Đọc hiểu:- Tổng hợp kiến thức về các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách giáokhoa ngữ văn 6 tập 2.- Nêu nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách giáo
Trang 1Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Thời gian thực hiện: 2 tiết
-I MỤC TIÊU
1 Kiến thức:
a Đọc hiểu:
- Tổng hợp kiến thức về các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 2
- Nêu nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 2
- Nêu những điều cần chú ý về cách đọc truyện (truyện ngắn), thơ (thơ có yếu tố tự sự và miêu tả) và văn bản nghị luận (nghị luận đời sống)
b.Viết:
- Thống kê tên các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết các kiểu văn bản đó trong sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 2
- Các bước tiến hành viết một văn bản, chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước
- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thưo có yếu tố tự sự, miêu tả
- Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
c Tiếng Việt: hiểu và sử dụng hiệu quả: từ ghép và từ láy, thành ngữ, cụm danh từ, biện pháp
tu từ hoán dụ, từ Hán Việt.
2 Năng lực:
-Tự học: Tìm hiểu các thông tin về kiến thức cơ bản và chuẩn bị bài ở nhà
-Thẩm mỹ: Nhận ra, có cảm xúc với cái đẹp của nhận vật, nghệ thuật, nội dung truyện.
-Giao tiếp: Lắng nghe và phát biểu chính kiến các vấn đề liên quan đến bài học
-Hợp tác: Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể
3 Phẩm chất:
Góp phần giúp HS: biết sống nhân ái, yêu thương gia đình, quí trọng bản thân, yêu thiên
nhiên và giữ gìn, bảo vệ môi trường
-Yêu Tổ quốc: Có ý thức tìm hiểu và gìn giữ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;
quan tâm đến những sự kiện chính trị, thời sự nổi bật ở địa phương, trong nước và quốc tế trong thời kỳ hội nhập quốc tế
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Phương tiện:
- Xây dựng kế hoạch bài học -Tiêu chí đánh giá hoạt động học tập
- Phiếu học tập - Tư liệu, hình ảnh phục vụ học tập
2 Phương pháp, hình thức dạy học
-Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm,
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Ôn tập đọc hiểu văn bản
a.Mục tiêu: Sau hoạt động này, HS có thể:
Trang 2- Tổng hợp kiến thức về các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 2
- Nêu nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 2
- Nêu những điều cần chú ý về cách đọc truyện (truyện ngắn), thơ (thơ có yếu tố tự sự và miêu tả) và văn bản nghị luận (nghị luận đời sống)
b Nội dung: Kiến thức về các kiểu văn bản đã học
c Sản phẩm: Vở ghi - Phiếu học tập
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Ôn tập các thể loại văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
HS làm việc nhóm, lập bảng hệ thống hoá các văn bản đã
học
Thể loại Tên văn bản Nội dung chính
Nhiệm vụ 2: HS làm việc nhóm, lập bảng hệ thống hoá
các điểm cần lưu ý hi đọc thể loại
Thể loại Điều cần lưu ý khi đọc thể loại
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ trong nhóm
- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm và ý tưởng
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- GV tổng hợp, kết luận
1 Kiến thức văn bản:
a/ Hệ thống hoá văn bản:
Thể loại Tên văn bản Nội dung chính
Truyện
(truyện
ngắn)
Bài học đường đời đầu tiên
Văn bản Bài học đường đời đầu tiên đem đến bài học về lối
sống cho mỗi bạn trẻ: không được kiêu căng, hống hách, coi thường người khác, nghịch ngợm tai quái Mỗi khi mắc lỗi, cần biết ân hận, sửa chữa lỗi lầm, rút ra bài học để tránh mắc lại
Ông lão đánh
cá và con cá vàng
Phê phán những người tham lam, bất nhân, bất nghĩa và chỉ
ra bài học nhân quả “tham thì thâm”
Cô bé bán diêm
- Văn bản kể về số phận bất hạnh của em bé bán diêm đáng thương
Trang 3- Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh
Thơ (thơ có
yếu tố tự sự
và miêu tả)
Đêm nay Bác không ngủ
Tình cảm ruột thịt giữa Bác và chiến sĩ, đồng bào
Lượm Bài thơ khắc hoạ hình ảnh chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi
sinh vì nhiệm vụ kháng chiến Đó là một hình tượng cao đep trong thơ Tố Hữu Đồng thời, bài thơ thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung
Gấu con chân vòng kiềng
Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng bằng tài năng, tâm hồn; không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài
Văn bản
nghị luận
(nghị luận
xã hội)
Vì sao chúng
ta phải đối xử thân thiện với động vật
Bài nghị luận đã làm rõ được vấn đề tại sao chúng ta phải đối
xử thân thiện với động vật
Khan hiếm nước ngọt
Khẳng định tầm quan trọng của nước ngọt và ý nghĩa của việc tiết kiệm nước ngọt
Tại sao nên
có vật nuôi trong nhà?
