gian riêng của mình, làm xấu các mối quan hệ giữa họ vớinhững người khác.

[CITATION Hoà16 \l 1033 ]1.2.2 Phân chia theo nạn nhân

Dựa vào kiểu phân chia theo nạn nhân, bạo lực gia đình thường tác động lên bađối tượng: bạo lực giữa vợ chồng, bạo lực đối với trẻ em và bạo lực với người già.

Đầu tiên, bạo lực giữa vợ chồng là một kiểu bạo lực chiếm phần lớn trong cáchành vi bạo lực gia đình Người bị bạo hành chịu nhiều hình thức bạo hành như đánhđập tàn bạo, bị đe dọa, tấn công, bị bắt ép quan hệ,…

Thứ hai, bạo lực đối với trẻ em thường là cha mẹ với con, ông bà với cháu Kiểubạo lực này có tác hại rất lớn, ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng cho trẻ, dẫn tới trẻ

Trang 11

không thể phát triển một cách toàn diện, có nguy cơ để lại một số hậu quả tiềm tàngcho xã hội khi trẻ phát triển Đó là những hành động : tát, đánh đập, la mắng, sỉ nhục,…

Cuối cùng, bạo lực với người già là những hành vi thường ỷ vào sức khỏe màchèn ép những người yếu hơn mình Gây áp lực, bắt ép người cao tuổi làm việc quásức, có những hành động tác động xấu tới tinh thần, sức khỏe của người cao tuổi Đây

trẻ hiện nay, nó hoàn toàn đi ngược lại với truyền thống đề cao chữ “hiếu” của dân tộcViệt Nam.

[CITATION TH15 \l 1033 ]1.3 Nguyên nhân của bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển vì ở các quốc gia này trình độ học vấn, tư tưởng, nhận thức vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có đủ điều kiện để truyền bá tư tưởng văn minh, hiện đại,… Nguyên nhân dẫn đến hành động gây ra bạo lực gia đình có rất nhiều, sau đây là những nhóm nguyên nhân được coi là chủ yếu:

1.3.1 Bạo lực gia đình vì kinh tế

Là một nguyên nhân cơ bản dễ gây mâu thuẫn trong mỗi gia đình là về kinh tế, tiền bạc Những gia đình phải bươn chải kiếm sống vất vả, có nhiều mâu thuẫn căng thẳng dễ kích thích nam giới dùng vũ lực với vợ, con mình Hay với một số nam giới vì vẫn chưa có việc làm, thất nghiệp nên cảm thấy tự ti không làm tròn bổn phận trụ cột trong nhà và buồn bực, chán nản và ra tay bằng bạo lực Tuy nhiên, vẫn có những gia đình khó khăn mà hạnh phúc và những gia đình có điều kiện nhưng vẫn xảy ra bạo lực gia đình.

1.3.2 Bạo lực gia đình vì tệ nạn xã hội

Chủ yếu là những nam giới dùng các chất kích thích như rượu bia, ma túy hay tệ

nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiệnrượu, say rượu (60%) Các tệ nạn như mại dâm và ngoại tình cũng làm cho người namgiới có thể lạnh nhạt, bỏ mặc, thậm chí đánh đập vợ, con.

Trang 12

1.3.3 Bạo lực gia đình vì tư tưởng, nhận thức

Đây chính là nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình Do xã hội vẫn còn giữ tưtưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ”, nam giới nghĩ bản thân có quyền to lớn, được“dạy vợ” hay người vợ không sinh được con trai cho gia đình khiến người chồng giatrưởng bực bội, mắng nhiếc, sỉ nhục, thậm chí là đánh đập

Do xã hội vẫn còn tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng” , không nên “vạch áo chongười xem lưng”, “xấu chàng hổ ai” họ nhận thức bạo lực gia đình là chuyện trong giađình và chỉ nên giấu kín trong gia đình, họ sợ bị bạn bè, họ hàng, hàng xóm chê cườivì vậy nên không kiện cáo tố túng, nên tự hòa giải với nhau trong nhà Hàng xóm, xãhội cũng vì những tư tưởng trên nên ít can thiệp vào, chỉ khi sự việc gây hậu quả lớnmới ra tay ngăn cản