Các lợi ích của việc có vật nuôi trong nhà đối với trẻ nhỏ
b Cách đọc thể loại:
Thể loại Điều cần lưu ý khi đọc thể loại
Truyện ngắn + Thấy được những sự việc được kể, nhất là những sự việc chính
+ Chỉ ra được những nhân vật là các loài vật đã được nhà văn miêu tả, trong
số đó, nhân vật nổi bật nhất, xuất hiện xuyên suốt câu chuyện sẽ là nhân vật chính
+ Đi sâu tìm hiểu hình dạng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách của các con vật được thể hiện trong truyện, xem chúng vừa giống loài vật ấy, vừa giống con người ở chỗ nào
+ Phát hiện bài học sống mà truyện muốn thể hiện
+ Liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em
Thơ có yếu
tố tự sự và
miêu tả
+ Xác định được lời người kể chuyện + Xác định được các nhân vật và các sự kiện, chi tiết miêu tả gắn với từng nhân vật
+ Mối quan hệ giữa các chi tiết + Sự vận động của cốt truyện và cảm xúc + Kĩ năng suy luận để nhận biết những thông tin hàm ẩn
Văn bản
nghị luận xã
hội
- Nhan đề thường cho biết nội dung, đề tài của bài viết
- Ở văn bản này, người viết định bảo vệ hay phản đối điều gì? Để bảo vệ hay phản đối ý kiến đó, ngưới viết đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng nào?
- Vấn đề bài viết nêu lên có liên quan gì đến cuộc sống hiện nay và với bản thân?
BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN GIỮA KÌ 2 MÔN VĂN FILE WORD Zalo 0946095198
160 ĐỀ ĐÁP ÁN GIỮA KÌ 2 VĂN 6 MỚI=80k
Trang 480 ĐỀ ĐÁP ÁN GIỮA KÌ 2 VĂN 7 MỚI=40k
110 ĐỀ ĐÁP ÁN GIỮA KÌ 2 VĂN 8=30k
90 ĐỀ ĐÁP ÁN GIỮA KÌ 2 VĂN 9=40k
Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Chia lớp thành 3, 6 hoặc 9 nhóm, giao nhiệm vụ 1, 2, 3
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm và ý tưởng
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- GV tổng hợp, kết luận
2 Viết – Nói và nghe a/ Các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết:
- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả
- Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
b/ Các bước tiến hành viết một văn bản:
- Chuẩn bị
- Tìm ý và lập dàn ý
- Viết
- Kiểm tra và chỉnh sửa
d/ Nội dung rèn nói và nghe:
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
- Trình bày ý kiến về một vấn đề
- Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
Hoạt động 3: Ôn tập kỹ năng viết
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Liệt kê các nội dung tiếng Việt được học thành mục
riêng trong SGK Ngữ văn 6 tập 2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, xung phong trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Tổ chức cho HS trình bày, thảo luận
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- GV tổng hợp, kết luận
GV hướng dẫn HS tham khảo mô hình: Cách tìm ý và lập
dàn ý bài kể chuyện
3 Kiến thức tiếng Việt
- Bài 6: Mở rộng chủ ngữ bằng cụm danh từ
- Bài 7: Biện pháp tu từ hoán dụ
- Bài 8: Từ Hán Việt