Do bản thân người phụ nữ vẫn mang trong mình tâm lý “dưới cơ” người đàn ôngnên cảm thấy phụ thuộc vào người đàn ông, sự đấu trang chống lại bạo lực gia đìnhcòn hạn chế, cam chịu Có suy nghĩ chấp nhận bạo lực sẽ giải quyết được xung đột.

Ngoài ra, một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bạo lực, chứng kiến cha mẹ dùngbạo lực giải quyết các vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng tới nhận thức của đứa trẻ Đứa trẻ ấykhi lớn lên cũng có tiềm năng học theo cha mẹ thực hiện các hành vi bạo lực gia đình.

1.3.4 Bạo lực gia đình vì yếu tố luật pháp

Luật pháp ở một số nước (Việt Nam, Ấn Độ, Hàn Quốc,…) về bạo lực gia đìnhvẫn chưa được rõ ràng, mới mang tính hình thức, việc thi hành pháp luật chưa đượcnghiêm chỉnh Chưa xử lý triệt để được các vụ án trong địa phương, chỉ xử lý kĩ càngkhi có người kiện cáo và do thường khuyên người phụ nữ nhịn trong công tác hoàigiải Đồng thời, do nhận thức của mọi người về luật pháp vẫn còn hạn chế.

Trên đây là những nguyên nhân thường gây ra bạo lực gia đình Trong đó,nguyên nhân do nhận thức, tư tưởng là nguyên nhân gốc rễ của bạo lực gia đình Bạolực gia đình là biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của chế độ gia trưởng.

[CITATION B o15 \l 1033 ]ạ1.4 Hậu quả của bạo lực gia đình

Trang 13

1.4.1 Hậu quả đối với nạn nhân

Bạo lực gia đình sẽ gây tổn thương sâu sắc về mặt thể chất và tinh thần của nạnnhân Về mặt thể chất, thân thể sẽ bị hủy hoại, thương tích đau đớn có thể bị khuyết tậtsuốt đời, thậm chí tử vong Về mặt tinh thần, tâm lí sẽ không ổn định, dễ hoảng sợ, ámảnh, lo lắng, sẽ cảm thấy nặng nề, tuyệt vọng, khó có thể sống và sinh hoạt một cáchbình thường Có thể dẫn tới một số trường hợp đáng tiếc khi nạn nhân quá đau khổ,tiêu cực và “tự giải thoát cho bản thân” , người gây ra bạo lực đã gián tiếp kết thúcsinh mạng của người khác Về mặt sức khỏe sinh sản, có thể mang thai ngoài ý muốn,thai non, yếu ớt, lây các bệnh qua đường tình dục, nhiễm HIV,…Đây là những hậu quảnặng nề sẽ tới với những nạn nhân “xấu số” của bạo lực gia đình, họ khó có thể hòanhập vào cộng đồng xã hội như một người khỏe mạnh về tâm- sinh lý.

1.4.2 Hậu quả đối với trẻ em

Bạo lực gia đình ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ, làm thay đổi cảmột cuộc đời của một đứa trẻ theo chiều hướng tiêu cực Khi chứng kiến hoặc là nạnnhân của bạo lực gia đình, trẻ sẽ trở nên sợ hãi, khép mình với các mối quan hệ xungquanh, ít nói lại, tâm lí tiêu cực, không có khả năng năng động, hiếu động với các bạncùng lứa tuổi Không chỉ vậy, nhiều trẻ lại có xu hướng phản nghịch lại với thế giớixung quanh mình, bỏ học, đua đòi, học thói xấu (hút thuốc lá, uống rượu bia,…), họccách giải quyết mọi việc bằng bạo lực như những gì mình thấy, thiếu tin tưởng ngườikhác dẫn tới vô cảm với mọi người xung quanh, chán nản thậm chí là đi tự tử

1.4.3 Hậu quả đối với người gây ra bạo lực

Bạo lực gia đình không chỉ gây thiệt hại tới nạn nhân mà người gây ra bạo lựccũng phải chịu nhiều tổn thất đáng kể Chính tay họ đã phá hủy các mối quan hệ gầngũi của bản thân (cha mẹ - con cái, vợ - chồng, ông bà – cháu, anh chị em trong nhà).Nỗi cô đơn, hối hận, ăn năn sẽ ám ảnh suốt cuộc đời họ Họ sẽ bị phạt tiền hay hơn thếlà bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hành vi bạo lực nghiêm trọng

1.4.4 Hậu quả đối với gia đình

Bạo lực gia đình dẫn tới việc ly hôn, ly thân làm tan vỡ bao mái ấm vốn hạnhphúc Tốn tiền trị liệu, chữa trị, kiện tụng, phục hồi tâm lí cho nạn nhân và người bịảnh hưởng Thu nhập của gia đình bị giảm sút, không còn khả năng lo lắng, chăm sóccho những việc khác như lo cho dòng họ, ông bà nội ngoại,…

1.4.5 Hậu quả đối với xã hội

Trang 14

Mỗi con người đều là một phần của xã hội, có ý nghĩa đóng góp cho xã hội ngàycàng phát triển Nhưng khi xảy ra những vụ bạo lực gia đình, cả nạn nhân và ngườigây ra bạo lực sẽ mất khả năng đóng góp cho xã hội, sẽ là những lực lượng lao độngcó sức khỏe và tâm lý yếu, không sáng tạo, không năng động Ảnh hưởng đến sự pháttriển kinh tế, xã hội của quốc gia, dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hội nhập, hợp tácquốc tế Nếu không kịp thời xử lí triệt để, xã hội sẽ càng dung túng cho nạn bạo lực giađình Ngoài ra, vấn nạn này còn làm giảm hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS.

[CITATION Nhâ16 \l 1033 ]Số liệu khảo sát điều tra xã hội học cho biết: Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sựphát triển nhân cách của trẻ chiếm 91,0%, gây tổn hại về sức khỏe, thể chất: 87,5%,gây tổn thương về tâm lý, tinh thần: 89,4%, gây tan vỡ gia đình: 89,7% và làm rối loạntrật tự, an toàn xã hội: 89% Qua số liệu trên có thể thấy những hậu quả nặng nề củabạo lực gia đình [CITATION Chu18 \l 1033 ]

2.Thực trạng của bạo lực gia đình ở một số quốc gia

Bạo lực gia đình là hiện tượng mang tính toàn cầu, diễn ra ngày càng phức tạp vàlà biểu hiện của vi phạm quyền con người.

 Ở thế giới

Hiện nay, bạo lực gia đình diễn ra ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ởcác quốc gia đang phát triển Và nạn nhân của nạn bạo lực gia đình chủ yếu là nữ giới.Sau đây là một số số liệu về tình hình của nạn bạo lực gia đình hiện nay

Trong giai đoạn từ năm 2011-2015, thống kê mỗi năm có hơn 31.500 vụ bạo lựcgia đình Năm 2012, xảy ra tới 50.766 vụ, gấp hơn 1,5 lần con số bình quân hằng năm.

trên thế giới là nạn nhân của tội giết người là do người bạn đời hoặc người thân tronggia đình sát hại Trong số gần 87.000 phụ nữ là nạn nhân của tội phạm giết người trongnăm 2017 trên toàn thế giới, khoảng 34% bị sát hại bởi người bạn đời và 24% bởingười thân Tỷ lệ phụ nữ bị sát hại bởi người bạn đời hoặc người thân cao nhất là ở cácnước châu Phi, tiếp theo là châu Mỹ và tỷ lệ thấp nhất là ở châu Âu [CITATIONChu18 \l 1033 ]

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w